ng Hoàng Ánh biết chắc ni cô Ngọc trở về chùa Liên Hoa tự sẽ thay đổi ý định. Ngày cưới đã định, ông nói với Chính Tâm hãy trở lại vườn Hồng tìm lại cô bé tên Thuỷ: - Ở đời chỉ một trong hai: hoặc truyền giáo hoặc truyền giống. Ta thì muốn giống nòi mình được duy trì, con phải tiếp tục thực hiện việc đó. Trở lại vườn Hồng, thời gian này hay bị mất cây kiểng. Có những loại cây được tạo dựng nhiều đời, mới có gốc lớn và đẹp thì bọn trộm cắp tổ chức lấy đi. - Tại sao kỳ vậy! không phải của nó mà nó cũng muốn lấy của người ta được sao… Thấy hai cha con Thuỷ buồn rầu, ông Hoàng Ánh không nở nụ cười nổi: - Chú Năm này! (Ba của Thuỷ). Chú hãy thưa ngay ra công an…Xem họ có cách gì giúp mình không? Ông Năm Chang đáp lại vẽ buồn rầu: - Không kịp đâu bác ạ! (Ông năm Chang gọi theo vai vế là một người “chú anh”). Công an họ đến thì mấy ngày sau, bọn trộm cao chạy xa bay rồi. - Trời…Bọn này tàn nhẫn vô lương tâm thật, của người ta mà chúng rinh một cái thật là xót ruột. Chính Tâm nói nhỏ: - Vậy chứ mình cũng định rinh Thuỷ về nhà vậy… Ông năm Chang thở dài, rồi quay sang con gái: - Anh Sáu của mày, sao hôm nay tới trễ quá! Mọi ngày giờ này, đã tưới hết líp ngoài… Thuỷ nghe cha hỏi, cô không biết người làm công nhật vì sao hôm nay lại tới trễ (hoặc không tới). Bỗng nhiên cô Thuỷ mở tròn đôi mắt, cô nghi hoặc: - Ba này! Tự dưng con nghi anh Sáu quá…Có thể là ảnh ăn cắp đó ba. - Bậy bạ! Làm sao mà nói vậy được… - Được chứ ba!- Thuỷ tỏ vẻ thông minh và phân tích- Thường ngày, chiều là ảnh về nhà. Nhưng hôm qua ảnh trở lại xem truyền hình…Nhà ảnh cũng có truyền hình vậy. - Không đâu…chắc nó tới để hỏi xem có thể lấy tiền công sớm. Hôm qua nó có than vãn là kẹt tiền, hỏi mượn ba vài chỉ. Ba hứa sẽ bán được mấy cây Thiên Tuế, hôm nay sẽ cho nó mượn. - Con nghĩ là…Vì thường ngày, mình xem ảnh như người trong nhà rồi, nên hôm qua có lẻ ảnh đã ra tay… Thế là manh mối đã được phăng ra, ông Hoàng Ánh nghe qua cũng đồng ý như vậy. - Con gái của chú nói nghe hợp lý đó. Nếu anh ta không tới, có nghĩa là đang tìm cách bán hai cây Thiên tuế đó…cần phải nhanh chóng theo dõi ngay, nếu không thì không kịp nữa. - Con nghĩ…- Chính Tâm xen vào- Chắc là anh ta rồi. Bởi vì anh ta đang kẹt tiền là một, nếu anh ta không có lấy thì hôm nay sẽ tới đây sớm để xem có bán hai cây Thiên tuế được không…Bởi vì bán được thì anh ta mới mượn được tiền. - Ừ…- Ông Hoàng Ánh chen vào- Sẵn đây…- Ông Hoàng Ánh quay lại, kéo Chính tâm tới vỗ vỗ vào ngực anh- Có thằng này, làm thám tử là hết ý. Nó có võ nữa. - Ho…hặc!- Chính tâm ho lên mấy cái, rồi than- Ba vỗ chi mà mạnh tay dữ vậy, con có là thám tử đâu…võ gì? Có giỏ xách thì có. Ông Hoàng Ánh săn tay áo vẻ sốt sắng: - Nói vậy, con có chịu giúp hai cha con chú Năm không? Nếu không thì sức già này không hề hà gì… - Giúp thì giúp…Nhưng con có biết rành về địa phương này đâu. - Con cứ theo hộ tống cho con gái chú Năm. Con bé đó ta thấy thông minh…chắc chắn sẽ tìm được. - Có súng ống gì không?- Chính Tâm bất ngờ rên lên. - Có khúc củi đằng kia kìa, đeo đỡ cho oai- Ông Hoàng Ánh bỡn cợt rồi ra lệnh- Ngay tức khắc, mọi người chia hai mũi: Chính Tâm và Thuỷ tới ngay nhà gã Sáu. Còn tôi và chú Năm trông chừng nhà. Trên đường đi Thuỷ như chú ý với Chính Tâm nhiều lắm: - Anh cưới ni cô ấy chưa? - Không có- Chính Tâm không dám trả lời câu hỏi đó, nhưng Thuỷ quan tâm một cách khác thường- Thuỷ biết sao không? Có lần anh biết làm thầy bói đó. Nếu như nhìn vào đôi mắt của em, anh có thể đoán tính tình như sau. - Đâu anh nói thử xem có đúng không? - Thuỷ có đôi mắt người ta thường gọi là tam bạch. Tất cả những điều đó, chứng tỏ là một người thông minh, vô tư trong cuộc sống nhưng có quyền thế; Thế nhưng mà cũng có khuyết điểm, thường mất ngủ do suy nghĩ nhiều, điều này dẫn đến mệt mõi trong công việc nên ít chịu trách nhiệm về mình, lại dẫn đến việc khác nữa là cùng tranh đấu với mọi người trong xã hội (để thích nghi với cuộc sống mà), nhưng càng ham muốn mọi việc bao nhiêu, thì càng thiếu ý chí thực hiện bấy nhiêu. Chính Tâm dừng lại, nhìn Thuỷ. Cô gái có vẻ giận lắm, vì Chính Tâm xem bói chẳng giống ai. - Vậy ra, anh còn nhìn thấy điều gì nữa không? Chính Tâm mỉm cười, rồi anh nói một cách tổng quát: - Thấy chớ…Ở tuổi của Thuỷ, bao giờ các cô gái cũng chứa đựng một thứ tình cảm cao quí trong đó…Biết nói thế nào? Tình cảm đó bao giờ cũng đẹp, với bất cứ ai…Nhưng chỉ có một người thôi, người đó sẽ nhận ra…Chắc chắn là như vậy. - Anh nói thế…Có nghĩa là anh đã nhận ra rồi đó…Có phải không? - Không đâu…- Chính Tâm bối rối, anh nói khéo- Lúc đầu anh chỉ muốn xem cho em một quẻ. Con gái nào cũng có tự ái riêng, đã mở lời mà không đến nghĩa là tạo nên một cơn giận. Thuỷ lại nhìn Chính tâm lần này dữ dội hơn: - Anh biết bói cho người khác, nhưng anh có thấy gì đâu. Đã đến nhà anh Sáu kia rồi! Thế này nhe…Em có có hoạch như vầy. Thuỷ kê tai nói nhỏ cho Chính Tâm nghe, cả hai đều đồng tình. Theo kế hoạch, Chính Tâm ghé vào quán nước ngồi chờ Thuỷ. Thuỷ là người đầu tiên đến nhà gã Sáu. Nhà gã Sáu nằm ngoài con sông, khuất sau một cái Đình cũ kỹ. Thuỷ tỏ vẻ tự nhiên như hằng ngày, cố gắng dọ hỏi xem gã Sáu đó đang làm gì (Bởi vì anh ta cũng có thể là người bị oan). Cô đến nhà và chỉ thấy vợ anh ta thôi: - Chị Sáu ơi! Anh Sáu đâu rồi…Ba em chờ tới tưới cây đó nha… Chị ta có vẻ luýnh quýnh khác thường, rồi đáp trả lời lại: - Sáng ra đi đâu không biết nữa…Thôi, coi như ảnh nghỉ hôm nay vậy. - Nghỉ sao được…Ảnh không nói ba em trước mà… - Vậy à…Được rồi, em về đi. Chị nói ảnh đến. - Ủa…Vậy chị biết ảnh ở đâu không? - Biết…mà không đâu, để ảnh có về chị nói lại…Thôi em cứ an tâm về nhà nói với chú Năm, anh về là chị sẽ bảo đến đó. Thuỷ về và ra quán nước. Một lát sau, Chính Tâm trở lại: - Chào chị…Có anh Sáu ở nhà không? - Anh là…? - Tôi là Chính Tâm, hôm qua có gặp anh Sáu. Ảnh bảo là sẽ bán hai cây Thiên Tuế và chỉ nhà ở đây. - Vậy à!...Hai cây Thiên Tuế, ảnh đem…- Chị ta bỗng dừng lại, nghi ngờ- Ủa? Hai cây Thiên Tuế nào cà? - Chẵng biết hai cây Thiên Tuế nào nữa? Ảnh bảo tới xem. Tôi sẵn mang tiền tới đây và gấp về thành phố, nên giá bao nhiêu tôi cũng mua. Nghe nói có tiền mặt, chị ta như mở cờ trong lòng. Chị ta lẩm bẩm: - Đã bảo người ta tới đây, còn đem đi đâu nữa. Kẹt tiền muốn chết, mà còn gặp thằng chồng khu klhờ…Thật bực mình- Chị ta nhìn Chính Tâm rồi sợ khách không có dịp trở lại, liền nhanh nhẩu- Thế này nhe! Tôi có thể đoán là anh ấy đem hai cây Thiên Tuế ở đâu rồi, tôi sẽ đi tìm…nhưng…anh đặt tiền cọc trước được không? - Đúng ra không được…để thấy hai cây Thiên Tuế ra sao và giá nó thế nào đã? Nhưng chị đang kẹt tiền à? Thấy khách có vẻ dễ dãi, chị ta bày tỏ ngay: - Anh ơi! Thực tình, chúng tôi đang bị khổ đây…Cũng tại tôi ham bán cẩm thạch, thấy nó dễ ăn mà không dễ chút nào. Có mấy bà giàu có ngoài thị xã, biết tôi có quen với mấy người bán cẩm thạch. Thay vì tôi chỉ cho người bán, thì tôi mượn mấy chiếc vòng để mình đi bán…Nào dè tay của mấy bà đó lớn quá, phá bể hết ba chiếc vòng. Mỗi chiếc giá gần ba bốn chỉ vàng chứ ít sao? - À! Thì ra là vậy…Tội nghiệp chị quá. Chính Tâm không biết gì việc buôn bán cẩm thạch làm bộ quan tâm, nhưng nghĩ mình cũng có giới hạn nên tìm cách thối lui. - Thôi! Thế này …Chị cứ an tâm, Tôi và chị cứ đi tìm anh ấy. Tôi hứa chắc sẽ mua hai cây Thiên tuế. - Ờ….Nếu anh nói chắc, tôi sẽ dẫn anh đi tìm anh ấy. Hai người xuống đò băng qua bờ sông bên kia, đi vào con mương nhỏ. Gã Sáu thấy vợ mình cùng đi với người thanh niên lạ, hết sức ngạc nhiên: - Ai vậy em? - Ảnh hỏi mua hai cây Thiên Tuế đó? Gã Sáu tưởng là vợ mình tìm được người mua cây, nên hớn hở: - Anh đến đây xem…Cả hai cây trên tám mươi năm đó. - Ờ!- Chính Tâm làm bộ ngắm nghía, rồi hỏi giá- anh định bao nhiều vậy? - Mỗi cây một cây vàng…Sao? Được chứ… - Cũng được…nhưng lên xe, tôi mới chồng tiền đủ. Ở đây, tôi không biết ai làm sao dám mang tiền theo. - Để tôi cho người mang xuống xuồng- Anh ta nói nhỏ với vợ- Mình theo anh ta lấy tiền, tôi đi không tiện đâu. Người vợ gật đầu, cùng theo Chính Tâm “ ra xe”. Chính Tâm đưa thẳng chiếc xuồng đến bến nhà Thuỷ, chị vợ gã Sáu biết lộ tẩy khóc lóc: - Anh ơi! Anh là công an hả…Vợ chồng tôi lỡ dại…tha cho lần này! - Được! ngày mai chị cứ nói ảnh tới xin lỗi chú Năm. Tôi sẽ nói chú năm cũng nhận ảnh làm lại, nhưng phải chừa thói hư tật xấu đó. - Dạ! Chị ta không dám lên nhà, che mặt lại về thẳng. Chính Tâm đưa hai cây Thiên Tuế về một cách ngoạn mục. Thuỷ mĩm cười chờ anh, ánh mắt long lanh dịu dàng. Cả hai có cái nhìn đầy yêu thương. Thấy thế, ông Hoàng Ánh đắc thắng nói tiếp: - Cưới hỏi qua loa là xong…hai ngày nữa tiến hành luôn chứ? - Bộ anh tưởng con gái tôi là đồ bỏ sao? Đám cưới rồi mới mua vàng vòng sau ai mà chịu…Đã thế còn định tổ chức chỉ có hai ngày tới, ai chuẩn bị kịp. - Chính vì vậy, tôi mới bù cho cháu thật nhiều vàng. Nói thiệt, vàng hơi nhiều đó nhen, nói không phải khoe: cả kho báu chứ ít sao! Thành ra, chớp nhoáng như thế, ai có phần sẽ đồng ý thôi. Tụi Hàn quốc sang Việt Nam chọn vợ kiểu như vậy được, thì con tôi cũng phải được. Mình tiến hành giống như vậy cũng có gì đâu. Anh xem nó yêu con tôi ghê chưa. - Không bao giờ như thế…Hỏi con tôi, nó cũng lắc đầu, chứ ở đó yêu đương cái nỗi gì. Chính Tâm ở ngoài vườn cũng bàn như vậy, Thuỷ không lắc đầu mới lạ: - Cho em thời gian suy nghĩ…Tình yêu nó cũng như những cây em trồng, phải bón phân chăm sóc hằng ngày. Mình o ép thúc quá nó cũng dễ đổ gãy đó anh. Chính Tâm thở dài, rồi không nói gì nữa. Trở về nhà, Hai cha con nghe những người tới dự đám cưới chửi rủa. Mấy bà nấu bếp đòi thêm tiền đặt cọc không xong, cũng giãy nảy đòi lột da hai cha con. XI - Quả báo nhãn tiền- Ông Hoàng Ánh với cái nhìn xa xăm vào khu vườn than trách- Tất cả là do ta thương thằng con quá mức. Chính Tâm cũng đứng cạnh ông thở dài: - Con cũng không hiểu, ai đời đi tìm một ni cô để yêu. Nên con bị trời trừng phạt bằng việc uống thuốc sâu, chút xíu nữa là toi mạng. Hai cha con hệ thống lại, chẳng qua là từ kho báu mà ông bác nói có ở trong vườn nhà ta, làm cho hai cha con có tâm lý khinh khi mọi thứ, rằng ta sẽ có vàng nhiều và sẽ là người giàu có nhất vùng, rằng sẽ xây dựng chùa lớn nhất Việt Nam nên ai cũng phải coi trọng, vì thế đổi đi số vàng lấy một ni cô có chi là lớn lao đâu. Thế nhưng vàng đâu? Hai cha con áy náy việc đó vô cùng. Chưa có vàng mà cả hai cha con khinh khỉnh coi trời bằng vung. Trong những câu chuyện cổ tích, từ câu chuyện Con Chó Đá, cũng như Ăn Khế trả vàng, thì những người hiền lành trời phật mới giúp. Hai cha con đứng nhìn khu vườn ngộ ra điều đó: - Hình như mình phải hiền lành cha ạ!- Chính Tâm cất tiếng xua đi sự im lặng nặng nề. - Chứ còn gì nữa!- Ông Hoàng Ánh cũng tin như vậy, nhưng không hiểu tại sao trước đây lại lất xất làm cho bà con ai cũng ghét bỏ- Người nghèo bỗng đột ngột giào to chắc cũng vậy- Ông Hoàng Ánh cố tìm cách bào chữa cho hai cha con. - Nhưng mình có đột ngột giàu đâu? - À há! Nghiệm lại thì chưa có gì hết…Cũng tại ông bác người Nhật của con. - Bây giờ mình phải làm sao tìm ra căn hầm ở chùa…Có căn hầm thì có cây kiếm, có cây kiếm thì có bản đồ, có bản đồ thì biết chỗ chôn vàng. - Biết rồi…Nhưng phải hiền… - Trời phật mới thương yêu, giúp cho… - Đúng vậy! Hai cha con mỗi người cầm cây cuốc, nhưng không biết cuốc vào đâu. Nói chuyện đến đó rồi giải tán. Mọi người có phần chán nản căn chùa cũ (vừa nhỏ lại vừa đủ thứ chuyện), nên mong ngóng điều gì đó khác hơn. Đôi khi cũng chán nản muốn bỏ mặc, thời buổi này còn chùa chiền làm gì nữa, nó cũng lần hồi đang lùi vào quá khứ đó sao? Tuy vậy, cũng còn một ít người quan tâm nên kêu gọi nhau cần sắp sếp lại như thế nào đó. Cuộc họp y chang như lần trước,cũng nhờ chính quyền địa phương chủ trì, cũng bàn chọn người kế vị chức trụ trì, cũng anh công an lúc trước phát biểu: - Thầy Hạnh hiện tại, sống đời sống thực vật không biết chừng nào mới tỉnh lại. Chùa nào cũng cần có người trông coi, nhưng tránh chọn người nhậu nhẹt như thầy tư Để. Bà sư già không biết đi đâu biền biệt, còn ni cô Ngọc là nữ liệu không tiện. Các cô các bác có đề cử ai đó không? - Có vợ con được không? - Thầy Hạnh cũng có vợ con rồi, miễn sao tốt và tu luyện như thầy đã làm. Khá lâu không thấy ai lên tiếng. Ông Hoàng Ánh khề khà: - Tôi đã nói rồi, để Chính Tâm con tôi làm chức Trụ trì đi! - Con ông có tài cán gì đâu, cũng chẳng chịu tu hành. - Bây giờ thì nó chịu rồi!- Ông Hoàng Ánh nói liều,chỉ muốn Chính Tâm vẫn còn lảng vảng tại chùa Liên Hoa tự. Chỉ duy nhất cách đó là tìm được căn hầm, ông láy mắt về Chính tâm. Chính Tâm cũng hiểu ý. - Tôi sẽ tu mà, tôi sẽ đi học thêm ở Quan âm học viện. Chính Tâm thực ra mong ngóng được gần gũi ni cô Ngọc, tình yêu trong lòng làm sao im lắng ngay được. Điều đó nhiều người cũng đã nhận ra. - Sao các bác?- Có ai đó dao động, rồi ra điều kiện- Đi học Phật pháp đàng hoàng, học ở Quan âm học viện… đúng rồi! Ai đó nói ông Hoàng Ánh: - Ông phải xây chùa lớn nhất từ trước tới giờ và Chính Tâm không được léng phéng với ni cô Ngọc nữa. - Được thôi!- ông Hoàng Ánh vẫn tin rằng mình sẽ tìm được vàng. Ông nghênh mặt- Chuyện nhỏ. - Cũng được!- Mọi người tán thành- Thôi như vậy đi. Còn Chính Tâm nghe người ta chê bai mình cũng có tự ái, sao họ cứ chê mình không tài cán gì mãi. Anh sẽ chứng tỏ cho họ thấy nay mai, mình sẽ làm nhiều thứ còn hơn thầy Hạnh cho xem. - Tôi có thể vẽ bản thiết kế… - Được không đó!- Ông Hoàng Ánh giãy nảy- Ba chỉ nghe con đi làm phụ hồ thôi. - Thợ hồ rồi! - Nhưng thợ hồ có ăn nhằm gì đâu. Mọi người tán thành, động viên: - Nếu anh ta thấy làm được, thì cứ để anh ta quyết tâm một lần. Có bản thiết kế rồi ta sẽ tính. Chính Tâm nghe vậy ưng bụng lắm, nhưng công việc vẽ bản thiết kế phải ăn học như kiến trúc sư học ra mới vẽ nhà được, đằng này anh chỉ là một tên thợ hồ không hơn không kém. Ở thành phố, anh cũng từng chứng kiến mấy tay thợ hồ dám thầu mấy căn nhà lớn, thì anh cũng làm được vậy. Chính Tâm quyết chí trổ tài, làm liều…Sau khi rời cuộc họp về nhà, Chính Tâm đắn đo nhưng cảm thấy người ta làm được thì mình làm được.Nghĩ sao làm vậy, ý tưởng không dựa dẫm vào hình thái kiến trúc một ngôi chùa nào, mà chính từ chữ “song hỉ” thường thấy các đám cưới viết để tặng cô dâu chú rể. Anh tạo nên hình khối, bốn mặt đều giống nhau, năm tầng, phía trên chồng tiếp thêm một bảo tháp cao độ chừng 25 mét nữa. Ông Hoàng Ánh thấy vậy thì nói: - Tại sao không dùng chữ Phật hoặc chữ phúc để vẽ, bởi vì chữ song hỉ dễ hơn nhưng có điều nó mang dáng dấp của một nhà hàng. - Thì con chồng cái bảo tháp lên còn gì!- Chính Tâm quyết chí vẽ theo hình dáng ấy, và tranh cãi lại với ông Hoàng Ánh. - Thôi! Như thế cũng có nét độc đáo và xuất sắc rồi. Chính Tâm hoàn thành bản vẽ trong vòng hai tuần ( chỉ sơ đồ tổng thể), còn cụ thể trong xây dựng cần phải có công ty nào đó nhận thầu. - Còn phải xin giấy phép xây dựng nữa!- Anh nói. - À há…-Ông Hoàng Ánh hiểu, nên đỡ lời- Khoảng này chờ dài cổ đây. - Còn tiền bạc? - Ờ! Thì cố tìm căn hầm xem… Chính Tâm kín đáo cố gắng tìm căn hầm ở chùa, nhưng không thấy đâu : « chắc phải hiền lành »- Anh nghĩ thế, rồi tìm đọc sách Phật và những cuốn kinh có trong phòng đọc sách. Phật pháp ẩn chứa những gì mà mọi người lại mê say đắm thế, Chính Tâm tò mò xem qua. Mặc dù chức vị trụ trì chưa có sự công nhận từ phía Quan âm học viện, cũng như được Giáo hội Phật giáo Trung ương đồng tình. Chính Tâm tự tìm hiểu kinh kệ. Giáo lý nhà Phật sâu xa biến hoá khôn lường, chỉ hiểu là Phật nói: “ Tin ta, không hiểu ta, chính là hại ta”. Vậy phải tu như thế nào mới là trí huệ đây? Chính Tâm bắt đầu lần mò, tự tìm hiểu, tự học giáo lý Phật pháp. Anh lý giải đạo theo cái nhìn của mình, anh có thái độ nhìn đạo không một chút nào duy tâm: “Có lẽ” Đạo Phật hình thành từ sự giải thích sự sống và cố làm sao cho sự sống an nhàn và vĩnh hằng. Một tư duy và bất kỳ một cái gì đi chăng nữa, nó không phục vụ cuộc sống thì nó sẽ bị đào thải mà thôi và Đạo Phật dù có sâu xa cũng nằm trong số đó. Tư tưởng của Đạo Phật là tư tưởng của sự sống, chỉ vì một khoãng thời gian khác nhau con người có cái nhìn khác nhau mà thôi. Trái đất và sự sống trên trái đất có từ đâu? Câu hỏi đó và hầu như bao giờ cũng vậy, người ta luôn luôn tìm cách giải thích sự sống trên trái đất. Người ta tìm cách và cố giải thích và không phải bây giờ mới cố giải thích, mà đã có từ lâu lắm rồi. Những câu hỏi được đặt ra về con người chỉ duy nhất có mặt trên trái đất là trí tuệ và sự sống muôn loài ai tạo ra? Như có bàn tay sắp sếp nào đó của một Đấng tối cao nào đó, một điều đơn giản và luân phiên. Phần lớn tất cả các Đạo giáo đều giải thích sự sống trên trái đất, chứ không có việc gì khác ngoài việc đó. Tất cả đều giống nhau, đều cố giải thích sự sống xuất hiện từ đâu. Tuy giống nhau một mục đích nhưng khác nhau ở cách nhìn mà thôi. Nếu nhìn với cái nhìn suy xét và không một chút nào duy tâm. Đạo Phật không những khoa học mà hẳn còn phục vụ cuộc sống nữa. Bởi thế cho nên đạo Phật vẫn tồn tại cho tới ngày nay và hình như vẫn còn đang được thịnh hành nữa là khác. Nếu như không giải thích theo các nhà sư thường đi thuyết pháp, thì đạo Phật cũng có những lý do xác đáng và hợp lý. Thích Ca mâu ni chắc hẳn là một người giàu lòng nhân ái, yêu thương nhân loại, cũng như yêu thương sự sống của thiên nhiên. Năm 543 trước công nguyên, cái thuở mà khoa học chưa tiến bộ, người cũng là người như chúng ta, một mình Người đứng ra đảm đương công việc giải thích vũ trụ và sự sống trên trái đất. Vũ trụ đối với con người là một thể thống nhất, vì vậy con người sống hoặc chết cũng còn nằm ở vũ trụ mà thôi. Từ một vị Thái tử, từ bỏ cuộc sống sung sướng để khổ luyện tu hành, từ cái gương đó đã thuyết phục được chúng sanh. Đức Phật mâu ni sáng lập Đạo Phật. Giải thích sự sống và tìm ra nơi vĩnh hằng, vậy con người khi sống phải làm gì? Khi sống, con người phải sống hiền hoà, nhẫn nhịn, để đến khi chết họ sẽ về nơi Niết Bàn. Niết Bàn là gì, đó là danh từ chỉ nơi vĩnh cửu. Dù đó là tưởng tượng hay có thật đi chăng nữa, nhưng nó vừa răn đe vừa giáo dục con người sống với cuộc sống hữu ích hơn. Một cuộc sống giữa loài người với nhau, cần có ý nghĩa cho sự sống đó. Đó là tấm “huy chương” hoặc “bản án” mà nhà Phật chia làm hai loại: Một cho cuộc sống hữu ích sẽ được vĩnh cữu ở nơi Niết Bàn; Một cho sự sống trở lại địa ngục để trở lại trần gian làm lại từ đầu, tái sinh bằng kiếp khác. Việc tái sinh có làm người có tội không? Nhà Phật đã qui định Địa ngục thực ra nó đã hiển hiện trên trần gian này rồi và đó chính là những nỗi khổ ải mà con người đang gánh, và Nhà Phật cố gắng chứng minh như vậy. Nếu phạm trù địa ngục chỉ gói gọn ở không gian trần gian, thì cũng không răn đe gì cho chúng sanh lắm. Và bản án cho những tội lỗi của con người không phải trả giá lúc còn đang sống, mà còn ở kiếp sau, kiếp sau nữa. Điều này răn đe mạnh mẽ đến mỗi lương tâm của con người và Địa ngục theo thời gian trở thành một nơi “toà án tối cao” (mà thuở đó chưa có). Cũng như kiếp sống luân hồi, nếu như so sánh với khoa học hiện đại. Xét dưới góc độ dạng chất hữu cơ và sự phân rã của nó, từ sự tổng hợp của sự sống bởi tất cả các điều kiện vật chất tồn tại trên trái đất để cấu tạo thành, như cơ thể chỉ mượn tạm từ không khí cũng như ăn uống (có vay có trả), thì lúc chết cũng phân rã trở về đất, phân tán cho tất cả các dạng sống khác, thì như cuộc sống được luân hồi trở lại. Cho nên kiếp luân hồi, có vay có trả và trả khắp nơi. Xét dưới dạng tổng quát khoa học, thì cũng đúng đắn mà thôi, cộng với thuyết của Đạo Phật (từ những suy tưởng của con người vẫn còn luân hồi), có phải chăng con người đã hồi sinh. Tóm lại, có phải chăng theo thời gian. Ý nghĩ của con người đã biến đổi các nơi: Niết bàn và Địa ngục thành một nơi ở và kiếp luân hồi (là sự chuyển đổi của vật chất). Con người bao giờ cũng muốn mình tồn tại mãi mãi, song đứng trước qui luật tự nhiên của sự sống và cái chết, thì đạo Phật hiển hiện dưới một góc cạnh tư tưởng hữu hiệu. Vấn đề còn lại là cho sự sống trên trái đất này nữa mà thôi. Để có logic cho vấn đề này thì Nhà Phật tìm đến luật nhân quả, logic của tư tưởng để hiện hữu. Chính Tâm khảo sát thêm tất cả các đạo giáo: Thiên chúa, Đạo Phật, Đạo Hồi (Islam), Ấn độ giáo, Tâm đạo (của Nhật), Đạo Khổng hay đại Sít. Tất cả các tôn giáo gần như có nhiều điểm giống nhau. Thiên chúa nói rằng: “ Tinh thần con người mới cho sự sống”; Đạo Phật; “ Đạo hoàn mĩ chỉ ở bên trong con người”; Đạo Hồi; “ Kinh Co-ran được dịch nhiều thứ tiếng, nhưng nghĩa ở bên trong con người”; Ấn độ giáo: “ Thượng đế ở trong tâm của mỗi chúng sanh”; Tâm đạo; “ Đừng tìm thượng đế đâu xa, mà hãy tìm trong trái tim mình, là cái tâm mới là trí huệ; Đạo Khổng: “Người có trí huệ thấp thì tìm nước Thiên cung ở bên ngoài, còn cao ở bên trong”; Đạo Sít (Bà-La- Môn) thì chỉ ra: “ Chữ nghĩa bay bổng, nhưng con người phải hiểu tận nghĩa đằng sau đó mới là trí huệ”… Những điểm giống nhau đó của các Đạo giáo như chỉ rõ ra rằng: Con người mới chính là vũ trụ, hoặc hiểu rộng ra: con người và vũ trụ chỉ là một như đạo Phật thường nói. Đối tượng của tất cả các Đạo giáo đều ở con người. Nếu như vũ trụ chỉ có Đấng tối cao hiện hữu không thôi, thì sẽ không có Đạo giáo nào cả. Tất cả các Đạo đều chung một nhiệm vụ giống nhau, là giáo dục sự sống của con người… Thay vì, cũng nhìn vấn đề như vậy nhưng mỗi dân tộc muốn tu tâm dưỡng tánh chính bản thân sự sống; Nhưng ở mỗi khía cạnh của dân tộc khác nhau, có mỗi Đạo khác nhau. Đạo Phật đằng sau quan niệm con người và vũ trụ chỉ là một, còn có sự chứng minh hùng hồn bởi cuộc đời của Đức Phật và các nhà Sư. Phật từ bỏ cuộc sống sung sướng để khổ luyện tu hành, từ cái gương đó đã thuyết phục được chúng sanh. Bao lâu nay cũng vậy, các thế hệ sau vẫn tiếp bước Người cũng như thế. Các nhà Sư hết sức khổ luyện và hy sinh bản thân mình để bảo tồn Đạo Phật. Chính những gương sáng ngời của tất cả nhà Sư cộng lại góp phần cho Đạo Phật luôn tồn tại. Từ bỏ cuộc sống sung sướng ( mà cũng có thể gọi là nỗi khổ trần gian), vì chết đi ai cũng như ai, có đem theo được gì đâu. Vấn đề là ai được về cõi vĩnh hằng, nên lúc sống là phải tu thôi. Khi không còn tranh đua với cuộc sống trần gian, nghĩa là tham sân si cũng không còn. Cơ quan cảm quan của người là trên đầu khi không tranh chấp khốc liệt, thì tóc để tải nhiệt đi cũng không còn cần thiết. Có lẽ lý do đó ( do cách nhìn của Chính Tâm), các sư phải cạo đầu đi. Xét về việc ăn chay, ăn chay cũng là một khoa học. Việc ăn chay hiểu nó theo nghĩa nào? Trước tiên phải nói rằng, quan niệm của đạo Phật luôn dành chân lý cho mọi sự sống, việc ăn chay tránh được sát sanh và đạo Phật xem đó là một tội phải trả giá. Ngày nay, người ta cũng thấy rằng: Một ngày nào đó, động vật trên trái đất không còn nữa. Có phải chăng con người tiêu diệt lẫn nhau không? Quả là rất đáng nghi ngờ điều này và có phải chăng ngày tận thế sẽ đến? Nếu đem so sánh với việc bảo vệ thú quí hiếm ngày nay trên thế giới, một ngày nào đó con người không còn giết hại con vật nào cả. Bởi vì tất cả các con thú đều bị bàn tay của con người giết hết. Thử hỏi, con người còn sống với ai trên trái đất này? Sự cô đơn của con người trong vũ trụ càng thêm cô đơn thêm hơn, vì vậy đạo Phật hình dung được một tương lai của sự sống và đạo Phật xem việc sát sanh là một tội lỗi và việc ăn chay mới là có lý và hợp lý nhất. Việc ăn chay không chỉ đơn giản để tồn tại sự sống của các loài, mà nó còn làm cho con người ổn định. Ăn chay sẽ làm cho muôn loài hài hoà lẫn nhau, đối với con người cũng vậy. Các vết thương mau lành lặn, các nội tạng không bị xáo trộn, không bị ung thư và tâm hồn được tĩnh lặng. Cho nên, ăn chay có phải chăng là một khoa học về ăn uống, cộng với khoa học về phân tâm học và thiên nhiên. Tất cả cũng chỉ để phục vụ cuộc sống nhàn nhã, lành lặn và vĩnh cửu mà thôi. Chính Tâm cảm nhận đạo Phật theo cảm quan của mình, anh lọ mọ bước chân từng bước. Nhưng cảm giác cũng chưa ổn lắm. Tức nhiên anh cần phải có trường lớp bài bản, được các sư thầy thuyết giảng. Bốn mươi tám ngàn tạng kinh Phật, cả đời này chưa chắc đã xem qua hết, hiểu hết triết lý Phật. Chính Tâm chỉ sợ ăn chay, tu khổ hạnh mà không hiểu đạo thì tu cái gì? Sợ đó là tu bù, nghĩ là tu theo đạo Phật nhưng tà giáo khi nào thì mình không biết. Nên nghĩ dịp này mình phải học lại rõ ràng đạo lý nhà Phật. Chính Tâm không được duyên lành gặp được những bậc thầy chỉ dạy cho đạo lý và giảng kinh phật, nên phải tự mày mò trau dồi.