Buổi chiều hôm ấy, đi dạy học, Thọ một mình đi bước một trên con đường Tam Đảo. Chàng cảm thấy mình buồn, cái buồn bâng khuâng, không căn cứ.Gió chiều hiu hắt thổi, lướt trên những ngọn cỏ hai bên đường. ánh nắng vàng úa nhạt dần. Mặt nước đầm Láp trong suốt, lặng yên. Đằng xa, một đám mây trắng nhẹ nhàng chởn vởn ngọn Tam Đảo.Thọ đứng tựa lưng vào một cột dây thép, trông xa về phía đường Hà Nội. Chàng nghĩ đến cử chỉ của Nhung buổi sáng hôm nay. Cớ sao Nhung buồn? Vì cớ gì Nhung lại viết chữ "Thuật" lên tờ giấy thấm và để cho Thọ trông thấy. Nhung yêu Thọ ư? Thọ vẫn nhận thấy tia sáng lạ lùng trong mắt Nhung mỗi khi Nhung nhìn mình. Mỗi khi ra về, Nhung thường chạm vào chiếc áo thâm của Thọ treo ở mắc, gần chỗ nàng ngồi. Cái cử chỉ ấy, bây giờ Thọ cho là cố ý. Một đôi khi Thọ lại bắt gặp Nhung ngồi ngây người ra rồi đôi gò má bỗng ửng đỏ.Nhưng... Thọ thở dài... Chàng nghĩ: Nếu quả như thế, thật đáng thương hại cho Nhung. Dù ta có yêu Nhung mười mươi chăng nữa, vì bổn phận, vì danh dự, ta phải hết sức nén tấm lòng yêu ấy và chỉ coi nàng như những học trò khác. Còn Nhung nàng là một người con gái yếu ớt, chắc sẽ phải đau khổ ngấm ngầm...Có tiếng người nói chuyện ở đằng sau, Thọ quay lại, thấy chị em Nhung bước tới.Chị em Nhung cúi đầu chào Thọ. Thấy Nhung vui tươi với chị, Thọ mừng. Chàng bỗng phì cười một mình với ý nghĩ: "Ta rõ khéo lẩn thẩn cái gì cũng chỉ vơ lấy phần mình. Biết đâu Nhung buồn không vì một lẽ khác. Biết đâu không vì sự tinh ranh Nhung đã viết chữ Thuật lên tờ giấy thấm rồi lại xóa đi. Nhung vốn là cô gái vui vẻ tự nhiên kia mà..."Rồi Thọ lại đi bước một giở về. Giữa đường Thọ gặp Hùng đi xe đạp tới. Hùng mỉm cười nhìn Thọ rồi đạp thẳng. Lên khỏi dốc Định Trung, Hùng nhìn xa về phía trước mặt, nhưng không thấy hai chị em Nhung đâu cả. Hùng quay lại, xuống xe, lên đồi Văn Miếu. Chàng vào chơi nhà cụ kép dạy ở trường Định Trung, nhưng lại ra ngay. Chàng rẽ sang bên phải Văn Miếu, thấy trên bãi cỏ, dưới một gốc cây. Nhung nằm ngả vào lòng chị, tay mên mê quả tim vàng đeo ở ngực. Chàng sẽ lùi lại, đứng khuất vào sau bức tường.- Nhung này, ông giáo Thọ hay nhỉ! Một mình ra đứng tựa cột đèn. Chắc lại tơ tưởng gì hẳn.- Thầy ấy thế mà đáo để lắm, chị ạ. Sáng hôm nay ra đứng nói chuyên với con Thuật ở cửa trường đấy.- Con Thuật cô đầu ở nhà Hòa trong làng ấy à?- Chứ còn ai...Hùng ở sau bức tường bước ra, tự nhiên như người đi chơi mát vô tình. Phượng - chị Nhung - trông thấy trước, sẽ bấm Nhung ra hiệu. Nhung quay lại thấy Hùng, nàng lại điềm nhiên nằm nguyên như cũ. Nàng cầm tay chị sẽ nói:- Buồn cười nhỉ? Chị.Hai chị em khúc khích cười.Hùng bẽn lẽn lại gần hỏi:- Hai cô có gặp ông giáo Thọ lên đây không ạ?- Không.Thấy Phượng trả lời vắn tắt có một tiếng, Hùng chán nản xuống đồi. Chị em Nhung nhìn theo, khinh bỉ.Hai nàng vốn ghét Hùng là tay ăn chơi phóng lãng, nên không cần giữ lễ phép. Hùng sở dĩ không dám buông lời lả lơi như đối với các cô gái khác, vì còn e nể thân phụ hai nàng là một cụ tuần về hưu trí, rất có thế lực ở tỉnh Vĩnh Yên.Chiều tối dần, Phượng và Nhung đứng dậy dắt tay nhau về.
°°°
Một buổi sáng mùa đông. Thọ đến trường đã thấy Nhung đang ngồi trong lớp đan chiếc áo len trắng. Trên bàn, trước mặt Nhung, có cái khăn san mầu phấn hồng. Thấy Thọ vào, Nhung vừa đứng dậy vừa thu chiếc khăn san cất vào ngăn bàn. Rồi nàng đem lên đưa cho Thọ một mảnh giấy gấp tư và nói:- Thưa thầy, khi con đến lớp, đã thấy mảnh giấy này để ở ngăn bàn, ngay chỗ con ngồi. Vậy con đem lên trình thầy.Thọ mở ra xem: Thưa quý nương,Nếu không có tấm lòng sắt đá, chắc quý nương cũng hiểu tình yêu là gì, và cũng thấu rõ tấm lòng đau khổ của kẻ si tình. Tôi đã nghĩ kỹ lắm mới dám viết bức thư này, vì nếu không làm thế, thật không còn cách nào có thể làm cho quý nương đoái thương đến tôi được. Tôi là người hàng ngày được giáp mặt quý nương mà chưa được cái diễm phúc quý nương để ý tới.Xem xong thư, nếu quý nương không nỡ chau mày xé bỏ, chiều hôm nay xin mời quý nương rời gót ngọc lên đồi Định Trung, sau Văn Miếu. Tôi sẽ chờ quý nương tại đó và cảm tạ quý nương vô cùng.Xem xong, Thọ hỏi Nhung:- Chị xem thư này chưa?- Thưa thầy đã.- Vậy chị nghĩ thế nào?- Con định chiều hôm nay, con và chị con lên đồi Định Trung xem sao. Nếu gặp người ấy chúng con sẽ có cách.- Để tôi hỏi xem đã.Rồi Thọ gọi loong-toong nhà trường lên hỏi:- Sáng hôm nay anh mở cửa lớp lúc nào?- Bẩm ông, lúc bẩy rưỡi.- Ai vào lớp trước nhất?- Bẩm ông, cậu Thăng vào trước, nói là để tìm quyển sách bỏ quên hôm qua. Cậu Thăng ra khỏi một lúc thì cô Nhung đến.Thọ gọi Thăng đến hỏi. Trước Thăng còn chối, sau vì sợ phạt, phải thú thật: "Thưa thầy, hôm qua ông phán Hùng cho con hai hào, rồi bảo con, để bức thư ấy vào chỗ chị Nhung, không cho ai biết".Thăng và người loong-toong ra khỏi lớp, Nhung nói:- Thưa thầy, trước con cũng hơi đoán ra, nhưng không rõ mặt chữ nên không dám chắc, vì con vẫn biết ông Hùng là người không đứng đắn. Nhiều khi chị em con đi chơi, ông ấy thường theo sau, rồi vượt đi lên, có lúc làm như vô tình đi lại chỗ chúng con đang ngồi chơi mát. Vậy bây giờ thầy bảo con nên làm cách nào?- Những người như thế chẳng cần để ý tới. Nếu mình đứng đắn, không bao giờ họ dám làm điều gì phạm đến phẩm giá mình được.Nhung nũng nịu:- Nhưng con tức lắm kia.Thọ mỉm cười:- Rồi tôi sẽ tìm cách làm cho ông phán ấy tỉnh ngộ lại.°°°
Thọ đi dạy học về, thấy ở trên bàn có ba bức ảnh của một người con gái: một bức chụp ngồi, một bức đi che ô và một bức đứng. Cả ba đều khổ rộng 18x24. Thọ lấy làm lạ, gọi thằng nhỏ lên hỏi:- Những ảnh của ai đây?- Thưa ông, ảnh của cô Bình đấy ạ.- Cô Bình nào?- Cô Bình con ông phán làm ở sở lục lộ, nhà ở trên nhà ta một ít.- Nhưng sao cô ấy lại để ảnh ở đây?- Cô ấy vào sai con đi mua hộ ba xu ô mai. Rồi cô ấy gửi ảnh ở đây, nói chốc nữa sẽ lại lấy.Thọ cho là một cử chỉ rất lố lăng của một người con gái quá lãng mạn. Chàng chắc thế nào Bình cũng sẽ lại. Chàng định sẽ giảng cho cô một bài học hay về tư cách của người con gái. Nhưng sau chàng lại cho làm thế là không tiện. Để Bình vào nhà có lẽ gây cho người cùng phố một mối dư luận. Vả lại Bình là con gái một người bạn của Thọ - dù chỉ là người bạn làm việc một tỉnh, không thân mật gì, chàng cũng phải xử sự cho hợp lẽ.Thằng nhỏ vẫn đứng đấy, nói một mình:- Cô ấy béo thế mà chụp ảnh trông xinh quá.Thọ cười bảo nó:- Mày đem giả cô ấy những ảnh này. Từ rầy tao đi vắng, không được bỏ nhà cho người khác mà đi, biết chưa?Thằng nhỏ vâng, rồi cầm tập ảnh chạy ra ngoài cửa.Một ông già chừng ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc trắng nuột, bước vào nhà, chào Thọ.- Bẩm cụ.- Cháu không dám, mời cụ ngồi chơi.Thọ rất ngượng về lối xưng hô của ông cụ. Với tuổi hai mươi, Thọ chỉ đáng vào bực cháu ông cụ, thế mà ông cụ lại gọi chàng bằng "cụ". Vậy Thọ gọi lại thế nào cho phải? Đối với một người làm việc nhà nước trẻ tuổi như Thọ, người ta đã dùng nhiều lối xưng hô, tùy theo từng hạng người. Người thiệp đời thì gọi Thọ bằng "ông", người quê mùa chất phác gọi chàng bằng "cụ", người không quen biết bao giờ gọi chàng bằng "cậu", người hay nịnh hót tôn chàng lên chức "quan lớn". Còn gọi chàng bằng "thầy", ngoài học trò ra không kể, có hai hạng người nữa: hạng cha mẹ học trò gọi thay con vì cái lễ tôn thầy và hạng coi thường Thọ. Người làm việc bề trên thường có lối gọi người dưới quyền mình bằng "thầy" của hạng "kẻ cả", và sợ nhất tiếng "quan lớn" của bọn quá tâng bốc chàng. Đối với những người này đã nhiều lần Thọ phải bực mình và nói rõ cho họ biết: "Xin ông đừng gọi tôi là "quan lớn" thẹn cho tôi lắm, vì tôi có làm quan đâu".Cụ già chắp tay nói:- Bẩm cụ, tôi có thằng cháu muốn xin cho nó vào học cửa cụ.- Cháu năm nay lên mấy, thưa cụ?- Bẩm cháu tuổi Tuất.- Cháu đã biết đọc quốc ngữ chưa?- Bẩm cháu mới học hết quyển Tam tự kinh, chưa biết quốc ngữ.- Cháu có đi với cụ không?- Bẩm có.Rồi ông cụ vừa chạy ra cửa vừa gọi to:- Tuất ơi! Vào đây cháu.Thằng Tuất ở ngoài bước vào, rụt rè đứng ở cửa. Nó độ tám, chín tuổi, hơi gầy, đầu mới cạo trọc, mặt dài, cằm nhọn. Nó mặc chiếc áo vải thâm tây còn bóng vì chưa giặt lần nào, và chiếc quần chúc bâu còn cồm cộp những hồ. Tay phải nó cầm một quyển vở bìa đỏ, lọ mực buộc ở đầu dây treo lủng lẳng vào một ngón tay. Còn bút và thước, nó cuộn tròn vào một tờ giấy, cầm ở tay trái.- Kìa, cháu chào cụ đi.Tuất cúi hẳn đầu xuống, hai tay chụm lại chào Thọ:- Lạy cụ ạ.Thọ phải cắn lấy môi dưới để nhịn cười:- Chiều cụ cho cháu đến học và cho tôi xin bản khai sinh của cháu.- Bẩm vâng.Rồi ông cụ từ từ đứng dậy, móc ở túi ra tờ giấy bạc một đồng, gấp làm tám. Cụ để chén nước ở trước mặt ra bàn, mở rộng tờ giấy bạc ra, để lên trên chiếc đĩa tách, rồi chắp hai tay lại sẽ nói:- Bẩm cụ, cháu được vào cửa cụ, gọi tấm lòng thành, xin cụ nhận cho.- ấy chết, sao cụ lại thế. Không bao giờ chúng cháu nhận như thế đâu. Cụ cứ việc cho cháu đến học.- Có thế, cháu nó học mới chóng tấn tới.Thọ cười:- Cụ cầm về để mua sách cho cháu. Cần nhất là nó phải chăm học.Ông cụ còn nài hai ba lần nữa, mới gấp tờ giấy bạc lại, cẩn thận bỏ vào túi, chào Thọ rồi lùi ra cửa. Thằng Tuất theo sau.Thọ chép miệng: "Ông cụ ngồi tí nữa thì mình đói lả mất".Thằng nhỏ bưng cơm lên. Trong khi Thọ ăn cơm, nhỏ thỉnh thoảng lại cười một mình. Thọ hỏi:- Mày cười gì thế?- Con buồn cười cô Bình quá.- Sao?- Con đem giả ảnh. Cô ấy hỏi: "Có ai xem ảnh không". Cô ấy thích chí, nói với con: "Tôi cám ơn cậu nhé!"Nghĩ một tí, thằng nhỏ nói tiếp:- Ông cứ viết thư cho con đem đi, chắc thế nào cô ấy cũng bằng lòng.- Mày đừng nói láo.Nhưng thấy thằng nhỏ láu, Thọ không nhịn được cười.°°°
Một ngày chủ nhật. Thọ sắp sửa đi chơi thì Thúy, Lại, Hùng và Tăng dến. Tăng là ông giáo dạy lớp nhì, năm thứ hai, Lại mời Thọ đánh tổ tôm. Vì có ba người kia nói thêm vào, Thọ phải nhận lời. Thọ nói:- Chơi nhỏ thôi cho vui.Tăng:- Phải đấy. Góp hội một đồng.Lại:- Góp hội một đồng thì buồn chết. ít nhất cũng phải ba đồng.Thúy và Lại là hai tay có tiếng ở đất Vĩnh. Thọ mới tập đánh. Trong khi chơi Thọ thấy Lại bắt bẻ từng ly, từng tý, xét bài của người ù rất cẩn thận. Nhiều khi bắt bẻ người ta xong, Lại mỉm cười, rồi nói: "Rõ khỉ! Mình hay nhanh mồm miệng. Thôi tùy làng đấy!" Nhưng còn ai lạ gì làng tổ tôm nữa. Người nào đánh tổ tôm mà biết bênh vực cho người ù nếu người này chơi còn kém, thật là người can đảm và ít có. Vì nếu để một người ù có lỗi được lấy tiền, tức là cả làng, nghĩa là bốn người kia, đều thiệt. Bởi thế trong làng tổ tôm thường có hai hạng người: hạng hay sói mói và hạng nhìn người ta sói mói.Nhiều người cho chơi tổ tôm là thanh nhã, cao thượng. Hãy mời các ông ấy chui xuống một hội, không góp tiền, xem sao. Các ông ấy sẽ không thể chơi nổi đến ván thứ năm: các ông ấy sẽ hiểu rằng có tiền mới vui và càng nhiều tiền càng vui. Đánh bạc mà cho là thanh nhã, thật là làm sai lạc cả nghĩa chữ. Trong đám bạc, giữ đủ phép lịch sự với nhau đã là khó lắm.Một lần, Thọ đánh một quân bài ra, Tăng ù bạch định. Lại đòi xem bài Thọ. Thọ nghĩ: "Đối với hạng người không lịch sự mà mình giữ phép lịch sự thì thật là ngốc..." Rồi chàng vứt bài xuống chiếu, cười mát hỏi Lại:- Định xem bài để bắt đền kia à?Lại hơi đỏ mặt, gượng nói:- Nếu đánh hớ thì bảo thêm cho một nước cao, chứ ai bắt đền.Hùng lên bài thấy xấu quá, gập lại, không đánh ván ấy. Chàng ra bàn giấy của Thọ, thấy có một tờ giấy, liền giở ra xem. Nét mặt Hùng hơi đổi. Thọ vội nói:- Xem giấy ấy làm quái gì?Hùng:- Giấy ai viết mà hay thế này.- Giấy đứa nào nó viết cho con Nhung ở lớp tôi. Nó nhờ tôi tra xem chữ ai để về nói với thầy nó.- Thế đã tra ra chưa?- Tra làm gì, vì thư không đề cho ai và cũng không có tên người gửi.Hùng chịu luôn ván nữa. Chàng nghĩ: "Thảo nào... Hôm ấy mình lên đồi mất công; mình cứ tưởng thằng Thăng xé thư đi và nói dối là để rồi. Của này khó lòng lắm... Hay là...." Rồi trong trí tưởng tượng của Hùng hiện ra hai người: một cậu con giai lanh lợi thông minh bên cạnh một cô thiếu nữ xinh tươi. Hùng nghĩ đến Thọ và Nhung. "Phải. Hai anh chị ngày nào cũng trông thấy nhau, biết đâu họ không yêu nhau... Lời Bình nói với ta có lẽ đúng chăng". Rồi chán nản, Hùng bỏ dở cuộc tổ tôm.°°°
Từ khi Bình để ảnh ở nhà Thọ, hôm nào đi dạy học hoặc ở trường về, Thọ cũng gặp Bình. Có lần Bình đi sau, lại lên tiếng để Thọ quay lại.Một buổi tối sáng trăng, Thọ đi xem hát qua nhà Bình, thấy Bình đứng ở cửa nói:- Nhận được cái giây thép đề là: tante malade, chẳng biết tante là mợ, là dì, hay là cô nữa.Nhưng thấy Thọ vẫn giữ vẻ mặt tự nhiên, không để ý gì đến mình, Bình chán, rồi ghen, rồi tức. Nàng nói chuyện với Hùng: "Nhung và Thọ yêu nhau lắm".Làm người con giai, ai chẳng yêu gái. Nếu Thọ không yêu mình, tức là đã yêu người khác; mà người ấy, ngoài Nhung ra thì còn ai nữa. Bình thường nghĩ như thế.Bình muốn tìm cách dèm pha Nhung và Thọ để cho hai người ghét nhau, nhưng lại không dám. Vả lại Bình cũng chưa chắc hai người có yêu nhau thật không. Nàng thường hỏi dò các học trò ở lớp nhất mà nàng quen biết. Nhưng ai cũng khen Nhung học giỏi, nhu mì, và Thọ rất chịu khó, đứng đắn. Trong lớp không ai nhận được điều gì có thể nghi cho hai người có tình riêng với nhau được. Hoặc có kẻ nói: Nhung thường đứng dậy hỏi Thọ về các nghĩa sách luôn và Thọ giảng cho nàng rất rành mạch kỹ lưỡng. Còn Thọ thì hay gọi Nhung đọc bài, hỏi Nhung và khen Nhung. Nhưng cái đó là sự thường: Nhung chỉ là học trò ham học, ham biết; mà Thọ yêu Nhung, săn sóc đến Nhung cũng như yêu và săn sóc đến các học trò chăm và ngoan khác trong lớp.Có một điều mà ngoài Thọ ra không ai biết được, vì Nhung ngồi đầu bàn nhất, là mỗi khi Nhung nhìn Thọ, Thọ thấy đôi mắt nàng có vẻ âu yếm, nồng nàn, đắm đuối lạ thường. Nếu đôi mắt thực là cái gương phản chiếu tâm hồn người ta, thì những khi Nhung nhìn Thọ như thế, chắc trong lòng không thể không rạo rực được. Thọ không dám nhìn thẳng vào đôi mắt Nhung lâu bao giờ. Chàng chỉ sợ đôi mắt lưu luyến ấy có thể làm cho chàng không giữ nổi thái độ đứng đắn của một ông giáo trước mặt học trò. Làm người ai không đủ thất tình. Hơn nhau chỉ ở chỗ có thể nén được ý muốn của mình.°°°
Hùng và Bình ngồi sánh vai nhau trên đồi Định Trung, ngay chỗ chị em Nhung ngồi hôm trước. Tuy ngồi với Bình, nhưng Hùng cố tưởng tượng như người bên cạnh mình là Nhung, rồi chàng dịch sát vào Bình mơ mộng.Ngọn gió heo may vi vút từ ngàn Tam Đảo kéo đến. Hùng ôm chặt lấy Bình, âu yếm hỏi:- Em Nhung anh có rét không?Bình nhìn thẳng vào mặt Hùng hỏi, giọng hơi gắt:- Em Nhung nào, Nhung con cụ tuần ấy à? Người ta yêu thầy giáo người ta chứ ai người ta yêu mình mà mơ màng.- Anh có nói Nhung đâu, anh hỏi em Bình yêu quý của anh kia mà.Nhưng Bình chẳng lộ vẻ vui mừng chút nào. Nàng chẳng lạ gì bụng Hùng nữa.Thực ra, Bình và Hùng thường đi đôi với nhau, to nhỏ với nhau, nhưng chẳng ai yêu ai. Hai người sở dĩ trở nên đôi "tình nhân bất đắc dĩ" ấy, vì cùng chung một cảnh ngộ. Bình yêu Thọ nhưng không được Thọ yêu. Hùng yêu Nhung nhưng không được Nhung để ý tới. Trong cảnh đau lòng, người ta cần phải có bạn để rãi bày tâm sự. Bởi thế nên Bình, Hùng trở nên đôi bạn. Nhưng đôi bạn này thường ngỏ tâm sự với nhau một cách rất kín đáo. Trong câu chuyện Bình và Hùng thường nhắc đến Nhung và Thọ, kể xấu hai người ấy, ghét cay ghét đắng hai người ấy. Nói là ghét thôi, chứ thực ra, Hùng muốn nói đến Nhung và Bình muốn nói đến Thọ vì tiếng "Nhung" đối với tai Hùng vẫn êm ái như tiếng "Thọ" đối với tai Bình. Lòng người thật lắm cái éo le. Những lúc Bình và Hùng lặng yên, mỗi người nhìn một ngả, là lúc hai người cùng quên nhau và cùng sống trong mộng tưởng êm dịu: Hùng tưởng tượng như mình ngồi với Nhung, và Bình mơ màng như Thọ ở bên mình. Nhưng cái tình yêu của cô con gái nó âm thầm kín đáo, chứ không bồng bột sôi nổi như tình yêu của cậu con giai. Vì vậy nên trước mặt Bình, Hùng thường mơ màng, nói ra lời, những khi quá tưởng nhớ đến Nhung.Hùng đang ngồi với Bình, bỗng đứng dậy đi ra chỗ đầu dốc, trông ra phía tỉnh một lúc. Chàng cúi xuống, nhặt một mảnh ngói vạch vội lên ngói mấy chữ, rồi lại rủ Bình xuống đồi, đi về phía chùa Hà.Từ phía tỉnh đi lại, Nhung khoan thai nhẹ bước, yểu điệu, thướt tha với chiếc quần cẩm châu trắng, chiếc áo nhung boóc đô. Hai đầu khăn san phấn hồng phất phới theo chiều gió bay lướt về một bên. Đôi giày cao gót làm cho người Nhung thêm uyển chuyển mỗi khi nàng đặt bước. Nhung đẹp thật, dù nhà thi sĩ có tài đến đâu và giàu tình cảm đến bực nào cũng không thể tả nổi cái sắc đẹp của Nhung và làm cho ta cảm động bằng khi ta nhìn Nhung lúc ấy. Đứng trước cái công trình tuyệt xảo của hóa công ấy, nhà họa sĩ có tài cũng đành khoanh tay, biết ngòi bút của mình không thể vẽ nổi hết cái tinh thần trong vẻ đẹp mặn mà kín đáo ấy.Theo thói quen, Nhung rẽ lên đồi Định Trung. Nàng thích ngồi trên bãi cỏ, lặng ngắm dãy núi Tam Đảo mờ tỏ trong mây. Một con trâu thung dung đi trong ruộng, làn khói chiều tỏa rộng trên mái nhà tranh, như ngập ngừng chưa muốn lẩn vào sắc trời mây xám nhạt, tiếng chim tíu tít dìu dặt trên cành, ngọn cỏ mềm mại, nép mình dưới làn gió nhẹ, đều có thể làm cho lòng Nhung phơi phới. Có lúc nàng ngồi đến hàng giờ nhìn áng mây chiều biến hình đổi sắc, tâm hồn man mác.Khi lên gần hết dốc, Nhung bỗng dừng chân, chăm chú nhìn xuống đất. Nàng nhận thấy hai chữ "Nhung Thọ" viết bằng gạch non, sát lại với nhau. Nhung hơi chau mày, rồi lại mỉm cười ngay. Nàng toan lấy chân xóa đi, song lại không nỡ đặt giầy lên trên hai chữ ấy. Nàng ngồi xuống định lấy giấy để xóa, nhưng trong túi nàng, ngoài chiếc mùi xoa lụa mỏng, chẳng còn thứ gì. Nàng liền cầm lấy mảnh ngói gần đấy, viết chi chít hai chữ "Nhung, Thọ" lấp lên hai chữ kia. Khi biết người ta không thể nhận ra chữ gì được nữa, nàng mỉm cười đứng dậy. Nàng cũng không hiểu tại sao nàng thấy sung sướng.Nhung khoan thai lên đồi. Khi vòng ra phía sau Văn Miếu, nàng bỗng gật đầu để chứng thực cho ý nghĩ của mình, vì nàng nhìn thấy Bình và Hùng đang đi ở dưới chân đồi, về phía chùa Hòa. "Phải chẳng Hùng thì còn ai viết mấy chữ kia nữa. Khi ta đi ở dưới đường, thấy trên dốc đồi có người đứng, ta vô tình không biết là hắn. Nhưng hắn viết thế để làm gì? Có lẽ chắc thế nào ta cũng lên đây hắn viết thế để trêu tức ta, cho ta với thầy giáo có tư tình với nhau chăng?" Nghĩ thế rồi Nhung nói nhỏ một mình: "Hừ! Tư tình!... Hắn tưởng ai cũng như hắn đấy..."°°°
Từ khi Thọ đến Vĩnh Yên, Nhung học tấn tới lắm. Nàng làm việc rất chăm chỉ. Lắm lúc thấy mình có cái cảm tưởng ngộ nghĩnh là làm việc cốt để cho Thọ được vui lòng, chứ không phải cốt ích lợi cho mình, nàng phì cười.Nhưng tối hôm nay, Nhung thấy tâm hồn chán nản. Nàng tuy ngồi cúi mặt xuống quyển sách để trên bàn, nhưng chẳng học được một chữ gì. Nàng vơ vẩn nghĩ mãi đến phong thư Thọ nhận được buổi chiều. Thư ấy quyết không phải của một người bạn giai. Cái phong bì kiểu nhỏ, mầu tím nhạt, tờ giấy viết thư cùng màu, chung quanh có kẻ vạch tím thẫm, mùi nước hoa thơm mát thoang thoảng trong thư đưa ra, chứng rõ rằng thư ấy là của một bạn gái đa tình. Nhung thở dài, gập quyển sách lại, chép miệng nói một mình:- Học làm gì nữa...!Uể oải, Nhung cởi chiếc áo ngoài vắt lên thành ghế, rồi lên giường nằm.Bên ngoài gió thổi mạnh, vù vù qua khe cửa chớp, kéo dài ra như tiếng rên rỉ của một con vật kỳ quái.Nhung tuy không phải trải cái lạnh của đêm đông nó buốt thấu đến tận xương, nó làm cho ta phải run lên bần bật, vì phòng ngủ của nàng vừa nhỏ vừa kín, nàng lại nằm trong chiếc giường gọng đồng êm ấm, trên đắp chiếc chăn bông dầy mền gấm, nhưng nàng cảm thấy đời nàng lạnh lẽo cô đơn. Nàng không bao giờ ngờ vực tấm lòng âu yếm của cha mẹ và chị nàng đối với nàng; nàng không quên nàng sống trong cảnh phú quý; nàng cũng tự biết là nàng đẹp lắm. Nhưng nàng thấy đời nàng còn thiếu một thứ gì quý hơn cảnh giầu sang, đầm ấm hơn tình yêu thương của cha mẹ và chị, nó làm cho sắc đẹp của nàng thêm vẻ tôn quý. Nàng chỉ cảm thấy thế thôi, chứ cũng không nhận rõ cái nàng thiếu ấy là cái gì.Bỗng Nhung thở dài: "Lạ! Đêm nay ta làm sao thế này. Thầy giáo ta nhận được bức thư kia phỏng có can thiệp gì đến ta mà ta phải nghĩ đến mãi, dù thư ấy là của một cô gái đẹp, tình tứ! Thầy giáo ta dậy ta học; ta học là lợi cho thân ta, cớ sao ta lại dỗi với thầy mà không học bài. Vả lại thầy có làm mếch lòng ta điều gì đâu mà ta dỗi. Thầy chỉ nhận được có một bức thư của ai gửi đến".Rồi như chợt nhớ ra điều gì, nàng mỉm cười nói nhỏ một mình: "ừ. Thư ấy có lẽ không phải của gái, vì lúc giờ ra chơi, thầy ta mở ra đọc, không những không lộ vẻ vui mừng, nét mặt lại hơi cau có khó chịu. Vậy thư ấy của ai? Sao lại có mùi nước hoa".ý nghĩ của Nhung cứ quanh quẩn mãi bên bức thư của Thọ. Nàng biết thế là vô lý mà vẫn không quên được. Nàng tự trách nàng là hay nghĩ vơ vẩn, mà nàng cứ nghĩ vơ vẩn hoài, như bức thư đó có quan hệ mật thiết đến sự yên vui của đời nàng.Sợ ngày mai Thọ gọi đọc bài, không thuộc sẽ thẹn với chúng bạn. Nhung mấy lần toan bỏ chăn ngồi dậy học, nhưng lại thôi. Nàng tự nhủ:- Nói dối rức đầu không thể học được, thế là êm chuyện.Nhung cố nhắm nghiền mắt lại, nhưng vẫn không ngủ được. Nàng nghĩ mãi đến hai điều mà nàng cho là trái ngược nhau: 1) Trong thư có mùi nước hoa, vậy là thư của gái. 2) Đã là thư của gái, của người yêu, sao lúc đó, Thọ lại có vẻ bực tức.Nào Nhung có biết đâu rằng thư ấy là của Thuật; nàng biết đâu rằng đối với Thuật, một cô gái bất cứ ai cũng có thể gần được, miễn là có tiền, Thọ chẳng có một chút cảm tình.Đêm hôm Thọ đi nghe hát với Thúy và Lại, mới gặp nhau buổi đầu, Thuật đã quyến luyến với Thọ, yêu Thọ, mê Thọ. Bởi thế, nên trước khi về Hà Nội, Thuật dám đến tận cửa trường chào Thọ; rồi khi về đến Hà Nội, nhớ Thọ quá, lại viết thư cho chàng. Một người con gái bất cứ thuộc về hạng nào, viết thư trước cho giai là một sự ít thấy. Có người bảo thế là dại, vì nếu ở đời cái gì có khó mới quý, thì đối với người mình gửi thư cho phẩm giá của cô gái kia cũng chẳng đáng là bao.Vả lại, Thọ không như nhiều người con giai khác, hễ thấy gái là thích. Thọ chỉ ước ao gặp một người bạn gái có sắc đẹp dịu dàng, thùy mị, có học, và cùng tư tưởng với chàng. Nếu không đủ các tính cách ấy, thì đối với Thọ, một người con gái cũng chẳng khác gì một người con giai, nghĩa là không thể làm cho chàng cảm động được, sự cảm động của đôi trai gái yêu dấu đứng trước mặt nhau.Bởi thế nên Thọ rẻ Thuật, và lúc xem thư của Thuật, chàng bực mình vì những lời nũng nịu âu yếm mà chàng cho là giả dối, vô nghĩa lý. Muốn êm chuyện, Thọ không trả lời Thuật.°°°
Sáng hôm sau, Nhung đến lớp sớm. Lúc ấy học trò chưa một ai đến. Trên bàn giấy của Thọ, Nhung còn thấy phong thư hôm qua để trên một quyển sách. Có lẽ lúc về, vì vô ý hay vội vàng, Thọ đã bỏ quên ở đấy. Nhung nghĩ ngợi suy xét, đo đắn, ngần ngại, rồi, như bị một sức mạnh sai khiến, nàng đứng ngay dậy, lên bàn cầm lấy phong thư. Thoạt nhìn, nàng đã buông một tiếng: "à!..." Vì ở trên đầu phong bì, góc bên trái, nàng thấy đề: "Của Thuật ở Vạn Thái". Nhung vội vàng lấy thư ra xem: Vạn Thái ngày...Anh Thọ,Mới cùng nhau một đêm gặp gỡ, mà khiến em đã ngẩn ngơ lòng. Vậy ba sinh chắc hẳn duyên giời chi đây!Anh ơi! Xin anh đừng coi em là hạng cô đầu mà nghĩ đến câu: "Cuốn chiếu hết nhân tình" thì đau lòng em lắm. Thật quả em quý anh, trọng anh, kính anh, yêu anh. Cái tình cảm em đối với anh chẳng có chút gì giả dối.Anh ơi! Anh có biết rằng đêm hôm ấy anh ra về, em trằn trọc cho đến sáng không? Nông nỗi ấy vì ai, nếu không phải vì anh?Anh ơi!...Nhung chau mày lẩm bẩm:- Đồ khốn nạn! thư với từ.Rồi nàng không đọc nốt nữa, lạnh lùng gấp lá thư lại, bỏ vào phong bì, để lên bàn như trước.Nhưng nghĩ đến việc mới làm, Nhung thấy mình tầm thường, nhỏ nhen, đáng bỉ. Nàng hối hận, tự trách sao lại có cái cử chỉ xấu xa ấy. Đi xem thơ trộm há phải là tư cách của một người có học, hơn nữa của một cô con gái có giáo dục.Thọ ở ngoài sân bước vào, Nhung lấy chiếc áo len đang làm dở ra đan, để che sự xấu hổ. Nàng tưởng tượng như Thọ biết nàng xem trộm thư, khinh nàng. Nàng cắm cúi đan, không dám nhìn Thọ.Nhưng tiếng xé giấy làm cho Nhung ngẩng mặt lên nhìn. Thấy Thọ xé nhỏ phong thư của Thuật rồi vứt vào bồ giấy vụn, nàng mỉm cười sung sướng, âu yếm nhìn chàng.°°°
Sáng hôm sau, Nhung đến lớp sớm. Lúc ấy học trò chưa một ai đến. Trên bàn giấy của Thọ, Nhung còn thấy phong thư hôm qua để trên một quyển sách. Có lẽ lúc về, vì vô ý hay vội vàng, Thọ đã bỏ quên ở đấy. Nhung nghĩ ngợi suy xét, đo đắn, ngần ngại, rồi, như bị một sức mạnh sai khiến, nàng đứng ngay dậy, lên bàn cầm lấy phong thư. Thoạt nhìn, nàng đã buông một tiếng: "à!..." Vì ở trên đầu phong bì, góc bên trái, nàng thấy đề: "Của Thuật ở Vạn Thái". Nhung vội vàng lấy thư ra xem: Vạn Thái ngày...Anh Thọ,Mới cùng nhau một đêm gặp gỡ, mà khiến em đã ngẩn ngơ lòng. Vậy ba sinh chắc hẳn duyên giời chi đây!Anh ơi! Xin anh đừng coi em là hạng cô đầu mà nghĩ đến câu: "Cuốn chiếu hết nhân tình" thì đau lòng em lắm. Thật quả em quý anh, trọng anh, kính anh, yêu anh. Cái tình cảm em đối với anh chẳng có chút gì giả dối.Anh ơi! Anh có biết rằng đêm hôm ấy anh ra về, em trằn trọc cho đến sáng không? Nông nỗi ấy vì ai, nếu không phải vì anh?Anh ơi!...Nhung chau mày lẩm bẩm:- Đồ khốn nạn! thư với từ.Rồi nàng không đọc nốt nữa, lạnh lùng gấp lá thư lại, bỏ vào phong bì, để lên bàn như trước.Nhưng nghĩ đến việc mới làm, Nhung thấy mình tầm thường, nhỏ nhen, đáng bỉ. Nàng hối hận, tự trách sao lại có cái cử chỉ xấu xa ấy. Đi xem thơ trộm há phải là tư cách của một người có học, hơn nữa của một cô con gái có giáo dục.Thọ ở ngoài sân bước vào, Nhung lấy chiếc áo len đang làm dở ra đan, để che sự xấu hổ. Nàng tưởng tượng như Thọ biết nàng xem trộm thư, khinh nàng. Nàng cắm cúi đan, không dám nhìn Thọ.Nhưng tiếng xé giấy làm cho Nhung ngẩng mặt lên nhìn. Thấy Thọ xé nhỏ phong thư của Thuật rồi vứt vào bồ giấy vụn, nàng mỉm cười sung sướng, âu yếm nhìn chàng.