ường Tuyên Quang là một trong những con đường êm ả nhất của thành phố Hà nội. Trước hiệp định Giơ-neo, người ta chỉ thấy một dãy nhà nhỏ, buồn bã, cũ kỹ, châu đầu vào nhau, như sợ tiếng ồn chói tai của đường xe lửa Hải Phòng làm sụp đổ. Sau hiệp định Giơ-neo, đường Tuyên Quang càng nhỏ hơn, buồn bã hơn, cũ kỹ hơn, với những cánh cửa đóng kín ngày đêm, những bức tường loang lổ dán bích chương trắng chữ đen, những vỉa hè đầy ổ gà, vô ý có thể bị gẫy mắt cá chân. Con đường cô đơn và ủ dột này đột nhiên mang một bộ mặt quan trọng. Màn tối vừa buông xuống, nhiều toán cảnh sát mặc sắc phục đã đậu xe chặn hai đầu đường, cấm dân chúng ra vào. Toàn khu bị cô lập trong chớp mắt, nhân viên an ninh xét giấy tờ ráo riết trên đường Hàng Bông, cửa Nam, cửa Đông kề cận đường Tuyên Quang. Những biện pháp phòng vệ đặc biệt cũng được áp dụng tại các yếu điểm trong thành phố. Hai xe bọc sắc án ngữ trước sân sở Công an Hàng Cỏ. Một trung đội võ trang súng nặng được chở tới canh gác văn phòng vụ Lễ Tân trong Thủ tướng phủ. Giữa đường Tuyên Quang, một tòa biệt thự lớn đứng sừng sững, đèn sáng như sao sa. Nhân viên an ninh gác vòng trong, vòng ngoài, trùng trùng, điệp điệp. Vì đây là trụ sở của Hội đồng An ninh, thuộc Trung ương đảng Lao động. Vì đêm nay, phiên tòa đặc biệt được nhóm tại trụ sở của Hội đồng An ninh. Phòng xử ở trên lầu nhất. Một căn phòng lớn, bề thế, bề dài cũng như bề ngang còn lớn hơn rạp chiếu bóng Đại Nam ở Chợ Hôm. Trên trần, treo lủng lẳng 3 bộ đèn pha lê, tổng cộng 90 ngọn, mỗi ngọn 100 vát, ban phát ánh sáng rực rỡ xuống những hàng ghế gỗ bọc da đỏ, những bức tường sơn màu vàng rơm, và tấm thảm cốt ngăn tiếng động đỏ chói. Phiên xử bắt đầu. Sau hồi chuông reng reng, mọi cánh cửa được đóng chặt. Lính gác ngoài hành lang dùng giầy đế cao su bước nhè nhẹ trên nền gạch hoa đánh xi bóng loáng có thể soi gương được. Thẩm phán ngồi sau cái bàn dài, kê cao, gần sát tường. Ngồi giữa là đại tướng Nguyễn chí Thanh. Lê Giản và Nguyễn Hữu Khiếu, thủ lãnh tình báo cao cấp, kiêm uỷ viên Trung ương Đảng, ngồi hai bên. Bộ ba đều mặc áo 4 túi, kín cổ, bằng vải kaki vàng, giống nhau như giọt nước. Bên dưới, đại tá Bùi Vinh và Phan Thiện ngồi ngang nhau, vẻ mặt đăm chiêu. Riêng Phan Thiện bị kẹp giữa hai người gác đeo súng lục. Reng, reng, reng, reng... Hồi chuông vừa dứt. Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh đeo kính trắng vào mắt, trịnh trọng lên tiếng: - Phiên tòa được họp đêm nay tại đây, theo lệnh của Trung ương Đảng và Hội đồng An ninh. Phan Thiện, phó Vụ trưởng Lễ Tân tại Thủ tướng phủ, phụ trách Phản gián điệp trên toàn quốc là bị can. Nguyên nhân nội vụ như sau: Trung ương Đảng nhận được một bản báo cáo mật của đại tá Bùi Vinh, đưa ra bằng chứng cụ thể về việc Phan Thiện tư thông với gián điệp địch. Trung ương Đảng đang cứu xét bản báo cáo thì Phan Thiện bắt giam đại tá Bùi Vinh, cũng về tội tư thông với gián điệp địch. Vì chứng cớ quá rõ rệt nên Trung ương đã hạ lệnh trả tự do cho Bùi Vinh và tống giam Phan Thiện. Phiên tòa này sẽ quyết định Phan Thiện thật sự phạm tội hay không. Bị can Phan Thiện được quyền bào chữa. Một số người sẽ được mời tới làm nhân chứng. Bản án sẽ có tánh cách chung thẩm và được thi hành ngay. Vì tính cách quốc phòng nên phiên xử được cử hành bí mật. Do đó bản án sẽ không được công bố. Mở đầu, tòa trao lời cho đại tá Bùi Vinh. Bùi Vinh nghiêm trang đứng dậy, nhìn đảo một vòng, rồi nói bằng giọng dõng dạc: - Trước hết, tôi xin thành kính tri ân Trung ương Đảng và Hội đồng An Ninh đã triệu tập phiên tòa nội bộ này. Nó chứng tỏ tinh thần dân chủ và công minh của chế độ ta. Nó còn là trận đòn chí tử giáng vào âm mưu ly gian hàng ngũ của địch. - Vâng, thưa quý Tòa, việc Phan Thiện phải ra trước vành móng ngựa hôm nay là một thất bại nặng nề cho gián điệp địch. Vì Phan Thiện chính là nhân viên bí mật của địch, gài trong hàng ngũ ta từ nhiều năm nay. Bồi thẩm Lê Giản xua tay: - Yêu cầu nhân chứng giữ thái độ vô tư. Căn cứ vào đâu, nhân chứng kết luận Phan Thiện là nhân viên bí mật của địch? - Thưa, nếu Tòa cho phép, tôi xin trình bày ngọn ngành. Tôi xin đưa ra bằng cớ cụ thể về sự toa rập của Phan Thiện với địch. Bắt đầu từ ngày toàn quốc Kháng chiến 1946. Giở lại chồng hồ sơ cũ, người ta thấy Phan Thiện là nhân viên nhị trùng trung thành với kháng chiến mặc dầu được Phản gián Pháp tin cậy. Tuy nhiên, sự trung thành này chỉ là tấm bình phong che đậy âm mưu phản bội tinh vi và ghê gớm của con chó ghẻ Phan Thiện. - Yêu cầu nhân chứng không được dùng những danh từ nhục mạ. Thành thật xin lỗi quý Tòa. Trong lúc hăng say phục vụ cho Đảng, và cho tinh thần đấu tranh giai cấp, tôi đã quên giữ gìn lời nói. Tháng 8-1944, vâng lệnh Hồ chủ tịch, đồng chí Văn (1) biệt phái đồng chí Phan Trọng Tuệ về nội thành Hà nội, móc nối với nhân viên tình báo đế quốc, đặc biệt là nhân viên người Việt, để đặt cơ sở tin tức. Phan Trọng Tuệ lập tổng hành doanh trong tiệm kim hoàn Đức Thắng ở Giốc Hàng Kèn. Hoạt động đến cuối năm 1944, thì một bộ phận của cơ sở bị đổ bể vì nội tuyến, Kiều Liên, một nhân viên giao liên nồng cốt bị sa lưới Phòng Nhì Pháp. Hồi ấy, Phan Thiện làm việc trong phòng thẩm cung chính trị của Phòng Nhì, dưới quyền thiếu tá Paul, và được Paul tín nhiệm triệt để. Kiều Liên được giao cho Phan Thiện khai thác. Vì xuất thân từ thành phần tiểu tư sản trí thức, người nữ nhân viên giao liên này đã đầu hàng dễ dàng sau khi bị nhận nước và hiếp dâm. Kết quả là Kiểu Liên cung khai hết cho địch. Nếu đem nộp hồ sơ cho thiếu tá Paul, Phan Thiện sẽ giúp Pháp triệt hạ được toàn bộ cơ sở của ta ở nội thành. Song hắn đã im đi. Hắn im đi, không phải vì yêu nước. Là con cáo già trong nghề, hắn đánh hơi từ lâu thấy sự sụp đổ tất nhiên của chính quyền thuộc địa, cho nên hắn dùng lời khai phản bội của Kiều Liên làm món quà sơ kiến với Phan Trọng Tuệ. Nửa đêm, hắn ập vào căn nhà 18 Hàng Bún, nơi Phan Trọng Tuệ ẩn náu. Đồng chí Tuệ trở tay không kịp nên bị bắt. Như quý Tòa đã biết, Phan Thiện không bắt, Phan Thiện chỉ quăng lên bàn tập hồ sợ mật, và để lại một địa chỉ ở phố Cầu Gỗ. Trưa hôm sau, đồng chí Tuệ tới Cầu Gỗ gặp Phan Thiện, và từ đó Phan Thiện hoạt động cho chúng ta. Tôi công nhân là Phan Thiện đã giúp chúng ta rất nhiều, nhưng đó chẳng qua là thủ đoạn để chiếm đoạt lòng tin mà thôi. Năm 1947, đại tá Dupré điều khiển các cơ quan Phản gián của Pháp, và dùng Phan Thiện để thâm nhập ngược lại kháng chiến. Phan Thiện bị lộ vì một người đàn bà, tình nhân cũ của hắn, sau làm vợ lẽ cho Dupré. Tôi chưa tìm ra nguyên nhân Phan Thiện bị lộ, song điều tôi biết chắc chắn là Dupré yêu cô vợ bản xứ si mê, phần khác vì kỹ thuật nghề nghiệp cần thiết, nên làm ngơ cho Phan Thiện tiếp tục liên lạc với kháng chiến. - Nhân chứng lấy tin này ở đâu? - Thưa, ở trong thư khố Trung ương. Mãi đến năm 1959, nhân vụ một cựu nhân viên Phòng nhì hoạt động lén lút ở Miền Bắc bị bắt, và cung khai, vài trò hăng hái của Phan Thiện mới bị chọc thủng. - Yêu cầu nhân chứng đưa thêm chị tiết cụ thể. - Thưa, ngày 7-6-1959, Thái Hiền bị Công an tóm cổ tại Gia lâm về tội hoạt động cho gián điệp miền Nam. Trước đây, hắn là mật báo viên kiêm tay sai đưa gái cho Dupré. Hắn đã nghe lỏm câu chuyện dàn xếp giữa Phan Thiện và đại tá Dupré. - Thái Hiền quen Phan Thiện không? - Thưa không. - Thái Hiền có thù hằn Phan Thiện không? - Thưa không. - Ai thẩm cung hắn? - Thưa, Công an Hàng Cỏ. Xin nói rõ là không phải tôi. Hồi ấy, tôi còn là trung tá quân đội, tòng sự tại bộ Tổng tư lệnh, chưa được biệt phái qua vụ Lễ Tân. Điều này chứng tỏ rằng tôi không dính dấp đến nội vụ, khiến Phan Thiện có thể bào chữa rằng tôi ghét hắn nên bịa đặt. - Hồ sơ vụ Thái Hiền được trình lên ai? - Thưa, một bản được gửi qua Tổng cục Chính trị. Song, theo chỗ tôi biết thì Trung ương Đảng không tin vào lời khai của Thái Hiền. - Hắn khai ra sao? - Thua, hắn khai rằng trong cuộc nói chuyện giữa hai người tại nhà riêng của Dupré, Phan Thiện thú nhận vì bị mỹ nhân kế nên buộc lòng phải theo phe kháng chiến, vì hắn xin lập công chuộc tội. Thoạt tiên, Dupré không bằng lòng. - Không bằng lòng? - Vâng. Dupré bấm chuông gọi vệ sĩ vào, định tống giảm Phan Thiện, song cô vợ bản xứ quỳ gối, khóc lóc xin tha. Dupré ngồi yên suy nghĩ đến gần 15 phút. Rồi y bắt Phan Thiện viết tờ cam kết. - Nhân chứng có tờ cam kết trong tay không? - Thưa không. Vì hồ sơ của Dupré đã được chở về Ba lê ngay sau ngày y hồi hương. - Tại sao Trung ương không chấp lời khai của Thái Hiền? - Thưa, vì Trung ương cho rằng đó có thể là thủ đoạn ly gián của mật thám đế quốc. - Nghĩa là Trung ương đã phán đoán sai lầm? - Thưa, tôi không dám hoài nghi sự sáng suốt của Trung ương. Đứng trên cao, Trung ương bao trùm mọi người, mọi việc, nghe hết, biết hết, suy xét và quyết định không bao giờ lệch lạc. - Vậy thì nhân chứng đã sai lầm? - Thưa quý Tòa, tôi xin nhận lỗi nếu không xảy ra vụ ám sát lạ lùng ngày 9-5-1961. - Ai bị ám sát? - Thưa, đêm ấy, Thái Hiền bị giết trong nhà pha Hoả Lò, trong khi chờ ngày ra tòa. Y bị một 180 phạm nhân tử hình dùng đũa sắt vót nhọn đâm vào yết hầu, chết không kịp trối. - Lý do? - Thưa, không có lý do nào cả. Hung thủ khai là không thích thái độ kênh kiệu của Thái Hiền. - Công an tìm ra nguyên nhân thầm kín của vụ án mạng kia không? - Thưa, hôm sau hung thủ được chở bằng xe bít bùng từ khám đường trung ương ra Công an Hàng Cỏ để thẩm vấn thì dọc đường xe bị chết máy, hung thủ dùng súng hăm dọa nhân viên an ninh và tẩu thoát. - Hừ, dùng súng! Hung thủ có súng! Hung thủ lấy súng ở đâu? - Thưa, lẽ thường phạm nhân bị khám xét cẩn mật. Trước khi lên xe, hung thủ đã qua phòng lục soát 15 phút đồng hồ, thế mà y vẫn giấu được khẩu côn 9. - Thưa, côn 9 là loại súng trần cồng kềnh, điều này chứng tỏ là y được đồng lõa hỗ trợ. - Công an khám phá ra bọn đồng lõa không? - Thưa không. Vì lẽ dễ hiểu, Công an phải nghe lệnh Phan Thiện. Quản đốc khám đường là đàn em của Phan Thiện. Tên tài xế lái xe đưa hung thủ ra công an cũng là đàn em của Phan Thiện. Kết quả là hai nhân viên bị đưa ra tòa lãnh án 5 năm khổ sai, thế thôi. Rồi nội vụ được dập tắt. - Theo nhân chứng, kẻ chủ mưu là ai? - Phan Thiện. Thưa, chỉ có thể là Phan Thiện. Hung thủ là cán bộ biệt kích của ông Hoàng ở Sài gòn. Theo tin mật, hung thủ đang ung dung sống ở Sài gòn, tòng sự trong nha Chuyên môn của sở Mật vụ. Phi Phan Thiện, không ai có thể bố trí cho hung thủ trốn vào Nam. Tẩu thoát đã khó, ẩn náu ở Hà nội càng khó hơn vì chính sách hộ khẩu của ta rất chặt chẽ. Trốn qua vĩ tuyến 17, lại khó hơn trăm lần. Phan Thiện đã toa rập với gián điệp miền Nam cứu hung thủ và thủ tiêu tang chứng quan trọng của sự phản phé. - Trong báo cáo gửi lên Trung ương Đảng, nhân chứng nói rằng tháng 1-1954, hội nghị tình báo Tây phương được triệu tập tại Ba lê, quyết định đưa nhân viên nhị trùng vào khu kháng chiến và Phan Thiện là một trong những nhân viên này, vậy nhân chứng đưa thêm chi tiết. - Thưa, theo hồ sơ, Phan Thiện lên tới tiền đồn công an của ta ở Thái Nguyên, đúng 9 giờ sáng 15-2-1954 và hắn rời Hà nội hồi 10 giờ đêm 14-2. Theo hồ sơ do KGB lấy được trong thư khố Phản gián Ba lê thì nội trong năm 1954, Tây phương đã gửi ra khu 5 cán bộ nhị trùng, trong đó có 2 nhân viên cao cấp. Trong 2 nhân viên cao cấp này, người thứ nhất mang bí hiệu G-6 từ Huế lẻn ra chiến khu Dương hòa, với nhiệm vụ hoạt động trong liên khu IV, còn người thứ nhì từ Hà nội lên Thái nguyên. - Nhân chứng còn thêm chi tiết quan trọng nào nữa không? - Thưa, hắn đổi tên G-7. Tôi không biết tên thật của hắn là gì, chỉ biết rõ ràng là hắn được lệnh rời Hà nội hồi 10 giờ đêm 14-2-1954. Nghĩa là cùng ngày, cùng giờ với Phan Thiện, và hắn cũng lên Thái nguyên như Phan Thiện. Trong ngày 15-2-1954 tiền đồn công an Thái nguyên chỉ tiếp nhận một nhân viên từ nội thành ra. Xin thưa, chỉ tiếp một nhân viên duy nhất. Phan Thiện. Ngoài ra, không còn ai nữa. Ai muốn vào khu phải qua trạm công an. Nhân viên nhị trùng G-7 của địch chỉ có thể là Phan Thiện. Nhờ miệng lưỡi xảo quyệt, hắn đã phỉnh gạt được đồng chí Trần quốc Hoàn và được giữ chức cố vấn điệp báo, đặc khu Nội thành, trước khi xuất ngoại sang Liên sô và Trung quốc để tu nghiệp cao cấp. Dĩ nhiên là trong thời gian ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Phan Thiện đã cung cấp tin tức cho gián điệp địch. Đại tá Bùi Vinh nín lặng, nhìn sang bên một cách kiêu hãnh. Mặt hơi tái, Phan Thiện ngước mặt lên bàn chánh thẩm. Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh dõng dạc: - Bị can Phan Thiện. Nhân chứng Bùi Vinh vừa đưa ra hai bằng chứng quan trọng, tạm đủ để đưa bị can lên đoạn đầu đài. Vụ Thái Hiền và vụ G-7. Nếu là tòa án nhân dân, hoặc tòa án quân sự thi sau khi nghe nhân chứng tố cáo cụ thể, Tòa chỉ hỏi bị can qua loa rồi tuyên án, và tuyên án tối đa. Vì đó là những chứng cớ quá rõ ràng. Song, đây là tòa án của Đảng, bị can là uỷ viên dự khuyết Trung ương lại là phó Vụ trưởng Lễ Tân chỉ huy ngành Phản gián nên Tòa cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Tòa cần nghe nhiều tiếng chuông cùng một lúc. Tòa cho phép bị can bào chữa. Bị can nghĩ ra sao về hai vụ Thái Hiền và G-7? Phan Thiện đứng dậy, giọng đều đều như học trò trả bài: - Thưa quý Tòa, trước khi ra trước vành móng ngựa này, tôi đã quyết định sẽ nói rất ít, để dành cho đại tá Bùi Vinh nói thật nhiều. Tôi chỉ trả lời ngắn ngủi. Lấy cớ quản đốc khám đường và tài xế xe chở phạm nhân là nhân viên của tôi mà kết tội tôi toa rập với hung thủ, cũng như với gián điệp địch là hoàn toàn phi lý. Sau nội chiến Tây ban Nha, Orlov nhân viên điều khiển công an Liên sô, bạn thân của thống chế Sit ta lin, tư lệnh lữ đoàn giải phóng quân Tây ban Nha, nghĩa là nhân vật hàng đầu của điện Cẩm linh, đã phản bội chế độ xã hội chủ nghĩa, trốn sang Hoa kỳ, đầu hàng kẻ thù. Nhưng sau đó bằng hữu của Orlov còn ở lại Liên sô, có ai bị buộc tội toa rập không? Xin thưa là không, trăm lần không. Tội ai làm, người nấy chịu. Tôi điều khiển cả trăm cả ngàn nhân viên, không thể chịu trách nhiệm về lỗi cá nhân. Bùi Vinh nói rằng kẻ giết Thái Hiền đang ở Sài gòn. Vậy xin hỏi tại sao Bùi Vinh không bố trí đưa hắn ra đây để đối chất? Chẳng qua Bùi Vinh mới là tay sai chính cống của gián điệp miền Nam. Vụ G-7 không khác vụ Thái Hiền là bao. Tôi là còng bộc trung thành và đắc lực của chế độ xã hội chủ nghĩa, địch không thể tha tôi sống. Tôi lại phá hỏng bộ máy tình báo của địch. Thế tất địch dùng phương pháp «cách sơn đả ngưu» gài tin tức sai lầm vào thư khố Ba lê, cho nhân viên nhị trùng lấy, để rồi từ KGB tới Hà nội. - Bị can muốn kết luận rằng KGB còn ấu trĩ ư? - Thưa, trong nghề điệp báo, không ai được nhận là già dặn cả. Hoạt động đã mấy chục năm nay, tôi vẫn tự thấy còn ấu trĩ. Vả lại, dùng tin tức giả, tài liệu giả, hình ảnh giả, nhân viên giả để đánh lừa, hoặc để chia rẽ hàng ngũ đối phương là kỹ thuật thông thường, cơ quan điệp báo nào trên thế giới cũng có. Riêng vụ Lễ Tân do tôi điều khiển cũng có một ban riêng, được mệnh danh là ban 2Đ, nghĩa là đầu độc bằng tin tức. Trong quá khứ, tôi đã bố trí cho tài liệu giả lọt vào tay nhân viên miền Nam hoạt động tại Hà nội. Trong quá khứ, tôi đã cho nhân viên của tôi trá hàng, vào Nam, tiết lộ một số bí mật của tôi. Mục đích là hy sinh còn săn sắt để bắt con cá rô. Và trong quá khứ, tôi đã thành công. Những sự thành công của tôi đã được tường trình đầy đủ lên Hội đồng An ninh và Ủy ban Trung ương, sợ quý Tòa nhàm tai, tôi không dám nhắc lại nữa. Và chính vì những sự thành công này mà tôi được Ủy ban Trung ương đồng thanh cử làm ủy viên dự khuyết, để rồi trong tháng tới, tôi sẽ thành ủy viên thật thụ. Tôi không dám lạm bàn vì biết quý Tòa hoàn toàn vô tư, hoàn toàn sáng suốt. Nếu quý Tòa cho phép, tôi xin nói rõ rằng chúng ta đã mất bao tâm huyết và xương máu để ngăn chặn khuynh hướng Sit ta lin trong hàng ngũ chúng ta, vậy chúng ta không thể dung tha cho kẻ học đòi Sit ta lin là Bùi Vinh dùng chứng cớ giả tạo để triệt hạ những đứa con trung thành của Đảng. Thưa quý Tòa, muốn giết đồng chí, Sit ta lin sai một nhân viên khai láo là y đã gặp con trai của Tờrốtky tại khách sạn Bristol, bàn mưu hạ sát các yếu nhân Sô viết. Kết quả là nhiều đồng chí bị hành hình oan uổng. Trên thực tế, khách sạn Bris- tol đã thành đống gạch vụn khi nhân viên của Sit ta lin nói láo là gặp con trai của Tờrốtky tại đó (1). Thống chế Toukhachevsky và 7 tổng tư lệnh Hồng quân bị hành quyết năm 1937 và bị kết tội là tư thông với Hit le. Sau này, người ta mới khám phá ra là Hit le đầu độc Phản gián Sô Viết bằng tài liệu giả, để mượn tay Sit ta lin hạ sát những người hữu công. Thưa quý Tòa, tôi không dám tự so sánh với thống chế Toukhachevsky, mà chỉ xin quý tòa xét lại. Xét lại để lột mặt nạ Bùi Vinh, nhân viên nhị trùng của địch, bịa đặt chứng cớ để thủ tiêu một nhân viên hữu công. Bùi Vinh chồm trên ghế, mặt đỏ vì giận dữ: - Đồ ngụy biện. Chánh thẩm xua tay: - Thong thả. Thôi, cho bị can ngồi xuống, Đại tá Bùi Vinh còn bằng chừng nào nữa? Bùi Vinh đứng nghiêm, giọng trịnh trọng: - Thưa, bị can đã chối tội một cách khôn ngoan, nhưng đó là sự khôn ngoan dại dột. Vì thưa quý Tòa, đó mới là những bằng chứng sơ khởi. Tôi xin trình thêm bằng chứng rõ rệt hơn nữa. Những bằng chứng rõ rệt này được ghi trong bản báo cáo tôi vừa nộp lên quý Tòa xong. Trân trọng xin quý Tòa gọi nhân chứng Lê Tùng để đối chất. Chánh thẩm nhìn xuống: - Lê Tùng. Lê Tùng dạ một tiếng khô khan, mặt xanh như tàu lá. Chánh thẩm đặt mục kính xuống bàn: - Anh là Lê Tùng. - Dạ. - Anh biết tới đây làm gì chưa? - Thưa chưa. - Lẽ ra, đại tá Bùi Vinh phải nói anh biết. Anh là nhân viên điệp báo Miền Nam tình nguyện ra đây phục vụ. Nếu quả thật anh tình nguyện, anh sẽ được trọng đại. Nhưng nếu anh giả vờ tình nguyện, chúng tôi sẽ không tha thứ. Tuy nhiên, phiên tòa nội bộ này là cơ hội duy nhất, cũng là cơ hội cuối cùng cho anh trở về con đường chính. Anh nên khai thật, chỉ khai sự thật. Nhân danh Ủy ban Trung ương và Hội đồng An ninh, tôi hứa châm chước nếu quả thật anh là nhị trùng có nhiệm vụ ly gián. - Thưa quý Tòa, tôi hoàn toàn thành thật từ trước đến nay. - Nói tóm lại, anh không phải là nhị trùng. - Không. Ngàn lần không. - Anh coi chừng. Chúng tôi còn một số nhân chứng khác nữa, có thể phối kiểm lời khai của anh. Một lần nữa, Tòa hỏi anh: anh đã khai đúng hay sai? - Khai hoàn toàn đúng. - Được, thế là xong thủ tục đầu tiên. Tòa trao lời cho đại tá Bùi Vinh. Bùi Vinh nhìn giữa mặt Lê Tùng: Lê Tùng nhún vai: - Tôi đã giải thích đến lần thứ mấy rồi? - Giờ đây, anh phải giải thích trước Tòa. Nguyên nhân có phải là bất cẩn không? - Nói chung, nguyên nhân quan trọng nhất là bất cẩn. Bất cẩn trong việc sửa soạn kế hoạch. Bất cẩn trong việc thực hiện kế hoạch. - Yêu cầu anh nói rõ hơn. Họ chết vì bất cẩn phải không? - Không. Họ chết, có lẽ vì do người khác bất cẩn. - Người khác là ai? - Điều này tôi không biết. Họ thường vâng theo lệnh trên, hoặc là lệnh của cấp chỉ huy trực tiếp ở Bắc Việt, hoặc là lệnh của ông Hoàng. Họ chỉ được biết giờ nào tới địa điểm để đáp tàu, đáp bằng cách nào, trong những điều kiện nào. Nghĩa là họ như cái máy. Sau khi họ thiệt mạng, tôi mở cuộc điều tra thì thấy họ đều răng rắc tuân theo chỉ thị. - Của ai? - Của ông Hoàng. - Vậy tại sao họ thiệt mạng? - Vì nội tuyến. - Theo anh, nội tuyến là ai? - Riêng ông Hoàng được biết rõ tên các nội tuyến ở phía Bắc. Tôi chỉ là nhân viên thừa hành. - Cả thấy có bao nhiêu nội tuyến? - Con số này được giữ hoàn toàn bí mật. - Anh nghi ngờ ai không? - Nghi ngờ là truyền thống của ngành điệp báo. Tuy nhiên, trong trường hợp 3 nhân viên của - Hầu hết nhân viên của anh tại Bắc Việt, đều bị thiệt mạng trong khi tìm cách xuất nhập. Tại sao? tôi là 307, 308, 309 bị giết, tôi khó thể có thái độ rõ rệt vì ông Hoàng không cho tôi biết họ liên lạc với Sài gòn theo thể thức QSZ hay QFR. - QSZ và QFR? - QSZ là liên lạc trực tiếp với văn phòng vô tuyến của ông Hoàng bằng điện đài cá nhân. Mỗi tổ tình báo ở phía bắc giới tuyến được trang bị một điện đài cá nhân. 307, 308 và 309 hoạt động lẻ loi nên tôi không rõ họ có điện đài cá nhân hay không. Còn QFR là liên lạc qua trung gian. Nếu là liên lạc QFR thì nội tuyến phải ở trong hệ thống giao liên. - Trong hành trang của 3 nhân viên bị giết, công an đã tìm thấy điện đài. - Như vậy, nghĩa là họ liên lạc theo thể thức QSZ. - Nghĩa là không thể có nội tuyến? - Có chứ. Trong trường hợp này, có hai hình thức nội tuyến: nội tuyến ở tổng hành doanh Sài gòn, và nội tuyến ở Hà nội. Theo tôi, nội tuyển khó thể hoạt động tại Sài gòn, vì ban nhận điện khác với ban mật điện. Ban nhận điện tọa lạc trong trung tâm tầm đài D-Fing (1) ở Phú Lâm. Những bức điện nhận được đều được chuyển trong va li khóa 3 nấc tới ban mật điện. Tại đó, điện được trao tận tay cho phòng dịch điện. Mật điện của điệp viên ở Miền Bắc đều được đưa cho phòng dịch điện bằng máy điện tử của ông Hoàng do nữ bí thư Nguyên Hương đích thân phụ trách. Theo chỗ tôi biết, ngoài Nguyên Hương, Văn Bình và ông Hoàng ra, không ai được bén mảng tới phòng dịch điện đặc biệt. Cho nên, tôi có đủ lý do tin tưởng là sự tiết lậu không phải ở Sài gòn. - Tất sự tiết lậu phải ở Hà nội. - Tôi cũng suy diễn như vậy song không có đủ điều kiện khám phá. - Theo anh, nội tuyến này phải ở cấp nào? - Phải ở cấp điều khiển trong guồng máy chính quyền. Có thể ông Hoàng hy sinh 3 nhân viên để bảo về nội tuyến. 3 nhân viên Z là vật báu của Sở. Ông Hoàng không thể hy sinh 3 nhân viên Z để bảo vệ một nội tuyến trung cấp. Tôi có cảm tưởng rằng người nào thường có liên lạc mật thiết với 307, 308 và 309 chính là nội tuyến. - Hoàn toàn đồng ý với kết luận của anh. 307, 308 và 309 đều ăn lương của Phản gián. Mà người chỉ huy Phản gián thường gặp họ là bị can Phan Thiện hiện có mặt trong phòng này. Anh có đồng ý với tôi rằng Phan Thiện là người ấy không? - Tôi không thể xía vào nội bộ của các anh. Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh ngắt lời: - Lê Tùng, anh cần suy nghĩ chín chắn trước khi trả lời. Anh có đồng ý rằng nội tuyển trong vụ này là bị can Phan Thiện không? Lê Tùng lắc đầu: - Tôi không thể nói không hoặc nói có. Tôi bán tin cho các ông, thế thôi, ngoài ra, tôi không có quyền, và không thích kết luận. Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh nói: - Anh không kết luận là phải. Thôi được, đại tá Bùi Vinh tiếp tục. Bùi Vinh lại quay về phía Lê Tùng: Thiếu 210 - 234 - Tôi muốn anh trình với Tòa về mối tình giữa anh và nữ nhân viên giao liên Y.43. Lê Tùng thở dài, giọng buồn xa xăm: - Hơn một lần, tôi đã xin anh để cho nàng yên. Dầu sao, nàng đã thành người thiên cổ. Tôi không được phép quật mồ xác chết. Tôi van anh lần nữa... - Anh quen nàng trong trường hợp nào? - Ra Bắc, tôi được lệnh tiếp xúc với nhân viên giao liên Y.43. Đến khi gặp gỡ, tôi mới biết Y.43 là phụ nữ. - Khá đẹp. - Vâng. - Bao nhiêu tuổi? - 22. - Nàng yêu anh, hay anh yêu nàng trước? - Tôi không nhớ rõ. Theo nội quy, tôi không được thân mật với nhân viên phụ nữ. Nàng cũng vậy. Song không hiểu sao chúng tôi lại thân mật với nhau. Tôi không hề tỏ tình với nàng, nàng cũng không hề nói với tôi là nàng yêu tôi. Nhưng trên thực tế, chúng tôi yêu nhau đắm đuối. Thoạt đầu, chỉ là những cuộc hẹn hò tầm thường... song, anh còn lạ gì, nghề tình báo là nghề ban đêm, chúng tôi lại phải gặp nhau trong phòng vắng, tại nơi kín đáo. - Ở đâu? - Đau lòng tôi lắm, anh ơi! - Anh phải nói. Nói hết. Vì cuộc tình duyên giữa anh và Y.43 là bố đuốc soi sáng sự thật. - Ở Hàng Buồm. Tôi có một căn phòng bí mật ở lầu ba cuối phố Hàng Buồm. Tôi thuê của một cặp vợ chồng Minh hương. Mỗi khi rỗi rãi, tôi thường hẹn nàng tới đấy. - Còn tới đâu nữa? - Một căn phòng khác ở gần trạm xe điện Kim liên. - Anh biết đời tư của nàng không? - Không. - Anh nói dối. - Dĩ nhiên, trong những phút đầu gối, tay ấp, nàng đã tâm sự với tôi, song chưa bao giờ nàng nói rõ gia cảnh. - Hừ, để tôi nói anh nghe cho đỡ ấm ức. Nàng cao 1th55, nặng 41 kí lô, mắt to và đen, mũi dọc dừa, da trắng như trứng gà bóc, môi trái tim, hai răng chó xinh xắn, một nút ruồi thiên nhiên ở má trái, hai nút ruồi đỏ ở... vú. - Té ra anh là... - Đừng hỗn xược. Con người vô sản thuần túy như tôi không sống mèo mả gà đồng như giai cấp tiểu tư sản các anh. Không, nàng không phải là người yêu của tôi. Mà là nhân viên. Phải, nhân viên nhị trùng. Nàng yêu anh thật đấy, song nàng vẫn phải làm tròn bổn phận do tôi giao phó. Đêm ấy, tôi dự định bắt anh thì Phan Thiện đã ra tay trước. Hắn bắt nàng trước khi nàng dẫn tôi đến chỗ hẹn. Phan Thiện bắt Y.43 là để cứu anh. Phan Thiện cứu anh vì hắn cũng là nhân viên của ông Hoàng. Lê Tùng bàng hoàng, bồ hôi lấm tấm trên trán. Không thèm để ý tới chàng, Bùi Vinh hướng lên bàn chánh thẩm, giọng sang sảng: - Thưa, xuyên qua những bằng chứng vừa được trình bày, quý Tòa đã thấy rõ vai trò của Phan Thiện. Tôi còn thêm nhiều bằng chứng khác nữa. Bộ Tổng tư Lệnh biệt phái tôi sang vụ Lễ Tân sau khi phủ Chủ tịch nhận được một số tin tức cho biết Phan Thiện là tai sai nằm lì của địch. Âm thầm nhưng kiên nhẫn, tôi gài người tôi một vài nơi quan trọng, với ý định bắt Phan Thiện quả tang. Nhưng hắn là con cáo thành tinh. Thiếu tá Phan Lộ, cộng sự viên của tôi, bắt được 307 tại Bến Hải, và nắm được một số bí mật thì bị đầu độc chết trên đường về Hà nội. Hắn sai giết Phan Lộ vì sợ tôi khám phá ra sự thật. Hắn lại sai giết viên đội trưởng duyên hải ở Cửa Tùng mặc dầu nạn nhân là đàn em trung thành của hắn. Vì sợ tôi biết rằng cuộc phục kích ngoài bãi biển mang tính chất hoàn toản giả tạo. Thưa quý Tòa, rõ ràng Phan Thiện là tay sai của gián điệp miền Nam. Đáng lý ra dùng phi cơ đưa 307 và 308 về Miền Nam thì ông Hoàng lại bắt họ vượt sông Bến Hải, và 308 lại bị ông Hoàng lừa vượt khúc sông được chúng ta canh phòng nghiêm mật nhất. Đáng lý ra tàu ngầm xì gà phải vào sát bờ đón 309 thì lại đậu ngoài khơi, cho xuồng cao su vào, điều này chứng tỏ rằng ông Hoàng biết trước cuộc phục kích. Cuộc phục kích đó ông Hoàng ra lệnh cho Phan Thiện tổ chức để giết 309. 3 nhân viên ưu tú 307, 308, 309 bị hy sinh là để gia tang uy thế của Phan Thiện trong guồng máy phản gián Miền Bắc. Nếu bộ Tổng tư lệnh thiếu sáng suốt, không cử tôi sang phụ tá Phan Thiện để coi chừng hắn từng giây, từng phút, thì ngày nay Miền Bắc thân yêu của chúng ta đã biến thành giang sơn của ông Hoàng. Phan Thiện xảo quyệt lắm! Nghe phong phanh tôi gửi báo cáo lên Trung ương, hắn lạm quyền chỉ huy bắt giam tôi. May nhờ sự phán xét sáng suốt của Trung ương, tôi được trả tự do và Phan Thiện tạm thời vào khám. Hắn vào khám chưa đủ đền tội. Hắn phải bị tử hình. Từ hình vì đã ăn lương của địch để phá hoại nước Việt nam dân chủ cộng hòa... Chánh thẩm ngắt lời: - Đại tá vừa nói là bị can ăn lương của địch? Mặt đại tá Bùi Vinh sáng rực: - Vâng, bị can Phan Thiện đã ngửa tay nhận lương của địch. Nếu tôi không khám phá ra kịp thời, Phan Thiện còn tác hại gớm ghê hơn nữa. Sự phản bội hèn hạ của hắn có thể xô đẩy hệ thống an ninh của ta vào vòng suy sụp... Chánh thẩm lại khoát tay: Tòa muốn đại tá đưa bằng cớ. Bị can Phan Thiện nhận tiền của ai, và nhận cả thảy bao nhiêu tiền? Bùi Vinh nói với Lê Tùng: - Anh hãy khai sự thật với Tòa. Lê Tùng tỏ vẻ ngạc nhiên: - Tôi chưa hề khai rằng Phan Thiện lãnh tiền của ông Hoàng. - Vậy anh vâng lệnh ông Hoàng chuyển ngân qua Vạn tượng, Hồng kông và Nam vang bao nhiêu? - Tôi đã nói rồi. - Bây giờ, phiền anh nhắc lại. - 45.000 đô la Mỹ trong vòng 3 tháng. - Có hột soàn không? - Có. 8 hột, trị giá tổng cộng 22.000 đô la nữa. - Nghĩa là cả đô la và hột soàn là 67.000 đô la. - Phải. Chánh thẩm Nguyễn chí Thanh đập tay xuống bàn: - Lê Tùng! Anh trao tiền và kim cường cho bị can Phan Thiện phải không? Lê Tùng đáp: - Không. - Hừ, vậy anh trao cho ai? - Cho Nêlô, Sambát và Phumê. - Ba người này là ai? - Có lẽ là một người. Phan Thiện chồm dậy phản đối: - Trân trọng lưu ý quý Tòa. Bùi Vinh sẽ tìm cách kết luận rằng Nêlô, Sambát và Phumê là tôi. Kỳ thật... Chánh thẩm lớn tiếng: - Yêu cầu bị can ngồi xuống và giữ thái độ kính trọng tòa án. Khi nào Tòa cho phép, bị can mới được phép nói. Lần sau, nếu còn tự tiện sẽ bị đuổi ra ngoài, không còn dịp nào bào chữa nữa. Lê Tùng! Căn cứ vào đâu anh dám nói Nêlô, Sambát và Phumê là một? - Trong cuộc thẩm vấn đầu tiên tại Hồng kông, tôi chưa dám kết luận rằng ba người này là một, nhưng mấy ngày gần đây, lục lại trí nhớ, tôi nhận thấy có lẽ đúng. Vì cô Huệ Lan, nhân viên ban H-4, được lệnh xếp chung ba vụ trả lương này vào một hồ sơ. - Việc sắp xếp hồ sơ trả lương ra sao? - Thưa trên nguyên tắc, mọi nhân viên được đánh một hồ sơ riêng. - Nhân viên được mang nhiều tên khác nhau hay chỉ được mang một tên thôi? - Trên nguyên tắc, họ phải mang nhiều tên giả. Nhất là nhân viên nhị trùng hoạt động tại Bắc Việt. Chánh thẩm ngoảnh sang Bùi Vinh: - Đại tá có bằng chứng nào về việc Nêlô, Sambát và Phumê là bị can Phan Thiện? - Thưa, Lê Tùng gửi tiền tại ngân hàng Đông kinh ở Vạn tượng ngày 15-8, tại ngân hàng Anh quốc ở Hồng kông ngày 11-9, tại ngân hàng Pháp-Hoa ở Nam vang ngày 5-10. Và tiền đã được rút ra hai, hoặc ba ngày sau. Thưa quý Tòa, tôi đã yêu cầu Lê Tùng, viết thư cho các ngân hàng kể trên, và họ đã trả lời. Bản chính của thư trả lời đang được để trước mặt quý Tòa. Tôi xin mạn phép quý Tòa để đọc một bức thư do Lê Tùng gửi cho ngân hàng Đông kinh và thư trả lời của ngân hàng này. Mani ngày... Kính gởi ông Giám đốc Ngân hàng Đông kinh Vạn tượng Lào quốc Thưa ông Giám đốc, Cách đây 15 ngày, tôi viết thư cho quý ngân hàng để hỏi về kế toán trương mục của tôi. Có lẽ vì thư bị thất lạc nên không thấy quý ngân hàng phúc đáp. Sáng mai, tôi đi Hồng kông va sẽ lưu lại đó một tháng. Tôi trân trọng yêu cầu quý ngân hàng gởi tới khách sạn Vanda, số 3 đường College Road, phòng 215, cho tôi biết số kết toàn kể trên. Trân trọng, Mita. Và sau đây là thư trả lời. Vạn tượng ngày... Kính gởi ông Mita. Chúng tôi rất tiếc là không nhận được quý thư đầu tiên nên không thể trả lời đúng kỳ hạn. Thể theo lời quý ông yêu cầu, chúng tôi xin gửi đến khách sạn Vanda: Ngày 18-8, ông Nêlô đã tới ngân hàng, rút 12.000 đô la. Hiện nay, trương mục số AZ. 3452 của quý ông còn lại 765 đô la. Tin tưởng đã làm quý ông vừa lòng. Trân trọng. Ấn ký: Giám đốc Ngân hàng Đông kinh. Thưa quý Tòa, 2 phúc thư kế tiếp của ngân hàng Anh quốc và Pháp-Hoa cũng được viết theo lề lối tương tự. Những phúc thư này chứng tỏ 45.000 đô la và 8 viên kim cương đã được lấy khỏi các ngân hàng ngày 18-8, 12-9 và 8-10. - Phan Thiện đích thân tới ngân hàng? - Thưa vâng. Phan Thiện xuất ngoại từ trung tuần tháng 8 đến trung tuần tháng 10, qua các nước Ai lao, Căm pu chia, Mã lai á, Ấn độ, Pa kít tăng, Nêpan, Miến điện, Hồng kông, Nhật Bản, Triều tiên và trước khi hồi hương, ghé lại Trung quốc và Căm pu chia. Mục đích của chuyến đi này là thanh tra hệ thống điệp báo của ta. Phan Thiện đã lợi dụng một công đôi việc. Lợi dụng chuyện thanh tra để lãnh lương của ông Hoàng. Theo báo cáo của các cơ sở ngoại giao công khai và tiểu tổ tình báo bí mật của ta gửi về thì Phan Thiện đã cáo ốm để ở lại khách sạn ngày 18-8 tại Vạn tượng, ngày 12-9 tại Hồng kông và ngày 8-10 tại Nam vang. Hắn cáo ốm để lén ra ngân hàng... Một sự yên lặng ghê gớm đè nặng xuống phiên tòa. Mặt chánh thẩm đang hồng hào bỗng đỏ gay. Phan Thiện cúi đầu giữa hai người gác đeo súng lục. Chánh thẩm cất tiếng: - Bị can Phan Thiện? Chứng cớ đưa ra đã quá đầy đủ, Tòa không muốn kéo dài thêm nữa. Bị can còn muốn nói điều gì nữa không? Nếu không, Tòa sẽ gọi thêm nhân chứng. Giọng Phan Thiện run run: - Một lần nữa, xin các đồng chí xét lại cho tôi nhờ. Oan tôi lắm, các đồng chí ơi... Gián điệp đế quốc đã bịa đặt chứng cớ để diệt tôi. Thật là tình ngay lý gian... Chánh thẩm sẵng giọng: - Bị can không được phép gọi Tòa là đồng chí. Cảnh vệ đâu? Đưa nhân chứng vào. Mọi người đều quay lại cánh cửa hong. Lê Tùng bàng hoàng như bị đánh vào gáy. Chàng không ngờ. Thật vậy, chàng không thể ngờ nàng lại là nhân chứng. Chàng không thể ngờ nàng có mặt tại Hà nội. Trước khi rời Tân sơn Nhất, chàng đã khẩn khoản yêu cầu Lê Diệp trình lại với ông Hoàng là chàng sẵn sàng hy sinh cho đại cuộc, song nàng phải được để ở ngoài nội vụ. Vì nàng là người đàn bà đáng thương. Vì nàng là người đàn bà vô tội. Lê Diệp đã cam kết với chàng. Song sự thật bằng xương bằng thịt trước mắt đã xác nhận một cách hùng hồn rằng Lê Diệp đã lừa chàng. Văn Bình đã lừa chàng. Chú thích: (1) Nhân viên NKVD Sô viết này là Goltsman. Vâng lệnh Sit ta lin, y khai là gặp Sedov, con trai của Trotsky năm 1922 tại khách sạn Bristol, Copenhague, Đan Mạch. Sự thật là năm 1917, khách sạn này đã bị phá hủy. (2) vấn để D-Fing đã được giải thích cặn kẽ trong bộ tiểu thuyết Gián điệp Siêu hình, đã xuất bản.