Người mới tập TCQ thường bị mõi hai chân là hiện tượng bình thường ; ở những người thể chất suy nhược hoặc chưa từng luyện tập quyền thuật thì hiện tượng này rất rõ rệt. Ðây là hiện tượng tất nhiên phát sinh rất thường, không có gì đáng ngại. Nguyên cớ phát sinh sự đau mõi có thể kể ra là:1. Bởi lẽ một trong các đặc điểm của TCQ là hạ chi phân hư thực, trọng lượng của thân thể thường do một chân gánh chịu. Sự gánh chịu này không phải chỉ do một mình xương cốt mà còn do ở chân loạn khúc (gập cong), độ căng thẳng của bắp thịt khi co rút tăng lên cao ; sự biến đổi từ thức này sang thức kia rất chậm rãi tức là thời gian kéo dài, sự chịu đựng của bắp thịt gia tăng khiến cho có cảm giác đau mõi. Trên mặt sinh lý học mà nói, sự vận động của chân như vậy rất dễ làm tăng gia phế lao tố (như cơ toan, lân toan). Sự mệt mõi này đòi hỏi một thời gian nhất định nào đó mới khôi phục được.2. Sự vận động của TCQ, không giống như hoạt động hàng ngày, như sự mại bộ (đi bước chân) cùng với sự đi đứng bình thường không giống nhau ; vận động khác lúc bình thường đối với người mới học lại càng khác với thói quen cho nên khi vận động mau thấy mõi mệt.3. Dụng kình trong TCQ khác với sự dùng sức thông thường (xem câu số 36), đặc điểm của TCQ vốn dĩ như thế không khác được. Người mới học muốn đem cái lực bắp thịt của mình biến thành cái lực theo quan điểm của TCQ (ngôn ngữ thường nói là "hoán kính"-đổi kình) không phải là dễ, mà phải trãi qua một thời gian luyện tập chuyên cần đúng đắn (ít lắm cũng dăm ba tháng, nhiều thì một hai năm), vào lúc đổi kình, đặc biệt là lúc đổi kình đầu tiên, hai chân thường có cảm giác đau mõi.Ðễ giãm bớt phần nào sự đau mõi, nên chú ý vài đìểm sau đây:1- Lúc chưa chính thức luyện quyền cần phải làm các động tác chuẩn bị..2- Lượng vận động tùy điều kiện thể chất mỗi người. Lượng vận động và thời gian cần tăng dần, chớ đừng tham nhiều, hiếu thắng, tránh sự vận động quá độ gây mệt mõi thái quá.3- Chớ xem nhẹ sự vận động chĩnh lý sau khi đi quyền, như tãn bộ chậm chậm,...(xem câu 45).4- Sau khi luyện, nên dùng nước nóng rửa chân (hoặc tắm), vì nước nóng làm máu huyết lưu thông, gân thịt thư triển, giúp cơ thể mau khôi phục.5- Làm ma xát, mỗi lần tập xong tự mình ma xát thân thể nhè nhẹ, chân thì nên chà xát nhiều lần hơn, có thể giúp giãm thiểu sự mệt mõi.Các biện pháp vừa nêu chỉ có tính cách hổ trợ, có thể làm bớt mệt mõi một cách tương đối, không làm cho sự mệt mõi di hại chớ không thể nào giải quyết tận căn bản của sự đau mõi được. Cần biết rằng đau mõi không phải là hiện tượng bệnh lý, mà là hiện tượng sinh lý. Khi luyện đến một trình độ nhất định, hiện tượng này tự nhiên biến mất.