Chẳng hiểu sao tôi còn nhớ rất rõ, thậm chí cả thời tiết ra sao trong những ngày ấy. Tiết tháng hai trời lạnh và mưa, còn tháng ba ấm áp hơn. Những đám mây nhẹ màu trắng trông tựa một tấm lưới quây cả bầu trời và làm ta lóa cả mặt khi từ trong nhà bước chân ra ngoài phố. Không khí đã ấm áp những còn vương lại dư vị của mùa đông. Tôi đi dạo dọc các phố, tận hưởng làn ánh sáng không chói gắt, mờ nhạt mơn man này, đôi lúc đủng đỉnh vào nheo mi mắt, chốc chốc lại hồi lâu đắm đuối ngắm nhìn những vật thông thường nhất: một con mèo ngồi nơi ngưỡng cửa đang liếm bộ lông trắng điểm các vạt đen, nhắm nhìn các cành trúc đào bị gió thổi gẫy nhưng chắc chắn sẽ nở hoa, nhìn túm cỏ xanh tươi nhúm lên giữa các kẽ gạch lát đường, ngắm rêu xanh sau các trận mưa khắp bề mặt tầng một các ngôi nhà, tôi thấy lòng tin tưởng vào tương lai, nếu các lớp nhung màu ngọc bích kỳ diệu này mọc được ở các nơi kẽ đá và đất hẹp giữa các công viên lát đá thì cuộc đời tôi bám rễ cũng mỏng manh như rêu kia và cũng mộc mạc như vậy – cuộc đời chỉ có thể sánh với lớp mốc meo phủ mặt nhà - chắc sẽ không bị lui tàn mà sẽ đâm chồi nảy lộc. Tôi vững tin rằng những chuyện buồn rầu đã xảy ra với tôi trong thời gian gần đây đã qua khỏi. Tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại Sonzogno nữa, sẽ chẳng bao giờ nghe câu chuyện tội ác của gã và từ nay sẽ có thể thanh thản tận hưởng mối quan hệ giữa tôi và Mino. Nghĩ vậy, có lẽ lần đầu tiên tôi cảm thấy trọn vẹn hương vị thực sự muốn được sống, đây chẳng qua chỉ là sự bình yên ngọt ngào, cảm giác tự do và hy vọng. Tôi còn suy nghĩ tới chuyện thay đổi lối sống. Yêu Mino, tôi thấy giá lạnh với những người đàn ông khác đến nỗi trong những lần gặp gỡ tình cờ của tôi, tôi chẳng còn thấy tò mò lẫn khoái cảm nhục dục. Song tôi cho rằng dẫu sao cuộc sống vẫn là cuộc sống, vì vậy chẳng đáng phải dốc quá nhiều sức lực để thay đổi nó, chuyện này chỉ có thể xảy ra khi tôi thấy trong tôi xuất hiện những thói quen, tình cảm và nỗi say mê mới, như vậy tôi sẽ trở thành một con người hoàn toàn khác với tôi từ trước tới nay, nhưng đây đâu phải là do ý muốn của tôi mà la do bị cuốn vào những hoàn cảnh đã chuyển biến và chủ yếu, không có sự thay đổi đột ngột và đột xuất. Tôi không thấy có cách đổi đời nào khác, vì hồi ấy tôi đã quên đứt những giấc mơ háo danh về giàu sang của mình và không tin rằng, sau khi thay đổi lối sống, bản thân mình sẽ tốt đẹp hơn. Một hôm tôi trao đổi những suy nghĩ của mình với Mino. Anh lắng nghe tôi rồi bảo: - Xem ra anh thấy em tự mâu thuẫn với bản thân... thì lúc nào em cũng lải nhải là muốn giàu có, muốn có nhà cao cửa rộng, có chồng, có con đấy sao? Tất cả những ước muốn ấy đều chính đáng cả và có lẽ rồi chúng sẽ trở thành hiện thực... còn nếu cứ suy nghĩ như bây giờ, chẳng bao giờ làm được gì cả đâu. Tôi đáp: - Nói chung, em đâu có bảo là em muốn... mà em bảo giá như... nghĩa là nếu có trước khi ra đời, em được quyền chọn, tất nhiên là em chẳng lựa chọn cái số phận hiện nay của em... nhưng em đã ra đời trong ngôi nhà đấy, do một bà mẹ như vậy sinh ra, trong những điều kiện như vậy nên cuối cùng, em mới là em. - Thì sao? - Em cho rằng ước nguyện của em muốn trở thành một người khác là vô nghĩa... em muốn trở thành một con người khác trong trường hợp nếu như, sau khi trở thành người khác, em vẫn là em... tóm lại, nếu em có thể thực sự tận dụng được sự đổi thay này... còn trở thành người khác để trở thành một người như vậy thì chẳng bõ. - Bỏ lắm chứ, em – Anh khẽ lên tiếng nhận xét - nếu không phải vì mình mà là vì những người khác. - Sau nữa – Tôi không để ý đến lời anh và nói tiếp - mọi sự đều tùy thuộc vào hành vi của con người... anh cho rằng em không thể tìm được một tình nhân giàu có như Gisella à? Hoặc không lấy được ai hay sao? Sở dĩ em như vậy ấy chẳng qua là vì em không muốn thôi, em nói thật đấy chứ không phải ba hoa đâu. - Anh sẽ lấy em – Anh nói đùa và ôm tôi – anh là một người giàu có... nếu bà mất... – mà bà chẳng bắt chúng ta phải chờ đợi lâu nữa đâu – anh sẽ được thừa hưởng hàng trăm héchúng ta ruộng đất, chưa kể những biệt thự ở ngoại thành và những căn hộ ở nội thành... như vậy, chúng ta sẽ có một ngôi nhà rộng mở, em sẽ tiếp đón những bạn bè quen vào những ngày nhất định, chúng ta sẽ thuê người nấu ăn, người hầu, sẽ mua một chiếc ôtô bỏ mui hoặc một chiếc ôtô thường... một ngày nào đó chúng ta bỗng phát hiện - muốn là được thôi mà – chúng ta có nguồn gốc xuất thân quý tộc, và người ta sẽ gọi mình là bá tước hay hầu tước. - Không thể nói chuyện nghiêm túc với anh được – Tôi đẩy anh ra và nói – anh thì lúc nào cũng đùa được. Một lần tôi và Mino đi xem chiếu bóng. Chúng tôi trở về trên một chiếc xe điện chật ních người. Mino định đến nhà tôi, nên chúng ta quyết định ăn tối ở quán ăn gần tường thành. Anh cầm vé tàu và cố lách đám hành khách đứng kín cả lối đi hẹp. Tôi bám sau anh, nhưng do hành khách đông nên tôi không thấy anh. Trong khi tôi bám chặt thành ghế đưa mắt tìm kiếm anh thì một ai đó khẽ đụng nhẹ vào tay tôi. Tôi nhìn xuống và nhận ra Sonzogno đang ngồi ở chỗ tôi đứng. Tôi choáng váng, tối sầm mặt mày, chắc nét mặt tôi đã thay đổi. Gã đưa cặp mắt sắc như dao nhìn tôi, sau đó hơi nhỏm dậy, rít răng bảo: - Em ngồi xuống đây nhé! - Không, cảm ơn – Tôi lắp bắp đáp – Em xuống ngay đây mà. - Thì em cứ ngồi xuống đây nào. - Cảm ơn anh – Tôi nhắc lại và ngồi xuống. Nếu không ngồi chắc tôi đã bị ngất xỉu rồi. Gã đứng bên cạnh, tựa hồ như bảo vệ tôi, một tay gã nắm thành ghế tôi đang ngồi, tay kia nắm thành ghế ở phía trước. Gã hầu như không thay đổi gì hết, vẫn chiếc áo khoác ngoài thắt đai nịt ở ngang lưng, vẫn những cục nho nhỏ giần giật trên má. Tôi nhắm mắt lại và cố tập trung suy nghĩ. Thật ra, cái nhìn của Sonzogno bao giờ cũng vậy, song lần này qua ánh mắt gã tôi thấy nó nghiệt ngã hơn nhiều. Tôi nhớ lại lời xưng tội của mình và nghĩ: nếu cha cố kể hết mọi chuyện với cảnh sát và Sonzogno biết được tất cả những chuyện đó thì mạng tôi lúc này treo trên sợi tóc. Song tôi không sợ chuyện đó. Bản thân con người gã gây kinh hoàng, sợ hãi hay nói đúng hơn là thôi miên và áp đảo tôi. Tôi cảm thấy mình không khước từ được gã điều gì và giữa hai chúng tôi có một sợi dây ràng buộc - tất nhiên không phải là tình yêu – có lẽ gắn bó mạnh mẽ hơn tình cảm giữa tôi và Mino. Gã linh tính đoán ra điều đó và trên thực tế đã xử sự như một người chủ. Gã bỗng bảo: - Ta đi về nhà em đi. Tôi liền ngoan ngoãn đáp: - Tùy anh. Mino chật vật lách đám đông, lẳng lặng đến đứng bên tôi, tay nắm chặt thành ghế Sonzogno đang bám rất chặt. Tàu chạy lắc xô hai người đụng vào nhau và Mino lịch sự xin lỗi Sonzogno. Tôi vô cùng đau lòng khi thấy hai người đứng sát bên nhau mà chẳng hề hay biết. Bỗng tôi cố tình lớn tiếng bảo Mino để Sonzogno không nghĩ rằng tôi không trò chuyện với anh ta. - Anh ạ, em chợt nhớ rằng chiều tối nay em có hẹn với một người... vì vậy bây giờ ta chia tay nhau nhé. - Nếu em muốn, anh sẽ đưa em về đến nhà. - Không... người đó đợi em ở chỗ bến tàu. Chuyện này chẳng có gì lạ cả, tôi vẫn dẫn đàn ông về nhà, Mino biết rõ điều đó. Anh thản nhiên đáp: - Tùy em... nếu vậy mai ta gặp nhau vậy. Vào giây phút đó, khi anh đi khỏi, tôi có cảm giác vô cùng thất vọng. Bản thân tôi chẳng hiểu sao lại nghĩ rằng đây là lần cuối cùng tôi gặp anh. - Vĩnh biệt – Tôi lẩm bẩm khi đưa mắt nhìn theo anh – vĩnh biệt mối tình của tôi. Tôi những muốn kêu lên với anh: “Gượm hẵng anh, quay lại với em, anh”, nhưng tôi không thốt lên lời. Xe điện dừng lại, Mino bước xuống, tàu lại chạy tiếp. Suốt chặng đường về tôi và Sonzogno không nói với nhau một lời nào. Tôi tự trấn an rằng chắc cha cố không nói gì với cảnh sát. Mặt khác, khi suy nghĩ một lát, tôi cho rằng cuộc gặp gỡ với Sonzogno không đến nỗi tồi tệ lắm, vì đây là cơ hội ngẫu nhiên để tôi xua tan những mối hoài nghi của bản thân về buổi xưng tội của tôi. Đến bến tàu, tôi ra khỏi toa và không ngoái lại, cứ thế bước tiếp. Sonzogno đi bên tôi và khi hơi ngoảnh đầu tôi thấy bóng dáng gã. Cuối cùng, không nén được, tôi bèn hỏi: - Anh cần thứ gì ở em nào? Anh đến chỗ em làm gì? - Thì em đã cho phép anh mà - Giọng gã để lộ vẻ ngạc nhiên. Quả đúng như vậy, nhưng do sợ tôi đã quên mất điều đó. Sonzogno tiến lại khoác tay tôi, dùng khuỷu tay quắp chặt lấy tay tôi. Tôi bất giác run hết cả người. - Ai vậy? – Gã hỏi. - Một người bạn của em. - Từ dạo ấy em còn gặp Gino nữa không? - Không gặp lại một lần nào cả. Gã len lén đưa mắt ngó quanh: - Không hiểu sao anh có cảm giác thời gian gần đây anh bị theo dõi... chỉ hai người có thể phản anh... em và Gino. - Gino thì dính dáng quái gì vào chuyện này? - Hắn biết anh mang cái hộp đựng phấn đến chỗ tay thợ kim hoàn... anh thậm chí còn nói cả tên của tay thợ kim hoàn ấy nữa... Gino không biết đích xác anh đã giết tay thợ kim hoàn, nhưng rất có thể hắn đoán ra. - Gino chẳng hề có ý định tố cáo anh đâu... vì làm như vậy chẳng hóa là lại tự tố cáo mình. - Anh cũng nghĩ vậy – Gã lí nhí nói trong miệng. - Còn về phần em – Tôi nói tiếp giọng hết sức bình tĩnh – anh khỏi lo, em chẳng hề nói với ai hết... em đâu phải là con ngốc... nếu có chuyện gì em cũng phải vào tù ấy chứ. - Anh tin em – Gã bảo, giọng dọa dẫm và nói tiếp – Anh mới gặp Gino... hắn nói giỡn với anh là hắn biết khối chuyện... anh lo lo... hắn đểu cáng lắm. - Chiều tối hôm ấy anh xử sự với hắn không hay lắm, nên bây giờ hắn thù ghét anh đấy. Khi nói điều này, tôi gần như muốn, mong rằng đúng là Gino đã tố cáo gã. - Một quả tuyệt vời – Sonzogno chộp luôn, vẻ tự hào nhưng xem ra không hào hứng lắm - đấm xong anh phải đau tay mất hai ngày. - Gino sẽ không tố cáo anh đâu – Tôi kết luận – làm như vậy không có lợi cho hắn... mới lại hắn sợ anh chết khiếp đi được. Chúng tôi đi bên nhau, chẳng ai nhìn ai và khe khẽ nói chuyện. Hoàng hôn đã xuống, sương màu xanh lơ bao phủ bức tường thành mờ tối, những cánh tiêu huyền trăng trắng, các ngôi nhà màu vàng và con đường hai bên trồng cây chạy dài mãi nơi xa xa. Khi tới bậc thềm lên xuống trước nhà, lần đầu tiên tôi cảm thấy mãnh liệt là tôi đã phản bội Mino. Tôi những muốn tự kỷ ám thị rằng tôi cũng thờ ơ với Sonzogno như những người đàn ông khác, nhưng tôi biết là không phải như vậy. Tôi bước lên mở cổng ra, rồi đứng vào chỗ tối nhất và quay lại bảo Sonzogno: - Anh ạ, tốt hơn hết là anh nên đi đi thì hơn. - Tại sao? Tuy tôi rất sợ gã, nhưng tôi muốn nói toạc tất cả sự thật để gã rõ: - Vì em yêu một người khác và không muốn phản bội anh ấy. - Ai? Cái tên cùng đi xe điện với cô ấy à? Tôi lo cho Mino nên vội đáp: - Không... người khác cơ... anh không biết anh ấy đâu... còn bây giờ xin anh để em được yên. - Nhưng nếu tôi không muốn thì sao? - Lẽ nào anh không biết rằng đâu phải cứ dùng vũ lực là muốn gì cũng được? – Tôi nói. Nhưng tôi chưa nói dứt lời thì một cái tát khủng khiếp đã làm rát bỏng mặt tôi. Trong tối tôi không trông thấy Sonzogno, trông thấy gã đã vung tay lên, thậm chí cũng không rõ chuyện đã xảy ra ra sao nữa. Sau đó, gã bảo: - Đi! Tôi cúi đầu bước vội tới cầu thang. Sonzogno lại xốc nách và giúp tôi bước lên từng bậc từng bậc thang, tôi có cảm giác gã nhấc bổng tôi lên khỏi mặt đất và tôi bay bổng trong không trung. Má tôi rát bỏng, nhưng đau đớn nhất là tôi lại thấy một linh cảm đau buồn giày vò bản thân. Cái tát ấy tựa hồ rạch đứt thời kỳ hạnh phúc trong đời tôi, và tôi lại bước vào thời gian đau khổ và ghê sợ. Tôi tuyệt vọng và quyết định lẩn tránh bằng mọi giá cái số phận mà tôi đã hơi tiên đoán ra. Ngay hôm nay tôi sẽ ra khỏi nhà, sẽ trốn ở nhà người khác, chẳng hạn chỗ Gisella ấy, hoặc trong các phòng có kê đồ đạc. Mải suy nghĩ, tôi không rõ mình đã đi vào căn hộ, đi ngang qua hành lang và vào phòng tôi lúc nào không hay nữa. Tôi trấn tĩnh lại, nói đúng hơn là hoàn hồn khi ngồi xuống mép giường, còn trong lúc đó, bằng những động tác chính xác và đều đều, Sonzogno bắt đầu cởi áo quần và xếp cẩn thận lên ghế. Cơn giận của gã đã nguôi, gã bình tĩnh bảo tôi: - Anh định đến từ trước cơ... nhưng không được... song lúc nào cũng nghĩ tới em. - Nghĩ gì cơ? – Tôi buột miệng hỏi. - Nghĩ rằng chúng mình xứng đôi phải lứa. – Gã đứng lại, cầm chiếc áo gilê trong tay, rồi nói tiếp, giọng đầy ý nghĩa: - Thậm chí anh đã quyết định đề xuất một việc. - Việc gì? - Anh có tiền... ta cùng nhau đi Milan, ở đấy anh có khối bè bạn... anh cho rằng có thể kiếm được một căn nhà... ở Milan chúng ta sẽ lấy nhau. Lòng tôi tơi bời rối tung, tôi cảm thấy yếu đuối tới mức phải nhắm mắt lại. Lần đầu tiên, sau Gino, có người đề nghị lấy tôi, và người đó lại là Sonzogno. Tôi đã mơ ước biết bao về cuộc sống bình thường, có chồng, có con, và lúc này tôi có thể thực hiện được ước mơ ấy. Thế nhưng cuộc sống bình thường ấy chỉ được cái vẻ bề ngoài thôi, còn thực chất nó không bình thường và gớm ghiếc. Tôi lí nhí nói: - Sao lại thế, anh? Chúng mình gần như chẳng biết gì về nhau cả, anh mới gặp em có mỗi một lần. Gã ngồi xuống bên tôi, ôm ngang lưng tôi rồi bảo: - Em biết rõ anh hơn ai hết, biết tất cả về anh. Tôi nghĩ chắc gã xúc động, vì muốn thổ lộ mối tình của mình với tôi và chờ tôi đáp lại. Nhưng tôi có thể, ấy là tôi cảm giác thế thôi, vì cứ nhìn vào cái vẻ bề ngoài mà xét đoán thì gã không hề để lộ một tình cảm nào cả. - Em không biết một tý gì về anh cả - Tôi khẽ nói – em chỉ biết anh đã giết người. Gã nói tiếp tựa hồ như đang trò chuyện một mình: - Anh chán ngấy cái cảnh độc thân... khi sống một mình, sớm muộn gì người ta cũng sẽ giở trò ngu xuẩn. Sau một hồi im lặng, tôi bèn nói: - Em không thể trả lời anh dứt khoát được trong lúc này... anh để cho em có thời gian suy nghĩ đã. Tôi ngạc nhiên khi thấy gã chấp nhận và lí nhí nói: - Em cứ suy nghĩ đi, cứ suy nghĩ đi... đối với anh không cấp bách đâu. Rồi gã đứng dậy và tiếp tục cởi áo quần. Tôi đặc biệt sửng sốt trước những lời của gã: “Chúng mình xứng đôi vừa lứa”, và tôi cứ suy nghĩ có khi gã nói đúng. Bây giờ tôi có thể lấy ai được nữa ngoài những người đại loại như Sonzogno? Giữa tôi và gã đã có những sợi dây ảm đạm và khủng khiếp ràng buộc nhau mà tôi cảm thấy rõ, gần như bằng thể xác sự tồn tại của chúng. Tôi bắt chộp được mình, nên đau khổ lắc đầu, khẽ thì thầm “Bỏ chạy, bỏ chạy”. Tôi nói giọng sang sảng, do nước miếng ứa ra đầy mồm: - Đến Milan... thế anh cho rằng người ta sẽ không tìm được anh à? - Thì anh cũng định bảo vậy... họ thậm chí không nghi ngờ về sự có mặt của anh đâu. Bỗng sự nhu nhược trong tôi đã tan biến, tôi thấy mình khỏe khoắn, lòng đầy quyết tâm. Tôi đứng dậy, cởi áo khoác ngoài và treo lên mắc áo, sau đó, theo thói quen, tôi chốt chặt cửa lại, và từ từ tiến đến bên cửa sổ hạ rèm xuống. Rồi tôi đứng lại trước gương, bắt đầu từ từ cởi cúc áo, nhưng ngay sau đấy liền dừng tay và quay lại nhìn Sonzogno. Gã ngồi xuống mép giường và cúi xuống cởi giày cao cổ ra. Tôi cố lấy giọng tự nhiên nói: - Anh chờ em một phút nhé... có một người sẽ tới chỗ em, em ra bảo mẹ không để cho anh ta vào. Gã chẳng nói gì, với lại tôi chẳng để cho gã nói gì cả. Tôi bước ra khỏi phòng và đóng cửa lại, rồi đến gặp mẹ ở phòng may. Mẹ ngồi bên may may bên cửa sổ. Dạo này mẹ lại làm việc để giết thời gian. Tôi vội thì thầm: - Sáng mai mẹ gọi điện cho Gisella hay Gielinda, con sẽ có mặt tại đấy... Gielinda có phòng cho thuê ở trung tâm thành phố, đôi lúc tôi đã đưa khách của mình đến đấy và mẹ có quen biết. - Tại sao vậy? - Con bỏ đi đây – Tôi nói tiếp – khi cái người hiện nay trong phòng con hỏi mẹ về con thì mẹ cứ bảo là chẳng biết gì hết. Mẹ há hốc mồm nhìn tôi, còn tôi lấy từ trên móc xuống chiếc áo vét lông từ lâu tôi đã không mặc tới. - Cái chính mẹ đừng bảo con đi đâu – Tôi nói tiếp, nếu không gã sẽ choảng con một trận ra trò. - Nhưng... - Tiền để ở chỗ mọi khi ấy... con xin mẹ im lặng và sáng mai gọi điện cho con. Tôi vội rón rén bước ra hành lang và đi xuống thang. Ra đến ngoài phố, tôi chạy như bay. Tôi biết rằng giờ này Mino đang ăn tối ở nhà, tôi rất muốn gặp anh trước khi anh cùng bè bạn mình đi đâu đó. Chạy qua quảng trường tôi gọi taxi và bảo chở mình đến chỗ Mino. Khi xe chạy lao qua giữa các đường phố, tôi chợt nhận ra rằng mình bỏ trốn hoàn toàn không phải vì Sonzogno mà vì chính bản thân mình, tôi mang máng cảm thấy mình bị quyến rũ trước sức lực và tính tàn bạo của gã. Tôi nhớ lại tiếng kẻu thất thanh vì hãi hùng và khoái cảm mà tôi đã thốt lên khi lần duy nhất nắm trong vòng tay Sonzogno và nhận thấy rằng từ ngày ấy, gã mãi mãi bắt tôi phải quy phục theo ý gã, điều mà không một người đàn ông nào, kể cả Mino, làm nổi. Đúng, tôi không thể không tán thành là chúng tôi xứng đôi, nhưng tôi như người đứng bên bờ vực thẳm, thấy đầu óc quay cuồng, mắt tôi sầm lại như bị miệng vực sâu thẳm vẫy gọi. Tôi lên thang hai bậc một và thở hổn hển gọi bà người hầu già xem Mino có nhà không. Bà ta bối rối nhìn tôi, không nói một lời nào và chạy vào nhà bỏ tôi đứng một mình ngoài cửa. Nghĩ rằng bà ta chạy đi báo Mino, tôi bước vào phòng khách và khép cửa lại. Đúng lúc ấy, tôi nghe có tiếng sột soạt đằng sau màn ngăn cửa phòng khách với hành lang. Rồi màn cửa vén lên, bà góa Medolaghi ló ra hành lang. Từ khi tôi gặp bà lần đầu tiên và là lần duy nhất, tôi quên mất bà ta rồi. Bóng hình đen sừng sững, bộ mặt nhợt nhạt như của tử thần có cặp mắt đen đã hóa thành một vệt sẫm tối gợi cho ta nhớ tới nửa chiếc mặt nạ của vũ hội hóa trang, vào giây phút đó, không hiểu sao tôi hãi hùng như thấy một bóng ma hiện lên trước mắt tôi. Bà ta dừng lại và từ xa đã cất tiếng hỏi: - Chị cần gặp signor Diodatti à? - Vâng ạ. - Anh ấy bị bắt rồi. Tôi rõ là đã có chuyện gì, song không hiểu sao lại nghĩ rằng vụ bắt giam Mino có liên quan đến tội ác của Sonzogno nên khẽ bảo: - Bị bắt... nhưng anh ấy có liên quan gì trong việc này? - Tôi không biết gì hết – Bà ta nói – Tôi chỉ biết mỗi việc người ta đén khám và bắt anh ấy. Qua giọng nói khó chịu của bà ta, tôi nhận thấy bà ta chẳng muốn nói gì thêm nữa, song không kìm được tôi gặng hỏi: - Về tội gì ạ? - Signorina này, tôi đã bảo tôi chẳng biết gì hết cả. - Anh ấy bị giải đi đâu? - Tôi không biết. - Xin bà cho biết anh ấy có dặn gì không ạ? Lần này bà ta không hé răng đáp nửa lời và vùng vằng quay ngoắt lại vẻ khinh bỉ và kênh kiệu gọi to: - Dimiora! Bà người hầu chạy lại, mắt hốt hoảng. Bà chủ nhà chỉ tay ra cửa, vừa vén màn cửa để chuẩn bị bước ra, vừa bảo: - Đưa signorina ra! Và màn cửa hạ xuống. Mãi khi ra đến ngoài phố, cuối cùng tôi nhận ra rằng việc Mino bị bắt và tội ác của Sonzogno chẳng có liên quan gì với nhau cả. Do bối rối nên tôi đã lẫn lộn thế thôi. Những tai họa khủng khiếp dội xuống tôi cách biểu hiện tính hào phóng của số phận đã ban phát cho tôi một lúc bao tặng phẩm bất hạnh của mình, tựa như mùa thu đem tới cho ta bao trái quả hết sức khác nhau. Chẳng phải vô cớ người ta đã bảo: họa vô đơn chí, và tôi cảm thấy rõ điều đó qua trái tim hơn là qua trí não khi bước trên đường phố đầu cúi gằm, vai gập xuống dưới sức nặng của những tai họa đã dáng xuống tôi. Tất nhiên, việc đầu tiên tôi quyết định là cầu cứu Astarita. Tôi còn nhớ số điện thoại chỗ làm việc của anh ta. Tôi vào tiệm cà phê đầu tiên bắt gặp để gọi điện. Tôi không thấy ai gọi và lảng vảng bên máy. Tôi quay số máy của Astarita liên tục mấy lần liền, cuối cùng nhận ra rằng anh ta không có mặt ở phòng làm việc. Chắc anh ta đi ăn tối và phải khuya mới quay về. Tôi biết điều đó, nhưng, trong trường hợp như thế này không hiểu sao cứ nghĩ lần này là ngoại lệ và tôi sẽ gọi điện được cho anh ta ở bộ. Tôi đưa mắt nhìn đồng hồ. Tám giờ, Astarita về trước chín giờ. Tôi đứng ở góc phố, ngó chiếc cầu cong, khách bộ hành ủ rũ và vội vã kẻ đi một mình, người đi thành từng tốp nườm nượp kéo qua cầu, họ vượt qua tôi như những chiếc lá khô bị một cơn giông vô tận kéo theo. Nhà bên dãy phố tôi đang đứng xếp thành một hàng thẳng tắp, qua các ô cửa sổ sáng ánh đèn và con người sống, đi đi lại lại sau các ô cửa sổ ấy, tôi thấy trong lòng phảng phất một nỗi niềm thanh thản. Tôi nghĩ mình đang ở gần Sở Cảnh sát trung tâm - hẳn Mino đang bị giam giữ ở đây – và quyết định tới đó hỏi thăm tin tức về anh, tuy biết rằng có hỏi cũng bằng thừa. Tôi biết người ta sẽ không cho hay biết một điều gì hết, song chẳng vì vậy mà tôi ngã lòng, tôi muốn làm được một điều gì đó cho Mino. Tôi rảo cẳng bước theo con đường ngắn nhất để tới sở, tôi đi sát bên các ngôi nhà, đến sở, tôi leo lên cầu thang. Tại phòng trực ban, một cảnh sát ngồi ngửa trên ghế và đang đọc báo, chân gác lên chiếc ghế khác, còn mũ vất trên bàn. Anh ta hỏi tôi đi đâu, tôi liền đáp: - Tới bộ phận cảnh sát dành cho người nước ngoài. Đây là một ban cảnh sát mà có lần do tình cờ, tôi đã được Astarita nêu tên. Tôi không biết đường và đoán mò leo lên chiếc cầu thang nhớp nhúa và tối mù. Chốc chốc tôi lại chạm chán với nhân viên phục vụ hoặc cảnh sát đang ôm giấy tờ lên hay xuống cầu thang. Tôi cúi gằm mặt và đi nép sát vào bên tường. Tầng nào cũng thấy người tới lui dọc theo các dãy hành lang bẩn thỉu, tối om om, đèn sáng tù mù và hai bên hành lang rặt những phòng là phòng, nhiều vô kể. Sở cảnh sát giống như một tổ ong, nhưng ong ở đây không đậu lên hoa và lên mật của chúng, mà lần đầu tiên tôi được nếm mùi, thì thật cay đắng, có vị mốc và sắc đen. Đến tầng ba, tôi hoàn toàn thất vọng, tôi hú họa rẽ vào một nhánh hành lang. Chẳng ai buồn để ý đến tôi, chẳng ai nhìn tôi. Dọc theo hành lang có một dãy cửa mở toang, cạnh cửa thấy có những người mặc quần áo cảnh sát ngồi trên ghế đệm bằng rơm hút thuốc lá và tán chuyện gẫu. Phòng nào cũng như phòng nào, kể cả tủ đựng giầy tờ chật cứng, một nhân viên cảnh sát ngồi viết gì đó trên bàn. Hành lang không thẳng mà rẽ sang một bên, do đó tôi liền bị lạc ngay và chẳng còn xác định được xem vị trí của mình đang ở đâu nữa. Chốc chốc tôi lại bước lên hay xuống hai, ba bậc thang, đôi lúc hành lang này lại cắt ngang những hành lang khác, cũng có những dãy cửa sổ mở toang ra và những viên cảnh sát ngồi bên trong dưới ánh đèn tù mù. Tôi rất bối rối và định quay trở ra hành lang tôi đã đi qua. Một nhân viên chạy giấy đi ngang qua chỗ tôi, tôi liền cất tiếng hỏi: - Chỗ ông phó sở cảnh sát ở đâu, anh? Anh ta lẳng lặng giơ tay chỉ một lối đi tối om nằm giữa hai chiếc cửa. Tôi bước theo hướng anh ta chỉ, xuống 4 bậc thang và rơi ngay vào một hành lang hẹp, thấp lè tè. Đúng vào lúc cái hành lang hẹp này – na ná một chiếc ống cao su - ngoặt rẽ thì một cánh cửa mở toang và hai người bước ra. Người cảnh sát cầm tay một ai đó và tôi bỗng cảm thấy đó là Mino. - Mino – Tôi kêu lên và lao tới đó. Nhưng tôi không đuổi kịp được họ vì có người túm lấy vai tôi. Đấy là một nhân viên cảnh sát trẻ, có bộ mặt ngăm ngăm gầy guộc đội mũ lệch trên bộ tóc đen dày rậm. - Chị cần gì? Chị tìm ai? – Anh ta hỏi. Nghe tiếng kêu của tôi, hai người đi phía trước ngoảnh lại và tôi biết rằng mình nhầm lẫn. Tôi hổn hển đáp: - Một người bạn của tôi bị bắt... tôi muốn biết rõ xem liệu anh ấy có bị giải tới đây không. - Tên anh ta là gì? – Người cảnh sát làm bộ quan trọng, tay anh ta vẫn đặt trên vai tôi. - Giacomo Diodatti. - Làm gì? - Sinh viên ạ. - Bị bắt bao giờ? Tôi chợt hiểu rằng anh ta hỏi vậy chẳng qua muốn hỏi thế thôi chứ bản thân không hay biết chút gì hết. Tôi nổi sung liền thốt lên: - Giá anh cho tôi biết liệu anh ấy đang ở đâu còn hơn là cứ hỏi như vậy. Ngoài hành lang có mỗi mình hai chúng tôi, anh ta đưa mắt ngó quanh, rồi tiến sát đến bên người tôi, khẽ suồng sã bảo: - Bọn này sẽ chăm lo tới anh chàng sinh viên... còn bây giờ cô em hôn anh cái nào. - Buông tôi ra... như vậy là tôi đã mất thời gian vô ích với anh – Tôi giận dữ kêu lên và xô anh ta ra, rồi vùng chạy trở ngược lại. Tôi thấy một cánh cửa mở và một căn phòng rộng hơn những căn phòng trước, một người đàn ông trạc tuổi trung niên ngồi sau chiếc bàn làm việc kê lùi sâu ở trong phòng. Tôi bước tới và tuôn ra một hơi: - Tôi muốn được biết anh sinh viên Diodatti bị giải đi đâu... anh ấy bị bắt vào quãng trưa nay. Người đàn ông ngừng đọc tờ báo nằm trên bàn và ngạc nhiên nhìn tôi: - Chị muốn biết... - Vâng, anh sinh viên Diodatti bị bắt lúc quá trưa nay bị giải đi đâu ạ? - Nhưng chị là ai? Ai cho phép chị vào đây hả? - Cái đó không quan trọng... ông làm ơn chỉ cho tôi biết hiện nay anh ấy đang ở đâu thôi. - Nhưng chị là ai? – Ông ta đấm xuống bàn và rít răng hỏi – Ai cho phép chị, hả? Với lại chị có biết mình đang ở đâu không? Tôi chợt nhận ra rằng mình chẳng thể gặng hỏi được gì, mong sao tôi không bị bắt giam trước khi trao đổi với Astarita, vì nếu vậy Mino sẽ phải ngồi tù. Tôi vừa đi giật lùi vừa lắp bắp: - Xin lỗi... tôi bị nhầm lẫn. Nghe vậy viên cảnh sát thực sự nổi giận, nhưng tôi đã ra tới sát cửa. - Ra vào phải chào theo kiểu phat xít – Ông ta gào lên và chỉ tấm biển nhỏ treo trên đầu ông. Tôi gật đầu tỏ vẻ tán thành những gì ông ta nói Việc tôi xộc vào tòa nhà cảnh sát đem lại kết quả duy nhất là dẫu sao tôi cũng giết được thời gian. Tôi nhẩm tính nếu không rảo cẳng thì tôi sẽ đi tới bộ mất độ bốn mươi nhăm phút, có khi một tiếng ấy. Sau đó tôi ngồi trong một quán cà phê nào gần đấy, rồi khoảng hai mươi phút sau tôi gọi điện cho Astarita, lúc đó có lẽ tôi sẽ chộp được anh ta. Lang thang trên đường phố tôi chợt nảy ra ý nghĩ Astarita cho bắt Mino để trả thù. Anh ta giữ một cương vị quan trọng bên cảnh sát an ninh chính tri là nơi hiện đang giam giữ Mino. Tất nhiên lâu nay họ vẫn theo dõi Mino và biết rõ quan hệ giữa tôi và anh. Chắc như đinh đóng cột là vụ này đã rơi vào tay Astarita và do ghen tuông anh ta ra lệnh bắt Mino. Nghĩ vậy tôi căm giận Astarita. Tôi biết dù sao anh ta vẫn yêu tôi say đắm và quyết định bắt Mino, anh ta phải trả bằng cái giá đắt cho hành vi thấp hèn của mình, nếu một khi mối nghi ngờ của tôi được khẳng định. Ngay lúc ấy tôi lại lo ngại nghĩ rằng chắc không phải đến như vậy và tôi buộc phải quẳng bỏ cái thế yếu ớt của mình trong cuộc đấu tranh chống một đối phương thiếu cá tính chưa từng thấy - phải nói là một cái máy tinh vi thì đúng hơn là một sinh vật yếu đuối hết chỗ nói. Tới bộ, tôi không theo kế hoạch vạch ra lúc ban đầu nữa, nghĩa là ngồi chờ đợi một lát ở tiệm cà phê, mà gọi điện luôn cho Astarita. Lần này, ngay hồi chuông đầu tiên tôi đã thấy Astarita đáp trong ống nghe. Tôi liền nói một lèo: - Em, Adriana đây. Em cần gặp anh. - Ngay bây giờ à? - Không thể trì hoãn được... về một việc rất gấp... em đang ở ngay bên bộ, anh ạ. Anh ta suy nghĩ một lát rồi bảo tôi có thể gặp anh ta. Lần thứ hai trong đời, tôi leo lên các bậc thang của bộ, nhưng lần này tôi bước mà lòng nổi lên một tình cảm hoàn toàn khác. Lần trước do Astarita tố giác tôi, sợ anh ta phá vỡ đám cưới của tôi với Gino, lúc đó tôi cảm thấy – như một người thấp cổ bé họng khi tiếp xúc với cảnh sát - rằng một mối nguy cơ không rõ ràng nào đó đang treo lơ lửng trên đầu tôi. Hồi ấy chân tôi bước đi mà lòng tan nát và run rẩy. Còn bây giờ tôi tới đây với một tâm trạng tấn công, với ý định giành việc tố giác Astarita về phần mình. Tôi quyết định sử dụng mọi thủ đoạn cốt sao giải thoát được Mino. Tôi sở dĩ có thái độ công kích như vậy không chỉ vì tôi yêu Mino mà còn do tôi khinh bỉ Astarita, khinh bỉ cái bộ của anh ta, khinh rẻ chính trị của Mino và cả bản thân anh nữa. Tôi chẳng hiểu gì về chính trị cả, và hẳn vì vậy tôi cho rằng, so với mối tình tôi yêu Mino thì chính trị là một thứ vô lý và không cần thiết. Tôi nhớ lại Astarita mỗi lần trông thấy hoặc chỉ nghe tiếng tôi nói liền bắt đầu bị cà lăm cà lắp và ê a ngay, và tôi hài lòng có lẽ đứng trước cấp trên của mình, dù có là Mussolini đi chăng nữa thì có lẽ anh ta cũng không bối rối đến vậy. Nghĩ vậy nên khi đi giữa hành lang rộng thênh thang của bộ, tôi khinh khỉnh nhìn các nhân viên bắt gặp lúc đi ngang qua. Tôi cứ những muốn giật những chiếc cặp giấy màu đỏ mà màu xanh lá cây họ cắp dưới nách rồi hất tung cho các giấy tờ, quy định đủ mọi loại bị cấm và các bản án vô tội bay tứ tung. Viên quan chức ngồi ở phòng khách tiến đên bên tôi, tôi liền lên giọng hách dịch bảo: - Tôi cần trao đổi với tiến sĩ Astarita... nhanh nhanh lên... tôi đã được hẹn gặp... tôi không thể nào chờ đợi được lâu đâu. Viên quan chức trố mắt nhìn tôi, song không dám cự lại và chạy đi báo là tôi đã tới. Thấy tôi, Astarita liền đứng dậy tiến lại gần hôn tay tôi rồi dẫn tôi đến bên chiếc đi-văng kê ở đầu phòng đằng kia. Anh ta đón tiếp tôi hệt như lần trước và tôi nghĩ rằng anh ta đã xử sự như vậy với tất cả những phụ nữ bước vào phòng làm việc của mình. Tôi cố nén cơn giận dữ đã dâng trào trong lòng, bèn lên tiếng: - Nếu anh đã ra lệnh bắt giam Mino thì cứ liệu hồn đấy... bây giờ anh thả ấy ra ngay... bằng không, anh nên nhớ đây là lần cuối cùng anh gặp em. Thấy mặt anh ta đờ ra vẻ ngạc nhiên và sửng sốt, tôi nhận ra anh ta hoàn toàn chẳng hiểu tôi đang nói tới chuyện gì. - Gượm nào... quỷ tha ma bắt, Mino nào? – Anh ta làu bàu. - Em cứ ngỡ anh biết anh ấy – Tôi đáp. Và tôi vắn tắt kể anh ta nghe chuyện tình giữa tôi và Mino rồi nói tiếp rằng quá trưa hôm nay Mino đã bị bắt tại nhà mình. Khi tôi bảo Astarita rằng tôi yêu Mino thì mặt anh ta liền biến sắc nhưng tôi cho rằng nên nói sự thật không chỉ vì sợ là nếu nói dối sẽ làm hại Mino, mà còn vì tôi có nguyện vọng hết sức tha thiết là muốn lớn tiếng nói với cả thế giới biết mối tình của tôi. Khi biết rõ Astarita không có liên quan gì đến vụ bắt giữ Mino, tôi thấy nguôi nguôi và lại thấy mình không có khả năng tự vệ và yếu đuối. Tôi mở đầu câu chuyện của tôi bằng một giọng đầy kích động nhưng lại kết thúc một cách gần như đáng thương. Nước mắt tôi dâng trào khi chua xót nói: - Hơn nữa em chẳng rõ họ sẽ làm gì anh ấy... nghe đâu người ta đánh tù nhân. Astarita ngắt lời tôi: - Em yên tâm... nếu là công nhân cơ... còn sinh viên thì chẳng đáng ngại. - Nhưng em không muốn... em không muốn anh ấy bị ngồi tù! – Tôi thổn thức kêu lên. Hai chúng tôi im lặng hồi lâu. Tôi cố trấn tĩnh lại, còn Astarita ngồi nhìn tôi. Đây là lần đầu tiên anh ta xem ra không có ý định thực hiện lời đề nghị của tôi. Anh ta không muốn giúp tôi chủ yếu vì biết tôi yêu một người khác. Do đó tôi cầm tay anh ta, nói tiếp: - Nếu anh thả anh ta ra... em sẽ hứa thực hiện mọi điều anh muốn – Anh ta đưa mắt nhìn tôi vẻ không tin, còn tôi, sau khi đã cố gắng gượng liền nhoài người và dằn môi bảo: - Nào... anh chịu thực hiện lời đề nghị của em chứ? Anh ta nhìn bộ mặt ướt đẫm nước mắt của tôi và do dự, chắc anh ta muốn hôn tôi, song anh ta hiểu tính chất đê tiện của cái hôn đó, một cái hôn hoàn toàn vì vụ lợi. Anh ta đẩy tôi ra, đứng bật dậy và bảo tôi ngồi đợi rồi bước ra ngoài. Bây giờ tôi tin rằng Astarita đã ra lệnh thả Mino. Do mù mờ về những vấn đề tương tự tôi cứ ngỡ lúc này anh ta đang gọi điện thoại và lên giọng bực bội ra lệnh cho viên cảnh sát cấp dưới thả ngay anh chàng sinh viên Gicomo Diodatti. Tôi sốt ruột đếm từng phút một và khi thấy Astarita bước vào, liền đứng bật dậy định cảm ơn anh ta và vội vàng quay ra để gặp Mino. Nhưng qua nét mặt nhăn nhó của Astarita, tôi thấy anh ta đang thất vọng và tức giận điên người. - Em bảo bị bắt à? – Anh ta xẵng giọng hỏi tôi – Diodatti đã nổ súng bắn vào cảnh sảt rồi bỏ trốn... một cảnh sát bị thương gần chết hiện đang nằm ở bệnh viện... bây giờ nếu hắn mà bị bắt... - chắc chắn hắn sẽ bị tóm cổ thôi – anh sẽ chẳng giúp gì được hắn. Tôi sững người vì kinh ngạc. Chính tay tôi tháo đạn ở khẩu súng lục của Mino ra rồi, thế ra anh lại mới nạp lại đạn. Nhưng tôi lại thấy một niềm vui cực kỳ lớn trào dâng trong lòng, và tôi biết niềm vui này do những tình cảm rất khác nhau gây nên. Tôi vui vì biết Mino vẫn chưa bị bắt, vì nghe tin anh đã bắn chết một cảnh sát, điều mà trong thâm tâm tôi không tin anh có thể làm được như vậy và khái niệm của tôi về tính cách của Mino đã thay đổi tận gốc rễ. Tôi lấy làm lạ là hành vi tuyệt vọng của Mino đã làm cho tôi tràn đầy một nỗi niềm vui sướng và hăng say nhiệt huyết, tuy trước đây tôi cảm thấy rất xa lạ với mọi hình thức bạo lực. Một dạo, khi thầm phác họa bức tranh tội ác của Sonzogno, tôi thấy một nối niềm vui sướng không kìm nén được tương tự như vậy, nhưng lần này hòa chan vào nỗi niềm vui sướng còn có một phần nào sự biện hộ về mặt tinh thần. Sau đó tôi nghĩ rằng mình sẽ đi tìm gấp Mino và rồi cùng nhau chạy trốn, có thể là bỏ ra nước ngoài, tôi nghe nói những nhà hoạt động chính trị lưu vong tìm được chốn nương thân ở nước ngoài và lòng tôi tràn ngập một niềm hy vọng. Tôi còn nghĩ rằng có lẽ cuộc sống mới đã thực sự đến với tôi và để thực hiện sự đổi mới này, tôi phải chịu ơn sự dũng cảm của Mino – người tôi đã hàm ơn và càng yêu thương mãnh liệt hơn. Trong lúc đó, Astarita xúc động đi đi lại lại khắp phòng, đôi lúc anh ta dừng lại bên bàn và đặt một tờ giấy gì đấy từ chỗ này sang chỗ kia. Tôi lấy giọng bình tĩnh nói: - Có lẽ khi người ta bắt anh ấy, anh ấy đã thu hết can đảm, giương súng bắn rồi bỏ chạy. Astarita dừng lại, mắt nhìn tôi cau có đầy vẻ tức tối. - Em mãn nguyện, đúng không nào? - Giết viên cảnh sát là anh ấy làm đúng đấy – Tôi thẳng thắn tuyên bố - vì người đó muốn tống anh ấy vào tù... nếu anh ở địa vị anh ấy anh hẳn cũng xử sự hệt vậy. Anh ta gay gắt đáp: - Anh không hoạt động chính trị... người cảnh sát đó chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình... anh ta có vợ và các con. - Một khi anh ấy hoạt động chính trị - Tôi đáp – thì hẳn anh ấy có những lý do của mình... còn người cảnh sát phải hiểu rõ rằng con người có thể làm mọi chuyện để miễn phải đi đày vào chốn khổ sai... nghĩa là bản thân người cảnh sát có lỗi. Tôi bình tĩnh vì tôi dường như thấy Mino đang tự do đi lại trên các đường phố và tôi khoan khoái nghĩ tới giây phút khi anh gọi tôi tới nơi ẩn nấp và tôi lại được gặp anh. Xem ra sự bình tĩnh của tôi đã làm Astarita nổi giận. - Nhưng bọn này sẽ tìm ra hắn – Anh ta bỗng gào lên – em tưởng rằng bọn này không tìm ra được hắn hả? - Em không biết nữa, em chỉ vui mừng là anh ấy đã trốn thoát, có vậy thôi. - Bọn này sẽ tìm ra được hắn, lúc đó, cứ tin anh rằng hắn chẳng chạy thoát được một cách dễ dàng như vậy đâu. Im lặng trong giây phút, rồi tôi bèn hỏi: - Anh có biết tại sao anh nổi xung không? - Anh chẳng hề nổi xung. - Vì nếu anh ấy bị bắt, anh sẽ có một cử chỉ khoan dung là ban ơn cho em và anh ấy... nhưng anh ấy đã trốn thoát... vì vậy anh nổi cáu. Anh ta tức giận nhún vai. Chuông điện thoại reo vang và Astarita thấy người nhẹ nhõm chộp luôn ống nghe tựa như người sẵn sàng lợi dụng mọi duyên cớ chỉ để bứt ra khỏi một cuộc trao đổi khó chịu. Mới thoạt nghe mấy câu, tôi thấy bộ mặt rạng rỡ và ủ ê của anh ta bỗng rạng rỡ như một tia nắng tình cờ chợt rọi sáng khắp nơi trong một ngày trời xấu. Sự thay đổi này, bản thân tôi cũng không rõ tại sao, là một dấu hiệu không tốt đối với tôi. Cuộc trao đổi qua điện thoại kéo dài khá lâu, nhưng Astarita chỉ trả lời “đúng” với “không”, nên tôi chẳng hiểu câu chuyện ra sao nữa. - Rất tiếc – Anh ta đặt ống nghe xuống và bảo – là thông báo đầu tiên về việc bắt anh sinh viên ấy không chính xác... để đảm bảo ăn chắc, cảnh sát đã phái người tới nhà hắn và nhà em... họ cho rằng làm vậy chắc chắn sẽ tóm được hắn... và quả thực hắn đã bị bắt tại nhà bà góa nơi hắn trọ... còn ở nhà em, cảnh sát bắt gặp một tên tóc bạch kim nói giọng miền nam, khi thấy cảnh sát không chịu trình giầy tờ và nổ súng bắn rồi chuồn mất. Thoạt đầu người ta nghĩ đó là tên sinh viên nọ... nhưng chắc đó là cái tên mà bên tư pháp sẽ phải giải quyết với hắn. Tôi thấy sắp bị ngất xỉu. Như vậy Mino đã bị bắt giam, hơn nữa bây giờ Sonzogno tin chắc rằng tôi đã tố cáo gã. Ai ở cương vị của gã cũng sẽ đều nghĩ như vậy: tôi bỏ trốn khỏi nhà, sau đó cảnh sát ập vào. Mino ở trong tù, còn Sonzogno đang lùng kiếm tôi để trả thù. Tôi bị điếng người tới mức chỉ còn biết lẩm bẩm: “Mình thật bất hạnh biết bao!” Sau đó tôi tiến về lối ra vào, chắc hẳn trông tôi nhợt nhạt và tái mét, vì cái vẻ hài lòng và trịnh trọng vụt biến mất trên mặt của Astarita, anh ta đến bên tôi và lo ngại bảo: - Em ngồi xuống đây... ta trao đổi với nhau một chút... mọi chuyện còn sửa được mà. Tôi ngồi im lắc đầu và nắm lấy tay nắm đấm cửa. Astarita giữ tôi lại và khẽ bảo: - Em này... anh hứa mọi điều anh có thể làm được... anh sẽ hỏi cung anh ta... sau đó nếu phát hiện không có gì quan trọng, anh sẽ ra lệnh thả anh ta ra, càng sớm càng tốt. được không? - Được ạ - Tôi thều thào đáp, rồi cố thu hết sức, nói thêm: - Dù thế nào đi nữa, em cũng sẽ hết sức biết ơn anh. Bây giờ tôi tin chắc Astarita sẽ xử sự đúng như anh ta đã nói và nếu chuyện này nằm trong quyền hạn của anh ta, anh ta sẽ thả Mino, bây giờ tôi có một ý muốn duy nhất là rời khỏi cái bộ đáng sợ này, nhưng anh ta nói với giọng tỉ mỉ theo kiểu cảnh sát: - Nhân tiện... nếu em thấy sợ con người bị bắt gặp ở nhà em... thì cứ việc nêu tên hắn ta ra... Như vậy sẽ tạo điều kiện dễ dàng để truy lùng hắn. - Em không biết tên hăn – Tôi đáp và tiến về phía lối ra vào. - Dù sao đi nữa – Anh ta nói tiếp – anh khuyên em nên tới gặp cảnh sát và kể lại những gì em đã biết... họ sẽ bảo em khi nào họ cần gặp em, họ sẽ gọi em rồi họ để em đi thôi... nếu em không tới đó thì sẽ càng không hay cho em. Tôi đáp lại rằng sẽ nghe theo lời khuyên đó, rồi chào chia tay Astarita. Astarita không khép cửa lại mà dừng lại nơi ngưỡng cửa nhìn theo tôi khi tôi đi ngang qua phòng khách. _____________________________Chẳng hiểu sao tôi còn nhớ rất rõ, thậm chí cả thời tiết ra sao trong những ngày ấy. Tiết tháng hai trời lạnh và mưa, còn tháng ba ấm áp hơn. Những đám mây nhẹ màu trắng trông tựa một tấm lưới quây cả bầu trời và làm ta lóa cả mặt khi từ trong nhà bước chân ra ngoài phố. Không khí đã ấm áp những còn vương lại dư vị của mùa đông. Tôi đi dạo dọc các phố, tận hưởng làn ánh sáng không chói gắt, mờ nhạt mơn man này, đôi lúc đủng đỉnh vào nheo mi mắt, chốc chốc lại hồi lâu đắm đuối ngắm nhìn những vật thông thường nhất: một con mèo ngồi nơi ngưỡng cửa đang liếm bộ lông trắng điểm các vạt đen, nhắm nhìn các cành trúc đào bị gió thổi gẫy nhưng chắc chắn sẽ nở hoa, nhìn túm cỏ xanh tươi nhúm lên giữa các kẽ gạch lát đường, ngắm rêu xanh sau các trận mưa khắp bề mặt tầng một các ngôi nhà, tôi thấy lòng tin tưởng vào tương lai, nếu các lớp nhung màu ngọc bích kỳ diệu này mọc được ở các nơi kẽ đá và đất hẹp giữa các công viên lát đá thì cuộc đời tôi bám rễ cũng mỏng manh như rêu kia và cũng mộc mạc như vậy – cuộc đời chỉ có thể sánh với lớp mốc meo phủ mặt nhà - chắc sẽ không bị lui tàn mà sẽ đâm chồi nảy lộc. Tôi vững tin rằng những chuyện buồn rầu đã xảy ra với tôi trong thời gian gần đây đã qua khỏi. Tôi sẽ chẳng bao giờ gặp lại Sonzogno nữa, sẽ chẳng bao giờ nghe câu chuyện tội ác của gã và từ nay sẽ có thể thanh thản tận hưởng mối quan hệ giữa tôi và Mino. Nghĩ vậy, có lẽ lần đầu tiên tôi cảm thấy trọn vẹn hương vị thực sự muốn được sống, đây chẳng qua chỉ là sự bình yên ngọt ngào, cảm giác tự do và hy vọng. Tôi còn suy nghĩ tới chuyện thay đổi lối sống. Yêu Mino, tôi thấy giá lạnh với những người đàn ông khác đến nỗi trong những lần gặp gỡ tình cờ của tôi, tôi chẳng còn thấy tò mò lẫn khoái cảm nhục dục. Song tôi cho rằng dẫu sao cuộc sống vẫn là cuộc sống, vì vậy chẳng đáng phải dốc quá nhiều sức lực để thay đổi nó, chuyện này chỉ có thể xảy ra khi tôi thấy trong tôi xuất hiện những thói quen, tình cảm và nỗi say mê mới, như vậy tôi sẽ trở thành một con người hoàn toàn khác với tôi từ trước tới nay, nhưng đây đâu phải là do ý muốn của tôi mà la do bị cuốn vào những hoàn cảnh đã chuyển biến và chủ yếu, không có sự thay đổi đột ngột và đột xuất. Tôi không thấy có cách đổi đời nào khác, vì hồi ấy tôi đã quên đứt những giấc mơ háo danh về giàu sang của mình và không tin rằng, sau khi thay đổi lối sống, bản thân mình sẽ tốt đẹp hơn. Một hôm tôi trao đổi những suy nghĩ của mình với Mino. Anh lắng nghe tôi rồi bảo: - Xem ra anh thấy em tự mâu thuẫn với bản thân... thì lúc nào em cũng lải nhải là muốn giàu có, muốn có nhà cao cửa rộng, có chồng, có con đấy sao? Tất cả những ước muốn ấy đều chính đáng cả và có lẽ rồi chúng sẽ trở thành hiện thực... còn nếu cứ suy nghĩ như bây giờ, chẳng bao giờ làm được gì cả đâu. Tôi đáp: - Nói chung, em đâu có bảo là em muốn... mà em bảo giá như... nghĩa là nếu có trước khi ra đời, em được quyền chọn, tất nhiên là em chẳng lựa chọn cái số phận hiện nay của em... nhưng em đã ra đời trong ngôi nhà đấy, do một bà mẹ như vậy sinh ra, trong những điều kiện như vậy nên cuối cùng, em mới là em. - Thì sao? - Em cho rằng ước nguyện của em muốn trở thành một người khác là vô nghĩa... em muốn trở thành một con người khác trong trường hợp nếu như, sau khi trở thành người khác, em vẫn là em... tóm lại, nếu em có thể thực sự tận dụng được sự đổi thay này... còn trở thành người khác để trở thành một người như vậy thì chẳng bõ. - Bỏ lắm chứ, em – Anh khẽ lên tiếng nhận xét - nếu không phải vì mình mà là vì những người khác. - Sau nữa – Tôi không để ý đến lời anh và nói tiếp - mọi sự đều tùy thuộc vào hành vi của con người... anh cho rằng em không thể tìm được một tình nhân giàu có như Gisella à? Hoặc không lấy được ai hay sao? Sở dĩ em như vậy ấy chẳng qua là vì em không muốn thôi, em nói thật đấy chứ không phải ba hoa đâu. - Anh sẽ lấy em – Anh nói đùa và ôm tôi – anh là một người giàu có... nếu bà mất... – mà bà chẳng bắt chúng ta phải chờ đợi lâu nữa đâu – anh sẽ được thừa hưởng hàng trăm héchúng ta ruộng đất, chưa kể những biệt thự ở ngoại thành và những căn hộ ở nội thành... như vậy, chúng ta sẽ có một ngôi nhà rộng mở, em sẽ tiếp đón những bạn bè quen vào những ngày nhất định, chúng ta sẽ thuê người nấu ăn, người hầu, sẽ mua một chiếc ôtô bỏ mui hoặc một chiếc ôtô thường... một ngày nào đó chúng ta bỗng phát hiện - muốn là được thôi mà – chúng ta có nguồn gốc xuất thân quý tộc, và người ta sẽ gọi mình là bá tước hay hầu tước. - Không thể nói chuyện nghiêm túc với anh được – Tôi đẩy anh ra và nói – anh thì lúc nào cũng đùa được. Một lần tôi và Mino đi xem chiếu bóng. Chúng tôi trở về trên một chiếc xe điện chật ních người. Mino định đến nhà tôi, nên chúng ta quyết định ăn tối ở quán ăn gần tường thành. Anh cầm vé tàu và cố lách đám hành khách đứng kín cả lối đi hẹp. Tôi bám sau anh, nhưng do hành khách đông nên tôi không thấy anh. Trong khi tôi bám chặt thành ghế đưa mắt tìm kiếm anh thì một ai đó khẽ đụng nhẹ vào tay tôi. Tôi nhìn xuống và nhận ra Sonzogno đang ngồi ở chỗ tôi đứng. Tôi choáng váng, tối sầm mặt mày, chắc nét mặt tôi đã thay đổi. Gã đưa cặp mắt sắc như dao nhìn tôi, sau đó hơi nhỏm dậy, rít răng bảo: - Em ngồi xuống đây nhé! - Không, cảm ơn – Tôi lắp bắp đáp – Em xuống ngay đây mà. - Thì em cứ ngồi xuống đây nào. - Cảm ơn anh – Tôi nhắc lại và ngồi xuống. Nếu không ngồi chắc tôi đã bị ngất xỉu rồi. Gã đứng bên cạnh, tựa hồ như bảo vệ tôi, một tay gã nắm thành ghế tôi đang ngồi, tay kia nắm thành ghế ở phía trước. Gã hầu như không thay đổi gì hết, vẫn chiếc áo khoác ngoài thắt đai nịt ở ngang lưng, vẫn những cục nho nhỏ giần giật trên má. Tôi nhắm mắt lại và cố tập trung suy nghĩ. Thật ra, cái nhìn của Sonzogno bao giờ cũng vậy, song lần này qua ánh mắt gã tôi thấy nó nghiệt ngã hơn nhiều. Tôi nhớ lại lời xưng tội của mình và nghĩ: nếu cha cố kể hết mọi chuyện với cảnh sát và Sonzogno biết được tất cả những chuyện đó thì mạng tôi lúc này treo trên sợi tóc. Song tôi không sợ chuyện đó. Bản thân con người gã gây kinh hoàng, sợ hãi hay nói đúng hơn là thôi miên và áp đảo tôi. Tôi cảm thấy mình không khước từ được gã điều gì và giữa hai chúng tôi có một sợi dây ràng buộc - tất nhiên không phải là tình yêu – có lẽ gắn bó mạnh mẽ hơn tình cảm giữa tôi và Mino. Gã linh tính đoán ra điều đó và trên thực tế đã xử sự như một người chủ. Gã bỗng bảo: - Ta đi về nhà em đi. Tôi liền ngoan ngoãn đáp: - Tùy anh. Mino chật vật lách đám đông, lẳng lặng đến đứng bên tôi, tay nắm chặt thành ghế Sonzogno đang bám rất chặt. Tàu chạy lắc xô hai người đụng vào nhau và Mino lịch sự xin lỗi Sonzogno. Tôi vô cùng đau lòng khi thấy hai người đứng sát bên nhau mà chẳng hề hay biết. Bỗng tôi cố tình lớn tiếng bảo Mino để Sonzogno không nghĩ rằng tôi không trò chuyện với anh ta. - Anh ạ, em chợt nhớ rằng chiều tối nay em có hẹn với một người... vì vậy bây giờ ta chia tay nhau nhé. - Nếu em muốn, anh sẽ đưa em về đến nhà. - Không... người đó đợi em ở chỗ bến tàu. Chuyện này chẳng có gì lạ cả, tôi vẫn dẫn đàn ông về nhà, Mino biết rõ điều đó. Anh thản nhiên đáp: - Tùy em... nếu vậy mai ta gặp nhau vậy. Vào giây phút đó, khi anh đi khỏi, tôi có cảm giác vô cùng thất vọng. Bản thân tôi chẳng hiểu sao lại nghĩ rằng đây là lần cuối cùng tôi gặp anh. - Vĩnh biệt – Tôi lẩm bẩm khi đưa mắt nhìn theo anh – vĩnh biệt mối tình của tôi. Tôi những muốn kêu lên với anh: “Gượm hẵng anh, quay lại với em, anh”, nhưng tôi không thốt lên lời. Xe điện dừng lại, Mino bước xuống, tàu lại chạy tiếp. Suốt chặng đường về tôi và Sonzogno không nói với nhau một lời nào. Tôi tự trấn an rằng chắc cha cố không nói gì với cảnh sát. Mặt khác, khi suy nghĩ một lát, tôi cho rằng cuộc gặp gỡ với Sonzogno không đến nỗi tồi tệ lắm, vì đây là cơ hội ngẫu nhiên để tôi xua tan những mối hoài nghi của bản thân về buổi xưng tội của tôi. Đến bến tàu, tôi ra khỏi toa và không ngoái lại, cứ thế bước tiếp. Sonzogno đi bên tôi và khi hơi ngoảnh đầu tôi thấy bóng dáng gã. Cuối cùng, không nén được, tôi bèn hỏi: - Anh cần thứ gì ở em nào? Anh đến chỗ em làm gì? - Thì em đã cho phép anh mà - Giọng gã để lộ vẻ ngạc nhiên. Quả đúng như vậy, nhưng do sợ tôi đã quên mất điều đó. Sonzogno tiến lại khoác tay tôi, dùng khuỷu tay quắp chặt lấy tay tôi. Tôi bất giác run hết cả người. - Ai vậy? – Gã hỏi. - Một người bạn của em. - Từ dạo ấy em còn gặp Gino nữa không? - Không gặp lại một lần nào cả. Gã len lén đưa mắt ngó quanh: - Không hiểu sao anh có cảm giác thời gian gần đây anh bị theo dõi... chỉ hai người có thể phản anh... em và Gino. - Gino thì dính dáng quái gì vào chuyện này? - Hắn biết anh mang cái hộp đựng phấn đến chỗ tay thợ kim hoàn... anh thậm chí còn nói cả tên của tay thợ kim hoàn ấy nữa... Gino không biết đích xác anh đã giết tay thợ kim hoàn, nhưng rất có thể hắn đoán ra. - Gino chẳng hề có ý định tố cáo anh đâu... vì làm như vậy chẳng hóa là lại tự tố cáo mình. - Anh cũng nghĩ vậy – Gã lí nhí nói trong miệng. - Còn về phần em – Tôi nói tiếp giọng hết sức bình tĩnh – anh khỏi lo, em chẳng hề nói với ai hết... em đâu phải là con ngốc... nếu có chuyện gì em cũng phải vào tù ấy chứ. - Anh tin em – Gã bảo, giọng dọa dẫm và nói tiếp – Anh mới gặp Gino... hắn nói giỡn với anh là hắn biết khối chuyện... anh lo lo... hắn đểu cáng lắm. - Chiều tối hôm ấy anh xử sự với hắn không hay lắm, nên bây giờ hắn thù ghét anh đấy. Khi nói điều này, tôi gần như muốn, mong rằng đúng là Gino đã tố cáo gã. - Một quả tuyệt vời – Sonzogno chộp luôn, vẻ tự hào nhưng xem ra không hào hứng lắm - đấm xong anh phải đau tay mất hai ngày. - Gino sẽ không tố cáo anh đâu – Tôi kết luận – làm như vậy không có lợi cho hắn... mới lại hắn sợ anh chết khiếp đi được. Chúng tôi đi bên nhau, chẳng ai nhìn ai và khe khẽ nói chuyện. Hoàng hôn đã xuống, sương màu xanh lơ bao phủ bức tường thành mờ tối, những cánh tiêu huyền trăng trắng, các ngôi nhà màu vàng và con đường hai bên trồng cây chạy dài mãi nơi xa xa. Khi tới bậc thềm lên xuống trước nhà, lần đầu tiên tôi cảm thấy mãnh liệt là tôi đã phản bội Mino. Tôi những muốn tự kỷ ám thị rằng tôi cũng thờ ơ với Sonzogno như những người đàn ông khác, nhưng tôi biết là không phải như vậy. Tôi bước lên mở cổng ra, rồi đứng vào chỗ tối nhất và quay lại bảo Sonzogno: - Anh ạ, tốt hơn hết là anh nên đi đi thì hơn. - Tại sao? Tuy tôi rất sợ gã, nhưng tôi muốn nói toạc tất cả sự thật để gã rõ: - Vì em yêu một người khác và không muốn phản bội anh ấy. - Ai? Cái tên cùng đi xe điện với cô ấy à? Tôi lo cho Mino nên vội đáp: - Không... người khác cơ... anh không biết anh ấy đâu... còn bây giờ xin anh để em được yên. - Nhưng nếu tôi không muốn thì sao? - Lẽ nào anh không biết rằng đâu phải cứ dùng vũ lực là muốn gì cũng được? – Tôi nói. Nhưng tôi chưa nói dứt lời thì một cái tát khủng khiếp đã làm rát bỏng mặt tôi. Trong tối tôi không trông thấy Sonzogno, trông thấy gã đã vung tay lên, thậm chí cũng không rõ chuyện đã xảy ra ra sao nữa. Sau đó, gã bảo: - Đi! Tôi cúi đầu bước vội tới cầu thang. Sonzogno lại xốc nách và giúp tôi bước lên từng bậc từng bậc thang, tôi có cảm giác gã nhấc bổng tôi lên khỏi mặt đất và tôi bay bổng trong không trung. Má tôi rát bỏng, nhưng đau đớn nhất là tôi lại thấy một linh cảm đau buồn giày vò bản thân. Cái tát ấy tựa hồ rạch đứt thời kỳ hạnh phúc trong đời tôi, và tôi lại bước vào thời gian đau khổ và ghê sợ. Tôi tuyệt vọng và quyết định lẩn tránh bằng mọi giá cái số phận mà tôi đã hơi tiên đoán ra. Ngay hôm nay tôi sẽ ra khỏi nhà, sẽ trốn ở nhà người khác, chẳng hạn chỗ Gisella ấy, hoặc trong các phòng có kê đồ đạc. Mải suy nghĩ, tôi không rõ mình đã đi vào căn hộ, đi ngang qua hành lang và vào phòng tôi lúc nào không hay nữa. Tôi trấn tĩnh lại, nói đúng hơn là hoàn hồn khi ngồi xuống mép giường, còn trong lúc đó, bằng những động tác chính xác và đều đều, Sonzogno bắt đầu cởi áo quần và xếp cẩn thận lên ghế. Cơn giận của gã đã nguôi, gã bình tĩnh bảo tôi: - Anh định đến từ trước cơ... nhưng không được... song lúc nào cũng nghĩ tới em. - Nghĩ gì cơ? – Tôi buột miệng hỏi. - Nghĩ rằng chúng mình xứng đôi phải lứa. – Gã đứng lại, cầm chiếc áo gilê trong tay, rồi nói tiếp, giọng đầy ý nghĩa: - Thậm chí anh đã quyết định đề xuất một việc. - Việc gì? - Anh có tiền... ta cùng nhau đi Milan, ở đấy anh có khối bè bạn... anh cho rằng có thể kiếm được một căn nhà... ở Milan chúng ta sẽ lấy nhau. Lòng tôi tơi bời rối tung, tôi cảm thấy yếu đuối tới mức phải nhắm mắt lại. Lần đầu tiên, sau Gino, có người đề nghị lấy tôi, và người đó lại là Sonzogno. Tôi đã mơ ước biết bao về cuộc sống bình thường, có chồng, có con, và lúc này tôi có thể thực hiện được ước mơ ấy. Thế nhưng cuộc sống bình thường ấy chỉ được cái vẻ bề ngoài thôi, còn thực chất nó không bình thường và gớm ghiếc. Tôi lí nhí nói: - Sao lại thế, anh? Chúng mình gần như chẳng biết gì về nhau cả, anh mới gặp em có mỗi một lần. Gã ngồi xuống bên tôi, ôm ngang lưng tôi rồi bảo: - Em biết rõ anh hơn ai hết, biết tất cả về anh. Tôi nghĩ chắc gã xúc động, vì muốn thổ lộ mối tình của mình với tôi và chờ tôi đáp lại. Nhưng tôi có thể, ấy là tôi cảm giác thế thôi, vì cứ nhìn vào cái vẻ bề ngoài mà xét đoán thì gã không hề để lộ một tình cảm nào cả. - Em không biết một tý gì về anh cả - Tôi khẽ nói – em chỉ biết anh đã giết người. Gã nói tiếp tựa hồ như đang trò chuyện một mình: - Anh chán ngấy cái cảnh độc thân... khi sống một mình, sớm muộn gì người ta cũng sẽ giở trò ngu xuẩn. Sau một hồi im lặng, tôi bèn nói: - Em không thể trả lời anh dứt khoát được trong lúc này... anh để cho em có thời gian suy nghĩ đã. Tôi ngạc nhiên khi thấy gã chấp nhận và lí nhí nói: - Em cứ suy nghĩ đi, cứ suy nghĩ đi... đối với anh không cấp bách đâu. Rồi gã đứng dậy và tiếp tục cởi áo quần. Tôi đặc biệt sửng sốt trước những lời của gã: “Chúng mình xứng đôi vừa lứa”, và tôi cứ suy nghĩ có khi gã nói đúng. Bây giờ tôi có thể lấy ai được nữa ngoài những người đại loại như Sonzogno? Giữa tôi và gã đã có những sợi dây ảm đạm và khủng khiếp ràng buộc nhau mà tôi cảm thấy rõ, gần như bằng thể xác sự tồn tại của chúng. Tôi bắt chộp được mình, nên đau khổ lắc đầu, khẽ thì thầm “Bỏ chạy, bỏ chạy”. Tôi nói giọng sang sảng, do nước miếng ứa ra đầy mồm: - Đến Milan... thế anh cho rằng người ta sẽ không tìm được anh à? - Thì anh cũng định bảo vậy... họ thậm chí không nghi ngờ về sự có mặt của anh đâu. Bỗng sự nhu nhược trong tôi đã tan biến, tôi thấy mình khỏe khoắn, lòng đầy quyết tâm. Tôi đứng dậy, cởi áo khoác ngoài và treo lên mắc áo, sau đó, theo thói quen, tôi chốt chặt cửa lại, và từ từ tiến đến bên cửa sổ hạ rèm xuống. Rồi tôi đứng lại trước gương, bắt đầu từ từ cởi cúc áo, nhưng ngay sau đấy liền dừng tay và quay lại nhìn Sonzogno. Gã ngồi xuống mép giường và cúi xuống cởi giày cao cổ ra. Tôi cố lấy giọng tự nhiên nói: - Anh chờ em một phút nhé... có một người sẽ tới chỗ em, em ra bảo mẹ không để cho anh ta vào. Gã chẳng nói gì, với lại tôi chẳng để cho gã nói gì cả. Tôi bước ra khỏi phòng và đóng cửa lại, rồi đến gặp mẹ ở phòng may. Mẹ ngồi bên may may bên cửa sổ. Dạo này mẹ lại làm việc để giết thời gian. Tôi vội thì thầm: - Sáng mai mẹ gọi điện cho Gisella hay Gielinda, con sẽ có mặt tại đấy... Gielinda có phòng cho thuê ở trung tâm thành phố, đôi lúc tôi đã đưa khách của mình đến đấy và mẹ có quen biết. - Tại sao vậy? - Con bỏ đi đây – Tôi nói tiếp – khi cái người hiện nay trong phòng con hỏi mẹ về con thì mẹ cứ bảo là chẳng biết gì hết. Mẹ há hốc mồm nhìn tôi, còn tôi lấy từ trên móc xuống chiếc áo vét lông từ lâu tôi đã không mặc tới. - Cái chính mẹ đừng bảo con đi đâu – Tôi nói tiếp, nếu không gã sẽ choảng con một trận ra trò. - Nhưng... - Tiền để ở chỗ mọi khi ấy... con xin mẹ im lặng và sáng mai gọi điện cho con. Tôi vội rón rén bước ra hành lang và đi xuống thang. Ra đến ngoài phố, tôi chạy như bay. Tôi biết rằng giờ này Mino đang ăn tối ở nhà, tôi rất muốn gặp anh trước khi anh cùng bè bạn mình đi đâu đó. Chạy qua quảng trường tôi gọi taxi và bảo chở mình đến chỗ Mino. Khi xe chạy lao qua giữa các đường phố, tôi chợt nhận ra rằng mình bỏ trốn hoàn toàn không phải vì Sonzogno mà vì chính bản thân mình, tôi mang máng cảm thấy mình bị quyến rũ trước sức lực và tính tàn bạo của gã. Tôi nhớ lại tiếng kẻu thất thanh vì hãi hùng và khoái cảm mà tôi đã thốt lên khi lần duy nhất nắm trong vòng tay Sonzogno và nhận thấy rằng từ ngày ấy, gã mãi mãi bắt tôi phải quy phục theo ý gã, điều mà không một người đàn ông nào, kể cả Mino, làm nổi. Đúng, tôi không thể không tán thành là chúng tôi xứng đôi, nhưng tôi như người đứng bên bờ vực thẳm, thấy đầu óc quay cuồng, mắt tôi sầm lại như bị miệng vực sâu thẳm vẫy gọi. Tôi lên thang hai bậc một và thở hổn hển gọi bà người hầu già xem Mino có nhà không. Bà ta bối rối nhìn tôi, không nói một lời nào và chạy vào nhà bỏ tôi đứng một mình ngoài cửa. Nghĩ rằng bà ta chạy đi báo Mino, tôi bước vào phòng khách và khép cửa lại. Đúng lúc ấy, tôi nghe có tiếng sột soạt đằng sau màn ngăn cửa phòng khách với hành lang. Rồi màn cửa vén lên, bà góa Medolaghi ló ra hành lang. Từ khi tôi gặp bà lần đầu tiên và là lần duy nhất, tôi quên mất bà ta rồi. Bóng hình đen sừng sững, bộ mặt nhợt nhạt như của tử thần có cặp mắt đen đã hóa thành một vệt sẫm tối gợi cho ta nhớ tới nửa chiếc mặt nạ của vũ hội hóa trang, vào giây phút đó, không hiểu sao tôi hãi hùng như thấy một bóng ma hiện lên trước mắt tôi. Bà ta dừng lại và từ xa đã cất tiếng hỏi: - Chị cần gặp signor Diodatti à? - Vâng ạ. - Anh ấy bị bắt rồi. Tôi rõ là đã có chuyện gì, song không hiểu sao lại nghĩ rằng vụ bắt giam Mino có liên quan đến tội ác của Sonzogno nên khẽ bảo: - Bị bắt... nhưng anh ấy có liên quan gì trong việc này? - Tôi không biết gì hết – Bà ta nói – Tôi chỉ biết mỗi việc người ta đén khám và bắt anh ấy. Qua giọng nói khó chịu của bà ta, tôi nhận thấy bà ta chẳng muốn nói gì thêm nữa, song không kìm được tôi gặng hỏi: - Về tội gì ạ? - Signorina này, tôi đã bảo tôi chẳng biết gì hết cả. - Anh ấy bị giải đi đâu? - Tôi không biết. - Xin bà cho biết anh ấy có dặn gì không ạ? Lần này bà ta không hé răng đáp nửa lời và vùng vằng quay ngoắt lại vẻ khinh bỉ và kênh kiệu gọi to: - Dimiora! Bà người hầu chạy lại, mắt hốt hoảng. Bà chủ nhà chỉ tay ra cửa, vừa vén màn cửa để chuẩn bị bước ra, vừa bảo: - Đưa signorina ra! Và màn cửa hạ xuống. Mãi khi ra đến ngoài phố, cuối cùng tôi nhận ra rằng việc Mino bị bắt và tội ác của Sonzogno chẳng có liên quan gì với nhau cả. Do bối rối nên tôi đã lẫn lộn thế thôi. Những tai họa khủng khiếp dội xuống tôi cách biểu hiện tính hào phóng của số phận đã ban phát cho tôi một lúc bao tặng phẩm bất hạnh của mình, tựa như mùa thu đem tới cho ta bao trái quả hết sức khác nhau. Chẳng phải vô cớ người ta đã bảo: họa vô đơn chí, và tôi cảm thấy rõ điều đó qua trái tim hơn là qua trí não khi bước trên đường phố đầu cúi gằm, vai gập xuống dưới sức nặng của những tai họa đã dáng xuống tôi. Tất nhiên, việc đầu tiên tôi quyết định là cầu cứu Astarita. Tôi còn nhớ số điện thoại chỗ làm việc của anh ta. Tôi vào tiệm cà phê đầu tiên bắt gặp để gọi điện. Tôi không thấy ai gọi và lảng vảng bên máy. Tôi quay số máy của Astarita liên tục mấy lần liền, cuối cùng nhận ra rằng anh ta không có mặt ở phòng làm việc. Chắc anh ta đi ăn tối và phải khuya mới quay về. Tôi biết điều đó, nhưng, trong trường hợp như thế này không hiểu sao cứ nghĩ lần này là ngoại lệ và tôi sẽ gọi điện được cho anh ta ở bộ. Tôi đưa mắt nhìn đồng hồ. Tám giờ, Astarita về trước chín giờ. Tôi đứng ở góc phố, ngó chiếc cầu cong, khách bộ hành ủ rũ và vội vã kẻ đi một mình, người đi thành từng tốp nườm nượp kéo qua cầu, họ vượt qua tôi như những chiếc lá khô bị một cơn giông vô tận kéo theo. Nhà bên dãy phố tôi đang đứng xếp thành một hàng thẳng tắp, qua các ô cửa sổ sáng ánh đèn và con người sống, đi đi lại lại sau các ô cửa sổ ấy, tôi thấy trong lòng phảng phất một nỗi niềm thanh thản. Tôi nghĩ mình đang ở gần Sở Cảnh sát trung tâm - hẳn Mino đang bị giam giữ ở đây – và quyết định tới đó hỏi thăm tin tức về anh, tuy biết rằng có hỏi cũng bằng thừa. Tôi biết người ta sẽ không cho hay biết một điều gì hết, song chẳng vì vậy mà tôi ngã lòng, tôi muốn làm được một điều gì đó cho Mino. Tôi rảo cẳng bước theo con đường ngắn nhất để tới sở, tôi đi sát bên các ngôi nhà, đến sở, tôi leo lên cầu thang. Tại phòng trực ban, một cảnh sát ngồi ngửa trên ghế và đang đọc báo, chân gác lên chiếc ghế khác, còn mũ vất trên bàn. Anh ta hỏi tôi đi đâu, tôi liền đáp: - Tới bộ phận cảnh sát dành cho người nước ngoài. Đây là một ban cảnh sát mà có lần do tình cờ, tôi đã được Astarita nêu tên. Tôi không biết đường và đoán mò leo lên chiếc cầu thang nhớp nhúa và tối mù. Chốc chốc tôi lại chạm chán với nhân viên phục vụ hoặc cảnh sát đang ôm giấy tờ lên hay xuống cầu thang. Tôi cúi gằm mặt và đi nép sát vào bên tường. Tầng nào cũng thấy người tới lui dọc theo các dãy hành lang bẩn thỉu, tối om om, đèn sáng tù mù và hai bên hành lang rặt những phòng là phòng, nhiều vô kể. Sở cảnh sát giống như một tổ ong, nhưng ong ở đây không đậu lên hoa và lên mật của chúng, mà lần đầu tiên tôi được nếm mùi, thì thật cay đắng, có vị mốc và sắc đen. Đến tầng ba, tôi hoàn toàn thất vọng, tôi hú họa rẽ vào một nhánh hành lang. Chẳng ai buồn để ý đến tôi, chẳng ai nhìn tôi. Dọc theo hành lang có một dãy cửa mở toang, cạnh cửa thấy có những người mặc quần áo cảnh sát ngồi trên ghế đệm bằng rơm hút thuốc lá và tán chuyện gẫu. Phòng nào cũng như phòng nào, kể cả tủ đựng giầy tờ chật cứng, một nhân viên cảnh sát ngồi viết gì đó trên bàn. Hành lang không thẳng mà rẽ sang một bên, do đó tôi liền bị lạc ngay và chẳng còn xác định được xem vị trí của mình đang ở đâu nữa. Chốc chốc tôi lại bước lên hay xuống hai, ba bậc thang, đôi lúc hành lang này lại cắt ngang những hành lang khác, cũng có những dãy cửa sổ mở toang ra và những viên cảnh sát ngồi bên trong dưới ánh đèn tù mù. Tôi rất bối rối và định quay trở ra hành lang tôi đã đi qua. Một nhân viên chạy giấy đi ngang qua chỗ tôi, tôi liền cất tiếng hỏi: - Chỗ ông phó sở cảnh sát ở đâu, anh? Anh ta lẳng lặng giơ tay chỉ một lối đi tối om nằm giữa hai chiếc cửa. Tôi bước theo hướng anh ta chỉ, xuống 4 bậc thang và rơi ngay vào một hành lang hẹp, thấp lè tè. Đúng vào lúc cái hành lang hẹp này – na ná một chiếc ống cao su - ngoặt rẽ thì một cánh cửa mở toang và hai người bước ra. Người cảnh sát cầm tay một ai đó và tôi bỗng cảm thấy đó là Mino. - Mino – Tôi kêu lên và lao tới đó. Nhưng tôi không đuổi kịp được họ vì có người túm lấy vai tôi. Đấy là một nhân viên cảnh sát trẻ, có bộ mặt ngăm ngăm gầy guộc đội mũ lệch trên bộ tóc đen dày rậm. - Chị cần gì? Chị tìm ai? – Anh ta hỏi. Nghe tiếng kêu của tôi, hai người đi phía trước ngoảnh lại và tôi biết rằng mình nhầm lẫn. Tôi hổn hển đáp: - Một người bạn của tôi bị bắt... tôi muốn biết rõ xem liệu anh ấy có bị giải tới đây không. - Tên anh ta là gì? – Người cảnh sát làm bộ quan trọng, tay anh ta vẫn đặt trên vai tôi. - Giacomo Diodatti. - Làm gì? - Sinh viên ạ. - Bị bắt bao giờ? Tôi chợt hiểu rằng anh ta hỏi vậy chẳng qua muốn hỏi thế thôi chứ bản thân không hay biết chút gì hết. Tôi nổi sung liền thốt lên: - Giá anh cho tôi biết liệu anh ấy đang ở đâu còn hơn là cứ hỏi như vậy. Ngoài hành lang có mỗi mình hai chúng tôi, anh ta đưa mắt ngó quanh, rồi tiến sát đến bên người tôi, khẽ suồng sã bảo: - Bọn này sẽ chăm lo tới anh chàng sinh viên... còn bây giờ cô em hôn anh cái nào. - Buông tôi ra... như vậy là tôi đã mất thời gian vô ích với anh – Tôi giận dữ kêu lên và xô anh ta ra, rồi vùng chạy trở ngược lại. Tôi thấy một cánh cửa mở và một căn phòng rộng hơn những căn phòng trước, một người đàn ông trạc tuổi trung niên ngồi sau chiếc bàn làm việc kê lùi sâu ở trong phòng. Tôi bước tới và tuôn ra một hơi: - Tôi muốn được biết anh sinh viên Diodatti bị giải đi đâu... anh ấy bị bắt vào quãng trưa nay. Người đàn ông ngừng đọc tờ báo nằm trên bàn và ngạc nhiên nhìn tôi: - Chị muốn biết... - Vâng, anh sinh viên Diodatti bị bắt lúc quá trưa nay bị giải đi đâu ạ? - Nhưng chị là ai? Ai cho phép chị vào đây hả? - Cái đó không quan trọng... ông làm ơn chỉ cho tôi biết hiện nay anh ấy đang ở đâu thôi. - Nhưng chị là ai? – Ông ta đấm xuống bàn và rít răng hỏi – Ai cho phép chị, hả? Với lại chị có biết mình đang ở đâu không? Tôi chợt nhận ra rằng mình chẳng thể gặng hỏi được gì, mong sao tôi không bị bắt giam trước khi trao đổi với Astarita, vì nếu vậy Mino sẽ phải ngồi tù. Tôi vừa đi giật lùi vừa lắp bắp: - Xin lỗi... tôi bị nhầm lẫn. Nghe vậy viên cảnh sát thực sự nổi giận, nhưng tôi đã ra tới sát cửa. - Ra vào phải chào theo kiểu phat xít – Ông ta gào lên và chỉ tấm biển nhỏ treo trên đầu ông. Tôi gật đầu tỏ vẻ tán thành những gì ông ta nói Việc tôi xộc vào tòa nhà cảnh sát đem lại kết quả duy nhất là dẫu sao tôi cũng giết được thời gian. Tôi nhẩm tính nếu không rảo cẳng thì tôi sẽ đi tới bộ mất độ bốn mươi nhăm phút, có khi một tiếng ấy. Sau đó tôi ngồi trong một quán cà phê nào gần đấy, rồi khoảng hai mươi phút sau tôi gọi điện cho Astarita, lúc đó có lẽ tôi sẽ chộp được anh ta. Lang thang trên đường phố tôi chợt nảy ra ý nghĩ Astarita cho bắt Mino để trả thù. Anh ta giữ một cương vị quan trọng bên cảnh sát an ninh chính tri là nơi hiện đang giam giữ Mino. Tất nhiên lâu nay họ vẫn theo dõi Mino và biết rõ quan hệ giữa tôi và anh. Chắc như đinh đóng cột là vụ này đã rơi vào tay Astarita và do ghen tuông anh ta ra lệnh bắt Mino. Nghĩ vậy tôi căm giận Astarita. Tôi biết dù sao anh ta vẫn yêu tôi say đắm và quyết định bắt Mino, anh ta phải trả bằng cái giá đắt cho hành vi thấp hèn của mình, nếu một khi mối nghi ngờ của tôi được khẳng định. Ngay lúc ấy tôi lại lo ngại nghĩ rằng chắc không phải đến như vậy và tôi buộc phải quẳng bỏ cái thế yếu ớt của mình trong cuộc đấu tranh chống một đối phương thiếu cá tính chưa từng thấy - phải nói là một cái máy tinh vi thì đúng hơn là một sinh vật yếu đuối hết chỗ nói. Tới bộ, tôi không theo kế hoạch vạch ra lúc ban đầu nữa, nghĩa là ngồi chờ đợi một lát ở tiệm cà phê, mà gọi điện luôn cho Astarita. Lần này, ngay hồi chuông đầu tiên tôi đã thấy Astarita đáp trong ống nghe. Tôi liền nói một lèo: - Em, Adriana đây. Em cần gặp anh. - Ngay bây giờ à? - Không thể trì hoãn được... về một việc rất gấp... em đang ở ngay bên bộ, anh ạ. Anh ta suy nghĩ một lát rồi bảo tôi có thể gặp anh ta. Lần thứ hai trong đời, tôi leo lên các bậc thang của bộ, nhưng lần này tôi bước mà lòng nổi lên một tình cảm hoàn toàn khác. Lần trước do Astarita tố giác tôi, sợ anh ta phá vỡ đám cưới của tôi với Gino, lúc đó tôi cảm thấy – như một người thấp cổ bé họng khi tiếp xúc với cảnh sát - rằng một mối nguy cơ không rõ ràng nào đó đang treo lơ lửng trên đầu tôi. Hồi ấy chân tôi bước đi mà lòng tan nát và run rẩy. Còn bây giờ tôi tới đây với một tâm trạng tấn công, với ý định giành việc tố giác Astarita về phần mình. Tôi quyết định sử dụng mọi thủ đoạn cốt sao giải thoát được Mino. Tôi sở dĩ có thái độ công kích như vậy không chỉ vì tôi yêu Mino mà còn do tôi khinh bỉ Astarita, khinh bỉ cái bộ của anh ta, khinh rẻ chính trị của Mino và cả bản thân anh nữa. Tôi chẳng hiểu gì về chính trị cả, và hẳn vì vậy tôi cho rằng, so với mối tình tôi yêu Mino thì chính trị là một thứ vô lý và không cần thiết. Tôi nhớ lại Astarita mỗi lần trông thấy hoặc chỉ nghe tiếng tôi nói liền bắt đầu bị cà lăm cà lắp và ê a ngay, và tôi hài lòng có lẽ đứng trước cấp trên của mình, dù có là Mussolini đi chăng nữa thì có lẽ anh ta cũng không bối rối đến vậy. Nghĩ vậy nên khi đi giữa hành lang rộng thênh thang của bộ, tôi khinh khỉnh nhìn các nhân viên bắt gặp lúc đi ngang qua. Tôi cứ những muốn giật những chiếc cặp giấy màu đỏ mà màu xanh lá cây họ cắp dưới nách rồi hất tung cho các giấy tờ, quy định đủ mọi loại bị cấm và các bản án vô tội bay tứ tung. Viên quan chức ngồi ở phòng khách tiến đên bên tôi, tôi liền lên giọng hách dịch bảo: - Tôi cần trao đổi với tiến sĩ Astarita... nhanh nhanh lên... tôi đã được hẹn gặp... tôi không thể nào chờ đợi được lâu đâu. Viên quan chức trố mắt nhìn tôi, song không dám cự lại và chạy đi báo là tôi đã tới. Thấy tôi, Astarita liền đứng dậy tiến lại gần hôn tay tôi rồi dẫn tôi đến bên chiếc đi-văng kê ở đầu phòng đằng kia. Anh ta đón tiếp tôi hệt như lần trước và tôi nghĩ rằng anh ta đã xử sự như vậy với tất cả những phụ nữ bước vào phòng làm việc của mình. Tôi cố nén cơn giận dữ đã dâng trào trong lòng, bèn lên tiếng: - Nếu anh đã ra lệnh bắt giam Mino thì cứ liệu hồn đấy... bây giờ anh thả ấy ra ngay... bằng không, anh nên nhớ đây là lần cuối cùng anh gặp em. Thấy mặt anh ta đờ ra vẻ ngạc nhiên và sửng sốt, tôi nhận ra anh ta hoàn toàn chẳng hiểu tôi đang nói tới chuyện gì. - Gượm nào... quỷ tha ma bắt, Mino nào? – Anh ta làu bàu. - Em cứ ngỡ anh biết anh ấy – Tôi đáp. Và tôi vắn tắt kể anh ta nghe chuyện tình giữa tôi và Mino rồi nói tiếp rằng quá trưa hôm nay Mino đã bị bắt tại nhà mình. Khi tôi bảo Astarita rằng tôi yêu Mino thì mặt anh ta liền biến sắc nhưng tôi cho rằng nên nói sự thật không chỉ vì sợ là nếu nói dối sẽ làm hại Mino, mà còn vì tôi có nguyện vọng hết sức tha thiết là muốn lớn tiếng nói với cả thế giới biết mối tình của tôi. Khi biết rõ Astarita không có liên quan gì đến vụ bắt giữ Mino, tôi thấy nguôi nguôi và lại thấy mình không có khả năng tự vệ và yếu đuối. Tôi mở đầu câu chuyện của tôi bằng một giọng đầy kích động nhưng lại kết thúc một cách gần như đáng thương. Nước mắt tôi dâng trào khi chua xót nói: - Hơn nữa em chẳng rõ họ sẽ làm gì anh ấy... nghe đâu người ta đánh tù nhân. Astarita ngắt lời tôi: - Em yên tâm... nếu là công nhân cơ... còn sinh viên thì chẳng đáng ngại. - Nhưng em không muốn... em không muốn anh ấy bị ngồi tù! – Tôi thổn thức kêu lên. Hai chúng tôi im lặng hồi lâu. Tôi cố trấn tĩnh lại, còn Astarita ngồi nhìn tôi. Đây là lần đầu tiên anh ta xem ra không có ý định thực hiện lời đề nghị của tôi. Anh ta không muốn giúp tôi chủ yếu vì biết tôi yêu một người khác. Do đó tôi cầm tay anh ta, nói tiếp: - Nếu anh thả anh ta ra... em sẽ hứa thực hiện mọi điều anh muốn – Anh ta đưa mắt nhìn tôi vẻ không tin, còn tôi, sau khi đã cố gắng gượng liền nhoài người và dằn môi bảo: - Nào... anh chịu thực hiện lời đề nghị của em chứ? Anh ta nhìn bộ mặt ướt đẫm nước mắt của tôi và do dự, chắc anh ta muốn hôn tôi, song anh ta hiểu tính chất đê tiện của cái hôn đó, một cái hôn hoàn toàn vì vụ lợi. Anh ta đẩy tôi ra, đứng bật dậy và bảo tôi ngồi đợi rồi bước ra ngoài. Bây giờ tôi tin rằng Astarita đã ra lệnh thả Mino. Do mù mờ về những vấn đề tương tự tôi cứ ngỡ lúc này anh ta đang gọi điện thoại và lên giọng bực bội ra lệnh cho viên cảnh sát cấp dưới thả ngay anh chàng sinh viên Gicomo Diodatti. Tôi sốt ruột đếm từng phút một và khi thấy Astarita bước vào, liền đứng bật dậy định cảm ơn anh ta và vội vàng quay ra để gặp Mino. Nhưng qua nét mặt nhăn nhó của Astarita, tôi thấy anh ta đang thất vọng và tức giận điên người. - Em bảo bị bắt à? – Anh ta xẵng giọng hỏi tôi – Diodatti đã nổ súng bắn vào cảnh sảt rồi bỏ trốn... một cảnh sát bị thương gần chết hiện đang nằm ở bệnh viện... bây giờ nếu hắn mà bị bắt... - chắc chắn hắn sẽ bị tóm cổ thôi – anh sẽ chẳng giúp gì được hắn. Tôi sững người vì kinh ngạc. Chính tay tôi tháo đạn ở khẩu súng lục của Mino ra rồi, thế ra anh lại mới nạp lại đạn. Nhưng tôi lại thấy một niềm vui cực kỳ lớn trào dâng trong lòng, và tôi biết niềm vui này do những tình cảm rất khác nhau gây nên. Tôi vui vì biết Mino vẫn chưa bị bắt, vì nghe tin anh đã bắn chết một cảnh sát, điều mà trong thâm tâm tôi không tin anh có thể làm được như vậy và khái niệm của tôi về tính cách của Mino đã thay đổi tận gốc rễ. Tôi lấy làm lạ là hành vi tuyệt vọng của Mino đã làm cho tôi tràn đầy một nỗi niềm vui sướng và hăng say nhiệt huyết, tuy trước đây tôi cảm thấy rất xa lạ với mọi hình thức bạo lực. Một dạo, khi thầm phác họa bức tranh tội ác của Sonzogno, tôi thấy một nối niềm vui sướng không kìm nén được tương tự như vậy, nhưng lần này hòa chan vào nỗi niềm vui sướng còn có một phần nào sự biện hộ về mặt tinh thần. Sau đó tôi nghĩ rằng mình sẽ đi tìm gấp Mino và rồi cùng nhau chạy trốn, có thể là bỏ ra nước ngoài, tôi nghe nói những nhà hoạt động chính trị lưu vong tìm được chốn nương thân ở nước ngoài và lòng tôi tràn ngập một niềm hy vọng. Tôi còn nghĩ rằng có lẽ cuộc sống mới đã thực sự đến với tôi và để thực hiện sự đổi mới này, tôi phải chịu ơn sự dũng cảm của Mino – người tôi đã hàm ơn và càng yêu thương mãnh liệt hơn. Trong lúc đó, Astarita xúc động đi đi lại lại khắp phòng, đôi lúc anh ta dừng lại bên bàn và đặt một tờ giấy gì đấy từ chỗ này sang chỗ kia. Tôi lấy giọng bình tĩnh nói: - Có lẽ khi người ta bắt anh ấy, anh ấy đã thu hết can đảm, giương súng bắn rồi bỏ chạy. Astarita dừng lại, mắt nhìn tôi cau có đầy vẻ tức tối. - Em mãn nguyện, đúng không nào? - Giết viên cảnh sát là anh ấy làm đúng đấy – Tôi thẳng thắn tuyên bố - vì người đó muốn tống anh ấy vào tù... nếu anh ở địa vị anh ấy anh hẳn cũng xử sự hệt vậy. Anh ta gay gắt đáp: - Anh không hoạt động chính trị... người cảnh sát đó chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình... anh ta có vợ và các con. - Một khi anh ấy hoạt động chính trị - Tôi đáp – thì hẳn anh ấy có những lý do của mình... còn người cảnh sát phải hiểu rõ rằng con người có thể làm mọi chuyện để miễn phải đi đày vào chốn khổ sai... nghĩa là bản thân người cảnh sát có lỗi. Tôi bình tĩnh vì tôi dường như thấy Mino đang tự do đi lại trên các đường phố và tôi khoan khoái nghĩ tới giây phút khi anh gọi tôi tới nơi ẩn nấp và tôi lại được gặp anh. Xem ra sự bình tĩnh của tôi đã làm Astarita nổi giận. - Nhưng bọn này sẽ tìm ra hắn – Anh ta bỗng gào lên – em tưởng rằng bọn này không tìm ra được hắn hả? - Em không biết nữa, em chỉ vui mừng là anh ấy đã trốn thoát, có vậy thôi. - Bọn này sẽ tìm ra được hắn, lúc đó, cứ tin anh rằng hắn chẳng chạy thoát được một cách dễ dàng như vậy đâu. Im lặng trong giây phút, rồi tôi bèn hỏi: - Anh có biết tại sao anh nổi xung không? - Anh chẳng hề nổi xung. - Vì nếu anh ấy bị bắt, anh sẽ có một cử chỉ khoan dung là ban ơn cho em và anh ấy... nhưng anh ấy đã trốn thoát... vì vậy anh nổi cáu. Anh ta tức giận nhún vai. Chuông điện thoại reo vang và Astarita thấy người nhẹ nhõm chộp luôn ống nghe tựa như người sẵn sàng lợi dụng mọi duyên cớ chỉ để bứt ra khỏi một cuộc trao đổi khó chịu. Mới thoạt nghe mấy câu, tôi thấy bộ mặt rạng rỡ và ủ ê của anh ta bỗng rạng rỡ như một tia nắng tình cờ chợt rọi sáng khắp nơi trong một ngày trời xấu. Sự thay đổi này, bản thân tôi cũng không rõ tại sao, là một dấu hiệu không tốt đối với tôi. Cuộc trao đổi qua điện thoại kéo dài khá lâu, nhưng Astarita chỉ trả lời “đúng” với “không”, nên tôi chẳng hiểu câu chuyện ra sao nữa. - Rất tiếc – Anh ta đặt ống nghe xuống và bảo – là thông báo đầu tiên về việc bắt anh sinh viên ấy không chính xác... để đảm bảo ăn chắc, cảnh sát đã phái người tới nhà hắn và nhà em... họ cho rằng làm vậy chắc chắn sẽ tóm được hắn... và quả thực hắn đã bị bắt tại nhà bà góa nơi hắn trọ... còn ở nhà em, cảnh sát bắt gặp một tên tóc bạch kim nói giọng miền nam, khi thấy cảnh sát không chịu trình giầy tờ và nổ súng bắn rồi chuồn mất. Thoạt đầu người ta nghĩ đó là tên sinh viên nọ... nhưng chắc đó là cái tên mà bên tư pháp sẽ phải giải quyết với hắn. Tôi thấy sắp bị ngất xỉu. Như vậy Mino đã bị bắt giam, hơn nữa bây giờ Sonzogno tin chắc rằng tôi đã tố cáo gã. Ai ở cương vị của gã cũng sẽ đều nghĩ như vậy: tôi bỏ trốn khỏi nhà, sau đó cảnh sát ập vào. Mino ở trong tù, còn Sonzogno đang lùng kiếm tôi để trả thù. Tôi bị điếng người tới mức chỉ còn biết lẩm bẩm: “Mình thật bất hạnh biết bao!” Sau đó tôi tiến về lối ra vào, chắc hẳn trông tôi nhợt nhạt và tái mét, vì cái vẻ hài lòng và trịnh trọng vụt biến mất trên mặt của Astarita, anh ta đến bên tôi và lo ngại bảo: - Em ngồi xuống đây... ta trao đổi với nhau một chút... mọi chuyện còn sửa được mà. Tôi ngồi im lắc đầu và nắm lấy tay nắm đấm cửa. Astarita giữ tôi lại và khẽ bảo: - Em này... anh hứa mọi điều anh có thể làm được... anh sẽ hỏi cung anh ta... sau đó nếu phát hiện không có gì quan trọng, anh sẽ ra lệnh thả anh ta ra, càng sớm càng tốt. được không? - Được ạ - Tôi thều thào đáp, rồi cố thu hết sức, nói thêm: - Dù thế nào đi nữa, em cũng sẽ hết sức biết ơn anh. Bây giờ tôi tin chắc Astarita sẽ xử sự đúng như anh ta đã nói và nếu chuyện này nằm trong quyền hạn của anh ta, anh ta sẽ thả Mino, bây giờ tôi có một ý muốn duy nhất là rời khỏi cái bộ đáng sợ này, nhưng anh ta nói với giọng tỉ mỉ theo kiểu cảnh sát: - Nhân tiện... nếu em thấy sợ con người bị bắt gặp ở nhà em... thì cứ việc nêu tên hắn ta ra... Như vậy sẽ tạo điều kiện dễ dàng để truy lùng hắn. - Em không biết tên hắn – Tôi đáp và tiến về phía lối ra vào. - Dù sao đi nữa – Anh ta nói tiếp – anh khuyên em nên tới gặp cảnh sát và kể lại những gì em đã biết... họ sẽ bảo em khi nào họ cần gặp em, họ sẽ gọi em rồi họ để em đi thôi... nếu em không tới đó thì sẽ càng không hay cho em. Tôi đáp lại rằng sẽ nghe theo lời khuyên đó, rồi chào chia tay Astarita. Astarita không khép cửa lại mà dừng lại nơi ngưỡng cửa nhìn theo tôi khi tôi đi ngang qua phòng khách.