úc Bianchon lên lầu thì Eugène xuống ăn tối. Rồi đêm lại, cả hai thay phiên nhau ngồi giữ bệnh nhân, một người vừa đọc sách thuốc, một người vừa viết thơ cho mẹ và cho các chị. Ngày hôm sau, theo Bianchon thì bệnh nhân triệu chứng có khá nhưng bệnh cần săn sóc thường xuyên mà chỉ hai chàng sinh viên lo được, Và nếu kể lại những sự săn sóc ấy, ta không thể có gan làm thương tổn đến danh từ dè đặt của thời ấy. Đỉa được đặt lên thân hình gầy yếu của bệnh nhân, rồi đến thuốc dán, dầm chân và những phương thức y khoa khác mà phải có sức mạnh và lòng tận tụy của hai chàng thanh niên mới thực hành được.De Restaud phu nhân không đến, bà sai người đến lấy số tiền.- Tôi tưởng nó đến đích thân. Nhưng không, nó chỉ phải lo lắng thêm thôi. Ông già nói với vẻ sung sướng vì trường hợp xảy ra.Bảy giờ tối, Thérèse mang thơ của Delphine lại:“Anh bạn bận gì đấy? Vừa mới được yêu, mà mình đã vội bị hờ hững rồi sao nhỉ? Trong những câu chuyện tâm tình sang sớt vào lòng nhau, anh đã biểu lộ một tâm hồn quá cao đẹp và anh không phải là hạng người vĩnh viễn trung thành trong lúc anh thấy rằng tình cảm tế nhị biết bao.Như anh đã nói lúc nghe lời kinh cầu nguyện của “Mose”: Đối với những người này, chỉ có một nhịp điệu, đối với kẻ khác, đó là một diệu nhạc vô biên. Anh hãy nhớ rằng tôi, đợi anh tối nay để đi dự buổi dạ vũ của De Beauséant phu nhân. Hôn ước của ông d’Ajuda chắc chắn đã ký khi sáng này tại triều đình, mà nữ bá tước khốn nạn chỉ biết lúc hai giờ. Cả thành phố Paris sẽ đến nhà bà ta, giống như dân chúng choán chật cả công trường Grève mỗi lúc có cuộc hành hình. Đến xem người đàn bà kia che giấu sự đau khổ ra sao, hay xem bà ta sẽ biết chết một cách vẻ vang chăng, như thế có ghê tởm không? Nếu tôi đã đến nhà bà ta rồi, thì chắc hẳn lần này tôi không đi nữa, anh bạn ạ; nhưng cố nhiên bà ta sẽ không tiếp khách nữa, và tất cả cố gắng của tôi từ trước thành ra vô dụng mất. Trường hợp tôi khác hẳn người khác, vả lại, tôi đi đến đó cũng vì anh nữa. Tôi đợi anh. Nếu trong hai giờ nữa, không có anh bên cạnh tôi, tôi không biết rằng tôi sẽ tha thứ sự phản bội của anh được không?”Rastignac lấy bút và trả lời như sau:“Tôi đang đợi một y sư để xem thân sinh em còn sống được không. Ông ta đang hấp hối. Tôi sẽ đem lời xét đoán lợi cho em, và tôi sợ rằng đó sẽ là lời báo tang. Em sẽ xem lại có thể đi dạ hội được không. Ngàn lời âu yếm”.Vị bác sĩ đến lúc 8 giờ rưỡi và lời quyết đoán của ông không lạc quan, nhưng ông nghĩ rằng bệnh nhân cũng không chết ngay. Ông ta bảo bệnh tình sẽ có lúc giảm lúc tăng kể tiếp nhau, và người bệnh sẽ chết hoặc mất cả trí khôn.- Bệnh nhân chết gấp còn hơn. Đó là lời cuối cùng của vị bác sĩ.Eugène gửi gắm ông già Goriot cho Bianchon săn sóc rồi đi đem tin buồn cho bà De Nucingen. Trong trí chàng còn nặng về phận sự gia đình, chàng nghĩ rằng những tin này phải chấm dứt tất cả những cuộc vui chơi.- Anh bảo con gái tôi cứ vui chơi như thường. Ông già có vẻ ngủ thiếp rồi, nhưng lúc Eugène đi ra, ông nhõm dậy và nói theo.Chàng thanh niên lại gặp Delphine với vẻ bi thống. Chàng thấy cô ta đã đội mũ, đi giày, và chỉ còn quàng thêm cái áo khiêu vũ. Nhưng giống hệt như những nét bút cuối cùng của nhà hoạ sĩ lúc hoàn tất bức tranh, những cái sửa soạn cuối cùng đòi hỏi nhiều thời giờ hơn là cái nền trong của bức hoạ.- Ủa, anh chưa ăn mặc sao?Nàng hỏi.- Nhưng, phu nhân ơi, ông thân sinh của phu nhân, ông…- Lại ông thân sinh tôi nữa! - Nàng la lên chặn lời anh ta liền - nhưng anh đứng dậy cho tôi hay những ân nghĩa tôi đối với ông già tôi. Tôi biết cha tôi từ lâu rồi.Anh Eugène ơi, đừng nói lời gì nữa. Tôi chỉ nghe anh lúc nào anh đã sửa soạn xong thôi. Thérèse đã sắp đặt lại nhà cho anh tất cả rồi; xe tôi sẵn kia, anh lên đi đi, rồi trở về đây. Ta sẽ nói chuyện về ông già lúc đi đến dạ hội. Phải đi sớm; nếu ta kẹt trong đám xe, thì phước lắm mười một giờ ta mới vào cửa được.- Phu nhân…- Đi đi! Đừng nói nữa. - Nàng nói vừa chạy vào phòng để lấy chuỗi hạt.- Ông Eugène ơi, đi đi ông! Ông làm phu nhân giận cho xem. - Thèrèse bảo, và đẩy chàng đi. Anh chàng kinh khủng cho vụ giết cha tuyệt mỹ này.Anh ta đi mặc áo quần, vừa suy nghĩ mà buồn bã và chán nản. Anh ta thấy đời là một bề bùn lầy, ai đặt chân vào là lút đến cổ. Anh ta tự nói.Anh ta đã trông thấy ba bộ mặt của xã hội: sự tùng phục, tranh đấu và phản loạn; gia đình, thế gian, và Vautrin. Và anh ta không dám ngã ngũ ra sao. Phục tùng là buồn nàn, phản loạn không thể được và tranh đấu thì bấp bênh. Anh ta bỗng tưởng niệm đến gia đình. Anh ta nhớ lại những cảm xúc thanh khiết của cuộc sống yên tĩnh ấy, anh ta nhớ lại những ngày sống giữa những người đã thương yêu anh.Hoá mình theo luật thiên nhiên của gia đình những người thương yêu kia đã tìm thấy ở đó một hạnh phúc đầy đủ, liên tục, không lo âu. Mặc cho những ý tưởng tốt đẹp kia, anh ta không có can đảm đem biểu lộ lòng tin của những tâm hồn thanh khiết kia với Delphine và buộc nàng vì tình mà theo đạo đức. Sự học hỏi của anh ta bắt đầu đã có kết quả.Anh ta đã yêu với lòng ích kỷ. Anh ta đã tinh ý mà biết được tâm địa của Delphine, anh ta biết trước là nàng có thể bước qua xác chết của cha để đi dự dạ hội, mà anh ta không có nghị lực để nói điều phải với nàng, mà cũng không có can đảm làm phật ý nàng, hay có đạo đức để lia bỏ nàng. Anh ta tự bảo:- Nàng sẽ không bao giờ tha thứ cho ta, nếu ta có lý chống nàng trong trường hợp này.Rồi anh ta phê bình lời các vị thầy thuốc; anh nghĩ rằng ông già Goriot không đến nỗi bị bệnh nguy hiểm như chàng đã tưởng; cuối cùng anh chồng chất những lý luận giết người để biện minh cho Delphine. Chính ông già cũng sẽ bảo nàng đi dự dạ hội nếu nàng đến thăm ông. Lắm lúc luật xã hội cứng rắn, trong công thức buộc tội ở chỗ tội lỗi bề ngoài mà những biến đổi trong gla đinh đã tha thứ, những biến đổi do tính tình bất đồng, quyền lợi và hoàn cảnh phức tạp đem đến. Eugène muốn tự gạt mình, chàng sẵn sàng hy sinh lương tâm cho người yêu.Từ hai ngày, tất cả đều thay đổi trong đời chàng. Người đàn bà đã đưa vào đời chàng, những hỗn loạn của nàng, nàng đã làm cho gia đình lu mờ, nàng đã đoạt hết cho nàng; Rastignac và Delphine đã gặp nhau trong những trường hợp thuận tiện để hai người cảm nhận vì nhau những lạc thú vô cùng nồng nhiệt. Tình yêu của họ được chuẩn bị kỹ càng đã do cái làm chết tình yêu mà tiến bộ, cái ấy là sự hưởng lạc. Lúc chiếm được nàng rồi, Eugène nhận thấy từ trước anh chỉ thèm muốn nàng; anh chỉ yêu nàng hôm sau, khi đã hưỡng được hạnh phúc tình yêu có lẽ chỉ là cái chuẫn nhận khoái lạc. đê hèn hay siêu việt, anh yêu quý người đàn bà kia vì những khoái cảm nàng đem lại cho anh như của hồi môn và vì tất cả những lạc thú anh nhận hưởng được; Delphine cũng yêu Rastignac như Tantale (44) yêu mến vị thần nào đến làm thoả mãn được bụng đói hay cái khác khao trong cuống họng khô của ông ta.- Ông già tôi ra sao rồi? - Bà Nucingen hỏi lúc anh trở lại với bộ y phục khiêu vũ.- Hết sức yếu, nếu phu nhân muốn, chứng tỏ lòng mến tôi, thì ta chạy lại thăm ông cụ đi.- Vâng, nhưng sau cuộc dạ hội vậy. Anh Eugène ơi, anh tử tế chút nghe, anh đừng giảng luân lý với em nữa nghe. Lại đây anh!Họ đi. Eugène lặng thinh trên một quãng đường.- Anh sao vậy? Nàng nói.- Tôi đang nghe tiếng thở dốc của ông thân sinh bà. Anh ta trả lời với giọng hờn rỗi.Rồi anh ta, với lối hùng hồn nung đậm của tuổi trẻ, anh thuật lại hành động độc ác của bà De Restaud do tính khoe khoang thúc đẩy, con bệnh tối nguy hại của ông già do sự tận tuỵ cuối cùng của ông đã gây nên, và cái áo kim tuyển của Anastasie đã phải trả với một giá nào. Delphine khóc.Nàng suy nghĩ.- Ta sẽ xấu mất rồi.Nước mắt nàng khô ráo ngay. Nàng nói tiếp:- Tôi sẽ đến canh giữ ông già tôi, tôi sẽ không rời khỏi đầu giường ông.Rastignac nói to:- Ôi! Tôi hằng mong muốn em được như vậy.Đèn của năm trăm xe ngựa soi sáng canh phủ đê De Beauséant. Mỗi bên cửa sáng trưng, có một viên cảnh sát dậm chân qua lại. Các nhân vật quý phái đến quá đông, ai cũng vội vã đến xem người đàn bà cao quý kia vào lúc suy đảo, đến nỗi tất cả những phòng ở tầng dưới nhà đã đầy người lúc bà De Nucingen và Rastignac đến. Từ hồi cả triều đình đổ xô lại nhà Đại Quận Chúa lúc nàng bị vua Louis XIV làm mất tình nhân, chưa có vụ tai biến tầm tỉnh nào náo động bằng vụ tai biến của De Beauséant phu nhân. Trong trường hợp này người con gái cuối cùng của dòng Bourgogne - gần như dòng vua - tỏ ra đã chế ngự được đau khổ của mình và đến cuối cùng, đã chế phục được cái xã hội thượng lưu, mà bà chỉ nhận những phù hoa là chỉ để phụng sự cho tình yêu đã được thắng.Những phụ nữ diễm lệ nhất của thành Paris đã làm linh động các khách sảnh. Các vị cao sang nhất của triều đình, các sứ thần, quý vị thượng thơ, những nhân vật nổi tiếng mọi ngành, mang đầy huy chương, luân bài, dây tua ngũ sắc chen nhau quanh bà nữ bá tước. Ban nhạc làm vang dội các điệu nhạc dưới những lớp điểm vàng của lâu đài vắng vẻ đối với vị nữ hoàng của lâu đài ấy.Bà De Beauséant đứng trước phòng khách thứ nhất để đón tiếp những người tự xưng là bạn bà. Mặt đồ trắng, tóc giản dị bên thành bỉm, không mang đồ trang sức, bà có vẻ bình tĩnh và không để lộ đau đớn, hãnh diện hay sự vui mừng giả tạo. Không ai đọc được gì trong tâm trí bà. Người ta có thể bảo đó là tượng đá của nữ thần Niobé. Nụ cười với bạn thân của bà có lúc như mỉa mai như đối với mọi người bà vẫn trong như ngày thường và tỏ ra không khác gì lúc bà đang rực rỡ vì hạnh phúc, đến nỗi những kẻ vô tình nhất cũng thán phục bà, tựa hồ như các thanh niên La Mã xưa vỗ tay tán thưởng người lực sĩ biết mỉm cười lúc sắp chết. Giới thượng lưu hình như trang điểm để tiễn biệt một nữ chúa của họ.- Tôi sợ em không đến. - Bà nói với Rastignac.- Thưa phu nhân tôi đến để ở lại đây sau hết mọi người. Anh trả lời với gỉọng cảm động, vừa nhận câu nói của bà như một lời trách.- Hay, bà nói vừa cầm tay anh ta. Ở đây có lẽ chỉ có em là người tôi có thể tin. Em à, hãy yêu một người đàn bà mà có thể yêu mãi mãi. Đừng nên ruồng bỏ người nào hết.Bà nắm cánh tay Rastignac và đưa anh lại một ghế dài, trong phòng khách người ta đang chơi. Bà bảo anh ta:- Em hãy lại nhà Hầu tước. Thằng Jacques, người ở của chị sẽ dẫn em đi và sẽ giao cho em một bức thơ để đưa cho ông ta. Chị đòi lại ông ta những thơ từ của chị. Ông ta sẽ đưa tất cả cho em, chị mong thế. Lúc em có những thơ ấy rồi, em lên trên phòng chị. Sẽ có người báo cho chị hay.Bà đứng đậy để ra đón nữ Công tước De Langeais, người bạn thân nhất của bà, cũng vừa tới. Rastignac ra đi, anh lại hỏi hầu tước d’Ajuda tại phủ Rochefide: hầu tước nghỉ đêm tại đó và Rastignac đã gặp ông. Hầu tước dẫn anh ta về nhà, đưa cho anh một cái hộp:- Tất cả đều ở trong này.Ông ta hình như muốn nói chuyện với Eugène hoặc hỏi về buổi dạ hội và về nữ bá tước, hoặc để thú nhận là có lẽ ông đã thất vọng về hôn nhân của ông, như thật ông đã bị như thế; nhưng một tia kiêu ngạo chói ngời trong mắt ông, và ông ta đã có cái can đảm đáng thương để giữ kín bí mật về tình cảm cao quý của ông.- Ông Eugène thân mến, ông đừng nói gì với bà ta về tôi cả nhé.Với một cử chỉ đầy yêu mến và buồn bã. Ông nắm tay Rastignac và ra dấu bảo anh ra về. Eugène trở lại nhà De Beauséant và được đưa vào phòng nữ bá tước, anh ta trông thấy hành lý đã được sửa soạn cho một cuộc ra đi: anh ngồi bên lò sưởi, nhìn cái hộp bằng gỗ bách chương mà buồn cảm thấm thiết. Đối với anh, bà De Brauséant giống các nữ thần của truyện Iliade.- Ờ, cậu em ơi! - nữ bá tước nói vừa đi vào và đặt bàn tay lên vai Rastignac.Anh nhìn thấy bà chị họ đang khóc, mặt ngước lên, một tay run run, một tay đưa lên cao. Bà bỗng lấy cái hộp, đặt vào đống lửa vì nhìn nó cháy.- Chúng nhẫy múa! Chúng đến tất cả đúng lắm, trong khi thần chết sẽ đến muộn hơn. Xuỵt! Em à, - bà nói vừa đặt một ngón tay lên miệng Rastignac lúc chàng sắp nói - Tôi sẽ không thấy Paris lại nữa và cũng không gặp lại giới thượng lưu. Năm giờ sáng mai, tôi sẽ ra đi và sẽ chôn mình trong tỉnh Normandie. Từ ba giờ chiều nay, tôi phải sửa soạn, ký giấy tờ, xem công việc; tôi không thể sai ai đi đến nhà. - Bà ngừng lại.- Anh ta chắc người ta sẽ gặp anh ta tại nhà…Bà ngừng lại nữa, mệt mỏi vì đau đớn. Trong những lúc này, cái gì cũng là sầu khổ và có những tiếng không thì nói ra được.- Cuối cùng tôi trông cậy nơi em vào tối nay để giúp tôi việc cuối cùng này. Tôi muốn tặng em một vật kỷ niệm tình thân ái của tôi. Tôi sẽ nhớ đến em luôn, em có vẻ nhân hậu và cao khiết, trẻ và ngây thơ giữa xã hội mà những đức tính ấy rất hiếm. Tôi mong ước được em thỉnh thoảng nghĩ đến tôi đây này, bà nói vừa nhìn quanh mình đấy là cái hộp tôi để bao tay. Mỗi lúc tôi lấy bao tay trước khi đi dạ hội hay đi xem hát, tôi cảm thấy đẹp vì tôi đã sung sướng, và tôi chỉ chạm đến những vật này là chỉ để lại đó một ý tưởng nhã ái, có nhiều bản chất tôi trong này, có cả một bà De Beauséant mà nay không còn nữa, em nhận đi tôi sẽ lưu ý để người ta đem lại đàng nhà em ở đường d’Artois. Bà De Nucingen tối nay đẹp lắm, em hãy yêu nàng nhiều nhé. Nếu chúng ta không còn gặp nhau nữa, cậu em cũng nên chắc rằng tôi sẽ cầu nguyện cho em, em đã đối tốt với tôi. Ta hãy xuống đi, tôi không muốn để họ tưởng tôi đang khóc. Tôi có cả một thời gian vô tận trước tôi, tôi sẽ cô quạnh và sẽ không có ai hỏi tại sao tôi khóc. Ta hãy nhìn cái phòng một lần nữa.Bà ngừng lại. Rồi sau một lúc lấy tay che mắt, bà chùi mắt và thấm nước lạnh, rói cầm cánh tay chàng sinh viên.- Ta đi đi! - bà nói.Rastignac chưa bao giờ cảm thấy xúc động mãnh liệt bằng sự tiếp xúc với mối khổ tâm được ngăn chặn một cách cao thượng như thế, Lúc trở về phòng khiêu vũ, Eugène đi vòng quanh với Bà De Beauséant đó là sự ân cần cuối cùng và thanh nhã của người đàn bà duyên đáng này.