(tt)

Dịch giả: Lê thị Duyên
Cuộc đổ bộ

    
hoạt tiên ngày J của cuộc đổ bộ kép này được ấn định là 1 tháng 8 năm 1942, nhưng vì Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến chỉ mới đến Wellington có mười lăm ngày và vì phải dự liệu hai cuộc hành quân bằng xe lội nước, nên Ghormley quyết định dời lại đến ngày 7 tháng 8.
Ngay cả với sự trì hoãn này, hạn kỳ cũng quá ngắn. Mệnh lệnh giữ bí mật tuyệt đối đã được ban hành và tại Wellington không ai có lấy được một ý niệm cỏn con nào về điểm đến của Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến cũng như của xe lội nước đang được chất đống trong kho. Lý do được đưa ra là một cuộc thực tập đổ bộ lớn lao sẽ được tổ chức tại đảo Koro trong quần đảo Fiji.
Công việc đưa người và chiến cụ xuống tàu tại Wellington bắt đầu trong một không khí căng thẳng. Mùa đông đã đến. Mưa lạnh rơi tầm tã. Các phu bến tàu khuân vác các kiện hàng liên miên từ mộtt háng qua, nay từ chối không làm việc nữa. Chỉ huy trưởng căn cứ hải quân Mỹ không có một thẩm quyền nào đối với các công nhân có chân trong các nghiệp đoàn này, phải kêu gọi Thủy quân lục chiến đến thay thế họ. Hoặc vì bực dọc hoặc vì vụng về, chiến cụ không được chăm sóc nhẹ nhàng cần thiết. Những chiến binh ưu tú ấy không hề có một xu hướng nào đối với nghề khuân vác. Lập tức người ta thấy Coca Cola và thuốc lá từ các kiện hàng bằng giấy cactong, đổ tung tóe thành sông trên bến tàu. Tin rằng họ sẽ tham dự một cuộc thực tập, Thủy quân lục chiến sẽ đi đến đấy một cách cương quyết... Còn lâu, những người đáng thương ấy, mới nghi ngờ rằng trong vài tuần lễ nữa, kỷ niệm về cái kho tàng bị phung phí dễ dàng này sẽ ám ảnh họ qua những đêm không ngủ.
Nhờ sự khuyến khích vui vẻ, hoặc trừng phạt, công cuộc chất hàng lên tàu hoàn tất dưới cơn mưa như thác, và các phu bến tàu bất đắc dĩ phải dồn đống vào giữa sân tàu trong bộ quân phục vĩnh viễn ướt nhẹp. Đoàn công voa mười ba hải vận hạm đặt dưới quyền chỉ huy của Đề đốc Turner, mà hiệu kỳ được kéo lên chiến hạm chỉ huy, chiếc Mac-Cawley, nhổ neo rời Wellington ngày 31 tháng 7.
Cái cớ của một cuộc thực tập không phải hoàn toàn láo. Thiếu tướng Vandegrift, Tư lệnh Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến, quả đã có khẩn cầu được chấp thuận cho ít ra cũng là một cuộc tổng dượt.
Cuộc đổ bộ lên Koro còn lâu mới được coi như thành công. Tuy vậy nó giúp sửa chữa các lầm lỗi, chỉnh đốn lại hàng ngũ binh sĩ và nhất là để cho các tướng lĩnh tiếp xúc nhau, những người sẽ chịu trách nhiệm về cuộc phiêu lưu vĩ đại mà chưa bao giờ có cơ hội gặp gỡ bàn luận với nhau.
Chính Đô đốc Fletcher, vẫn luôn luôn có mặt trên mẫu hạm Enterprise, là người chỉ huy toàn bộ cuộc hành quân. Lực lượng đặc nhiệm của ông được các mẫu hạm Saratoga và Wasp vừa mới từ Đại Tây Dương đến tăng cường. Bao quanh lực lượng mẫu hạm là sáu tuần dương hạm mà trong đó có hai chiếc của Úc. Đô đốc Anh Crutchley do Mac Arthur cho mượn cùng với hai tuần dương hạm Úc, được bổ nhiệm làm phụ tá cho Đô đốc Fletcher. Ngoài ra ông còn có lực lượng đổ bộ baằn xe lội nước đích danh do Đề đốc Turner chỉ huy và Sư đoàn 1 Thủy quân lục chiến do tướng Vandegrift làm Tư lệnh.
Ngày 7 tháng 8, lúc 9 giờ sáng, trong khi Fletcher và các mẫu hạm của ông đảm trách phần vụ che chở trên không, lực lượng đổ bộ chia làm hai toán cùng lúc đổ quân lên Tulagi và Guadalcanal.
Khắp nơi địch quân bị hoàn toàn bất ngờ. Tại Tulagi, 3.500 Thủy quân lục chiến Nhật, phân tán rất mỏng trên đảo, không có thì giờ để tập họp để chống lại 6.500 Thủy quân lục chiến Mỹ. Ẩn vào các ngọn, họ cương quyết chống trả và phải mất 48 giờ quân Mỹ mới lôi họ ra khỏi các hang động trú ẩn được.
Tại Guadalcanal, trái lại, phi trường đang được xây cất chỉ được phòng bởi vài trăm binh sĩ. Vandegrift đổ bộ cùng với 10.500 quân của ông lên phía đông sông Lunga mà không gặp một cuộc tấn chống cự nhỏ nào. Sáng ngày 8 tháng 8, ông điều động binh sĩ trên một mặt trận rộng lớn vượt qua hai con sông ngăn cách ông với mục tiêu, tiêu diệt các chốt phòng thủ trong đó quân Nhật dùng súng tự động bắn ra, và dễ dàng xâm nhập phi trường.
Đến 16 giờ, Thủy quân lục chiến Mỹ chiếm hữu được phi trường. Các công nhân đã biến mất không kịp phá hủy gì cả. Tất cả dụng cụ đều được tìm lại còn nguyên
  • Tự ngôn (tt)
  • Trân Châu Cảng
  • Cuộc tấn công
  • Cuộc điều tra
  • Kế hoạch miền Nam
  • Thiết giáp hạm Prince Of Wales và tuần dương hạm Repulse
  • Cuộc xâm chiếm Phi Luật Tân
  • Một năm với khởi điểm đen tối
  • (tt)
  • Corregidor
  • Ổn định và lật ngược thế cờ
  • Ba mươi giây trên Đông Kinh
  • Đêm canh cùng chiến trận
  • Biển Corail
  • Midway -
  • Guadalcanal
  • Cuộc đổ bộ
  • Anh hùng ca của Thủy quân lục chiến
  • Cuộc phản công
  • Trinh sát viên Coast Watchers
  • Những bước nhảy bọ chét
  • Những bước nhảy ếch
  • Suy tư trên cấp thượng đỉnh
  • Chiến trường trung ương Thái Bình Dương
  • Số phận bị thúc giục
  • ó phép lạ, đã được sửa tạm trong có ba ngày, mang hiệu kỳ của Đô đốc Fletcher, Tư lệnh tối cao, và được hai tuần dương hạm nặng cùng sáu khu trục hạm hộ tống. Fletcher ấn định cùng với Spruance - vẫn ở trên chiếc Hornet - một điểm hẹn cách Midway 200 hải lý về phía Đông bắc, tại đó cả hai lực lượng đặc nhiệm sẽ phải được tiếp tế.
    Các mệnh lệnh của Nimitz cho các Đô đốc rất mềm dẻo và rõ ràng:
    “Bố trí phía Đông bắc Midway và giữ khoảng cách trong giới hạn ngoài tầm hoạt động của thám thính cơ thuộc hạm đội tấn công. Ngay khi các phi cơ thám thính của ta trên các đảo đã định được vị trí hạm đội địch, quí ông hãy ráng tấn công liên tục nhiều đợt để giảm thiểu sức mạnh của nó...
    Hãy áp dụng nguyên tắc rủi ro có tính toán và chỉ phô bày chiến hạm của mình ra trước sự đe dọa của một hải lực mạnh hơn, khi nào quí ông được đảm bảo có thể giáng cho địch các thiệt hại lớn hơn tổn thất phía mình”.
    Spruance đã thêm vào các chỉ thị tổng quát đó một nhật lệnh cho các thủy thủ đoàn:
    “Ta đang chờ đợi một cuộc tấn công xâm chiếm Midway, lực lượng tấn công của địch có thể gồm nhiều chiến hạm đủ loại kể cả bốn hay năm mẫu hạm, nhiều dương vận hạm và các chiến hạm khác. Nếu địch vẫn không biết có sự hiện diện của các lực lượng đặc nhiệm chúng ta, ta có thể đánh thình lình vào hông các mẫu hạm địch, từ phía Đông bắc Midway. Các cuộc hành quân mai hậu sẽ lệ thuộc vào kết quả của những cuộc tấn công này, của các tổn thất do các đơn vị trên đảo Midway gây ra cho địch, và cả các tin tức liên quan đến chuyển động của hạm đội địch. Một kết cục thích đáng sẽ là một phần thưởng lớn lao cho xứ sở chúng ta”.
    Từ ngày 1 tháng 6, các thủy phi cơ thám thính PB-Y từ Midway đã bay tuần thám xa đến 600 hải lý phía tây các đảo. Tất cả các không đoàn đều tập hợp tại các phi đạo của San và Eastern Island-16 oanh tạc cơ đâm bổ của Thủy quân lục chiến, 7 khu trục cơ Wildcat, 18 pháo đài bay B-17 và 4 oanh tạc cơ B-26 của lục quân - sẵn sàng nhào vào các hàng không mẫu hạm địch ngay hiệu lệnh báo động đầu tiên. Nếu gặp cơ may các mẫu hạm Nhật lầm lẫn phái hết cùng một lúc các phi cơ của họ bay đến tấn công Midway, rất có thể bằng cách hy sinh công cuộc phòng thủ các đảo, giáng chọ địch các thiệt hại đủ để họ phải e dè...
    Kế hoạch của Nimitz là như thế. Theo kế hoạch này, trung sĩ Price, đại tá Jimard và đại tá Shannon bị bỏ rơi mặc cho số phận hẩm hiu. Toàn thể đạo quân trú phòng trên đảo Midway đóng vai trò con mồi và cũng như con giòi của ngư phủ, nếu không bị cá ăn, thì cũng bị rỉa cho thủng không ít...
    Tin tức chính thức đầu tiên xác định hải lực Nhật đến gần được báo cho Midway chiều ngày 3 tháng 6. Một chiếc PB-Y có tầm hoạt động xa, lúc quay về vì đã đến giới hạn bán kính hoạt động, đã trông thấy hạm đội đổ bộ. Ngay khi có hiệu lệnh báo động, B-17 và Catalina cất cánh nhiều đợt kế tiếp và lao vào địa. Nhưng vì khoảng cách còn xa cho nên vài quả bom và thủy lôi ném xuống lúc hoàng hôn chẳng mang lại kết quả gì. Chỉ có phi vụ cuối cùng thực hiện ngay trong đêm tối là đánh trúng được một mục tiêu bằng thủy lôi vì một ngọn lửa lớn đã bùng lên soi sáng bầu trời cho đến rạng đông.
    Hôm sau, ngày 4 tháng 6 năm 1942, lúc 5 giờ, một Catalina lại ra hiệu báo động mới. Lần này chính các phi cơ địch bay đến Midway. Nhiều oanh tạc cơ của hải quân Nhật lập đội hình chặt chẽ và được nhiều khu trục cơ hộ tống. Hướng phi cơ địch bay đến dường như cho thấy rằng các hàng không mẫu hạm đã phóng chúng lên đang có mặt phía Tây bắc các đảo, và tất cả phi cơ chiến đấu của Midway cất cánh bay đi tấn công. Than ôi chúng ra đi mà không có hộ tống, bảy khu trục cơ phải ở lại để chờ những kẻ tấn công.
    Hai đoàn phi cơ giao nhau trên không với khoảng cách rất xa, phi đoàn Nhật Bản, thuần nhất và được hộ tống kỹ, phi đoàn Mỹ tạp nhạp và không được hộ tống gì cả.
    Một giờ trôi qua, thời gian mà những binh sĩ phòng vệ các đảo chờ đợi quyết định của số phận thế nào cũng phải xảy đến...
    Đến 6 giờ 30, tiếng cao xạ DCA nổ ran như sấm, tiếp ngay sau đó là tiếng bom chát chúa. Tất cả các kiến trúc của Sand đều đổ sụp xuống trong ửa đỏ. Bầu trời tối sầm vì một lớp khói làm cản trở các khu trục cơ Mỹ theo dõi cuộc chiến đấu.
    Về phía mình, phi đoàn oanh tạc cơ của Thủy quân lục chiến cũng khám phá thấy địch và bắt đầu tấn công vào các mẫu hạm Nhật, nhưng các khu trục cơ đáng sợ Zéro đã đâm vào chúng như những con diều hâu và bắn hạ gần hết.
    Hai giờ sau, vài chiếc hiếm hoi còn sống sót sau cuộc tàn sát, hạ cánh xuống phi trường Eastern Island vừa được hấp tấp sửa sang lại. Chỉ huy trưởng đoàn n hạm khỏi lôi kéo sự chú ý của các trinh sát viên địch.
    Hòn đảo nguyên hỏa diệm sơn Savo là một ổ bánh đường bệ vệ nổi lên ngay giữa Guadalcanal và Tulagi. Dường như tạo hóa đã dựng lên nó một cách rành rẽ để canh chừng, như một trụ điện báo ở bờ biển, sự đi lại trong eo biển phân cách mũi Espérance và quần đảo nhỏ bé kia.
    Hải đội của Crutch chia làm hai nhóm: chiếc Canberra và chiếc Chicago tuần tiễu giữa mũi Espérance và bánh đường; chiếc Vincennes, chiếc Quincy và chiếc Astoria tuần tiễu chậm phía Đông bắc.
    Lúc một giờ sáng, chiếc soái hạm của Nhật Chokai vượt qua hai chiếc phóng ngư lôi hạm bố trí tại trạm chính mà không bị khám phá. Với sáu chiếc theo sau, nó tiến với tốc độ 12 gút về phía hai chiếc hạm đồng minh vừa được thấy bóng. Đúng 1 giờ 36 phút bốn chiếc tuần dương hạm dẫn đầu đồng loạt phóng thủy lôi vào chúng trong khi ba chiếc sau tách qua bên trái để vượt qua phía đông đảo Savo, nơi xuất hiện bóng nhiều chiến hạm khác. Vài giây sau, hải pháo của các tuần dương hạm Nhật phủ lên hai chiếc Canberra và Chicago một cơn mưa trái phá. Phát hỏa và bị nước tràn vào qua hai lỗ thủng lớn, chiếc đầu bị thủy thủ đoàn bỏ mặc, trong khi chiếc thứ hai chạy trốn về phía tây. Hạm trưởng thình lình bị các tiếng nổ đánh thức chỉ còn nghĩ đến việc chạy trốn để cứu chiếc tàu, hoàn toàn quên mất rằng Crutchley tạm thời giao cho ông quyền chỉ huy hải đội.
    Trong thời gian đó, ba tuần dương hạm đoạn hậu của Mikawa len lỏi bằng cách chạy sát bờ đảo Savo cho đến lúc ngang với ba tuần dương hạm Mỹ khác. Đúng lúc các chiến hạm này cho gọi thủy thủ đoàn vào vị trí chiến đấu vì được vụ chạm súng trước và hỏa châu báo động, thì đến lượt chúng cũng lãnh vô số đạn đại bác bắn ngay kế bên cạnh. Chiếc Quincy, bị chiếc thủy phi cơ bốc cháy soi sáng, lập ức lãnh hai thủy lôi. Chiếc Vincennes chung số phận tương tự. Riêng chiếc Astoria cố gắng trốn về đảo Savo lại bị lọt vào giữa hai nhóm tuần dương hạm Nhật và chịu một sự trừng phạt cũng nghiêm khắc như thế. Chắc chắn là nó đã bị hạ tại chỗ rồi nếu Đô đốc Mikawa, vì không thấy toàn diện các tuần dương hạm của mình trong cuộc chiến đấu rối loạn, không ra hiệu lệnh tập họp quá sớm về phía bắc đảo. Nhờ án treo đó mà chiếc Astoria có thể sống sót thêm mười giờ, nhưng mặc dầu thủy thủ đoàn rất cố gắng, nó cũng phải bị bỏ rơi.
    Khi Đô đốc Miakawa đã tập họp xong chiến hạm của mình, ông ngần ngại không biết phải làm gì tiếp. Trong trận đánh sấm sét chỉ kéo dài có 32 phút ấy, năm trong số sáu tuần dương hạm đồng minh bị đánh chìm hoặc vĩnh viễn bị loại ra khỏi vòng chiến. Như vậy ông có quyền thỏa mãn rồi. Mặt khác, chiếc soái hạm Chokai nhào vào trong trận đánh hỗn loạn bất ngờ đã bị trúng một trái đạn phá làm hủy diệt phòng bản đồ. Lại ra đi với tình trạng đui mù trong một eo biển nổi tiếng là nguy hiểm cho các cuộc hải trình, đối với ông là quá táo bạo. Đã hai giờ sáng rồi và các tuần dương hạm địch đang còn lẩn quẩn trong vùng kế cận. Nếu ông tiếp tục tiến tới Guadalcanal chắc chắn sáng sớm mai ông sẽ bị các phi cơ của mẫu hạm Mỹ, mà ông chẳng có gì để đối phó, tấn công ngay chóc. Vì vậy ông ra lệnh cho hạm đội theo mình và mở hết tốc độ trở về Rabaul, bở qua cơ hội hiếm có để tiêu diệt ngay các dương vận hạm của Turner và quân dụng quí báu đang chở trên tàu.
    Trong thời gian đó, trên chiếc Mac-Cawley, Turner chờ đợi báo cáo của Crutchley vốn đã ào ạt ra đi tiếp cứu hải đội trên chiếc Australia. Tin tức được đưa đến càng làm cho nỗi kinh hoàng của ông thêm toàn diện. Chiếc Canberra còn chiến đấu với ngọn lửa nhưng nó đang chìm dần. Chiếc Astoria cũng lâm tình trạng tương tự và đang tìm cách giạt vào bờ biển. Riêng chiếc Quincy và chiếc Vincennes thì hoàn toàn bị đánh chìm. Đấy là một tai biến trước nay chưa hề có. Trong sáu tuần dương hạm của hạm đội dưới quyền Crutchley chỉ còn lại một chiếc duy nhất, chiếc của ông, nhờ phép lạ được cứu thoát bởi vì nó không có mặt ở đấy lúc trận đánh xảy ra... Riêng phần chiếc Chicago thì biến mất. Về sau được biết rằng nó đã chế ngực được ngọn lửa nhưng bị loại khỏi vòng chiến và chạy thật chậm về Espiritu Santo. Hạm trưởng, ý thức được lầm lỗi mà mình đã phạm phải, đã tự sát.
    Trước Lunga, tiếng súng vang dội và ánh lửa của trận đánh đã gieo rắc hỗn loạn trên các hải vận hạm đang bốc dở hàng. Công việc thật sự không thể nào bắt đầu lại trước bình minh hôm sau.
    Turner, ngoài những khuyết điểm khác, còn có một khuyết điểm đôi khi rất tốt: ông cứng đầu như một con lừa. Ông đã hứa với Vandegrift là sẽ cho bốc xuống một nửa quân dụng. Ông giữ lời. Dây liên lạc vừa mới chớm nở giữa hai người vì thế lại càng thắt chặt thêm. Mặc dù lực lượng chuyển vận đổ bộ của ông có thể lâm vào tình trạng hiểm nguy vì các tuần dương hạm địch mà ông tin là còn nằm trong vùng kế cận và các phi cơ oanh tạc Nhật từ sáng sớm đã bắt đầu thả bom xuống đoàn hải vận hạm, Turner vẫn ra lệnh bắt tay vào việc trở lại. Lực lượng chuyển vận vẫn bỏ neo suốt buổi sáng hôm sau. Nó lãnh đạm nhận bom của Nhật, vốn chỉ may mắn gây ra rất ít nạn nhân. Đến quá trưa, Turner hài lòng được biết rằng phi trường sẽ có thể tiếp đón các khu trục cơ trong vòng 48 giờ nữa và các khu trục hạm chuyên chở các thùng xăng sắp khởi hành từ Espiritu Santo. Hơn một nửa quân dụng đã được đưa lên bờ và phần nào yên tâm với số phận của các Thủy quân lục chiến mà ông sẽ để lại đằng sau mình, Turner cho kéo kỳ hiệu nhổ neo.
    Không được hải lực che chở đúng nghĩa của nó và chỉ với một nửa vũ khí, đạn dược và đồ tiếp tế đã tiên liệu, khu vực chiếm đóng của Mỹ trên đảo Guadalcanal sắp sửa lâm vào trường hợp một đội quân trú phòng bị bao vây.
    Vandegrift tập họp các sĩ quan và trình bày cho họ tình hình chung. Để kết luận ông nói thêm rằng tổ quốc đang chăm chú nhìn vào Thủy quân lục chiến và Guadalcanal phải được giữ vững bằng bất cứ giá nào. Phi trường liền được đặt tên là Henderson Field tên của một không đoàn trưởng bị tử trận tại Midway. Tên gọi ấy sẽ có giá trị như một biểu tượng. Khi cuộc họp chấm dứt, các sĩ quan trở về đơn vị phấn khởi vì sự can đảm của ông tướng Tư lệnh và các chỉ thị sáng suốt của ông. Ngay đêm đó, niềm phấn khích lan tràn khắp mọi cấp bậc: dầu cho có chuyện gì xảy ra chăng nữa, Guadalcanal cũng sẽ đứng vững.
    Ngay từ 15 tháng 8, Vandegrift báo hiệu cho Ghormley là Henderson Field đã có thể hoạt động được. Hôm sau các khu trục hạm chở đầy phuy xăng và nhớt đến trước Lunga Point. Ngày 20 tháng 8, 19 khu trục cơ F4F Grumman và 12 oanh tạc cơ đâm bổ SBD của Thủy quân lục chiến đáp xuống phi trường. Một chu vi phòng thủ vững chắc đã được thiết lập bao chung quanh phi đạo trên mặt trận 10 cây số. Bất chấp ánh mặt trời gay gắt, mưa rào, và muỗi, những con người ấy, những người đã cáu kỉnh biết bao khi phải khuân vác các thùng chứa quân dụng, đã hoàn tất trong vòng mười ngày một công việc mà trong những lúc khác phải đòi hỏi đến hai tháng...
    Về phía quân Nhật, họ ra sức thắng quân Mỹ bằng tốc độ. Khinh thường một cách quá lố tầm quan trọng và nhất là giá trị các lực lượng của Vandegrift, tướng Hyakudate, Tư lệnh lộ quân 17 tại Rabaul đã cho các hải vận hạm kiêm phóng ngư lôi đỉnh chở đến Guadalcanal bộ phận tiền phương của một Lữ đoàn bộ binh. Một ngàn người đã đổ bộ lên đảo cách Henderson Field chừng 20 cây số về phía đông dưới quyền chỉ huy của đại tá Ichiki. Cuộc đổ bộ này được thực hiện ban đêm đã thoát khỏi tai mắt quân Mỹ, nhưng một toán tuần tiễu của Nhật lại bất cẩn tiến quá xa một cách lộ liễu. Ichiki quyết định tấn công ngay mà không chờ phần còn lại của Lữ đoàn được đưa đến. Viên đại tá này vốn vừa từ các thuộc địa Hà lan tại Ấn Độ Dương đến, nơi ông từng biết các chiến thắng dễ dàng, tưởng tượng có thể đánh úp Thủy quân lục chiến Mỹ trước khi họ kịp chạy vào chiến hào và đẩy họ ra biển chẳng khó khăn gì cả.
    Ngày 21 tháng 8, lúc 3 giờ sáng, ông tung quân xung phong vào dải cát chắn ngang trước cửa sông Ilu mà thủy triều rút xuống đã để lộ lên khỏi mựt biển. Ba trăm bộ binh vừa gào thét vừa nhào vào các cứ điểm phòng thủ của Mỹ, vài người còn cắm cả lưỡi lê vào đầu súng. Nhưng lập tức bị phản công bởi vũ khí tự động và pháo binh nhẹ, họ bị giết tại chỗ hoặc phải rút lui. Một giờ sau, Ichiki tấn công trở lại, lần này dựa vào hỏa lực yểm trợ của pháo binh. Một cuộc đấu sức cực kỳ dữ dội xảy ra trên cửa sông, nhưng các pháo đội của Mỹ đặt trên các đỉnh đồi san hô phía tây con sông đã cho quân Nhật vào tròng và chặn đứng đà tấn công. Lúc đó Vandegrift phái ba trong các đại đội ưu tú nhất của ông tiến quân về nam để đánh bọc hậu lực lượng của Ichiki trước khi trời tối, các đại đội này đã được rừng rậm che khuất. Đến 9 giờ sáng, họ vượt qua sông trên một chiếc cầu dã chiến. Lệnh xung phong toàn diện được ban hành lúc 14 giờ dưới sự che chở của các phi cơ khu trục vừa mới đến Henderson Field hôm trước. Quân Nhật bị bao vây và bị quấy rối khắp mọi phía, đã kháng cự cực kỳ hung dữ, chứng tỏ lần đầu tiên, sức chịu đựng phi thường mà họ có thể biểu lộ trong các trận đánh phòng thủ. Đến 17 giờ, Ichiki toan tính một nỗ lực cuối cùng để phá vỡ chiếc thòng lọng đang siết chặt chung quanh quân đoàn của mình. Vô ích. Vài binh sĩ thoát chạy được dọc theo bờ biển đều bị liên thanh của các phi cơ bay sát mặt đất bắn gục.
    Khi các Thủy quân lục chiến vượt qua các đống xác tiến vào doanh trại của Nhật, họ chỉ trông thấy còn có 130 người sống sót. Khi dở tấm ván che của một chiếc lều dã chiến dùng làm bộ chỉ huy lên, họ thấy một hình dáng màu trắng nằm sóng sượt trong một vũng máu. Đcirc;ng mẫu hạm đáng sợ nhất thế giới, nay đứng đây, bất lực, trên boong con quái vật khổng lồ 70.000 tấn này, mà trong hoàn cảnh hiện tại đã trở thành vô hại như một con rắn biển. Ông không còn dám áp dụng cho đến cùng các ý tưởng cách mạng của mình để làm biến thành một đống sắt vụn cả một đoàn thiết giáp hạm và đại bác khổng lồ vốn không còn chỗ đứng trong các cuộc chiến tranh hiện đại nữa.
    Không bao giờ ông khuyến cáo gây nên cuộc chiến tranh này, nhưng khi ông bị áp đặt bởi chiến tranh, ông đã hành động với tất cả nhiệt tình mà ông có thể có được. Ông biết rằng mình có sáu tháng để thắng hoặc là bại trận. Không bao giờ ông có thể thay thế bốn mẫu hạm này lẫn tinh hoa của các phi công đã biết mất cùng với chúng, trong khi mà người Mỹ thì lại đóng thêm tàu, thêm nữa và huấn luyện hàng ngàn tân binh...
    Đến đêm, Đô đốc Ysokoru Yamamoto rút lui vào phòng riêng, tự tay thảo lệnh rút quân toàn diện.
    Nhật Bản không phải là đã thua một trận đánh, mà là thua cả cuộc chiến tranh.
    Trong thời gian đó, tại Midway, trung sĩ Price và trung đội của anh rời bỏ những pháo đài không đáng kể. Đã từ nhiều giờ qua, họ dấn mình vào một cuộc đi đi, lại lại hùng tráng giữa các xà lan đậu trong căn cứ hải quâ và các phi đạo của phi trường Eastern. Họ lăn những thùng xăng, đẩy những xe goòng, khuân vác những “can” xăng. Họ phải tiếp tế nhiên liệu bằng mọi phương tiện bất ngờ cho các phi cơ vừa mới đến: các phi cơ của chiếc Yorktown đáng thương mà người ta mới được tin là đang chìm và của chiếc Enterprise vốn không thể trở về mẫu hạm sau khi thanh toán chiếc Hiryu. Những câu chuyện sôi nổi của các phi công mà họ phải giúp đưa ra khỏi phòng lái đã làm họ quên hết nhọc mệt của chính mình. Thất thểu, lấm đầy bùn, kiệt sức, bị khói của các đám cháy bôi đen từ đầu đến chân, họ dẫm lên bãi phân chim, tiếp tục các chuyến công tác mệt nhoài. Đối với tinh hoa của các đơn vị xung kích thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ, công tác của phu khuân vác ấy, thật chẳng lấy gì làm chói lọi cho lắm...
    Nhưng đấy, chiến tranh là như thế. Hôm qua, chính họ là các đơn vị anh hùng hy sinh, những chiến sĩ gác giặc ở tiền đồn sẵn sàng chịu đựng vố kinh khủng đầu tiên. Người ta phủ lên họ những săn sóc ân cần, người ta cho thăng cấp bậc, người ta còn tha thứ cả cho Price khi anh làm nổ cả bồn chứa xăng... Giờ đây thì chẳng còn là gì cả, những điều động chẳng quan trọng gì. Họ phải chạy chọt rầm rộ để đừng bị đối đãi như những binh sĩ tiền tuyến nữa mới được.
    Khi chiếc phi cơ cuối cùng đáp xuống sau khi cố gắng săn đuổi hạm đội Nhật đang rút lui, đại tá Shannon tập họp Trung đoàn 3 Thủy quân lục chiến và giải thích tầm quan trọng của chiến thắng đầy tuyệt vọng vừa mới được các hàng không mẫu hạm Mỹ mang về. Rồi để an ủi họ vì không có mặt trong hàng ngũ những vị anh hùng trong ngày lịch sử này, ông nói thêm trong không khí im lặng kỳ lạ của bầu trời lấp lánh đầy sao:
    “Hòa bình đã trở lại đây, tại Midway, nhưng đối với chúng ta, Thủy quân lục chiến, chiến tranh mới chỉ bắt đầu!”.
    Chắc ông không tin rằng mình đã nói đúng đến thế. Một tháng sau, Trung đoàn 3 đổ bộ lên Guadalcanal.