Chương 18

     ác tờ báo lớn, vẫn đang hiện diện các bài viết phê phán ngành Điện, đúng có và mông lung cũng có. Thường xuất hiện vào mùa khô, mùa mà các hồ thủy điện thường cạn kiệt nước và thường hay cúp cắt điện đột xuất. Việc phê phán là việc của báo chí và người dân, còn ngành Điện vẫn im thinh thít. Mặc dù họ có một đội ngũ báo chí hùng mạnh, nhưng vẫn cứ im thinh thít. Tạo ra một sự bí ẩn thường thấy.
Ngành Điện là một tổ chức hết sức chặt chẽ, gần như hoàn thiện. Những nghị định nghị quyết, các văn bản gởi đi các công ty. Tức thì toàn bộ nhân viên ngành Điện làm theo răm rắp, nhân viên trong ngành Điện rất có kỷ luật và qui cũ. Toàn bộ nhân viên được ký kết không làm lộ bí mật nhà nước, tức thì không một ai muốn nói ra ngoài một điều gì.
Đội ngũ viết báo và thơ văn cũng vậy, họ dư sức viết bài phân trần với báo chí bên ngoài cho tỏ tường, dư sức giải đáp thắc mắc của mọi người dân nhưng không một ai muốn làm điều đó. Phạm vi bí mật nhà nước là như thế nào là bí mật, quả là mênh mông. Tiếc lộ một vài kỹ thuật có phải là bí mật không, kiến thức về điện là kiến thức chung của nhân loại hay cũng lại là bí mật…Tất cả chung chung, nhưng tất cả đều ký và không ai muốn nói. Chẳng thấy tài liệu nào đóng dấu “mật”, nhưng gần như ai cũng xem đó là mật.
Phan Tài cũng ký và Mỹ Nhơn cũng ký. Hai người cảm giác như họ mới là người mà ngành điện muốn ký tên xác nhận không để lộ bí mật nhà nước. Mọi người trong công ty ai cũng cho là họ viết báo và đã từng để xảy ra tin tức lọt ra ngoài cho hai nhà báo TT, nên ai cũng mong ngóng xem họ có ký không.
- Ai cũng ký, còn mình không ký là mình tự vỗ ngực “sẽ để lộ thông tin nhà nước”…Bắt buộc phải ký thôi.
- Em cũng vậy…
- Người ta trách ngành Điện cắt cúp đột xuất, không chịu đền bù…Lòng vòng bảo phải chứng minh thiệt hại. Người dân thường không thể chứng minh được, nên không thể đền bù. Nên Người dân kết luận ngành Điện độc quyền.
- Kết luận như vậy là ẩu trĩ…Thữ so sánh với vụ kiện các công ty thãi chất độc Da cam tại Việt Nam, người ta không chịu đền bù vì bảo phải chứng minh thiệt hại, vậy kết luận nước Mỹ là độc quyền hả. Thứ hai nữa, muốn không độc quyền thì phải có nhiều mô hình, chẵng hạn như dịch vụ điện thoại di động không thích thì sài mạng di động khác. Đằng này chỉ có một mạng đường dây giăng mắc khắp đất nước, không thích sài thì chọn đường dây nào khác đây. Nếu nghe lời người dân tránh hai chữ “độc quyền”, giăng mắc thêm đường dây khác có tốn kém thêm ngân sách nhà nước nữa mà thôi. Nhà nước để EVN độc lập là đúng rồi…
- Hai chúng mình là nhân viên ngành Điện, lại thêm có máu viết báo. Nhìn nhận ra vấn đề thì dễ, chỉ tội người ngoài cứ kháo nhau thế này thế nọ mãi, không hiểu cho ngành Điện…
- Đúng là nhiều tờ báo đăng tải mông lung nhiều thứ. Hôm nào, em tấn công lại họ một phen…
- Thôi đi cô nương…Mới có chồng thì lo cơm nước chồng con đàng hoàng. Trung Dân nó tốt với em không?
- Ảnh cũng tốt, nhưng ảnh cứ nói là viết báo thế nào cũng ở tù…Ảnh mà cũng quan niệm như thế thì khổ lắm…
-Cũng đúng…Có hai nhà báo TT bị bắt nhốt chưa thả…
Phan Tài cũng lo cho số phận của mình, giờ dấn thân vào nghề báo là thấy vui ít mà buồn thì nhiều. Nghĩ đến vợ con, thỉnh thoảng nghe ớn lạnh. Nếu bài viết của mình ai đó đem mổ xẻ, không thế này thì cũng thế nọ. Anh quan niệm rằng vấn đề nào mà không có mặt trái, ai đó chỉ đem mặt trái phân tích thì bài vỡ của anh rõ là có vấn đề. Chữ nghĩa không bao giờ bao quát hết sự việc, cắt ngang một phần nào đó để đánh giá, là mọi việc có thể đem ra nhạo báng. Cái trò chơi chữ đến giờ phút này Phan Tài đã quá hiểu rõ, trên giấy tờ văn bản nào cũng có chỗ hỡ, nhưng cũng có chỗ khỏa lấp để những sự việc có xảy ra là người ta đem ra căn cứ vào đó mà đối chiếu xét xử…Nói chung, cái nghề tay trái này có trục trặc gì đó, thì ảnh hưởng cả nghề tay mặt là nghề điện mình đang phục vụ công ty Truyền Tải. Con người sinh ra không được chọn thời để mà sống, nhưng con người có thể từ thời thế mà cơ bản khẳng định mình là ai. Việc gì cũng có cái lý của nó, lý do anh dấn thân vào viết lách là vì không thể bàng quang với thời cuộc. Anh đã ký kết không để lộ thông tin bí mật nhà nước, là gần như không thể nói gì nữa nhưng anh rất quan tâm đến chuyện thời sự hàng ngày và mình có thể lý giải cặn kẻ cho người dân hiểu. Không nhà báo nào có thể trả lời tỏ tường hơn những người trong ngành Điện, nhất là Phan Tài là người cầm bút và suy tư sâu nặng vừa tình vừa lý với ngành Điện. Về việc báo chí cũng như người dân muốn xóa bỏ độc quyền, Phan Tài cho rằng đó là sự suy nghĩ nông cạn. Trước đây, khi đất nước ta cố gắng xây dựng cơ chế độc quyền để bảo đảm tự chủ và an ninh quốc phòng, rồi giao cho những người đáng tin cậy quản lý và tiến triển trở thành một tập đoàn lớn có tên là EVN, thì người ta ngang ngược muốn xóa bỏ quá trình đang tiến triển ấy. Người ta nói là để cạnh tranh hơn, chất lượng hơn và nói rất là dễ như có thể làm được trong một sớm một chiều. Họ không chịu nghĩ rằng, nếu muốn cạnh tranh hơn và chất lượng hơn thì phải có thêm một mạng đường dây chằng chịt nữa. Điều đó nghĩa là tiền trong ngân sách nhà nước tiếp tục mở hầu bao vào cho thêm đường dây để được “cạnh tranh hơn”, vì chỉ có một mạng điện thì cạnh tranh với ai?
Tránh mấy từ độc quyền để đúng theo những lý luận kinh tế quả là gay góc, mà thực tế và bản chất là nên độc quyền hơn nữa cho loại hàng hóa này. Mới đây, thêm một doanh nghiệp mới vừa có khả năng tranh chấp cùng với EVN, cùng một “con chung” của Chính phủ. Tính toán hơn thiệt nhau trên lợi nhuận, dẫn đến gây gỗ nhau trên thương trường, chưa chi đã thấy “sự cạnh tranh” ấy càng dẫn bất ổn hơn là lợi lộc cho người dân. Trong khi đó, EVN đang hướng đến sự độc quyền “hoàn thiện”, bởi vì thứ hàng hóa đặc biệt này cần có sự quản lý đặc biệt. So sánh với việc cúp cắt điện trước đây quả là số lần cắt cúp giảm rất nhiều, phần lớn lý do ở khâu kỹ thuật chịu tải của thiết bị là phần nhiều (Bởi bì mọi thứ đều có tuổi thọ). Cho nên, vài lần cúp cắt trong mùa khô, thì ngay tức khắc đổ bực dọc cho ngành Điện và khăng khăng đó là sự độc quyền quả là hơi ẩu trĩ. Sự nổ lực của ngành Điện như vậy là rất lớn rồi, và đang trong quá trình hoàn thiện hơn.
Phan Tài định thần lại và nhìn báo chí nói xấu ngành Điện mình. Phan Tài vẫn còn ghiền viết báo lắm, mỗi ngày viết nhiều hơn và có thể viết nhiều đề tài khác nhau. Phan Tài cảm giác như tiền lương không đủ sài, gần như người ta nói làm cho ngành Điện lương cao nhưng tháng nào cũng như tháng nấy. Kiếm thêm chút đỉnh, cũng là một lý do trong viết báo. Đó là công việc còn để làm “chảnh” với bên vợ, xưa nay có chàng rể nào ở bên vợ có được lời nói “cứng”.
Từ ngày lấy vợ, được cha vợ ưu ái “nhượng” lại chức tước và ở hẳn trong căn nhà của cha mẹ vợ. Nhìn bề ngoài thấy như Phan Tài có được sự đầm ấm không ai hơn, lấy con gái duy nhất của ông Trần Chí Lý thì ai cũng ganh tỵ. Nhưng Phan Tài có cảm giác như mình khó thở, thiếu đi sự tự do. Nhất là đàn ông là người luôn thể hiện sự chỉ đạo, dẫn dắt. Phan Tài cảm thấy mình bị kèm cập, và gần như tất cả ý kiến gì của anh nói đều bị bát. Cho dù đó là lập luận logic nhất, nhưng cô vợ vẫn cứ không nghe mà cứ một mực là đợi cha về hay gọi điện cho ông để xin ý kiến. Tương phản giữa việc anh là trưởng phòng Kỹ Thuật hầu như xử lý sự cố rất chu đáo, ai ai cũng gần như chấp nhận những phương thức của anh đề ra, thì về nhà ngược lại cô vợ mỉa mai cho đó là nhờ cha vợ đã sắp xếp và anh chỉ thừa hưởng những kinh nghiệm đã có rồi từ người cha. Khi tất cả bên vợ biết được Phan Tài là người cung cấp tin cho báo chí chứ không phải Mỹ Nhơn, thì mọi thứ Phan Tài làm đều bị vợ mình đay nghiến, rằng cha vợ là người âm thầm chịu đựng vì hạnh phúc của con, rằng ông bị oan mà vẫn chấp nhận từ chức để nhường cho Phan Tài chức danh Trưởng phòng Kỹ Thuật. Người cha là trên hết là đương nhiên, nhưng mọi thứ khác thì vợ mình đều xem là thấp kém và Phan Tài chẳng là gì hết và anh rất ư là phiền muộn điều đó. Ngược lại, khi Phan Tài than thở với ai việc đó, thì mọi người xem như đó là việc đương nhiên. Ai ai cũng nói: “ Ở rể mà…” và xem như việc đó là bình thường.
Khi đàn ông mất sự chỉ đạo, không phát huy được tính “cầm lái” trong gia đình thì bắt đầu có những rạn nức trong hạnh phúc. Phan Tài thường tìm gặp lại Mỹ Nhơn và so sánh hạnh phúc của gia đình mình với hạnh phúc của nàng với Trung Dân, thường hỏi nàng có hạnh phúc với Trung dân không và tiếc nuối sao trước đây mình không “dũng cảm” lấy nàng làm vợ. Phan Tài suy xét lại tình yêu của mình với vợ trước đây, anh cảm giác như tính hiếu thắng đố kỵ của một gã đàn ông quyết tâm lấy một cô vợ của một người có chức tước hơn là từ tình yêu trong con tim mình. Ngay từ đầu vợ anh đã đối xử với mình như vậy rồi, đã lấn lướt và mình bao giờ cũng lép vế. Ngay từ đầu người vợ đã có tính lanh chanh, là một công nhân của nhà nước nhưng đòi hỏi mua chiếc nhẫn cưới gần cả chục triệu. Khi vợ mình sinh ra đứa con thì vợ mình càng “phát huy” tính lanh chanh ấy không thể nào chịu nỗi nữa. Phan Tài ngán ngẫm khi mỗi lần về nhà, nhưng việc đưa đón con và chơi với nó anh không sao bẵng đi ngày nào được. Người cha yêu con quá mức cũng có khi cực đoan, anh bắt con bé học sớm hơn tuổi nhưng anh cho rằng nó có phước đức vì có người cha hiểu biết. Từ ngày có con, Phan Tài sợ chết sớm, anh sợ bất trắc nào đó mà mình qua đời con bé phải sống làm sao đây và ai dạy dỗ nó, tuy bực mình vợ có khi không thèm gần gũi nhưng cũng tiếc nuối khi vợ lấy người chồng khác khi mình chết sớm, rồi con bé gặp người cha sau biết có tốt không? Đây đó báo chí đăng tải những tin mà đứa con của vợ bị cha dượng quấy rối, Phan Tài đay nghiến khi nghĩ đến cảnh tượng đó và không muốn chết sớm hơn bao giờ hết. Nhưng tâm trạng bất an mong chờ con nhanh lớn để mình dạy dỗ, để tranh thủ lúc mình còn sống thì dồn dập kiến thức gì đó con bé có thể học được. Cái gì Phan Tài cũng phân tích, không cần biết con bé có hiểu hay không, có khi quất cây vào đít con để nó nghe mình nói, thì lúc đó vợ anh giành lại con bé và anh bị đay nghiến như là một gã khùng không hơn không kém. Bị vợ xĩ vả thậm tệ, lại còn nói mình dạy con không có phương pháp, Phan Tài có lúc tức giận đá chiếc xe đạp ai đó ngán giữa đường, bị sút móng chân và đi làm bị cộp trong chiếc dày. Mấy ngày ai hỏi cũng không nói, đó là những ngày Phan Tài chỉ thích nói chuyện với Mỹ Nhơn mà thôi. Thoạt đầu thì dùng điện thoại nội bộ, có khi chơi sang móc điện thoại di động ra ca cẩm. Tựa như chưa hết ý thì gặp nhau thường xuyên hơn, và lý do đầu tiên mượn chuyện để nói đó là đề tài báo chí mà giờ hai người đều là Công tác viên của Bản tin Báo Điện Lực.
Trong cơ quan việc trao đổi giữa những người nam nữ là chuyện bình thường, nhưng giữa Phan Tài và Mỹ Nhơn trước đây ở trạm Phú Tân đã có tình ý nhau rồi, thì Trung Dân chồng của Mỹ Nhơn nghe mọi người tọc mạch thì rất là buồn phiền việc ấy. Chuyện Trung Dân ghen tuông cũng có cơ sở, phát sinh thêm mối quan hệ phức tạp vốn dĩ ở đời không có gì hoàn hảo cho lắm và người đang bị phiền phức lúc này chính là Mỹ Nhơn. Nàng hết sức là khó xử.
Không biết Trung Dân nói gì đó với Mỹ Nhơn, mà khi gặp Phan Tài nói với nàng:
- Trong góc sâu trong tâm hồn anh, cũng có ý nghĩ việc có tình cảm với em.
Nàng nói:
 - Trước đây anh phá bĩnh em chưa đủ sao, giờ anh còn muốn phá em nữa…
Phan Tài thực lòng nhưng Mỹ Nhơn cho là bỡn cợt, anh hết sức buồn phiền câu nói đó.
Ở đời hiếm có việc gì suông sẽ như mình tính toán cả, nhất là việc tình cảm yêu đương giữa con người. Phan Tài biết mỗi người con gái nhìn rõ được một thứ tình cảm chắc chắn lâu dài, mới mong rằng chinh phục được họ. Mỹ Nhơn không còn là người mà anh nghĩ tới được nữa và nàng đâu dám mạo hiểm hạnh phúc đang có để đổi lại những câu nói bông đùa không chắc chắn bao nhiêu như anh đã nêu. Mặc dù trước đây hai người đã có tình cảm sâu nặng đi chăng nữa, mà không hướng tới sự bền lâu thì bây giờ nàng nói là anh là người “phá bĩnh”. Cái nhìn của phụ nữ là vậy, khi mọi thứ chắc chắn, khi anh cô đơn hoặc anh thôi vợ thì mới mong những lời lẽ đó là nói thật. Trong khi đó, phụ nữ không thích đàn ông bắt cả hai tay, thứ tình cảm yêu đương đối với phụ nữ chỉ có một mà thôi, không thể chia sẻ và cũng không thể cùng lúc vừa yêu người này và đồng thời yêu người kia được. Phan Tài cũng biết họ còn xem mình là người thiếu đứng đắn, không đáng là người để họ xem trọng nữa.
Rắc rối từ phía gia đình, mà phản xạ con người không bao giờ muốn cô đơn. Thỉnh thoảng Phan Tài muốn thẳng thắng nói rằng, mình sẵn sàng bỏ mọi thứ để bắt đầu lại với nàng nhưng cái thời điểm mà mỗi người có khác nhau, cũng như trước đây thời điểm anh chưa muốn có vợ và thời điểm yêu nàng không đúng nhịp. Giờ anh chỉ biết nhìn thời cơ trôi qua và thú nhận với riêng mình là có yêu nàng, nhưng giờ điều đó nói ra càng thêm bị khinh khi. Vả lại, Phan Tài có dám nói với Mỹ Nhơn rằng anh sẵn sàng bỏ mọi thứ để bắt đầu với nàng đâu, rằng anh yêu nàng tha thiết và vì con tim anh sẽ sống theo nhịp đập con tim ấy. Hai người cùng cơ quan, cùng làm chung với những người mà họ đang sống hạnh phúc, thử hỏi có dám mở miệng nói ra những dự tính mà xét kỹ ra chỉ thoáng một lúc trong đầu mà thôi. Tâm thức con người càng nhìn càng thấy buồn, vì ở đó luôn có những ước mơ xa vời vợi mà con người không thể với tới được. Điều đó làm cho con người ta buồn khổ và người nào cũng vậy. Luôn luôn buồn phiền,cho dù họ đã có hạnh phúc và có sự đầy đủ nhất định nào đó. Con người là như vậy, nên con người lúc nào cũng làm những việc mà mấy ai hiểu nổi.
Phan Tài gặp nhiều việc căng thẳng, dồn dập: Nào trục trặc thiết bị, nào hội họp nghe những lời trách cứ từ cấp trên, nào báo chí phỏng vấn và những góp ý của người dân về việc cắt cúp điện. Báo chí không cần biết lý do gì, cứ việc cắt điện thì phản ánh. Họ nói yếu tố kỹ thuật chi chi đó không cần biết, ngành Điện phải làm như thế nào đó làm, miễn sao điện luôn luôn có và phải có chất lượng, rồi họ lại soi mói vào sự độc quyền và ngành Điện được hưởng chế độ “con cưng” của chính phủ. Người dân bị mất điện, bị đình đốn sản xuất và sinh hoạt. Bực dọc không hiểu nhiều về cơ cấu của chính phủ và cấu tạo của ngành Điện như thế nào. Họ cũng theo báo chí bươi móc những phiền toái trước đây, làm cho báo chí vài ngày gần đây luôn có những trang chỉ trích những người trong ngành Điện.
Người ta hay thích chỉ trích, người ta cho rằng đang đại diện số đông quần chúng. Người ta cũng muốn thực hiện câu thành ngữ: “ Nực cười châu chấu đá xe, tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiên”. Người ta cho mình là châu chấu, còn ngành Điện là xe. Khi gặp những sự việc khốn đốn như vậy, sự quan tâm an ủi của gia đình rất quan trọng. Nhưng trong mối quan hệ vợ chồng, Phan Tài thường xuyên gặp cảnh lục đục…
Hạnh phúc gia đình mỗi người nâng niu, nuôi dưỡng. Phan Tài không hiểu sao người vợ đùn đẩy cho anh mọi việc. Cô nàng đỏng đảnh như lúc còn con gái, bắt anh phải quan tâm nàng từng chút một, còn mình thì mặc kệ:
- Anh có biết, tôi hay úp mặt vào gối khóc tức tửi không?
- Úp mặt vào gối, có trời mới biết.
- Đó…Anh có chịu là người vô tình không?
- Đi làm căng thẳng, lo đưa rước con đi học. Về còn phải quan tâm từng chuyện nhỏ nhặt nữa sao?
- Bởi thế tôi mới khóc, không ngờ tôi lấy một người quá vô tình.
 Phan Tài thở dài ngao ngán. Trong khi mình mới là người cần quan tâm chăm sóc hơn bao giờ hết, áp lực công việc với những bất trắc đã xảy ra và báo chí đăng tải hằng ngày không thể nào nói là không biết đến. Ra đường khoát chiếc áo có huy hiệu Điện Lực, là có cái nhìn khinh rẽ khác thường hơn mọi khi. Phan Tài cảm thấy mình đang bị tù tội hơn là một quan chức trong ngành Điện.
Phan Tài buồn phiền vợ mới là người không để tâm đến mình, đằng này còn bắt bẽ là anh không quan tâm tới nàng. Tình thế vợ chồng đang có những bất hòa, sự việc tưởng chừng không đến nổi nào nhưng càng ngày càng lún sâu vào những điều cấm kỵ. Phan Tài chán ngán về nhà và thường nán lại với bạn bè tiệc tùng. Việc rước con nhờ ba vợ lo hoặc là để vợ nổi đóa tự rước. Anh bắt đầu có những biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm nuôi con cho vợ mình, rồi đi uống bia ở mấy quán Karaoké. Một hôm anh cứ nghĩ là ba vợ ở nhà nên nhờ rước con. Ông nhờ lại con gái và ông cũng đang ở một quán nhậu có tiếp viên. Mấy người bạn của Phan Tài cũng vô tình dẫn dắt anh tới đó. Những người trong ngành nghĩ hưu có, đang làm việc gặp nhau hò hét vui say. Việc Phan Tài gặp mặt ba vợ mình tại quán Karaoké ôm là việc bất ngờ. Hai cha con nhìn nhau miễn cưỡng ngồi cùng với những người khác chung một bàn, Phan Tài chưa say nên quở trách ông Trần Chí Lý trước:
- Ba mà cũng vô đây nhậu nữa à? Mẹ mà biết được là chết…
- Về nhà thì đừng nói gì hết thì ai biết…- Những người bạn của Phan Tài nhao nhao lý lẻ.
Ông Trần Chí Lý khề khà:
- Nó mà về mét vợ tao thì tao mét vợ nó…Hà hà…Nào ngồi vào bàn đi.
Gần đây tiệc tùng tăng hai, tăng ba trở thành phương cách giao thiệp của những người thích rượu bia. Nhân viên Điện Lực cũng không thoát tình cảnh đó, rũ nhau tới những nơi cấm kỵ và đó cũng là phương cách để gây thanh thế cho mình. Họ nhậu nhẹt tới tối khuya, không say không về.
 Hai cha con về cùng một giờ, mẹ vợ ra mở cửa chứ người vợ chẳng thèm để tâm đến việc đó. Nhờ về cùng một giờ, cả hai dựa dẫm vào nhau tựa như hai người đàn ông cần trao đổi gì đó ngoài quán. Mấy ngày sau, cha vợ con rể chưa nói chuyện được với nhau. Họ sợ rằng nói chuyện ra không khéo lỡ lời là lộ tẫy mọi việc cũng có, sợ rằng người này “mét” vợ người kia là lùm xùm cũng có và nhất là họ nghi kỵ lẫn nhau ai đi quán karaoké có tiếp viên ai nhiều hơn ai. Rồi họ cho mình lý lẻ để đi, rằng mọi thứ đều do nhóm bạn bày trò ra, rằng vì quan hệ ngoại giao cần thiết phải như vậy. Trong các buổi cơm gia đình ngồi đối diện với nhau là một cực hình, có cái gì đó ngăn cách giữa chàng rể và bố vợ, lườm quít nhau nhưng không ai nói ai nữa lời. Hai người đàn bà cũng cảm giác gì đó bất an khi hai người cùng về đêm hôm đó, họ trao đổi những gì ngoài quán mà không hề nghe ngóng được một thông tin gì, mà lại lườm quít nhau hơn. Lệ Mỹ không nể ai, châm chọc:
- Mấy hôm nay sao ba và anh Phan như có chuyện chẳng vui?
- Sao? Thằng Phan à…Chứ ba đâu…
- Ba ơi! Con có gì đâu, bình thường thôi mà…Còn ba…
- Trời ơi…Tôi mắc mớ gì mà kể ra…Thôi, tôi ăn cơm như vậy là đủ no rồi.
- Mấy người này nói không có chuyện gì? Chứ thực là có chuyện gì đó giấu hai mẹ con tôi chứ chẳng chơi.
- Mẹ à! Nói chung thì con còn trẻ, chứ ba già mà ba còn đi uống…
- Sao vậy!- Ông Trần Chí Lý định bước ra ngoài, nhưng nghe Phan Tài đang muốn tố cáo ông nên quay lại- Sao vậy nè! Đã thống nhất nhau là về đừng mét qua mét lại chứ. Anh thấy tôi có nói gì đâu…
- Nhưng con có nói gì đâu…Con chỉ nói là ba hôm đó đi nhậu nhiều. Ba có tuổi nhậu say mèm là không tốt. Con trẻ thì còn sức…
- Ý cậu nói còn sức là còn đi ra đó nhiều lần nữa được sao. Nói cho cậu biết là tôi mà thấy cậu vào đó nữa là  không xong với tôi đâu.
 Lúc này, Phan Tài cúi gầm vào chén cơm, mình chỉ định nói qua quít đánh lừa hai người đàn bà cho có chuyện nói, ai dè ông bố vợ không hiểu ý tưởng anh đang xăm xoi ông. Sự thể đã lồ lộ, Lệ Mỹ ngồi nhìn vào mặt Phan Tài, rồi đay nghiến:
- Nói cho anh biết nha! Trong phòng tôi hỗm rày cũng có người nói vu vơ nhưng tôi nghe hiểu hết rồi đó. Có ai kháo nhau là, hai cha con đi uống bia ôm, rồi còn giao ước: “Mày mà mét vợ tao là tao mét vợ mày”. Có vậy không?
Bấy giờ Phan Tài biết vợ biết tất, biết chắc đó là lời mở đầu nên Phan Tài quày quả lùa cơm nhanh vào miệng và chuồn nhanh vào phòng. Nhưng cô vợ cũng tức tốc đi phía sau mở đài hết volume, đay nghiến từng chuyện một:
- Anh vào đó rồi về lây bệnh cho vợ con, anh sung sướng gì ở đó…Anh muốn hại tôi chết sớm vì bệnh Sida phải không? Anh tàn ác tàn nhẫn vô nhân đạo, anh là con thú chứ không phải con người, anh nghĩ tôi già rồi chắc…
Ông Trần Chí Lý nhìn lại, mỉm cười cho đáng đời cái thằng rể hư thân mất nết. Nhưng ông cũng không hơn gì Phan Tài, vừa mỉm cười méo xệch thì bà nhà ông lôi ông vào phòng:
-  Ông vào đây! Ông nghĩ sao vậy, già rồi phải để đạo đức cho con cháu chứ, ông với thằng rể cùng vào đó thì nó còn coi ông là gì.
Ông Trần Chí Lý bị lôi vào trong phòng, trong nhà chỉ còn nghe tiếng hai người đàn bà la thét.
 Sau ngày đó, Phan Tài ôm vài bộ đồ vào cơ quan nằm ngủ. Sự thể thế này rồi anh chưa biết tính ra sao, và sự việc cả phòng ai cũng biết anh bị vợ đuổi. Hạnh phúc mỗi người giống nhau, nhưng bất hạnh mỗi người khác nhau. Phan Tài cố giấu diếm bao nhiêu chuyện phiền toái của mình, thì gần như bị mọi người biết sạch. Nhất là hai vợ chồng cùng cơ quan, ai biết được người kia có giữ kín cho mình, nên Phan Tài nghe một người hỏi như muốn tan nát lòng:
- Anh ngủ ở cơ quan chắc là đi uống bia ôm bị vợ đuổi hả?
Phan Tài cắn răng lại không mở lời một câu, cái mà anh sợ lộ ra thì lại vịt tẹt trong cơ quan. Người mà Phan Tài sợ nhất để nghe chuyện này không hiểu sao lại là Mỹ Nhơn.
Mấy ngày sau, phòng Kỹ Thuật mai mắn nhận được giấy mời từ ban A (Công Ty Điện Lực), cắt cử người cùng đại diện sang Ấn Độ để thí nghiệm máy biến thế do họ đặt hàng cho một trạm biến điện sắp lên, do hãng chế tạo máy biến thế Crompton Greeves. Phan Tài có vị trí là Trưởng phòng Kỹ Thuật, lại thêm đang có vấn đề với gia đình vợ. Cho nên, quyết định từ phía giám đốc để anh đại diện đi kiểm tra không làm ai bất ngờ.
Đi đông đi tây không hay bằng đi Ấn Độ: Đất nước Ấn Độ kỳ bí và là nơi khởi nguồn của nhiều Tôn giáo trên thế giới. Văn minh Ấn Độ là một nền văn minh xa xưa nhất và ở đấy còn chứa đựng một số tập tục rất độc đáo. Sông Hằng của người Ấn Độ, con sông mà người dân ở đó sùng bái như dòng sữa trong vắt khởi nguồn từ đỉnh Himalaya. Mọi người xem con sông là linh thiêng, tắm mát cho mình và còn gột rửa bao tội lỗi. Người Ấn Độ bao giờ cũng nghĩ mình là người có tội, nghĩa là bao giờ họ cũng nghĩ về họ trước. Tựa như câu nói ở Việt Nam: "Trách ta trước hãy trách người" và có lẻ vì vậy mà anh ảnh hưởng nhiều trong chuyến đi ấy.
Trong các nước đang phát triển, Công nghệ thông tin Ấn Độ thuộc hàng tiên tiến nhất thế giới. Nền Công nghiệp đang từng lúc phát triển vượt bậc chưa từng thấy và họ có thể sánh ngang bằng một vài nước Tây Âu. Đặt hàng mua máy biến thế và được đi sang ấy xem thí nghiệm trước khi chở về. Phan Tài tỉ mỉ từng hạng mục một, không quên công việc là trên hết. Anh không phụ lòng công ty, đặt những thắc mắc khi thấy có những khác biệt theo bảng hợp đồng đặt mua máy trước đó. Đoàn công tác đã kiểm tra các hồ sơ do nhà thầu cung cấp liên quan đến các hạng mục đã được thử nghiệm ở từng công đoạn trong quá trình chế tạo các máy biến thế, các hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các phụ kiện được sử dụng để lắp đặt trên các MBT. Kết quả: các hồ sơ phù hợp cơ bản với các nội dung nêu trong hợp đồng.
Từ khi ra nước ngoài, Phan Tài bỗng có cái nhìn hay thâu tóm và gỏn gọn mọi việc. Tóm tắt cuộc đời của mình như  xâu chuỗi trong tay mấy thầy tu, họ lần từng hạt còn anh lần từng tình huống từng quá trình mình làm việc trong ngành Điện.
- Làm gì làm..."Ăn cơm quan, cũng phải múa ngang múa dọc". Anh lẩm bẩm tự nhũ.
Anh cảm thấy mình có gì đó may mắn, được cất nhắc lên chức nhanh hơn các đồng nghiệp khác. Không chừng, lần trở về này mình vọt "cái vèo" tới Tổng thì sao? Coi bộ, mình phải chuẩn bị trước tình huống này, phải có kế sách gì đó chuẩn bị trước mới được. Phan Tài cảm thấy mình may mắn từ khi gặp Nguyên Thủ tướng, dù ở nơi không đáng gặp lắm...Thế mà còn lên "vèo vèo". Nếu như lần này ra Tổng, sẽ gặp ngài ở một nơi đường hoàng hơn, sẽ trình bày khái niệm An Ninh năng lượng mới, bằng một khái niệm được đặt tên "Tu hú trong tổ chim sâu" mà mình ưu tư bấy lâu nay. Tâm huyết với ngành Điện, nên anh quyết sẽ trình bày ý kiến ấy.
Phan Tài thì thào tập dợt: "Thưa ngài! Nếu như không định nghĩa rõ ràng lại An ninh năng lượng ắt EVN sẽ mãi mãi thiếu điện".
" Vậy thì anh định nghĩa lại thế nào?"- Chắc chắn Nguyên Thủ tướng sẽ hỏi lại, rồi nhắm mắt lại như ngủ (Bởi vì các chuyên gia đã cảnh báo hoài ông nghe mãi cũng chán). Phan Tài tưởng tượng ra như vậy, nên nghĩ cách phải làm sao thu hút sự tập trung của Nguyên Thủ tướng ngay từ đầu.
" Dạ! Nếu như cung cấp điện như cách thức xưa nay, ắt EVN sẽ luôn luôn thiếu điện. Bởi vì có con tú hú trong tổ chim sâu". Phan Tài biết Nguyên Thủ tướng sẽ mở mắt ngạc nhiên nhìn mình, mình sẽ trình bày khái niệm ấy cho Nguyên Thủ tướng nghe. Phan Tài biết khái niệm diễn giải rất khó, rằng tình hình thiếu điện với tu hú có mắc mớ gì với nhau đâu, nhưng anh cố dùng khái niệm ấy giải thích cho Nguyên Thủ tướng nghe.
" Trong tự nhiên, chim sâu rất siêng năng làm tổ. Cần mẫn tha từng cọng rơm, cọng cỏ dệt thành một tổ ấm, rồi đẻ trứng vào đó để ấp. Chim sâu đẻ trứng và bắt đầu đẻ trứng cho mình. Nhưng có một con chim tu hú, tranh thủ đẻ một quả trứng của mình vào. Chim sâu không hay biết, ấp cả trứng ấy và nở trước. Chim tu hú con chưa gì đã là tên gian manh, tranh thủ chim sâu cả bố và mẹ tìm mồi mớm cho mình. Nó đẩy mấy trứng chưa nở của chim sâu rơi xuống đất, để một mình được chăm sóc chu tất hơn, ăn không biết bao nhiêu là no, nên bố mẹ chim sâu cứ bay đi bay về tổ không biết bao nhiêu lần.
Tốc độ ăn của con tu hú càng lúc càng mạnh, vợ chồng chim sâu thấy con lớn nhanh cũng mừng và còn có thể trạng to gấp ba gấp bốn lần mình. Tội nghiệp vợ chồng chim sâu muốn kiệt sức, ăn không dám ăn phải dành dụm cho chim tu hú ăn suốt. Đến lúc tu hú chập chững vỗ cánh, đôi vợ chồng chim sâu dạy nó bay. Nó đập cánh một lúc, rồi bay đi không bao giờ ngoảnh lại".
Phan Tài nghĩ ngợi đến đó, biết là Nguyên Thủ tướng sẽ nói là biết vài trường hợp đó ngoài tự nhiên, nhưng có mắc mớ gì tới EVN.
" Thưa ngài! Trước đây ta mời gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, ta cũng dự liệu được lượng điện cho tương lai. Thế nhưng, càng lo thì càng thiếu hụt điện.
Cứ cái đà này thì các địa phương sẽ tiếp tục cằn nhằn EVN, họ cho là mình có cái quyền đó. Vì họ đã "trải thảm đỏ" mời các nhà đầu vào, mở các khu công nghiệp được cho là giải quyết công ăn chuyện làm, đưa nhiều tiêu chí hấp dẫn khác, đẩy chỉ tiêu lên cao để hòng theo kịp các tỉnh khác, chẳng thiết gì nguồn điện năng mà đáng lẻ ra họ phải tự định lấy nhưng họ cứ mặc nhiên và xem đó là trách nhiệm của ngành Điện phải lo cho họ. Chi phí trong nước điện rẻ hơn các nước khu vực nên các doanh nghiệp nước ngoài cứ thoải mái mà dùng, không cần thiết đầu tư công nghệ vào các khu vực ấy tiêu tốn điện năng cao hay không. Vô tình, Việt Nam là bãi tập trung các máy móc công nghệ lạc hậu.
Khái niệm an ninh năng lượng nên định nghĩa lại. Thay vì các doanh nghiệp, các khu chế xuất tự nghĩ mình có quyền sử dụng điện rẻ của nước nhà, thì họ phải tự mà tìm nguồn điện cấp cho mình. Tựa như nhánh xương cá nhưng mỗi nơi có quyền hoạch định riêng, trục xương sống bắc- nam giờ mới là trục chính của An ninh Năng lượng. Cũng như, khái niệm an ninh lương thực, có  dự trữ mới có cứu đói đúng lúc đúng thì. EVN không có nguồn dự trữ nào, mà còn ôm đồm ắt nhiệm vụ sẽ không hoàn thành.
Hiện trạng Lượng điện năng dư thừa bán điện cho EVN rồi vòng lại khu công nghiệp ấy với giá rẽ mạt, để cung cấp cho các máy móc cũ kỹ đó là một bất công đối với EVN. Tựa như, sau khi đẩy những quả trứng chim non đi, họ trở thành con chim tu hú ăn no béo bụng. Còn EVN thì cứ như con chim sâu, cắm đầu cắm cổ chạy ăn từng bửa nhưng không bao giờ đủ. Thay vì nộp vào ngân sách mỗi năm, nhưng ngân sách tiếp tục đổ ra để "hoàn thiện" chiến lược An ninh Điện năng.  Nhưng chắc chắn không bao giờ đủ điện, vì quá "vô tư" nên chim tu hú sẽ tiếp tục đẻ nhiều trứng vào tổ chim sâu. Bây giờ, một tổ có nhiều chim tu hú con, chắc chắn chim sâu bố mẹ không bao giờ lo xuể. Một lúc nào đó, sớm muộn sẽ gãy đổ. 
Muốn tránh những trường hợp như vậy, ngay từ đầu một khu công nghiệp phải tự hoạnh định cho mình. Những nhà máy phát điện ở mỗi địa phương phải tự đặt nền móng cho nguồn tương ứng, họ phải có trách nhiệm cung cấp một vùng rộng lớn cho cả sinh hoạt công nhân của họ. Nhà nước không can dự vào giá cả,  ngay cả giá điện tự họ thiết lập không can thiệp...Bởi vì, họ đưa giá cao, ắt người tiêu thụ sẽ đầu tư sang khu vực khác, như thế mới gọi là cạnh tranh. Có làm như thế, "trải thảm đỏ" sẽ được chọn lọc. Người ta mới đưa máy móc tối tân, ít tiêu tốn điện. Lại thêm chọn lựa vùng cạnh tranh đúng nghĩa. Các nhà máy điện sẽ mọc lên như nấm, nhiều cách nhiều kiểu từ gió hoặc từ sóng biển, để giá cả cạnh tranh hơn...
Như vậy mới gọi là cạnh trạnh lành mạnh và EVN không trở thành là doanh nghiệp độc quyền, mà là người "cảnh sát" canh phòng phòng khi thiếu điện cục bộ nơi nào đó thì ứng cứu ngay. EVN cho thuê cột điện và ứng cứu với giá cũng đặc biệt, đôi khi có sự cố lượng hao hụt thất thoát cũng phải tính vào giá truyền tải.
Với giá điện như hiện nay, các khu chế xuất- công nghiệp dù có dư thừa cũng chẳng dại gì lo cho lượng điện thiếu hụt tại chỗ. Họ bán cho EVN giá cao, rồi EVN cung cấp điện lại cho họ giá rẻ. Dùng từ "móc túi" hơi quá, nhưng có đến hai lần người dân bị mất tiền của mình.
Thời tiết Ấn Độ rất nóng, nên họ lo đoàn Việt Nam từng chút một. Một người trong phái đoàn tới đưa cho Phan Tài một týp kem. Phan Tài cứ lo nghĩ về chuyện gặp Nguyên Thủ tướng. Anh nghĩ mình trình bày như thế Nguyên Thủ tướng sẽ khen ngợi, hít một hơi dài khoan khoái, không hay mấy bà chị cùng Đoàn bước tới cằn nhằn:
- Chưa thấy ai lớn cái đầu như anh, ăn để kem tèm lem vậy nè... làm mất thể diện đoàn Việt Nam mình.
Lúc này, Phan Tài mới hay kem chảy ra tứ tung trên tay. Họa chăng mấy đứa bé đang đùa nghịch với mấy con chim bồ cầu, nhìn xem anh có ý...đồng cảm. Phan Tài lại nghĩ: " Ăn kem còn dính tay tè lè... còn gặp Nguyên Thủ tướng làm gì. Ra Tổng có hay ho gì, ở nhà chơi với mẹ con nó thôi."
 Sau những ngày làm việc căng thẳng, phái đoàn được một chuyến tham quan đền Taj Manhal lộng lẫy, cố nắm bắt cảm xúc từ chuyến đi thực tế ấy. Đền Taj Manhal- một kiệt tác của nhân loại và của thế giới. Đến hôm nay vẫn lồng lộng, kỳ vỹ. Công viên được lát gạch hoa văn đỏ, bao bọc bởi những hàng cây kiễng rất cầu kỳ. Không còn tiếng khen nào hơn tự đáy lòng thán phục một công trình vĩ đại, của một nhà Vua yêu thương tặng cho Hoàng Hậu quá cố. Không còn tiếng khen nào hơn khi một người đàn ông chung thuỷ yêu thương vợ mình đến như vậy, ngôi đền và câu chuyện tình yêu lung lay lòng người. Phái đoàn dạo bước đến đâu đều trầm trồ khen ngợi đến đó và quả thực đức tính thuỷ chung của người Ấn Độ không nơi nào bằng. Mọi người giây phút nhớ về gia đình, khát khao được yêu thương vợ mình được như vậy. Người hướng dẫn ngợi ca đức Vua của mình xong, nói với phái đoàn vài câu: " Người Ấn Độ rất tôn trọng tình yêu đôi lứa và rất tôn trọng hạnh phúc gia đình". Trong tận thâm tâm, Phan Tài cảm thấy mình hơi buồn vì sang tới tận Ấn Độ mới hiểu lỗi của mình là quá đáng, không thể tha thứ được. Kết tóc se duyên với nhau kiểu gì thì cũng phải cố gắng sống chung thủy với  nhau trọn đời. Phan Tài thấy mình nhớ vợ khôn xiết, anh nhìn đền Taj Manhal thấy mình còn hơn cả vua nữa: "Tuy vợ mình trằn ăn trăn quấn, nhưng... còn sống". Phan Tài quyết lần đi Ấn Độ về làm lành với bà xã, rũ nhau ăn kem.
- Vợ mình...có thấy ăn kem chảy... còn khen nữa chứ không kết tội như mấy bà chị này đâu...Thôi, mục đích con người ta sống là có công ăn việc làm ổn định, để nuôi vợ nuôi con chứ mình muốn gì nữa đây?

1999- 2008

Hết.


Xem Tiếp: ----