Nghĩa là:Giỡn con Hỷ-Hồng phải định kế thoát thân,Nạn ông Hồn-Nhiên đem lời chơn giảng Đạo.Có bài kệ rằng: Cảnh lòng nguyên phải sáng tỏ mình,Chớ bị việc lầm mất chỗ tin,Ngày trước đã cho người giả gạt,Nay gặp người hiền lại hãi kinh.Lại nói Đàm-Trường-Chơn thấy Cổ-Dủ-Phong có mấy lần chí lành, ý muốn độ, ai dè chẳng đợi ông mở miệng, nói trước rằng: - Người đạo chẳng khá nói nhiều, ta đã nghe qua rồi, ngươi nay nói nữa ta cũng chẳng tin. Ta bị bạn ngươi gạt nhiều lần, có chỗ nào tu hành mà nói. Ta coi lại là người kiếm ăn, nói rồi bỏ vô không ra.Đàm-Trường-Chơn nghe nói mấy lời hủy báng trong đạo không chút nào yêu mến, trong lòng muốn ra mở mang cho đạo. Lúc ấy trời gần tối, ông lại trước cửa ngồi nghỉ. Mấy người tớ ra đuổi ông đi, lấy một thùng nước tạt ướt chỗ cửa rồi đi vô đóng lại. Đàm-Trường-Chơn thấy làm ác như vậy, liền ra ngoài đường. Đêm đó trời mưa tuyết lớn nước đặc hơn một thước. Đến sáng mấy người trong nhà ra coi, thấy Đàm-Trường-Chơn ngồi giữa trời, chung quanh tuyết đông đặc lên cao, lại gần một bên ông coi chẳng có chút nào, liền báo cho chủ hay. Dủ-Phong nghe nói ra coi thấy bên mình ông hơi lên cao nghi-ngút, biết là người có đạo, liền mời ông về nhà, đãi theo bực khách trọng. Nói rằng: - Chẳng phải tôi không tin đạo, vì trong đạo không có người chơn, phải đặng như ông chí tu khổ hạnh như vầy ai mà chẳng tuân kỉnh, ai mà dám hủy báng trong đạo. Tôi nguyện nuôi ông trong nhà tôi năm ba năm, hoặc mấy mươi năm tôi cũng vui lòng. Thôi để chọn ngày tốt, nguyện cầu ông làm thầy, chẳng biết ông chịu chăng?Đàm-Trường-Chơn trong ý muốn khai hóa y, nay thấy y có lòng ăn-năn tự hối, tín tâm kỉnh phục, gật đầu chịu lãnh. Dủ Phong vui mừng liền sai gia tướng lại trước nhà quét dọn căn phòng sạch-sẽ thỉnh Đàm-Trường-Chơn vào đó tu hành. Hàng ngày cơm nước tinh tấn chẳng trễ, và có cho một đứa tớ gái tên Hỷ-Hồng lo việc phụng sự cho Đàm-Trường-Chơn trà nước thường hoài vì ông là người đạo đức tôn trọng, diệu lý vô cùng. Thoạt thấy ngày tháng lẹ mau, ở đó hơn nửa năm chẳng thấy Dủ-Phong hỏi thăm việc Đạo, xét coi y tâm ý ham Đạo, thiệt chẳng phải muốn học Đạo. Muốn cho người thọ lấy của y đặng y có lòng cúng dường, thế là y lập phước ý muốn mượn người tu hành giùm đặng sau hưởng phước huệ mà thôi. Đàm-Trường Chơn biết thấu lòng ý của y nên chẳng muốn ở nữa, cũng không chịu lãnh của tiền. Đôi lần muốn đi mà Dủ-Phong cầm hoài không cho đi, lại biểu mấy người trong nhà coi giữ, nên Đàm Trường-Chơn đi mấy lần bị người cản, đi không đặng. Rồi ông tưởng ra một kế phải làm như vầy... mới đặng ra khỏi nhà. Một lát con Hỷ-Hồng đem trà, Đàm-Trường-Chơn giả ý nắm tay Hỷ Hồng nói rằng: - Tay ngươi mềm như bột. Hỷ-Hồng mắc cở nói: - Như mực một thứ! Ông đừng cười tôi. Liền đi ra ngoài và thưa cho bà hay. Bà nghe nói trong ý bất bình kêu chồng nói rằng: - Đàm sư-phụ giỡn hớt con Hỷ-Hồng, sợ chẳng phải người tu chơn đó ông! Thôi biểu ổng đi cho sớm. Dủ-Phong nghe nói không tin, e Hỷ-Hồng làm biếng chẳng chịu phục sự bày việc nói dối. Bà nghe ông nói như vậy trở nghi Hỷ Hồng có ý đó. Hỷ-Hồng nghe vậy chẳng dám nói nữa. Qua bữa sau, Dủ-Phong thấy Hỷ-Hồng đem trà, ông lén theo sau rình, quả thấy Đàm-Trường-Chơn nắm tay Hỷ-Hồng cười rằng: - Tay nàng như bông. Dủ-Phong nghe nói liền muốn biểu ông đi, lại nhớ mấy lần ông muốn đi tại mình cầm lại, nay mình đuổi ổng ra thời việc do nơi mình bất nhơn, chẳng bằng viết ít lời dán trên vách, ổng thấy mắc cở tự nhiên phải đi, mình khỏi mang tiếng ác. Rồi biểu mấy người trong nhà thấy ổng đi đừng có cản. Dủ-Phong sắp đặt rồi bửa sau tới bữa cơm sớm, Đàm Trường-Chơn không thấy Hỷ-Hồng đem trà nước lại nữa, biết là kế đã thành liền ra ngoài coi thấy trên vách dán một cái thiệp viết bốn câu rằng:Gió tây đem thổi tuyết bông bay,Ngồi lạnh bồ-đoàn niệm ý sai,Chớ nói trẻ thơ tay tợ ngọc,Trách phận mình làm chớ tại ai!Đàm-Trường-Chơn cười, trở vô phòng lấy bút viết bốn câu dán kế bên đó, rồi sửa soạn gói đồ ra trước nhà, nói lớn hai tiếng “Tạ ơn”. Không ai trả lời, rồi ra cửa qua phía Nam ở hai năm, sau trở lại phía Bắc.Nói về mấy đứa tớ nhà ông Dủ-Phong, vì nghe lời chủ dạy như Đàm-Trường-Chơn có đi đừng cản nữa, nên khi thấy ông ra đi, mấy đứa đều trốn hết để ông đi rồi mới thưa cho chủ hay. Dủ Phong nghe nói đến sau phòng thấy có biên thêm 4 câu rằng:Chớ lời tiết nguyệt với phong hoa,Tâm chánh nào lo tiếng vạy tà,Chẳng nói Hỷ-Hồng tay tợ ngọc,Thân nầy chắc bị tại trung-oa (hang ếch).Bởi Đàm-Trường-Chơn muốn độ người học đạo chớ không ham cúng dường. Còn Dủ-Phong là người giả đặng cầu danh mà thôi, nên ông không chịu, phải giả kế mà thoát thân, không ăn của vô đạo, nếu như ở đó cũng như ở trong hang ếch. Khi đó Cổ-Dủ-Phong thấy 4 câu kệ của ông, chống tay nghĩ thầm lời hiền có nói: - “Người quân tử đi học đạo, thời muốn tầm người ham đạo, mến đạo mới vui”. Vì biết mình cầu danh mà hưởng phước nên ông lập kế biến việc như vậy, chớ không phải là người háo sắc. Lúc đó mới biết Đàm-Trường-Chơn nói giỡn với Hỷ-Hồng đặng cho có lý sự mà kiếm nẻo thoát thân. Chừng ấy than tiếc không cùng!Lại nói Vương-Ngọc-Dương từ khi ở Đại-Ngụy thôn, mấy người anh em đạo hữu phân ly nhau, ông đi đến đất Phong Châu. Chỗ Phong-Châu đường phía Bắc có một ông quan họ Diệu tự Sùng-Bao, làm quan tại phủ Tân-An. Vì coi thấy cuộc đời hết muốn việc quyền tước, xin nghỉ về làng để vui thú điền viên. Bình sanh chỉ ham học đạo, thấy người tu hành như gặp bà con, thân quyến, không luận giàu nghèo, hay dở, cũng mời về nhà đàm luận việc tu. Gần bên ông có cái chùa hiệu là “Ngộ Tiên Quang”, người chủ trì cũng người giữ đạo, thường hay có đạo-sĩ ở ngủ nhờ. Ông Diệu-Quang có dặn trước người giữ chùa, phàm có người học đạo tới nghỉ thì cho ông hay.Khi kia có đến một người không phải đạo-sĩ cũng không phải thầy chùa, hay nói việc tu hành, tự xưng mình có đạo, thường khoe nói: - Ta nay 96 tuổi, thường gặp Trương-Tam Phong cùng Lữ-Động-Tân mấy lần, còn Đạt-Ma Tổ-Sư là thầy ta, Tế-Điên Hòa-Thượng là anh em bạn ta, ta ngồi công-phu một hai ngày chẳng mỏi. Lại khoe độ người không biết bao nhiêu mà kể. Người giữ chùa nghe nói liền hỏi: - Xin lỗi ông cho tôi biết danh tánh. Ông rằng: - Hiệu ta là Hồn-Nhiên-Tử.Người ấy liền dẫn ra mắt ông Diệu-Quang. Vừa tới nhà, ông ấy liền nói: - Hòa-thượng là quỉ đói, chỗ sắc tướng; còn đạo-sĩ ma vương chỗ khí; như vậy làm sao đặng thành Tiên Phật? Nào có đặng như tôi muôn việc coi thấu, chút trần chẳng nhiễm, mới gọi người chơn-tu học đạo, phải học theo đạo tôi thì sống đặng trăm tuổi...Diệu-Quang tánh hay ham cao háo thắng, nghe nói trong lòng vui mừng, liền cầu cho ông thọ giáo làm thầy nuôi tại trong nhà. Ông ở đó ăn nói không chút vị ai, câu nào nói ra thời bỉ bạc thầy chùa, đạo sĩ. Khi đó ông đạo ở chùa “Ngộ-Tiên-Quang” đứng một bên nghe ổng nói hủy báng tăng đạo, trong lòng chẳng phục, thầm tưởng ông nầy thiệt chẳng biết lễ nghi phải quấy, mình đã tử tế có ý đem tiến ổng đặng hưởng chỗ cúng dường, là vì mình thương người tu hành, ổng lại trở báng xáng đạo tăng, chẳng biết coi trước coi sau. Muốn giở ngói trên nhà phải coi chừng dưới đất thời mới gọi là người tu hành chính ý. Đã trước mặt mình mà không vị. ổng thấy Diệu-Quang kính trọng, ổng trở lại khinh tiện bạn mình, thiệt người không hậu. Tôi phải kiếm một người biết đạo tham-thiền công-phu cho hơn ổng đặng bỉ-bạc trả hờn tôi mới vừa ý. Tưởng rồi liền kiếu ra về. Cách ít bữa, may có Vương-Ngọc-Dương tới hỏi ở nhờ. Ông chủ chùa thấy Ngọc-Dương khí tượng hẳn hòi, chắc là người có đạo, thấy trọn ngày ngồi công-phu hoài, mà tinh thần thêm tráng kiện. Nghĩ thầm muốn phá ông già kia chắc phải cầu ông già nầy mới đặng.Muốn nói việc tỏ rõ cho ông nghe mà sợ ổng không đi bèn sanh một kế, nói cùng Vương-Ngọc-Dương rằng: - Trong nhà của Diệu-Quang có tới một người tu hành giỏi, ngồi công-phu mười mấy ngày chẳng mỏi. Tôi nay muốn cùng đạo hữu qua đó thăm chơi, chẳng biết đạo hữu chịu chăng? Vương-Ngọc-Dương nghe nói cũng mừng, hai đàng liền sửa soạn qua đến nhà Diệu Quang, mấy người coi cửa vô báo cho Diệu-Quang hay, ông liền ra nghinh tiếp, đồng đến nhà khách trà nước chưa kịp hỏi thăm liền thấy một ông đầu bạc đi ra. Vương-Ngọc-Dương thấy người xanh, mày to, mắt nhỏ, mủi đảnh, trán vồ, môi chì, răng sún, miệng tròn, tai lớn, có ít sợi râu rìa, trên đầu có ít chòm tóc bạc, giống như bà già lại ngồi trên ghế giữa. Ông chủ chùa nói với Ngọc-Dương rằng: Ông đây là người đại tu hành, tôi tỏ cùng sư huynh hồi sớm đó. Ngọc-Dương nghe nói lật đật đứng dậy chắp tay chào sư huynh. Ông ấy ngồi nghe chẳng hề đáp lễ, ý gọi mình là cao rồi, nên coi Ngọc-Dương không ra gì, liền hỏi: - Nầy đạo, “Hoặc thị tài hoa hay là sáp liễu?”Ngọc-Dương không biết ông nói việc chi, chưa kịp trả lời ông già lại hỏi: Mầy có vợ hay chưa?Ngọc-Dương tưởng ông hỏi theo việc tục, đáp rằng: Vợ tôi cũng có rồi, vì ra tu hành bỏ lại ở nhà.Hồn-Nhiên-Tử cười lớn rằng: - Uổng cho mày ra tu hành, hỏi có mấy câu cũng không biết. Ta hỏi mầy tài hoa, là hỏi phải thiếu niên xuất gia chăng? Còn sáp liễu là hỏi phải trung niên xuất gia chăng? Hỏi mầy có vợ chưa là hỏi đặng chơn âm tiêu tức hay chưa? Mầy lại đem lời tục nói chuyện. Thiệt là người không biết đạo. Bằng đem việc hoài thai hỏi mầy nữa càng thêm không biết! (Thiệt Hồn-Nhiên-Tử chẳng biết một chút khiêm nhường, trước mặt mà chê tệ người ta.)Ngọc-Dương tánh dung người nên không trách, dòm thấy ông chủ chùa mặt biến sắc, trong ý y chắc là mình thua nên mặt biến sắc như vậy. Thôi phải biện nói ít câu đặng cứu cái thể diện của y. Liền cười nói rằng: Hồi nãy thầy hỏi việc “Chơn âm”, không biết cái chơn âm đó là vật chi? Còn nói “hoài thai” mà cái thai đó tùng ở đâu mà kiết? Hoài là vật chi? Hồn-Nhiên-Tử không biết, nín một hồi lâu trả lời không đặng, vùng cười rằng: Huyền cơ chẳng khá tiết lậu, nào đặng nói cho mầy nghe.Người chủ chùa thấy ông ấy nói gượng, biết là ông không hiểu, liền thưa Ngọc-Dương rằng: - Vậy cầu sư huynh phân giải, chắc ổng không biết, xin đừng hỏi nữa.