2.17. Sau ngày 4-6, Đặng nói với nhân dân hai câu: Dẹp động loạn là hoàn toàn cần thiết; chính sách cải cách mở cửa giữ vững không thay đổi
Ngày 4.6.1989, Đặng Tiểu Bình dùng biện pháp đặc biệt dẹp bỏ cuộc động loạn kéo dài 50 ngày. Biện pháp này xét về ổn định việc cải cách, đúng là đã dẹp bỏ được sự quấy nhiễu cải cách, nhưng đồng thời cũng đặt Đặng trước sự chỉ trích về đạo đức. Trước hết là nói với nhân dân thế nào đây.
Đặng đã nói hai câu:
1) Dẹp tan động loạn là hoàn toàn cần thiết.
2) Chính sách cải cách mở cửa giữ vững không thay đổi.
Hai câu nói trên là nhân quả của nhau. Dẹp động loạn để giữ sự ổn định, vì Trung quốc không cho phép làm loạn, làm loạn thì không thể làm được việc gì nữa, cải cách mở cửa có thể tiêu tan. Như vậy cần đẩy mạnh cải cách mở cửa để chứng minh dẹp động loạn là cần thiết. Vì vậy, Đặng phải gấp rút dựng nên hình tượng cải cách mở cửa, làm mấy việc cải cách mở cửa để nhân dân thấy, khiến nhân dân yên tâm. Đặng hy vọng dùng biện pháp đó để vượt qua chướng ngại, vì ông phát hiện thấy trong động loạn có đủ thứ khẩu hiệu, nhưng không có khẩu hiệu chống cải cách mở cửa. “Học sinh chẳng qua chỉ đề ra yêu cầu tiếp tục cải cách, mà chúng ta thì cải cách thực sự. Như vậy là hợp, mọi vướng mắc sẽ tự nhiên tiêu tan”
Có những người nghĩ khác. Họ cho rằng động loạn là do cải cách mở cửa tạo nên, nên chủ trương áp dụng phương châm thu hẹp cải cách. Sau ngày 4-6, bận vào việc thanh trừ, vận chuyển, xử lý, tăng cường khống chế, không đi sâu tìm căn nguyên của diễn biến hòa bình và tự do hoá từ trong lĩnh vực kinh tế. Theo nếp nghĩ đó, chỉ có đình chỉ cải cách mở cửa, quay về những năm tháng đấu tranh giai cấp, mới tiêu trừ được động loạn về căn bản. Rõ ràng, đó không phải là cách dẹp bỏ chướng ngại, mà là càng đào sâu hố ngăn cách.
Đặng không phủ nhận quan hệ nhất định giữa cải cách và động loạn, nhưng ông không quy động loạn cho cải cách, mà chỉ tìm nguyên nhân ở những sai lầm trong cải cách. Sai lầm lớn nhất của mười năm cải cách là ở giáo dục: Không giáo dục tốt bốn nguyên tắc cơ bản cho nhân dân, cho thanh niên và đảng viên. Như vậy, hiện nay bên tay đó cần phải cứng lên. Nhưng không thể vì bài học động loạn mà rút ra kết luận phủ nhận cải cách.
Cái thông minh của Đặng là chú ý tìm nguyên nhân từ trong đảng. Một trong những nguyên nhân phát sinh động loạn là hiện tượng hủ bại nảy sinh. “Những kẻ có dụng tâm riêng, đã đề ra khẩu hiệu chống hủ bại, chúng ta cũng cần tiếp thu những lời đó như những ý tốt”. Đặng đốc thúc ban lãnh đạo mới cần nhanh chóng làm một số việc chống hủ bại, làm cho rõ ràng để tâm lý nhân dân thăng bằng lại. Với những quần chúng tham gia gây rối, Đặng chủ trương thông cảm, chỉ truy cứu những kẻ cầm đầu vi phạm pháp luật.
Sự kiện ngày 4-6 đã ghi một dấu ấn sâu sắc trong tâm lý hai bên tham gia. Hai việc nắm vững cải cách mở cửa và trừng trị hủ bại mà Đặng tiến hành xuất phát từ chỗ thuận và mở chứ không phải là ép và đóng. Lúc mới dẹp loạn xong, để ổn định cục thế, có tăng cường khống chế và đàn áp cũng là cần thiết. Nhưng đó chỉ giải quyết vấn đề tạm thời, chỉ giành được sự yên ổn bên ngoài. Đặng hiểu rõ vấn đề ở chiều sâu, muốn yên ổn lâu dài thì phải thông qua mở rộng cải cách mở cửa mới giải quyết được. Nếu chỉ có ép, một mực ép, mà không mở, không cải cách mở cửa, thì cải nút ngày 4-6 càng ngày sẽ càng chặt, càng không thể gỡ ra được.
Những nhà phân tích cho rằng, “cái nút ngày 4-6” là một hố sâu lớn, xem ra không phải là nói quá. Tại sao Đặng nói là nếu không cải cách thì chỉ có đường chết? Một là vứt bỏ cải cách coi như tuyên bố Đảng Cộng sản đã mất năng lực tự đổi mới. Như vậy sẽ khiến cho sự thất vọng làm nảy sinh tâm lý bất mãn phổ biến. Hai là, không cải cách thì không thể giải quyết nổi vấn đề kinh tế, và theo đó là các vấn đề xã hội khác. Hai hậu quả đó sẽ tác động lẫn nhau. Sự bất mãn ngấm ngầm sẽ do sự nổi bật của vấn đề kinh tế mà nổi lên. Như vậy, “cái nút ngày 4-6” sẽ biến thành một thùng thuốc súng cho lần động loạn sau: Nếu xung đột lại phát sinh, thì do không có cơ sở vật chất, sẽ không dễ dàng dẹp yên được.
Đặng thấy rõ mối nguy hiểm đó, nên biện pháp giải quyết sự kiện ngày 4-6 không phải là cứ nhấn mạnh mãi, mà làm cho nó nhạt dần đi, tới chỗ hoàn toàn bỏ qua nó mà chuyển qua ra sức cải cách mở cửa. Bởi vì ông biết rằng chỉ có cải cách mở cửa mới xóa bỏ được mâu thuẫn, vượt qua được hố ngăn cách. Biện pháp đó của Đặng đã phát huy tới điểm cao nhất vào dịp tuần du phương Nam năm 1992.
Người ta chỉ chú ý tới cao trào cải cách mở cửa mới do cuộc tuần du phương Nam đem lải, nhưng không biết rằng dưới làn sóng đó còn có bao nhiêu biến đổi. Những người trước kia lo lắng cải cách thất bại nên sản sinh nhiều nghi hoặc, thậm chí thất vọng, nay thấy đất nước lại đi vào quỹ đạo phát triển nhanh về kinh tế thì yên tâm trở lại. Những người bất mãn, thậm chí chống đối việc đàn áp động loạn, thấy dũng khí cải cách của Đảng Cộng sản không giảm, thì cũng dẹp dần nỗi giận dữ. Ngay những người chưa nguôi giận, cũng có sự lựa chọn mới: Xuống đường biểu tình chẳng bằng xông pha kiếm tiền. Làn sóng cải cách mới đưa người ta vào cuộc cạnh tranh sôi dộng trên thị trường. Điểm chú ý của mọi người đã thay đổi và phân tán không còn thời gian nhớ lại những việc đã qua, dần dần phai nhạt ký ức về ngày 4-6. Cải cách càng đi sâu, sự kiện ngày 4-6 càng không có gì để nói nữa. Như vậy, những “chiến sĩ dân chủ” ở phái đối lập lưu vong ở nước ngoài dần dần mất sức hấp dẫn, ở vào tình hội chủ nghĩa, dù có vượt quá trình độ phát triển hiện nay của sức sản xuất, cũng không thể gò bó sự phát triển của sức sản xuất.
Theo đó suy ra, bản thân chế độ xã hội chủ nghĩa không cần đến cách mạng, cách mạng chỉ cần đối với chủ nghĩa tư bản. Đặng thì cho rằng, phán đoán một quan hệ sản xuất có phải là xã hội chủ nghĩa không, cần xét xem nó có lợi cho sự phát triển sức sản xuất không. Nếu không lợi cho sự phát triển sức sản xuất, thì sẽ là trở ngại, dù rằng về chủ quan cho nó mang tính chất gì, lạc hậu hay tiên tiến hơn sức sản xuất, cũng đều nằm trong diện phải cải cách. Tại sao trước kia chỉ nói phát triển sức sản xuất trong điều kiện chủ nghĩa xã hội mà không nói giải phóng sức sản xuất? Nguyên nhân là trong một thời gian dài người ta hình thành một thói quen suy nghĩ, cho rằng chủ nghĩa xã hội là tiên tiến, không thể lạc hậu hơn sức sản xuất, chỉ có thể đi trước sức sản xuất, mà đi trước thì không thể gò bó sự phát triển của sức sản xuất được, mà ngược lại, sẽ mở con đường rộng rãi cho sức sản xuất phát triển một cách thoải mái. Như vậy thì, đương nhiên không cần bàn tới việc giải phóng sức sản xuất nữa.
Vấn đề là cái gọi là quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa tiên tiến, trên một trình độ rất lớn, là mô thức của Liên Xô. Rõ ràng cái đó gây trở ngại cho sự phát triển sức sản xuất, nhưng cứ đổ cho chủ nghĩa tư bản gây trở ngại và một mực muốn nâng cao trình độ công hữu hóa, nâng cao sự thuần khiết của chủ nghĩa xã hội. Loại cách mạng xã hội chủ nghĩa như vậy thế tất đi ngược lại yêu cầu khách quan phải phát triển của sức sản xuất. Càng cách mạng, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và sức sản xuất càng lớn.
Tại sao cải cách cũng là giải phóng sức sản xuất? Đặng nói: “Mọi cải cách của chúng ta đều nhằm một mục đích là quét sạch trở ngại trên con đường phát triển sức sản xuất”. Trở ngại là trở ngại, không phân biệt tiên tiến hay lạc hậu, xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, chỉ biết rằng (qua thực tiễn chứng minh trong 20 năm) nó gò bó nghiêm trọng sự phát triển của sức sản xuất. Có trở ngại thì phải dẹp bỏ, có gò bó thì phải giải phóng. Không làm như vậy, sức sản xuất không thể phát triển được. Lý luận về cải cách của Đặng đơn giản và rõ ràng như vậy, nhằm trúng điều chủ chốt. Đương nhiên, ông biết rõ rằng dẹp bỏ trở ngại cho sức sản xuất phát triển không phải là việc dễ dàng, cho nên “tính chất của cải cách giống như cách mạng trước kia”, cũng là để giải phóng sức sản xuất. Đặng cho rằng muốn phát triển sức sản xuất thì phải đi theo con đường cải cách thể chế kinh tế. Với việc cải cách, ông khái quát thành 10 chữ: Mở cửa ra bên ngoài, làm sống động bên trong. Mở cửa ra bên ngoài, chống lại việc khư khư đóng kín; làm sống động bên trong phát huy tính tích cực của nhân dân cả nước. 10 chữ đó, chẳng phải là giải phóng và phát triển sức sản xuất hay sao? Thực tiễn sau Hội nghi Trung ương ba đã trả lời khẳng định về câu hỏi đó.
3.2. Điệu “hoa cổ Phượng Dương” ca ngợi việc khoán tại huyện Phượng Dương, chỉ một năm là lớn mình. Cái không hợp pháp, sẽ hợp pháp hóa cho nó
Đầu những năm 60, đứng trước vấn đề khó khăn là làm sao khôi phục sản xuất nông nghiệp, Đặng Tiểu Bình đề ra ý kiến: “Quần chúng muốn áp dụng hình thức sản xuất nào, thì nên áp dụng hình thức đó, nếu không hợp pháp, sẽ hợp pháp hóa cho nó”
Đặng muốn đem đến cho hình thức “khoán sản phẩm đến hộ” một danh nghĩa chính thức, hợp pháp hóa cho nó.
Nhưng lời của Đặng không thực hiện được. Việc “khoán” phải làm chui khổ sở trong 20 năm, qua các thời kỳ công xã nhân dân, nhất đại nhị công (tức: một là quy mô lớn, hai là mức độ công hữu hoá cao - Người dịch), nông nghiệp học Đại Trại, cắt đuôi tư bản, cắt hết đợt này đến đợt khác. Nhưng rút cục là cái mà nông dân đã muốn thì đốt cũng không hết, đến thập kỷ 70, làn gió xuân lại trỗi dậy. Một ngày mùa đông năm 1978, phó dội trưởng đội sản xuất Tiểu Cương ở huyện Phượng Dương tỉnh An Huy là Nghiêm Hùng Xương triệu tập 21 người thuộc 18 hộ nông dân đến bàn việc làm thế nào để sản xuất tự cứu. Nghiêm đề ra chủ trương chia ruộng đến từng hộ. Lúc đó, làn gió của Hội nghị Trung ương ba chưa thổi tới Tiểu Cương, ở Phượng Dương việc “chia ruộng”, “khoán sản phẩm” vẫn còn là việc phi pháp. 21 vị nông dân trong lòng đều tán thành sự đề xuất của Nghiêm, nhưng không ai không lo lắng, lỡ lúc lộ ra thì tai họa đến nơi, sẽ làm thế nào? Những nông dân chất phác trung hậu nghĩ ra một biện pháp, họ lập ra một khế ước: “Chúng tôi phân ruộng đến hộ. Các chủ hộ đều ký tên. Nếu làm được, mỗi hộ bảo đảm sẽ hoàn thành việc nộp lương thực cả năm cho nhà nước, không ngửa tay xin tiền và lương thực của nhà nước. Nếu không làm được, cán bộ chúng tôi xin cam chịu tù tội, chém đầu, mọi xã viên bảo đảm sẽ nuôi con nhỏ cho tới khi 18 tuổi”. Bản khế ước đó, nay được lưu giữ tại nhà bảo tàng lịch sử Trung quốc, vì nó đã ghi lại một cách chân thực sự gian nan và sợ hãi của thời bắt đầu cải cách ở nông thôn..
Phượng Dương là quê hương của Chu Nguyên Chương, hoàng đế khai quốc triều Minh, nổi tiếng về điệu múa “Phượng Dương Hoa Cổ”, có một lời ca kèm điệu múa lưu truyền rất rộng: “Nói Phượng Dương, kể Phượng Dương. Phượng Dương thật là nơi đất tốt, từ ngày Chu Hoàng đế rạ đời, mười năm thì có chín năm đói”. Vì vậy, người Phượng Dương bất đắc dĩ phải “mang trống Hoa Cổ đi tha hương”. Sau giải phóng, hơn 30 năm, người Phượng Dương sống nhờ vào cứu tế. Thời kỳ cách mạng văn hóa, có lưu hành lời hát Hoa Cổ mới:
“Phượng Dương đất rộng, không đủ lương.
Người dân lũ lượt đi tha hương.
Con gái đều lấy chồng xứ khác.
Không nàng dâu nào về Phượng Dương”
Có người thống kê, đầu năm 1918, có tới 3 vạn người Phượng Dương rời quê hương đi kiếm sống. Tiểu Cương là đội sản xuất nghèo nhất ở Phượng Dương. Năm 1976 sản lượng lương thực chỉ bằng 1/3 năm 1955. Cùng thì nghĩ tới biến, đó là nguyên nhân vì sao nông dân Phượng Dương cam chịu tù tội, mất đầu để dẫn đầu thực hiện chia ruộng tự cứu.
Trước khi Tiểu Cương chia ruộng đến hộ, công xã Mã Hồ ở Phượng Dương đã thí nghiệm khoán sản phẩm đến tổ được Vạn Lý là bí thư tỉnh ủy lúc bấy giờ ủng hộ. Có được chỗ dựa, đốm lửa cải cách ở Phượng Dương nhanh chóng lan khắp toàn huyện. Năm 1979, toàn huyện thực hiện khoán sản phẩm đến tổ. Năm 1980, tiến lên thực hiện khoán sản phẩm đến hộ. Từ khoán tổ đến khoán hộ, chế độ khoán hên gia đình dần hình thành và mới bắt đầu đã tỏ ra có sức mạnh. Đội sản xuất Tiểu Cương trong năm đầu khoán sản phẩm đến hộ đã có hiệu quả rõ rệt: Thu nhập theo đầu người tăng gấp 7 lần, sản lượng lương thực bằng bảy năm trước cộng lại. Người Phượng Dương từ chỗ bỏ quê hương đi kiếm ăn đến chỗ thừa lương thực không bán được Nông dân phấn khởi, lại sáng tác lời ca mới: “Khoán sản phẩm, khoán sản phẩm; cứ thẳng đường đi không quanh quẩn; nộp xong cho nhà nước và tập thể; thóc còn lại chứa đầy kho lẫm”.
Trong khi Phượng Dương, An Huy thí điểm khoán sản phẩm đến tổ, thì nông dân ở Quảng Hán, Tứ Xuyên cũng hành động. Quảng Hán cũng là huyện nổi tiếng về “ba dựa”: Lương thực dựa vào đi mua, sản xuất dựa vào vay vốn, đời sống dựa vào cứu tế. Thời kỳ cuối của cách mạng văn hóa, người nơi khác chỉ cần mấy chục cân phiếu lương thực là có thể mua được một cô gái ở đây. Việc khoán sản phẩm đến tổ ở Quảng Hán thu dược thành tích rõ rệt, sau này trở thành một huyện tiên tiến về cải cách nông thôn dẫn đầu cả nước.
Song hành động sáng tạo của nông dân An Huy: Tứ Xuyên khiến một số vị ở Bắc Kinh không yên tâm. Phó thủ tướng Trần Vĩnh Quý phụ trách về nông nghiệp vội vã nói: Như thế là hữu khuynh, là đi ngược lại việc học Đại Trại. Có người còn nói: “Khoán sản phẩm đến hộ là đánh vào chế độ công hữu, là phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Ngày 15- 3.1979, Nhân Dân nhật báo đăng trên cột một trang nhất, một “bức thư của quần chúng” mượn lời quần chúng nói: Chế độ sở hữu ba cấp lấy đội làm cơ sở của công xã nhân dân không thể lùi lại việc chia ruộng đến tổ, khoán sản phẩm đến hộ. Giữ vững không phân là đúng. Ngày 28-9, “Quyết định về một số vấn đề đẩy nhanh phát triển nông nghiệp” của Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc còn nói như sau: “Có thể khoán công điểm đến tổ trên tiền đề đội sản xuất thống nhất hạch toán phân phối”, nhưng “không cho phép chia ruộng, làm riêng lẻ”. “Trừ những nhu cầu đặc biệt của một số nghề phụ và vùng núi xa xôi, giao thông bất tiện có một vài hộ lẻ, còn thì không được khoán sản phẩm đến hộ”.
Nước bẩn và nước lạnh bắt đầu dội vào đầu cán bộ và quần chúng thực hiện khoán sản phẩm đến hộ. Huyện ủy huyện Phì Tây tỉnh An Huy là một trong những nơi thực hiện khoán sản phẩm đến hộ đầu tiên nhìn thấy hướng gió không thuận lợi từ bên trên, chuẩn bị sửa lại việc khoán sản phẩm đến hộ. Vừa vặn lúc đó, An Huy lại gặp phải cơn đại hạn chưa từng có từ hàng trăm năm, có người mỉa mai, có người vui mừng muốn nhân dịp này tính sổ với họ. Nhưng, những người đó đã tính sai. Vụ thu hoạch năm 1979, An Huy và Tứ Xuyên đều được mùa lớn. Tỉnh An Huy có 60 triệu mẫu bị hạn, nhiều nơi thiếu cả nước uống cho người và gia súc, dự tính nếu chống hạn tốt cũng bị giảm 50 vạn cân lương thực. Nhưng tình hình thực tế lại là, sản lượng lúa mì trong toàn tỉnh lại tăng thêm 4 trăm triệu cân so với mức cao nhất trong lịch sử, lương thực cả năm xấp xỉ những năm bình thường. Tỉnh Tứ Xuyên liên tục hai năm tăng sản lượng tổng cộng hơn mười tỷ cân.
Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý. Bây giờ là lúc Đặng Tiểu Bình “tính sổ”. Ngày 31- 5.1980, Đặng mời một số đồng chí phụ trách trung ương bảo với họ: Sau khi chính sách ở nông thôn được nới rộng, một số nơi khoán sản phẩm đến hộ, hiệu quả rất tốt, thay đổi rất nhanh. Ông đặc biệt nhắc tới huyện Phượng Dương, nơi có điệu “Phượng Dương Hoa Cổ”, thực hiện khoán sản phẩm, một năm đã vươn mình.
Đặng thong thả nói tới vấn đề chính: “Có đồng chí lo lắng, làm như vậy có ảnh hưởng tới kinh tế tập thể không”. Ông luận chứng: “Tôi thấy sự lo lắng đó là không cần thiết. Phương hướng chung của chúng ta là phát triển kinh tế tập thể. Những nơi thực hiện khoán sản phẩm đến hộ, chủ thể kinh tế hiện nay vẫn là đội sản xuất. Những nơi đó tương lai sẽ ra sao? Có thể khẳng định, chỉ cần sản xuất phát triển, sự phân công xã hội và kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, thì tập thể hóa ở cấp thấp sẽ có thể phát triển lên tập thể hóa ở mức cao. Những nơi kinh tế tập thể chưa được củng cố cũng sẽ được củng cố. Vấn đề then chốt là phát triển sức sản xuất, cần sáng tạo điều kiện để tập thể hóa v mặt này phát triển một bước”. Một là, khoán sản phẩm đến hộ không làm thay đổi tính chất của chế độ sở hữu tập thể. Hai là, phát triển kinh tế tập thể trước hết cần phát triển sức sản xuất. Chỉ hai điều đó, Đặng đã gạt bỏ dòng nước bẩn mà người ta hắt lên chế độ khoán sản phẩm đến hộ. Tháng 9 năm đó, Trung ương Đảng lại ra một văn kiện, chính thức định danh cho chế độ khoán sản phẩm đến hộ. Những tỉnh còn nghe ngóng cũng bắt đầu chuyển động. Đến đầu năm 1983, trong toàn quốc, số đội sản xuất thực hiện khoán sản phẩm đến hộ đạt 93%. Theo đó, phân chia chính quyền và công xã, bỏ chế độ công xã nhân dân, khôi phục thể chế quản lý hương (trấn) thôn. Lịch sử diễn ra không ai dự đoán được. Nếu những lời Đặng nói đầu thập kỷ 60 được thực hiện, thì việc cải cách nông thôn ở thập kỷ 80 không còn cần thiết nữa. Đặng thừa nhận quyền phát minh chế độ khoán trách nhiệm thuộc về nông dân. Công việc mà ông làm chẳng qua chỉ là cấp cho đứa trẻ khó sinh đó một giấy chứng sinh khiến nó trở thành một “công dân hợp pháp” trong lãnh thổ quốc gia xã hội chủ nghĩa. -
Tổng thiết kế sư đặc biệt quan tâm tới “đứa trẻ mới sinh” đó và gửi gắm hy vọng rất lớn vào nó. Từ 1982 đến 1986 trong năm năm liền, Trung ương Đảng Cộng sản Trung quốc liên tục dùng văn kiện đầ trị kinh tế xã hội chủ nghĩa, dù rằng mang tính chất tư bản chủ nghĩa, nhưng không có hại gì, mà chỉ có lợi cho chủ nghĩa xã hội, thì tại sao lại phải cấm? “Ba điều có lợi hay không có lợi” khác với cách phân biệt hoa thơm cỏ độc của Mao Trạch Đông, nó không dán nhãn hiệu mà xem kết quả. Một sự vật, chưa biết tính chất gì thì phân định thế nào? Đặng nói, nếu có lợi cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa (sức sản xuất, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, mức sống nhân dân) thì nó mang tính chất xã hội chủ nghĩa. Nếu không, thì là tính chất tư bản chủ nghĩa.
Nói ngược lại, bất kể là tính chất xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, chỉ cần có lợi cho sự phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa, thì đều nên mạnh dạn sử dụng để phục vụ cho mình.
“Ba điều có lợi” đối với tất cả những người cải cách là dựa vào thực tiễn mà không dựa vào khẩu hiệu, đó là lời giải đáp: Đó là tính chất xã hội chủ nghĩa. Những chiếc mũ trên tay các vi Phái tả chuẩn bị chụp xuống đầu phái cải cách đã giống như những quả bóng xì hơi.
Còn sợ gì nữa. Anh em hãy mạnh dạn tiến lên.
2.19. Trí tuệ không tranh luận
Nhà văn Vương Mông, trong tác phẩm “Trí tuệ không tranh luận” (xem “Độc thư” năm 1994 số 6), giới thiệu một chuyện hài hước: Hai người tranh luận một vấn đề số học: Một người nói bốn lần bảy là hai mươi tám, người kia nói bốn lần bảy là hai mươi bảy. Tranh luận không ngã ngũ, phải kéo nhau lên quan, xin quan huyện xét xử. Kết quả huyện lệnh đánh đòn người nói bốn lần bảy là hai mươi tám và phán xử người nói bốn lần bảy là hai mươi bảy vô tội.
Viên huyện lệnh kia đúng là xử án hồ đồ. Người giữ vững chân lý thì bị đánh, kẻ sai lầm lại không bị phạt. Nhưng xét kỹ thì thấy trong cái hồ đồ đó lại có phần trí tuệ. Một người cứ tranh luận sống chết với một kẻ cho bốn lần bảy là hai mươi bảy lại không đáng đánh sao? Dù anh có đúng, thì cứ giữ ý kiến của mình, việc gì phải đi tranh luận với một kẻ không hiểu biết về một vấn đề đã rõ rành rành. Vương Mông cho rằng, đó là trí tuệ về cái “vô” của triết học mang màu sắc phương Đông.
Hơn hai ngàn năm trước, một bậc đại trí giả Trung quốc là Lão Tử đã nói: “Cái đạo của thánh nhân, làm mà không tranh. Anh đã không tranh, thì thiên hạ không có thể tranh với anh”. Đạo lý hết sức tuyệt diệu đó đã được phát huy thành một mưu lược trị quốc an bang, thúc đẩy chính sách cải cách. Ông nói: “Không tranh luận là một phát minh của tôi. Không tranh luận là để tranh thủ thời gian làm. Hễ tranh luận là sẽ phức tạp, dùng hết thời gian vào tranh luận, không làm được việc gì nữa. Không tranh luận, dũng cảm làm thử, dũng cảm xông xáo. Cải cách nông thôn là như vậy, cải cách ở thành thị cũng nên như vậy”
Ông Đặng hiểu sâu sắc cái trí tuệ không tranh luận.
Một là, tranh luận sẽ làm hỏng đại sự. Hai mươi năm qua là 20 năm lấy đấu tranh giai cấp làm chủ yếu, cũng là 20 năm dồn dập tranh luận. Bắt đầu từ cuộc đại biện luận về đường lối chung trong thời kỳ quá độ ở thập kỷ 50, dần dẫn hình thành một tác phong, việc lớn cũng vậy, việc nhỏ cũng vậy đều tổ chức đại tranh luận trong toàn dân. Trong cách mạng văn hoá, cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp, giữa hai con đường, giữa hai đường lối, về mặt “văn đấu” cũng là tranh luận: Nhất cử nhất động, mỗi ý nghĩ, mỗi câu nói của một tỷ người đều là cái cớ để tranh luận về chủ nghĩa, cả nước mê muội sa vào vũng xoáy tranh luận không gỡ ra được. Người mở đầu tranh luận tin rằng chân lý càng tranh luận càng sáng rõ. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại, càng tranh luận, ranh giới giữa chân lý và sai lầm càng mờ mịt, càng điên đảo. Những kẻ kiên trì bốn lần bảy là hai mươi bảy được vào đảng, được thăng quan, những người cho rằng bốn lần bảy là hai mươi tám thì chịu oan khuất. Kết quả ra sao? Lý không còn nữa. Sách cũng phế bỏ. Nói dối, nói khoác, nói suông đã chiếm kỷ lục thế giới, còn sản xuất sức mạnh quốc gia, đời sống nhân dân thì tụt xa sau người khác. Cuộc tranh luận hai mươi năm để lại một bài học: Nói suông làm hại nước, tranh luận làm hỏng việc. Đặng đã từng thử xoay lại cục diện đó, dùng trí thức chân thực, lời lẽ xác đáng để chống lại những lời lòe bịp và khoác lác, kết quả lại bị những kẻ nói dối, nói suông đánh đổ. Lần được phục hồi thứ ba, Đặng dùng cách rút củi khỏi đáy nồi: Đóng cửa thị trường tranh luận, toàn tâm toàn ý xây dựng kinh tế, cấm chỉ mọi văn chương hời hợt, hình thức, tuyên bố. “Các thói xấu nói suông, nói khoác, nói dối cần phải chấm dứt”
Hai là, có một số việc không nên tranh luận “nói nhiều nói lắm, không bằng im lặng” (Lão Tử). Thí dụ, sau dẹp loạn năm 1989, không ít người nảy sinh nghi vấn đối với các phương châm chính sách từ sau Hội nghị Trung ương ba, một số nhà lý luận, nhà chính trị chuẩn bị một cuộc đại biện luận về tính chất xã hội chủ nghĩa hay tính chất tư bản chủ nghĩa. Đặng giữ riêng con mắt sáng suốt. Ông nói: “Nếu trong lúc này mà tiến hành cuộc thảo luận có tính chất lý luận như thị trường, kế hoạch v.v.. thì chẳng những không có lợi cho ổn định, mà còn có thể lỡ việc”
Ba là, có một số vấn đề không cần thiết phải tranh luận, thí dụ, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản cái nào ưu việt hơn không thể giải quyết bằng tranh luận, mà để sự thực nói lên, thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý. Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện ở sự phát triển sức sản xuất nhanh và cao. Không làm được điều đó, khoác lác bao nhiêu cũng là vô ích. Vấn đề chọn người, dùng người cũng vậy, con mèo dễ sai bảo không nhất định sẽ bắt được chuột, mèo tốt hay mèo xấu, phải nhìn ở chỗ nó có bắt được chuột không, bắt được nhiều hay ít.
Bốn là, thời gian không cho phép tranh luận. Đã có 20 năm quý giá bị mất đi do tranh luận về chủ nghĩa, còn lại 20 năm của thể kỷ này dùng để vượt lên 4 lần, thời gian gấp rút không thể để lỡ một ngày nào. Có rất nhiều vấn đề, không tranh luận thì thôi, hễ tranh luận là sinh phức tạp không đưa tới một kết quả gì, mà mất toi thời gian và tinh lực, còn làm cho người ta nảy sinh lo lăng, không làm nổi việc gì nữa. Không tranh luận thì có thể mạnh dạn làm thử, mạnh dạn xông xáo, dành ra nhiều thời gian làm việc có ích, nghiên cứu nhiều vấn đề cụ thể.
Năm là, với một số người, không đáng phải tranh luận. Nếu có một nhà lý luận nào đó tìm đến đòi tranh luận rằng bốn lần bảy là 29 thì làm thế nào? Biện pháp tốt nhất là không thèm đếm xỉa đến, cứ vùi đầu làm việc, mặc kệ hắn ta khua chiêng đánh trống. Nếu hắn ta mang chiếc mũ ra dọa, muốn quét sạch những người cho rằng bốn lần bảy là 28, thì cần trả lời qua quít rằng là hắn ta nói bốn lần bảy bằng 29 là đúng, để hắn ta đắc ý mà cút đi. Như thế tức là làm nhiều nói ít, hoặc chỉ làm mà không nói. Không thèm tranh luận, để cho những kẻ chuyên sống bằng tranh luận mất thị trường, đó là thượng thượng sách. Bản thân “Đức tính không tranh luận” cũng là một loại tranh luận, tranh vĩnh viễn chứ không tranh nhất thời. Ít nói suông, làm nhiều việc thực tế, tự phát triển một cách chắc chắn, tự tăng cường mình, dấu bớt ánh sáng, không để lộ ra, còn việc ai phải ai trái, ai được ai thua, thì lịch sử sẽ kết luận, hoàn toàn không cần thiết tranh hơn thua trong một lúc.
2.20. Đội ngũ lãnh đạo do đại hội XIV xác định rất tề chỉnh, toàn là phái cải cách. Đặng yêu cầu đường lối cơ bản phải giữ một trăm năm
Lời Đặng nói trong cuộc tuần du phương Nam năm “Cần giữ vững đường lối phương châm, chính sách của Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba, khoá XI, then chốt là giữ vững “một trung tâm, hai điểm cơ bản”. Không giữ vững chủ nghĩa xã hội, không cải cách mở cửa, không phát triển kinh tế, không cải thiện đời sống nhân dân, thì chỉ có con đường chết. Đường lối cơ bản cần giữ một trăm năm, không được dao động. Chỉ có giữ vững đường lối đố thì nhân dân mới tin anh, ủng hộ anh. Ai muốn thay đổi đường lối, phương châm, chính sách từ Hội nghị Trung ương ba đến nay thì nhân dân sẽ không cho phép, người đó sẽ bị đánh đổ. Về điểm này tôi đã nói mấy lần rồi”
Câu đó, đúng là ông Đặng đã nói nhiều lần. Từ khi xác lập đường lối cải cách mở cửa vào năm 1978, đã mấy lần gặp trắc trở, luôn xuất hiện “tự do hóa tư sản”. Mỗi lần dó, Đặng đều đứng ra dẹp bỏ mọi quấy nhiễu, nhấn mạnh bốn nguyên tắc cơ bản. Nhưng nhấn mạnh bốn giữ vững, lại lo làm yếu cải cách mở cửa, lại phải nhắc lại là cải cách mở cửa không thể dừng lại, không thể thu hẹp, lòng dũng cảm phải lớn, bước đi phải nhanh. Năm 1989, sau khi dẹp loạn, điều làm Đặng lo lắng nhất là sự dao động đối với cải cách, mở cửa. Quả nhiên là có sự dao động, chao đảo trong hai năm, Đặng không thể không tiến hành việc sửa chữa mang tính lịch sử lần thứ hai. Những tin tức về cuộc tuần du phương Nam còn ghi chép một câu nói của Đặng:
“Quyết sách của tôi còn có một tác dụng. Tác dụng chủ yếu là không dao động”.
Nhưng câu nói đó, Đặng hầu như không muốn nhắc lại nữa. Trên thực tế cũng không có sự cần thiết phải nhắc lại Vì ông đã đến tuổi 90, không thể sống được 90 hoặc 100 năm nữa. Lúc sống, còn có ông bám chắc không buông, nên mới không dao động, sau này làm thế nào? Ai sẽ thay thế giữ vững đây?
“Nhân dân không cho phép” cũng không giải quyết được vấn đề. Trong nhân dân liệu có bao nhiêu phần trăm ủng hộ cải cách, bao nhiêu phần trăm sợ cải cách, điều đó còn là một ẩn số. Về số nhân dân ủng hộ cải cách, có rất nhiều việc họ không cho phép mà vẫn xuất hiện trong hai năm trước cuộc tuần du phương Nam, cuối cùng vẫn phải có ông Đặng đứng ra nói mới giải quyết được. Thế là ông Đặng đứng trước vấn đề giống như Mao lúc cuối đời: Vấn đề người kế tục. Trung quốc, do nguyên nhân chế độ, vẫn không tránh khỏi hiện tượng người chết đi thì đường lối chính sách cũng mất theo. Do đó, đường lối chính trị đúng đắn phải được bảo đảm bởi đường lối tổ chức đúng đắn. Đường lối của Hội nghị Trung ương lần thứ ba có thể giữ vững được không, then chốt vẫn là ở người, ở chỗ con người như thế nào nắm quyền. Từ mấy năm trước Đặng đã nói, cần phải bầu những người kiên trì cải cách mở cửa và có thành tích về chính trị vào cơ cấu lãnh đạo mới. Nay ông nói đường lối cơ bản phải quản 100 năm, Trung quốc phải ổn định lâu dài thì cần dựa vào điều đó.
Cuộc tuần du phương Nam được chọn vào trước khi triệu tập Đại hội lần thứ XIV. Đặng chọn thời điểm đó để nói những lời đó là có tính toán sâu xa. Trước Đại hội lần thứ XIV, có nhà báo muốn biết Đặng Tiểu Bình có tham gia không, ông có ảnh hưởng gì tới đại hội này không? Người phát ngôn báo chí Lưu Trung Đức trả lời: Đồng chí Đặng Tiểu Bình là đại biểu đặc biệt được mời của Đại hội này, những bài nói chuyện trong cuộc tuần du phương Nam hồi đầu năm nay của đồng chí đã chuẩn bị về mặt tư tưởng lý luận cho đại hội. Ban lãnh đạo mới do Đại hội XIV bầu ra cho thấy những bài nói chuyện của Đặng đã làm công việc chuẩn bị về tổ chức cho Đại hội.
Đặng không làm trò cân bằng nguy hiểm như Mao đã làm lúc cuối đời: Chọn một người lãnh đạo mà hai phái đều có thể chấp nhận để tổng hợp hai mặt đối lập mâu thuẫn với nhau. Ban lãnh đạo do Đại hội XIV xác định rất tề chỉnh, toàn thuộc phái cải cách, không có người nào không thuộc phái cải cách. Những người nào dao động về đường lối cơ bản, có lòng dạ phân vân với cải cách mở cửa, đúng như Đặng nói, đều bị nhân dân “đánh đổ”. Những người từng coi là tả bảo đảm hơn hữu, lần này đều tính sai, có người không còn giữ được địa vị, có người tạm thời còn giữ được.
Điều thông minh khác của Đặng là không gửi gắm việc lâu dài vào cho một người. Một cá nhân không thể dựa được mà phải dựa vào một tập thể lãnh đạo, từ trên xuống dưới, từ hạt nhân đến xung quanh, đều là người cải cách. Nhân lúc mình còn phát huy được tác dụng, tổ chức một ban lãnh đạo gồm những người chân tâm thành. Ý ủng hộ cải cách nắm các mạch máu của đất nước. Như vậy, khả năng xuất hiện hiện tượng quay ngược trở lại sẽ rất ít. Vấn đề mà Mao Trạch Đôno còn rất nhiều điều chưa rõ, những vấn đề liên quan đến chủ thể kinh tế xã hội chủ nghĩa tức xí nghiệp quốc doanh lớn và vừa, lại càng như vậy. Chữ “khoán” của nông thôn đã gợi ý rất nhiều. Mở rộng quyền tự chủ cho xí nghiệp có ảnh hưởng đến tính chất sở hữu toàn dân không? Chế độ nhận khoán gia đình đã phân riêng quyền sở hữu và quyền kinh doanh, đã giải quyết dễ dàng vấn đề này. Chế độ khoán ở nông thôn đã kết hợp rất tốt trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích; xí nghiệp ở thành thị theo đó mà giải quyết ba mặt nhà nước, xí nghiệp và cá nhân lâu nay vẫn không giải quyết được chẳng thuận hay sao? Nông dân lấy hộ làm đơn vị để nhận khoán, làm nhiều được nhiều, làm ít được ít không làm không được, nếu xí nghiệp ở thành thị cũng làm như vậy, thì những trở ngại như chế độ bao cấp, tiền lương cố định gây ảnh hưởng đến tính tích cực sẽ chẳng tự động bị phế bỏ sao?
Đặng cao hứng nói với khách nước ngoài: “Thành quả cải cách nông thôn đã làm tăng lòng tin của chúng tôi. Chúng tôi đã vận dụng kinh nghiệm cải cách nông thôn vào việc cải cách thể chế kinh tế ở thành thị”. Kỳ thực, cải cách ở thành thị đã bắt đầu thí điểm vào năm 1978, dưới sự cổ vũ của cải cách nông thôn, mới tiến lên được một bước quyết định. Tháng 10.1984, Hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ ba, khóa XII chính thức thông qua “Quyết định về cải cách thể chế kinh tế” bắt đầu cuộc cải cách thể chế kinh tế toàn diện lấy thành thị làm trọng điểm. Người ta gọi quá trình nông thôn bao vây thành thị đó bằng hình tượng “chữ Khoán vào thành phố”.
3.4. Nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại
Tiền đề của sự làm sống động là cho phép tồn tại tính đa dạng. Giống như trước kia, nền kinh tế công hữu đơn nhất, cộng thêm sự quản lý theo kế hoạch tập trung thống nhất cao độ, khiến cả đất nước tương đương với một xí nghiệp, vừa không có cạnh tranh nội bộ, vừa không có sức ép bên ngoài, hình thành một kết cấu siêu ổn định, đương nhiên không thể nói đến sức sống và hiệu suất.
Mưu lược làm sống động kinh tế của Đặng Tiểu Bình chia làm lai loại, một là, những biện pháp mở rộng quyền tự chủ và du nhập cơ chế cạnh tranh từ nội bộ làm sống động kinh tế công hữu. Hai là, từ bên ngoài chủ thể kinh tế cho phép các thành phần kinh tế phi công hữu tồn tại hợp pháp.
1) Cho phép kinh tế cá thể và kinh tế tư doanh (hai cái đó chỉ khác nhau ở chỗ có thuê mướn nhân công và thuê mướn nhiều ít tồn tại.
2) Cho phép “xí nghiệp tam tư” (bao gồm Trung quốc và nước ngoài chung vốn, Trung quốc và nước ngoài hợp tác thương gia nước ngoài hoàn toàn đầu tư) tồn tại. Chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung quốc vẫn lấy chế độ công hữu làm một trong những nguyên tắc cơ bản, tại sao lại cho phép những thành phần phi công hữu như cá thể, tư doanh, tư bản nước ngoài (một phần và toàn bộ) tồn tại?
Đặng trả lời: Đó là sự cần thiết để làm cho kinh tế sống động, “là làm sống động chủ nghĩa xã hội, không hại gì đến bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Cho phép những cái đó tồn tại trong một phạm vi nhất định, không có hại mà chỉ có lợi cho chủ nghĩa xã hội, ít ra thì cũng lợi nhiều hơn hại.
Kinh tế cá thể ít nhất có thể giải quyết công việc làm cho một số lớn người. Tuy (theo kinh tế chính trị học truyền thống) chủ nghĩa xã hội mất đi trận địa đó, nhưng nhà nước không phải lo nuôi số người đó. Khi những người đó giàu lên, nhà nước còn có thể thu được một số thuế. Ngoài ra, rất nhiều việc nhỏ về lưu thông trong chủ nghĩa xã hội cũng cần đến kinh tế tư doanh cá thể. Nhưng Đặng không nói như thế, mà vẫn gọi là kinh tế cá thể. Gọi gộp cả hộ cá thể và kinh doanh tư bản vào với nhau như thế cũng cần qua suy lý lô gích: Phân biệt cá thể với tập thể, thực tế là tư nhân, và tư thì đối lập với công, cho nên nó mang tính chất tư bản chủ nghĩa. Vấn đề cho phép thuê mướn nhân công, gây chấn động tương đối lớn. Có người rất lo lắng: Đó chẳng phải chủ nghĩa tư bản là gì? Và chủ trương cần ngăn cấm. Thái độ của Đặng là: Không việc gì phải giải quyết vội vàng, cứ để vài năm xem, cho họ kinh doanh vài năm, chẳng ảnh hưởng gì đến đại cục, không tổn hại gì cho chủ nghĩa xã hội. Ngược lại, nếu ngăn cấm, sẽ làm xao xuyến nhân tâm, cho là chính sách thay đổi, sẽ chẳng có lợi gì. Đương nhiên, hạn chế một chút cũng là cần thiết. Thế là giữa thập kỷ 80 ban bố quy định: Nông dân và hộ cá thể không được thuê mướn quá 8 người. Nhưng, trên thực tế, sau này kinh tế tư nhân phát triển lên, số người được thuê mướn tăng vọt. Ở Ôn Châu, Triết Giang, số xí nghiệp tư nhân đặc biệt nhiều, phát triển thành “mô hình Ôn Châu” của các xí nghiệp tư doanh. “Mô hình Ôn Châu” không hề làm tổn hại cho chủ nghĩa xã hội, mà còn trở thành tấm gương cho các tỉnh nghèo noi theo. Chấp nhận “xí nghiệp tam tư” lại càng khó khăn. Có người cho rằng, thêm một phần vốn nước ngoài là thêm một phần tư bản chủ nghĩa, nhiều xí nghiệp. tam tư tức là nhiều nhân tố tư bản chủ nghĩa, là phát triển chủ nghĩa tư bản. Đặng phê bình những người đó, ngay đến kiến thức phổ thông cơ bản cũng không có. Những xí nghiệp chung vốn với nước ngoài, có một nửa là xã hội chủ nghĩa; thu phần nộp vào sở hữu xã hội chủ nghĩa. Ngay cả bộ phận vốn nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, chủ nghĩa xã hội cũng thu được lợi từ nguồn thuế và sử dụng lao động. Còn có thể học từ đó kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, từ đó nhận được thông tin, khai thác thị trường. Ngoài ra còn kéo theo một số ngành phục vụ cho những xí nghiệp đó phát triển lên. xây dựng gần đó một số xí nghiệp có lợi. Như vậy, sẽ làm sống động nền kinh tế. Kinh tế phi công hữu đem lại cái lợi lớn nhất cho chủ nghĩa xã hội là bổ sung cho tài nguyên quốc gia. Theo thống kê, từ ngày cải cách, những xí nghiệp lớn và vừa của quốc doanh đem lại hiệu quả là “3 cái 1/3”, tức 1/3 có lãi, 1/3 hòa vốn, 1/3 lỗ vốn, như vậy gộp lại là hòa vốn. Như vậy, nguồn tài chính quốc gia hàng năm trông vào đâu? Cho nên Đặng nói: “Chúng ta tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài, cho phép kinh tế cá thể phát triển, không làm ảnh hưởng đến điểm cơ bản là lấy kinh tế theo chế độ công hữu làm chủ thể. Ngược lại, tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài và cho phép kinh tế cá thể tồn tại và phát triển xét cho cùng là để phát triển sức sản xuất một cách mạnh mẽ, tăng cường nền kinh tế theo chế độ công hữư”
đương nhiên, Đặng biết rằng muốn bảo đảm cho kinh tế phi công hữu không làm hại chủ nghĩa xã hội hoặc làm cho lợi nhiều hơn hại, thì cần có 2 điều kiện: Một là, kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa trước sau chiếm địa vị chủ đạo; hai là, chính quyền của nhà nước vô sản cần mạnh mẽ. Kinh tế công hữu chiếm địa vị chủ thể (từ 90% trở lên), kinh tế phi công hữu chỉ có tác dụng bổ sung, nó làm kinh tế xã hội chủ nghĩa sống động, nhưng không thể tấn công vào kinh tế xã hội chủ nghĩa: không thể làm phương hại bản chất chủ nghĩa xã hội.
“Điều quan trọng hơn là chính quyền nằm trong tay chúng ta”. Cho phép kinh tế tư doanh: xí nghiệp tam tư tồn tại và phát triển, đương nhiên cũng đem lại một số bất lợi và tiêu cực Đặng không phủ nhận điều đó, nhưng ông tin rằng: “Bộ máy nhà nước của chúng ta là có tính chất xã hội chủ nghĩa, nó có sức mạnh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”. “Một khi phát hiện thấy tình trạng đi chệch khỏi phương hưởng xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước sẽ ra tay can thiệp, sửa chữa lại tình trạng đó”.
3.5. Ông Đặng cho xí nghiệp tách khỏi chính quyền tự mình phát triển để cho chính quyền thanh tịnh vô vi, giữ mìth trong sạch
Nền kinh tế Trung quốc, đặc biệt là bộ phận công hữu, và đặc biệt hơn là các xí nghiệp lớn và vừa, trong một thời gian rất dài không sống động, nguyên nhân căn bản không phải là người Trung quốc thiếu tính tích cực trong kinh doanh, mà là do chính quyền quản lý nhiều quá, chặt quá, làm cho các xí nghiệp bị bóp nghẹt.
Người ta lấy làm lạ: Tại sao cần quản lý nhiều thế? Quản lý ít đi một chút chẳng phải là đỡ việc hơn sao? Vấn đề nếu giản đơn như thế, thì việc cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình sẽ không cần thiết nữa, mà dù có cần thiết, cũng không thể gọi là một cuộc cách mạng.
Quản lý hay không quản lý, quản lý nhiều hay ít, quản lý như thế nào, đều là do thể chế quyết định, mà không phụ thuộc vào ý chí cá nhân, ngay đến người lãnh đạo tối cao cũng không dễ thay đổi.
Thể chế quân sự do những năm chiến tranh để lại cộng thêm mô hình Liên xô được du nhập từ sau ngày lập nước khiến cho Trung quốc hình thành một nền chính trị toàn năng, đời sống xã hội được chính trị hóa toàn diện. Biểu hiện trong lĩnh vực kinh tế là chính quyền và xí nghiệp không tách rời. Chính quyền coi xí nghiệp là đơn vị thuộc quyền mình, việc sản xuất của xí nghiệp được coi như hoàn thành nhiệm vụ chính trị do cấp trên trao cho. Quan hệ giữa chính quyền và xí nghiệp là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, Đặng đặt tên là quan hệ “mẹ chồng nàng dâu”.
Đặng đã tóm tắt dặc điểm của thể chế quản lý kinh tế đó là: Bộ máy cồng kềnh, nhiều ngành, nhiều cấp, thủ tục rườm rà, hiệu suất cực thấp.
Bộ máy cồng kềnh tới mức nào? Có những bộ ở trung ương có hơn một vạn người. Nhiều ngành, một số tỉnh, thành phố, các ngành đảng và chính quyền có tới hơn một trăm. Nhiều cấp là vì từ trung ương đến cơ sở có rất nhiều nấc. Có nhiều ngành như thế, nhiều mẹ chồng như thế, trên dưới chen chúc cùng quản lý thì xí nghiệp làm sao mà không chết?
Nhiều mẹ chồng thì sẽ lạm quyền, kiếm việc để quản lý kiếm cơm ăn. Anh quản lý, tôi cũng quản lý, kết quả là mọi việc của xí nghiệp từ người, tiền bạc, vật tư, sản xuất, cung ứng, tiêu thụ đều bị quản lý hết. Nếu quả thật họ đều quản lý thì xí nghiệp sẽ rảnh được nhiều. Kỳ thực không phải như vậy, mọi việc từ cung ứng vật tư, nguồn vốn, nhân sự, giá cả sản phẩm, đối tượng phục vụ, đều do các “mẹ chồng” làm chủ, gật đầu thì mới được. Mỗi ngành một con dấu, mỗi vị bồ tát một tuần nhang, các xí nghiệp phụ thuộc không hề dám coi thường, nếu không anh sẽ bị kiềm chế không cựa quậy được. Hoạt động kinh doanh của xí nghiệp không xoay quanh nhu cầu của thị trường mà xoay quanh sắc mặt của thủ trưởng các ngành chủ quản. Như vậy thì làm sao có thể nói đến hiệu suất!
Xí nghiệp thiếu sức sống, không có hiệu quả, rút cục là do con lừa không chịu đi, hay cối xay không chịu quay? Trước đây vẫn có nhận xét cho rằng các ngành quản lý chưa đủ mức, lãnh đạo chưa đắc lực, cách nói điển hình là “nắm mà không chặt, coi như không nắm. Xòe bàn tay, tưởng như là nắm, nhưng thực ra không nắm được gì”. Chẩn đoán của Đặng là quản lý quá nhiều, quá chết cứng. Lãnh đạo và ngành chủ quản cấp trên quản lý quá nhiều việc đáng ra không nên quản lý, quản lý không tốt và cũng không quản lý được, khiến cho tính tích cực, tính chủ động và tính sáng tạo của các địa phương, xí nghiệp và công nhân viên chức không thể phát huy được.
“Mục đích hợp pháp của sự tồn tại của chính quyền là làm những việc mà nhân dân cần làm, làm những việc mà nhân dân không làm được hoặc năng lực của họ không thể làm tốt. Còn những việc mà nhân dân có thể làm tốt, thì chính quyền không nên can thiệp”. Căn cứ vào điều đó Tômát Giépphécsơn cho rằng: “Một chính phủ quản lý ít nhất là một chính phủ tốt nhất”. Hăng ri Đa vít Su le cho rằng: “Chính phủ tốt nhất là chính phủ căn bản không phải làm gì cả”. Căn bản không quản lý thì e rằng không được, nhưng cố gắng quản lý ít đi thì khẳng định là có thể được. Điều đó cũng phù hợp với trí tuệ truyền thống của Trung quốc là vô vi nhi trị.
Nhưng xét về tình hình Trung quốc, từ chỗ “quản lý quá nhiều” đến “cố gắng quản lý ít đi” đòi hỏi một cuộc cách mạng về thể chế, cải cách thể chế quản lý kinh tế truyền thống.
Cuộc cải cách thể chế kinh tế do Đặng Tiểu Bình thiết kế, bước thứ nhất là tách riêng chính quyền và xí nghiệp (trong cải cách nông thôn thì là tách riêng chính quyền và công xã), để cho xí nghiệp thoát ly khỏi chính quyền, tự mình phát triển; để cho chính phủ thanh tịnh vô vi, giữ mình trong sạch.
Tách rời chính quyền và xí nghiệp là cuộc vận động theo hai hướng. Tách hay không tách, tách thế nào là do chính quyền quyết định. Vì vậy trước hết yêu cầu chính phủ phải tự giác, sáng suốt một chút, biết cái gì cần quản lý cái gì không cần quản. lý. Cái gì không cần quản lý thì trao xuống dưới, cái gì cần quản lý thì phải giải quyết vấn đề quản lý như thế nào.
Phương pháp cơ bản để giải quyết vấn đề “mẹ chồng” lạm quyền là “dỡ miếu đuổi thần”, tinh giản cơ cấu chính quyền và nhân viên hành chính. Giảm bớt một ngành là giảm được một con dấu, giảm bớt một vị bồ tát là giảm được một tuần nhang. Có người dự tính nếu thực sự quán triệt “luật xí nghiệp”, để xí nghiệp có quyền độc lập kinh doanh, thì các cấp chính quyền có thể giảm 30% cơ cấu và trên 50% nhân viên. Những cơ cấu thừa ra, có thể triệt tiêu hoặc biến thành thực thể kinh tế, tự mình lo toan lấy mình. Những nhân viên thừa ra, Dạng khuyến khích họ xuống cơ sở ứng cử làm xưởng trưởng, giám đốc dể phát huy bản lĩnh của mình..
Những ngành chức năng còn lại cũng cần thay đổi chức năng, giải quyết vấn đề quản lý như thế nào. Đặng yêu cầu thay đổi biện pháp dùng phương pháp hành chính để trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh tế như trước kia, mong các ngành quản lý học phương pháp quản lý kinh tế bằng các biện pháp kinh tế. Có người căn cứ vào nguyên tắc quản lý chặt vĩ mô và buông phần vi mô, nghiên cứu đề xuất công năng của các ngành chính quyền thu hẹp trong 8 chữ: Quy hoạch, điều hòa, đôn đốc, phục vụ. 8 chữ đó xét cho cùng đều mang tính phục vụ. Do đó có người chủ trương phương hướng thay đổi chức năng của chính quyền là giảm bớt chức năng hành chính, tăng thêm chức năng phục vụ. Điều này phù hợp với cách nghĩ “lãnh đạo tức là phục vụ” của Đặng.
Tinh giản cơ cấu chính quyền và thay đổi chức năng của chính quyền đều thuộc về nội dung cải cách thể chế chính trị, cho nên Đặng nói: “Xí nghiệp trao xuống dưới, tách rời chính quyền và xí nghiệp là cải cách thể chế kinh tế, cũng là cải cách thể chế chính trị”. Nhưng dù nói thế nào, chỉ có làm tốt hai việc đó, xí nghiệp mới được cởi trói, quyền lực mới được trao xuống dưới, quan hệ giữa chính quyền và xí nghiệp mới hợp lý.
Năm 1984, quốc vụ viện đi bước thứ nhất, quyết định trao xuống dưới toàn bộ các xí nghiệp thuộc bộ cơ khí, các xí nghiệp công nghiệp cơ khí độc lập khác cũng trao xuống dưới. Các sở và phòng công nghiệp cơ khí của tỉnh và khu tự trị cũng không trực tiếp quản lý xí nghiệp. Các ngành giao thông, hàng không dân dụng và bưu điện cũng dần nới rộng việc quản lý các xí nghiệp. Các xí nghiệp bắt đầu trở thành các thực thể kinh tế độc lập, tự chủ kinh doanh. Từ năm 1986, từng bước thực hiện chế độ khoán trách nhiệm cho xí nghiệp, tiến một bước biến đổi quan hệ giữa chính quyền và xí nghiệp từ chỗ là quan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo sang quan hệ hợp dộng giữa người ủy thác và người nhận khoán.


Phần 7 - Hết

7.14. ổn định biên giới xung quanh, đứng chân ở châu Á - thái bình dương, tiến ra thế giới. Đó là điệu “nhảy ba bước” mà Đặng tìm kiếm để giữ gìn hòa bình thế giới và phát triển ở Trung quốc
Học giả Nhật Bản thấy rằng: Trung quốc tích cực triển khai nền ngoại giao hòa hảo với các nước láng giềng là để đặt cơ sở cho “trật tự quốc tế mới” mà Trung quốc đề xướng; xây dựng trật tự mới ở châu Á là “chiến lược sinh tồn của Trung quốc”.
Xây dựng hiện đại hóa cần có một hoàn cảnh quốc tế yên ồn, trước hết là sự yên ổn ở vùng xung quanh biên giới. Trước kia, Trung quốc đã chịu nỗi khổ bị siêu cường xâm phạm, mà tổn hại lớn nhất là từ cường quốc láng giềng: Nước Nga Sa hoàng và Nhật Bản. Đặng đặt việc cải thiện quan hệ giữa Trung quốc với các nước láng giềng xung quanh biên giới lên vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao, trước hết xuất phát từ sự suy nghĩ về an toàn quốc gia: Ngăn ngừa các nước lớn và cưởng quốc láng giềng tạo thành sự uy hiếp đối với an toàn của Trung quốc; ngăn ngừa việc các nước láng giềng khác bị nước lớn và cường quốc lợi dụng để tạo thành thế bao vây Trung quốc. Cải thiện quan hệ với các nước láng giềng đương nhiên còn có ý nghĩa tích cực là triển khai việc hợp tác hai bên cùng có lợi. Trung quốc có ưu thế so với các nước láng giềng về diện tích, lại có bối cảnh văn hóa tương tự so với nhiều nước, có nhiều mặt bổ trợ lẫn nhau về tài nguyên và thị trường. Nếu từ bỏ bè bạn bên mình mà kết giao Âu-Mỹ thì rõ ràng là hạ sách bỏ gần tìm xa. Triển khai hợp tác cùng có lợi với các nước xung quanh biên giới, phấn đấu cho sự phồn vinh chung, thực là công phu to lớn trong việc sáng tạo ra thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương.
Đặng rất hứng thú với tên tuổi của Kayayohei từng gặp mặt ở Bắc Kinh vào mùa thu năm 1977 và nhớ mãi cái tên đó. Năm sau thăm Nhật Bản, Đặng nói với Kayayohei: “Đề nghị ông đừng bao giờ đổi tên”, Kaya có đôi chút ngạc nhiên, không hiểu ý, Đặng liền giải thích: “Hoà bình ở Thái Bình Dương là hy vọng lớn nhất của tôi” (Tên của Kayayohei) viết bàng chữ Hán là Hà Dã Dương Bình, có thể hiểu nghĩa là hoà bình trên các dòng sông, cánh đồng và đại dương- Người dịch). Lúc đó Kaya mới hiểu được nỗi lòng của Đặng. Nhật Bản là cường quốc kinh tế cấp thế giới ở cạnh Trung quốc, Trung-Nhật hòa hảo là một nước cờ lớn để Đặng tìm kiếm hòa bình ở khu vực Thái Bình Dương, ông đã đổ nhiều tâm huyết vào vấn đề này. Năm 1977, không lâu sau khi được phục hồi, Đặng tiếp khách Nhật Bản lần đầu, liền đốc thúc Nhật Bản nhanh chóng khôi phục đàm phán, sớm hạ quyết tâm ký kết điều ước. Năm 1978, sau khi nắm được quyền tối cao, nước đầu tiên mà ông đi thăm là Nhật Bản Đặng từng nói: “Quan hệ Trung-Nhật có rất nhiều điều để nói, khái quát thành một câu là nhân dân hai nước Trung-Nhật phải đời đời hữu hảo với nhau” đó là “một câu then chốt nhất”.
Để thực hiện câu nói đó, ông lợi dụng mọi cơ hội để tiếp xúc rộng rãi với nhân sĩ các giới của Nhật. Theo thống kê trong mười năm của thập kỷ 80, ông đã hội kiến 365 đoàn khách quốc tế, trong đó có 55 đoàn Nhật. Với những nhân sĩ Nhật có ảnh hưởng Đặng coi như thượng khách, nhiều lần gặp mặt, có người trong mười năm đã gặp gỡ và nói chuyện sáu lần. Khi trong quan hệ hai nước có chuyện khó khăn, ông gặp gỡ nhân sĩ Nhật càng dồn dập. Với những tin tức có khả năng ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Nhật, như sửa chữa sách giáo khoa, thăm viếng đền thờ tội phạm chiến tranh, giải quyết quan hệ giữa Nhật và Đài Loan, Đặng luôn có sự nhạy cảm cao độ, vừa ló ra mầm mống liền phát biểu ý kiến ngay và tiến hành giao thiệp, nêu ra lời phê phán. Những việc đó, nhìn riêng rẽ thì không có quan hệ lớn, nhưng tích luỹ lại có thể dẫn tới sự phục hồi chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, làm chôn vùi tình hữu nghị Trung-Nhật đã rất khó khăn mới xây dựng được, phá hoại sự yên ổn của khu vực Thái Bình Dương. Đặng yêu cầu viết vào điều ước Trung-Nhật điều khoản chống bá quyền, trước hết là hai nước Trung-Nhật tự kiềm chế, nhận trách nhiệm không thực hiện chủ nghĩa bá quyền. ông nói với người Nhật rất nhiều lần câu: “Không quên chuyện trước, ngăn ngừa chuyện sau”. Đặng hy vọng Nhật Bản trở thành bè bạn vô hại với Trung quốc. Sau tháng 6 năm 1989, Nhật Bản làm theo các nước phương Tây trừng phạt Trung quốc. Trong cuộc tiếp kiến đoàn của hiệp hội kinh tế Nhật thăm Trung quốc, Đặng nói: “Nhật Bản nên tự xét mình, không nên tự đại, Trung quốc cần tự cường, không thể tự ti”. Tháng 8.1991, thủ tướng Nhật chính thức thăm Trung quốc, hai nước khôi phục quan hệ bình thường, hòa hảo như cũ, Đặng mới yên tâm.
Bán đảo Triều Tiên là cánh cửa phía Đông của Trung quốc. Năm trước Nhật Bản xâm nhập đại lục Trung quốc, sau đó, đế quốc Mỹ uy hiếp an toàn của Trung quốc, đều lấy Triều Tiên làm cầu nhảy. Bán đào Triều Tiên không yên ổn, tạo thành uy hiếp với phía Đông, đặc biệt là Đông- Bắc Trung quốc. Đặng ý thức rõ tầm quan trọng của quan hệ Trung-Triều. Từ cuối thập kỷ 70 tới nay, người lãnh đạo hai nước Trung- Triều đi lại dồn dập. Thập kỷ 80, Đặng áp dụng chính sách càng thực tế và sáng suốt hơn, ngoài việc tiếp tục củng cố tình hữu nghị truyền thống “được xây dựng bằng máu”còn cải thiện quan hệ với Nam Triều Tiên, thích ứng với xu thế hòa hoãn trong quan hệ Đông -Tây, không chỉ xét vấn đề từ góc độ “chế độ xã hội” và hình thái ý thức xã hội như trước “chỉ kết bạn với Bắc Triều Tiên mà thù địch với Nam Triều Tiên, càng làm cho quan hệ Nam Bắc Triều Tiên căng thẳng thêm, mà xuất phát từ lợi ích an toàn quốc gia, vận dụng phương châm làm hòa dịu tình hình trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy việc giải quyết hòa bình vấn đề Triều tiên, như ủng hộ cả hai miền Nam Bắc Triều Tiên đồng thời gia nhập Liên hiệp quốc, ủng hộ cuộc đối thoại giữa hai bên để giải quyết hoà bình vấn đề thống nhất. Không những tự mình hòa giải, mà Trung quốc còn mong muốn người khác hòa giải không nhằm mục đích nào khác là an ninh ở xung quanh biên giới và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hoà bình hữu nghị với các nước Đông Nam Á láng giềng là một mặt khác để Đặng mưu tìm hoàn cảnh hòa bình và an ninh ở xung quanh biên giới. Vùng Đông Nam Á có hình bán nguyệt bao quanh vùng Đông nam Trung quốc, diễn biến tình hình ở đây có quan hệ tới lợi ích an toàn của miền Nam Trung quốc.
Năm 1978, sau khi hoàn thành chuyến thàm Nhật, Đặng liền tiến hành chuyến đi mở đường thứ hai sang các nước Đông Nam Á. Đặng hy vọng xây dựng một quan hệ “ủng hộ lẫn nhau, viện trợ lẫn nhau” với các nước ASEAN. “Ủng hộ lẫn nhau” tức là phản đối bất kỳ quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào xây dựng bá quyền hoặc phạm vi thế lực, vì đó là lợi ích an toàn của cả Trung quốc và các nước ASEAN. “Viện trợ lẫn nhau” là giúp đỡ nhau căn cứ vào tình hình các nước ASEAN những năm gần đây phát triển kinh tế tương đối nhanh và Trung quốc đang cải cách, mở cửa, đẩy nhanh xây dựng hiện đại hóa. Tháng 11, Đặng đi thăm Thái lan, Malaixia và Singapo của ASEAN, nói rõ thái độ bang giao của Trung quốc là: “Thiện ý, chân thành, thông cảm, tôn trọng địa vị và lập trường của mỗi bên”. Giữa Trung quốc và một số nước ASEAN tồn tại sự tranh chấp lãnh thổ trên các hòn đảo thuộc Nam Hải. Với vấn đề đó, Đặng áp dụng biện pháp “gác vấn đề chủ quyền, cùng nhau khai thác” để hòa dịu. Dư luận quốc tế cho rằng: “Trung quốc trong khi nhắc lại quyền sở hữu hợp pháp đối với Trường Sa và Hoàng Sa” đã đề xuất kiến nghị “các bên tập trung vốn cùng nhau khai thác các đảo đó, có vẻ như là một kiến nghị có nhiều tính xây dựng”. Một số nước ASEAN vẫn có tâm lý vướng mắc với Trung quốc, tức là quan niệm về “Sự uy hiếp của Trung quốc”, lo sợ Trung quốc lớn mạnh lên sẽ chèn ép họ. Để gạt bỏ trở ngại đó, Đặng đã dốc tâm huyết, trong 10 năm của thập kỷ 80, trước sau hội kiến 17 đoàn khách của các nước ASEAN, nhắc đi nhắc lại về thiện ý và lòng chân thành của Trung quốc, để làm tiêu tan những mối nghi kỵ của họ với Trung quốc, thúc dẩy các bên giao lưu hợp tác. Tâm huyết của Đặng không bị uổng phí. Năm 1990, Trung quốc và Inđônêsia khôi phục quan hệ ngoại giao, đặt quan hệ ngoại giao với Niu Dilân, năm 1991, lại đặt quan hệ ngoại giao với, Brunây. Đến lúc đó, Trung quốc đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trong ASEAN. Năm 1992, Trung quốc bắt đầu tham dự Hội nghị đối thoại hàng năm giữa các bộ trưởng ngoại giao ASEAN với Trung quốc và Hội nghị hợp tác châu Á-Thái Bình dương của liên hiệp quốc lần đầu họp hội nghị hàng năm ở Bắc Kinh. Những nước láng giềng ASEAN đã nhận thức thấy công việc ở châu Á - Thái Bình Dương khó giải quyết được nếu không có sự tham dự của Trung quốc.
Những nước ở phần phía Bắc của vùng Nam Á có khoảng 5000 km biên giới chung với Trung quốc. Tình hình ở đây có ảnh hưởng càng trực tiếp hơn với Trung quốc. Thái độ của Đặng đối với vùng này là ra sức gạt bỏ động loạn, chỉ mong yên ổn. Nếu có nhân tố không ổn định thì cố gắng gạt bỏ nếu có nhân tố hòa bình thì ra sức ủng hộ, như ủng hộ các nước Nam Á xây dựng vùng phi hạt nhân, ủng hộ chủ trương của Nêpan tuyên bố Nêpan là khu vực hòa bình, ủng hộ đề nghị của Sơ ri Lanca về việc xây dựng khu vực hòa bình ở ấn Độ Dương.
Những bạn bè tốt nhất của Trung quốc ở Nam Á là Miến Điện và Pakitxtăng. Trung quốc và Miến Điện đã duy trì quan hệ láng giềng tốt trong hơn 30 năm. Đặng cho rằng giữa Trung quốc và Miến Điện có một tình hữu nghị đặc biệt - tình hữu nghị như anh em ruột thịt. Từ sau cuộc đi thăm đầu năm 1978, hai bên đối xử với nhau như anh em “càng qua lại càng thân thiết”. Quan hệ giữa Trung quốc và Pakitxtăng, theo cách nói của Đặng, là “không hề có vướng mắc gì”, dù có ý kiến khác nhau, cũng có thể hiểu nhau, như sự kiện tháng 6.1989, các nước phương Tây lên án Trung quốc chỉ có Pakitxtăng tỏ ra hoàn toàn hiểu được cách làm của Trung quốc. Trong hơn 10 năm Đặng chủ trì chính quyền, quan hệ láng giềng truyền thống giữa Trung quốc với Bănglađét, Nêpan, Sơ ri Lanca đã được củng cố và phát triển có hiệu quả.
ấn Độ, nước lớn nhất ở Nam Á, có hơn 2000 km biên giới chung với Trung quốc cũng có hơn 2000 năm lịch sử hữu hảo. Trung-ấn là hai nước lớn nhất châu Á, chung sống hòa thuận với nhau là rất quan trọng. Đáng tiếc là từ sau thập kỷ 50, hai nước đã có va chạm về vấn đề biên giới. Để cởi bỏ vướng mắc đó, Đặng đã lao lung suy nghĩ. Năm 1978, khi thăm Nêpan, đã nhờ ngoại trưởng ấn Độ mang thư về cho Thủ tướng ấn Độ, nói “chúng ta cần cải thiện quan hệ”. Đầu năm 1979, ngoại trưởng ấn Độ thăm Trung quốc. Ông lại đốc thúc “Ngày nay, chúng ta cần nắm vững thời gian cùng nhau cải thiện quan hệ giữa hai nước”. Cải thiện thế nào? Đặng sử dụng phương pháp sở trường giải quyết mâu thuẫn của ông là tách rời vấn đề biên giới với vấn đề cải thiện quan hệ giữa hai nước, cầu đồng tồn dị (tìm cái chung, gác bỏ cái bất đồng - Người dịch) không để trở ngại về vấn đề biên giới gây ảnh hưởng tới việc cải thiện quan hệ giữa những mặt khác. Vấn đề biên giới hãy để sau, nhất thời chưa thể giải quyết được, có thể trước hết giải quyết vấn đề phát triển trao đổi kinh tế văn hóa tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị. Trước khi giải quyết vấn đề biên giới, hai bên tôn trọng hiện trạng biên giới, giữ gìn sự ổn định biên giới. Đương nhiên, vấn đề biên giới là không thể né tránh được, cuối cùng vẫn phải giải quyết Đặng chủ trương thông qua hiệp thương hòa bình để giải quyết, không cần cãi cọ hoặc dùng vũ lực. Bắt đầu từ năm 1981, hai nước tiến hành nhiều vòng đàm phán về biên giới. Đặng phân tích sự tranh chấp biên giới là vấn đề do lịch sử để lại, diện tích tuy không lớn, nhưng động chạm tới tình cảm của nhân dân hai nước, chỉ một bên nhượng bộ thì nhân dân trong nước khó chấp nhận. Do đó, cần áp dụng biện pháp chiết trúng, hai bên đều nhượng bộ, thực hiện việc “giải quyết cả gói”, kết hợp việc giải quyết vấn đề biên giới với vấn đề phát triển hợp tác cùng có lợi như vậy dễ thuyết phục nhân dân mỗi nước. Cuối năm 1988, thủ tướng ấn Độ Ra díp Găng đi chính thức thăm Trung quốc, Đặng đã tổng kết quan hệ Trung - ấn: Trong thập kỷ 50, quan hệ của hai nước chúng ta vô cùng tốt đẹp một giai đoạn sau đó thì cả hai bên đều không vui vẻ gì, nên quên nó đi? Tất cả nên nhìn về tương lai. Đặng còn nói lý lẽ với Găng đi: Hai nước Trung-ấn chúng ta có trách nhiệm lớn với nhân loại, là tự phát triển. Người ta thường nói thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á-Thái Bình Dương, nhưng hiện nay, những nước tương đối phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương, tổng nhân khẩu chưa tới 200 triệu, dù có thêm một phần của Liên xô, Mỹ và Canađa, thì cũng không quá 300 triệu người, mà nhân khẩu hai nước Trung-ấn cộng lại đã là 1800 triệu người. Sự tính toán giản đơn đó cho thấy, nếu Trung quốc và ấn Độ không phát triển lên thì không thể có thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương. Sau khi nghe, vị thủ tướng trẻ tuổi của ấn Độ thấy vỡ nhẽ, cảm thấy hầu như nhất trí về mọi vấn đề Đặng đề cập. Đặng nói: Bắt đầu cuộc đi thăm của Ngài, chúng ta có thể khôi phục quan hệ bè bạn, người lãnh đạo hai nước trở thành bè bạn, hai nước trở thành bè bạn, nhân dân hai nước trở thành bè bạn...
Biên giới phía Bắc Trung quốc từ lâu không được yên ổn, chủ yếu là do Liên xô cậy thế gây ra. Bắt đầu từ giữa thập kỷ 80, theo sự hòa hoãn trong quan hệ Đông-Tây và sự thay đổi của tình hình thế giới, giữa Trung-Xô dần dần xuất hiện những dấu hiệu hòa hoãn. Đặng hành động thuận theo xu thế tích cực mưu cầu sự hòa giải Trung- Xô Sau khi quan hệ Trung-Xô bình thường hóa, việc đi thăm cấp cao giữa hai bên tăng lên, lĩnh vực hợp tác không ngừng mở rộng. Năm 1991, Liên xô tan rã, Đặng không nghĩ tới tổn thất của phe xã hội chủ nghĩa, mà xuất phát từ lợi ích an toàn quốc gia, nhìn thấy mặt lợi cho Trung quốc: làm tiêu tan được tai họa lớn nhất đối với biên giới Trung quốc, do đó, đã vui vẻ xây dựng quan hệ với từng nước thuộc Liên xô cũ. Năm 1992, ngoại trưởng Nga thăm Trung quốc, xác nhận mọi hiệp định mà Trung quốc ký với Liên xô cũ, tiếp tục phát triển quan hệ láng giềng tốt Nga-Trung theo con đường đã bình thường hóa trong quan hệ Xô-Trung. Trung quốc cũng không bỏ lỡ thời cơ, xây dựng quan hệ ngoại giao với Cadắcxtan, Kiếcghiđi, Tátghikitxtăng và phát triển quan hệ mậu dịch biên giới.
Trong một thời gian ngắn ngủi hơn 10 năm, Đặng đã vận dụng tài năng ngoại giao hoà hảo với các nước láng giềng một cách xuất sắc, giải quyết êm đẹp hoàn cảnh Đông-Tây-Nam-Bắc Trung quốc, mở ra một thời kỳ tốt đẹp nhất, ổn định nhất trong quan hệ với các nước láng giềng từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến nay. Điều này không chỉ có lợi cho sự phát triển của bản thân Trung quốc, mà còn có ảnh hưởng tích cực đối với sự ổn định, an toàn, hòa bình và phát triển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và toàn thế giới.
7.15. Báo “Bình luận thành bon” của đức viết: mọi nhân sĩ nổi tiếng đã từng đi thăm Trung quốc đều thấy rằng, không có sự tham gia của Trung quốc thì không thể xây dựng được một trật tự thế giới mới
Cuối thập kỷ 80, cục diện thế giới có sự biến đổi to lớn về kết cấu: Sau biến động lớn ở Đông Âu, Liên xô giải thể, về kết cấu hai cực kéo dài 40 năm sau chiến tranh đã kết thúc với sự sụp đổ của một cực.
Kết cấu cũ đã bị phá vỡ, kết cấu mới chưa hình thành, thế giới ở vào trạng thái “không có kết cấu ổn định”. Tình hình này rõ ràng là một cơ hội để Trung quốc quật khởi. Nhưng cơ hội chỉ là thiên thời, có thể lợi dụng được hay không còn phải dựa vào mưu lược của con người. Thời kỳ đi tìm thế thăng bằng giữa hai siêu cường trong chiến lược tam giác lớn đã mất đi căn cứ khách quan, hiện nay cần tùy cơ ứng biến, kịp thời điều chỉnh chiến lược ngoại giao của Trung quốc.
Về lý luận, sau khi kết thúc kết cấu hai cực, có hai khả năng mới: Đi tới một cực và đi tới đa cực. Khả năng nào có lợi cho Trung quốc? Trước kia Trung quốc đã cải thiện quan hệ với cả hai siêu cường, nhưng không dựa vào bên nào, mà đứng thăng bang ở giữa, vì độc lập tự chủ, dùng “tam giác”để giữ quân bình hai cực. Ngày nay hai cực chỉ còn một, lại càng không cần thiết dựa vào nó. Ngược lại, trong kết cấu đa cực, Trung quốc có thể kể là một cực.
Thế là từ chiến lược ngoại giao “tam giác”, Đặng Tiểu Bình điều chỉnh thành chiến lược tranh “đa cực” và tranh về hai mặt:
1) Tiếp tục cải thiện quan hệ duy trì sự tiếp xúc với hai siêu cường cũ, đồng thời bỏ nhiều công sức tăng cường nền ngoại giao hòa bình với Nhật, Tây Âu, Đông Âu, lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn phương Tây, thúc đẩy tiến trình đa cực hóa.
2) Tiếp tục lấy thế giới thứ ba làm hậu thuẫn, tranh hơn thua với các nước lớn phương Tây, dần dần nâng cao sức nặng của cực Trung quốc trong quá trình đa cực hóa.
Tháng 10.1988, Đặng nói với khách nước ngoài tới thăm: Thời đại thế giới do hai nước lớn làm chúa tể đã qua rồi, thế giới tương lai sẽ là một thế giới đa cực, trong đó bao gồm Trung quốc, Nhật Bản, Tây Âu và nhiều tập đoàn quốc gia khác.
Nhật và các nước Tây Âu đều không hài lòng với kết cấu hai cực do Liên xô và Mỹ làm chúa tể thế giới được định ra theo hiệp định Yalta sau chiến tranh. Trong một thời gian rất dài, những nước đó không thể không chấp nhận sự chi phối của một bá quyền, đó là sản vật của sự đối chọi giữa hai cực. Nay kết cấu hai cực kết thúc, không có nghĩa là một cực thất bại và một cực thắng lợi. Sau sự tan rã của tập đoàn Liên xô, tập đoàn Mỹ cũng mất đi sức kết tụ bên trong. Kẻ địch chung không còn tồn tại, thì cần gì phải kết lại với nhau để bị một bá chủ chi phối? Mọi nước đều muốn sống riêng rẽ, dù trước đây thuộc về tập đoàn nào, đều muốn xây dựng một kết cấu đa cực gồm nhiều lực lượng cùng tồn tại và chi phối lẫn nhau, trong đó có bản thân mình để khôi phục tư cách độc lập. Sự lựa chọn khuynh hướng đa cực của Đặng khiến Trung quốc có thể có cùng lập trường với Nhật Bản, Tây Âu, Đông Âu trong cuộc phản đối sự khống chế của một nước lớn, và Trung quốc có thể phát triển mạnh mẽ quan hệ với những nước trên, để tiến mạnh vào thế giới.
Nhật Bản từ lâu đã không hài lòng trước sự giám hộ về quân sự và sự chèn ép về kinh tế của Mỹ. Từ đầu thập kỷ 70, thủ tướng mới của Nhật Bản đã thay đổi chính sách ngoại giao theo đuôi Mỹ, thực hiện một chính sách ngoại giao tự chủ nhiều bên xoay quanh trục hợp tác Nhật- Mỹ. Năm 1972, ngoại trưởng Nhật Bản nói: “Thời đại Nhật Bản đi theo Mỹ đã kết thúc”. Chính hai người đã nói những lởi không lợi cho Mỹ đó là những người đầu tiên thúc đẩy việc bình thường hoá quan hệ Trung- Nhật. Nhật Bản không cam chịu làm một người bạn nhỏ của Mỹ. Hiện nay, họ đã là một cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới, tổng sản phẩm quốc dân của họ đã chiếm trên 60% của Mỹ, bình quân đầu người đã vượt hơn Mỹ. Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tính rằng: Đến đầu thế kỷ 21, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật sẽ tương đương với Mỹ, bình quân đầu người sẽ cao gấp đôi Mỹ. Từ năm 1985, Mỹ đã từ địa vị chủ nợ rơi xuống địa vị con nợ. Năm 1989, số nợ nước ngoài lên tới 660 tỉ đô la, hiện nay đã trở thành nước vay nợ lớn nhất thế giới. Về lực lượng tài chính và thực lực kỹ thuật, trên một trình độ nhất định, Mỹ đã bị lệ thuộc vào Nhật. Năm 1991, hiệp hội điện tử Mỹ đã công bố một tài liệu nói “Khoảng hơn 20 loại bộ phận và linh kiện quan trọng của Nhật đã được dùng trong hệ thống vũ khí Mỹ, trong đó có 7 loại chỉ có Nhật mới cung cấp được, ngoài ra không còn nguồn cung cấp nào khác.” Nếu không có một số vi mạch của Nhật, thì không thể thực hiện được chiến tranh kỹ thuật cao trong cuộc chiến vùng Vịnh. Báo chí Nhật không cần che giấu điều gì, nói: “Trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh, Mỹ đã huênh hoang với vai trò “sen đầm thế giới”, nhưng vẫn không thể không mang lá cờ liên hiệp quốc để các nước liên quan đóng góp một phần chi tiêu quân sự. Nhật Bản đã công khai tuyên bố dám nói “không” với Mỹ.
Đặng nhạy cảm nắm bắt được rằng, mâu thuẫn Mỹ-Nhật tăng lên sẽ làm tăng thêm sức nặng của Trung quốc ở châu Á- Thái Bình Dương. Sau khi trở thành cường quốc kinh tế, Nhật tích cực mưu cầu địa vị cường quốc chính trị, nhưng chính giới Nhật tỉnh táo nhận thấy rằng: Nếu không có sự tham dự của Trung quốc, những vấn đề quan trọng của vùng châu Á- Thái Bình Dương sẽ không thể được giải quyết thuận lợi; nếu không có sự ủng hộ của Trung quốc, Nhật Bản sẽ không thể thực sự phát huy tác dụng chính trị của một nước lớn. Ở Mỹ đã có người coi Nhật Bản là mối uy hiếp lớn nhất trong thế kỷ 21, nhưng nước Mỹ lại vẫn phải cầu cạnh Nhật Bản, không thể làm gì được trước một số hành động “vượt quỹ đạo” của Nhật. Do đó, Mỹ cũng rất hy vọng Trung quốc có thể trở thành một lực lượng lớn để kiềm chế Nhật Bản. Hai nước Mỹ- Nhật đều mong nhờ lực lượng Trung quốc để kiềm chế đối phương. Trung quốc cần xử trí ra sao? Mưu lược của Đặng là:
1) Củng cố quan hệ hữu hảo với Nhật Bản, cũng duy trì sự giao dịch bình thường với Mỹ, lợi dụng mâu thuẫn Mỹ- Nhật, đứng giữa phát huy tác dụng cân bằng, tạo thành quan hệ tam giác ở châu Á-Thái Bình Dương. Giống như “đại tam giác” Trung- Mỹ- Xô trong thập kỷ 80, Trung quốc không làm mất lòng ai và cũng không sợ ai, ngược lại Mỹ, Nhật lại sợ Trung quốc đứng cách mình quả xa, xích lại quá gần đối phương, nên không dám làm mất lòng Trung quốc. Như vậy, cực Trung quốc tuy về thực lực kinh tế là mỏng và yếu nhất, nhưng trong việc giải quyết công việc châu Á- Thái Bình Dương, lại trở thành một cực quan trọng, Trung quốc đứng về một phía nào thì phía kia không chịu nổi.
2) Trên tiền đề cùng giao dịch với Mỹ- Nhật, quan hệ Trung- Nhật được đặt ở vị trí tương đối ưu tiên hơn. Năm 1983, người lãnh đạo hai nước Trung- Nhật gặp nhau tại Tôkyô đã đưa ra một quyết sách có tầm nhìn trác việt, tức là suy xét quan hệ Trung- Nhật trong một góc độ lâu dài để phát triển. Đặng nói với Thủ tướng Nhật: “Việc này vượt qua tầm quan trọng của mọi vấn đề giữa chúng ta”.
Những điểm chung giữa Trung- Nhật lớn hơn giữa Trung- Mỹ rất nhiều, hai bên đều có đầy đủ lý do để coi trọng quan hệ giữa hai nước. Ưu tiên xét tới quan hệ với Nhật là quyết sách nhất quán của Đặng, vì Nhật Bản đối với Trung quốc chưa thể tạo thành uy hiếp lớn, ít nhất trong thời gian ngắn, còn Mỹ thì có khả năng đó. Sự đoàn kết Trung- Nhật là một quả cân quan trọng dể đối phó với chủ nghĩa bá quyền của Mỹ. Có được quan hệ Trung- Nhật vững chắc, Mỹ muốn lũng đoạn công việc ở châu Á- Thái Bình Dương, muốn cô lập Trung quốc là rất khó khăn. Dù quan hệ Trung Mỹ bị bế tắc, Trung quốc vẫn còn có đất xoay trở. Thí dụ sau “sự kiện 4-6”, dẫn đầu trừng phạt Trung quốc là Mỹ, và người phá vỡ cục diện bế tắc, trước tiên khôi phục quan hệ bình thường với Trung quốc là Nhật Bản.
Các nước Tây Âu càng bất bình với sự khống chế của Mỹ. Ngay từ thập kỷ 50, đã có người đề xuất sự cần thiết phải liên hiệp châu Âu để tránh trở thành nước phụ thuộc vào Mỹ, một siêu cường. Đờ Gôn là người đầu tiên đòi độc lập với Mỹ, đề ra khẩu hiệu “châu Âu của người Châu Âu” để đối kháng với cục diện Mỹ khống chế châu Âu. Sự thành lập và phát triển của Cộng đồng Châu Âu đã thúc đẩy sự hợp tác kinh tế của Châu Âu. Sau khi Liên xô tan rã, nước Đức thống nhất, bước đi của liên hiệp châu Âu càng tăng nhanh. Cuối năm 1991, Cộng đồng châu Âu gồm 12 nước thông qua hiệp ước Mađrít, đẩy nhanh tiến trình nhất thể hóa châu Âu về chính trị và kinh tế, ra sức thoát ly ảnh hưởng của Mỹ. Thực lực kinh tế của toàn châu Âu đã vượt Mỹ, sau khi thống nhất, tổng sản lượng quốc dân của Đức đã chiếm vị trí thứ ba thế giới. Sự suy yếu và tan rã của Liên xô khiến uy hiếp quân sự của nó với châu Âu không còn tồn tại, sợi dây gắn bó Mỹ và Tây Âu bị nới lỏng, Mỹ khó thông qua tổ chức NATO để duy trì địa vị chúa tể ở châu Âu. Nay, một số nước như Pháp chủ trương lấy Cộng đồng châu Âu làm trung tâm để xây dựng kết cấu châu Âu tương lai, Mỹ thì có ý đồ cải tổ NATO, thay đổi chức năng của NATO, để tiếp tục khống chế các nước Tây Âu Hai phía âu - Mỹ có mâu thuẫn gay gắt về các mặt an toàn, phòng vệ, buôn bán. Những mâu thuẫn đó cũng có lợi cho Trung quốc. Dù Mỹ không có ý định nhờ Trung quốc kiềm chế Tây Âu, nhưng việc giảm nhẹ sự khống chế với Tây Âu, lại tạo thời cơ để Trung quốc thâm nhập thị trường châu Âu. Ngay từ năm 1988, Đặng đã nêu ra ý kiến “cần nắm vững thời cơ các nước Tây Âu gặp khó khăn về kinh tế để hợp tác kỹ thuật với họ”. Hai ba năm sau, Đặng luôn suy nghĩ, tìm biện pháp tăng cường liên hệ kinh tế với Tây Âu. Năm 1985, Đặng khuyến khích các vị khách Italia: Châu Âu cần có chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, tức là đừng nghe theo sự xếp sắp của Mỹ, mạnh dạn hợp tác với Trung quốc. Sở trường của Tây Âu là kỹ thuật, về rất nhiều mặt không kém gì Mỹ, Nhật và người châu Âu dễ dàng hơn trong việc chuyển nhượng kỹ thuật. Tăng cường hợp tác kinh tế kỹ thuật với Tây Âu, Trung quốc sẽ không bị quá lệ thuộc vào Mỹ, Nhật, bên này khó khăn sẽ có bên kia, có miếng đất rộng rãi để xoay trở. Tây Âu không có tranh chấp lãnh thổ với Trung quốc mà thị trường Trung quốc có sức hấp dẫn to lớn đối với cả Tây Âu và Mỹ, Nhật, nước nào cũng muốn nhanh chân để kiếm lợi. Mở cửa với cả hai phía Đông-Tây, giao dịch với cả hai phía, thì trong kết cấu đa cực trong tương lai, tác dụng và sức nặng của Trung quốc sẽ không chỉ hạn chế ở vùng châu Á- Thái Bình Dương, mà có ý nghĩa toàn cầu.
Liên xô từng can thiệp thô bạo vào công việc của các nước Đông Âu, làm tổn thương nghiêm trọng đến tình cảm dân tộc của những nước này. Mô thức thuần tuý theo kiểu Liên xô đã đem lại nhiều tổn hại cho sự nghiệp cách mạng và xây dửng của những nước này. Nhân dân Đông Âu từ lâu đã muốn thoát ra khỏi sự khống chế của Liên xô. Năm 1985, sự khống chế của Liên xô bát đầu bị rung động, Đặng khuyến khích các vị khách áo: Ngày nay, Tây Âu trong một phạm vi nhất định đã áp dụng chính sách độc lập, các nước Đông Âu trong một mức độ nhất định cũng áp dụng chính sách độc lập. Đó là điều rất đáng mừng, là một thay đổi rất quan trọng trong tình hình chính trị thế giới, sự giải thể của Liên xô không chỉ là sự giải phóng với các nước Đông Âu. Thế tất họ phải hướng về châu Á để tìm lối thoát, điều đó giống như mở ra cho Trung quốc một con đường để mở rộng giao dịch. Việc cải cách theo kinh tế thị trường của Trung quốc sớm hơn so với các nước Đông Âu; hai bên có nhiều thứ để bổ trợ cho nhau về kinh tế. Đông Âu có một số kỹ thuật mạnh hơn Trung quốc, và hàng công nghiệp nhẹ của Trung quốc lại có thị trường to lớn ở Đông Âu. Giao dịch với Đông Âu tuy không có được kỹ thuật cao và tiền vốn, nhưng Trung quốc không thể bị thiệt về kinh tế. Về mặt chính trị, có thể tạo nên ở đại lục Đông Âu một quan hệ tam giác Trung quốc-Đông Âu- Nga. Trung quốc giao dịch cả với Đông Âu và Nga. Tuy Trung quốc không cố ý kéo các “người bạn nhỏ” của Liên xô cũ về phía mình, và không muốn đối kháng với Nga, nhưng người Đông Âu rất thích giao dịch với người bạn ở Viễn Đông không có gì uy hiếp họ. Điều đó cũng có lợi cho việc ngăn chặn sự uy hiếp mới của Nga đối với Trung quốc.
Thế giới thứ ba ngay từ đầu đã là một lực lượng chống bá quyền, độc lập vượt khỏi hệ thống hai cực. Trung quốc trước kia không thể gọi là lớn mạnh, nhưng đã có thể đối phó với hai siêu cường, nguyên nhân quan trọng là sự ủng hộ của thế giới thứ ba. Đến cuối thập kỷ 80, Đặng thấy thời đại hai siêu cường làm bá chủ thế giới đã qua rồi “nhưng chính trị cường quyền đang tăng lên, một số ít nước phương Tây muốn lũng đoạn thế giới” Do đó, Trung quốc muốn tăng cường quyền phát ngôn trong vai trò quốc tế của mình, tăng thêm sức nặng trong khi giao dịch với các nước lớn phương Tây, giành lấy một chỗ trong thế giới đa cực, thì vẫn phải dựa chắc vào thế giới thứ ba, mượn lực lượng của thế giới thứ ba để chống lại bá quyền nước lớn. Thế giới thứ ba tuy nghèo, nhưng về số nhân khẩu, diện tích đất đai, tuyến giao thông chiến lược và nguồn tài nguyên, về tổng thể, họ có ưu thế mà bất kỳ nước phát triển nào cũng không có được. Cựu chủ tịch Cộng đồng châu Âu nói: “Sự phồn vinh của Cộng đồng châu Âu phải dựa vào mức độ phồn vinh của thế giới thứ ba nhiều hơn là vào các bạn hàng Mỹ và Nhật”. 1/4 lượng tiêu thụ nguyên liệu của Tây Âu, 2/5 của Nhật Bản đều phải nhập từ thế giới thứ ba. Lượng nguyên liệu trong công nghiệp Mỹ có 95 loại thì 68 loại phải nhập khẩu, trong đó 15 loại hoàn toàn phải nhập khẩu. Đối tượng xuất khẩu chủ yếu là thế giới thứ ba. Những nước phát triển phụ thuộc vào các nước kém phát triển cũng không kém các nước kém phát triển phụ thuộc vào họ. Về chính trị, hiện nay trong gần 180 thành viên liên hiệp quốc, có hơn 100 nước kém phát triển, cộng thêm những nước thế giới thứ ba khác, chiếm khoảng 2/8 số hội viên liên hiệp quốc, là một lực lượng không thể xem nhẹ. Những điểm chung giữa Trung quốc với các nước thế giới thứ ba nhiều hơn bất kỳ nước phát triển nào. Liên xô tan rã đã loại bỏ được trở ngại trong quan hệ giữa Trung quốc với thế giới thứ ba. Trong hệ thống các quốc gia hiện nay, chỉ có Trung quốc mới có thể lên tiếng thay mặt thế giới thứ ba. Đặng nhiều lần nhắc lại việc Trung quốc đứng về phía thế giới thứ ba, lá phiếu của Trung quốc trong Hội đồng bảo an liên hiệp quốc là lá phiếu của thế giới thứ ba, Trung quốc dù có phát triển lên, cũng vẫn là một thành viên của thế giới thứ ba. Ngoài ra, ông còn nắm vững vấn đề Nam-Bắc, dốc sức vào việc hợp tác Nam-Nam, bản thân điều đó là một mặt quan trọng để tăng cường sự liên hệ giữa Trung quốc với thế giới.
Thông qua hợp tác Nam-Nam lại có thể thúc đẩy đối thoaki Nam-Bắc, thế giới thứ ba đại biểu cho 3/4 nhân khẩu thế giới, thảo luận những vấn đề toàn cầu và trật tự thế giới mới với “một thiểu số những nước phát triển”. Bản thân Trung quốc không phải là yếu, lại thêm có thế giới thứ ba làm hậu thuẫn, đã linh hoạt giao dịch với các nước phương Tây. Thế giới tương lai, dù có bao nhiêu cực, thì bất kỳ thế nào, Trung quốc cũng là một cực, mà sức nặng của cực này lại không phải là quá nhẹ.
Xét về tình hình trước mắt, cực Trung quốc có sức nặng ra sao? Tốt nhất là xem cảm tưởng của bên ngoài: Báo “Bình luận thành Bon” của Đức nói: “Mọi nhân sĩ nổi tiếng đã từng thăm Trung quốc đều thấy, nếu không có sự tham gia của Trung quốc, thì không thể xây dựng thành công trật tự thế giới mới”.
Còn một loại dư luận thế giới nữa: “Trung quốc có một ảnh hưởng to lớn trong công việc thế giới”, “nhất là trong khi sự cân bằng của thế giới mới chưa hình thành, việc giải quyết rất nhiều vấn đề quốc tế không thể thiếu sự hợp tác của Trung quốc”, “Trung quốc rõ ràng có thể đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn”.
7.16. Che giấu lực lượng
Năm 1989, sau vụ “dẹp loạn 4-6”, các nước phương Tây dồn dập gây sức ép, trừng phạt Trung quốc. Để chống lại sức ép bên ngoài, dẹp yên tàn dư động loạn, khẩu hiệu chống “diễn biến hòa bình” lại được đưa lên vị trí chiến lược. Ngờ đâu chẳng bao lâu sau, mặt trận xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu đưa tới tin tức chấn động: Rất nhiều nước xã hội chủ nghĩa chỉ trong chốc lát đã thay đổi mầu sắc. Trung quốc nhất thời đứng giữa hai sức ép (Liên xô và Đông Âu biến đổi tạo nên sức ép tâm lý ở một mức độ nhất định còn đáng sợ hơn sự trừng phạt của phương Tây). Tình thế so với thập kỷ 50 khi Mao Trạch Đông đứng trước tình hình quốc tế lúc đó, còn phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều. Nhiều người cuống quít. Cuộc tiến công “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa tư bản diễn ra vào lúc chúng ta vừa ra sức nói về chiến thắng lịch sử tất nhiên của chủ nghĩa xã hội trước chủ nghĩa tư bản, thì đột nhiên bao nhiêu lá cờ đỏ xã hội chủ nghĩa tới tấp rơi xuống đất. Vậy phải làm thế nào?
Lúc đó Đặng Tiểu Bình đã hoàn toàn rút lui, từ bỏ chức vụ cuối cùng là chủ tịch quân ủy, thực hiện nguyện vọng rút lui khỏi vũ đài chính trị. Trong khi trao đổi với thế hệ lãnh đạo thứ ba, Đặng hiến kế: “Đối với tình hình quốc tế, có thể khái quát. Lại thành ba câu sau đây: Câu thứ nhất: Bình tĩnh quan sát. Câu thứ hai: Giữ vững trận địa. Câu thứ ba: Trầm tĩnh đối phó, không vội vàng, vội cũng không được. Cần bình tĩnh, bình tĩnh, bình tĩnh hơn nữa. Cắm đầu mà làm, làm tốt mọi việc của bản thân mình”. Sau này khi truyền đạt, Đặng còn thêm một câu thứ tư nữa là che giấu lực lượng. Gộp cả lại, được gọi là “phương châm 16 chữ” để đối phó với tình hình quốc tế trước mắt. Nếu không bình tĩnh, với “sự biến Liên xô, Đông Âu mà vội vã đưa ra nhận định và bình luận thì có thể nói gì? Nếu nói thay đổi như thế là tốt thì coi như thừa nhận chủ nghĩa xã hội đã phá sản, thế tất sẽ làm lung lay “cái gốc dựng nước” của Trung quốc, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu “diễn biến hòa bình” của các nước phương Tây. Càng phiền phức hơn nữa là nói như thế sẽ mâu thuẫn với việc đánh giá và giải quyết “sự kiện 4-6”, không thể nào nói cho xuôi được. Lúc đó, tàn dư động loạn chưa hết, làm như thế khác gì tự đào chân móng của mình.
Nếu khiển trách Liên xô và Đông Âu, lên án họ là kẻ bội phản chủ nghĩa xã hội, thủ tiêu thành quả của cách mạng tháng 10, làm gãy lá cờ của chủ nghĩa Lênin thì như thế rất có khả năng gây lại cuộc đại luận chiến kịch liệt trong phong trào cộng sản thế giới vào thập kỷ 60. Vả lại, vũ khí mà Trung quốc dùng để chống lại sự trừng phạt của các nước phương Tây là “không can thiệp vào công việc nội bộ”, không cho phép người khác can thiệp vào chế độ xã hội của Trung quốc. Nếu Trung quốc vội vã nhảy ra để chỉ trích chế độ mới ở Liên xô và các nước Đông Âu, thì chẳng phải là can thiệp vào việc nội bộ của người ta sao?
Về không khí chính trị lúc đó ở Trung quốc, mối nguy thứ nhất không có nhiều khả năng xuất hiện, mà cái đáng lo nhất là khuynh hướng thứ hai. Bởi vì lúc đó, đúng là có nhiều người cho rằng hiện nay “chỉ có Trung quốc mới cứu được chủ nghĩa xã hội” chứ không chỉ là “chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể cứu Trung quốc”. Họ mong Trung quốc đứng ra, nhân cơ hội Liên xô tan rã, vươn lên đứng đầu các nước xã hội chủ nghĩa, giương cao lá cờ lớn chống diễn biến hòa bình của các nước phương Tây.
Đặng thấy làm như vậy không phải là nâng cao địa vị của Trung quốc mà là đưa Trung quốc ra nướng trên lò lửa. Các nước phương Tây thấy Liên xô và Đông Âu đã thay đổi, nước xã hội chủ nghĩa lớn chỉ còn lại có Trung quốc, vốn đã coi Trung quốc là “trung tâm mới của thế giới cộng sản”. Nếu Trung quốc quả thật giương cao lá cờ đó thì thế tất sẽ trở thành mũi nhọn để phương Tây công kích. Như thế, quan hệ giữa Trung quốc với phương Tây sẽ không còn đất để hòa hoãn nữa. Các nước thuộc Liên xô và Đông Âu cũng vị tất đã chịu, quan hệ hòa hoãn vừa đạt được với họ có khả năng lại trở thành căng thẳng. Như vậy Trung quốc sẽ ở vào hoàn cảnh gặp kẻ địch ở cả hai phía, đi trở lại con đường “chống đế quốc, chống xét lại” cũ, và bị cô lập trên quốc tế.
Mưu lược của Đặng hoàn toàn ngược lại: “Không tùy tiện phê phán người khác, chỉ trích người khác, không nên nói lời gì quá mức, không nên làm việc gì quá mức” Không để lộ mũi nhọn, che giấu thực lực. Ít quản công việc của người khác, càng không nên làm công việc ngu ngốc là chuốc hư danh mà gây tổn hại cho mình, chỉ làm tốt một việc làm thật tốt công việc của bản thân mình. Công việc của bản thân mình là thế nào? Coi trọng cả ổn định và cải cách. Dù Liên xô và Đông Âu thay đổi thế nào, “bản thân Trung quốc phải giữ vững trận địa, nếu không người khác sẽ dạy bảo chúng ta” (như trên). Nếu không ổn định thì việc gì cũng không làm nổi. Nhưng không thể vì cần ổn định mà vứt bỏ cải cách mở cửa. “Không có cải cách mở cửa thì không có hy vọng”. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Liên xô xảy ra vấn đề là kinh tế không tiến lên được, có nước thì vì lâu dài không cải cách. Đặng nhấn mạnh phải xây dựng lại hình tượng cải cách mở cửa, nghiêm túc tiến hành công việc cải cách mở cửa, tỏ rõ chính sách cải cách mở cửa của Trung quốc không đổi. ông cho rằng đó là điều then chốt để giải quyết mâu thuẫn trên quốc tế và trong nước. “Trầm tĩnh đối phó” là như thế.
Về mặt hình thái ý thức xã hội, Đặng thực hiện phương châm “chặt chẽ ở trong nước, rộng rãi với bên ngoài”. Đối nội vẫn phải nói tới bài học Liên xô và Đông Âu, nhấn mạnh sự cần thiết phải chống “diễn biến. hòa bình”. Nếu không, sẽ không ổn định được cục diện, nhân tố động loạn có thể ngóc đầu dậy. Đối ngoại thì tuyên bố “tôn trọng sự chọn lựa của nhân dân Liên xô và Đông Âu” không tiến hành tranh luận về hình thái ý thức xã hội. Dù Liên xô thay đổi thế nào, vẫn phát triển quan hệ với họ. Kết quả, không phát sinh chuyện gì với phía Liên xô, ngược lại sự tan rã của Liên xô lại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trung quốc, chủ nghĩa xã hội của Liên xô tan rã nhưng không hề gây ảnh hưởng gì đến chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung quốc.
Đối với sự trừng phạt và gây sức ép của phương Tây, Đặng nói: một là, phải chống lại, không tỏ ra yếu đuối; hai là không tự cô lập, tận lực tìm cơ hội hòa hoãn. Thí dụ, đề nghị Lý Chính Đạo nói lại với “những người đã tham gia du hành và ký tên ở nước ngoài, là Trung quốc không để ý đến vấn đề dó, mong họ không nên lo lắng” Đề nghị đại sứ Tổng thống Mỹ “chuyển lời tới Tổng thống Bu-sơ, rằng ở phương Đông, có một ông già Trung quốc đã về hưu quan tâm tới việc cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Mỹ”. Kết quả, những người đã hăng hái trừng phạt Trung quốc thấy nước Trung quốc lớn như vậy, lại cứng cỏi không sợ hãi, trừng phạt không có tác dụng, nên cũng dần dần thay đổi: tiếp tục giữ quan hệ với Trung quốc để khỏi mất mối lợi từ thị trường Trung quốc. Thêm nữa, Trung quốc tiếp tục cải cách mở cửa thì không sao, nếu gây áp lực mạnh quá, họ lại đóng cửa lại, thì chẳng phải là thiệt thòi sao? Sau cùng, phương Tây vẫn phải làm theo ý Đặng, lần lượt khôi phục lại quan hệ bình thường.
7.17. Đặng là một người chào hàng siêu hạng của Trung quốc
Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình sang thăm Nhật Bản, một nhà báo Mỹ cảm phục nói: “Trong chuyến thăm Nhật Bản, Đặng đã đóng vai một nhà chào hàng siêu hạng của Trung quốc”.
Cái mà Đặng muốn chào mời không phải là một thứ hàng hóa, cũng không phải là bản thân ông, mà là Trung quốc đã một thời ngăn cách hoàn toàn với thế giới. Ông muốn giới thiệu Trung quốc với thế giới, để Trung quốc tiến ra thế giới, bởi vì đó là một trong những tiền đề không thể thiếu để hiện đại hóa Trung quốc.
Hãy xem Đặng đã chào mời như thế nào ở Nhật và ở Mỹ. Trong nghi thức trao đổi văn bản hòa ước, cờ hai nước treo cao, quốc ca hai nước được cử lên, những cái bắt tay nồng nhiệt, những chiếc cốc chạm nhau... Tưởng như thế đã đủ, nhưng Đặng còn có một cử chỉ mới: Thân thiết ôm hôn Thủ tướng và ngoại trưởng Nhật. Hai nhà ngoại giao nổi tiếng bị hành động bất ngờ của Đặng làm cho lúng túng. Người Trung quốc xưa nay vẫn giữ gìn gò bó, ngay việc bắt tay cũng là mới học của phương Tây. Ai ngờ được rằng, người lãnh đạo một nhà nước cộng sản lại có thể biểu thị tình bè bạn với chủ nghĩa tư bản bằng cách “ngả vào lòng” họ như vậy. Đặng còn tổ chức một cuộc họp báo kiểu phương Tây ở Tôkyô. Đó cũng là việc lần đầu của một nước cộng sản. Những cử chỉ đó đã gây cho người xem toàn thế giới một ấn tượng: Trung quốc đã mở cửa, mức độ mở cửa. vượt ra ngoài cả dự đoán của mọi người.
Điều mà Kayayohei khâm phục Đặng nhất là bản lĩnh nắm vững lòng người của Đặng. Thực ra, việc đi thăm chính thức nước ngoài, trao đổi văn bản điều ước, làm quen với các quan chức, làm việc công như thế là đủ. Nhưng Đặng lại chú ý đi vào vấn đề tình cảm. Ông đến thăm nhà riêng hai người bạn Nhật, cám ơn họ đã tích cực góp sức vào quá trình khôi phục tình hữu hảo Trung-Nhật. Việc đến thăm đó hoàn toàn là trao đổi tình cảm đã tỏ rõ là người Trung quốc biết nhận rõ tốt xấu, không quên tình cố cựu Còn gia đình những bạn bè đã mất, Đặng không thể đến từng nhà, liền mời họ đến nhà khách nói chuyện thân mật. Những người thân đó, có người thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba, được đối đãi trân trọng như vậy, không ai không xúc động, có người rơi nước mắt. Lời lẽ của Đặng càng giàu tình cảm: “Các vị là thân thuộc của những người bạn cũ của Trung quốc, đương nhiên cũng là người thân thuộc của nhân dân Trung quốc”. Đặng hy vọng họ năng lui tới Trung quốc như đến với người thân. Người Trung quốc coi trọng tình cảm và tín nghĩa như vậy, thì có lý do gì mà không hữu hảo?
Hai nước Trung-Nhật đều lưu hành trong dân gian câu chuyện Tần Thủy Hoàng phái Từ Phúc đi tìm thuốc trường sinh bất lão. Trong khi nói chuyện với những người lãnh đạo 6 đảng không cầm quyền, Đặng nói mục đích chuyến đi này của mình, ngoài việc trao đổi văn bản điều ước và biểu lộ tình cảm với bạn bè cũ, còn một việc nữa là đi tìm thuốc trường sinh bất lão. ủy viên trưởng của đảng Công Minh đã nói một câu đầy hàm ý: “Thuốc tốt nhất chẳng phải là điều ước hữu hảo đó sao?” Đặng gật đầu, cái mà ông muốn tìm là kinh nghiệm thành công của Nhật Bản. Về mặt này, Đặng giống như một người chào hàng xuất sắc
Khi thăm nhà máy sản xuất ô tô, Đặng được biết số ô tô sản xuất theo đầu người công nhân hàng năm là 94 cái, trong khi nhà máy ô tô hiện đại nhất Trung quốc là nhà máy ô tô số 1 ở Trường Xuân chỉ là 1 cái, thì vô cùng cảm khái nói: “Tôi đã hiểu thế nào là hiện đại hóa. Hoan nghênh những nước phát triển về công nghiệp, đặc biệt là giới doanh nghiệp Nhật Bản đã hợp tác với công cuộc hiện đại hóa Trung quốc. Đây cũng là điều thắt chặt thêm quan hệ giữa hai nước”.
Công ty gang thép Tân Nhật, bắt đầu từ năm 1977 đã buôn bán với Trung quốc với trị giá 3, 8 tỷ đô la. Đặng tham quan một nhà máy của công ty, nói chuyện với “vua gang thép” Nhật về những hạng mục hợp tác với nhà máy thép Bảo Sơn, Thượng Hải: “Năng lực quản lý của chúng tôi kém, cần phải học tập. Nếu không dạy chúng tôi về quản lý tốt thì không làm việc được. Chúng ta hãy ký với nhau một hiệp định quân tử nếu Thượng Hải làm không tốt thì đó không phải là trách nhiệm của học trò, mà là thầy dạy không tốt”. Ông này, sau nhiều lần tỏ ý, nhất định sẽ giúp nhà máy thép Bảo Sơn, Thượng Hải sản xuất còn tốt hơn là nhà máy của Nhật Bản nữa.
Người sáng lập công ty Tùng Hạ của Nhật được gọi là “ông thần kinh doanh”. Đặng sau khi xem dây chuyền sản xuất truyền hình mầu, thành khẩn nói: “Những điều chúng tôi cần học tập có rất nhiều, mong tiên sinh Tùng Hạ và các vị giúp đỡ”. Ông này nói: “Chúng tôi sẽ truyền lại cho các ngài tất cả”.
Trung quốc cần viện trợ, hợp tác. Đó cũng là điều mà Nhật Bản mong muốn. Trung quốc có 900 triệu người, tài nguyên phong phú theo sự tiến triển của hiện đại hóa, sẽ cần mua rất nhiều thiết bị cơ khí của nước ngoài. Giới kinh tế Nhật coi Trung quốc là thị trường buôn bán lớn nhất còn lại trên thế giới. Đặng nắm lấy điểm đó, đã gây nên “cơn sốt Trung quốc” trong giới kinh tế Nhật. Hơn 200 công ty Nhật đồng thời đăng quảng cáo trên báo chí, chúc mừng điều ước Trung-Nhật có hiệu lực và hoan nghênh ngài Đặng thăm Nhật Bản. Sáu tập đoàn kinh tế còn tổ chức tiệc chiêu đãi. Bình thường, những cuộc chiêu đãi như thế của họ chỉ có không quá 200 khách, khi chiêu đãi mừng nữ hoàng Anh Elidabét cũng chỉ có gần 300 người, nhưng lần này có tới hơn 320 người. Trong bữa tiệc còn thực sự xuất hiện hoạt động chào hàng: Các nhân viên Nhật và các tùy viên của Đặng từng đôi một trao đổi danh thiếp với nhau.
Chặng cuối cùng trong chuyến đi của Đặng là tại vùng KANSEI. Chẳng phải là Trung quốc cần thế giới, mà thế giới cũng cần Trung quốc sao? Kansei là địa phương của Nhật rất cần tới Trung quốc. Sau chiến tranh, cơ sở kinh tế của Kansei bị yếu đi là do mất thị trường Trung quốc. Tờ “Tin tức hàng ngày” bình luận “mức độ hy vọng của Trung quốc đối với giới tài chính Kansei thật ra ngoài dự đoán, mà sự mong mỏi của giới kinh tế Kansei đối với Trung quốc lại còn lớn hơn thế nữa”. Trước khi Đặng tới Kansei, giới kinh tế Kansei đã tiến hành ganh đua kịch liệt trong cuộc chiêu đãi của chính phủ chào mừng Đặng. Sau này, họ lại tổ chức riêng một cuộc chiêu đãi chào mừng Đặng.
Ba tháng sau, cơn lốc Đặng Tiểu Bình từ Nhật truyền tới Mỹ, bắt đầu cuộc chinh phục nước Mỹ.
Giới thiệu Trung quốc với người Mỹ, cần nắm vững đặc điểm của người Mỹ. Ở đây, không nên tỏ cảm tình nhiều, mà điều quan trọng là biểu lộ rõ cá tính và khí phách của người Trung quốc.
Brêdínxki là sứ giả của quan hệ hữu hảo Trung- Mỹ, đồng thời cũng là chuyên gia chống cộng nổi tiếng. Sau khi Đặng tới Mỹ mới hai giờ, liền đi xe tới nhà riêng của ông ta ở vùng ngoại ô, tham gia một bữa chiêu đãi bít tết mà ông ta đã hẹn 7 tháng trước.
Van-xơ đã từng oán trách một câu nói của Brêdinxki khi thăm Trung quốc đã gây trở ngại cho việc phát huy tác dụng quốc vụ khanh của mình. Vì vậy, Tổng thống Ca tơ đã có thời gian hạ thấp vai trò của Brêdinxki, yêu cầu ông ta đứng ở phía sau. Lần đến thăm này của Đặng, rõ ràng là sự tán dương cống hiến của Brêdinxki đối với việc xúc tiến bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời cũng tỏ rõ rằng, để phát triển quan hệ Trung-Mỹ, người Trung quốc có thể coi cả những người chống cộng là bạn bè, có dũng khí và phong độ để giao du cả với “ma quỷ”. Trong bữa tiệc Brêdinxki nói tới việc Tổng thống Ca tơ vì quyết định bình thường hóa quan hệ với Trung quốc nên đã gặp phải một số khó khăn chính trị ở trong nước, và hỏi Đặng có gặp khó khăn tương tự không. Đặng khéo léo trả lời câu hỏi không nên nêu ra đó, và nhân cơ hội nói rõ lập trường nguyên tắc của Trung quốc trong việc giải quyết quan hệ Trung - Mỹ. Ông nói: “Đúng như vậy, tôi cũng gặp phải khó khăn, ở tỉnh Đài Loan, có một số người có ý kiến phản đối”.
Tại trung tâm Kennơđi, Đặng tham dự một cuộc dạ hội. Có nghệ sĩ dương cầm hàng đầu biểu diễn, có múa ba lê hiện đại có thi đấu bóng rổ... Tất cả đều đặc sắc, làm người xem say mê. Tiết mục cuối cùng là một đoàn thiếu nhi ngây thơ hoạt bát trình diễn một số bài hát Trung quốc, đưa không khí dạ hội lên tới cao trào. Sau buổi biểu diễn, người lãnh đạo hai nước và phu nhân lên sân khấu gặp mặt các diễn viên. Cuộc dạ hội đó tốn phí 50 vạn đô la, do một công ty dầu lửa tài trợ. Công ty này cũng như mọi công ty lớn khác của Mỹ, thấy rõ Trung quốc là một thị trường có tiềm lực to lớn, muốn nhân dịp Đặng Tiểu Bình thăm. Mỹ để quảng cáo cho mình. Đặng biến việc này thành dịp quảng cáo cho Trung quốc với Mỹ. Tổng thống Ca-tơ ghi trong nhật ký: “Khi Đặng ôm hôn các diễn viên Mỹ, đặc biệt là khi ôm hôn các diễn viên nhỏ tuổi đã hát bài hát Trung quốc, đã biểu lộ tình cảm chân thành. Ông đã hôn rất nhiều thiếu nhi. Sau này nhiều báo đưa tin, có nhiều khán giả Mỹ đã rơi nước mắt. Nghị sĩ Kchatơ là người cực lực phản đối Trung-Mỹ bình thường hóa quan hệ: nhưng sau cuộc dạ hội này, đã nói là mình thất bại, không có cách nào bỏ phiếu chống lại việc các thiếu nhi Mỹ hát bài hát Trung quốc. Đặng... thực sự đã làm rung động khán giả có mặt hôm đó và các khán giả xem truyền hình”. Hutstơn là trung tâm lớn nhất vùng phía Nam nước Mỹ về luyện dầu, hóa học, chế tạo máy và công nghiệp đóng tàu, lại có cả trung tâm vũ trụ. Đặng bỏ ra hai ngày để thăm nơi này. Tại Xmơntơn phía Tây Bắc Huxtơn, phía Mỹ đã tổ chức một cuộc chiêu đãi bít tết mang đầy phong vị miền Tây Hoa Kỳ. Dự chiêu đãi, về phía Mỹ, ngoài các quan chức, phần nhiều là các nhà tư bản dầu lửa Bang Tếch dát. Họ có mong muốn rất lớn đối với việc đầu tư khai thác dầu lửa và các khoáng sản khác ở Trung quốc, nên đều tranh thủ cơ hội để quảng cáo cho mình. Có một vị khách không mời, từ Caliphoócnia tới, tìm cách trà trộn vào phòng tiệc. Ông này là một nhà tư bản dầu lửa nổi tiếng thế giới, là giám đốc công ty dầu lửa Tây Hoa Kỳ. Ông ta đã từng gặp Lênin. Vì ông ta từng có quan hệ mật thiết với các thế hệ người lãnh đạo Liên xô, các cố vấn của Ca tơ sợ ông ta sẽ là nhân vật gây lo ngại cho Đặng Tiểu Bình, nhưng Đặng đã có một cử chỉ khiến mọi người không ngờ: Mời ông ta đến ngồi cạnh chỗ mình, tỏ ý tiếc là được gặp quá muộn. Khi người phiên dịch giới thiệu ông ta với Đặng, Đặng ngăn lời phiên dịch lại, nói: “Rất nhiều người Trung quốc đã biết ngài, ngài là bạn của Lênin. Khi Liên xô gặp khó khăn, ngài đã giúp đỡ họ. Chúng tôi hoan nghênh ngài tới thăm Trung quốc”. Ý kiến đó làm cho ông ta rất phấn khởi. Ông ta nói: “Tôi rất muốn đến Trung quốc. Nhưng tôi đã già quá rồi, không chịu nổi một chuyến bay của máy bay dân dụng, mà Trung quốc lại không tiếp nhận chuyên cơ”. Đặng cười lớn, phẩy tay: “Điều đó rất đơn giản. Trước khi ngài đi, xin đánh điện báo trước, chúng tôi sẽ xếp sắp, mong ngài mang theo nhiều chuyên gia”. Ba tháng sau, quả nhiên ông ta đi chuyên cơ tới Bắc Kinh, và nhanh chóng ký với Trung quốc một số hiệp nghị sơ bộ về thăm dò dầu lửa, khai thác khoáng sản, giống lúa mới và phân hóa học. Sau này, hầu như năm nào ông ta cũng tới Bắc Kinh và gặp mặt Đặng. Đặng tạo mọi thuận lợi cho hoạt động của ông ta ở Trung quốc và tặng ông ta một con gấu mèo lớn của Trung quốc để đem tới thế ván hội Lốt Ănggiơlét.
ở Xmơntơn, Đặng còn nhận lời mời đến tham quan một cuộc đua ngựa. Đó là một hoạt động giải trí đầy tinh thần cao bồi miền Tây mà người Mỹ rất ưa thích. Trước khi vào trường đua, phu nhân Trác Lâm (vợ Đặng - Người dịch) đã đội một chiếc mũ cao bồi màu xám. Sau khi vào trường đua, hai nữ kỵ sĩ cưỡi ngựa trắng lại tặng Đặng và Phương Nghi mỗi người một chiếc mũ cao bồi màu trắng có vành uốn cong lên. Đặng lập tức cao hứng đội lên đầu, và ngồi vào chiếc xe ngựa kiểu thế kỷ thứ 19, thoải mái dạo hai vòng quanh trường đua, vẫy tay đáp lại những tràng pháo tay của khán giả. Không lâu trước đó, đã có nhà văn Mỹ tả người Trung quốc là một “đàn kiến xanh” không hề có cá tính. Ông ta khẳng định đã không thể tưởng tượng được lúc đó trước mặt các khán giả Mỹ “con kiến chúa” lại tỏ ra thích thú với cái mũ cao bồi bang Tếchdát như vậy. Chuyến tới thăm của Đặng đã làm cho việc buôn bán mũ cao bồi rất chạy ở vùng này. Trong một hiệu bán mũ, mấy trăm chiếc mũ cao bồi đã được bán hết rất nhanh với giá 30 đô la mỗi cái.
Sự tiếp đãi long trọng và hoan nghênh nồng nhiệt trong chuyến thăm Mỹ của Đặng, là việc chưa từng có trong lịch sử ngoại giao gần 20 năm nay của Mỹ. Có thể nói người Mỹ chưa bao giờ có thái độ như vậy với người lãnh đạo một nước cộng sản. Nghe nói, khi Khơrútsốp đến Niu Yoóc dự đại hội đồng niên hiệp quốc, cục di dân Mỹ nhất định đòi ông ta phải điểm chỉ mới được nhập cảnh. Đặng đã giành được sự hoan nghênh phổ biến ở nước đứng đầu thế giới tư bản, chỉ trong tám ngày, ở Mỹ đã dấy lên “cơn sốt Trung quốc”. Người nào cũng muốn gặp ông, bắt tay, hoan hô, chào hỏi và xin ông chữ ký lưu niệm. Hơn 2000 nhà báo đã đi theo, phỏng vấn và đưa tin về hành động của ông. Giờ cao điểm của ba mạng vô tuyến truyền hình Mỹ đã biến thành “thời gian Đặng Tiểu Bình”. Đặng không hề mệt mỏi hội đàm với các quan chức Mỹ, hội kiến với mấy trăm nghị sĩ, thống đốc bang, thị trưởng và các nhân vật nổi tiếng trong giới kinh doanh, giới giáo dục trong nhiều trường hợp, còn trực tiếp diễn thuyết trước mấy ngàn người. Phóng viên “Nhân Dân nhật báo” bình luận: Trong lịch sử quan hệ đối ngoại, lập trường của Trung quốc với các công việc quốc tế và quan hệ Trung-Mỹ đã được công chúng Mỹ hiểu sâu sắc bằng phương thức trực tiếp có hiệu quả. Đó là điều chưa bao giờ có.
7.18. Cùng nhau khai thác
Việc tranh chấp lãnh thổ giữa các nước là vấn đề hết sức khó giải quyết, xưa nay hầu như chỉ có một biện pháp là dùng vũ lực. Đặng Tiểu Bình lại nghĩ ra một biện pháp giải quyết mới, là cùng nhau khai thác.
Phía Bắc Đài Loan có một hòn đảo nhỏ, Trung quốc gọi là đảo Điếu Ngư, diện tích rất nhỏ, không có người ở, cũng không ghi trên bản đồ, xưa nay vẫn coi là một đảo nhỏ phụ thuộc đảo Đài Loan. Sau chiến tranh Giáp Ngọ, Nhật cắt Đài Loan khỏi Trung quốc, bao gồm cả hòn đảo nhỏ đó. Năm 1945, Nhật bại trận đầu hàng, rút khỏi Đài Loan, nhưng không ai nói tới việc hòn đảo nhỏ đó thuộc về ai, không ai coi đó là chuyện gì. Sau, trên đảo có dầu lửa, việc quy thuộc trở thành một vấn đề tranh cãi. Năm 1972, khi Trung-Nhật lập quan hệ ngoại giao, thủ tướng Nhật yêu cầu thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận rõ hòn đảo đó thuộc về Nhật Bản. Để cho vấn đề nhỏ đó không làm ảnh hưởng tới việc bình thường hóa giữa hai nước, Chu Ân Lai dùng sách lược né tránh, nói hiện nay chưa nên thảo luận vấn đề đó. Phía Nhật đành phải thôi. Năm 1978, Trung- Nhật đã hoàn thành việc bình thường hóa, ngoại trưởng Nhật muốn nhân dịp hai bên vừa trao đổi văn bản điều ước hữu hảo, lại đề xuất với Đặng Tiểu Bình yêu cầu xác nhận đảo đó là của Nhật Bản. Đặng dùng biện pháp né tránh, nói một cách nhẹ nhàng: “Thôi, vẫn giữ như trước, hãy gác lại 20 năm, 30 năm nữa”. Hai bên đều thỏa thuận, khi thực hiện bình thường hóa quan hệ không đề cập tới vấn đề đó.
Tháng 10.1978, Đặng thăm Nhật, không khí hữu nghị giữa hai nước nồng ấm. Chiều 25, Đặng họp báo ở Tôkyô. Người lãnh đạo Trung quốc tham dự cuộc chiêu đãi báo chí “kiểu phương Tây” như vậy là lần đầu tiên. Trước hơn 400 nhà báo nổi tiếng thế giới, Đặng trầm tĩnh tự tin, ứng đối lưu loát, lại mang nhiều phong vị u-mua, không khí buổi họp rất sôi nổi. Bỗng có một nhà báo Nhật nêu ra vấn đề sở hữu đảo Điếu Ngư, xin phó thủ tướng Đặng trả lời. Mục đích nêu vấn đề của nhà báo đó, nếu không phải là cố ý nêu vấn đề gai góc để thử trí tuệ của Đặng, thì cũng là để lợi dụng trường hợp công khai, lợi dụng không khí hữu hảo giữa hai bên nêu lên vấn đề mà các quan chức không tiện nêu ra, buộc Đặng phải tỏ thái dộ trước công chúng. Cần tỏ thái độ thế nào đây? Nếu trả lời là nên quy thuộc về Nhật Bản thì coi như Trung quốc công khai từ bỏ chủ quyền với hòn đảo đó. Đảo tuy không lớn, nhưng chủ quyền quốc gia là chuyện lớn. Nếu nói nó thuộc về Trung quốc, thì sẽ dẫn tới tranh luận, ít nhất cũng là phủ một bóng đen lên quan hệ hữu hảo vừa được khôi phục giữa hai nước Trung- Nhật. Các nhà báo có mặt hoàn toàn không ngờ Đặng lại lựa chọn đáp án thứ ba, không những đã khéo léo giải đáp câu hỏi khó khăn, lại “chiếu tướng” lại đối phương. Đặng nói: Vấn đề đó, “hai bên có những ý kiến khác nhau, khi thực hiện bình thường hóa bang giao, chúng tôi đã thoả thuận không đề cập tới vấn đề đó”, “nhưng vẫn có người muốn khêu lên vấn đề đó để gây trở ngại cho sự phát triển quan hệ Trung-Nhật. Chúng tôi cho rằng hai chính phủ gác vấn đề đó lại là tương đối sáng suốt. Vấn đề đó gác lại không có quan hệ gì, đợi mười năm nữa cũng không sao. Thế hệ chúng ta thiếu trí tuệ, bàn tới vấn đề đó khó đạt được ý kiến nhất trí; thế hệ sau nhất định thông minh hơn chúng ta, sẽ tìm ra biện pháp mà hai bên đều có thể chấp nhận được”.
Ít lâu sau, Đặng tìm được một biện pháp tốt hơn, đó là: Cùng nhau khai thác, tạm gác vấn đề chủ quyền lại. Người Nhật đã khai thác đảo Điếu Ngư trong rất nhiều năm, nếu cùng nhau khai thác, thì Trung quốc cũng có phần. Như thế rõ ràng tốt hơn là mặc nhận hiện trạng. Anh khai thác, tôi cũng khai thác. Chủ quyền tạm gác lại, không phải từ bỏ. Hiện nay, không bàn vấn đề chủ quyền, vì bàn sẽ không có lợi cho đại cục là quan hệ giữa hai nước. Công cuộc hiện đại hóa của Trung quốc còn cần đến sự giúp đỡ của Nhật, giải quyết được vấn đề đó sẽ dễ giải quyết những vấn đề chủ quyền và lãnh thổ với những nước khác. Dù Trung quốc không coi trọng lắm hòn đảo nhỏ đó, nhưng khinh suất tuyên bố quy thuộc cho Nhật vẫn là hạ sách, không bằng treo vấn đề đó lại, làm cho người Nhật vẫn không yên tâm, không nghĩ rằng chỉ có Trung quốc cầu cạnh Nhật, và Nhật không có gì phải cầu cạnh Trung quốc cả.
Đặng mở rộng ra, không chỉ là đảo Điếu Ngư giữa Trung quốc và Nhật, mà rất nhiều vụ tranh chấp lãnh thổ trên thế giới, đều có thể dùng biện pháp đó để hòa giải mâu thuẫn: Trước hết, chưa nói tới chủ quyền, hãy tiến hành việc cùng nhau khai thác. Cách nghĩ đó có phần giống việc tách quyền sở hữu với quyền kinh doanh trong cải cách xí nghiệp quốc doanh. Vấn đề chủ quyền rất nhạy cảm, dễ dẫn tới xung đột, thậm chí chiến tranh. Đặng dùng biện pháp cùng khai thác - cùng hưởng quyền sử dụng - để làm dịu mâu thuẫn, thật đáng gọi là bậc thầy trong việc hòa giải mâu thuẫn.
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Trần Đình Nghiêm
Biên tập: Xuân Duy, Quỳnh Dung
Trình bày, bìa: Nguyễn Thị Hoà
Sửa bản in: Quỳnh Dung
In 500 cuốn khổ 15x22cm,
tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
Giấy phép XB số: 676/XB-QLXB cấp ngày 30-6-2000.
In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2000.

Xem Tiếp: ----