Khi câu nói của đối phương quá võ đoán khiến bạn rơi vào cảnh vô cùng khó xử, bạn không thể vận dụng phương pháp chuyển phép phản chứng, tức là trước tiên giả thiết quan điểm của đối phương là đúng, sau đó dẫn quan điểm ấy vào hoàn cảnh đối lập gay gắt với quyền uy, danh gia hoặc công chúng, như vậy có thể khiến cho suy luận phán đoán của đối phương bị đánh phủ đầu. Hùng Hướng Huy khéo léo trả lời nguyên soái Anh. Tháng 5-1960, vị nguyên soái lục quân nước Anh được mọi người ca ngợi là “Cáo giảo hoạt“ đến thăm Trung Hoa. Trước tiên, ông đi thăm mấy thành phố, trong đó có thành cổ Lạc Dương nổi tiếng. Một buổi tối, sau khi dùng cơm tối, các nhân viên tuỳ tùng và nguyên soái đi đến nơi diễn kịch. Những nhân viên tuỳ tùng cùng ông lập tức tiến vào. Lúc đó, trong kịch trường đang diễn kịch vui (Mộc Quế Anh vai nguyên soái), nhân viên đi cùng vội vàng liên hệ với kịch trường, thỉnh cầu kịch trường sắp xếp chỗ ngồi, phiên dịch tình tiết và lời hát cho nguyên soái. Trong lúc nghỉ, ông rời kịch trường trở lại khách sạn, nói với người cùng đi về cảm tưởng sau khi xem. Ông nói: “Diễn xuất không hay, sao lại để một cô gái đóng vai nguyên soái chứ?“ Người cùng đi là Hùng Hướng Huy giải thích với ông: “Đây là kịch nổi tiếng của Trung Quốc, dân chúng rất yêu thích.“ Nguyên soái nói: “Những người con gái đẹp làm nam nguyên soái thì không phải là người đàn ông đích thực; người con gái đẹp làm nữ nguyên soái thì chẳng phải là người phụ nữ đích thực.“ Hùng Hướng Huy vẫn nhẫn nại giải thích với nguyên soái: “Trong hồng quân Trung Quốc có nữ chiến sỹ. Hiện giờ trong quân giải phóng cũng có tướng quân nữ.“ Nguyên soái nói: “Tôi rất kính trọng và khâm phục đối với hồng quân và quân giải phóng, không biết còn có nữ tướng quân, điều này làm tổn hại tiếng tăm của quân giải phóng.“ Hùng Hướng Huy lập tức phản bác nói: “Nữ hoàng Anh cũng là nữ. Nhưng theo thể chế của các ngài, nữ hoàng là tổng tư lệnh bộ đội vũ trang và nguyên thủ quốc gia.“ Nguyên soái ngơ ngác, lập tức không hé răng nửa lời. Sao nguyên soái không hé răng nói vậy? Nếu như kiên trì quan điểm của mình thì ông sẽ vứt bỏ chức tổng tư lệnh bộ đội vũ trang của nữ hoàng. Hùng Hướng Huy khéo léo chuyển vấn đề sang nữ hoàng Anh khiến quan điểm của vị nguyên soái và sự việc nữ hoàng làm tổng tư lệnh bộ đội vũ trang mâu thuẫn nghiêm trọng với nhau. Như vậy, Hùng Hướng Huy khéo léo phê bình quan điểm của nguyên soái. Xin hãy xem ví dụ dưới đây. “Bảy quân tử “ toà án viết lời luận biện. Thập kỷ 30, nhân dân Trung Quốc đứng trước nạn xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, một số trí sĩ yêu nước dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản đã bắt đầu suy nghĩ chuẩn bị thành lập tổ chức Cứu quốc để vận động hàng vạn người tham gia kháng Nhật. Chính phủ Quốc Dân Đảng vô cùng hoảng sợ đã cố gắng dùng mọi thủ đoạn hòng lung lạc để giành quyền lãnh đạo hội Cứu quốc, sau nhiều lần bị sự cự tuyệt của Thẩm Quân Nho, lãnh tụ hội Cứu quốc đã chuyển sang xử dụng biện pháp trấn áp, đêm ngày 22-11-1936 đã bắt giữ bảy người là Thẩm Quân Nho, Chương Nãi Khí, Sa Thiên Lý, Châu Thao Phấn, Lý Công Bộc, Ngọc Tạo Thời, Sử Lương. Đây chính là sự kiện “bảy quân tử “ chấn động trong và ngoài nước. Sau khi vụ án xảy ra, chính phủ Quốc Dân Đảng đã áp bức khiến phong trào kháng nghị cuộn trào trên toàn quốc. Bị áp bức, đổi vụ bắt bí mật thành công khai thẩm án, mưu đồ mượn điều này nhằm đưa ra kết luận phản đối chính phủ đảng Cộng Sản Liên Hợp, để trấn áp nhân sỹ tiến bộ yêu nước. Trên toà án, bảy quân tử này lời lẽ nghiêm túc, tiến hành đối đáp đấu lời với nhân viên thẩm phán. Dưới đây là một số đoạn đặc sắc: Thẩm phán Trường: “Kháng Nhật cứu nước chẳng phải là khẩu hiệu của đảng Cộng Sản sao?“ Thẩm Quân Nho: “Đảng Cộng Sản ăn cơm, chúng tôi cũng ăn cơm, lẽ nào đảng Cộng Sản kháng Nhật thì chúng tôi lại không kháng Nhật sao? Lời của thẩm phán Trường, chúng tôi không rõ.“ Thẩm phán Trường: “Vậy thì, ông đồng ý khẩu hiệu kháng Nhật để thống nhất của đảng Cộng Sản?“ Thẩm Quân Nho: “Tôi nghĩ kháng Nhật để thống nhất thì mỗi người dân nước ta đều đồng ý. Nếu như nói vì đảng Cộng Sản kháng Nhật, chúng tôi sẽ yêu cầu nói không kháng Nhật; đảng Cộng Sản nói muốn thống nhất, chúng tôi sẽ phải nói không thống nhất, cách nói như vậy thì bị cáo tôi đây không hiểu.“ Châu Thao Phấn: “Chúng tôi đánh điện báo mời Trương Học Lương kháng Nhật, bản khởi tố nói chúng tôi cấu kết, binh biến; chúng tôi phát điện báo như vậy cho chính phủ quốc dân, vì sao không nói chúng tôi cấu kết với chính phủ quốc dân? Đảng Cộng Sản viết tin công khai cho chúng tôi, bản khởi tố nói chúng tôi công khai với đảng Cộng Sản, đảng Cộng Sản cũng báo tin công khai cho Tưởng uỷ viên trưởng và Quốc Dân Đảng, phải chăng là uỷ viên trưởng Tưởng và Quốc Dân đảng cũng cấu kết với đảng Cộng Sản sao?” Người kiểm sát: “Bởi vì các ngươi gửi tin báo cho Trương học Lương gây ra binh biến Tây An, gửi điện báo cho Quốc Dân đảng hoàn toàn chẳng có binh biến gì?“ Sử Lương: “Ví dụ một cửa hàng bán dao, người mua dao đi thái rau cũng có thể đi giết người, ý của người kiểm soát có phải là người đi mua dao giết người thì cửa hàng dao chịu trách nhiệm đúng không.“ “Bảy quân tử” khéo léo tránh được mối quan hệ giữa hội Cứu quốc và đảng Cộng Sản, khiến việc kháng Nhật cứu quốc là không có tội trở thành chủ đề biện luận ở toà án, nắm bắt được chỗ sơ hở của đối phương và chuyển phép phản chứng để phản bác. Đồng thời sử dụng các phương pháp ứng đối khác như lảng tránh, phỏng vấn, trả lời các vấn đề lúc đó của thẩm phán một cách có lý, có lợi đúng cách. Khống chế chắc chắn ở thế chủ động. Dưới sự ủng hộ của nhân dân trên toàn quốc, nhân dân khi đó đã ép buộc toà án phải tuyên bố trắng án đối với vụ khởi tố “Bảy quân tử“ (vào ngày 26/1/1936). Phép phản chứng trong cuộc thi hùng biện. Phương pháp chuyển phản chứng này thường vận dụng trong các cuộc thi hùng biện. Ví dụ, trong cuộc thi hùng biện về “tư tưởng Nho gia là nhân tố thúc đẩy chủ yếu sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của bốn con rồng châu á“ trong hội thi lần hùng biện châu á lần hai, đã có đoạn thế này. Bên phản biện: Lý tưởng giá trị của tư tưởng Nho gia có thể cứu chữa một vài căn bệnh xã hội, nhưng nó không thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, nó cũng không có chức năng kinh tế, đây cũng là một sự thật không thể tranh cãi. Bên chính luận: Các ông cho rằng tư tưởng Nho gia không có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đây cũng đã là việc không thể tranh cãi, đã là việc không thể tranh cãi thì hôm nay chúng ta ở đây làm gì? Không cần biện bạch. Bên chính luận quả thực giỏi nắm bắt cơ hội, lợi dụng khi đối phương nói ra câu nói võ đoán. “Sự thực không thế tranh cãi“ đã khéo léo vận dụng cách chuyển phép phản chứng đặt bên phản biện vào cách đối lập mạnh mẽ với người làm chủ cuộc thi hùng biện. Đã là “sự thực. không thể tranh cãi“ người làm chủ ấy lại đưa ra một đề hùng biện như vậy, họ chẳng phải là không có trình độ hay sao? Chiêu này quả thật là lợi hại. Lại ví dụ trong cuộc thi hùng biện về “No ấm là điều kiện cần thiết khi nói đến đạo đức.“ Ở cuộc thi hùng biện Quốc tế lần thứ nhất, có lời hùng biện thế này: Bên chính luận: Đối với quan điểm của phía chúng tôi, đối phương chưa có sự bác bỏ nào cho nên việc định nghĩa của phía chúng tôi đã chấp nhận rồi. Bên phản biện: Luận điểm của phía các ngài không phải tự nói chấp nhận là chấp nhận, nếu không còn phê phán chúng tôi làm gì? Bên chính luận có lẽ đã vui mừng sớm rồi, rốt cục không giữ được đã nói ra những câu võ đoán. Bị bạn học là Khương Phong bên phản biện nắm được thóp, bạn học Khương Phong nhẹ nhàng với những chiêu chuyển phép phản chứng khiến bên chính biện rơi vào cảnh khó. Đã nói thành lập thì thành lập, vậy ông có coi những người bình biện ấy trong mắt không? Chỉ một lát đã đặt bên chính biện vào tình hình đối lập mạnh với người bình phán. Lại ví dụ, trong buổi hùng biện về “nhân tính bản thiện“ của cuộc thi hùng biện Quốc tế lần thứ nhất, có lời hùng biện thế này: Bên phản biện: Tôn Tử cũng nói: “Cái gọi là thiện sau những thói quen sai lầm trút đầy tai”, đó nghĩa là gì vậy? Xin hãy trả lời đi. Bên chính luận: Tôn Tử nói sai rồi!.... Bên phản diện: Bạn nói Tôn Tử nói sai thì nói sai hả? Vậy thì còn cần nhiều vị Nho gia làm gì? Bên phản biện đội Phúc Đán dựa vào cách nói quá võ đoán của đội Đại học Đài Loan “Tôn Tử nói sai rồi“ với thánh nhân xưa. Ý nói chính là đã nói Tôn Tử nói sai thì là nói sai. Đây cũng chính là nói Tôn Tử không bằng bạn? Quả thực là như vậy sao? Hiệu trưởng Tạp cố phản bác giáo sư Anh. Điều quan trọng nhất khi vận dụng cách nói chuyển phản chứng là tiết lộ toàn bộ những thứ tồn tại trên luận cứ của đối phương, miệng tránh việc thực, xin hãy xem câu chuyện dưới đây, chúng ta hãy xem hiệu trưởng Tạp khéo léo phản bác giáo sư Anh như thế nào. Sau những năm 30, trường đại học Hán Nôm mời một vị giáo sư Anh đến giảng dạy, ông hiệu trưởng Tạp Bản Đông đón tiếp rất chu đáo, để cám ơn vị giáo sư không quản mệt mỏi vượt ngàn dặm đến. Nhưng trong buổi tiệc này, vị giáo sư nhìn thấy phòng hội nghị cũ nát và bàn bám bụi, lại liên tưởng đến thiết bị thí nghiệm sơ sài đã nhìn thấy khi tham quan, một khi dâng lên “tính tự hào “ dân tộc thì đắc ý mà quên nên nói thiếu thiện cảm: “Chỗ này gọi là trường đại học tốt nhất ở Đông Nam sao? Lại nằm ở cái huyện nhỏ của Gia Nhị à? Những thiết bị ở đây quả thật không bằng trường tiểu học ở nước Anh.“ Hiệu trưởng Tạp cố gắng nén giận, giải thích cho đối phương rất có lễ nghĩa: “Trong thời kỳ kháng chiến, vì rách nát nên nay sơ sài, nhưng chất lượng dạy học thì đại học Hạ Môn là rất nghiêm.“ Giáo sư Anh được đằng chân lân đằng đầu nói: “Nước tôi đi đầu phong trào âu Mỹ, phát triển khoa học kỹ thuật. Tệ quốc có thánh thơ Byron, thánh kịch có Shakespear, ông tổ của sinh vật học hiện đại Darwin, ông tổ vật lý cơ học Newton. Chao ôi, Trung Quốc rộng lớn, vận nước đến nơi, làm sao gọi là nước “địa linh nhân kiệt, vật hoa thiên bảo“ được?“ Hiệu trưởng Tạp tức giận nói: “Thưa giáo sư, ngài đừng quên Lý Bạch của Trung Quốc và Đỗ Phủ như ngôi sao sáng về trí tuệ, nước Anh khi đó vẫn còn ở thế kỷ mê muội tối tăm. Thời Lý, Trung Quốc đã viết “Bản thảo cương mục“, lúc đó, chẳng biết Darwin và cha mẹ, cả đời ông cụ còn đang ở phương nào!“ Giáo sư người Anh không chịu bị “làm khó“, giận dữ gầm lên: “Hiệu trưởng, xin hãy nhớ, đại học khoa học công nghệ Worcester và đại học standford đã tạo ra học thức và tài năng của ông?“ Hiệu trưởng Tạp khẽ cười nói: “Giáo sư, tôi nói cho ngài biết, nền văn minh Trung Hoa đã từng chấn động cả thế giới, không có bốn phát minh của Trung Quốc xa xưa thì sẽ không thể có cuộc cách mạng tư sản hiện đại của đế quốc“ Giáo sư Anh miệng câm như hến chẳng nói được lời nào. Đối với những lời nói của vị giáo sư Anh tổn hại đến sự tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa, hiệu trưởng Tạp đã có một trận hùng biện kịch liệt, thông qua sự thực quá lớn đó, ông đã làm lộ rõ chỗ sai lệch trong quan điểm của giáo sư Anh, phê bình phản bác những ngôn từ vu tội của ông ta, do đó đã bảo vệ được tôn nghiêm của dân tộc Trung Hoa. Trong quá trình biện luận, ông còn sử dụng phép chuyển phản chứng một cách khéo léo, sử dụng những luận cứ của đối phương và đã có được những kết luận có lợi cho mình, từ đó tấn công đối phương. Ví dụ, trong cuộc hùng biện “nhân tính bản thiện“ quốc tế lần thứ nhất, trận quyết đấu đã có những đoạn biện luận thế này. Bên chính biện: Tôi muốn hỏi đối phương, trong nhân tính vốn ác, tại sao chúng ta phải cần pháp luật, vì sao phải cần chế độ trừng trị?“ Bên phản biện: Đúng. Đây không khớp với quan điểm luận chứng phía chúng tôi! Nếu như nhân tính đều thiện thì còn cần đến phạm pháp và pháp luật làm gì? Sở dĩ bên chính luận đưa ra việc trong cuộc sống tồn tại pháp luật và chế độ trị phạt làm căn cứ là cơ sở cho những suy nghĩ thế này: Nếu như mọi người đều tính ác thì sẽ không thể xây dựng pháp luật để hạn chế cái ác, sẽ không thể lập ra chế độ chống cái ác. Trong thực tế còn tồn tại chế độ pháp luật thì nhân tính không phải là vốn ác. Lấy đó để đả kích quan điểm nhân tính vốn ác của bên phản diện. Nhưng bên phản biện đã lấy luận cứ này làm phép chuyển đổi có lợi cho mình: Nếu như nhân tính đều là thiện thì không nhất thiết lập ra pháp luật và chế độ trị phạt: Trong thực tế đã tồn tại pháp luật và chế độ trị phạt cho nên không phải là nhân tính vốn thiện. Đây chính là lấy nó để công kích gây mâu thuẫn với chính nó, khiến đối phương quay ngược súng lại chĩa chính mình. Vận dụng phương pháp này là đòn đánh trí mạng vào lập luận của đối phương. Trong biện luận về “nhân tính bản thiện“, bên phản biện nhiều lần sử dụng phép chuyển phản chứng này để phản bác bên chính biện, từ đó giúp mình đứng vào thế chủ động. Dưới đây là một đoạn biện luận mà bên phản biện sử dụng phép chuyển phản chứng để phản đối quan điểm của bên chính biện. Để uốn nắn nhân tính ác, mọi người không chỉ chế định bằng pháp luật để ngăn chặn bạo lực, dùng các chuẩn mực đạo đức để giảm thiểu tranh chấp, xây dựng chính phủ để xử phạt sự phản nghịch, và kiên trinh khởi xướng để phản đối ý nghĩa và hành động sai lầm, biên tập các câu chuyện đồng thoại để nguyền rủa sự vong ơn bội nghĩa, quả thật là đã dốc hết tâm sức, vắt kiệt tâm trí. Còn bên đối phương vẫn kiên trì nhân tính vốn thiện, đưa ra nhiều ví dụ về con người có có đạo đức, có giáo dục? Ngoài ra tôi rất đau lòng phải hỏi đối phương: Nếu như nhân tính vốn thiện, vậy thì chúng ta cần pháp luật đạo đức, quy tắc giao thông làm gì? Nếu như nói nhân tính vốn thiện thì còn có sự tu dưỡng của mỗi cá nhân và sự giáo dục của xã hội không? Chúng ta đều biết câu nói nổi tiếng: “nhân giả kiến nhân, trí giả kiến trí“, (người nhân đức thì sẽ thấy được nhân đức, người có trí tuệ sẽ thấy được trí tuệ), đối với cùng một sự vật, góc độ quan sát không giống nhau, câu nói “nhìn ngang thành dãy núi, nghiêng lại là đỉnh núi, xa gần cao thấp chẳng giống nhau“ là chỉ ý này. Dựa trên cơ sở này, đối với việc đối phương đưa ra ví dụ về cùng một sự vật, chúng ta cũng có thể sử dụng để phản bác đối phương từ góc độ khác, xin hãy xem lí lẽ biện luận trong cuộc hùng biện về việc “gia tăng tỷ lệ ly hôn là biểu hiện xã hội văn minh“ của các sinh viên hùng biện ở các trường đại học nổi tiếng Trung Quốc lần thứ nhất: Bên phản biện: Tiêu chí văn minh là sự hài hoà và ổn định tổng thể của sự phát triển xã hội loài người và nhân tính, chứ không phải là sự gia tăng của tỉ lệ ly hôn. Gia đình là tế bào của xã hội, sự ổn định tương đối của nó là sự đảm bảo văn minh xã hội và phát triển. Cho nên từ trước đến nay trong lịch sử, chưa có một chính phủ nào khởi xướng tăng tỉ lệ ly hôn. Phía bạn hùng biện đưa ra ví dụ, chúng ta hãy xem tổng thống Mỹ Carter khi tranh cử đã nói: “Nếu như tôi trúng cử, việc đầu tiên là muốn triệu tập hội nghị gia đình Nhà Trắng giảm tỉ lệ ly hôn.“ Đối với việc này các bạn nên giải thích như thế nào? Bên chính luận: Đúng, gia đình là tế bào của xã hội, nhưng xã hội lành mạnh thì phải có tế bào khoẻ mạnh, để giải thể một tế bào đã chết, để tái sinh một tế bào sau thì cần rót sự sống mới vào da thịt của xã hội, đây đúng là con đường thiết yếu để duy trì sự ổn định của xã hội. Về vấn đề tăng tỉ lệ ly hôn, bên phản biện cho rằng gia đình là tế bào khô của xã hội và tăng tỉ lệ ly hôn không có lợi cho sự ổn định. Nhưng bên chính luận lại nhìn ở góc độ khác tức là ly hôn có thể khiến tế bào chết được giải thể, xuất phát từ góc độ này, đưa ra kết luận ly hôn có thể duy trì ổn định xã hội, từ đó có sức phản bác quan điểm của đối phương. Từ góc độ khác nhau của cùng một sự vật, có thể đưa ra kết luận khác nhau, vì vậy với những sự vật giống nhau, tiến hành so sánh có thể đưa ra kết luận không giống nhau. Điều này cũng chính là nói: lấy các sự vật khác nhau để so sánh thì so sánh ở góc độ lựa chọn không giống nhau, và cũng có thể có được các kết luận khác nhau. Xin hãy xem đoạn thoại trong “Thuyết uyển - thiện thuyết“ của Lưu Hướng. Phản bác của thực khách (kẻ theo đóm ăn tàn) Một lần, Mạnh Thường Quân tiến cử một thực khách cho Tề vương, nhưng mãi ba năm rồi mà thực khách đó vẫn không được Tề vương dùng. Thực khách đó rất không vui quay về trách Mạnh Thường Quân nói: “Ông tiến cử tôi cho Tề vương nhưng ba năm rồi mà chưa được Tề vương dùng, không biết là vì sao, vì do ông hay là do tôi? “ Mạnh Thường Quân trả lời: “Tôi có nghe qua kim có thể đưa chỉ xuyên qua vải nhưng không thể kéo chặt chỉ, người làm mối có thể thúc đẩy hôn nhân thành công chứ không thể khiến vợ chồng ân ái. Chắc chắn là ông chẳng có tài cán gì, sao có thể quay lại trách cứ tôi chứ?“ Thực khách phản bác. “Không đúng! Tôi đã nghe qua, Phong Thị và Hàn Thị có hai con chó chạy rất nhanh, nếu vừa nhìn thấy thỏ mà lập tức chỉ cho chó biết thì chẳng có con thỏ nào chạy thoát; nếu như nhìn thấy thỏ mới thả chó ra thì không thể đến gần được. Điều này hoàn toàn không phải vì chó không có tài mà là nguyên nhân từ người dắt chó? “ Mạnh Thường Quân nói: “Không đúng! Trước đây có một người tên gọi Kỷ Lương đã chết trong chiến tranh, vợ của anh ta vô cùng đau khổ, hướng về trường thành khóc lóc khiến chân tường cũng lở ra và tường thành bị đổ. Tình cảm trong lòng người quân tử có thể khiến cho mọi vật bên ngoài cảm động, đất cũng có thể thể hiện lòng trung, hơn nữa đây lại là một ông vua ăn ngũ cốc?“ Thực khách liền phản bác: “Không đúng, tôi nhìn thấy loài chim nhỏ tiêu liêu này làm tổ trên lau sậy, dùng lông để xây tổ, mặc dù đôi tay của người phụ nữ khéo léo thì cũng không thể tạo ra kiến trúc hoàn thiện như thế. Nhưng gió lớn thổi, lau sậy bị đứt, tổ bị vỡ, chim con chết, điều này là vì sao? Điều này là vì cây lau sậy mà tổ dựa vào ấy không chắc chắn. Còn cáo bị con người tấn công, chuột bị mọi người dùng khói hun, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cáo, chuột trên cây đỗ bị đánh, bị đốt. Vì sao vậy? Đây là vì nguyên nhân có chỗ dựa! “ Mạnh Thường Quân thấy thực khách có lý bèn một lần nữa tiến cử anh ta với Tề vương. Tề vương bèn để thực khách đó làm tướng quốc. Mạnh Thường Quân lấy quan hệ kim và chỉ, người mối lái và vợ chồng, người phụ nữ khóc và tường thành lở để nói rõ nguyên nhân vì sao người thực khách chưa được vua Tề trọng dụng bên mình. Thực khách lại lấy góc độ quan hệ giữa thỏ và chó, tổ chim và lau sậy, cáo, chuột và cây đỗ để nói rõ nguyên nhân vì sao anh ta chưa được Tề vương dùng và vẫn ở bên Mạnh Thường Quân. Sự phản bác này có sức thuyết phục. Do đó, ngay cả Mạnh Thường Quân cũng cảm thấy mình sai, không phải người thực khách không nhẫn nại mà sự tiến cử không có sức thuyết phục, do đó lần tiến cử lại, thực khách đã được Tề vương trọng dụng. Vận dụng phép chuyển phản chứng có thể có sức phản bác các căn cứ pháp luật, điều ước, không đưa ra quan điểm phủ định mà nói quả quyết có thể tiến hành đối với mỗi một sự vật của đối phương. Đô đốc Phùng phẫn nộ với người nước ngoài Vào những năm đầu thế kỷ 20, Phùng Ngọc Tường nhận chức đô đốc quân tỉnh Thiểm Tây. Một hôm, Andery và một vị người Anh Gowslin cùng đoàn điều tra cổ vật châu á của Mỹ đã tự đến núi Nam săn bắn và bắn chết hai con bò quý. Họ rất tự đắc trở lại Tây An để gặp Phùng Ngọc Tường. Đô đốc Phùng gặp họ trong phòng. Họ rất đắc ý kể lại thu hoạch của cuộc đi săn để đô đốc Phùng khen ngợi tài săn bắn của họ. Đô đốc vừa nghe vừa nhíu mày lại. Rồi đô đốc hỏi: “Các ngươi đến núi Nam săn bắn đã gặp gỡ ai? Các ngươi đã lĩnh giấy phép chưa?“ Hai người nước ngoài thật ngỗ ngược, chẳng coi đô đốc Phùng ra gì, họ rất ngạo mạn nói: “Thứ chúng tôi săn là bò vô chủ cho nên không dùng giấy thông báo của ai cả!“ Đô đốc Phùng vừa nghe càng tức giận phản bác nói: “Cuối núi Nam là vùng đất của tỉnh Thiểm Tây, bò hoang là vật trong lãnh thổ nước tôi, sao lại là vô chủ? Các ông không thông báo tự ý đi săn, hành vi đi ngược luật pháp này các ông đã biết chưa.“ Họ không phục liền biện giải: “Lần này chúng tôi đến Thiểm Tây, trên hộ chiếu mà quý ông đã phát cho chúng tôi rõ ràng viết cho phép mang theo súng săn, có thể thấy chúng tôi bắn thú đã có sự phê chuẩn của quý quốc. Sao lại là tự ý săn bắn?“ Đô đốc Phùng lập tức hỏi: “Cho phép ông mang theo súng săn là cho phép ông săn bắn sao? Nếu là cho phép ông mang theo súng lục thì phải chăng các ông muốn tuỳ ý giết người ở Trung Quốc?“ Vị khách người Mỹ biết không thể nói được nên im lặng, còn vị khách người Anh thì xảo biện: “Tôi ở Trung Quốc mười lăm năm, những nơi mà tôi đến chưa từng không cho phép tôi săn bắn! Hơn nữa, pháp luật Trung Quốc không có điều luật không cho phép săn bắn.“ “Trong pháp luật Trung Quốc không có điều luật không cho phép người nước ngoài đi săn bắn, lẽ nào có điều luật cho phép người nước ngoài săn bắn sao?“ Phùng Ngọc Tường hỏi. “Mười lăm năm trước, ông đều không gặp các vị chức tước cấm đi săn, đó là các ông đã ngủ. Bây giờ tôi là quan chức địa phương ở Thiểm Tây, chưa ngủ. Tôi lãnh nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền mà nhân dân giao phó, tôi không thể không cấm!“ Thế là hai vị khách nước ngoài chẳng nói được gì, chỉ cúi đầu nhận tội và thỉnh cầu bỏ qua cho họ một lần, sau này sẽ không vi phạm. Những người nước ngoài đã dựa vào điều khoản không cấm đi săn trong pháp luật để kết luận cho phép săn bắn, đô đốc Phùng từ điều khoản không cho phép đi săn trong pháp luật để đưa ra cấm đi săn, từ đó có sức phản bác những người nước ngoài ngang ngược, khiến họ phải cúi đầu nhận tội.