Chương Mười Bảy

Vừa bước vào tiệm ông Hoàng bước ngay đến quầy tiếp khách nơi anh Duy Anh đang ghi phiếu cho một người khách nữ và cô Thủy đang chờ lấy khách. Anh Duy Anh mỉm cười chào ông trong khi cô Thủy hỏi:
- Hôm nay chú Hoàng không đi Baltimore sao mà đến đây vậy?
- Lâu lâu chú làm tài xế cho cô nhân tiện ghé thăm tiệm xem các cháu làm ăn như thể nào đấy mà!
- Chứ không phải chú muốn kiểm tra anh Duy Anh sao? Cô Thủy hỏi với miệng cười chúm chím.
- Tiệm càng ngày càng phát đạt, kiểm số tiền thu của tiệm hàng tháng đủ hiểu rồi chú đâu cần kiểm tra Duy Anh cho nhọc công - Ông Hoàng vui vẻ trả lời rồi nói tiếp khi nhìn y phục của cô Thủy - Nhưng mà nếu có kiểm là kiểm cháu đó! Không lúc nào chú thấy cháu mặc áo đồng phục! Tiệm đẹp hay không là do áo đồng phục nữa cho nên đừng tạo ra một ngoại lệ nào.
Không đáp lại lời của ông Hoàng, cô Thủy mời khách đến bàn của mình, rồi nói thòng lại với nụ cười khó hiểu khi cô quay lưng đi:
- Chuyện áo đồng phục là chuyện nhỏ. Trong tiệm này còn có nhiều chuyện đáng được kiểm hơn chú Hoàng à! Nhưng nếu chú nghĩ như vậy thì tốt cho cả chú lẫn anh Duy Anh và còn người khác nữa!
Bà Kim Cúc quay đầu chăm chú nhìn cô từ chỗ làm việc của bà. Khuôn mặt hân hoan tươi mát của bà sau khi chào khách lẫn thợ trở nên sắt lạnh và bất bình như vừa trải qua một cuộc xô xát. Bước theo cô Thủy và cô khách đến tận bàn làm việc của cô ta và bà đã nói với cô bằng tiếng Mỹ:
- Tôi muốn nói chuyện riêng với cháu tại phòng ăn sau khi cháu tiếp cô khách này.
Khuôn mặt vênh váo của cô Thủy trở nên trắng nhợt và giống như một khuôn mặt ma khi mà làn da trắng toát của cô làm đậm nét đôi mắt với đường kẻ đen thui và son môi nâu đậm. Với giọng mất tự tin, cô đáp:
- Dạ được.
Đi thẳng về phía sau tiệm với những bước chân kiêu kỳ như thường lệ, bà Kim Cúc giữ một khuôn mặt bình thản trước bao cặp mắt nhìn. Dọn dẹp trong phòng làm sáp một lúc, bà nghe cô Oanh đến báo:
- Anh Hoàng nhờ em gọi chị đến coi tiệm Bàn Tay Đẹp ở L. giúp ảnh.
Bà Kim Cúc chau mày:
- Thế anh ấy chưa đi à?
- Dạ không, xe ảnh bị tung ở bãi đậu nên không đi được.
Bà Kim Cúc vội vã nói cảm ơn cô Oanh rồi bước theo cô ra phía trước. Ngang qua đám thợ, bà phớt lờ những cặp mắt tò mò của họ nhất là cặp mắt nửa nghi ngại nửa dò xét của cô Vân.
Quả đúng như cô Oanh thông báo, ông Hoàng nói với bà Kim Cúc sau khi gác điện thoại:
- Chả trách gì người Mỹ luôn chúc nhau một ngày tốt lành! Hôm nay chưa có ai chúc phúc nên anh không thể làm được những gì mà mình dự định!
- Sao vậy anh? Bà Kim Cúc lo lắng hỏi.
- Chiếc xe của anh vừa đậu đã bị tung móp nát một bên hông, anh phải gọi cảnh sát làm biên bản. Cũng may là bỏ xe em thay nhớt nếu không thì càng phiền hơn!
- Xe mình mới đậu đấy mà anh?
- Tài xế của chiếc xe cam nhông lớn bất cẩn tung vào mạn sườn bên ghế hành khách của xe mình khi lái xe vào chỗ đậu cạnh bên. Chẳng hiểu hắn ta còn mê ngủ hay say rượu nữa! May là anh ra kịp lúc bắt quả tang nên đã lấy biển số xe rồi. Duy Anh đang đứng ngoài trông chừng để anh gọi điện thoại báo cho cảnh sát. Cảnh sát hứa sẽ đến ngay nhưng nếu làm xong thủ tục chắc là lâu lắm. Sáng nay anh đã hứa sẽ mở cửa và coi tiệm cho anh Thương cả ngày nhưng giờ phải kẹt ở đây.
- Anh muốn em làm gì?
- Em sang coi tiệm bên anh Thương thế anh! Anh đã nói Duy Anh chở em đến đó, nó đang chờ ngoài ấy.
Những cặp mắt tò mò của các cô thợ đang hướng ra ngoài bãi đậu xe quay phắt về phía ông Hoàng và bà Kim Cúc với sự lạ lẫm. Tỏ ra không để ý đến họ, bà Kim Cúc mở sổ lấy hẹn, dò các ô mục trên trang giấy rồi gật đầu:
- Hôm nay em không có nhiều khách hẹn nhưng cô Jackson thường đến yêu cầu em gắn lông mi giả vào lúc một giờ trưa. Còn bà Davis chỉ đòi em làm khi thấy em ở đây, nếu không, mấy đứa làm hộ cho em cũng được.
- Cô có muốn cháu làm cho mấy người khách của cô không?
Cô Thủy hỏi với giọng nửa cầu hòa nửa van lơn khi cô đi ngang tiễn khách. Ngạc nhiên trước sự đề nghị không hề nghĩ tới nhưng bà Kim Cúc gật đầu với ánh nhìn quảng đại:
- Vậy thì tốt lắm! Cảm ơn cháu!
Nói xong, bà chào mọi người và bước ra khỏi tiệm, bỏ mặc những ánh mắt nhìn kỳ lạ sau lưng. Kiêu kỳ trên những bước chân khoan thai của mình, bà tự cho rằng mình đang sắp sửa đối đầu với tình cảm khó  hiểu của một người thanh niên kỳ quặc. Là người có một cuộc sống êm đẹp nhưng bà Kim Cúc luôn luôn tin rằng con đường mà con người bước đi trong cuộc đời không phải lúc nào cũng tìm thấy hoa thơm có lạ và rằng những chướng ngại trong cuộc đời được giải quyết tốt đẹp khi đối đầu mới thực sự chứng minh được mình là ai và là người như thế nào.
Anh Duy Anh mời bà vào xe của mình xong, im lặng mở máy xe và ấn nút máy cassette. Đã quen thuộc với bản tính trầm lặng bất chợt của anh ta, bà Kim Cúc im lặng chẳng khác gì anh tại ghế hành khách bên cạnh. Trong khi mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng biệt họ trông giống như đang cùng thưởng thức những bài tình ca nhạc Việt êm dịu. Tiếng nhạc đệm của trống, của đàn ghi ta và của đàn dương cầm hòa với những giọng ca du dương và tha thiết của các nam và nữ ca sĩ trẻ đã đưa cả hai chìm vào thế giới suy tưởng riêng biệt và mở rộng trí nhớ hạn hẹp của bà Kim Cúc trong nỗi day dứt khôn nguôi. Trong giòng nhớ, kỷ niệm ngày cũ của thời son trẻ ào ào trôi về với thành phố Sài Gòn xưa, với những hàng cây rợp bóng mát, những quán xá bên đường, những chiếc tập sách trên tay, những cơn mưa rào bất chợt, những cái nhìn ngượng nghịu, những cánh thư trao vội, và những chiếc gắn máy hòa lẫn trong giòng xe đạp xa xăm và thật xa xăm. Lơ lửng trong trạng thái mất mát của tâm hồn, bà cảm thấy chơi vơi giữa quá khứ và hiện tại và bâng khuâng vì không rõ được cái gì mình đang muốn có. Khi ý thức được thời gian trôi qua như một áng mây, bà nhận ra cuộc sống đơn điệu hàng ngày đã chôn lấp những ước mơ của thời thanh xuân mà một trong những ước mơ ấy là tình yêu lãng mạn và cao thượng. Thế là bà đã quên bẵng cái ý nghĩ thử thách chính mình ngay từ lúc ban đầu. Và như thế, nếu trong xe của ông Hoàng trên đường tới tiệm Bàn Tay Đẹp ở B. bà đã trầm tư mặc tưởng về chuyện hồi xuân của các bà sồn sồn, khi thị những hành động trái đạo đức và khẳng định sự mẫu mực của mình trong vai trò làm vợ và làm mẹ  bao nhiêu thì trong chiếc xe của anh Duy Anh trên đường đến tiệm Bàn Tay Đẹp ở L. bà đắm chìm trong suy tưởng về thời son trẻ, về tình yêu lãng mạn và những lời yêu thương chân thật mà bà từng ao ước được nghe trong một thời đã mất bấy nhiêu. Cũng chính lúc đó bà nhận ra sự sợ hãi bao trùm lấy mình. Thay vì hỏi một lời gì đó với anh Duy Anh bằng một giọng kẻ cả bà sợ khơi mòi cho một câu chuyện dài dòng của sự yêu thương mơ hồ nào đó đang biểu lộ bằng những lời tình ca Việt đang vang trong xe. Những lời ca như “xót xa niềm nhớ”, “ Đắng cay chồng chất nỗi sầu riêng mang”, “ niềm thương đau khó  quên”, “ trọn đường tình lẻ loi”, và “ biết bao giờ mới thôi” hình như đang trút hết tâm trạng và  nỗi niềm đang có của người thanh niên.
Trong cái không khí im lặng bao trùm, anh Duy Anh không cảm nhận được là bà Kim Cúc đang đắm chìm trong hoài cảm lẫn nỗi lo sợ. Miên man theo những ý nghĩ riêng của mình một lúc, anh hỏi:
- Chị có thể tặng em một tấm hình không?
Không nghe bà Kim Cúc trả lời, anh trả lời cho câu hỏi của mình:
- Với tấm hình đó em sẽ được nguôi ngoai nỗi nhớ khi em xa chị.
Bà Kim Cúc vẫn im lặng và anh lại hỏi:
- Chị có tin rằng tình yêu chân thật không đựa trên tiền bạc, danh vọng và tuổi tác không? Chị có tin một người người thanh niên yêu một người đàn bà hơn anh ta hai, ba mươi tuổi không?
Không nghe bà Kim Cúc nói một lời nào, anh lại tự trả lời:
- Em chỉ tin sự chân thật của tình yêu khi hai người yêu nhau không tính toán thiệt hơn và em cũng tin là tình yêu được đánh giá chân thật khi nó dựa trên sự chung thủy. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều người thanh niên yêu người đàn bà hơn anh ta hai mươi, ba mươi tuổi. Chị có biết anh Yann Andrea Steiner đã yêu bà Marguerite Duras khi anh hai mươi hai tuổi trong khi bà ta sáu mươi mốt tuổi không? Anh ta đã sống với bà cho đến ngày bà lìa đời. Em rất khâm phục tình yêu chân thực của anh Yann Andrea Steiner này. Đó mới đích thực là tình yêu bởi vì nó không xuất phát từ so đo, tính toán hay vị kỷ!
Sau cùng, anh tự kết thúc câu chuyện của mình vì không được một lời đáp trả:
- Đôi khi em nghĩ sự cao thượng của tình yêu là trốn chạy và hy sinh nhưng em không thể dứt bỏ được nó trong tâm tưởng mình sau bao lần cố gắng. Đó là sự bám víu trong tâm tưởng không thôi.
Khó khăn lắm bà Kim Cúc mới trả lời hết những thắc mắc của chàng thanh niên với giọng nói của một bà mẹ. Bà nói rằng tặng nhau hình bóng trong thời điểm mọi người có thể dùng điện thoại hay trao đổi điện thư một cách dễ dàng là điều không thực tế. Bà nói rằng chuyện người thanh niên yêu một người đàn bà già hơn anh ta hai, ba chục tuổi gì đó là chuyện của một kẻ điên mà bệnh tâm thần của anh ta nên được điều trị bởi một người cố vấn tâm lý có tài. Bà cũng nói rằng tình yêu chân thật hay giả dối không phải là vấn đề tối cần trong cuộc sống của một người tị nạn Việt Nam khi vừa đến Hoa Kỳ mà là công ăn việc làm và trình độ học vấn. Bà còn nói là bà không phải là chuyên gia tìm hiểu và trắc nghiệm đặc tính của các loại tình yêu nên không thể trả lời cho anh biết tình yêu chân thật, tình yêu chân chính, tình yêu chung thủy, tình yêu cao thượng, và tình yêu hy sinh khác nhau ở những điểm nào. Sau cùng bà nói là bà không biết chuyện tình của anh Yann Andrea Steiner với bà Marguerite Duras nào đó và là cho dù anh Duy Anh có cho bà những tên Mỹ hay tên Tây của từng cặp yêu nhau na ná và tương tự như vậy bà cũng không biết họ là ai, chuyện họ yêu nhau như thế nào và có thật hay không.
Khi chiếc xe anh Duy Anh dừng trong bãi đậu của thương xá L., bà mở cửa bước ra và căn dặn:
- Em hãy trở lại coi tiệm đi, đừng vào đó làm gì! Chiều nay chồng tôi sẽ đón tôi về.

Truyện Tình Trên Đỉnh Sầu Chương Một Chương Hai u do ông Hoàng lịch sự mời và huyên thuyên đối thoại với bà Thu và ông Thắng khi hai người này kể hết chuyện này sang chuyện khác về những thành công của vợ chồng chồng ông Hoàng tại Mỹ.
Bác tài xế lớn tuổi của chiếc xe van xám, sau khi thỏa thuận với anh tài xế chiếc xe van trắng những con đường họ sẽ đi, mời bà Kim Cúc lên xe. Theo sự sắp xếp trước của những người đi đón, bà và ông Hoàng ngồi tách biệt theo gia đình mỗi người để dễ dàng tâm sự, mà theo bà, sự sắp xếp này này hoàn toàn hợp lý và đúng với ý nguyện của bà. Lisa bám chặt mẹ từ lúc ra khỏi cổng phi trường cho đến lúc ngồi trên xe. Háo hức được về Việt Nam gặp lại ông bà ngoại nhưng khi gặp ông cụ Đức, nó ngần ngại trước khuôn mặt tiều tụy và hốc hác của ông. Nó cũng e dè với những cử chỉ vồn vã của người dì ruột tên là Bạch Mai mà nó chỉ nghe nhắc đến đôi lần khi nó còn ở bên Mỹ. Ông cụ Đức ngồi cạnh người tài xế, im lặng chẳng khác gì người con gái đầu. Còn bà Kim Cúc, sau khi ngồi cạnh bà Bạch Mai, mừng mừng tủi tủi hỏi thăm mẹ không ngừng. Nỗi quan tâm đến bệnh tình của bà cụ Đức và khuôn mặt không thay đổi theo tháng năm của bà Bạch Mai đã khiến bà không nhớ ra hôm đó là lần đầu tiên bà gặp lại bà Bạch Mai sau hai mươi mốt năm kể từ khi bà bỏ nước ra đi.  Đến khi nhận ra thái độ dè chừng và lối trả lời ngập ngừng khi được hỏi đến của người chị ruột của mình, bà Kim Cúc im lặng theo bầu không khí nặng nề và ngột ngạt trong xe.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: đưa lên
vào ngày: 7 tháng 5 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--