Lần đầu tiên tôi biết Lưu Trọng Lư qua một bài thơ. Không phải qua sách vở, mà qua giọng ngâm cuả bác họ tôi, một người mới ở Khu học xá bên Trung Quốc về, tiếp tục học chữ Hán ở một trường đại học.Bác Thiệu là con trai thứ cụ đồ Úc, trưởng tộc họ tôi. Bác rất mến trẻ con. Bởi thế, vào mỗi buổi chiều cuả kỳ nghỉ hè năm ấy, sau những lúc cùng ông họ tôi tát nước luá, bác thường xin phép cụ đồ, nán lại ngoài đồng chơi với đám trẻ chăn trâu. Bác thích truyền cho chúng tôi các cách bắt tôm, cá, lươn, ếch để cải thiện... Thi thoảng, lúc vui chuyện, bác kể chuyện cổ tích, ngâm thơ cho chúng tôi nghe. Chính đêm trẻ con xóm Đá phá cỗ Trung Thu, không hiểu sao, bác cao hứng ngâm bài "Tiếng thu".Lúc ấy, vì mải mê với ngô, lạc rang, với chuối trứng cuốc, với bưởi đào, chúng tôi không mấy chú ý đến tiết mục văn nghệ cuả bác. Tôi chỉ thực sự quan tâm đến nó khi bố tôi cho biết bài thơ ấy là thơ cuả một nhà thơ lãng mạn. Vì tò mò, tôi đã lục tìm trong đống sách vở cũ nát cuả bố và được biết bài thơ kia là cuả ông Lưu Trọng Lư. Nghe tôi ngu ngơ hỏi, bố tôi không nói, lặng lẽ rút cây roi mây giắt trên mái nhà xuống, nghiêm giọng bảo: " Là cái này này! Còn hỏi nữa, lĩnh ba roi...".Sau năm 1975, từ chiến trường, tôi và nhiều người lính khác trở lại học đại học. Cuối năm ấy, khoa Ngữ văn, ĐHTH Hà Nội, mời nhà thơ Lưu Trọng Lư vào nói chuyện về Thơ Mới tại hội trường Mễ Trì. Sau buổi giao lưu lý thú ấy, chúng tôi xúm quanh nhà thơ hoiư chuyện. Riêng tôi, chợt nhớ lại kỉ niệm cũ, tôi đã kể cho nhà thơ nghe câu chuyện thuở ấu thơ cuả mình. Lưu Trọng Lư nheo nheo mắt, giọng ngơ ngác, hỏi đến hai câu: " Có chuyện ấy thật ư? Cậu có biạ ra chuyện không đấy?".Vậy là, từ khi chỉ phong thanh nghe tên tuổi cho đến lúc gặp được nhà thơ, tôi đã đi qua một chặng đời hai mươi năm. Và để rồi hai mươi hai năm sau nưã, chính thu Đinh Sửu (1997), tôi lại ngẫu nhiên được gặp Lưu Trọng Lư. Khác chăng, lần này tôi gặp hồn ông tại nhà lưu niệm ở thành phố Hồ Chí Minh.Tình cờ như thế nào đấy, trong lần đến Nhà tưởng niệm nhà thơ Lưu Trọng Lư, nhà văn Đoàn Minh Tuấn, tác giả cuốn "Với bác Nguyễn", vì quên đường mà lạc đúng vào nhà tôi. Biết tôi là bạn cuả nhà báo Lưu Trọng Văn, người con lúc sinh thời Lưu Trọng Lư hy vọng sẽ là người kế nghiệp thơ cuả ông, anh Tuấn mừng lắm, nhờ dẫn đường ngay.Vượt qua cầu Tân Thuận, men theo đường Trần Xuân Soạn sát bên kinh Tẻ rồi rẽ vào đường liên quận số 22 mới trải nhưạ rộng thênh thang, chẳng khó khăn mấy chúng tôi đã tới được số nhà 75/5, ấp 5, Tân Thuận Tây, Nhà Bè xưa ( nay là Q7). Được biết tin trước qua điện thoại, Lưu Trọng Văn ra tận đầu ngõ đón chúng tôi. Theo sự chỉ dẫn cuả mẹ - bà quả phụ Lưu Trọng Lư Tôn Nữ Lệ Minh - Lưu Trọng Văn đưa chúng tôi đến thắp nhang trước mộ, tưởng nhớ hương hồn cuả nhà thơ. Nhà mộ Lưu Trọng Lư dựng ngay giữa khuôn viên rộng tới 600 mét vuông. Bên phải là một căn nhà nhỏ, bên trái là Nhà tưởng niệm. Nhà mộ được Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải, người con cả cuả nhà thơ thietỏ kế. Hao hao Khuê Văn các nhưng rất thoáng đãng, gây ấn tượng phóng khoáng. Trên bốn cây cột mỏng mảnh tượng những cây bút thơ, hai mái ngói âm dương tươi đỏ tạc hình một chữ Nhân nặng trĩu. Dưới trời xanh và chữ Nhân tâm đắc suốt một đời làm thơ để làm người kia, Lưu Trọng Lư bé nhỏ và cô đơn, đang ngàn thu yên nghỉ. Tấm chăn mong manh ông mang theo để đắp cho mình cũng chỉ là hai câu thơ tạc trên mộ:Đi giữa vườn nhân dạ ngẩn ngơVì thương người lắm mới say thơ...Chúng tôi cũng ngẩn ngơ cùng những nén nhang vàng xanh khói vái ông bảy vái. Mặt trời tiết chính thu vào ngọ dát vàng lên vạn vật. Tôi bỗng giật mình: trước mộ danh nhân, bóng cuả tất cả chúng tôi đều hoá thànhứ những cái dấu chấm bé nhỏ!Bước vào Nhà tưởng niệm nhà thơ Lưu Trọng Lư, vật đầu tiên tôi chú ý là những cây bút ông đã dùng trong đời làm thơ cuả mình. Hầu hết là bút Bíc với hai loại mực, một màu xanh lá non, một màu đỏ tía. Chỉ có duy nhất một cây bút máy cũ hiệu Paker. Thấy tôi tỏ ra băn khoăn nhìn các cây bút Bic mực lem nhem trên thân, cây bút máy thân cong lại như bị ai hơ qua lửa, Lưu Trọng Văn tiết lộ: Lúc còn sống, cha anh hay phàn nàn vì ông dùng bút rất chóng hỏng. Cứ mỗi khi ông viết, đặc biệt là lúc phải dồn hết tâm lực để sáng tác, do trường lực phát ra từ bàn tay cầm bút nóng bỏng, mực trong các cây bút Bic đều bị chảy ra ngoài. Riêng cây bút Paker, tôi cứ băn khoăn tự hỏi: phải chăng nó đã cong lại khi nhà thơ viết bài thơ "Lại tiễn con" để khóc Lưu Trọng Nông, người con trai thứ năm hy sinh ngay trước giờ miền Nam được hoàn toàn giải phóng!Các tủ kính trong Nhà tưởng niệm còn lưu giữ được nhiều tác phẩm và di cảo cuả Lưu Trọng Lư. Tôi để ý thấy ông hay có thói quen viết thơ vào những cuốn sổ tay, khổ giấy 10 x 15. Chữ viết lần đầu bằng mực xanh, những chữ sửa đều viết ra bên lề cẩn thận bằng mực đỏ. Theo bà quả phụ Lưu Trọng Lư, số trang viết ông để lại có tới mấy vạn trang. Chỉ cho chúng tôi xem tập bản thảo nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhà thơ để lại, bà cho biết ông đã viết nó trong suốt cuộc đời. Tiếc rằng, gần ba ngàn trang tâm huyết ấy, ông chưa kịp sửa chữa lại và đưa cho nhà xuất bản nào công bố. Lần theo những trang viết Lưu Trọng Lư, bắt đầu từ những năm 30 cuả thế kỷ này đến 8 giờ 45 phút ngày 10/ 8/1991, tôi cảm nhận được một điều sâu xa, rằng: với lòng yêu nước, thương nòi, yêu thương con người, Lưu Trọng Lư - bằng tình yêu tiếng Việt nồng nàn - cùng với Thế Lữ, Xuân Diệu, Chế Lan Viên và nhiều nhà thơ lãng mạn khác nữa đã dấy lên phong trào Thơ Mới, góp phần nâng cao dân trí và nối kết hai nền văn minh Đông -Tây cuả nhân loại. Về sau, cũng bằng những tình cảm cao quý đó, ông đã nhanh chóng đi theo cách mạng, tham gia tích cực vào hai cuộc kháng chiến thánh thần cuả dân tộc. Từ một nhà thơ lãng mạn ngơ ngác trước cuộc đời, ông đã trở thành một nhà thơ chiến sĩ, một nghệ sĩ cuả nhân dân. Có lẽ vì thế mà nhiều thế hệ Việt Nam đã cảm thấy cái hay, cái đẹp cuả hồn thơ ông, cho dù đấy là "Tiếng thu", "Thú đau thương"ê... trước đây, hay đấy là "O tiếp tế", "Đi giữa vườn nhân"...sau này.Tôi vốn là một trong những người say "Tiếng thu". Với tôi, dù Lưu Trọng Lư ra đời vào muà đông hay muà hạ, tôi vẫn cứ đinh ninh rằng ông được sinh ra vào muà thu. Bởi những vần thơ thu dìu dịu buồn như gió chiều thu heo heo thổi cuả nhà thơ vẫn còn dư sức để an ủi lòng người. Bởi ông đã dấn thân theo cách mạng cũng vào một ngày thu tháng Tám! Và, có ai hay, nhà thơ đã chọn đúng ngày lập thu để mãi mãi sống trong cõi vĩnh hằng cuả thơ, cuả lòng nhân?Vậy là đã sáu muà thu Lưu Trọng Lư đi xa. Tuy biết thế nhưng tôi vẫn nghĩ ông như còn đang ở đâu đây trong nhà tưởng niệm, trong các thư viện và trong lòng người yêu thơ. Vì, hồn thơ trong trẻo ấy đã được người yêu tiếng nói dân tộc coi là hồn cuả một ngày chính thu nước Việt!