Từ Smolensk, quân ta vẫn tiếp tục rút lui. Quân địch đuổi theo. Ngày mồng mười tháng tám, trung đoàn công tước Andrey chỉ huy đi trên đường cái lớn cạnh con đường dẫn đến Lưxye Gorư. Đã hơn ba tuần nay, trời nóng nực và khô ráo. Ngày nào cũng có những dám mây ùn ùn kéo đến, đôi khi che cả ánh nắng, nhưng đến chiều thì mây lại tan và mặt trời!ặn trong đám sương mù màu đỏ gạch. Mặt đất còn mát được đôi chút chỉ là nhờ sương đêm xuống nhiều. Lúa mì chưa gặt khô róc lại, hạt rơi vương vãi. Các ao đầm đều khô cạn hết; gia súc đói kêu rống lên vì không kiếm được thức ăn trên những cánh đồng cỏ bị ánh nắng thiêu đốt. Chỉ có ban đêm và trong rừng, chỗ nào có sương thì còn mát một chút, nhưng trên đường cái, trên con đường cái lớn quân đội trẩy đi thì chẳng có gì, mát mẻ, ngay cả ban đêm hay lúc đi qua đường rừng cũng vậy. Người ta chẳng thấy vết sương nào vì sương đã thấm vào dám bụi phủ trên dường dày đến nửa tấc. Trời vừa mới hửng sáng thì quân đội đã lên đường Những đoàn xe vận tải, những đội pháo binh lặng lẽ kéo đi, bánh xe ngập đến trục, người thì ngập đến mắt cá trong cái lớp bụi mềm, ngột ngạt và nóng hâm hấp mà trời đêm cũng chẳng làm dịu bớt được chút nào. Một phần còn lại bốc lên thành một đám mây che trên đâu đoàn quân, lọt vào mắt, mũi, tóc, lại, nhất là vào phôi của người và ngựa. Mặt trời càng lên cao thì cái dám mây này càng bốc lên cao, và qua dám bụi nhỏ và nóng bỏng này, nhìn bằng mắt thường người ta cũng có thẻ thấy mặt trời không bị mây che, trông như một quả cầu to đỏ tía. Không có lấy một hơi gió thoảng, và người ta nghẹt thở trong cái bầu không khí im lìm này. Họ bước đi, lấy khăn tay bịt mũi và miệng. Mỗi khi qua làng mọi người đều đậm bổ đến những chỗ có giếng và uống cạn đến cho đến tận bùn. Công tước Andrey chỉ huy một trung đoàn; việc tổ chức đơn vị, chăm nom phúc lợi của binh sĩ, sự cần thiết phải nhận mệnh lệnh và ra lệnh thu hút tất cả tâm trí của chàng. Việc thành phố Smolensk bị đốt cháy và bị bỏ rơi đã đánh dấu một giai đoạn lớn trong đời chàng. Lòng căm phẫn đối với quân thù mới nảy sinh làm chàng quên cả nỗi buồn riêng. Chàng để tất cả tâm trí vào công việc của trung đoàn, chàng quan tâm săn sóc đến binh lính cũng như sĩ quan và rất ân cần đối với họ. Trong trung đoàn, binh sĩ gọi chàng là công tước của chúng ta, họ tự hào về chàng và yêu mến chàng. Nhưng chàng chỉ tốt và ân cần đối với binh sĩ trong trung đoàn của chàng, đối với những người như Timokhin, vv… là những người hoàn toàn mới mẻ đối với chàng và thuộc một giới khác, những người không thể nào hiểu chàng cũng như không thể nào biết được quá khứ của chàng; trái lại, mỗi khi chàng đứng trước một người bạn cũ, những người trong bộ tham mưu, thì thái độ của chàng thay đổi hẳn: chàng đâm ra khó chịu, hay châm chọc, mỉa mai và khinh người. Tất cả những gì nhắc chàng nhớ đến quá khứ đều làm cho chàng bực bội, và chính vì vậy, trong những quan hệ của chàng với cái thế giới cũ ấy chàng chỉ cố gắng làm sao cho khỏi bất công và làm trờn nhiệm vụ của mình. Tuy thế, nhờ có trung đoàn, chàng vẫn có thể nghĩ đến một vấn đề khác, hoàn toàn không liên quan đến những vấn đề chung: nghĩ đến trung đoàn của chàng. Ngày mồng mười tháng Tám, đạo quân trong đó có trung đoàn của chàng đến gần ngang Lưxye Gorư. Cách đây hai ngày trước công tước Andrey nhận được tin cha chàng, con chàng và em gái chàng đã đi Moskva. Mặc dầu chàng không có việc gì phải làm ở Lưxye Gorư, nhưng vì chàng vốn có cái thói muốn làm cho nỗi buồn bực của mình càng thêm gay gắt, nên chàng quyết định thế nào cũng phải ghé qua Lưxye Gorư. Chàng ra lệnh đóng yên cương và rời khỏi nơi trung đoàn trú quân, đi ngựa về làng cũ, nơi chàng đã ra đời và sống qua thời thơ ấu.Chàng đi men theo bờ ao, nơi mà trước đây lúc nào cũng có hàng chục người đàn bà vừa nói chuyện vừa gặt và đập quần áo. Trên bờ ao chẳng có một bóng người, còn cái cầu ao thì đã rơi ra khỏi bờ, chìm xuống nước một nửa và trôi ra giữa ao. Công tước Andrey đến gần ngôi nhà của người canh cổng. Cạnh cái cổng bằng đá chẳng thấy ai, cánh cổng cũng chẳng đóng. Trên những lối đi trong vườn cỏ đã mọc xanh rì, mấy con bê và mấy con ngựa đi rông trong khu vườn kiểu Anh. Công tước Andrey đến khu vườn ủ cây: những miếng kính đã vỡ, những cây con trong các thùng, cây thì đã đổ, cây thì đã khô héo. Chàng gọi Tarax, người làm vườn. Chẳng thấy ai thưa. Chàng vòng qua nhà ủ cây đi đến khoảng sân nề thì thấy dãy hàng đào bằng gỗ chạm đã bị phá huỷ hết, và cả trái lẫn cành cây trong vườn đều bị vặt trụt. Một người nông dân già (công tước Andrey lúc nhỏ thường thấy ông ta ngồi bên cổng) ngồi trên cái ghế dài sơn xanh đang tết một chiếc giày sợi. Ông ta điếc nên không nghe bước chân của công tước Andrey đến gần. Ông ta ngồi trên chiếc ghế dài trước kia lão công tước ngồi, bên cạnh có mấy ống sợi gai treo trên cành một mộc lan khô và gãy. Công tước Andrey đến toà nhà. Một vài cây bồ đề trong khu vườn xưa bây giờ đã bị đẵn, một con ngựa xám màu xám cùng với con nó đang đi rông ngay trước nhà, giữa những khóm hoa hồng. Những cánh cửa sổ đã bị đóng đinh kín mít. Chỉ có một cửa sổ ở dưới là còn mở. Nhìn thấy công tước Andrey, một đứa bé chạy bổ vào trong nhà. Alpatyts sau khi cho gia đình đi hết vẫn ở lại một mình ở Lưxye Gorư. Lão đang ngồi trong nhà đọc sách "Thân thể các vị thánh". Nghe tin công tước về, lão vừa đi ra vừa cài cúc áo, mắt vẫn đeo kính, vội vàng ra đón chàng và chẳng nói chẳng rằng ôm chầm lấy đầu gối chàng mà khóc, rồi lão quay mặt đi, bực bội vì đã tỏ ra yếu đuối, và bắt đầu kể lại cho chàng rõ sự tình. Tất cả những cái gì quý giá đều đã chở đi Bogutsarovo rồi. Lúa mì độ hai trăm năm mươi tạ cũng đã được đửa đến đấy; còn cỏ và lúa mì mùa xuân, một mùa đặc biệt, như Alpatyts nói, đã bị quân lính cắt mất từ lúc còn xanh. Nông dân bị phá sản, một số đã đến Bogutsarovo, còn một số ít ở lại. Công tước Andrey không để cho lão nói hết, chàng hỏi:- Cha tôi và em gái tôi đi từ bao giờ? Ý chàng muốn hỏi là đi Moskva. Người Alpatyts tưởng chàng muốn hỏi họ đi Bogutsarovo từ hôm nào nên nói rằng họ đi vào ngày mồng bảy. Rồi lão lại con cà con kê về những công việc ở điền trang và xin cho biết bây giờ phải làm gì:- Có nên giao yến mạch cho quân đội sau khi nhận được biên lại không? Chúng ta đang còn một nghìn hai trăm tạ - lão hỏi."Ta biết trả lời ông ta như thế nào bây giờ?" - Công tước Andrey nghĩ thầm, đưa mắt nhìn cái trán hói của ông già sáng bóng dưới ánh nắng, và trông gương mặt của lão, chàng thấy lão cũng hiểu rằng bây giờ mà hỏi những câu này là không đúng lúc nhưng lão vẫn hỏi để đẹp bớt nỗi đau xót trong lòng.- Được cứ giao cho họ. - Chàng nói. Công tước Andrey thấy vườn tược lộn xộn như thế - Alpatyts nói - là vì không tài nào ngăn cấm họ được. Ba trung đoàn đã nghỉ đêm ở đây, nhất là lính long kỵ binh. Tôi đã ghi cấp bậc và tên họ viên sĩ quan chỉ huy để làm đơn khiếu nại.- Còn ông, ông định làm gì ở đây? Nếu quân địch đến đây thì ông có ở lại không? - Công tước Andrey hỏi. Alpatyts quay mặt về phía công tước Andrey và nhìn chàng một lát rồi bỗng đưa một cánh tay lên trời với một cử chỉ trang nghiêm và nói:- Thượng đế xưa nay vẫn che chở cho tôi, xin để ý muốn của Người được thực hiện.Một đám nông dân và gia nhân đi trên bồn cỏ cất mũ lại gần công tước Andrey.- Thôi! Xin từ biệt. - công tước Andrey cúi xuống nói với Alpatyts. - Ông cũng đi đi, mang được gì thì mang và bảo mọi người đến Ryazan hay đến điền trang ngoại thành Moskva.Alpatyts khẽ ẩy lão ra và phi ngựa dọc theo con đường trong vườn. Trước nhà ủ cây, ông già vẫn ngồi điềm nhiên như con ruồi đỗ trên mặt một người chết, vỗ vỗ chiếc giày da lên cái cốt lồng. Hai đứa con gái nhỏ gấu váy kéo lên đựng đầy những quả mận vừa mới hái trên những cây mận trong vườn ủ cây, đang từ đấy chạy ra thì gặp phải công tước Andrey. Trông thấy ông chủ trẻ tuổi, đứa lớn vẻ mặt hốt hoảng nắm lấy tay đứa nhỏ và cả hai kéo nhau nấp ra sau cây bạch dương, không kịp nhặt những quả mận xanh rơi vương vãi trên đất.Công tước Andrey hối hả quay mặt đi, sợ hai đứa bé biết chàng đã trông thấy chúng. Chàng thương hại cho đứa con gái xinh xắn đang khiếp sợ. Chàng không dám nhìn nó, nhưng đồng thời lại thấy thèm nhìn không sao nén nổi. Một tình cảm mới mẻ, dịu dàng và đầy sức an ủi tràn vào tâm hồn chàng khi nhìn những đứa trẻ kia: chàng hiểu rằng trên đời còn có những quyền lợi khác của con người, hoàn toàn xa lạ đối với những quyền lợi của chàng và cũng chính đáng như vậy. Hai đứa hé kia chi khát khao mong mói có một điều là mang những quả mận xanh kia đi ẩn nốt mà không bị người ta bắt, và công tước Andrey cũng cùng hai đứa bé cầu mong như vậy. Chàng không thể nào ngăn cấm mình không nhìn chúng một lần nữa. Cho rằng mình đã thoát vòng nguy hiểm, chúng nhẩy ra khỏi nơi ẩn nấp và hai tay túm chặt lấy gấu áo, miệng reo lanh lảnh, chúng vui vẻ chạy tung tăng trên bãi cỏ để lộ hai đôi chân trần nhỏ bé rám nắng. Sau khi rời khỏi con đường cái lớn đầy bặm bụi mà quân đội đang hành quân, công tước Andrey cảm thấy trong người hơi mát mẻ đôi chút. Nhưng vừa đi khỏi Lưxye Gorư được một quãng đường ngắn, chàng lại ra đường cái và bắt gặp trung đoàn của mình đang dừng lại nghỉ ở cạnh con đê đắp bên một cái ao nhỏ. Bấy giờ là hai giờ chiều. Mặt trời, một quả cầu đỏ rực ở trong đám bụi mù, đốt cháy lưng người ta qua lớp áo đen. Lớp bụi vẫn im lìm lơ lửng trên đám quân vì bây giờ họ đã dừng lại nói chuyện bô bô. Không một ngọn gió thoảng qua. Trong khi đi dọc theo bờ đê, công tước Andrey cảm thấy mùi bùn và hơi mát của cái ao bốc lên. Chàng muốn ngâm mình xuống nước, dù nó bẩn đến đâu cũng mặc. Chàng ngoái cổ nhìn lại phía ao nơi có tiếng reo cười đưa lại. Nước ao nhỏ đục ngầu, đầy những bèo, hình như dâng đến ba mươi phân và tràn ngập con đê vì nó đầy những binh sĩ đang lội dưới nước, thân hình trần truồng trắng lôm lốp, tay, cổ và mặt đều đỏ như gạch. Tất cả cái mớ thịt người trắng hếu và trần truồng ấy đang reo cười và vùng vẫy dưới cái ao bẩn thỉu, chẳng khác gì một mớ cá chen chúc nhau trong một cái bình tưới. Cảnh tắm rửa này xem ra rất vui, cho nên nó lại càng gợi cho người ta những ý nghĩ buồn bã. Một người lính trẻ tuổi tóc hung thuộc đại đội ba (công tước Andrey biết anh ta) ở trên bắp vế thắt một cái nịt, vừa làm dấu thánh giá vừa bước lùi lại để lấy đà nhảy xuống nước, một người khác, một hạ sĩ quan tóc đen bù xù, nước đến thắt lưng, đang quay ngang quay ngửa cái thân hình gân guốc, hì hụp dưới nước một cách vui vẻ và lấy hai bàn tay rám nắng đến tận cổ tay vốc nước đổ lên đầu. Người ta nghe tiếng người cười nói, tiếng gọi nhau, tiếng tay vỗ vào người nhau đen đét. Ở trên bờ, trên đê, dưới ao, đâu đâu cũng là da thịt trắng lôm lốp khoẻ mạnh, lực lưỡng. Timokhin, viên sĩ quan mũi đỏ đang đứng trên đê lấy khăn lau mình, nhìn thấy công tước Andrey, anh lúng túng nhưng cũng đánh bạo nói với chàng:- Thưa ngài, tắm thế này dễ chịu lắm! Có lẽ mời ngài tắm một chút - anh ta nói.- Bẩn lắm - công tước Andrey cau mặt nói.- Chúng tôi sẽ bảo họ tránh ra để ngài tắm cho sạch. - và Timokhin, người vẫn còn trần truồng, vội chạy đi ra lệnh.- Công tước muốn tắm.- Công tước nào? Công tước của chúng ta ấy mà? - Có tiếng nói xôn xao và ai nấy vội vàng tránh ra làm cho Andrey phải khó nhọc lắm mới bảo được họ đứng yên. Chàng thấy nên tắm ở trong kho lúa thì hơn. "Thịt người, thân thể, thứ thịt làm mồi cho đại bác - chàng vừa nghĩ thầm vừa đưa mắt nhìn cái thân hình trần truồng của mình, và rùng mình không hẳn vì rét mà chính vì một cảm giác chán ngán và ghê tởm và chàng không hiểu vì sao bỗng tràn ngập tâm hồn chàng khi nhìn thấy tất cả những thân hình kia đang lội bì bõm dưới cái ao bẩn thỉu". Ngày mồng bẩy tháng tám, trong khi đóng quân ở Mikhailovka trên con đường Smolensk, công tước Bagration viết một bức thư cho Arakseyev lời lẽ như sau: "Kính gửi bá tước Alekxey Andreyevich, (ông viết thư cho Arakseyev, nhưng lại viết rằng bức thư của mình sẽ được hoàng đế đọc, cho nên ông cố hết sức cân nhắc từng chữ). "Tôi chắc quan tổng trưởng đã báo cáo với ngài về việc bỏ ngỏ Smolensk cho quân địch chiếm. Thật là đau xót, đáng buồn, và toàn thể quân đội đều tuyệt vọng khi thấy vị trí quan trọng nhất của ta đã bị bỏ rơi một cách không cần thiết. Riêng về phần tôi, tôi đã chân thành khẩn khoản ông ta; nhưng chẳng có cách gì thuyết phục được ông ta cả. Tôi lấy danh dự thề với ngài rằng Napoléon đã bị hãm vào tình trạng nguy khốn hơn bao giờ hết và hắn có thể mất một nửa quân đội mà không lấy được Smolensk. Quân đội ta đã và đang chiến đấu anh dũng hơn bao giờ hết. Với mười lăm ngàn người tôi đã chặn quân địch trong hơn ba mươi lăm tiếng đồng hồ và đánh bại chúng. Nhưng ông ta thì không muốn chống cự, dù chỉ trong mười bốn tiếng đồng hồ. Đó là một sỉ nhục và một vết nhơ đối với quân đội ta, còn về ông tổng trưởng thì tôi thiết tưởng không đáng sống ở trên đời này nữa. Nếu ông ta báo tin với ngài rằng quân ta đã bị tổn thất nặng nề thì đó là một tin sai sự thật. Có lẽ quân ta chỉ mất độ bốn ngàn người chứ không nhiều hơn, nhưng dù cho có mất một vạn đi nữa thì đã làm sao? Chiến tranh là thế. Trái lại, những tổn thất của quân địch không sao kể xiết. "Chống cự thêm hai ngày nữa thì mất gì? Ít nhất là chúng sẽ phải rút lui bởi vì chúng không còn đủ nước cho người cũng như ngựa uống. Ông ta đã thề với tôi là sẽ không rút lui nữa. Thế rồi đột nhiên ông ta gửi cho tôi một bản thông báo cho biết rằng ông ta bỏ đi lúc ban đêm. Làm ăn như thế thì không thể nào chiến đấu được, cứ thế thì chẳng bao lâu chúng sẽ đưa quân địch đến Moskva. "Có tin đồn ngài đã nghĩ đến việc ký hoà ước. Cầu thượng đế đừng để ngài nghĩ đến việc đó. Sau tất cả những hy sinh, sau tất cả những cuộc rút lui điên rồ như thế lại ký hoà ước nữa ư? Làm thế thì ngài sẽ làm cho cả nước Nga nổi dậy chống lại ngài và chúng tôi đều sẽ xáu hổ vì đã mang quân phục. Đã đến nước này, ta phải đánh, một khi mà nước Nga còn có thể chiến đấu được, và phải chiến đấu đến người cuối cùng"."Chỉ nên để một người chỉ huy mà thôi, chứ không nên có hai người. Ông tổng trưởng thì giỏi nhưng làm tướng thì không những kém mà thậm chí còn tệ hại. Ấy thì mà vận mệnh của tổ quốc lại giao phó cho ông ta… Thật tôi bực quá muốn phát điên mất. Xin ngài tha cho tôi đã viết quá liều lĩnh. Rõ ràng là kẻ đã khuyên ký hoà ước và để cho quan tổng trưởng chỉ huy quân đội là một kẻ không yêu hoàng đế và muốn cho tất cỉả chúng ta bị tiêu diệt. Tôi nói thực với ngài: thành lập ngay dân quân đi. Bởi vì ông tổng trưởng đang đưa vị khách quý của ông ta theo vào thủ đô một cách hết sức tài tình. Ông sĩ quan hành dinh ngự tiền Voltxoghen làm cho toàn quân ngờ vực rất nhiều. Người ta nói với ông ấy là người của Napoléon hơn là người của chúng ta, và chính ông ấy khuyên tổng trưởng trong mọi việc. Về phần tôi, không những tôi đã tỏ ra lễ độ với ông ta mà tôi còn vâng lời ông ta như một anh hạ sĩ, mặc dầu cấp bậc tôi cao hơn. Phải làm như vậy tôi cũng thấy khó chịu nhưng tôi phục tùng vì tình yêu của tôi với hoàng đế, vị ân chủ của chúng ta. Tôi chỉ than phiền một nỗi là tại sao hoàng đế lại giao đạo quân vinh quang của chúng ta cho những người như thế chỉ huy. Ngài thử tưởng tượng mà xem, vì cuộc rút lui này đã mất hơn mười lăm ngàn người chết vì kiệt sức và bệnh tật trong các nhà thương; trái lại, nếu ta tấn công thì điều đó không xảy ra rồi. Trời ơi, ngàỉ cho tôi biết tổ quốc của chúng ta, người mẹ của chúng ta sẽ nói gì khi nghe thấy chúng ta giao phó tổ quốc tốt đẹp và anh dũng cho một bọn chó má như vậy và làm cho mọi người dân căm phẫn và hổ thẹn? Tại sao lại sợ mà sợ cái gì kia chứ? Nếu tổng trưởng lưỡng lự, nhút nhát, hồ đồ, chậm chạp, nếu ông ta đủ mọi khuyết điểm thì đó không phải là lỗi của tôi. Toàn quân chỉ biết khóc và nguyền rủa ông ta thậm tệ…".