Bản Kỷ Toàn Thư Q5(a)
Nhà Trần (1225 - 1293)

[1a]
K ỷ N h à T r ầ n
Thái Tông Hoàng Đế
Họ Trần, tên húy là Cảnh, trước tên húy là Bồ, làm Chi hậu chính triều Lý, được Chiêu Hoàng nhường ngôi, ở ngôi 33 năm [1226-1258], nhường ngôi 19 năm, thọ 60 tuổi [1218- 1277] băng ở cung Vạn Thọ, táng ở Chiêu Lăng. Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy. Song quy hoạch việc nước đều do Trần Thủ Độ làm và chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn.
Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc719, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Thừa, mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, Kiến Gia thứ 8 triều Lý720. Vua mũi cao, mặt rộng, giống như [1b] Hán Cao Tổ. Khi mới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý. Vì có chú họ là Trần Thủ Độ làm Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, nên vua được vào hầu trong cung. Chiêu Hoàng thấy vua thì ưa.
Năm Ất Dậu [1225], mùa đông, tháng 12, ngày 12 Mậu Dần, nhận thiền vị của Chiêu Hoàng, lên ngôi Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung.
Bính Tuất, Kiến Trung năm thứ 2 [ 1266], (Tống Bảo Khánh năm thứ 2) mùa xuân, tháng Giêng, sách phong Chiêu Hoàng làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh.
Phong Trần Thủ Độ làm Thái sư thống quốc hành quân vụ chinh thảo sư.Phế thượng hoàng nhà Lý ra ở chùa Chân Giáo, gọi là Huệ Quang đại sư.
Tháng 2, định luật lệnh, điều lệ.
Sai Trần Thủ Độ đem quân đi đánh Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng và các man.
Lúc ấy, nhân thế suy yếu của triều Lý, giặc cướp tụ tập nhiều. Người Man ở vùng núi Tản Viên, vùng núi Quảng Oai xâm phạm đánh lẫn nhau. [2a] Nguyễn Nộn chiếm cứ Bắc Giang721, Đoàn Thượng chiếm cứ Hồng Châu 722. Thủ Độ điều động các quân đi đánh dẹp.
Bấy giờ Nộn và Thượng binh thế còn mạnh, chưa dễ hàng phục được, mới phong cho Nộn làm Hoài Đạo Vương, chia cho các huyện Bắc Giang Thượng, Bắc Giang Hạ, Đông Ngạn723 cũng hẹn phong làm vương cho Thượng định ngày đến thề, nhưng Thượng không đến.
Mùa hạ, tháng 5, phong em là Nhật Hiệu làm khâm Thiên Đại Vương (khi ấy mới 2 tuổi).
Trao phẩm cấp cho các quan văn võ theo hẫu theo thứ bậc khác nhau.
Tháng 6, lấy ngày sinh làm tiết Càn Ninh.
Mùa thu, tháng 8, ngày mồng 10, Trần Thủ Độ giết Lý Huệ Tông ở chùa Chân Giáo.
Trước đó, Thượng hoàng nhà Lý có lần ra chơi chợ Đông, dân chúng tranh nhau chạy đến xem, có người thương khóc. Thủ Độ sợ lòng người nhớ vua cũ, sinh biến loạn, cho dời đến ở chùa Chân Giáo; bề ngoài giả vờ là để phụng sự, mhưng bên trong thực ra là để dễ bề giữ chặt.
Có lẫn Thủ Độ qua trước cửa chùa, thấ Huệ Tông ngồi xổm nhổ cỏ, Thủ Độ nói: "Nhổ cỏ thì phải nhổ cả [2b] rễ sâu".
Huệ Tông đứng dậy, phủi tay nói: "Điều ngươi nói, ta hiểu rồi".
Đến nay, sai người bày biện hương hoa đến bảo [Huệ Tông]: "Thượng phụ sai thẫn đến mời"..
Thượng hoàng nhà Lý nói: "Ta tụng kinh xong sẽ tự tử".
Nói rồi vào buồng ngủ khấn rằng: "Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế".
Bèn thắt cổ tự tử ở vườn sau chùa.
Thủ Độ ra lệnh cho các quan đến khóc, khoét tường thành phía nam cửa (người bấy giờ gọi là "cửa khoét"), đưa linh cữu ra phường Yên Hoa để thiêu, chứa xương vào tháp chùa Bảo Quang, tôn miếu hiệu là Huệ Tông. Giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho châu lạng làm ấp thang mộc.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Tam Đại xưa lấy được thiên hạ là vì lòng nhân. Cho nên [3a] những vua có đức lớn mà không làm nhiễu việc ác quá lắm thì trời chưa bao giờ vội dứt bỏ họ. Nhà Hạ nếu không có Kiệt, nhà Thương có Trụ, thì việc truyền ngôi hẵn cũng chưa hết. Xem như cuối đời nhà Chu, các nước chư hẫu cưỡng bức, tiếm lấn mà ngôi chính thống vẫn truyền nối mãi mãi không dứt. Đó là do nhân sâu ơn dày của tổ tông để lại mãi đến đời sau vậy.
Họ Lý được nước không kém gì Tam Đại, truyền nối nhiều đời, đến Huệ Tông không có con trai, lại mắc bệnh tật, chắc là ơn trạch của tiên vương đến đây là hết rồi, cho nên họ Trẫn mới có thể lấy được nước. Đã lấy nước của người ta, lại giết vua của người ta thì thực bất nhân quá lắm.
Sau này, Phế Đế phải thắt cổ chết, Nguyên Quân bị giết724, mình làm thế nào thì phải chịu thế ấy, đạo trời là như vậy đó. Dù không có lời nguyền của Huệ Tông, cũng tin là phải thế. Thủ Độ coi việc đó là hết lòng trung, lo việc nước, nhưng có biết đâu thiên hạ đời sau chỉ mặt [3b] gọi là giặc giết vua, huống chi lại còn làm thói cho lợn725.
Đưa các cung nhân và con gái họ hàng nhà Lý Huệ Tông gả cho các tù trưởng người Man.
Mùa đông, tháng 10, tôn cha là Thừa làm Thượng hoàng, ở cung Phụ Thiên, phường Hạc Kiều phía bên tả. Hễ khi nước có việc lớn, thì ở trong đó xem xét, quyết định. Tôn mẹ là Lê thị làm Quốc Thánh hoàng thái hậu ( có sách chép là Bảo Thánh Quốc mẫu).
Xuống chiếu cho dân gian dùng tiễn "tỉnh bách"726 mỗi tiễn là 69 đỗng. Tiền nộp cho nhà nước ( tiễn " thượng cung") thì mỗi tiễn là 70 đồng.
Tuyển thục nữ trong nước sung làm cung nhân.
Sai Phụ quốc thái phó Phùng Tá Chu quyền Tri phủ Nghệ An, cho phép ban tước từ tá chức, xá nhân trở xuống cho người khác, rồi sau về triều tâu lê.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ban tước cho người là quyễn của thiên tử, không phải là quyền của kẻ làm tôi [4a]. Phùng Tá Chu là bề tôi cũ triều Lý, không có việc cần phải chuyên quyễn như ra ngoài cương giới, làm lợi cho quốc gia, vỗ yên trăm họ, mà lại cho phép chuyên quyền thì cả người cho phép đều sai cả.
Bễ tôi nhà Trẫn mà biết đạo ấy, phải chăng chỉ có Quốc công Hưng Đạo Đại Vương. Thánh Tông vì thấy ông có công lao to lớn, cho phép được tự tiện phong tước cho người, nhưng chưa bao giờ ông phong cho một ai cả. Giữa lúc giặc Hỗ vào cướp, cầm quân chuyên chế, lấy thóc của người giàu để cấp lương quân, nhưng cũng chỉ cho người đó làm giả Lang tướng mà không dám cho làm Lang tướng thực.
Đinh Hợi [Kiến Trung] năm thứ 3 [1227], (Tống Bảo Khánh năm thứ 3). Thi tam giáo tử (nghĩa là những nối nghiệp Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo).
Xuống chiếu rằng tất cả các đơn từ văn khế đều dùng phép in ngón tay vào nửa tờ giấy.
Tuyên bố các điều khoản lễ minh thệ, theo như lệ cũ của triều Lý và bắt đẫu định việc thực hiện. Nghi thức lễ đó như sau:
Hàng năm vào ngày mồng 4 tháng 4, tể tướng và trăm quan đến trực ngoài cửa thành từ lúc gà gáy, [4b] tờ mờ sáng thì tiến vào triều. Vua ngự ở cửa Hữu Lang điện Đại Minh trăm quan mặc nhung phục lạy hai lạy rồi lui ra. Ai nấy đều thành đội ngũ, nghi trượng theo hầu ra cửa Tây thành, đến đền thờ thần núi Đồng Cổ727, họp nhau lại uống máu ăn thề. Quan Trung thư kiểm chính tuyên đọc lời thề rằng:
"Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết".
Đọc xong, tể tướng sai đóng cửa điểm danh, người vắng mặt phải phạt 5 quan tiền. Ngày hôm ấy, trai gái bốn phương đứng chật ních bên đườngđể xem như ngày hội lớn.
Mậu Tý, [Kiến Trung] năm thứ 4 [1228]. (Tống Thiệu Định năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, phong Khâm Thiên Vương Nhật Hiệu làm Quận vương.
Tháng 2, thi lại viên bằng thể thức công văn (bạ đầu cách).
Mùa thu, tháng 8, phong anh là Liễu làm thái úy.
Xác định số đinh tỉnh Thanh Hóa.
Lệ cũ, hằng năm vào đầu mùa xuân, xã quan (nay là xã trưởng) [5a] khai báo nhân khẩu gọi là đơn sổ, rồi căn cứ vào sổ, kê rõ các loại tông thất, văn quan văn giai, võ quan võ giai, quan theo hầu, quân nhân, tạp lưu, hoàng nam, già yếu, tàn tật, phụ tịch, xiêu tán v.v... Người có quan tước, con cháu được tập ấm mới được ra làm quan, người giàu có khoẻ mạnh mà không có quan tước thì sung quân đội, đời đời làm lính.
Tháng 9, thi lại viên bằng thể thức công văn gọi là bạ đầu. Người trúng tuyển được sung làm thuộc lại ở các sảnh viện. (Việc này đã chép vào tháng 2 rồi).
Mùa đông, tháng 10, nước Chiêm Thành sang cống.
Tháng 12, Nguyễn Nộn đánh giết Đoàn Thượng.
Nộn đã phá được Thượng, nhân gộp cả quân của Thượng, cướp bắt con trai, con gái, tài sản, trâu ngựa đất Hồng Châu. Con của Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng.
Thanh thế của Thượng rất lừng lẫy. Thủ Độ lo lắm, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, đưa công chúa Ngoạn Thiềm gả cho hắn để ngầm [5b] dò la tin tức. Nộn cũng chia nha tướng riêng cho công chúa ở. Vì thế công chúa không thể báo được tin gì.
Kỷ Sửu,[ Kiến Trung] năm thứ 5[1229], (Tống Thiệu Định năm thứ 2, Nguyên Thái Tông Oa Khoát Đài năm thứ1. Mùa xuân, tháng 3, nhật thực.
Nguyễn Nộn ốm chết.
Sau khi kiêm tính quân của Thương, Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, chè chén chơi bời bừa bãi. Nhưng Nộn cũng biết là thế không thể cùng đối lập với nhàTrần, định đến tháng 10 sẽ vào chầu, song còn do dự chưa quyết.
Đến khi ốm nặng, vua sai nội nhân tớihỏi thăm, Nộn cố gượng ăn cơm, phi ngựa để tỏ ra còn khoẻ mạnh, không bao lâu thì chết. Người dưới quyền là Phan Ma Lôi Ngầm phóng ngựa chạy trốn, không biết là đi đâu.
Ma Lôi là người Chiêm Thành, buôn bán ở Ai Lao, được Nộn nhận làm nô, có tài chủ động đánh thắng, dùng binh như thần. Sau khi Nộn chết, thiên hạ lại quy về một mối.
Sai sứ sang thăm nước Tống. Nha Tống phong vua làm An Nam Quốc Vương.
[6a] Canh Dần, [Kiến Trung] năm thứ 5 [1230 ], (Tống Thiệu Đinh năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển.
Định bị đồ có mức độ khác nhau:
Loại bị đồ làm Cảo điền hoành thì thích vào mặt 6 chữ, cho ở Cảo xẵ (nay là xã Nhật Cảo), cày ruộng côn, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng Thành, thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ sương729.
Định các phường về hai bên tả hữu của kinh thành, bắt chước đời trước chia làm 61 phường.
Đặt ty Bình bạc730.
Lại mở rộng phía ngoài thành Đại La, bốn cửa thành giao cho quân Tứ sương thay phiên nhau canh giữ.
Sửa đổi quan chức các phủ lộ. Đặt 2 viên An phủ sứ và An phủ phó sứ.
Trong thành dựng cung, điện, lầu, các và nhà lang vũ ở hai bên phía đông và tây. Bên tả là cung Thánh Từ ( nơi thượng hoàng ở), bên hữu là cung Quan Triều (nơi vua ở).
Chép công việc của quốc triều làm bộ Quốc triều thường lễ, 10 quyển.
[6b] Mùa xuân, tháng 7, xuống chiếu rằng phàm người coi tục đi đòi người kiện tụng, thì cho lấy tiềncước lục tùy theo quãng đường gần hay xa.
Tháng 9, Quốc Thánh hoàng thái hậu băng, truy tôn làm Thuận Từ hoàng thái hậu.
Tân Mão, [ Kiến Trung] năm thứ 7 [1231], (Tống Thiệu Định năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, sai NộI minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào731 từ phủ Thanh Hóa đến địa giớI phía nam Diễn Châu. Việc xong, thăng Bang Cốc làm Phụ Quốc thượng hầu.
Mùa thu, tháng 8, vua ngự đến hành cung Tức Mặc, dâng lễ hưởng ở tiên miếu, thết yến và ban lụa cho bô lão trong hương theo thứ bậc khác nhau.
Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chổ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
Trước đây, tục nước ta vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân, thường quét vôi trắng, gọi là đình trạm. Thượng hoàng khi còn hàn vi từng nghỉ ở đó, có một nhà sư bảo rằng: "Người trẻ tuổi này ngày sau sẽ đại quý". Nói xong [7a] thì không thấy nhà sư đâu nữa. Đến nay vua lấy được thiên hạ mới có lệnh này.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Việc này của Trần Thái Tông cũng giống như việc Vạn Hạnh với Lý Thái Tổ. Đó là mầm đầu tiên của sự sùng Phật ở đời Lý, đời Trần. Kể ra, người thức giả mọi việc đều biết trước, có gì lạ đâu.
Nhâm Thìn, [Kiến Trung] năm thứ 8 [1232], (Từ tháng 7 về sau là Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 1, Tống Thiệu Định năm thứ 5).
Mùa xuân, tháng giêng, bắt đầu định triều nghi.
Phong con của thượng hoàng là Bà Liệt làm Hoài Đức Vương.
Xưa Thượng hoàng còn hàn vi, lấy người con gái thôn Bà Liệt (thuộc huyện Tây Chân)732. Người đó có mang thì bị ( Thượng hoàng) ruồng bỏ. Đến khi Bà Liệt ra đời, Thượng hoàng không nhận con. Lớn lên Bà Liệt khôi ngô, giỏi võ nghệ, xin sung vào đội đánh vật. Một hôm, bà Liệt đánh cầu với người trong đội, người kia vật ngã Bà Liệt, bóp cổ Liệt đến suýt tắt thở. Thượng hoàng thét lên: " Con ta đấy". Người ấy [7b] sợ hãi lạy tạ.
Ngay hôm đó, Thượng hoàng nhận Bà Liệt làm con, cho nên có lệnh này.
Tháng 2, thi thái học sinh. Đỗ đệ nhất giáp là Trương Hanh, Lưu Diễm; đệ nhị giáp là Đặng Diễn, Trịnh Phẫu; đệ tam giáp là Trần Chu Phổ.
Mùa hạ, tháng 6, ban bố các chữ quốc húy và miếu húy.
Vì Nguyên tổ tên húy là Lý, mới đổi triều Lý làm triều Nguyễn, vả lại cũng để dứt bỏ lòng mong nhớ của dân chúng đối với nhà Lý.
Tháng 8, gió lớn, dân gian phát dịch lệ, nhiều người chết.
Trần Thủ Độ giết hết tôn thất nhà Lý.
Khi ấy, Thủ Độ chuyên chính lâu ngày, đã giết Huệ Tông, tôn thất nhà Lý đều bùi ngùi thất vọng.
Mùa đông năm ấy, nhân người họ Lý làm lễ tế các vua Lý ở Thái Đường, Hoa Lâm733, Thủ Độ ngầm đào hố sâu, làm nhà lên trên, đợi khi mọi người uống rượu say, giật máy chôn sống hết.
(Xét thời Trần Anh Tông còn có người họ Lý làm tướng, hơn nữa [Phan] Phu Tiên không ghi lại, việc này chưa chắc đã có thực, hãy tạm [8a] chép vào đây).
Quý Tỵ, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 2 [1233], (Tống Thiệu Định năm thứ 6), sai Phùng Tá Chu duyệt định các ấp lớn phủ Nghệ An.
Hoàng Thái tử Trịnh mất.
(Xét phép chép sử: Hoàng thái tử sinh, tất phải chép rõ ngày, tháng, năm sinh; khi mất cũng thế. Đây chỉ chép khi mất, có lẽ là vừa mới sinh đã chết ngay, nên không chép ngày tháng sinh).
Nước to.
Giáp Ngọ, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 3 [1234], (Tống Đoan Bình năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 18, thượng hoàng băng ở cung Phụ Thiên, thọ 51 tuổi.
Mùa thu, tháng 8, ngày 28, táng [Thượng hoàng] ở Thọ Lăng phủ Long Hưng. (Lăng ở hương Tinh Cương734. Ba lăng Chiêu, Dụ Đức735 đều ở hương ấy). Miếu hiệu là Huy Tông, tên thụy là Khai Vận Lập Cực Hoằng Nhân Ứng Đạo Thuần Chân Chí Đức Thần Vũ Thánh Văn Thùy Dụ Chí Hiếu Hoàng Đế.
Lấy thái úy [ Trần] Liễu làm phụ chính, sách phong làm Hiển Hoàng.
[8b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái Tông đối với anh là Liễu, có ý muốn tôn kính khác thường, cho nên làm việc việc quá đáng này. Sách phong là Hiển Hoàng, thế là danh không chính rồi. Đã danh không chính thì nói không thuận, nói không thuận thì việc không thành. Liễu manh tâm làm loạn, vị tất đã không phải do đấy.
Phong Trần Thủ Độ làm Thống quốc thái sư, tri Thanh Hóa phủ sự.
Gia phong thái phó triều Lý là Phùng Tá Chu làm Hưng Nhân Vương; Quan nội hầu Phạm Kính Ân làm Thái phó, tước Bảo Trung quan nội hầu.
Ất Mùi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 4 [1236], (Tống Đoan Bình năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, sét đánh 30 chỗ trong thành Đại Xá.
[9a] Bính Thân, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 5 [1236], (Tống Đoan Bình năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, định lệ cấp lương bổng cho các quan văn võ trong ngoài và các quan ở cung điện, năng miếu, chia tiền thuế, ban cấp theo thứ bậc.
Tháng 2, định quan hàm cho các đại thần.
Phàm người tôn thất vào chính phủ, hoặc là Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái uý, hoặc là Tư đồ, Tả Hữu tướng quốc, đều kiêm hàm Kiểm hiệu đặc tiến nghi đồng tam ty bình chương sự736.
Mùa hạ, tháng 6, nước to, vỡ tràn vào cung Lệ Thiên.
Bấy giờ Hiển Hoàng [Trần] Liễu làm tri Thánh Từ cung, nhân nước to, đi thuyền vào chầu, thấy người phi cũ của triều Lý liền cưỡng dâm ở cung Lệ Thiên. Đình thân hặc tâu, vì thế mới đổi tên cung Thưởng Xuân, giáng Hiển làm Hoài Vương.
Mùa thu, tháng 8, chọn các nho sinh đã thi đỗ vào chầu, sau làm định lệ.
Mùa đông, tháng 10, cho Phạm Ứng Thần làm Thượng thư tri Quốc tử viện, đưa con em văn thần và tụng thần vào học.
[9b] Gia phong Hưng Nhân Vương Phùng Tá Chu làm Đại Vương; Quan nội hầu Phạm Kính Ân làm Thái úy, ban cho mũ áo đại vương.
Đinh Dậu, [ Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 6 [1237], (Tống Gia Hy năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, xuống rằng: khi làm giấy tờ về chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn tiền bạc thì người làm chứng in tay ở 3 dòng trước, người bán in tay ở 4 dòng sau.
Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài Vương Liễu, anh vua, làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa.
Bấy giờ Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã có mang Quốc Khang 3 tháng. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực bàn kính với vua là nên mạo nhận lấy để làm chổ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy. Vì thế, Liễu họp quân ra sông Cái làm loạn.
Vua trong lòng áy náy, ban đêm, ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân (quốc sư là bạn cũ của Thái Tông) trên núi Yên Tử rồi ở lại đó [10a]737.
Hôm sau, Thủ Độ dẫn các quan đến mời vua trở về kinh sư. Vua nói: "Vì trẫm non trẻ, chưa cáng đáng nổi sứ mạng năng nề, phụ hoàng lại vội lìa bỏ, sớm mất chỗ trông cậy, nên không dám giữ ngôi vua mà làm nhục xã tắc".
Thủ Độ cố nài xin nhiều lần vẫn chưa được vua nghe, mới bảo mọi người rằng:
"Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó".
Thế rồi [Thủ Độ] cắm nêu trong núi, chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia là các Đoan Minh, sai ngườ xây dựng. Quốc sư nghe thấy thế bèn, tâu rằng:
"Bệ hạ nên gấp quay xa giá trở về, chớ để làm hại núi rừng của đệ tư".
Vua bèn trở về kinh đô. Được hai tuần, Liễu tự lượng thế cô, khó lòng đối lâp được, ngầm đi thuyền độc mộc giả làm người đánh cá, đến chỗ vua xin hàng.
Lúc ấy vua đang ở trong thuyền, vội vàng bảo Thủ Đô:
"Phụng Càn Vương (Phụng Càn là tên hiệu [10b] cũ của Liễu hồi còn nhà Lý) đến hàng đầy!" rồi lấy thân mình che đỡ cho Liễu. Thủ Độ tức lắm, ném gương xuống sông nói:
"Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?".
Vua nói giải hòa, rồi bảo Thủ Độ rút quân về.
Lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang738 cho Liễu làm ấp thang mộc. Nhân đất được phong, mà Liễu có tên Hiệu là Yên Sinh Vương. Binh lính [theo Liễu] làm loạn ở sông Cái đều bị giết.
Phan Phu Tiên nói: Tam cương ngũ thường là luân lý lớn của loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư? Liễu từ đó sinh ra hiềm khích, cả gan làm loạn, là do Thái Tông nuôi nên tội ác cho Liễu vậy. Có người bảo Thái Tông không giết anh, thế là nhân, nhưng tôi thì cho rằng cướp vợ của anh, tội ác đã rõ ràng, không giết anh [11a] là vì lẽ trời chưa mất mà thôi, sao được gọi là nhân? Xét ra sau này Trần Dụ Tông dâm loạn làm càn chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thái Tông mạo nhận con của anh làm con của mình. Sau này Dụ Tông và Hiến Từ đều cho Nhật Lễ làm con của Cung Túc Vương, đến nỗi cơ nghiệp nhà Trần suýt nữa bị sụp đỗ, há chẳng phải là không có ngọn nguồn của nó sau?
Các quan dâng tôn hiệu là Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền Công Hựu Thuận Thánh Văn Thần Vũ Hiếu Nguyên Hoàng Đế.
Ban yến cho các quan ở điện Thiên An.
Tháng 2, dời dựng điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu, gọi là điện Phong Thủy. Khi xa giá dừng ở đây, các quan đưa đón, đều dâng trầu cao và trà, nên tục gọi là điện Trà.
[11b] Mùa hạ, tháng 5, tết Đoan ngọ làm lễ điếu Khuất Nguyên và người hiền đời xưa như Giới Tử Thôiv.v..Hằng năm cứ đến tháng này đều cử hành [lễ điếu].
Mậu Tuất, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 7 [1238], (Tống Gia Hy năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, sai Thống quốc thái sư Trần Thủ Độ duyệt định sổ đinh phủ Thanh Hoá.
Mùa thu, tháng 7, nước to, vỡ tràn vào cung Thưởng Xuân.
Tháng 8, định quy chế thuyền xe cho vương hầu, công chúa, các quan văn võ và người tông thất.
Ban yến cho các quan từ ngũ phẩm trở lên ở điện Bát Giác.
Kỷ Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 8 [1239], (Tống Gia Hy năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, lại cho Phùng Tá Chu chức Nhập nội thái phó. Sai [Chu] về hương Tức Mặc xây dựng nhà cửa, cung điện.
Tháng 2, thi thái học sinh. Đỗ đệ nhất giáp là Lưu Miễn, Vương Giát; đệ nhị giáp là Ngô Khắc; đệ tam giáp là Vương Thế Lộc.
[12a] Kiểu Hiền làm loạn.
Canh Tý, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 9 [1240], (Tống Gia Hy năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, sai Phùng Tá Chu dựng 5 sở hành cung ở phủ Thanh Hoá.
Mùa thu, tháng 7, gió lớn, mưa to, động đất.
Tháng 9, ngày 25, hoàng đích trưởng tử là Hoảng sinh, lập làm Đông cung thái tử. Đại xá.
Mùa đông, tháng 10, quan đóng giữ Lạng Giang sai chạy trạm tâu về việc người phương Bắc đến bắt người cướp của dân cư trong hạt ấy. Vua sai thị thần là Bùi Khâm đến biên giới phía bắc để bày tỏ.
Tân Sửu, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 10 [1241], (Tống Thuần Hựu năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, chọn người có sức khoẻ, am hiểu võ nghệ sung làm quân Túc vệ thượng đô.
Mùa hạ, tháng 4, hạn hán, núi nhiếu nơi bị lở, ở chợ Dừa739, đất toác ra.
Tháng 9, xuống chiếu cho các ty xét án được lấy tiền bình bạc740 (bình tức là xét, trước có ty bình bạc cũng là thế).
Mùa đông, tháng 10, người Man phương bắc đến cướp biên giới. Sai đốc tướng Phạm Kính Ân đi đánh lấy được các động Man rồi về.
Hoàng tử thứ ba Quang Khải sinh, là em cùng mẹ với thái tử Hoảng. Quốc Khang là anh trưởng, sau đều phong đại vương. Thứ đến Nhật Vĩnh, Ích Tắc, Chiêu Văn, đều phong vương. Thứ nữa thì phong thượng vị hầu. Con trưởng của các vương thì phong vương, các con thứ thì phong thượng vị hầu, coi đó là chế độ lâu dài.
Vua thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình741 của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là vua, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. [13a].Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về.
Phùng Tá Chu mất.
Nhâm Dần, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 11 [1242], (Tống Thuần Hựu năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ742. Đặt chức an phủ, trấn phủ, có 2 viên chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt chức đại, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả 2, 3, 4, xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan.
Làm đơn số743 hộ khẩu. Con trai lớn gọi là đại hoàng nam, con trai nhỏ gọi là tiểu hoàng nam, 60 tuổi gọi là lão, già lắm thì gọi là long lão. Nhân đinh có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn cả. Có 1, 2 mẫu ruộng thì nộp 1 quan tiền, có 3, 3 mẫu thì nộp 2 quan tiền, có từ 5 mẫu trở lên thì nộp 3 quan tiền. Tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc.
Mùa hạ, tháng 4, sai [13b] Thân vệ tướng quân Trần Khuê Kình đem quân trấn giữ biên giới phía bắc, đánh lấy các đất thuộc lộ Bằng Trường.
Trước kia, từ sau khi Nguyên Thái Tông mất, thì cửa ải thường không thông. Nếu có sứ mệnh thì chỉ có hai viên chánh phó sứ và hai bọn người đi theo, còn sản vật tiến cống có bao nhiêu thì gói bọc đưa đến địa đầu biên giới, quan địa phương nhận giữ và chuyển nộp. Sứ thần đến kinh, chỉ dâng biểu tâu thôi, các vật tiến cống không đến nơi cả được. Đến nay, sai tướng chống giữ, đánh chiếm mới thông hiếu được với nước Tống.
Tháng 5, tháng 6, hạn hán, soát tù, đại xá.
Mùa thu, tháng 7, mưa. Miễn một nửa tô ruộng.
Tháng 9, ngày canh thìn, mồng 1, nhật thực.
Mùa đông, tháng 10, Chiêm Thành sang cống.
Tháng 12, rồng vàng hiện.
Quý Mão, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 2 [1243], (Tống Thuần Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng, lệnh cho quan các lộ làm sổ dân đinh, [14a] hạn trong hai tháng phải xong.
Tháng 2, đắp thành nội, gọi là thành Long Phượng và trùng tu Quốc tử giám.
Mùa hạ, tháng 6, sai viên ngoại lang Trương Thất xét xử các án ở Đô vệ phủ.
Mùa thu, tháng 8, nước to, vỡ thành Đại La.
Mùa đông, tháng 10, chọn người bổ sung vào các quân bộ đ? sai khiến.
Giáp Thìn, [Thiên Ưng Chính Bình] năm thứ 13 [1244], (Tống Thuần Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, sai các văn thần chia nhau đi trị nhậm các phủ, lộ trong nước gồm 12 nơi. Phủ có tri phủ, lộ có thông phán, châu có tào vận sứ và phó sứ, giữ việc vận chở.
Định các cách thức về luật hình.
Tháng 3, cho Phùng Tá Khang, cha Phùng Tá Chu, làm tả nhai đạo lục, tước Tả Lang.
Bấy giờ các vương hầu bổ quan tăng đạo thì gọi la Tả nhai, vì không thể cho đứng vào hàng ngũ các quan trong triều. Tả nhai là phẩm cao nhất của tăng đạo. Không phải là người thông thạo [14b] tôn giáo của mình thì không được dự càn. Nay đem phong cho Tá Khang là lễ ưu hậu lắm.
Mùa đông, tháng 10, qui định lương bổng cho các quan làm việc trong ngoài và các quan túc vệ.
Ất Tỵ, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 14 [1245], (Tống Thuần Hựu năm thứ 5). Mùa xuân, tháng giêng, vua ngự hành cung Ứng Phong (nay là phủ Kiến Hưng)744.
Mùa thu, tháng 8, nước to, vỡ đê Thanh Đàm745.
Mùa đông, tháng 12, gió to, mưa lớn 3 ngày, nước sông tràn ngập, rắn, cá chết nhiều.
Bính Ngọ, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 15 [1246], (Tống Thuần Hựu năm thứ 6, Nguyên Định Tông, Quý Do746 năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, định quy chế các quận.
Chọn người khoẻ mạnh sung làm quân Tứ thiên, Tứ thánh, Tứ thần747. Đinh tráng lộ Thiên Trường748 và Long Hưng749, sung vào các quân Thiên thuộc, Thiên cương, Chương thánh và Củng thần; lộ Hồng750 và lộ Khoái751 sung quân tả hữu Thánh dực; lộ Trường Yên 752 và lộ Kiến Xương753 sung vào Thánh dực, Thần sách. Còn các lộ khác thì sung vào cấm quân trong Cấm vệ. Hạng thứ ba thì sung vào đoàn đội trạo nhi754 [15a] (có sách chép là phong đội).
Tháng 3, xét duyệt các quan văn, võ, trong ngoài..
Cứ 15 năm 1 lần xét duyệt, 10 năm thăng tước 1 cấp, 15 năm thăng chức 1 bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy.
Bấy giờ quốc gia vô sự, nhân dân yên vui, người làm quan giữ mãi một chức, người ở quán, các 10 năm mới được xuất thân, người ở sảnh, cục 15 năm mới được xuất thân, chức tể tướng thì chọn người hiền năng trong tôn thất, có đạo đức, tài nghệ, thông hiểu thi thư thì cho làm.
Mùa hạ, thạng, tháp trên núi Long Đội đổ.
Mùa thu, tháng 7, định lệ thi tiến sĩ, cứ 7 năm 1 khoa.
Mùa đông, tháng 12, cho Trương Mông làm Ngự sử đại phu (Mông người Thanh Hóa, có hùng tài).
Đinh Mùi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 16 [1247], (Tống Thuần Hựu năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, mở khoa thi chọn kẻ sĩ. Ban cho Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên [15b] Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn; Đặng Ma La đỗ thám hoa lang. Cho 48 người đỗ thái học sinh, xuất thân theo thứ bậc khác nhau.
Trước đây, hai khóa Nhâm Thìn (1232) và Kỷ Hợi (1239) chia làm giáp, ất, chưa có chọn tam khôi755. Đến khoa này mới đặt [tam khôi].
Mùa hạ, tháng 4, động đất.
Mùa thu, tháng 8, thi các khoa thông tam giáo. Ngô Tần (người Trà Lô0 đỗ giáp khoa, Đào Diễn, Hoàng Hoan (người Thanh Hóa) và Vũ Vị Phủ (người Hồng Châu) đỗ ất khoa.
Mậu Thân, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 17 [1248], (Tống Thuần Hựu năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, đổi miế hiệu của Huy Tông gọi là Thái Tổ, Thọ Lăng gọi là Huy Lăng.
Tháng 3, lệnh các lộ đắp đê phòng lụt, gọi là để quai vạc, từ đầu nguồn đến bờ biển, để ngăn nước lũ tràn ngập.
Đặt hà đê chánh phó sứ để quản đốc. Chỗ đắp thì đo xem mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền [16a]. Đắp đê quai vạc là bắt đầu từ đó.
Mùa hạ, tháng 4, làm cầu Lâm Ba ở chùa Chân Giáo, qua hồ Ngoạn Thiềm, đến quán Thái Thanh cung Cảnh Linh, cực kỳ tráng lệ.
Tháng 6, hoàng hậu Thuận Thiên băng, truy tôn là Hiển Tử Thuận Thiên hoàng thái hậu.
Sai các nhà phong thủy đi xem khắp núi sông cả nước, chỗ nào có vượng khí đế vương thì dùng phép thuật để trấn yểm, như các việc đào sông Bà Lễ756 đục núi Chiêu Bạc757 ở Thanh Hóa; còn lấp các khe ở kênh mở đường ngang dọc thì nhiều không kể xiết. Đó là làm theo lời Trần Thủ Độ.
Sứ thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ khi có trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời, đều có số cả. Khí trời từ bắc chuyển xuống nam, hết nam rối lại quay về bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu. Thời vận [16b] có lúc chậm lúc chóng, có khi thưa khi mau mà không đều, đại lược là thế, có can gì đến núi sông? Nếu bảo núi sông có thể lấy pháp thuật mà trấn áp, thì khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời có pháp thuật gì trấn áp được không? Ví như Tần Thủy Hoàng biết là phương đông nam có vượng khí thiên tử, đã mấy lần xuống phương ấy để trấn áp, mà rút cuộc Hán Cao vẫn nổi dậy, có trấn áp được đâu.
Kỷ Dậu, [ Thiên Ứng Chính bình] năm thứ 18 [1249], (Tống Thuần Hựu năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, trùng tu chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ.
Đại xá.
Mùa hạ, tháng 4, ngày Nhâm Dần mồng 1, nhật thực.
Mùa thu, tháng 7, mưa đá lớn.
Canh Tuất, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 19 [1250], (Tống Thuần Hựu năm thứ 10). Mùa xuân, tháng 3 động đất.
Xuống chiếu cho thiên hạ gọi vua là quan gia758.
Đổi Đô vệ phủ làm Tam ty viện, gồm các viện Phụng tuyên, Thanh túc, Hiến chính.
Mùa hạ, tháng 5, xuống chiếu các việc kiện tụng đã thành án, phải cùng quan thẩm hình viện xem xét định tội.
[17a] cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử trung tướng, tri Tam ty viện sự.
Mùa thu, tháng 7, cho Minh tự Lưu Miễn làm an phủ sứ phủ lộ Thanh Hóa.
Tân Hợi, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 20 [1251] (Từ tháng 2 về sau là Nguyên Phong năm thứ 1, Tống Thuần Hựu năm thứ 11, Nguyên Hiến Tông Mông Kha năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 1, đổi nguyên hiệu là Nguyên Phong (năm thứ 1).
Vua tự viết bài minh ban cho các hoàng tử, dạy về trung, hiếu, hoà, tốn, ôn, lượng, cung, kiệm.
Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành Vương (không rõ tên). Con trai Yên Sinh Vương là Quốc Tuấn cướp lấy. Công chúa về với Quốc Tuấn.
Ngày 15 tháng ấy, vua mở hội lớn 7 ngày đêm, bày các tranh về lễ kết tóc759 và nhiều trò chơi cho người trong triều ngoài nội đến xem, ý muốn cho công chúa Thiên Thành là lễ kết tóc với Trung Thành Vương.
Trước đó, vua cho công chúa Thiên Thành đến ở trong dinh Nhân Đạo Vương (Nhân Đạo Vương là cha Trung Thành Vương). Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào [17b] chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng.
Công chúa Thụy Bà (chị ruột của Thái Tông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con) liền đến gõ cửa điện cáo cấp. Người coi cửa vội vào tâu. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:
"Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu"
Vua vội sai nội nhân đến dinh Nhân Đạo Vương. Đến nơi, thấy yên lặng, bèn vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Quốc Tuấn đã ở đấy. Nhân Đạo bấy giờ mới biết chuyện.
Hôm sau, Thụy Bà dâng 10 mâm vàng sống, tâu rằng: " Vì vội vàng nên không sắm được đủ lễ vật".
Vua bắt đắc dĩ phải gả công chúa Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên760 để hoàn lại sính vật cho Trung Thành Vương.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Con gái vua lấy kẻ bề dưới tất phải sai chư hầu cùng họ đứng ra làm chủ hôn [18a] theo lễ phải thế. Thái Tông đem Thiên Thành công chúa gả xuống cho Trung Thành Vương, nhưng công chúa lại về với Hưng Đạo Vương, việc hôn nhân rất là bất chính. Thế thì lễ cưới này không ai đứng chủ ư? Vì vua đã bất chính trong đạo vợ chồng, cho người làm tôi con cũng bắt chước. Vả lại, hôn nhân không lấy người khác họ mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế. Trong việc trái lễ, lại trái lễ nửa.
Vua ban yến ở nội điện, các quan đều dự. Đến khi say, mọi người đứng cả dậy, dang tay mà hát. Ngự sử trung tướng ( sau đổi là Trung úy) Trần Chu Phổ Cũng dang tay theo mọi người, nhưng không hát câu gì khác, chỉ nói: "Sử quan ca rằng, sử quan ca rằng".
Sau này, trong yến tiệc, có người đội mo nang, cầm dùi làm tửu lệnh thì lại càng thô bỉ lắm.
[18b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Xem thế đủ thấy, tuy bấy giờ vua tôi cùng vui, không gò bó vào lễ pháp, cũng là điều giản dị, chất phát của phong tục, nhưng không còn chừng mực gì nữa. Hữu Tử nói: "Biết được hòa đồng rồi hòa đồng, nhưng không lấy lễ mà tiết chế, thì cũng không thể làm được" Ngự sử là bề tôi giữ việc can ngăn, chức
phận là phải uốn nắn, đã không nói thì thôi, lại còn vào hùa với họ thì kỷ cương của triều đình để đâu?
Mùa hạ, tháng 4, Yên Sinh Vương Liễu mất, thọ 41 tuổi, gia phong đại vương.
Phạm Kính Ân mất (Kính Ân là thái úy quan nội hầu của triều Lý cũ).
Nhâm Tý, Nguyên Phong năm thứ 2 [1252], (Tống Thuần Hựu năm thứ 13). Mùa xuân, tháng giêng, vua thân đi đánh Chiêm Thành, sai Khâm Thiên Đại vương Nhật Hiệu làm lưu thủ.
Chiêm Thành từ khi nhà Lý suy yếu, thường đem thuyền nhẹ [19a] đến cướp bóc dân cư ven biển. Vua lên ngôi, lấy đức vỗ về, sai sứ sang dụ, tuy họ có thường sang cống, nhưng lại đòi xin lại đất cũ, và có ý dòm ngó [nước ta]. Vua giận, nên có viễc thân chinh này.
Mùa đông, tháng 12, bắt được vợ của chúa Chiêm Thành là Bố Da La và nhiều thần thiếp, nhân dân của y rồi về.
(Có thuyết nói bắt được chúa Chiêm Thành Bố Da La là sai. Nếu quả như thế thì Lê Văn Hưu làm Sử ký sao không dẫn để ca ngợi cùng với việc bắt được Sạ Đẩu. Nay theo [Phan] Phu Tiên là phải).
Quý Sửu, Nguyên Phong năm thứ 3 [1253], (Tống Bảo Hựu năm thứ 1). Mùa hạ, tháng 4, cho Khâm Thiên Đại Vương Nhật Hiệu làm Thái úy.
Tháng 6, lập Quốc học viện. Đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Á Thánh (Mạnh Tử), vẽ tranh 72 người hiền761 để thờ.
Muà thu, tháng 8, lập Giảng võ đường.
Tháng 9, xuống chiếu vời nho sĩ trong nước đến Quốc tử viện giảng tứ thư lục kinh.
Giáp Dần, [Nguyên Phong] năm thứ 4 [1254], (Tống Bảo Hựu năm thứ 2). Mùa hạ, tháng 5, định quy chế xe kiệu, mũ áo và người hầu cho tôn thất và các quan văn võ [19b] theo thứ bậc khác nhau.
Từ tông thất cho đến quan ngũ phẩm đều được đi kiệu, ngựa và võng. Tôn thất thì kiệu đầu đòn chạm phượng sơn son, tướng quốc thì kiệu đầu đòn chạm vẹt sơn đen, lọng tía; từ tam phẩm trở lên thì kiệu đầu đòn chạm mây, lọng xanh; từ tứ phẩm đến lục phẩm thì kiệu đầu đòn bằng dầu; ngũ phẩm trở lên thì lọng xanh; lục thất phẩm thì lọng giấy đen. Người theo hầu nhiều thì 1.000 người, ít thì 100 người.
Bấy giờ các vương hầu phần nhiều coi việc đánh nhau bằng tay không và một mình đi cướp là dũng cảm. Vũ Uy vương Duy (con Thái Tông) cũng làm thế. Một hôm, Vũ Uy [Vương] đánh nhau tay không ở Đông Bộ Đầu, vua vi hành qua đấy trông thấy hỏi rằng:
"Người béo và trắng kia là ai, bắt lại đây để sai bảo".
Vũ Uy [Vương] nge thế trốn mất.
Tháng 6, bán ruộng công762, mỗi diện là 5 quan tiền (bấy giờ gọi mẫu là diện), cho phép nhân dân mua làm ruộng tư.
[20a] Mùa đông, tháng 10, ban tiền cho Phạm Ứng Mộng, bảo tự hoạn để vào hầu.
Trước đó, vua nằm mơ đi chơi thấy thần nhân chỉ một người bảo vua: "Người này có thể làm hànnh khiển". Tỉnh dậy, không biết là người nào.
Một hôm tan buổi chầu, vua ngự ra ngoài thành, thấy một người con trai theo học ở cửa nam thành, hiành dáng giống hệt người trong mộng, Vua gọi đến hỏi, người đó ứng đối giống như những lời trong mộng.Vua muốn trao cho chức hành khiển, nhưng thấy khó, mới cho 400 quan tiền bảo tự hoạn, ban tên là Ứng Mộng. Sau này thăng dần đến chức hành khiển. Đó là bằt chước lệ cũ của triều Lý, dùng Lý Thường Kiệt và Lý Thường Hiến vậy.
Ất Mão, [Nguyên Phong] năm thứ 5 [1255], (Tống Bảo Hựu năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, sai Lưu Miễn bồi đắp đê sông các xứ ở Thanh Hóa.
Mùa hạ, tháng 4, chọn tản quan làm hà đê chánh phó sứ các lộ. Khi việc làm ruộng nhàn rỗi [20b] thì đốc thúc quân lính đắp đê đập, đào mương ngòi đề phòng lụt, hạn.
Hoàng tử thứ 6 Nhật Duật sinh.
Trước đó, đạo sĩ cung Thái Thanh tên là Thậm cầu tự cho vua. Đọc sớ xong [đạo sĩ] tâu vua: "Thượng đế đã y lời sớ tấu, sắp sai Chiêu Văn đồng tử giáng sinh, ở trần thế bốn kỷ". Thế rồi hậu cung có mang. Sau quả nhiên sinh con trai, hai cánh tay có chữ "Chiêu Văn đồng tử", nét tử rất rõ, vì thế đặt hiệu là Chiêu Văn (Tức là Nhật Duật). Lớn lên, nét chữ mới mất đi.
Đến năm [Nhật Duật] 48 tuổi, bị ốm hơn 1 tháng, các con ông làm chay, xin giảm tuổi thọ của mình để kéo dài tuổi thọ cho cha. Đạo sĩ đọc sớ xong, đứng dậy nói:
Thượng đế xem sớ xong, cười bảo: "Sao hắn quyến luyến trần trục muốn ở lại lâu thế, nhưng các con hắn thực lòng hiếu thảo, cũng đáng cho. Thôi cho thêm hai kỷ nữa".
Bệnh liền khỏi. Sau Nhật Duật mất, thọ 77 tuổi, thế là được đủ 6 kỷ lẻ 5 năm.
[21a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Việc đaọ sĩ cầu tự, cho là đúng như thế chăng? Thì đạo trời xa, không thể biết được. Cho là không như thế chăng? Thì lòng thành cảm hóa, xa mấy mà chẳng tới được. Song, khi đạo sĩ rạp lạy đợi mệnh trời, có lẽ trời hiện vhiêm bao để bảo cho. Kể ra số và lý nương tựa lẫn nhau, lý sinh ra từ số, số cũng chưa bao giờ không sinh ra từ lý, mệnh dài ngắn là số, lòng hiếu thành là lý. Có người bảo rằng đạo sĩ có thể nắm tính mạng bay lên được, nhưng tôi không tin.
Tháng 5, trồng 500 trượng toàn cây muỗm (suốt từ bến Hồng đến đê quai vạc Cẩu Thần).
Mùa thu, tháng 8, nước to, vua ngự chơi Hồ Tây.
Mùa đông, tháng 10, Vua ngự đến hành cung phủ Thiên Trường.
Bính Thìn, [ Nguyên Phong] năm thứ 6 [1256], (Tống BẢo Hựu năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, mở khoa thi chọn kẻ sĩ. Ban cho Trần [21b] Quốc Lặc đỗ kinh trạng nguyên; Trương Xán đỗ trại trạng nguyên; Chu Hinh đỗ bảng nhãn; Trần Uyên đỗ thám hoa lang763. Lấy đỗ thái học sinh 43 người (kinh 42 người, trại 1 người), xuất thân có thứ bậc khác nhau.
Hồi quốc sơ, cử người chưa phân kinh trại, người đỗ đầu ban cho [danh hiệu] trạng nguyên. Đến nay, chia Thanh Hóa, Nghệ An làm trại, cho nên có phân biệt kinh trại.
Tháng 3, nhuận, đúc 330 quả chuông.
Mùa hạ, tháng 5, sét đánh điện Thiên An, lại đánh cung Thái Thanh, tượng Thiên Tôn gãy mất một ngán tay.
Vét sông Tô Lịch.
Mùa thu, tháng 7, Vũ Thành Vương Doãn đem cả nhà trốn sang nước Tống. Thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho ta.
(Doãn là con Yên Sinh Vương do Hiển Từ sinh. Yên Sinh có hiềm khích với vua, đến khi Hiển Từ mất, bị thất thế, nên trốn sang nước Tống). Vua thưởng vàng lụa cho Bính. Do đấy việc giữ phòng quan ải càng thêm nghiêm ngặt.
Đinh Tỵ, [Nguyên Phong] năm thứ 7 [1257], (Tống Bảo Hựu năm thứ 5).Mùa xuân, tháng 2, Hoàng Bính đem cả nhà đến cửa khuyết, dâng con gái [22a] vào cung. Vua nhận, sách phong làm Huệ Túc phu nhân.
Mùa thu, tháng 8, chủ trại Quy Hóa764 là Hà Khuất sai chạy trạm tâu [vua] là có sứ Nguyên sang.
Tháng 9, xuống chiếu, lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn.
Mùa đông, tháng 11, lệnh truyền cả nước sắm sửa vũ khí.
Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải765 xâm phạm Bình Lệ Nguyên766.
Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn. Quan quân hơi núng, vua ngoảnh trông tả hữu, chỉ có Lê Phụ Trần (tức Lê Trần) một mình một ngựa, ra vào trận giặc, sắc mặt bình thản như không.
Lúc ấy, có người khuyên vua dừng lại767 để chỉ huy chiến đấu. Phụ Trần cố sức can vua:
"Nay thì bệ hạ chỉ đánh một ván dốc túi thôi! Hãy nên tạm lánh chúng, sao lại có thể dễ dàng tin lời người ta thế!".
Bấy giờ, vua mới lui quân đóng ở sông Lô768. Phụ Trần giữ phía sau. Quân giặc bắn loạn xạ, Phụ Trrần lấy ván thuyền che cho vua khỏi trúng tên giặc.
Thế giặc rất mạnh, [vua] lại phải lui giữ sông Thiên Mạc769. Phụ Trần theo vua bàn những việc cơ mật, rất ít người biết được đều đó.
[22b] Vua ngự thuyền nhỏ đến thuyền Thái úy Nhật Hiệu hỏi kế sách (chống giặc). Nhật Hiệu đương dựa mạn thuyền, cứ ngồi chứ không đứng dậy nổi, chỉ lấy ngón tay chấm nước viết hai chỉ "nhập Tống"770 lên mạn thuyền. Vua hỏi quân Tinh Cương ở đâu? (Tinh Cương là quân do Nhật Hiệu chỉ huy). Nhật Hiệu trả lời:
"Không gọi được chúng đến"
Vua lập tức dời thuyền đến hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, Thủ Độ trả lời:
"Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác".
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nhật Hiệu là đại thần cùng họ với vua. Giặc đến, khiếp sợ, hèn nhát, không có kế sách chống giữ, lại còn kiếm cách xui vua mình chạy đi ở nhờ nước khác, thì còn dùng hắn làm tướng làm gì?
Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man [23a] ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.
Khi ấy, người Nguyên mới lấy được Vân Nam, bọn du binh771 cướp đến, không có ý đánh chiếm, nên bây giờ người ta gọi chúng là "giặc Phật". Giặc rút, ban cho Bồng tước hầu.
Tha tội cho tiểu hiệu Hoàng Cự Đà.
Trước kia có lần vua ban xoài cho những người hầu cận, Cự Đà không được ăn. Đến khi quân Nguyên tới Đông Bộ Đầu, Cự Đà ngồi thuyền nhẹ chạy trốn. Đến Hoàng giang772 gặp hoàng thái tử đi thuyền ngược lên, Đà lánh sang bờ sông bên kia, thuyền chạy rất gấp. Quan quân gọi lớn: "Quân Nguyên ở đâu".
Cự Đà trả lởi:
"Không biết, đi mà hỏi những người ăn xoài ấy".
Đến đây, thái tử xin phép Cự Đà vào cực hình để răn những kẻ làm tôi bất trung. Vua nói:
"Cự Đà tội đáng giết cả họ, song đời xưa đã có chuyện Dương Châm không được ăn thịt dê, đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua773. Việc Cực Đà là lỗi ở ta, tha cho hắn tội chết, cho phép hắn đánh giặc chuộc tội".
Khi vua thân hành thống lĩnh sáu quân [23b] đi chống giặc, quan giữ ấn vội vàng giấu ấn báu lên rường điện Đại Minh, chỉ đem ấn nội mật đi theo. Giữa đường, ấn ấy lại mất. Giấy tờ trong quân không có ấn. Vua sai thợ khắc gỗ làm ấn. Đến khi xa giá về kinh, lại có người đem dâng con ấn bị mất, ấn báu giấu đi vẫn còn nguyên ở chổ cũ.
Mậu Ngọ, [ Nguyên Phong] na8m thứ 8 [1258], (Từ tháng 3 về sau là Thánh Tông Thiệu Long năm thứ 1, Tống Bảo Hựu năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, ngày mồng một, vua ngự chínnh điện, cho trăm quan vào chầu. Trăm họ yên nghiệp như cũ.
Định công phong tước: cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu; lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Vua nói: "Trẫm không có khanh, thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng để cùngđược trọn vẹn về sau".
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua tôi nhà Trần coi thường đạo vợ chồng lại thấy ở đây [24a] lần nữa.
Sai sứ sang thông hiếu với nhà Tống.
Sai Lê Phụ Trần, Chu Bác Lãm sang Nguyên.
lúc này, sứ Nguyên sang đòi lễ vật hằng năm, đòi tăng thêm tiến cống, lung tung không định. Vua sai Lê Phụ Trần đi sứ, lấy Bác Lãm làm phó. Cuối cùng qui định 3 năm một lần tiến cống, coi là thường lệ.
Tháng 2, ngày 24, vua nhường ngôi cho Hoàng thái tử Hoảng, lui ở Bắc Cung.
Thái tử lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiệu Long năm thứ 1. Đại xá. Vua tự xưng là Nhân Hoàng, tôn thượng hoàng là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ khi Hạ Vũ truyền ngôi cho con thì cha chết con nối, anh chết em thay, đã thành phép thường mãi mãi.
Gia pháp họ Trần lại khác thế: con đã lớn [24b] thì cho nối ngôi chính, còn cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự. thực ra truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi việc đều do Thượng hoàng quyết định. Vua kế vị không khác gì hoàng thái tử cả. Như vậy thì có hợp đạo không?
Có lẽ là lấy nghĩa quẻ Càn lui ở phương tây bắc và quẻ Chấn tiến ra phương đông774. Nhưng chưa đến lúc già nua thì không được lười mỏi. Sao bằng cứ truyền nối như Tam Vương để đúng lẽ thủy chung là hơn cả. Mạnh Tử nói: "Theo phép của Tiên Vương mà lỗi lầm thì chưa bao giờ có thế".
Các quan dâng tôn hiệu là Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
Mùa thu, tháng 8, gió to, đỉnh tháp Báo Thiên rơi xuống.
Lấy con gái thứ năm của Yên Sinh Vương là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân. Ít lâu sau, phong làm hoàng hậu.
Mùa đông, tháng 11, ngày 11, hoàng trưởng tử Khâm sinh.
Phong em là Quang Khải làm Chiêu Minh Đại Vương.
[25a] THÁNH TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên húy là Hoảng, con trưởng dòng đích của Thái Tông. Mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý thị, nhân Thái Tông chiêm bao thấy thượng đế trao cho gươm báo, hậu có mang. Năm Canh Tý, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 9 (1240) tháng 9, ngày 25, giờ Ngọ sinh, sau đó lập làm hoàng thái tử. Thái Tông băng775, liền lên ngôi báu, ở ngôi 21 năm, nhường ngôi 13 năm, thọ 51 tuổi, băng ở cung Nhân Thọ, táng ở Dụ Lăng. Vua trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững vậy! Nhưng ưu du tam muội776, tìm dấu đạo nhất thừa777 thì không phải phép trị nước hay của đế vương.
Kỷ Mùi, Thiệu Long năm thứ 2 [1259], (Tống Khai Khánh năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, phu nhân Trần Thủ Độ là Linh Từ quốc mẫu Trần thị mất.
Trần thị được gọi là quốc mẫu vì đó vốn là hiệu của Ngô phu nhân trước kia, tức là hoàng hậu [25b] Thái Tông thấy Linh Từ đã từng làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông, không nỡ gọi là công chúa, cho nên phong làm quốc mẫu, cũng là biệt danh của hoàng hậu. Xe kiệu, mũ áo, quân hầu của bà đều ngang với hoàng hậu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Linh Từ trước lấy Lý Huệ Tông là bất chính, sau lấy Trần Thủ Độ là thất tiết. Thế nhưng con gái bà là Chiêu Hoàng nhường ngôi cho nhà Trần. Thuận Thiên lại là hoàng hậu của Thái Tông, sinh ra thánh Tông. Yên Sinh Vương có hiềm khích với Thái Tông, Linh Từ đã điều đình hòa giải, lại tình nghĩa anh em như xưa.
Đến khi người Nguyên tắt đường vào cướp, kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang, giữ gìn hoàng thái tử, cung phi, công chúa và vợ con các tướng soái thoát khỏi giặc cướp, lại khám xét thuyền các nhà chứa giấu quân khí đều đưa dùng vào việc quân. Công của bà giúp nhà Trần trong việc nội trị thì nhiều mà phần báo đáp nhà Lý thì [26a] không được bằng. Thế mới biết trời sinh Linh Từ là để mở nghiệp nhà Trần. Việc thì giống như Đồ Sơn dấy nhà Hạ778, mà đức thì không giống. Đạo biến của trời nhhư thế đấy, huyền vi thay!
Mùa hạ, tháng 6, cho Nguyên Giới Huân làm Đại hành khiển, Thượng thư tả phụ, Lê Phụ Trần làm Thủy quân đại tướng quân.
Mùa thu, tháng 7, bái yết sơn lăng. Đặt quan sơn lăng và phong cung tần của tiên đế để thờ phụng.
Tháng 9, lấy ngày sinh làm tiết Hưng Thiên.
Mùa đông, thánng 10, ngày mồng 4, Thượng hoàng ngự Bắc cung (tức cung Thánh Từ), các quan đến chầu mừng.
Canh Thân, [Thiệu Long] năm thứ 3 [1260], (Tống Cảnh Định năm thứ 1. Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt 779 Trung Thống năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 3, ngày mồng 1 Mậu Thìn, nhật thực.
Ngày 25, mặt trời có hai quầng, quầng bên trong có sắc vàng.
Tân Dậu, [Thiệu Long] năm thứ 4 [1261], (Tống Cảnh Định năm thứ 2, Nguyên Trung Tống năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, chọn đinh tráng các lộ làm lính. [26b] còn thì sung làm sắc dịch các sảnh, viện, cục và đội tuyển phong các phủ, lộ, huyện.
Thi lại viên bằng viết chử và làm tính. Người đỗ sung làm duyên lại nội lệnh sử. Các ty thái y, thái chúc, khảo thi những người tinh thông nghề mình để bổ các chức.
Mùa hạ, tháng 6, nhà Nguyễn sai Lễ bộ lang trung Mạnh Giáp, Viên ngoại lang Lý Văn Tuấn, đưa thư sang dụ.
(Thư đại lược nói: Quan liêu sĩ thứ An Nam, phàm các việc mũ áo, lễ nhạc, phong tục đều căn cứ theo lệ cũ của nước mình, không phải thay đổi. Huống chi, nước Cao Ly mới rồi sai sứ sang xem, đã xuống chiếu cho hết thảy đều theo lệ ấy. Ngoài ra đã răn bảo biên tướng ở Vân Nam không được tự tiện đem quân lấn cướp nơi cương giới, quấy nhiễu nhân dân. Quan liêu sĩ thứ nước ngươi hãy yên ổn làm ăn như cũ)780.
Đãi yến bọn Mạng Giáp ở cung Thán Từ.
Sai Thông thị đại phu Trần Phụng Công, Chư vệ ký ban Nguyễn Thám, Viên ngoại lang Nguyễn Diễn mang thư sang Nguyên thông hiếu.
Nhà Nguyên phong vua làm An Nam Quốc Vương, ban cho 3 tấm gấm tây, 6 tấm gấm kim thục.
Cho Chiêu Minh Đại Vương Quang Khải làm Thái úy. Bấy giờ, anh vua [27a] là Quốc Khang lớn tuổi hơn, nhưng tài năng tầm thường, nên phong Quang Khải làm tướng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả. Đến khi vào triều làm tể tướng, mới thống lĩnh việc nước. Nhưng cũng chỉ nắm đại cương thôi, còn quyền thì thuộc về hành khiển. Người khinh lại thành trọng, người trọng lại thành khinh, mà không phải lo thêm một tầng công việc, cũng là có ý bảo toàn vậy. Vả lại, như năm Đinh Tỵ đời Nguyên Phong, giặc Nguyên sang cướp, các vương hầu cũng đem gia đồng và hướng binh thổ hào làm quân cần vương. Trong sự biến đời Đại Định781 lại đem người thôn trang sắm sửa nghi trượng đi đón vua, đó cũng làm vững cái thế"duy thành"782 vậy.
[27b] Nhâm Tuất, [ Thiệu Long] năm thứ 5 [1262], (Tống Cảnh Định năm thứ 3, Nguyên Trung Thống năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên, mỗi người được ban tước hai tư783, đàn bà được hai tấm lụa.
Đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa. Lại làm chùa ở phía tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đó về sau, các vua nhường ngôi đều ngự ở cung này. Do đó, đặt sắc dịch hai cung để hầu hạ, lại đặt quan lưu thủ để trông coi.
Tháng 3, xuống chiếu cho các quân chế tạo vũ khí, chiến thuyền. Quân thủy, lục tập trận ở chín bãi phù sa sông Bạch Hạc 784.
Mùa thu, tháng 9, soát tù, kẻ nào khi giặc Bắc sang mà đầu hàng quân Nguyên thì không tha.
Chiêm thành sang cống.
Mùa đông, tháng 11, nước Nguyên sai bọn Mã Hợp Bộ785 10 người sang hỏi về lễ khánh hạ.
Tháng 12, [28a ] mưa gió to.
Quý Hợi, [ Thiệu Long ] năm thứ 6 [1263], (Tống Cảnh Định năm thứ 4, Nguyên Trung Thống năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, sai Điện tiền chỉ huy sứ Phạm Cự Địa và Trần Kiều sang Nguyên. Vua Nguyên xuống chiếu ưu đãi, cho 3 năm một lần cống.
Tháng 2, mưa đá.
Tháng 3, sét đánh điện Thiên An
Mùa hạ, tháng 4, cho Lê Cư làm trại chủ Thanh Hoá
Mùa thu, tháng 7, Thủ Độ đi tuần các nguồn sông ở Lạng Sơn.
Tháng 9, có bệnh dịch
Mùa đông, tháng 12, gió lớn, mưa to.
Thổ quan phủ Tư Minh786 nước Tống là Hoành Bính dâng sản vật địa phương vàđem 1200 bộ thuộc sang quy phụ.
Giáp tý,[ Thiệu Long] năm thứ 7 [1264], (Tống Cảnh Định năm thứ 5, Nguyên Chí Nguyên năm thứ nhất ). Mùa xuân, tháng giêng, Thái sư Trần Thủ Độ chết (thọ 71 tuổi), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương.
Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược [28b] hơn người, làm quan triều lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được lấy được thiên hạ đều nhờ mưu sức của ông cả. Vì thế ông được nhà nước dựa cậy, quyền át cả vua.
Bấy giờ có kẻ đàn hặc ông, vào gặp Thái Tông khóc mà nói rằng:
"Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ qyuền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao"?.
Thái Tông lập tức lệnh xe ngự đến dinh Thủ Độ, bắt cả người đàn hặc ấy đem theo và nói hết những lời người ấy nói cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời: "Đúng như nhữnglời hắn nói ".
Rồi lấy ngay tiền lụa thưởng cho người ấy.
Linh từ quốc mẫu có làn ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại,về dinh khóc bảo Thủ Độ:
" Mụ này làm vợ ông, mà bị bọn quân hiệu khinh nhờn đến thế ".
Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói:" Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa ". Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về.
[29a] Thủ Độ có lần duyệt định số hộ khẩu, quốc mẫu xin riêng cho một người làm câu đương 787. Thủ Độ gật đầu, rồi ghi họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã ấy, hỏi tên mỗ ở đâu, người đó mừng rỡ bảo hắn:
"Ngươi vì có công chúa xin cho được làm câu đương, không thể ví những câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác".
Người đó kêu van xin thôi mãi mới tha cho. Từ đó không ai dám đến thăm vì việc riêng nữa.
Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ tâu:
" An Quốc là anh thần, nếu cho giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều làm tể tướng cả thì việc triều đình sẽ ra làm sao?".
Vua bèn thôi.
Thủ Độ tuy làm tể tướng, nhưng mọi việc không việc gì không để ý. Vì thế đã giúp nên vương nghiệp và giữ được tiếng tốt cho đến lúc mất. Thái Tông [29b]có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng đặc biệt quý mến ông. Thế nhưng cái tội giết vua và thông dâm với hoàng hậu thì khó lẩn tránh với đời sau vậy.
Tháng 2, sao Chổi hiện ở phương đông bắc.
Tháng 3, lấy Khâm Thiên Đại Vương Nhật Hiệu làm Tướng quốc thái úy, nắm chung việc nước.
Bấy giờ, vua cho Nhật Hiệu làm Thái sư, nhưng Nhật Hiệu cố ý từ chối không nhận vì xấu hổ về việc viết chữ lên mạn thuyền. Vua tuy cho ông không nhận chức Thái sư, nhưng lại ban thêm hai chữ "Tướng quốc", thành "Tướng quốc thái uý".
Mùa thu, tháng 7, ngày mồng 6, Thượng hoàng ban yến cho các quan ở điện Diên Hiền. Yến chưa xong, bỗng có sao Chổi xuất hiện ở phương đông bắc, đuôi dài suốt trời. Thượng hoàng ra xem và bảo:
" Ta xem sao Chổi này rất sáng, mà đuôi rất dài, không phải là tai họa của nước ta".
Lệnh cứ dự xong yến.
Tháng 10, mùa đông năm ấy, vua Tống băng.
Chú thích:
719 Sau là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
720 Tức năm 1218
721 Vùng đất của tỉnh Bắc Ninh.
722 Vùng đất phía tây bắc và phía nam tỉnh Hải Dương
723 Vùng đất huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
724 Bản chữ Hán chép Nguyên hậu, là đã nhầm chữ Quân thành chữ Hậu. Nguyên Quân tức là vua Trần Thuận Tông, sau khi nhường ngôi cho thái tử Án (Thiếu Đế), xưng vương là Thái Thượng Quân Hoàng Đế, thường được gọi là Nguyên Quân. Xem BK7.
725 Chỉ việc Trẫn Thủ Độ đã giết Huệ Tông lại lấy hoàng hậu của nhà vua
726 Tỉnh bách: có người đọc là "tỉnh mạch". Ở Trung Quốc, từ đỡi Ngũ Đại về sau, lấy 77 làm 100, gọi là "tỉnh bách" ( nghĩa là 100 thiếu, hay 100 bớt ).
727 Núi Đồng Cổ: vốn ở THanh Hóa, tục gọi là núi Khả Phong. Đời Lý, các vua cho rằng thẫn núi Đồng Cỏ đã có công giúp Thái Tông đánh thắng Chiêm Thành, sau lại thác mộng báo cho biết âm mưu làm phản của ba vương Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh, nên đã dựng đền thờ trong đại nội, bên hữu chùa ThánhThọ. Hằng năm các quan phải đến thề ở đền để tỏ lòng trung thành với nhà vua. Nhà Trần cũng theo lệ ấy. (Xem Việt điện u linh, xem thêm BK2)
728 Oa Khoát Đài: hay Oát Ca Đài (đời Thanh đổi gọi là Ngạc Cách đức Y) là phiên âm tên vua Mông Cổ Ô-gô-đây là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn, Thiết Mộc Chân (Têmugin), lên ngôi năm 1228.
729 Trấn binh của kinh đô, chuyên việc phòng vệ, canh gác.
730 CMCB6 chú là chức kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Thực ra, Bình bạc ty (năm 1265 đổi thành đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn) là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó.
731 CMCB6 chú là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là tỉnh Gia), tỉnh Thanh Hóa.
732 Sau là huyện Nam Chân, Nam Trực, tương với huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam ngày nay.
733 CMCB6 chú là thuộc huyện Đông Ngàn, nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
734 Vùng huyện Tiên Hưng cũ, nay thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
735 Chiêu lang: lăng của Trần Thái Tông, Dụ lăng: lăng của Trần Thánh Tông, Đức lăng: lăng của Trần Nhân Tông.
736 Nghi đồng tam ty: nghĩa là nghi thức ngang với nghi thức của tam ty hay tam công. Bình chương sự: nghĩa là xếp đặt cho tốt đẹp, chỉ chức tể tướng. Đồng bình chương sự: nghĩa là ngang với tể tướng.
737 Theo Thiền Tông chỉ nam tự trong Khóa hư lục thì Trần Thát Tông trốn khỏi kinh thành vào đêm mồng 3 tháng 4 năm Bính Thân (1236) và lên đến đỉnh Yên Tử vào ngày mồng 6 tháng 4 năm ấy. Như vậy là Toàn Thư chép sự việc này muộn hơn một năm
738 Thuộc hai huyện Đông Triều và Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
739 CMCB6 chép là phường Thịnh Quang có ô Chợ Dừa ở phía nam Hà Nội nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
740 Tức tiền xét án.
741 Trại Vĩnh An của Tống thuộc đất châu Khâm, giáp với vùng Móng Cái, Quảng Ninh của ta. Trại Vĩnh Bình của Tống thuộc đất châu Ung, giáp với vùng Lộc Bình, Lạng Sơn của ta.
742 CMCB6 chép danh sách 12 lộ là Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu. Danh sách này chưa hẳn đúng và đủ tên các lộ thời Trần. An Nam chí lược của Lê Trắc đưa ra một danh sách 15 lộ, nhưng chỉ có 6 lộ là có tên trong danh sách của Cương mục.
743 Xem sự việc chép về năm Mậu Tý (1228) ở trên.
744 Phủ Kiến Hưng: hay phủ Nghĩa Hưng đời Lê là gồm đất 3 huyện: Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản, tỉnh Nam Hà ngày nay. Từ đời Lý đã có hành cung ở Ứng Phong, có lẽ ở trong đất huyện Ý Yên.
745 Đê Thanh Đàm: nay là đê Thanh Trì.
746 Quý Do tức hãn Mông Cổ Guyuk. Vì các bản khắc Toàn thư bị sứt chữ hay in không rõ, nên chữ Do ở đây dễ bị đọc nhầm thành chữ Diền (Bản dịch cũ, tậ II, 1971, tr.20).
747 Bản dịch cũ (tập II, 1971, tr.285) chú thích Tứ thiên là 4 vệ Thanh dực, Tứ thần là 4 vệ Thần sách. Nhưng theo các quân hiệu được chép ở đây thì lại có thể nghĩ rằng: Tứ thiên là 2 vệ (tả và hữu) của quân Thiên thuộc và 2 vệ của quân Thiên Chương; Tứ thánh là 2 vệ của quân Thánh dực và 2 vệ của quân Chương thánh; Tứ thần là 2 vệ của quân Thần sách và 2 vệ củ quân Củng thần. Chú ý là đời Trần chỉ thấy nói đến các quân tả và hữu, chứ không gặp các quân tiền và hậu.
748 Vùng tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà.
749 Gồm phần lớn tỉnh Thái Bình ngày nay.
750 Vùng tây Hải Dương.
751 Vùng nam Hưng Yên.
752 Vùng tỉnh Ninh Bình.
753 Vùng nam Thái Bình ngày nay.
754 Tức là đội chèo thuyền, thuỷ thủ của thuyền trên.
755 Tam khôi: là ba bậc đõ đầu gồm trạng nguyên, bảng nhãn và thám hoa.
756 CMCB6 chép là sông Bà Mã. Nguyên văn: "Bà Lễ giang", có lẽ là sông Bà Mã và sông lễ gọi tắt. Bà Mã tu'c sông Mã ở Thanh Hóa, còn sông Lễ thì Cương mục chú là sông Mã, nhưng có lẽ là sông Chu.
757 Núi Chiêu Bạc: Bản dịch cũ chú có lẽ là núi Chiếu Bạch (hiện có sông Chiếu Bạch) ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
758 Nguyên văn là "quốc gia", ngờ là bản in nhầm. Vì 'quan gia " là tiếng để gọi vua đời Trần, thường hay gặp. Chưa có sách nào gọi vua là "quốc gia". Chúng tôi sửa lại.
759 Nguyên văn là "trần hợp kế đồ", có người hiểu "đồ" theo nghĩa Nôm là "đồ đạc". CMCb6 chép là "bày đồ quý báo".
760 Tức phủ Ứng Hoa đời sau, tương ứng với các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay.
761 Chỉ 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử (Thất thập nhị hiền).
762 Nguyên văn chử Hán là "quan điiền".
763 CMCB6 chú Quốc Lặc người huyện Thanh Lâm (châu Hồng); Trương Xán người huyện Tế Giang (lộ Bắc Giang); Trần Uyên người huyện Đường Hào (châu Hồng).
764 Trại Quy Hóa: thời Trần gồm đất tỉnh Yên Bái, phần hữu ngạn sông Hồng và đất các huyện sông Thao, Thanh Hòa và Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú hiện nay.
765 Tên Mông Cổ là Uy-ry-ang-kha-đai (Uriyangqadai), có sách phiên âm là Ngột Lương Hợp Thai hay Ngột Lương Cáp Thai.
766 Có lẽ là chổ sông Cà Lồ gặp quốc lộ số 2, tức là vùng gần Hương Canh, huyện BÌnh Xuyên (nay là huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú).
767 Nguyên văn: "Khuyến đế trú dịch thị chiến". "Trú dịch" nghĩa là "ở lại dịch trạm", dùng ở đây không phù hợp. Chúng tôi ngờ rằng đó là hai chữ "trú tất" có nghĩa là "dừng lại", "dừng xe ngự", một kiểu nói đối với vua. Chữ tất đã bị chép lầm thành chữ dịch do dạng chữ gần giống nhau.
768 Thời Trần, gọi đoạn sông Hồng từ Bạch Hạc trở xuống là sông Lô.
769 Sông Thiên Mạc: theo Cương mục là khúc sông Hồng chảy qua vùng bãi Mạn Trù, nay thuộc xã Tân Châu, huyện Châu Giang, tỉnh Hải Hưng.
770 'Nhập Tống" nghĩa là chạy vào đất Tống. Bấy giờ nhà Tống còn giữ miền nam nước Tống.
771 Du binh: Cánh quân nhỏ có nhiệm vụ tuần tra hay đột kích cũng gọi là du ky.
772 Khúc sông Hồng ở phía trên Nam Định, khoảng ngã ba Tuần Vường.
773 Theo Tả truyện, Dương Châm là người đánh xe cho hoa Nguyên nước Tống. Tống và trịnh sắp đánh nhau, Hoa Nguyên làm thịt dê cho binh sĩ ăn, nhưng không cho Dương Châm dự. Khi đánh nhau, Dương Châm nói: Thịt dê hôm trứơc là quyền ở ngoài, đánh nhau hôm nay là việc của tôi, rối đánh xe chạy theo quân Trịnh, nước Tống do vậy bị thua. Chữ "Trịnh" ở Toàn thư phải sửa là chữ "Tống".
774 Trong Bát quái, quẻ Càn chỉ cha, quẻ Chấn chỉ con trưởng.
775 Đúng ra là Thái Tông nhường ngôi.
776Tam muội: (hay Tam ma địa, Tam ma đế...) là phiên âm tiếng Phạn Samàdhi, có nghĩa là tập trung tư tưởng cao độ, được coi là thiền định (dhyàna) ở bậc cao. Theo Phật giáo, đạt được phép Tam muội thì lìa dứt được mọi tạp niệm, tà đoan, tâm linh không còn bị xao động nữa.
777Nhất thừa: tiếng Phạn là ekayàna, có nghĩa là "cỗ xe duy nhất". Phật giáo quan niệm giáo pháp của mình là cỗ xe duy nhất có thể chở người ta đến Nát Bàn. Ở đây có nghĩa là giáo lý của nhà Phật.
778 Theo truyền thyết Trung Quốc, Đại Vũ thay Cổn trị thủy, đến Đồ Sơn, gặp người con gái biến thànnh con cáo trắng 9 đuôi, Vũ lấy người đó. Người con gái Đồ Sơn đã giúp Vũ hoàn thành công việc trị thủy. Sau Vũ được vua Thuấn truyền ngôi, trở thành ôn g vua đầu tiên của nhà Hạ.
779 Tên Mông Cổ là Khu-bi-lai (Qubilai), thư tịch Trung Quốc phiên âm là Hốt Tất Liệt hay Hốt Tất Lai. Hốt Tất Liệt lên ngôi năm 1260, miếu hiệu là Nguyên Thế Tổ, niên hiệu là Trung Thống.
780 Đây là nội dung tóm tắt tờ chiếu thư của Hốt Tất Liệt. Nguyên văm xem An Nam chí lược, quyển 2, phần Đại Nguyên chiếu thế.
781 Bản khắc Toàn thư đã khắc nhầm chử Đại? thành chử Thiên?. Đại Định là niên hiệu của Dương Nhật Lễ. Dương Nhật Lễ là con người phường chèo, cướp ngôi nhà Trần (1369), các vương hầu tôn thất nhà Trần đem quân dàn các nơi đón Trần Phủ (Trần Nghệ Tông) từ trấn Đà Giang về kinh đô giành lại ngôi vau cho nhà Trần.
782Thi Kinh, Tiểu nhã có câu: "Tông Tử duy thành" thường được hiểu với ý nghĩa là người tôn thất như bức thành bảo vệ triều đình, ý nói vương hầu tôn thất nhà Trần là bức tường thành bảo vệ ngai vàng vua Trần.
783 Quan chức đời xưa, mỗi cấp bậc chia làm nhiều tư, đủ số tư nhất định thì thăng một cấp.
784 Nguyên văn: "Bạch Hạc giang cửu phù sa", chưa rõ nghĩa, tạm dịch như trên.
785Mã Hợp Bộ: là phiên âm của Mahmud (Ma-hơ-mút), một tín đồ HồI giáo làm quan cho Hốt Tất Liệt.
786 Thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.