Phần thứ ba
Bí mật về sự chìm nổi
Phần 3 - Chương 4
Bí quyết giành thắng lợi trong đại thắng Trung Nguyên của Tưởng Giới Thạch

Năm 1930 trên giải đất Trung Nguyên rộng lớn đã phát sinh ra cuộc đại hỗn chiến giữa các quân phiệt mới của Quốc dân đảng. Một bên của cuộc đại hỗn chiến này là Tưởng Giới Thạch, còn một bên là Diêm Tích Sơn Tổng tư lệnh hải lục không quân của Trung hoa dân quốc, với tám phương diện quân của quân phiệt Quảng Tây thuộc phái Diêm Phùng do phó tổng tư lệnh Phùng Ngọc Tường, Lý Công Nhân soái lĩnh. Phía bên này còn được sự giúp đỡ ủng hộ của Uông Tinh Vệ ở Vũ Hán, được sự lên tiếng ủng hộ của Phái hội nghị Tây Sơn, hầu như đã hình thành tập đoàn lớn chống Tưởng trên mặt quân sự và trên mặt chính trị, đã hình thành sự liên hiệp lớn trên mặt quân sự và chính trị.Trong một lần hỗn chiến quân phiệt này, với quy mô lớn nhất trên lịch sử Cận đại Trung Quốc tử thương trên 30 vạn người do qủy khiến thần sui, bên phía giành thắng lợi lại là Tưởng Giới Thạch. Chỉ trong năm tháng ngắn ngủi, quân đội của Phùng Ngọc Tường hầu như đã bị tiêu diệt hoàn toàn, Phùng tướng quân nuốt nước mắt lui về ở ẩn tại ven sông Phần Thủy {1}. Diêm Tích Sơn bị bức thủ tiêu bộ tư lệnh Lục, Hải, không quân, đánh điện tới buộc phải từ chức, co lại ở Sơn Tây, lúc phong thanh khẩn cấp còn không thể không rời khỏi Sơn tây tới Thiên Tân. Bộ đội thuộc Quảng Tây của Lý Tông NHân, Bạch Sùng Hy sau khi bị đòn đánh nặng nề không lùi về Quảng Tây. Số quân phiệt mới của Quốc dân đảng này từ đây đã mất hẳn thực lực mưu cướp chính quyền Trung Nguyên, quyết phân thắng phụ với Tưởng Giới Thạch. Từ đây vè sau, đại quyền về mặt Đảng, chính quyền quân đội, tài chính trong Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch ngày càng được củng cố, không có một quân đội quân phiệt mới nào của Quốc dân đảng dám tranh giành với Tưởng Giới Thạch nữa. Tưởng Giới Thạch đã làm thế nào giành được thắng lợi trong cuộc đại chiến ở Trung Nguyên?Muốn vạch trần điều bí mật này phải bắt đầu nói từ trò chơi quyền thuật trên vũ đài chính trị của Tưởng Giới Thạch.Tưởng Giới Thạch che dấu tung tích trong nhiều năm ở Thượng Hải, chơi bời nồng nhiệt với bọn đại lưu manh như Hoàng Kim Vinh, Đỗ Nguyệt Sênh v.v.. đã cảm thấy tác dụng quan trọng sâu sắc trong việc kéo bè kết đảng, lung lạc nhân tâm đối với việc phất lên con đường quan lại. Ngoài một bộ mặt công khai trên vũ đài chính trị ra, Tưởng Giới Thạch còn ngấm ngầm lôi kéo mua chuộc một số người. Bọn người này luôn luôn ở mọi nơi mọi chỗ, cung cấp mọi hành tung và các loại tình báo của những kẻ đối địch về chính trị của mình. Bàn tay đen này của Tưởng Giới Thạch còn vươn dài vào trong quân đội quân phiệt mới khác nữa. Do đó, Tưởng Giới Thạch một độ đã năm chắc rất rõ ràng tình hình quân đội của Phùng Ngọc Tường, Diêm tích sơn, Lý Tông Nhân. Số người này về sau đã phát triển thành tổ chức đặc vụ nghiêm mật Trung thống, Quân thống mà ai nghe thấy cũng kinh hoàng khủng khiếp chính là hai bàn tay đen của Tưởng Giới Thạch.Tưởng Giới Thạch do được sự ủng hộ của tập đoàn tài chính Giang Triết, túi tiền riêng của ông ta bao giờ cũng căng phồng hơn so với mọi người như Phùng Ngọc Tường. Tưởng Giới Thạch vơ vét tiền bạc của dân chúng chưa từng bỏ sót một xu nào. Thế nhưng ông ta cũng không hề ky bo bủn xỉn trong việc dùng tiền bạc mua chuộc nhân tâm. Các sĩ quan trung hạ cấp xuất thân từ Hoàng Phố khi chơi bạc hết tiền, không có tiền phát lương cho lính, liền trực tiếp tìm tới van xin Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch hỏi rõ nguyên do, chũng cũng nói thẳng không dấu diếm. Sau khi Tưởng Giới Thạch chửi bới chúng một thôi một hồi, liền viết một lá thư tay, do sở quân nhu cấp tiền cho. Đa số sĩ quan này liền không thay lòng đổi dạ đi theo Tưởng Giới Thạch. Những thư đoạn này của Tưởng Giới Thạch đương nhiên cũng có kẻ áp dụng lên bản thân của những ngưừoi như Diêm Tích Sơn.Tưởng Giới Thạch đã sớm có ý thức đề phòng cảnh giác đối với bọn quan phiệt mới. Khi kết thúc Bắc phạt Phụng Trương, Tưởng Giới Thạch đã từng triệu tập các sĩ quan quân đội tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố ở Bang Phụ để huấn thị, còn phát cho mỗi người một tờ giấy trắng yêu cầu mỗi người viết rõ lên trên tờ giấy trắng đó một trong hai thái độ Quân phiệt đã bị đánh đổ hoặc Quân phiệt chưa bị đánh đổ. Khi đó chính là lúc Bắc phạt thắng lợi, mọi người vui mừng lộ ra trên nét mặt, liền đều viết lên mấy chữ Quân phiệt đã bị đánh đổ, để làm vừa lòng Tưởng Giới Thạch. Nào ngờ Tưởng Giới Thạch xem xong hầm hầm giận dữ, nặng nề nói: Quân phiệt cố nhiên đã bị đánh đổ rồi, thế nhưng bọn quân phiệt mới lại phát triển lên. Chỉ có triệt để đánh đổ bọn quân phiệt mới thì mọi người mới có triển vọng.Đủ thấy, Tưởng Giới Thạch đã sớm có dã tâm tiêu trừ bọn quân phiệt mới như Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn, Lý Tông Nhân v.v..Tháng 5 năm 1930, Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường, Lý Tông Nhân chỉ huy trên sáu mươi vạn bộ đội đã giải ra chiến trường quyết một phen cao thấp với Tưởng Giới Thạch ở Tân Phố, Kinh Hán, Lũng Hải Tuyến. Tưởng Giới Thạch cũng không thể không điều quân đội ứng chiến trên tuyến Hà Nam, Sơn Đông. Mở đầu cuộc chiến tranh, Tưởng Giới Thạch hoàn toàn ở vào trạng thái bị động bị đánh. Quân đội của Phùng Ngọc Tường dùng tuyến Bình Hán, tuyến Lũng Hải làm chiến trường chủ yếu, quân đội của Diêm Tích Sơn lấy tuyến Tân Phố làm chiến trường chủ yếu, trước tiên đánh bại quân đội Lưu Trĩ của Tưởng Giới Thạch ở vùng Dân Quyền, Tây Lăng thuộc Dự Đông, đánh bại quân đội của Hàn Phúc Củ, Trần Điều Nguyện ở Sơn Đông, đánh bịa quân đội của Hà Thành Tuấn ở vùng Hứa Xương. Trong cuộc chiến đấu ở bến xe Quy Đức tập, Tưởng Giới Thạch đích thân chỉ huy tiền tuyến chỉ chút nữa đã bị bắt sống.Thế nhưng cuộc chiến tranh này rất nhanh chóng đã phát sinh ra sự biến đổi mang tính chất hài kịch. Ngày 15 tháng 6, khi Phùng Ngọc Tường chỉ huy quân đội chuẩn bị truy kích quân Tưởng ở trên tuyến Lũng Hải, đã không ngờ vấp phải sự tấn công của quân đoàn ba Hà Thành Tuấn của quân Tưởng. Khi Phàn Chung Tú tổng chỉ huy phương diện quân thứ tám chỉ huy quân đội tiến quân về phía Hứa Xương, đột nhiên bị máy bay của Tưởng Giới Thạch bắn bị thương, ít lâu sau thì chết. Phùng Ngọc Tường không thể không vứt bỏ việc truy kích mà rút lui về phía Tây. Diêm Tích Sơn cũng không lệ ngoại đã vấp phải đòn đả kích ngoài dự liệu của quân đội Tưởng.Hai viên sĩ quan tư lệnh từng qua chiến trận lâu dài này là Diêm Tích Sơn và Phùng Ngọc Tường một vạn lần cũng chẳng ngờ được, Tưởng Giới Thạch đã phá dịch được mã mật điện của họ. Đối với việc sắp xếp quân đội và động hướng của Diêm, Phung, Tưởng Giới Thạch đã nắm vững được rất rõ rằng. Những mệnh lệnh mà Phùng Ngọc Tường truyền đạt có khi quân đội của mình còn chưa nhận được Tưởng Giới Thạch đã sớm biết trước rồi. Điều này chẳng khác gì con bạc ở trên chiếu bạc, do vì đã biết trước được bài nọc của đối phương thì làm sao lại không thấy cho được!Đi theo việc sử dụng công cụ điện tín, mà số điện mật cũng đã bước lên ngôi nàh lịch sử để chỉ huy quân sự. Thế nhưng mã số điện mật lúc đó còn tương đối giản đơn, rất nhiều mật mã vốn đều là những chữ trong cuốn sổ đã ghi rõ mã rồi thêm mấy hàng mã ngang, mã dọc, đã được coi là một quyển mật mã rồi. Đem những chữ trong cuốn sổ đã ghi rõ mã rồi sắp xếp theo hàng khác, lại cộng thêm một tổ chữ số khác nhau, khiến cho mật mã ban đầu lại phát sinh những biến đổi khác nhau, chính là quyền mật mã tương đối phức tạp. Tưởng Giới Thạch đã phá dịch được mật mã của Phùng, Diêm, nói ra cũng còn một câu chuyện ly kỳ nữa.Đầu năm 1930, một người có tên là Thái Mạnh Kiên chịu sự sai phái của Tưởng Giới Thạch tới Bắc Bình để tìm hiểu nội tình quân đội của Phùng Ngọc Tường và Diên Tích Sơn. Khi Thái Mạnh Kiên đi qua Hứa Xương tới thăm hỏi một người bạn ở trong giới quân đội, tiện thể hỏi thăm điều tra tình hình của quân đội Phùng Ngọc Tưởng, ông ta còn quen biết với mấy vị nhà buôn của công ty cây thuốc lá Anh Mỹ ở Hứa Xương. Một hôm Phan Nghi Chi ở Quảng Tây nhận lệnh của Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường, với danh nghĩa là Tổng Giám binh trạm tới Hứa Xương thị sát. Toàn thể các sĩ quan và binh lính của doanh trại này đều đi nghênh tiền, chỉ có một mình Thái Mạnh Kiên lưu tại sở tham mưu. Chính trong lúc này tổng tư lệnh tiền phương của Phùng Ngọc Tường Lộc chung Lân cử người đi công tác đem tới một quyển mật điện mới phát ra. thái Mạnh Kiên vừa nhìn thấy trên quyển mật điện này còn ghi rõ phiên hiệu thông tin mật điện với nhau giữa các đơn vị quân đội, ngay lập tức dùng con dấu đóng ở trên bàn sở tham mưu, thu lấy quyển mật điện, cẩn thận dấu nó vào trong người lập tức rời khỏi Hứa Xương, vội vàng tới trụ sở của bộ tổng tư lệnh ở Đăng Sơn, lại dùng danh nghĩa của Trần lập phu tiên sinh đem quyển mật điện này giao cho phòng cơ yếu của tổng bộ. Tưởng Giới Thạch nhìn thấy cuốn sổ mã điện mật này như là bắt được của chí bảo, lập tức bắt điện đài dùng danh nghĩa của Bộ tổng tư lệnh quân địch điều khiển quân đội của Phùng, Diêm. Và như vậy, Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn làm sao mà chẳng thất bại cho được? Sau sự kiện này, Tưởng Giới Thạch đã đặc biệt triệu kiến Thái Mạnh Kiên để khen thưởng chúc mừng.Đây chính là điều bí mật Tưởng Giới Thạch dự đoán địch như thần trong cuộc đại chiến Trung nguyên.Trong cuộc đại chiến này, Tưởng Giới Thạch còn đặc biệt không tiếc vàng bạc tiền của loại ma pháp này để mua chuộc và phân hóa đối phương.Khi đại chiến Trung Nguyên, trên thực tế Trung Quốc có ba chính quyền giành giật nhau. Một chính quyền quân phiệt mới Tưởng Giới Thạch lấy Nam Kinh làm trung tâm, họ chiếm hữu một bộ phận của Tô Hoản (An Huy) và toàn bộ Mân, Triết, đặc biết là được sự giúp đỡ của đế quốc Anh Mỹ và tập đoàn tài chính Giang Triết. Một chính quyền nữa là chính quyền Vũ Hán, trên mặt quân sự họ lôi kéo thế lực của Diêm Tích Sơn, Phùng Ngọc Tường, Lý Tông Nhân. Còn một chính quyền nữa là bộ phận cũ của Trương Tác Lân, quân đội của Trương Học Lương. Trong lòng Tưởng Giới Thạch hiểu rất rõ, trong khi ông ta kịch chiến ở Trung nguyên với Diêm, Phùng, Lý, thì lực lượng của Trương học Lương, vô luận đối với bên nào cũng đều có quyền uy cả. Cuộc đại chiến bùng nổ, Tưởng Giới Thạch đã giành nhiều thời gian về phía Trương học Lương.Trong cuộc tác chiến của Tưởng Giới Thạch, từ trước vẫn chú trọng dùng tiền bạc để mua chuộc những nhân vật mấu chốt của đối phương. Trong cuộc chíen tranh Tưởng Qúe từ một năm trước, Tưởng Giới Thạch đã sử dụng biện pháp Rút xương, Khoét tim, dọn đá để đối phó với Lý Tông Nhân và Phùng Ngọc Tường. Mở đầu cuộc chiến tranh, Tưởng Giới Thạch sử dụng thủ đoạn lừa bịp, đem Lý Tế Thâm chủ tịch chính phủ tỉnh Quảng Đông và tổng chỉ huy lộ quân thứ tám giam lỏng ở Thang Sơn Nam Kinh, phá tan liên minh Quảng Đông, Quảng tây, rút bỏ xương sọ của Quảng Tây. Tưởng Giới Thạch còn hứa với Phùng ngọc Tường, dụ dỗ khiến cho Phùng Ngọc Tường phát biểu tuyên ngôn tấn công Quảng tây, thúc đẩy sư đoàn trưởng quân đội Quảng Tây như Lý Minh Dương v.v...Quay súng chống lại ở ngay mặt trận, khoét đi mất bộ óc trái tim của Quảng Tây, còn khiêng dọn đi hòn đã tảng là Đường Sinh Trí tới đánh Bạch Sùng Hy. Do vì sử dụng những biện pháp này, tuy Tưởng Giới Thạch dùng binh không nhiều trên mặt quân sự, nhưng đã rất nhanh chóng đánh bại quân đội Quảng Tây.Khi Phùng Ngọc Tường nhận thức được bản thana mình đã bị Tưởng Giới Thạch lừa bịp, đã chỉ huy quân đội rút về phía Tây. Khi chuẩn bị tác chiến với quân đội của Tưởng Giới Thạch, Tưởng Giới Thạch đã mạnh mẽ ra tay trước, lấy danh nghĩa Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh, mời Hàn Phúc Cử tới Vũ Hán, tiếp đãi rất thịnh tình, hơn nữa còn tặng một khoản tiền lớn mấy chục vạn cùng với chức vụ chủ tịch tỉnh Hà Nam, khiến cho Hàn Phúc Cử, một vị tướng lĩnh tự xưng là trung thành với Phùng Ngọc Tường đã đưa quân đội từ Thiểm Châu kéo tới Lạc Dương, rời bỏ Phùng Ngọc Tường, đầu hàng Tưởng Giới Thạch. Tưởng Giới Thạch còn dùng khoản tiền mấy chục vạn mua chuộc Thạch Hữu Tam, khiến cho Thạch Hữu Tam cùng Hàn Phúc Cử trong giờ phút gay go khẩn cấp đã quay súng chạy sang đầu hàng Tưởng. Mặc dù sau mấy năm Tưởng Giới Thạch lại hạ lệnh bắn giết Hàn Phúc Cử và Thạch Hữu Tam, thế nhưng việc quay súng đầu hàng tại mặt trận của Hàn Phúc Cử và Thạch Hữu Tam, đã khiến cho Phùng Ngọc Tường vấp phải thất bại thảm hại. Tướng quân họ Phùng đã nhiều năm dày dạn trên chiến trường này đã đớn đau khóc lóc ầm ỹ. Thế nhưng vở kịch của Tưởng Giới Thạch vẫn còn chưa diễn hết. Để ngăn chặn sự liên hợp giữa Phùng và Diêm, Tưởng Giới Thạch lại đem chức vụ sĩ quan Tư lệnh trưởng biên phòng Tây Bắc vốn là thuộc về Phùng Ngọc Tường nay trao cho Diên Tích Sơn, khiến Dương Tích Sơn đã bắt Phùng Ngọc Tường đang thăm viếng Sơn Tây gảii tới huyện Ngũ Đãi. Trong tháng 9, Tưởng Giới Thạch còn cử Hà ứng Khâm đem giấy ủy nhiệm giữ chức phó tư lệnh Lục Hải khônmg quân đưa tóc trụ sở của Diêm Tích Sơn ở Thái Nguyên, mua chuộc Diêm Tích Sơn thêm một bước nữa. Có thể nhìn thấy rõ, Tưởng Giới Thạch đã nắm chắc mọi cơ hội dùng tiền bạc và địa vị để mua chuộc và phân hóa kẻ địch.Trong cuộc đại chiến Trung Nguyên, khi Diêm Tích Sơn đã trở thành đối thủ chủ yếu của Tưởng Giới Thạch rồi, Tưởng Giới Thạch đã quyết tâm lôi kéo Trương Học Lương về phía mình. Ngày 21 tháng 8, Tưởng Giới Thạch ủy nhiệm Trương học Lương làm phó tư lệnh Lục Hải không quân, địa vị ở trong Quốc dân đảng chỉ đứng sau Tưởng Giới Thạch.Việc thay đổi ngọn cờ ở Đông Bắc của Trương học Lương, công khai tuyên bố ủng hộ Tưởng Giới Thạch, chủi huy quân đội Đông Bắc nhập vào Quan, trong vòng mười ngày đã chiếm lĩnh được cả một vùng đất rộng lớn Bình Tân và Hoa Bắc. Diêm Tích Sơn và Phùng Ngọc Tường lần lượt dưới đòn đánh khép gọng kìm của Tưởng Giới Thạch và Trương Học Lương đã mau chóng tan rã thất bại.Một cuộc chiến tranh Trung Nguyên, quân phí mỗi tháng của quân đội Tưởng chi tiêu hết ba mươi triệu đồng, còn quân phí mỗi tháng cho hai quân đội to lớn hùng hậu của Diêm Tích Sơn và Phùng Ngọc Tường chỉ có mười triệu đồng.Chẳng trách được người anh em kết nghĩa và người đối thủ gia lý Tông nhân của Tưởng Giới Thạch đã phải thốt lên lời than vãn nói.- Tưởng tiên sinh trung thành trên chiến trường Trung Quốc mấy chục năm, những vũ khí mà ông ta dựa vào không ngoài mánh khóe dùng tiền bạc mua chuộc và phân hóa li gián. Nếu từ lập luận trên quan điểm thuần quân sự thì Tưởng tiên sinh quả thực đã không làm tướng của tướng cũng chẳng thể làm tướng của quân được! [1]
.Lời nói này của Lý Tông Nhân tiên sinh đã vạch rõ những điều bí mật lấy ít thấy nhiều trong Đại chiến Trung nguyên của Tưởng Giới Thạch.
-------------------------
[1] Nghiên cứu Tưởng Giới Thạch Tập 3 trang 19 bản tháng 2 năm 1988 NXB Hoa Văn