Phần thứ ba
Bí mật về sự chìm nổi
Phần 3 - Chương 3
Tưởng Giới Thạch làm thế nào để nhận chức Tổng tư lệnh quân Bắc phạt.

Tổng tư lệnh quân Bắc phạt, đó là một chức vụ mà Tưởng Giới Thạch rất đắc ý suốt đời, bởi vì nó đã lũng đoạn được đại quyền của Đảng, Chính phủ, quân đội và tài chính của Quốc dân đảng. Lẽ dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch rất say mê và quyến luyến với chức vụ này. Hơn thế, Tưởng đã nhận định rằng chức Tổng tư lệnh ngoài ông ra thì không ai có thể nhận được nó, bởi công lao của hai lần Đông Chinh đủ để làm khiếp sợ bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Thế nhưng để giành được chức vụ này Tưởng Giới Thạch vẫn phải dùng hết tâm cơ. Lẽ dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch biết được, Bắc phạt là điều không thể không phạt, thế nhưng có một độ ông đã tảng lờ ra vẻ không nhiệt tình đối với việc Bắc phạt cho lắm.
Từ năm 1925 đến đầu năm 1926, khu vực Lưỡng Quảng đã kết thúc ách thống trị đen tối của Quân phiệt Bắc Dương. (Quân Phiệt Bắc Dương là tập đoàn quân phiệt đại biểu cho thế lưc phong kiến bắc phương vào đầu năm dân quốc (1912 - 1927) là sự kéo dài liên tục của thế lực phái Bắc Dương cuối Đời Thanh. Còn Bắc Dương là chỉ khu vực Phụng Thiên (Liêu Ninh), Trực Lệ (Hà Bắc), miền duyên hải Sơn Đông. Đặc biệt lập ra quan đại thần thông thương Bắc Dương do tổng đốc Trực Lê kiêm nhiệm. Thủ lĩnh đầu tiên của quân phiệt Bắc Dương là Viên Thế Khải, sau khi Viên chết phân thành mấy phái. Được sự giúp đỡ của bọn đế quốc, trước sau đã không chế được chính phủ Bắc Kinh lúc đó, trấn áp lực lượng cách mạng, bán rẻ chủ quyền đất nước, tiến hành nội chiến trong nhiều năm), chính phủ cách mạng và căn cứ địa cách mạng Quảng Đông được củng cố. Thế nhưng các thế lực phản động của quân phiệt Bắc Dương như Ngô Bội Phù, Tôn Truyền Phương, Trương Tác Lâm v.v.. đã liên hiệp lại, chuẩn bị Nam chinh, hòng dập tắt ngọn lửa Cách mạng ở phương nam. Đối mặt với khí thế hung hăng của bọn quân phiệt Bắc Dương, Chính phủ Quốc dân Quảng Châu quyết định giáng đòn phủ đầu xuất binh Bắc phạt. Tưởng Giới Thạch biết rõ, quân phiệt Bắc Dương đã bán đứng chủ quyền quốc gia cho nước ngoài, đối nội thì vơ vét tài sả của dân chúng, trấn áp cách mạng, tranh quyền đoạt lợi với nhau không ngừng phát sinh ra hỗn chiến. Nhân dân Trung Quốc đớn đau khổ cực, tiến hành cuôc bắc phat là việc đại sự của cả nước được lòng người, hợp ý dân, cũng có lợi cho việc đề cao địa vị của con người Tưởng mỗ. Tôn Trung Sơn qua đời đã một năm, Tưởng Giới Thạch đã đoạt được đại quyền của Đảng và quân đội Quốc dân đảng phải nên suy nghĩ tới đại nghiệp của Bắc Phạt.
Ngày mồng 3 tháng 4 năm 1926, Tưởng Giới Thạch chính thức nêu kiến nghị tiến hành Bắc Phạt trước ẹy ban Trung ương Quốc dân đảng. Thế nhưng trong khi dư luận về Bắc phạt vừa sôi sục lên thì bản thân Tưởng Giới Thạch lại tỏ ra như không để ý tới. Có một lần hội nghị thảo luận vấn đề quân đội tham gia Bắc phạt, Tưởng Giới Thạch bỗng nhiên mạo muôi nói bừa một câu: Phàm những kẻ tín ngưỡng bọn vô chính phủ và bọn Cộng sản đều phải rút ra khỏi quân đội. Bề ngoài đã tiến thêm một bước hạn chế đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngấm ngầm bên trong còn có mục đích cá nhân của ông ta nữa. Đối với các tướng lĩnh tích cực chủ trương Bắc phạt, Tưởng Giới Thạch cũg tỏ ra một bộ mặt nghiêm nghị lạnh lùng. Lúc ấy, có hai người trong tay nắm giữ binh quyền, rất tích cực đối với việc Bắc Phạt. Một người là Lý Tông Nhân, một người là Lý Tế Thâm. Lý Tông Nhân là một tướng lĩnh nổi tiếng của quân đôi Quảng Tây. Sau năm 1907, lần lượt vào hoc các trường Tiểu học Đường lục quân Quảng Tây, trường lục quân cấp tốc Quảng Tây, sở Giảng tâp trường Tướng Quảng Tây, trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước và bảo vệ phật pháp, đã lập được rất nhiều chiến công. Năm 1922, Lý Tông Nhân đã là Tổng tư lệnh quân Tự trị Đường số 2 Quảng Tây. Tháng 11 năm 1924, Lý Tông Nhân được Tưởng Giới Thạch bổ nhiêm làm quân đoàn trưởng quân đoàn môt lục quân Quảng ây, Lý đã liên lac với môt số người như Hoàng Thiệu Hồng, Bạch Sùng Hy v.v... lần lượt đã tiêu diệt quân đội của Lục Vinh Đình, Thẩm Hồng Anh, đã đánh bại được quân đội của Đường Kế Nghiệu, thống nhất Quảng Tây, là môt chiến tướng hăng hái sôi nổi trong quân đôi Quốc dân đảng. Ngày 10 tháng 5, Lý Tông Nhân tới Quảng Châu, tuyên truyền Bắc phạt ở khắp nơi. Trên hội nghị toàn thể Trung Ương Quốc dân đảng, Lý Tông Nhân khẳng khái hùng hồn cho rằng nhân lúc Tôn Truyền Phương chưa phụ họa theo Ngô Bội Phu nên kéo quân đánh lớn, sẽ rất có lợi đối với viêc đánh bại quân phiệt Bắc Dương. Quân cách mạng quốc dân nên mượn uy danh này thống nhất Lưỡng Quảng, nhanh chóng đánh bại. Diêp Khai Hâm phu họa Bắc quân. Lý Tông Nhân còn mấy lần đi tìm Tưởng Giới Thạch yêu cầu Tưởng nhanh chóng sắp đặt đại kế Bắc Phạt. Thế nhưng, cái mà Tưởng Giới Thạch trao cho Lý Tông Nhân là môt bô mặt lạnh lùng, thậm chí Tưởng còn nói với Lý Tông Nhân:
- Đức Lân Huynh, lần đầu ông tới Quảng Châu, có một số tình hình còn chưa hiểu rõ. Quảng Châu quá phức tạp, rất nhiều sự việc còn chưa làm rõ ràng, sao lại có thể bàn tới chuyện Bắc phạt được?
Tưởng Giới Thạch biết quân đội của Lý Tông Nhân đã đánh nhau với quân đội của Diêp Khai Hàm ở Hồ Nam rất ác liêt, rất có hùng tâm muốn dẫn quân Bắc phạt trước nên đã cố ý dội gáo nước lạnh lên đầu Lý Tông Nhân.
Một người khác nữa tích cực chủ trương Bắc phạt là Lý Tế Thâm. Lý Tế Thâm tốt nghiệp trường trung học Lục quân Hoàng Phố, học đường lục quân cấp tốc và trường sĩ quan quân tư phủ Bảo Đinh, trải qua huấn luyện chính quy có hệ thống, đã từng đảm nhiệm chức phó quan trưởng tham mưu trưởng, sư trưởng kiêm tham mưu trưởng trong quân chính phủ do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Trong số rất đông tướng lĩnh chủ trương Bắc Phạt, thái đô của Lý Tế Thâm dốc toàn sức lưc ủng hộ Lý Tông Nhân, thậm chí ông ta gào vang lên: Quân đoàn bẩy đã đẫm máu trong cuộc chiến, các quân đoàn khác cũng nên dốc lòng hưởng ứng cùng rầm rộ giúp đỡ. Lúc này Tưởng Giới Thạch chỉ cười nhạt. Tuy hội nghị toàn thể ban chấp hành Trung ương Quốc dân đảng quyết nghị Bắc phạt, thế nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn cứ lạnh lùng như trước tỏ ra không mấy hứng thú với cuộc bắc phạt. Lý Tông Nhân và Lý Tế Thâm cảm thấy rất buồn bực, vô cùng thất vọng đối với thái độ của Tưởng Giới Thạch. Đồng thời họ cũng cảm thấy nếu không có sự giúp đỡ của Tưởng Giới Thạch về tổng tư lệnh quân cách mạng quốc dân và vị chủ tịch quân ủy này chỉ dựa vào sự bôn tẩu của hai người bọn họ, cũng khó có thể khiến cho quân Bắc phạt bước lên con đường chinh chiến được. Lý Tông Nhân và Lý Tế Thâm cuối cùng vẫn là người cộng sự nhiều lần với Tưởng Giới Thạch, họ cho rằng, để cử Tưởng Giới Thạch làm tổng tư lệnh quân Bắc Phạt thì có thể giải trừ điều bí ẩn không nhiệt tâm bắc phạt của Tưởng Giới Thách. Tức thì, hai họ Lý liền biểu thị ngay trước mặt Tưởng Giới Thạch, nếu lập tức cắt quân Bắc phạt, thì họ sẽ cùng tiến cử Tưởng Giới Thạch làm Tổng tư lệnh quân Bắc phạt. Điều mà Tưởng Giới Thạch đòi hỏi chính là câu nói này, chính là chiếc gậy chỉ huy này của một viên tổng tư lệnh quân Bắc phạt.
Ngày 5 tháng 6 năm 1926, Trung ương Quốc dân đảng chính thức ủy nhiệm. Tưởng Giới Thạch làm tổng tư lệnh quân Bắc Phạt, hơn thế còn được tổ chức xây dựng Bộ tổng tư lệnh quân Bắc phạt. Tưởng Giới Thạch vừa ý thỏa lòng. Sau khi lên làm Tổng tư lệnh quân Bắc phạt, thái độ với Bắc phạt hòan toàn khác hẳn trước. Ngày mồng 1 tháng 7, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh tổng động viên Bắc phạt, phát biểu Tuyên ngôn Bắc Phạt, nêu ra mục tiêu rõ ràng: Tuyển định Tam Tương, sau đánh Vũ Hán hội sư Trung Nguyên, thống nhất Trung Quốc. Từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 7, Tưởng Giới Thạch tổ chức hội nghị chấp ủy lâm thời trung ương Quốc dân đảng, thảo luận công việc cần phải làm trong việc Bắc Phạt. Tưởng Giới Thạch ra nhận chức chủ tịch ẹy ban thường vụ Trung ương Quốc dân đảng.Ngày mồng 7 tháng 7, Tưởng Giới Thạch đã đặt ra Đề Cương tổ chức bộ tổng tư lệnh quân Cách mạng quốc dân. Bản đề cương này quy định: Sau khi cuộc chiến tranh Bắc Phạt bắt đầu, các cơ quan quân sự, tài chính thuộc chính phủ quốc dân, đều phải chịu sự chỉ huy của tổng tư lệnh. Như vậy thì, Tưởng Giới Thạch đã tài tình khéo léo nắm chắc quyền quân sự, quyền tài chính của Quốc dân đảng vào trong tay mình. Ngày 9 tháng 7, Tưởng Giới Thạch tổ chức cử hành Đại hội tuyên thệ Bắc Phạt tại quảng trường Đông Hiệu, Quảng Châu bao gồm mười vạn người. Tưởng Giới Thạch đã phát biểu Lời tuyên thệ Bắc phạt, biểu lộ rõ ràng Quân đội ta dấy binh, cứu nước cứu dân, kêu gọi toàn quân Tuân thủ kỷ luật, phục tùng tự lệnh, Triệu người một lòng cùng lái con thuyền vượt qua mưa gió. Mặt giữa chiến sĩ ta cũng trả mối thù này!. [1] Đồng thời còn lần lượt phát biểu Thư gửi nhân dân toàn tỉnh Quảng Đông, Thư gửi các đồng chí binh sĩ, Thư gửi đồng bào ở hải ngoại. Bổ nhiệm Lý Tế Thâm làm Tổng tham mưu trưởng quân Bắc Phạt, Đường Sinh Trí làm Tổng chỉ huy tiền phương, dẫn tám quân đoàn của Hạ ứng Khâm, Đàm Diên Khải, Châu Bồi Đức, Lý Tế Thâm (Trần Khả Ngọc), Lý Phúc Lâm, Trình Tiềm, Lý Tống Nhân, Đường Sinh Trí v.v... chính thức xuất quân bắc phạt, trong tiếng khẩu hiệu hô vang Đả đảo bọn đế quốc! Đánh đổ bọn quân phiệt, Xóa bỏ thế lực phong kiến!.
Tưởng Giới Thạch đã nhìn thấy đại xu thế Bắc phạt không thể không phạt, trước tiên đã nêu ra đề tài quân cách mạng quốc dân phải tiến hành Bắc phạt, sau đó đã lại đổi một bộ mặt khác, tỏ ra không mấy nhiệt tình, đưa Lý Tông Nhân và Lý Tế Thâm thông minh sáng suốt bước vào đám mây mù dày đặc mười dặm sâu Tưởng Giới Thạch muốn làm tổng tư lệnh quân Bắc phạt, thế nhưng cố ý lùi lại một bước, để cho Lý Tông Nhân, Lý Tế Thâm tích cực đi tuyên truyền Bắc phạt, hơn thế đã để cho họ chủ động đem chức hàm Tổng tư lệnh đưa tới. Loại ma thuật lấy ở trên bảo tháp, lại có thể danh chính ngôn thuận khống chế các quân phiệt khác. Điều bí mật này đã có thể nhìn thấy rất nhiều rất rõ ràng trong tiếng súng tiếng bom trong cuộc chiến tranh Bắc phạt. Lẽ dĩ nhiên, Tưởng Giới Thạch còn có thể tung ra rất nhiều đám hỏa mù mới nữa. Sau khi Tưởng Giới Thạch lên làm Tổng tư lệnh quân Bắc phạt thỉnh thoảng lại có những hành động bất thường, có khi ngay cả đến những tướng lĩnh cao cấp làm việc ở ngay bên cạnh Tưởng cũng không sao có thể hiểu nổi. Xin nêu ra mấy sự kiện dưới đây.
Một là việc kết nghĩa kim lan thân thiết với Lý Tong Nhân. Việc trao đổi thiếp lan phổ kết nghĩa anh em, đó là một loại phương thức kết giao đặc biệt độc đáo của người dân Trung Quốc. Trong thời Tam Quốc, việc kết nghĩa đào viên một hành động nổi tiếng của ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, đã trải qua mấy ngàn năm nay vẫn được mọi người truyền tụng. Thời kỳ đầu Bắc Phạt, Tưởng Giới Thạch tổng tư lệnh sau khi duyệt binh ở trên sân trường lớn ngoài Đồng môn Trường Sa, bỗng nhiên đề xuất muốn kết nghĩa anh em khác họ với Lý Tông Nhân Quân đoàn trưởng quân đoàn bẩy. Lý Tông Nhân không biết thuốc bán ở trong hồ lô của Tưởng Giới Thạch là thuốc gì, nên không sao có thể dám bằng lòng được. Ai ngờ được Tưởng Giới Thạch đã viết xong thiếp Lan phổ sẵn sàng từ trước. Tưởng một mặt níu chặt tay Lý Tong Nhân, thân mật nói:
- Đức Lân Huynh nè, để cùng mưu đai nghiệp Bắc phạt hai chúng ta nên cùng đồng chí, tình thân thiết tựa đồng bào đồng tâm đồng đức, sinh tử cùng nhau.
Một mặt khác nhét thiếp lan phổ mà mình đã viết xong vào trong túi áo của Lý Tông Nhân. Trên tờ thiếp lan phổ viết lời thề của Tưởng Giới Thạch, ở mặt sau còn có chữ ký của Tưởng Giới Thạch và vợ là Trần Khiết Như. Trước mối thịnh tình Lý Tông Nhân khó từ chối, cũng phải bắt chước về hồ lô đưa tới một tấm danh thiếp lan phổ đưa tới cho Tưởng Giới Thach. Và như vậy Tưởng Giới Thạch và Lý Tông Nhân đã hoàn thành thủ tục pháp luật của việc kết nghĩa anh em. Tưởng Giới Thạch càng phóng tay trọng dụng Lý Tông Nhân trong cuộc chiến tranh Bắc phạt. Trên danh nghĩa quân cách mạng quốc dân tham gia chiến tranh Bắc phạt có tám quân đoàn gồm mười vạn người. Thế nhưng so sánh với quân phiệt Bắc dương, trên mặt số lượng vẫn ở vào thế xấu. Quân phiệt của Ngô Bội Phù chiếm cứ Hồ Nam, Hồ Bắc và Hà Nam, Thiểm Tây có hai mươi vạn người. Tôn Truyền Phương khống chế năm tỉnh đông nam có hai mươi vạn người. Trường Tác Lâm khống chế khu vực Hoa Bắc và Đông Bắc có ba mươi nhăm vạn người. Thế nhưng quân phiệt Bắc Dương mỗi người chiếm cứ một phương, lục đục hục hặc với nhau. Quân Bắc phạt quyết định sử dụng phương châm trước đánh Ngô Bội Phù, sau đánh Tôn Truyền Phương, sau nữa đánh Trương Tác Lâm, đánh phá riêng từng hường một. Thượng tuần tháng tám quân đoàn bẩy của Lý Tông Nhân, quân đoàn bốn của Lý Tế Thân, quân đoàn tám của Đường Sinh Trí liên tục tấn công rất nhiều thành phố như Trường Sa Hồ Nam v.v... men theo Bạc La Giang, đối địch với bắc quân của Ngô Bội Phù. Sau khi Tưởng Giới Thạch kết nghĩa anh em với Lý Tông Nhân, đã lập tức ra lệnh cho Lý Tông Nhân thống nhất quân đoàn 4 và quân đoàn 7, vượt mạnh qua Bạc La Giang mưu đồ chiếm đóng Vũ Xương trước các quân đội khác. Ngô Bội Phù, tên quân phiệt Bắc Dương, đã từng tạo ra thảm án mồng 7 tháng 2, trấn áp cuộc bãi công lớn của đường sắt Kinh Hán, tuy nắm giữ hai mươi vạn đội quân hùng hậu, thế nhưng từ sau khi Trường Sa thất thủ, có cảm giác sâu sắc rằng sức chiến đấu của quân Bắc phạt lớn mạnh, nhìn thấy đại quân của Lý Tông Nhân áp sát biên giới, lập tức quyết định quân đội từ các nơi gần cố thủ Bạc La Giang, lai điều động sự đoàn tinh nhuệ cản trở quân Bắc phạt. Lúc đó quân đội của Lý Tông Nhân sĩ khi đang mạnh chỉ dùng thời gian một ngày đã dễ dàng, nhẹ nhàng đột phá Bạc La Giang, bước thẳng tới cầu Thinh Tứ. Cầu Thinh Tứ, cầu Hạ Thắng là hai chiếc cầu bảo vệ Vũ Xương, Ngô Bội Phù đích thân soái lĩnh mấy vạn quân tinh nhuệ cố chết giữ lấy hai mảnh đất quan trọng này. Tại cầu Hạ Thắng, Ngô Bội Phù đích thân chỉ huy đội đại đạo và đội súng máy đốc trận, kẻ nào rút lui lập tức xử tử ngay. Ngô Bội Phù còn tay cầm đại đao, tự tay giết chết mấy chục tên lữ đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rút lui, rồi đem đầu của bọn đó treo trên cột dây điện để thị chúng, dùng hành vi đó để cưỡng bức sĩ quan và binh lính kiên trì giữ lấy. Đối với hai mảnh đất quan trọng giữ vai trò rất chủ yếu và khó tiến công như vậy, Tưởng Giới Thạch không chịu động dụng quân đoàn một của mình, nhưng lại ra lệnh cho quân đoàn 4 của Lý Tế Thâm tới đánh chiếm cầu Thinh Tứ. Đội quân này, dưới sự xông đánh dũng mãnh của trung đoàn độc lập Diệp Đình, đã chiến đấu ác liệt suốt hai ngày hai đêm, đánh phá được cầu Thinh Tứ. Tưởng Giới Thạch lại để cho quân đoàn 7 của Lý Tông Nhân chủ công cầu Hạ Thắng. Quân đoàn 1 của Tưởng sẽ làm hậu thuẫn cho Lý Tông Nhân. Lý Tông Nhân dốc hết toàn bộ sức lực cống hiến cho người anh em kết nghĩa của mình. Quân đoàn 7 của ông ta chia làm hai cánh trái phải, cùng kề vai sát cánh tiến lên với quân đoàn 4. Bản thân Lý Tông Nhân cũng đích thân lao ra tiền tuyến đốc chiến, say mê chiến đấu suốt mấy chục giờ liền, cuối cùng đã đánh phá được cầu Hạ Thắng, bức thẳng tới dưới chân thành Vũ Xương. Lý Tông Nhân lại chỉ huy bộ đội trèo lên thang để đánh thành. Thế nhưng bởi thương vong quá lớn, liên tục đánh phá hai lần mà không hạ được. Ngày mồng ba tháng chín, Tưởng Giới Thạch triệu tập hội nghị đại Thành Nam Vũ Xương, ra lệnh nghiêm ngặt bắt buộc trong vòng bốn mươi tá tiếng đồng hồ phải hạ được Vũ Xương. Đồng thời với cái đó, Tưởng Giới Thạch đem sư đoàn hai của Lưu Trĩ điều lên đánh Trung Hiếu Môn, đồng thời còn treo giải thưởng: Ai trèo được lên tường thành Vũ Xương, sẽ quan được thưởng 200 đồng, binh sĩ được thưởng 100 đồng. Người đầu tiên tiến vào thành Vũ Xương được thưởng 300 đồng. Lúc này Lý Tông Nhân mới lĩnh ngộ được điều bí mật trong việc Tưởng Giới Thạch kết nghĩa anh em với mình. Cảm thấy rất bất mãn đối với Tưởng Giới Thạch, quân Bắc phạt tiến đánh hai tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc thuận lợi, Lý Tông Nhân đã lập được nhiều công lao. Những trận khó đánh nhất Lý Tông Nhân đã không hề do dự, thế nhưng chính trong lúc có thể dừng lại ngay trong ngày thì Tưởng lại điều dùng Lưu Trĩ. Vị tổng tư lệnh này quả thật là dùng binh chu đáo! Sau hơn 10 năm, Lý Tông Nhân lại đã chỉ huy một trận cú chiến ở Đài Nhi Trang, cũng có liên quan đến người anh em kết nghĩa của ông ta.Hai là thể hiện tĩnh trong khi động. Bộ trưởng tư lệnh quân Bắc phạt tuy nhiên không giống Bush tổng thống nước Mỹ chỉ huy chiến tranh vùng Vịnh dùng nhiều thiết bị chỉ huy hiện đại như hệ thống máy tính điện tử, hệ thống C{3}I v.v.. thế nhưng đã có cảnh tượng người qua kẻ lại, điện báo điện thoại không ngừng chuyển quân, thật là một cảnh tượng bận rộn rối bời. Quân đoàn bảy của Lý Tông Nhân vượt qua sông Bạc La, khi phát khởi cuộc tiến công mạnh mẽ vào trận địa của Ngô Bội Phù bộ tư lệnh tỏ ra càng rối loạn. Theo lẽ thường tình Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch nên ngôi trấn giữ bộ tư lệnh, điều binh khiển tướng, quyết định sách lược ta chiến, thế nhưng Tưởng Giới Thạch đã không như vậy, tiếng súng vượt qua Bạc La giang của Lý Tông Nhân vừa nổ, Tưởng Giới Thạch đã rời bỏ quân trang vũ khí mặc bộ quần áo ngăn để cưỡi ngựa nhẹ nhàng rời khỏi sở chỉ huy đi du chơi ở núi Nhạc Lộc. Núi Nhạc Lộc chính là một hòn núi nổi tiếng ở bờ tây Tương Giang thị trấn Trường Sa, là một trong bảy mươi hai ngọn của Nam Nhạc. Nam Nhạc Ký của Lưu Tống đã ghi chép: Nam Nhạc chu vi tám trăm dặm, Hồi Nhạn là đầu, Nhạc Lộc là chân. Trong núi màn biếc chập chùng, đẹp như ngọc giữa, từng từng xanh thắm, khe núi âm u. Từ thời Tây Hán tới nay rất nhiều văn nhân mặc khách đều lưu lại dấu tích ở trên núi Nhạc Lộc. Tưởng Giới Thạch đã tới thư viện Nhạc Lộc ở phía đông Nhạc Lộc Sơn, ngẩy đầu lềnnhin tấm biển đề Nhạc Lộc Thư viện do chính tay Tống Chân Tống viết, bằng nghe thấy từng loạt pháo nổ vang trời chuyển đất. Tưởng nghĩ bụng, Lý Tông Nhân, my chớ có coi thường quân đội của Ngô Bội Phù, ngoài miệng lại nói với bọn lính hầu cận ở xung quanh:- Đây là một trong bốn thư viện lớn của đời Tống, các danh nhân nổi tiếng như Trương Thức, Chân Hy đều giảng dạy ở đây, từ trước đến nay đã có tên Tiêu Tương Tru Tư. Khi nhìn thấy bốn chữ lớn Trung Hiếu Liêm Tiết khắc ở hai bên tường trái phải của tiền sảnh, Tưởng Giới Thạch bồng tình cảm xúc động nói:- Mấy trăm năm lại đây thư viện này đã trải qua binh đao khói lửa, nhiều lần đổ nát nhiều lần dựng xây, chỉ có chữ khắc Trung Hiếu Liêm Tiết trên đá là vẫn như xưa. Du hứng của Tưởng Giới Thạch ngày càng nồng đượm, Tưởng hết quan sát tiền sảnh lại xem xét bia dựng, tựa hồ như đã quên tiết mọi điều của chiến sự bắc phạt.Ra khơi Thư viên Nhạc Lộc, Tưởng Giới Thạch lại bước tới mộ Thái Ngạc ở bên trên suối Bạch Hạc. Thái Ngạc, vị thủ lĩnh tân quân rất có danh tiếng này, trong cuộc phát động khởi nghĩa Vân Nam, tổ chức hộ quốc quân tiến đánh Viện Thế Khải, rất được quốc dân ca ngợi. Tuy ông chưa được toại nguyện trong cuộc phát động khởi nghĩa vũ trang ở Hán Khẩu, thế nhưng thanh danh diệt Viên hộ quốc vĩnh viễn, không thấp hơn việc tổ chức một cuộc khởi nghĩa vũ trang. Tưởng Giới Thạch bước tới bên cạnh mộ Thái Ngạc cổ thụ chọc trời, phong cảnh hợp với lòng người đi dạo quanh một vòng phần mộ và bức tường xây bằng đá hoa cương, nghĩ tới oai phong hùng vĩ mà mình dựa vào tướng sĩ Bắc phạt, chẳng bao lâu nữa đã có thể bước lên thành Vũ Xương, trong lòng không ngăn nổi một dòng khoái cảm dâng trào.ở dưới chân núi Nhạc Lộc, tiếng súng nổ ùng oàng, cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt. Bọn lính hầu cận đã mấy lần tỏ ý muốn để cho Tưởng Giới Thạch trở về bộ Tư lệnh. Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch du hứng đang nồng, ngồi xe xông thẳng lên đỉnh núi. Từ xa đã nhìn thấy tấm bia mộ màu trắng như sữa hình bốn cạnh, Tưởng Giới Thạch đã nghĩ tới Hoàng Hưng, liền có ý muốn tới dạo chơi mộ Hoàng Hưng.Hoàng Hưng là một nhân sĩ nổi tiếng đã cùng một số người như Tôn Trung Sơn, Trương Thái Viênm v.v... tổ chức ra Trung Quốc đồng minh hội, đã từng đảm nhận chức tổng trưởng lục quân chính phủ lâm thời Nam Kinh, tiến đánh quân Viên với chức vụ tổng tư lệnh, sau khi ốm chết được quốc táng lại Nhạc Lộc sơn. Ngôi mộ Hoàng Hưng được đặt tại nơi rộng rãi trên đỉnh ngọn cao của núi Nhạc Lộc, vô cùng hùng vĩ, vô cùng trang nghiêm. Từ trên mộ đưa mắt nhìn, cảnh vật của Tương Giang, Trường Sa đều tận thu vào trong tầm mắt, thậm chí ngay cả hành tung của quân đội Lý Tông Nhân cũng đều nhìn thấy rất rõ. Khi Tưởng Giới Thạch nhìn thấy quân Bắc phạt đột phá Bạc La giang, chiếm được thành Trường Sa một cách thuận lợi, hứng thu du chơi đã hoàn toàn biến mất, Tưởng lập tức hạ lệnh trở về bộ Tổng tư lệnh.Tình huống chiến tranh, biến ảo khôn lường. Lý Tông Nhân dẫn quân đánh Trường Sa, chính là sự so sánh lực lượng toàn diện lần thứ nhất của quân Bắc phạt với quân đội Ngô Bội Phù, không thể vượt ra ba loại khả năng: Một là tốc chiến giành thắng lợi,hai là khổ chiến giành thắng lợi, ba là khổ chiến nhưng không giành được thắng lợi. Trước khi đánh, Tưởng Giới Thạch đã yêu cầu rõ ràng Lý Tông Nhân đánh Trường Sa, nếu thắng công lao lớn nhất đương nhiên phải là của Tổng tư lệnh tức là của ông ta. Nếu ở trên chiến trường xuất hiện những gì phiền phức, như những vấn đề khó khăn thuộc loại bảo đảm hiệu cần, điều binh tăng viện v.v.. Tưởng Giới Thạch biết rõ tám quân đoàn Bắc phạt quân là tám quả tim, mỗi cái đầu đều khó gọt cả, cho nên đã dứt khoát để cho Lý Tông Nhân tự mình điều độ, còn ông Tưởng thì an nhàn du chơi ở trong ngôi chùa cổ của núi rừng giữa lúc chiến trận đang chém giết. Như vậy, đã gạt bỏ được những phiền toái, lại không để mất đi phong độ đại tướng vị Tưởng Tổng tư lệnh của ông ta được. Đây chính là lời giải bí mật của việc Tưởng Giới Thạch du chơi Nhạc Lộc Sơn.Tưởng Giới Thạch tự biết rằng muốn nắm chắc được trái tim của Lý Tông Nhan quyết không phải là một việc dễ dàng. Sự việc kiểu như trong chiến trận mà lại bỏ đi du chơi Nhạc Lộc Sơn chỉ có thể diễn ra một lần. Khi quân Bắc phạt đánh tới chân thành Vũ Xương, Tưởng Giới Thạch lại thay đổi thủ pháp, đột nhiên mời Lý Tông Nhân cùng tới thành quách thị sát. Trong mưa súng bão đạn đánh thành ác liệt, Tưởng Giới Thạch ung dung trấn tĩnh, cử chỉ đường hoàng, ngay cả đến Lý Tông Nhân một vị chiến tướng như vậy cũng phải thầm bái phục Tưởng Giới Thạch rất có phong độ chủ soái ở trong tâm mình. Có thể nhìn thấy được sự dụng tâm khổ sở của Tưởng Giới Thạch tới mức độ nào!Ba là cố tình làm ra tư thái. Khi Đường Sinh Trí chỉ huy quân đoàn tám đánh chiếm Hán Khẩu, Hán Dương, Tưởng Giới Thạch đánh Vũ Xương đã lâu mà không thắng, Tưởng Giới Thạch lại bắt Đường Sinh Trí tới vây đánh Vũ Xương còn mình thì lại dẫn quân đi tấn ông Nam Xương.Nam Xương là một thành phố quan trọng do quân phiệt Tôn Truyền Phương đóng giữ. Trung tuần tháng chín, Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho quân đoàn 2, quân đoàn 3, quân đoàn 6, quân đoàn 1 và quân đoàn 5, mỗi quân đoàn một bộ phận tấn công vào Giang Tây, rất nhanh chóng chiếm lĩnh được một số thị trấn quan trọng ở Cống Nam, thế nhưng đánh Nam Xương thì không mấy thuận lợi. Ngày mồng 4 tháng 10, Tưởng Giới Thạch lại một lần nữa hạ lệnh vây đánh Nam Xương, hơn thế còn đích thân tới đốc chiến ở Nam Môn khẩu, chỉ huy bắt ép quân đội lắp đặt thang dây leo lên thành. Thế nhưng cuộc chiến tranh ta địch, tình huống thiên biến vạn hóa, cộng thêm việc quân Bắc phạt bắt buộc phải quyết chiến, tham mưu trưởng hành dinh Bạch Sùng Hy không thực sự bằng lòng. Đêm ngày 12, giữa lúc quân Bắc phạt đánh thành gặp trắc trở, tư lệnh phòng vệ thành Nam Xương là Nhạc Tư Tuyên đột nhiên tổ chức một đội quân cảm tử đánh trồm vào quân Bắc phát. Đội ngũ hơn ba trăm người này tung hoành xông xáo ngang dọc, chỉ trong một đêm hầu như đã tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 6 của quân đoàn Bắc phạt tới đánh thành nguy cấp đến nỗi Tưởng Giới Thạch phải kéo tay Bạch Sùng Hy ở trận địa, nói liên tục.- Làm sao bây giờ? Làm sao bây giờ?Khi bộ chỉ huy rút về bến xe Ngưu Hoàng ở gần Nam Xương, Tưởng Giới Thạch lại kéo tay Bạch Dùng Hy bắt đi dạo, trên đường qua một miếu nhỏ, trên bàn hương trong miếu đặt một ống quẻ. Tưởng Giới Thạch bắt Bạch Sùng Hy rút một quẻ. Bạch Sùng Hy chối nhường, bản thân Tưởng Giới Thạch đã rút một thẻ tre mời hòa thượng giải cho. Hòa thượng xem quẻ xong, nói:- Chiến sự đại cát đại lợi, nhất định sẽ thắng, thế nhưng cần phải đề phòng cần thận việc cắt đứt đường phía sau.Tưởng Giới Thạch yêu cầu Bạch Sùng Hy điều hai trung đoàn trung đội dự bị kéo tới gần bộ tư lệnh. Ngày hôm sau, một đơn vị quân địch từ trong thành Nam Xương theo đường hầm xông ra đánh úp bộ tổng tư lệnh. Do vì Tưởng Giới Thạch đã có sự điều động trước hai trung đoàn, bọn địch này đã bị tiêu diệt rất nhanh chóng. Bạch Sùng Hy thẩm vấn ý đồ đánh úp của tên sĩ quan bị bắt làm tù binh, hắn trả lời:
- Cắt đứt đường phía sau!
Lời khai của tên tù binh lẽ dĩ nhiên là một loại trùng hợp khéo léo, Tư thái cố tình làm ra của Tưởng Giới Thạch lại có dụng ý sâu sắc của nó. Khi lâm nguy kéo tay tiểu Gia cát Bạch Sùng Hy liên tục hỏi Làm sao bây giờ, nếu qủa thực Bạch Sùng Hy có diệu kế, thì cũng chẳng ngần ngại mà không thử nêu ra cách tránh nạn. Nếu mưu kế của Bạch khó có thể lui được quân địch, hoặc là vô kế khả thi thì Tưởng lại có thể dùng danh nghĩa của Tổng tư lệnh quở trách vị Bạch tham mưu trưởng này. Hơn thế, hành động này để cho Bạch Sùng Hy cảm thấy Tưởng tổng tư lệnh đối với ông ta đã hoàn toàn tín nhiệm. Sau khi rút thẻ quẻ ở trong miếu nhỏ đã điều động hai trung đoàn, nếu không có kết quả, thì chỉ là một mẹo vặt làm xiếc. Nếu có kết quả bởi dùng hai trung đoàn này, thì cũng để cho người ta cảm thấy ông ta chỉ huy bộ đội đã được thần linh ủng hộ. Mặc dù đây chỉ là một số thứ cũ rích, thế nhưng cũng đã lung lạc được rất nhiều trái tim của sĩ quan và binh lính quân Bắc phạt.Đây cũng là một điều bí mật giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh Bắc phạt của Tưởng Giới Thạch khi làm Tổng tư lệnh.
------------------
[1] Tuyển tập hồ sơ các vụ án trong lịch sử Trung hoa dân quốc (quyển hạ) trang 917, bản tháng 9 năm 1986 NXB Cổ tích Giang Tô.