Hồi 3
Thọ Thiên triệu Sơn-Đông độ thế,
Nhập địa đạo Chung-Nam tàng thân

Nghĩa là:
Vưng lịnh Trời qua Sơn-Đông độ đời,
Vào hang động ở núi Chung-Nam ẩn mình.
Có bài kệ rằng:
Ý đời nóng nguội thiệt thêm cười,
Đoạt lợi tranh danh biết mấy mươi,
Dễ độ súc sanh người khó độ,
Nguyện độ súc sanh khó độ người.
Bởi ông Hiếu-Liêm nguyên thiệt không bệnh, chẳng qua là giả bịnh, muốn dứt việc khiên triền đặng học Đạo. Trương-Hải Thanh nào biết được ẩn ý ông, nên xem mạch rồi khó hiểu đặng bệnh, cũng tùy ý mà nói là bịnh trúng phong bất-ngữ, cũng biên toa đưa cho chủ rồi lấy tiền lễ ra về, làm lấy có mà thôi. Lúc nọ bạn hữu từ tạ ông ra về nói rằng: Xin ông rán bảo trọng, chúng tôi ít bữa đến thăm. Ông gật đầu, thảy đều về hết. Châu-Thị thấy khách về rồi biểu Thu-Lan và Ngọc-Khuê đi hốt thuốc về sắc, rồi Thu-Lan bưng vào phòng mời cha uống, lại thấy ông trợn trắng, vùng té một cái, Thu-Lan hoảng liền để chén thuốc, lật đật chạy ra. Bà thấy vậy sai vô nữa, nó không dám vô, ông bưng chén thuốc đổ trong vách.
Từ đó đến sau, một mình Ngọc-Khuê ra vô, chẳng ai dám vào phòng ông hết. Hễ ông thấy mặt vợ con thì đấm họng dậm chơn. Qua bữa sau Châu-Thị niệm tình vợ chồng vào hỏi thăm lần nữa, ông cũng làm như vậy. Còn từ khi ông giả trúng phong đến sau, trong ngoài đều giao cho bà toan liệu; bà con thân thích cũng không đến đặng; duy có bạn hữu thăm một hai lần, thấy ông làm như vậy không dám tới nữa, người người đều than tiếc. Bị đau bịnh nặng mà ở chỗ nhà vắng một mình, nào ai thấu đặng ý đó! Ấy là ông muốn thanh tịnh ở trong thơ phòng ngộ Đạo mà giả chước như vậy; đặng bó buộc công phu, quên dứt việc trần, không không một niệm.
Ở đặng 12 năm, đại đơn đặng thành!
Có bài kệ rằng: (ca giọng trầm)
Vợ làm bằng hề, con làm bạn
Khát uống trà, rồi đói ngật phạn (ăn cơm)
Coi lại cùng người cũng không không
Nào hiểu y học Đạo tình trạng
12 năm công thành viên mãn
Xuất dương thần trên đảnh hiện quang
Trên đời những mấy kẻ tu hành
Ai mà hiểu đặng làm bản dạng.
Ông tu xuất đặng dương thần biến hóa, đặt pháp danh là Trùng-Dương Tổ-Sư. Đêm nọ ông nằm tại thơ phòng, đương công phu, một niệm chẳng sanh, vạn duyên đều tuyệt. Vẳng nghe trên hư không kêu rằng: Vương-Trùng-Dương mau lên đây tiếp triệu! Trùng-Dương lật đật bước lên hư không, thấy Thái-Bạch Kim-Tinh đứng trên mây nói:
- Ngọc-Chỉ đến! Trùng-Dương lại gần nghe đọc triệu rằng:
- “Ta niệm người Trùng-Dương có công khổ chỉ tu 12 năm không sai thất lòng, lo độ người tu chơn. Nay đạo quả đủ đầy phong làm Khai-Hóa Chơn-Nhơn, mau qua tỉnh Sơn-Đông mở đạo, như sớm độ đặng Thất-Chơn thành công sau gia tăng thêm nữa, ắt phải vưng lời.”
Thái-Bạch đọc triệu vừa dứt, Trùng-Dương quì lạy tạ ơn, rồi Thái-Bạch biểu rằng:
- Chơn-Nhơn mau qua Sơn-Đông, đừng sợ khó nhọc mà phụ lòng Thượng-Đế, để ngày sau lên hội Bàn Đào đặng gặp. Kim-Tinh nói dứt, đằng vân trở về Thiên-Cung, còn Trùng-Dương cũng trở về tịnh phòng công phu.
Bữa sớm mai nọ, Ngọc-Khuê đem nước rửa mặt, xô cửa không mở, lật đật thưa cho Châu-Thị hay, bà cùng hai đứa tớ kêu hoài không đặng, thầm chắc ông chết rồi, cạy cửa vô coi không thấy ai hết, lấy làm lo sợ liền sai đi bốn phía tìm kiếm, không nghe tin tức bèn khóc lớn kinh động trong xóm người người đều chạy đến hỏi thăm. Ngọc-Khuê thuật việc cho mọi người nghe. Mấy người nói:
- Việc thiệt cũng lạ! Cửa còn đóng chặt mà người đi mất, hay là trổ trên nhà hoặc cạy vách mà ra chăng? Mấy người vô coi không có dấu gỡ cạy chỗ nào. Có một người nói rằng:
- Thôi mấy người đừng kiếm nữa, tôi coi ông Hiếu-Liêm thể dạng chắc thành Thần Tiên rồi. Hỏi rằng:
- Sao anh biết đặng?
Đáp: Lúc ở phòng ngồi tịnh 12 năm, không động một bước, bỏ hết việc trần, lại giả làm bịnh trúng phong, tôi coi thiệt ông muốn tuyệt dứt cuộc thế. Hình dung tươi tốt mắt có thần quang, như vậy chẳng phải Thần Tiên sao? Nghe nói ai nấy bán tín bán nghi nói rằng: Như vậy chắc ông thành Tiên đằng vân đi rồi.
Bà nghe mấy người bàn luận mới bớt lòng sầu, rồi mấy người về hết.
Lại nói về Trùng-Dương bữa đó ở trong tịnh phòng độn thổ ra khỏi Đại-Ngụy-Thôn đi Sơn-Đông hết mấy ngàn dặm mới tới, không thấy bảy vị thất chơn, chỉ thấy có hai hạng người: một vì danh, hai vì lợi mà thôi, chớ không có ai mộ Đạo! Trùng-Dương thấy vậy chắc không có người độ đặng bèn trở về Xiểm-Tây, đi đến núi Chung-Nam, thấy một núi đất dài hơn trăm dặm vắng vẻ thanh tịnh, trong lòng tưởng rằng:
- Thôi ở lại đây vô trong núi này tìm chỗ hang sâu mà tịnh dưỡng, đợi chừng nào trong thế gian có người tu, sẽ ra đi độ. Liền niệm chú “Tá-Thổ-Độn” ước chừng một khắc thấu tột hang sâu, gặp cái hang động lớn ông vô ẩn mình phục khí điều dưỡng mà tu tánh mạng.
Có bài kệ rằng:
Rộng lớn kiền khôn có dị nhơn,
Một danh một lợi tính thua hơn,
Thất-Chơn chưa biết về đâu độ?
Vào đất ẩn mình đợi Thất-Chơn.
Khi đó Trùng-Dương độn trong núi ẩn mình chẳng biết tháng ngày. Cách hơn nửa năm vẳng nghe một tiếng vang cũng như lở trời sụp đất, thấu đến trong hang, nứt ra một đường hào quang nầy mà chẳng thối tâm, thì trong muôn ngàn người chọn chẳng đặng một, thật là khó học.
Nếu người tu chẳng thấy bộ “Học-Hảo-Nan” thì chẳng đặng thành đạo. Nay thần có bộ “Học-Hảo-Nan” tâu lên. Ngộ đạo chẳng dễ, học hảo thiệt khó. Nhơn việc học hảo nầy, như người chẳng sức lượng lớn chí lớn, thì học chẳng đặng, chẳng hay nhịn đói chịu lạnh, nhẫn-nhục chịu khổ, có khi áo chẳng trọn mình, ăn chẳng đặng no, ngày không bữa cháo, đêm ngủ không đặng một canh, không ngày nào chẳng bị người gièm siễm, cam nhiều điều sỉ-nhục, nói ra thiệt đau lòng, nghe cũng lạnh mình, vì thần khắp trải nhiều việc khổ-sở, nên biết học hảo là chỗ khó. Một chữ hảo còn khó học nào dám vọng thành Tiên! Thần e trong thiên hạ, người đời sau tu hành ngộ đạo, ít đặng như thần mà chịu khổ nạn, sợ có cái tên học đạo, không đặng chỗ thiệt học khiến thần không chỗ hóa độ, thiệt là cúi đội Ngọc-Đế hoằng đức vinh phong, nên thần chẳng dám tạ ơn, cúi xin ơn trên xá tội.
Khưu chơn-nhơn đem bổn “Học-Hảo-Nan” tâu lên, Thượng-Đế cùng mấy vị Tiên nghe đều rơi lụy. Lúc ấy trong Tứ-Đại Nguyên-Soái, đi ra một vị Tinh-Quân, tóc đỏ, mặt đỏ, râu đỏ, lông cũng đỏ, mặc áo kim khôi, giáp vàng, tay cầm roi vàng, chân đạp xe lửa, gió mây theo giữ, ngàn muôn Thần hộ, bắt yêu trừ quỉ, xem xét không tư, người xưng là Thiết-Diện Lôi-Công Hộ-Pháp hữu-cảm Tôn-Tiên-Thiên Linh-Tổ.
Vì Linh-Tổ ở một bên, nghe Khưu chơn-nhơn tâu nói: Người học hảo có nhiều việc ma nạn khảo trở không chỗ nào kể, người người đều có, hoặc ít hoặc nhiều, bằng như không ai hộ trì, sợ khó tu trọn. Nghe vậy ông khởi lòng trắc ẩn, nguyện hứa làm Hộ-Pháp Thần, liền kêu Khưu chơn-nhơn biểu mau tạ ơn đi! Ngài rằng: Như đời sau có người quyết chí tu hành học đạo, coi thấu cuộc trần, hễ người có 3 phần công tu, ta nguyện hộ thêm 7 phần; có 10 phần tu, ta nguyện vui lòng theo bảo cố. Xin có người biết biện chay cúng-dường, muốn thoát cõi trần theo ta, thỉ-chung chẳng đổi, một lòng theo thờ đạo, đừng có một ý muốn đạo, một ý muốn đời ta không hộ đặng, chớ như thể hạnh của Chơn-nhơn, thì ta chẳng để nó nhịn đói chịu khảo!
Khưu chơn-nhơn có ý thương người hậu học, nghe Linh-Tổ chịu lãnh người tu hành, mới vui lòng chịu tạ ơn. Rồi làm lễ đáp tạ Linh-Tổ, đem gánh nặng ngàn cân giao cho ông. Thượng-Đế lui chầu, chư Tiên hồi điện. Chừng ấy Thất-Chơn đến Tử-Phủ, ra mắt mấy vị Tổ là: Đông-Huê Đế-Quân, Chung-Ly Tổ-Sư, Động-Tân Tổ-Sư. Rồi bái tạ sư-phụ là Trùng-Dương chơn-nhơn.
Còn Đông-Huê Đế-Quân sai Tử-Hà chơn-nhơn dẫn Thất-Chơn đến Đại-Nghi-Quán học tập lễ phép trong Diêu-Trì, gần đến hội Bàn-Đào đặng yết bái cao-nhơn. Đến hội kỳ, Đông-Huê Đế-Quân dẫn lãnh mấy vị mới thành Tiên ở Nam-tông, Bắc-phái và Ngũ-tổ, Thất-Chơn đều đến Diêu-Trì, thấy huỳnh-lầu ngọc-võ, kim-khuyết ngân-cung, san-hô làm lan-can, mã-não làm thềm, kim-bích sáng ngời, tử-châu chói mắt, tường-quan chiếu rạng, mùi thơm lạ lùng...
Chỗ Huỳnh-lãm ngọc-thọ, loan bay phượng múa, dưới Kim-trụ cọp reo, rồng ngâm, tượng giỡn, thiệt trong đời không có, nói chẳng xiết chỗ vui!!!...
Lại nói Đông-Huê Đế-Quân dẫn mấy vị Tiên mới tham bái Vương-Mẫu, rồi Vương-Mẫu đãi lễ khách mới. Một lát có Thánh-chơn trên mây đến, Vương-Mẫu mừng chào, y theo phép hội trước, đều có thứ tự. Duy có các vị Tiên mới, phải đợi có thầy chỉ. Tây-Vương-Mẫu nói rằng: Mấy vị Tiên mới tấn chưa quen phép luật trên thượng-giới, chẳng biết hết việc. Nay hành theo phép thường, đứng tại đơn-trì đều đồng một lễ.
Tây-Vương-Mẫu phân rồi, các vị Tiên-chơn đều tam quì cửu khấu. Ngài có sắp đặt sẵn, nhạc đánh đều trời, Tiên-đồng ca múa, trên tiệc đồ trân phẩm quí báu không cùng, chẳng phải dưới phàm trần có đặng.
Tiên-đồng đãi rượu, Ngọc-nữ dâng bông, phân cấp an hưởng Bàn-Đào vì đào ấy chẳng dễ ăn đặng. Người có đức tu hành mới được hưởng. Như người sau học đạo muốn an hưởng đào Tiên, thì phải coi theo hạnh Thất-Chơn, có lòng khổ chí đạo mới đặng thành, công quả đủ đầy, về ra mắt Diêu-Trì mới có Bàn-Đào cho thưởng, ăn một trái sống ngàn năm, bất sanh bất lão. Hội rồi thiên chơn vạn thánh đều về Tiên-cung Tử-phủ trên Phượng-chư (giống núi Côn-Lôn mà bề cao chẳng bằng). Trên đó có bốn mùa cỏ trường-sanh, tám tiết bông chẳng tàn, chỗ Thiên-cung cảnh thứ nhứt!
Cho nên người tu muốn lên, phải khổ tâm khổ chí mới đến đặng.
Có bài kệ rằng:
Thất-Chơn Nhơn-Quả vĩnh lưu truyền,
Chỉnh muốn cho người tập diệu-huyền,
Chịu hết trên đời nhiều việc khổ,
Ắt ngày sau đặng chứng Kim-Tiên.

° ° ° ° ° ° °

Thiên vận năm Đinh-Sửu (1937) tháng 9 ngày mồng 9

Hậu học Lâm-Xương-Quang kỉnh diễn.

CHUNG


Xem Tiếp: ----

- Người ta tu hành lên Thiên-Đường, còn ngươi tu hành vào địa ngục. Coi công của ngươi khác hơn người ta, trên trái lòng Trời, dưới bỏ ý Thầy, nào có phải Tiên bao giờ?
Trùng-Dương nghe thầy quở cúi đầu xin tội rằng:
- Chẳng phải đệ tử dám trái mạng Trời, nghịch ý Thầy, vâng lịnh Thầy qua Sơn-Đông độ Thất-Chơn, mà kiếm cùng cũng không gặp, duy có hai hạng người lo việc danh lợi mà thôi. Nên đệ tử tạm vào đây ẩn mình đợi chừng nào có người tu hành sẽ ra đi độ. Lữ-Tổ nói:
- Người tu xứ nào không có, tại ngươi chẳng chịu khó nhọc nên độ không đặng. Thí như ngươi hồi ban đầu nào có lòng học Đạo, ta cùng Tổ Sư mấy lần đi đến điều độ mới đặng. Nếu không thì ngươi trọn đời chỉ một chức Hiếu-Liêm mà thôi, nào có thành bực Đại-La Kim-Tiên? Nay ngươi ham thong thả chẳng chịu tinh tấn độ người, lại nói trong thiên hạ không có người tu, thiệt là sai lầm. Ngươi lấy cái lòng như hồi ta đi độ ngươi, mưa gió không nài cũng đến, nằm sương ngủ cỏ nào than, đặng mà ra độ người, thì trong thiên hạ chỗ nào mà độ không đặng?
Khi xưa ta có ba lần giả say ở núi Nhạc-Dương người chẳng biết, rồi ta kinh thân bay qua Động-Đình-Hồ, trong ý cũng gọi là đời không người độ, rồi trở về bên Bắc, qua tới Liêu-Dương thấy Kim-Quốc Thừa-Tướng bỏ chức về núi tu thành, thấu đặng huyền cơ, hiệu là Hải-Thiềm, rồi bắt chước ta đi Nam du độ đặng Trương-Tử-Lương. Trương-Tử-Lương độ Thạch-Hạnh-Lâm. Thạch-Hạnh-Lâm độ Tịch-Đạo-Quang. Tịch-Đạo-Quang độ Trần-Chí-Hư. Trần-Chí-Hư độ Bạch-Tử-Thanh. Bạch-Tử-Thanh độ Lưu-Vĩnh-Niên và Bành-Hạt-Linh. Bảy người ấy sau đặng chứng quả, đó là “Nam-Thất-Chơn”. Khi đó ta cũng tưởng không người độ đặng, ai dè y độ đặng mấy người. Trong thiên hạ bốn biển rộng lớn, diệu lý khôn cùng người chí chơn chẳng ít, lẽ nào không người ra tu?
Nay có “Bắc-Thất-Chơn” là Khưu, Lưu, Đàm, Mã, Xích, Vương, Tôn, bảy người trước có căn, nên mấy lần dặn dò biểu ngươi, ngươi chẳng chịu đi. Sức ngươi chẳng bằng Lưu-Hải Thiềm sao? Vì ngươi sợ khó nên chẳng bằng người ta đó thôi!
Lữ-Tổ nói rồi Trùng-Dương mở thông huệ tánh, giựt mình sợ sai hồng-thệ, mồ hôi ướt mình, cúi đầu xin tội. Chung-Tổ thấy vậy kêu Trùng-Dương lại một bên dạy rằng:
- Chẳng phải thầy trách ngươi, nhơn vì hội Bàn-Đào gần đến, kiếp nạn lâm đầu, rán điều độ trong thiên hạ, người tu hành Chơn-Tiên, đều đặng phó hội Bàn-Đào, thế Thiên hành hóa, đại Phật Tiên ngôn trọn ổ thâu duyên, đặng về nơi thanh tịnh. (Vì đào tiên sanh tại núi Côn-Lôn, 1000 năm mới nở bông, 1000 năm kết trái, 1000 năm mới chín. Cộng là 3000 năm mới hội một kỳ.) Bởi 96 ức Phật tử xuống trần đã lâu mà về chưa hết. Thượng Ngươn độ 2 ức, Trung-Ngươn độ 2 ức. Cộng là 4 ức. Nay còn lại 92 ức mê trần! Vì hội gần đến, đào chín rồi, Phật-Mẫu trông con về ăn cho đủ. Nếu đến kỳ hội mà về không hết thì Phật-Mẫu rất buồn! Nên mình phải rán lo điều độ đặng đến kỳ hội thâu duyên, Phật-Mẫu thưởng đào, ăn một trái sống đặng ngàn năm.
Vì Tây-Vương-Mẫu chẳng lòng hưởng một mình, muốn cùng các chơn linh đồng hưởng, nên thiết lập hội tên là “Huỳnh Tiên đại-hội”. Mỗi lần hội phải có thêm Thần Tiên mới thì trên hội mới vui, bằng chỉ có mấy vị Tiên cũ chắc là trong thiên hạ không có người tu hành, thì bà Vương-Mẫu ắt buồn. Thuở thượng-cổ mỗi kỳ hội, người tu thành Tiên về dư ngàn. Qua đời trung-cổ mỗi kỳ hội người Tiên mới hơn mấy trăm. Đến đời hạ-ngươn chắc có ít. Nên thầy ngươi dặn dò phải sớm độ Thất-Chơn đặng lập hội kỳ, ấy là giúp thêm oai nghi, vậy phải vui mừng. Vì bàn đào gần chín, nếu để trể ngày giờ qua hết một viên hội, phải đợi 3000 năm nữa mới đặng phó hội, há chẳng tiếc sao?
Chung-Tổ giảng nói thấu lẽ, Trùng-Dương nghe đặng quì thưa rằng: Nay đệ tử nghe lời Tổ dạy thiệt như chiêm bao mới tỉnh, tôi nguyện đến Sơn-Đông khai hóa. Xin cầu Tổ-Sư chỉ dạy cách điều độ trước sau.
Chung-Tổ nói rằng:
- Ngươi đến chỗ đất Tịnh. Người hiền nhiều, mà hỗn tục theo đời, hiện thân giảng Đạo qui củ tinh nghiêm, hoặc tài lợi phân minh trước sau như một thì có người đến tìm ngươi. Việc trong đó mở dạy chắc đại công khá thành, hễ đi gặp Hải thì ở, gặp Mã thì hưng, gặp Khưu thì dứt. Chung Tổ nói rồi quạt một cái lên mây đi mất.
Trùng-Dương quì lạy Thầy, rồi trở qua Sơn-Đông. Một bửa ông đi đến huyện Ninh-Hải, tại tỉnh Sơn-Đông, phủ Đăng-Châu ông nhớ lời Chung-Tổ dặn rằng gặp Hải thì ở, hay là tại đây chăng? Thôi, ở đây giả người đi xin, như khi trước hai ông độ mình, nay mình dụng cùng phương tiện độ người.
Hỗn tục theo đời để đợi thời,
Gặp duyên đạo quả đặng nên thành.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 17 tháng 8 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--