Vì Sao Cần Phải Kết Hợp Hô Hấp
Với Ðộng Tác ? Ý Nghĩa Chủ Yếu Của Nó Là Gì ?

Sự hô hấp có tính quy luật trong khi vận động là một đặc điểm chủ yếu của TCQ. Ðể làm sáng tỏ ý nghĩa này, trước hết cần nói rõ (a) Cái ảnh hưởng của sự hô hấp đối với sức khõe, và (b) Sự quan trọng của hô hấp trong vận động TCQ.
(a) Hô hấp là hai phương diện hít thu dưỡng khí và thở ra thán khí của cơ thễ. Dưỡng khí được hít vào càng nhiều, ích lợi cho cơ thể càng tăng. Do đó, trong khi vận động, sự gia tăng dung lượng khí trao đổi do sự hô hấp chính là một vấn đề then chốt. trong lúc chúng ta ở trạng thái tương đối an tĩnh, thì mỗi phút số lần hô hấp ước chừng 16 đến 18 lần. Nhờ hô hấp mà dung lượng khí trao đổi ước chừng 350 Cm3. Dung lượng trao đổi này trong trạng thái an tĩnh tương đối không phải luôn luôn đũ dùng. Bởi vì trong lúc chúng ta lao động thể xác hoặc vận động thân thể, không phải chúng ta chỉ cần hấp thụ nhiều dưỡng khí, mà cả đến sự Oxy-hóa và sự phân giãi của oxygen cũng tăng gia rất nhiều, dung lượng khí trao đổi trong cả hai buồng phổi có thể tăng lên đến 1200 Cm3. Do đó, sự vận động thể dục và sự lao động thân xác trong tương quan với việc nâng cao lượng trao đổi khí của phổi, nghĩa là làm thể chất mạnh khõe, có một tác dụng cực kỳ trọng yếu.
(b) Sự luyện tập TCQ đòi hỏi phải kết hợp sự hô hấp với động tác. Sự đòi hỏi này thật là thỏa đáng. Vì sao? Bởi vì TCQ nắm được cái chìa khóa quan trọng mở được cánh cửa đi vào sức mạnh của thể chất. Nội dung của chìa khóa ấy ít nhất gồm có ba ý nghĩa sau:
1. Rèn luyện cơ hô hấp, gia tăng hoạt lượng của phổi (phế hoạt lượng):
Cơ hô hấp bao gồm luôn các bắp thịt của các bộ phận mạng ngực (hoành cách mô) và cơ giữa hai sườn. Mạngngực co rút lại khiến cho xoang ngực nở lớn ra, cơ ở giữa hai sườn (tầng ngoài) co rút lại làm cho xoang ngực nở to ra. Như vậy, xoang ngực nở lớn làm cho phổi nở nang, dung lượng khi trao đổi tự nhiên tăng gia. Phế hoạt lượng là cái gì? Khi ta hít vào một hơi một cách đầy đủ, rồi lại thở hết hơi ấy ra, thì cái dung lượng khí mà phổi đã dung nạp ấy gọi là phế hoạt lượng. Phế hoạt lương có thể tăng gia nhờ sự luyện tập. Về mặt biểu khán, động tác TCQ trông thì chậm chạp, nhưng lượng vận động lại không ít, do đó cũng làm tăng gia lượng khí trao đổi khi hô hấp.Nhưng điều đáng nói là cái ưu điểm nổi bật hẳn của TCQ, là ở chổ thay đổi một cách có ý thức số lần hô hấp và mở rộng phế hoạt lương, làm cho sự hô hấp và động tác phối hợp lại. Hơn nữa, phải hô hấp cho đúng phép " sâu, dài, đều, im " (Thâm, trường, quân, tĩnh). Cứ luyện tập bền bĩ như vậy, thì tự nhiên phát triển được cơ hô hấp, tăng gia được phế hoạt lượng. Sự phát triển và tăng gia này có một tác dụng rất tốt đẹp đối với sự cải tiến cơ năng và tình trạng lành mạnh của khí quan hô hấp.
2. Ðạt đến mục đích "Hấp khí dưỡng thần":
" Thần " chính là hệ thống thần kinh, đúng hơn nữa là bộ phận cao cấp của hệ thần kinh tức là não. Khi vận động, do sự tăng cường tác dụng tân trần đại tạ, mà nhu cầu về dưỡng khí tương đối nhiều. Luyện tập TCQ đòi hỏi nâng cao dung lượng khí trao đổi của phổi một cách có ý thức. Trên thực tế, lượng dưỡng khí thu vào này lớn hơn mức đòi hỏi cần thiết của thân thể, do đó các bộ phận trong thân thể, và nhất là não, hấp thụ dưỡng khí một cách sung túc, làm cho thần khí thanh sãng (tinh thần, ý chí trong lành và khoan khoái). Như vậy, chính là đạt đến mục đích "Hấp khí dưỡng thần".
Mặt khác khi luyện tập TCQ còn phải thực hiện được yêu cầu "Ðộng trung cầu tĩnh", "Tĩnh" là làm cho các bộ phận của thân thể, nhất là não bộ, trở nên êm đềm, yên ấm, làm cho tốc độ chuyển hóa không quá nhanh, lượng tiêu hao cũng có thể giảm thiểu. Ðồng thời, do ảnh hưởng của phương thức hô hấp đặc thù trong sự vận động TCQ, tốc độ tuần hoàn của máu tăng nhanh, làm cho các bộ phận của thân thể, nhất là não, hấp thụ dưỡng liệu và oxygen nhiều hơn, và mặt khác chất dinh dưỡng và oxygen trong cơ thể bị tiêu hao ít hơn, điều này rõ rệt là cải tiến trạng huống của thể chất. Ðồng thời trong lúc vận động, đại bộ phận của lớp võ ngoài của đại não (đại não bì tằng) bị đặt trong trạng thái ức chế, do đó đại não có cơ hội nghĩ ngơi rất bổ ích, đây là bước đưa đến "Dưỡng thần". Cái kết quả dưỡng thần đạt được từ phương thức này, so với phương cách nghĩ ngơi thông thường khác, là cao hơn nhiều, bởi vì kết quả ấy là kết quả thu lượm do ở sự phát triển cái tác dụng tích cực của sự vận động. Phàm những bệnh tật nào liên quan đến hệ thần kinh, sẽ chuyễn biến tốt đẹp một cách từ từ, như các bệnh suy nhược thần kinh, mất ngũ, di tinh, huyết áp cao,...., sẽ dần dần biến mất nhờ luyện tập TCQ.
3. Tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể, xúc tiến (làm nhanh hơn) sự tuần hoàn của máu:
"Thực hiện sự hô hấpvà sự vận động một cách tương ứng cũng có thể gia tăng sự hồi lưu của tĩnh mạch, thí dụ như lúc hít vào, dung tích của lồng ngực lớn ra,áp suất nội bộ tăng cao, kết quả là áp lực trên tĩnh mạch ở soang trên dưới giảm bớt, sự hồi lưu của tĩnh mạch nhanh hơn. Trong quá trình luyện tập TCQ, điểm này biểu hiện rất là rõ rệt. Khi tập TCQ, toàn thân buông lõng không căng thẳng, hơn nữa lại kết hợp một cách có ý thức hô hấp với vận động, như thế mới có thể làm cho hô hấp thuận với tự nhiên. Hiệu quả của sự hô hấp sẽ tăng gia, nói khác đi, chính là sự tuần hoàn của máu và chất bạch huyết tăng nhanh hơn một cách tốt đẹp."
"Ngoài ra trong TCQ, sự hô hấp đòi hỏi phải sâu, phải "Khí trầm đan điền" nữa, đây chính là một loại hô hấp bằng hoành cách mô. Phương thức hô hấp này, trên bình diện y liệu và dưỡng sinh, có tác dụng rất hữu ích. Sự co rút và dãn nở của các cơ hoành cách và các cơ bụng làm cho áp lực trên bụng không ngừng thay đổi. Lúc phúc-áp tăng cao, tĩnh mạch trong xoang bụng chịu tác dụng của áp lực sẽ đem máu về tâm-phòng (tâm thất) phải, ngược lại lúc phúc áp giảm thiểu, máu lại đi về xoang bụng. Như vậy là cải thiện trạng huống tuần hoàn của máu. Thêm vào đó, sự vận động của hoành cách mô làm cho gan được xoa bóp, làm tiêu trừ sự ứ huyết ở gan và cải thiện công năng của gan ". (Trích từ bài 'Cơ sở sinh lý học của TCQ' của Khúc Miên Thành ).
Cho nên, sự kết hợp hô hấp với sự vận động của TCQ có một ý nghĩa dưỡng sinh rất rõ rệt và chắc chắn.