Cuối tháng 6 năm 1976, tôi về nước sau khi miền Nam được giải phóng hơn một năm. Được gặp lại người mẹ, người chị gái thương yêu, gặp lại Nam của tôi và bạn bè, họ hàng, làng xóm trong niềm vui chung của cả nước, tôi vô cùng hạnh phúc. Mẹ tôi làm một bữa cơm cúng vong linh của bố tôi và cũng là mừng ngày sum họp của gia đình. Mẹ tôi càng ngày càng tỏ ra quý Nam không phải qua lời anh ấy nói vì Nam rất ít nói, mà chủ yếu qua những việc anh ấy thể hiện. Niềm vui sướng, hân hoan thể hiện rõ trên khuôn mặt mẹ tôi và mẹ tôi đã không ngần ngại gọi Nam bằng “con”. Nam cũng vậy, không những xưng với mẹ tôi là “con” mà còn gọi mẹ tôi là “mẹ”. Ban đầu còn hơi lúng túng nhưng rồi quen dần. Tôi có cảm tưởng như tính nết Nam còn hợp với mẹ tôi hơn tôi. Lòng tôi ngập tràn hạnh phúc. Mấy tháng sau khi được nghỉ ngơi cùng mẹ và gia đình chị gái, tôi được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (sau này nhập với Bộ Giáo dục và goiij là Bộ Giáo dục và Đào tạo) gọi nhận việc và được phân về giảng dạy tiếng Pháp cho một trường đại học ở Hà Nội. Được gia đình hai bên đồng lòng ủng hộ, chúng tôi tổ chức lễ cưới trong niềm hạnh phúc khôn xiết của chính mình, trong niềm vui vô bờ bến của hai gia đình và bè bạn. Ngày đó sẽ mãi còn trong ký ức của tôi. Đó là ngày 25 tháng 12 năm 1977. Một đám cưới giản dị nhưng không kém phần long trọng, được tổ chức tại trường đại học nơi tôi dạy học. Gia đình Nam và gia đình tôi cùng lên Hà Nội, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị em đồng nghiệp nơi chúng tôi công tác và bạn bè của chúng tôi. Tôi còn nhớ đến ngày cưới rồi mà chẳng có và cũng chẳng biết mượn ai một chiếc áo dài. Cuối cùng thật may mắn trong số bạn của Nam có vợ anh Lương là phát thanh viên Đài vô tuyến truyền hình và chị ấy đã đồng ý cho tôi mượn chiếc áo màu hồng nhạt, cổ có gắn một cái nơ nhhor, ánh đen trắng, trông rất đẹp. Tôi mặc vừa như in. Màu áo như tôn thêm làn da trắng hồng của tôi. Bạn bè khen và hài lòng lắm. Còn Nam, vì công việc của anh đòi hỏi phải sắm áo quần com-plê nên lúc cưới đã không bị gay cấn mấy. Hồi đó, chúng tôi có mấy ai tổ chức tiệc mặn đâu nhưng lo cho đủ thuốc lá, bánh kẹo, hạt bí, hạt dưa cho một tiệc cưới ngọt cũng bở hơi tai. Tôi về nước đến hơn một năm sau chúng tôi mới dám nghĩ đến đám cưới cũng bởi vì phần thì vừa mới làm quen công việc, chúng tôi phải tập trung hết tâm lực, phần thì phải chờ đợi tieu chuẩn thuốc lá, bánh kẹo phân phối hàng tháng mới có thể có đủ số lượng. Tuy nhiên, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng nhường tiêu chuẩn của họ cho chúng tôi nên cuối cùng đâu cũng vào đấy. Tôi thì không thay đổi mấy về hình thức, sức khỏe kể từ khi về nước nhưng Nam thì khác hẳn. Cho đến ngày cưới trông anh gầy gò đến thảm hại. Mặt anh hốc hác. Anh phải lo quá nhiều cho đam cưới mặc dầu gia đình tôi chẳng đòi hỏi gì cả và gia đình anh ngày đó cũng có biết vàng là gì đâu. Nhiều lúc sau khi cưới, tôi cứ vóe mũi anh nói đùa: Số anh là may đấy nhé, gia đình em “cho không” em anh đấy! Vậy mà những lúc đó, anh cũng hóm hỉnh đùa lại tôi: Chẳng qua là gia đình em sợ để “quả bom nổ chậm” trong nhà nên phải đẩy vội đi đó mà thôi! Hồi đó, chúng tôi cũng có anh bạn mang máy ảnh đến chụp hộ ảnh cưới làm kỷ niệm, nhưng toàn là ảnh trắng đen. Các bạn bè, đồng nghiệp đến dự tiệc cưới cũng ăn mặc giản dị. Cái thời bao cấp lấy đâu ra mà mua sắm! Cái gì cũng phải chờ tiêu chuẩn. Nhưng có thứ tiêu chuẩn mua được rồi mang về xếp xó vì có khi cũng chẳng dùng đến. từ gạo đến dầu, từ mắm, muối cho đến thuốc lá, từ cân đường, sợi chỉ cho đến chiếc lốp xe đạp… tất tần tật đều phải xếp hàng mua. Có những lúc phải dậy từ bốn, năm giờ sáng để xếp hàng mua một vài cân cá trích bé bằng ngón tay hay vài bìa đậu phụ, vậy mà khi đến lượt có khi hàng lại hết. Những dịp tết Nguyên đán thì cứ phải mất đến lắm thời gian mới có thể mua được túi hàng Tết, trong đó có vài lạng đậu xanh, một miếng bóng, một tệp bánh đa nem, một gói chè, một gói thuốc lá, một gói kẹo, một gói bánh quy và khoảng một phần tư lạng mỳ chính… Đúng là “một thời để nhớ”! Sau lễ cưới, tôi được nhà trường phân cho một gian nhà lá khoảng 10 mét vuông trong khu tập thể của trường. Cũng như tình trạng của những người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng vào những năm đó, cuộc sống của chúng tôi còn nhiều khó khăn. Từ Liên Xô về, ngoài số sách ngoại ngữ cần thiết cho công việc, học hành, chúng tôi chỉ mang về được thêm chiếc bàn là, chiếc đài và hai chiếc xe đạp. Hàng ngày, Nam phải đạp xe từ khu tập thể trường tôi ở ngoại thành vào trung tâm Hà Nội để làm việc. Công việc bận rộn, có những hôm phải ở lại họp đến tối mới về đến nhà nhưng thái độ của anh lúc nào cũng vui vẻ. Sau hai năm công tác, anh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với tôi, anh vẫn luôn nhường nhịn và chiều chuộng. Hiếm khi thấy anh cau có hay to tiếng. Anh hòa đồng với cuộc sống tập thể nơi trường tôi không mấy khó khăn. Bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp của tôi hầu như ai cũng mến anh. Tháng 12 năm 1978, tôi sinh con đầu lòng. Cô bé Hương Ly kháu khỉnh, xinh xắn, hài hòa nét của cả hai bố mẹ và có nước da trắng hồng như mẹ. Sự có mặt của bé Hương Ly làm tăng thêm niềm hạnh phúc của gia đình vốn dĩ đã vô cùng hạnh phúc. Cứ mỗi buổi chiều, sau giờ làm việc, trên đường đi làm về, Nam lại ghé qua chợ mua những thứ tôi dặn. Về đến nhà, anh chịu khó giã cua, nấu canh cho vợ ăn để thêm chất can xi cho con bú. Nam còn xin gỗ đóng chuồng nuôi gà nữa. Mỗi sáng trươccs khi đi làm, anh không quên mở cửa chuồng gà, cho gà ăn và rửa chuồng gà. Tôi thì lười cho gà ăn nhưng lại chăm chăm chờ lượt gà đẻ để nhặt trứng. Nam lại còn cùng các gia đình trong khu tập thể cuốc đất, trồng đủ các loại rau. Ai cũng khen Nam là một ông chồng chịu khó, đảm đang. Từ ngày có con, chùng tôi xin phép nhà trường làm thêm cái chái nhỏ phia trước nhà khoảng 6 mét vuông. Bé Hương Ly ngoan, bụ bẫm và dễ thương. Mỗi lần về đến nhà, dựng chiếc xe đạp ngay cửa, Nam sà vào ẵm con, nựng con âu yếm. Ngày đó, cả bốn dãy tập thể của chúng tôi khoảng ba chục gia đình chỉ có một vòi nước chảy thất thường, lúc nhanh, lúc chậm. trong nhà chúng tôi chỉ có hai cái xô, một cái chậu to, và mấy cái chậu nhỏ vì vậy nước dự trữ cũng chẳng đáng kể. Hàng ngày, hàng tuần các hộ gia đình phải mất quá nhiều thời gian cho việc rửa rau, giặt giũ… nhất là những gia đình có con nhỏ như chúng tôi. Nam không ngần ngại xếp xô lấy nước, giặt tã lót cho con. Mỗi lần nhìn thấy anh bê chậu đồ ra giặt ở máy nước, tôi thấy nhói lòng. Anh gầy quá! Anh mặc chiếc quần Đông Xuân dài, đũng trễ xuống, chẳng thấy mông, đùi đâu! Vậy mà khi ăn, anh cứ nhường hết cho tôi, tôi không chịu anh lại nói dỗi. Anh nói rằng tôi không biết thương con. Bé Hương Ly đã phải đi nhà trẻ từ lúc hai tháng tuổi. Những năm đó, phụ nữ là cán bộ nhà nước sinh con chỉ được nghỉ hai tháng. Tôi muốn tận dụng ngày nghỉ sau khi sinh con nên đã cố gắng giảng dạy cho đến sát ngày bé Hương Ly ra đời. Tôi còn nhớ một lần khi Hương Ly khoảng bảy tháng tuổi, chau bị ho rồi sốt cao, lên cơn co giật. Lúc đó, tôi chưa có kinh nghiệm nên cứ cuống cả lên, không biết cách hạ sốt cho con. Chúng tôi bế ngay con xuống trạm xá nhà trường. Sau hơn một giờ đồng hồ hạ sốt, kết quả không mấy tốt đẹp, cô y tá bảo chúng tôi cho con đến bệnh viện huyện không xa trường tôi mấy. Sau khi được nhập viện, theo lệnh của bác sỹ, Hương Ly được cô y tá cở trần truồng, nằm trống trơn trên một cái bàn trong khi trời mùa đông rất lạnh. Họ hạ nhiệt độ cho cháu bằng cách để đá cặp vào nách, vào bẹn của cháu. Suốt cả đêm, Nam không rời con. Khi con còn phải trần truồng nằm trân bàn để hạ sốt, anh xót xa, đứng cả mấy giờ đồng hồ cạnh con, gọi con mà hai con mắt cứ nhắm nghiền lại, thỉnh thoảng lên cơn giật. Tôi cũng xót xa, nhưng quá mệt không đủ kiên nhẫn để đúng như anh. Anh bảo tôi nằm trên chiếc ghế dài, chợp mắt một lát. Nhưng cũng như anh, tôi làm sao ngủ được. Lại một lần thứ hai, khi Hương Ly bị sốt xuất huyết. Nam vội vang chở hai mẹ con tôi đến bệnh viện nhi Thụy Điển. Suốt hai tuần liền, hết giờ làm việc ở cơ quan buổi chiều, anh vội vã đạp xe về nhà, cơm nước xong mang vào cho tôi và ở lại suốt đêm cùng con. Anh mang theo một chiếc ghế xếp cho tôi nằm, còn anh ngồi thức trông con. Vì bệnh nhân rất đông nên một giường phải ghép hai bệnh nhân. Gần nửa tháng trời, ngày phải đi làm, đêm không được chợp mắt, mà anh chẳng hề than vãn, kêu ca. Có lẽ vì thế mà bé Hương Ly quấn quýt bố vô cùng. Khi con chập chững tập đi, những ngày chủ nhật đẹp trời, Nam dắt con ra sân vận động của trường tạp cho con đi. Hương Ly đã đến giai đoạn bo bô nên giọng nói nghe thật dễ thương. Một hôm, tôi đang làm cơm dưới bếp (bếp nhỏ tý, ngay sát phòng ở, cách một bức tường bằng cót ép), thấy hai bố con giọng cứ ngọng líu ngọng lô: Bố ơi, bố lấy cho con cái “hế” (ghế)! – Hương Ly gọi nhờ bố. Cái “hế” là cái gì? – Nam tuy đã hiểu nhưng cố tình trêu con. Cái “hế” bố đóng cho con ngồi ý! À ra thế, con mang cái “hế” của con ra sân ngồi xem bố cho gà ăn nhé! Vâng ạ! … Ôi con thích con “hà” lông nâu này lắm bố ạ! Cứ thế, hai bố con chơi với nhau không biết chán. Nam động viên tôi tham gia đội bóng chuyền của trường vì vốn dĩ tôi rất có năng khiếu thể thao và đã từng là cầu thủ có tiếng về môn bóng này khi còn ở Liên Xô. Mỗi tuần hai lần, hết giờ làm việc, Nam lại tất tả đạp xe về chơi với con để vợ có thời gian tham gia đội bóng. Những ngày đó, tôi thật sự hạnh phúc và lấy làm hãnh diện. Thời gian cứ thế trôi, bé Hương Ly lớn dần trong tình yêu thương của bố mẹ. Khi con gái tôi lên hai tuổi, Nam được cơ quan cử đi công tác ở Trung Quốc ba năm. Ngày đó, cán bộ đi công tác ở nước ngoài theo chế độ nhà nước, chưa được phép cho vợ con đi cùng. Niềm vui xen lẫn nỗi buồn. Vui, vì điều đó chứng tỏ Nam là một cán bộ đối ngoại tre có năng lực, được tín nhiệm, dù trẻ đã được cử đi công tác dài hạn. Nhưng buồn, buồn không tả xiết vì phải xa đứa con gái bé bỏng và người vợ trẻ yêu thương. Dù muốn hay không, ngày ra đi cũng đã đến. Cuộc tiễn đưa chồng tôi đi công tác nước ngoài thật cảm động. Bé Hương Ly cứ níu chặt lấy hai vai của bố và khóc thét lên vì nó bám bố lắm. Thường ngày, sau giờ làm việc, nếu khong có những buổi họp tối hoặc làm việc thêm ở cơ quan, Nam về ngay rồi chơi với con suốt cả buổi tối. Con gái tôi có bố cứ quấn mấy cổ, trèo lên vai tình cảm lắm. Những lúc ấy, tôi vừa dọn dẹp, vừa chêm nhưng câu đùa cùng hai bố con. ° Tiễn Nam đi rồi, hai mẹ con buồn bã trở về căn nhà nhỏ bé trong dãy tập thể của trường đại học tôi đang giảng dạy. Chiếc áo Nam đang mặc dở, để lại nhà, tôi không giặt ngay. Đến cả tháng trời, tối đến, chẳng những con tôi mà tôi cũng ôm ấp chiếc áo đó ngủ. Tất cả mọi đồ vật vẫn nguyên vẹn trong nhà đều gợi cho tôi nỗi nhớ chồng da diết. Thỉnh thoảng, con tôi cứ nói: “Mẹ ơi, bao giờ thì bố về hả mẹ?”, “Bỏng ngô ngon lắm, con muốn bố cùng ăn cơ, mẹ có gửi được cho bố không?”, “Con nhớ bố lắm, con ứ ngủ đâu, con chờ bố về cơ!”… Nhìn con buồn nhớ bố, nghe con nói thỏ thẻ, tôi không khóc mà nước mắt cứ dàn dụa chảy. Phải lâu lâu, tôi mới nhận được thư của Nam và cũng thi thoảng tôi mới viết thư thăm chồng được. Những trong viết trong cuốn sổ nhật ký của tôi ngày càng nhiều thêm. Ngày đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc còn vô cùng căng thẳng. Sau những cuộc đụng độ ở biên giới phía Bắc Việt Nam những cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào các tỉnh biên giới Việt Nam, đặc biết là Lạng Sơn, mối quan hệ giữa hai nước trở nên xấu hẳn đi. Các phương tiện thông tin liên lạc bị gián đoạn. Chỉ gửi được thư tay mà thôi. Nhưng hai vợ chồng tôi gửi thư cho nhau được mấy lần đâu trong khoảng ba năm vì những năm đó, không có sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc du học hoặc cán bộ đi công tác, thực tập, duy nhất chỉ có một số ít cán bộ đi công tác đối ngoại mà thôi. Những người đi công tác như vậy không đi bằng máy bay bay thẳng từ Hà Nội sang Bắc Kinh hay đi bằng tàu hỏa. Họ phải đi máy bay qua Ma-xcơ-va và từ đó đi tàu hỏa sang Bắc Kinh. Ngày đó làm gì có điện thoại hay thư điện tử như bây giờ, vì thế thông tin cho nhau thật vất vả. Có lúc phải đến bốn, năm tháng trời tôi mới có được một lá thư của chồng. Và thông tin khi đến được với nhua đã không còn tính thời sự nữa. Tôi cảm thấy lo lắng, ngờ vực, hoang mang… Thư nào cũng dặn Năm phải cố gắng giữ gìn sức khỏe cho khỏi ốm. Tôi bảo anh rằng, tôi chẳng cần anh phải lo lắng tiết kiệm tiền, miễn là anh trở về an toàn, trọn vẹn. Anh viết thư về động viên, an ủi tôi, còn cười vì thấy tôi lo quá xa. Thư anh bao giờ cũng tình cảm, một thứ tình cảm mực thước, thủy chung, hiếm khi ngợi khen tôi à cũng ít chê bai tôi. Thư anh ngắn gọn, không giải thích dài dòng. Càng lớn bé Hương Ly lại càng giống mẹ nhưng cặp mắt lại hoàn toàn giống bố. Đôi mắt đen láy, thông minh nhưng đượm vẻ buồn. Hàng ngày đi dạy, tôi gửi con ở nhà tre của trường. Bé Hương Ly được các bác trông tre rất yêu vì ngoan và nói nghe dễ thương lắm. Hồi đó, mỗi giáo viên dạy tiếng như chúng tôi phải đảm đương khá nhiều giờ mà được bồi dưỡng chẳng đáng là bao. Mỗi tuần tôi dạy 25 tiết, cả lớp đào tạo chính quy và ở các lớp đại học tại chức. Khi tiếng kẻng của trường vang lên báo hiệu giờ học buổi chiều đã kết thúc, tôi vội vàng xuống nhà trẻ đón con. Thấy tôi, bé Hương Ly mừng quýnh lên. Bé chạy ngay về phía mẹ và ôm lấy cổ mẹ, ngón tay xoa nhẹ vào mặt mẹ, vuốt tóc trên trán mẹ rất tình cảm. Câu đầu tiên của bé bao giờ cũng là: “Mẹ ơi, bố về với con chưa?”. Thỉnh thoảng, bé lại chìa bức tranh bé vẽ ở lớp: “ Cô giáo dạy con vẽ quả cam này, con sẽ để dành cho bố nghe mẹ!”. Nghe tiếng thỏ thẻ, ngây thơ của con, tôi vừa thương con, lại vừa buồn. Một nỗi buồn man mác thật khó tả, khó nói nên lời. Tôi thấy thiếu thốn tình cảm, hẫng hụt đến khủng khiếp. Mặc dù gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm rất quan tâm đến tôi. Mẹ tôi vẫn phải làm việc nên không thể lên Hà Nội sống cùng mẹ con toi được. Vả lại tôi đã từng đi du học nên cũng quen và cố gắng sống độc lập. Mẹ tôi vẫn thường nhắc nhở chị gái tôi viết thư động viên mẹ con tôi. Mẹ chồng tôi phải lo cho hai em gái của Nam thi vào đại học và hai cô đã thi “quá tam ba bận” rồi mà vẫn chưa đỗ. Vì vậy, bà cũng chỉ biết an ủi tôi qua những lá thư của hai cô em gái Nam mà thôi. Hàng xóm, bạn bè, anh chị em trong khoa của tôi và sinh viên thỉnh thoảng cũng đến chơi với hai mẹ con tôi. Tôi không cô đơn nhưng đúng là “sống giữa tiếng cười” mà lòng vẫn thấy “lẻ loi”. Giờ đây, mỗi lần nghĩ lại, tôi thấy tôi quả như mẹ tôi đã có lần nhận xét. Bề ngoài tôi luôn tỏ ra sôi nổi, vui vẻ, mạnh mẽ, can đảm nhưng lòng tôi lại yếu đuối đến dễ vỡ… Giá như những tháng ngày đó, tôi cứng rắn hơn, có đủ nghị lực hơn để vượt qua sự thiếu thốn tình cảm nhất thời, vượt qua sự cám dỗ nhục dục thì cuộc đời tôi đau đã sang trang để đi đến ngày hôm nay. ° Cuốn nhật ký của tôi kể về những tình cảm nhớ nhung với người chồng yêu qúy trong những ngày tháng xa cách đã bị bỏ dở. Thư tôi viết cho Nam cũng ngày càng ngắn hơn, tình cảm cũng bớt mặn nồng, không biết Nam có tự hỏi về điều đó không? Có lẽ không! Nam là người quá yếu công việc, rất có trách nhiệm cới công việc và lại có lòng tin gần như tuyệt đối vào tình yêu của mình nên chắc cũng chẳng mấy để ý đến những điều tưởng như “vặt vãnh” ấy. Dần dần, tôi đã cho phép mình trở về nhà muộn hơn sau mỗi ngày lên lớp. Tôi không còn đến đón con đúng giờ như trước nữa. Những lúc như vậy, bác Minh làm việc ở nhà trẻ dắt Hương Ly về nhà bác tắm rửa và cho bé ăn luôn. Cũng thật thương, con bé mới ngần ấy tuổi, đã biết trả lời: “Mẹ cháu đi dạy học bận lắm!”, mỗi khi có ai hỏi về mẹ. Thực ra, nghề dạy học của chúng tôi ở trường đại học đâu có bận đến mức như vậy. Và thật sự tôi cũng không phải lo nhiều về kinh tế. Bởi thi thoảng có đồng nghiệp của mình vveef, chồng tôi cũng gửi được cho mẹ con tôi lúc thì hộp cao sâm nhung, lúc thì tập khăn mùi xoa Trung Quốc… Sau khi nhờ người bán những thứ quà đó đi, tôi cũng có được ít tiền. Tôi đã bắt đầu sắm được một chiếc tủ lạnh cũ và một chiếc ti vi. Thế rồi, những buổi đi làm về muộn của tôi cũng dày hơn và có hôm, tôi nhờ hẳn bác Minh cho bé Hương Ly ăn và ngủ một giấc ở nhà bác rồi mới bế nó về. Lớp tôi làm chủ nhiệm có tất cả 25 sinh viên, hầu hết là học sinh phổ thông thi đỗ vào đại học. Chỉ có vài người lớn tuổi hơn, đó là các anh chị, chị đã tham gia quân đội, sau mấy năm mới vào trường đại học. Trong số đó nổi lên Lâm, chàng trai quê Vĩnh Phú, nói tiếng Pháp rất khá trước khi vào trường nên được sinh viên cùng lớp bầu làm lớp trưởng. Các nét trên khuôn mặt chữ điền của Lâm không xấu,cũng chẳng đẹp, nghĩa là bình thường, nước da Lâm ngăm ngăm, nhưng Lâm dáng cao to, khỏe mạnh và trông rất đàn ông. Tính Lâm nóng và cứng nhưng Lâm thông minh, giải quyết công việc trôi chảy, dứt khoát. Nam nhẹ nhàng điềm tĩnh bao nhiêu thì Lâm tỏ ra mạnh mẽ, sôi nổi bấy nhiêu. Thỉnh thoảng Lâm lại đàu tếu táo: “Cô gaios Lan đứng cùng với sinh viên chúng tôi, chẳng ai có thể nhận ra đâu là cô giáo, đâu là sinh viên cả!”. Cả psl lại cười vui. Quả thật mỗi lần Lâm đùa, tôi chỉ thấy không khí của lớp như nhộn nhịp hẳn lên, quan hệ thầy trò như tự nhiên hơn, gắn bó hơn. Tôi không hề thấy sự trơ trẽn hay thái quá trong lì nói hay cử chỉ của Lâm. Tôi chỉ nhận thấy ánh mắt nhìn của Lâm dần dần đã khác. Đôi mắt Lâm không rời tôi mỗi giờ lên lớp, trong mỗi cuộc họp, trong những lần gặp gỡ trao đổi công việc của lớp. Đôi mắt ấy như muốn thu lấy hết hình ảnh của tôi vào trong để rồi không bao giờ cho giãy ra được nữa. Quả thật, đã nhiều lần tôi bối rối, cố tránh cái nhìn của Lâm, tránh không nhìn Lâm… Điều đó thật không dễ! Tôi biết mình không phải là một giai nhân tuyệt sắc nhưng cũng được xeeps vào hàng hoa khôi của khoa, của trường. Mỗi khi tôi có việc phải đến các phòng, khoa, ban của nhà trường để làm việc, các anh, chị, cô bác đều vỗ nhẹ vào vai tôi: “Chồng đi vắng mà trông cứ phây phây ra! Đúng là gái một con trông mòn con mắt!”. Lâm lại tỏ ra rất quan tâm tới bé Hương Ly. Đi đâu về, anh cũng không quên mua quà tặng con tôi. Những lúc Hương Ly ốm, anh hỏi han, chăm sóc tận tình và mua thuốc cho bé uống. Anh bảo tôi ngày thứ bảy cuối tuần, sau khi dạy xong tôi có thể về trước với con để anh tự mình điều khiển cuộc họp lớp. Ban đầu tôi ngần ngại, từ chối hết thảy sự giúp đỡ của Lâm. Nhưng khổ một nỗi là con tôi cũng bắt đầu mến chú Lâm. Ngoài bố Nam ra, người thân thiết tiêp theo đối với bé là Lâm. “Mẹ ơi, con thích nghe chú Lâm kể chuyện cây bút thần lăm. Anh Mã Lương không chịu dung bút của mình để vẽ những thứ mà tên nhà giàu độc ác ra lệnh, anh chỉ vẽ những đồ dùng cho các gia đình nghèo mà thôi. Chú Lâm bảo tuần tới chú ấy sẽ mua cho con một hộp bút chì màu để con vẽ. Con sẽ vẽ cho bố Nam nhiều thứ đẹp” – một lần Hương Ly chạy đến bên tôi và nói với tôi như vậy. Tôi thầm nghĩ, kể ra Lâm cũng khéo chiều trẻ con ra trò. Còn tôi, mấy ngày Lâm phải đi tập huấn quân sự, không có mặt ở lớp học, tôi lại thấy văng vắng, không khí của lớp như trầm hẳn xuống. Nhờ sự tháo vát, năng nổ của Lâm, công việc của lớp, của chi đoàn trôi chảy, tiến triển tốt đẹp. Cuối năm học đó, lớp năm thứ nhất tôi làm chủ nhiệm đã được xếp vào trong số các lớp đạt danh hiệu “Tập thể sinh viên xã hội chủ nghĩa” của khoa. Nhưng tỷ lệ thuận với những tiến bộ của lớp, của tập thể là mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa Lâm và tôi. Thời kỳ đầu tôi cố lảng tránh, nhưng mỗi lần vô tình hai cặp mắt chúng tôi bắt gặp nhau, tôi cảm nhận được tình cảm thật mãnh liệt, đam mê và đắm đuối từ trái tim Lâm. Sự rắn rỏi cứng cỏi, tự tin của chàng lớp trưởng đã dần chiếm được cảm tình của cô giáo chủ nhiệm trẻ xinh. Và rồi điều gì phải đến cuối cùng đã đến. Tôi đã tự rơi vào vòng tay Lâm từ lúc nào không biết nữa. Đã nhiều đêm, tôi dày vò và dằn vặt mà vẫn không thể nào vượt qua những đam mê của chính mình. Tôi tự bào chữa cho mình bằng cách nghĩ rằng: anh Nam thật tốt, thật yêu thương tôi, nhưng tính anh Nam không đàn ông, anh nhu nhược quá! Ngược lại, Lâm mới là người đàn ông cần cho cuộc đời của tôi vì tính Lâm quyết đoán, mạnh mẽ. Nhưng Lâm lại là người đàn ông chưa vợ, liệu anh ấy có chấp nhận bé Hương Ly không, vì tôi rất yêu con – tôi hỏi mình như vậy. Tôi không thể hình dung nổi cuộc sống của mình sẽ không bé Hương Ly, mặc dù thời gian này, có nhiều lúc bận rộn với công việc, với Lâm, tôi không chăm sóc được con bé chu đáo như trước. Lúc tôi băn khoăn, suy nghĩ, dằn vặt để đi đến quyết định, lại cũng là lúc Lâm chủ đông, tâm tình, giải tỏa trong tôi về chuyện bé Hương Ly. Lâm nói rằng anh sẽ yêu thương và chăm sóc Hương Ly như con mình. “Một người tính khí mạnh mẽ như Lâm mà nói được những lời nồng nàn yêu yêu thương như vậy sao lại có thể không tin được?”, tôi tự nhủ. Và tôi đã tin, đã yêu và ngày càng dấn sâu vào mối quan hệ với Lâm. Mặc cho dư luận, mặc những ngăn cản của bạn bè thân tình, tôi đã đi đến cùng bằng sự đam mê mãnh liệt của chính mình. Tôi cho rằng tuổi của tôi bây giờ mới thật sự chín chắn trong tình yêu và tình yêu của tôi với Lâm mới là tình yêu có độ chín, tình yêu thật, còn tình yêu của tôi trước đây với Nam chỉ là tình yêu cảm tính. Cứ nghĩ như vậy và tôi đắm chìm trong đam mê của tình yêu mới trong vòng hơn một năm Cái kim trong bọc lâu ngày cũng tòi ra, tôi không thể giấu được tình cảm của mình cũng như mọi mối quan hệ với Lâm. Tôi bị thầy Kha, trưởng khoa tiếng Pháp, gọi lên hỏi chuyện. tôi công nhận là tôi đang có quan hệ tình cảm với Lâm. Tôi không ngờ lời thú tội của tôi lại làm thầy Kha buồn bực và cáu giận đến vậy. Là một giáo viên có chuyên môn vững của khoa, tôi nằm trong danh sách những người được khoa bồi dưỡng. Theo lời thầy Kha, chuyện tình của tôi không còn nừm trong phạm vi tình cảm riêng tư giữa tôi và Lâm nữa, không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình tôi mà còn làm mất danh dự, uy tín của cả tập thể giáo viên trong khoa, làm phương hại đến tất cả những thành công, tiến bộ của khoa mà bao năm nay thầy đã cố công gìn giữ và vun đắp. Thầy Kha là một giáo viên giỏi, có uy tín, một đảng viên gương mẫu nhưng lãnh đạo có phần theo tư duy cũ. Thầy muốn xây dựng tập thể giáo viên của chúng tôi thành một tập thể “trong sạch và vưngc mạnh”. Quả đúng như vậy! Từ năm 1970 cho đến nay, đã hơn mười năm thầy làm trưởng khoa, khoa Pháp chúng tôi bao giờ cũng dẫn đầu về các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao. Những năm 70, tất cả sinh viên của khoa, đều sống tại ký túc xá của trường, kể cả những sinh viên người Hà Nội, chỉ tối thứ bảy và ngày chủ nhật mới được đi chơi hay về thăm gia đình. Thầy đã chịu khó đến từng phòng ở của sinh viên để đôn đốc các em học hành và căn dặn các em chưa nên yêu đương vội khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thầy luôn tận tâm, tận lực với tập thể giáo viên, sinh viên nhưng có lẽ thầy đã phần nào đi quá sâu vào đời sống riêng tư của họ. Tôi bỗng giật mình khi nghe tiếng thầy đập bàn rất mạnh kèm theo tiếng thầy Kha quát lên: Tại sao cô có thể làm như thế được? Cô là gái có chồng, việc làm của cô sẽ là tấm gương xấu trong mắt các em sinh viên, làm ảnh hưởng đến uy tín của tập thể giáo viên, của khoa, của trường! Cô không được phép làm như vậy, cô hiểu chưa? Dạ, em hiểu! Tôi chỉ nói được có như vậy, rồi im bặt. Tôi ngỡ ngàng, lo sợ và có phần bực bội. Máu chảy rần rật trong huyết quản cảu tôi… Tôi đã định nói rằng: “Chuyện tình cảm giữa tôi và Lâm là chuyện riêng của chúng tôi, không can dự gì đến khoa, đến trường cả, thầy không có quyền xúc phạm tôi”, nhưng may tôi kiềm chế được. Không muốn và cũng không thể nói thêm được điều gì nữa, tôi đứng dậy chào thầy Kha, thầy nói ngay: Việc như thế chưa xong đâu cô Lan ạ, cô về nhà viết bản kiểm điểm và tuần tới sẽ họp toàn thể giáo viên khoa! Sau cuộc họp kiểm điểm tôi tại khoa, tôi cảm thấy mình lạc lõng, chơi vơi, xa lạ với mọi người. Dưới con mắt của những người hàng xóm, đồng nghiệp, kể cả Loan, người bạn tôi thân và là Đảng viên của khoa, người đã từng giúp đỡ, động viên tôi nhiều, tôi là người phụ nữ hư hỏng. Tôi rất mến và yêu quý Loan nhưng cũng có lúc nào đó, tôi tự hỏi: “Loan là người tốt, xốc nổi, nhiệt tình trong mọi công tác, là Đảng viên có tín nhiệm, liệu trong các cuộc họp bình xét, Loan có thật sự đứng về phía tôi, bảo vệ cho tôi không khi tôi có chuyên môn vững hơn Loan?”. Đó là ý nghĩ trước đây của tôi. Còn lúc này ư! Tôi chẳng nghĩ gì nữa… ° Sau khi chuyện vỡ lở, Lâm bị khai trừ ra khỏi Đảng. Anh trở nên trầm tư. Hầu như anh chẳng còn muốn tham gia vào một hoạt động gì của lớp, của khoa, của trường nữa. Nhưng anh không hề ân hận, luyến tiếc, bởi anh nói, trong những cái mất mát, anh đã có được tình yêu của tôi. Còn tôi, may là không bị tước danh hiệu giáo viên với điều kiện tôi phải cắt đứt mọi quan hệ với Lâm. Tôi bị kỷ luật cảnh cáo trước toàn giáo viên của khoa. Những ngày tiếp theo của tôi là những ngày u buồn. Có vẻ như những ông chồng của các đồng nghiệp nữ của tôi hay của các bà hàng xóm của tôi sợ vợ tiếp xúc với tôi, sẽ bị tiêm nhiễm thói “lăng nhăng” hay sao ấy. Tôi gần như bị cô lập. Tôi không dám gặp Lâm. Tôi tránh mọi cuộc tiếp xúc có Lâm. Nhưng có lẽ “số phận” đã không buông tha tôi! Những lúc lòng tôi cô đơn, buồn tủi như vậy, những lá thư dài tràn đầy tình cảm của Lâm đối với tôi là liều thuốc bổ. Lúc ấy, tôi chỉ thấy, qua những lời lẽ của Lâm, tình yêu chân thành, thiết tha, đằm thắm, một ình yêu lớn mà tôi không thể nào không nghĩ tới được. “Lan là một người phụ nữ chân thành, thẳng thắn, có một trái tim nhân hậu, một tâm hồn lớn đầy lãng mạn. Càng tiếp xúc với Lan, tôi cang muốn được nghe em bộc bạch, tôi càng yêu em, càng yêu em, tôi càng muốn được gần em. Tôi sẵn sàng đánh đổi tất cả để có em, em có hiểu cho lòng tôi không?”… “Tôi nhớ em đến khủng khiếp, nhớ làn môi em nóng bỏng, mềm mại, nhớ mái tóc em thơm mùi hương bưởi, nhớ làn da em mỏng tang, trắng hồng, dìu dịu. Ôi! Khuôn mặt em là nét đẹp dịu hiền của Đức Mẹ đồng trinh, cơ thể em đẹp và hấp dẫn đến nao lòng. Tôi muốn được ân ái cùng em lần nữa, lần nữa và thật lâu… cho đến khi nào hai thân thể của chúng ta là một”… Lâm viết cho tôi những dòng thư như vậy. Rồi như chẳng thể đặng dừng, tôi nhớ lại những lần gần gũi Lâm, những lúc Lâm chồm lên người tôi, vuốt ve mơn trớn đôi bầu vú tròn đầy đặn của tôi, cả người Lâm chà xát trên thân thể trần truồng của tôi, khuôn mặt Lâm dừng lại chỗ kín của tôi. Anh đã nựng và hôn chỗ kín của tôi đến cả giờ đồng hồ như không biết chán. Cả người anh nóng sực. Tôi mơ màng, sung sướng. Tôi đã được thỏa mãn và đủ đầy. Chợt đến trong tôi một tia suy nghĩ: “Chồng tôi chưa bao giờ yêu tôi như thế! Chưa bao giờ với Nam. Tôi đã được khát cơn thèm! Lòng tôi thổn thức, tim tôi lại gấp gáp đập. Tôi cho rằng Lâm yêu tôi hết lòng. Tôi bí mật tìm gặp anh, và rôi chúng tôi lại giai trên gái dưới… ° Suốt cả ba năm công tác ở nước ngoài, chồng tôi không có dịp nào để trở về thăm vợ con, quê hương, gia đình. Tháng 10 năm 1983, Nam mãn hạn, về nước. Còn niềm vui nào hơn niềm vui được gặp lại vợ con yêu quý, sau ba năm trời xa cách đằng đẵng. Bé Hương Ly nhẩy cẫng lên khi nhìn thấy bố từ trong sân bay ra. Nó hét lên: “Bố ơi… Bố ơi… Con đây!”, làm chú hải quan đứng gần đấy phải nhắc nó nhỏ tiếng. Bên cạnh con, tôi lặng lẽ, trầm tư không nói một lời cho đến khi Nam ra khỏi sân bay và chugns tôi lên xe trở về nhà. Vẫn ngôi nhà bé nhỏ, đơn sơ, ấm cúng năm xưa mà nay Nam cảm thấy sao lạnh lẽo, u huồn… Nam không dám nhận xét ngay, anh lặng lẽ quan sát thái độ của vợ. Có lẽ anh nghĩ rằng tôi vẫn là Lan rất mực yêu thương của anh mà nay sao lại trầm lặng, trầm lặng đến khủng khiếp, thay cho thái độ vui vẻ, hồn nhiên của tôi trước đây. Thấy tôi trầm buồn, bé Hương Ly không hiểu sao cả, cứ lăng xăng chạy đi, chạy lai, lấy nước mời bố uống, tíu tít bên bố rồi lấy tay tôi đặt lên vai bố. “Thôi, bế mẹ làm lành đi! Mẹ cười đi này!”, con tôi nói. Con bé mới năm tuổi đầu mà có ý tứ đáo để. Nam vô cung ngạc nhiên trước thái độ của vợ nhưng vì anh mới về, thỉnh thoảng hàng xóm đến chơi nên anh chưa nói được gì cả. Mãi đến khuya, khi cơm nước xong, khi bé Hương Ly đã yên giấc ngủ, khi chỉ còn lại hai vợ chồng, tôi đã kể cho anh nghe những gì xảy ra trong thời gian anh vắng nhà, đặc biệt hơn một năm trở lại đây, khi tôi đảm nhận việc làm chủ nhiệm lớp do Lâm làm lớp trưởng. Nam đã quá tin vào tình yêu của anh và tôi, tình yêu kéo dài bảy năm cho đến lúc cưới. Anh và tôi đã hiểu nhau, anh tin anh và tin tôi. Câu chuyện xảy ra đối với tôi khi anh vắng nhà như một gáo nước lạnh đột ngột dội xuống đầu anh trong mùa đông giá buốt! Chẳng một ai cho anh biết trước cả, khi anh còn ở nước ngoài. Có lẽ, từ mẹ và các em cho đến chọ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp… đều quá tốt nên đã không muốn làm cho anh vừa buồn vvif phải xa gia đình, vợ con, quê hương lại vừa phải đau khổ vì chuyện riêng với vợ. Tuy nhiên, là một người đàn ông nhẹ nhàng, điềm tĩnh, Nam nghe hết câu chuyện của tôi. Anh đau lòng nghĩ rằng, chuyện không hay đã xảy ra có lẽ xũng một phận do lỗi tại anh. Do công việc, anh đã phải xa vợ con đằng đẵng ba năm liền và trong thời gian đó, anh không thể có điều kiện liên lạc thường xuyên. Nam cay đắng, cảm thấy cuống họng khô không khốc… Anh muốn tha thứ hết cho tôi nếu tôi chấp nhận từ bỏ hết tất cả để trở về toàn tâm, toàn ý với chồng con. Thái độ vị tha và tình cảm chân thành của Nam đã chạm vào cõi sâu thẳm của lòng tôi. Tôi thổn thức, không nói nên lời. Tôi quyết tâm sẽ gặp Lâm để nói lới từ biệt vì tôi nghĩ rằng dù tôi yêu Lâm, tìm thấy ở Lâm những đức tính mà tôi cho là cần thiết của một người đàn ông, tôi cũng phải từ biệt Lâm thôi vì Nam vẫn còn yêu tôi tha thiết, vì tấm lòng cảu Nam và vì bé Hương Ly nữa. Nam mới là người bố thực sự cần cho con gái, tôi nghĩ vậy Nghĩ vậy nhưng tôi chưa gặp Lâm ngay vì Nam mới về và vì tôi sợ những tình cảm của Lâm sẽ làm cho tôi chao lòng trước quyết định của mình. Nhìn vẻ mặt sung sướng, hạnh phúc của con, tôi không khỏi không suy nghĩ. Vẫn cuộc sống của ba bỗ mẹ con như trước đây nhưng nay Hương Ly đã lớn hơn, biết tự làm một số việc nhỏ nên tôi cũng đỡ bận rộn hơn. Kinh tế của gia đình chúng tôi cũng đã khá hơn vì trong thời gian công tác, Nam đã tiết kiệm được ít tiền từ khoản tiền lương của anh. Tiền nong tuy khôn gl[ns nhưng chúng tôi cũng có điều kiện mua sắm thêm một số đồ dùng cần thiết cho gia đình. Năm đó, chúng tôi đã có được chiếc xe máy Cub 50 cũ do bạn đồng nghiệp của Nam trước khi đi công tác nước ngoài để lại cho Nam. Khi về thăm gia đinh tôi, Nam vẫn tỏ ra quan tâm đến mẹ tôi như ngày nào. Mẹ tôi quý anh và rất hợp với anh, ngược lại anh cũng thấy vậy. Trước đây, anh thường nhắc tôi luôn viết thư động viên mẹ và đưa con về thăm mẹ anh nhưng tôi cảm thấy anh hay tâm sự với mẹ vợ hơn. Mỗi lần tôi có dịp được gặp mẹ tôi, không hiểu vô tình hay hữu ý, mẹ tôi buông một câu: “Thật là chồng ra chồng! Con ra con! Cô liệu đấy nhé!”. Những ngày bên Nam vẫn tiếp diễn. Cuộc sống vẫn có vẻ hạnh phúc nhưng sao tôi linh cảm đó chỉ là niềm hạnh phúc thật mong manh. Nam vẫn nhẹ nhàng, trìu mến mà sao tôi vẫn mặc cảm với những lời nói của anh. Hình như mỗi lời nói của anh vẫn chứa đựng điều gì đó như trách móc, như hận mình, hận đời. Nam là con người gần như hoàn thiện cả trong công việc cả trong cuộc sống gia đình. Anh sống chu đáo, ân cần và luôn muốn mình cũng như vợ con hướng tới những việc làm tốt đẹp, có lẽ vì thế mà dù nói là tha thứ cho vợ nhưng trong lòng anh vẫn day dứt vì việc làm “xấu xa” của vợ, vẫn còn lởn vởn những hình ảnh của vợ với người đàn ông nào đó, là học sinh của vợ, là một lớp trưởng, mà anh chưa có dịp tiếp xúc. Có lẽ nỗi ghen tuông thầm kín ngày càng gặm nhấm, dày vò tâm can anh. Mỗi ngày, mỗi ngày, điều đó cứ lớn dần, rồi con người mặc dù Nam rất muốn quên Nam đã không thể quên nổi. Không khí giữa hai vợ chồng tôi cũng có lúc nào đó căng thẳng dù chúng tôi cố tình lảng đi những gì không đáng nhớ. Phần mình, tôi nghĩ rằng Nam là người đàn ông có cuộc sống nội tâm mãnh liệt, Nam không nói nhưng lại cả nghĩ. Nhiêu flucs thấy anh ngồi thẫn thờ, mắt đăm đắm nhìn vào khoảng không vô tận, cái không khí nặng nề bao trùm căn nhà nhỏ… tôi bỗng chạnh lòng mặc cảm với quá khứ của mình. Dù đã nói tha thứ hết cho tôi mà sao những lúc vợ chồng làm tình với nhau, Nam không ghìm nổi những tiếng thở dài, một vài lời ai oán. Tôi lại là người phụ nữ mạnh mẽ, quyết đoán, tình cảm và đam mê nhưng không sâu sắc. Tôi hay nghĩ nhưng rồi lại cũng chóng quên. Tôi muốn mọi việc nhanh chóng được giải quyết và khi đã quyết định thì dù đúng hay sai cũng đừng để kéo theo một nỗi luyến tiếc hay tỏ ra không thỏa mãn. Chính vì vậy càng ngày tôi càng thất vọng với thái độ cảu Nam. Khi có mặt tôi, chồng tôi không hề trách cứ gì tôi nữa, không oán số phận vì những gì đã xảy ra khi anh vắng mặt. Nhưng tính tình ngày càng trầm lặng cảu anh kèm theo những tiếng thở dài đã làm tôi đau khổ. Rồi không cưỡng lại được mình, tôi đã đồng ý đến cuộc hẹn cùng Lâm. Những lần gặp gỡ Lâm lại ngày càng dày hơn, lâu hơn. Tình cảm giữa hai chúng tôi lại nồng thắm trở lại. Mặc cảm tội lỗi đối với Nam đã làm cho tôi cảm thấy khó hàn gắn được vết thương trong lòng Nam để có thể trở lại cuộc sống xưa kia, cộng vào đó là những lời hứa hẹn thật tuyệt vời của Lâm đã dẫn tôi nhanh chóng đi tới quyết định ly dị với Nam để sống cùng Lâm avf bé Hương Ly. Khi nghe tôi nói quyết định ly dị, Nam đau khổ đến tột cùng nhưng bề ngoài anh lại tỏ ra bình thản, bình thản đến kỳ lạ. Vốn đã ít nói, anh càng lặng lẽ. Anh không hề giận dữ, không hề ngăn cản hay có vẻ muốn được nói chuyện nghiêm túc cùng tôi như những ngày nào. Anh chỉ nói vỏn vẹn một câu: “Những gì cần và đáng nói, anh đã nói cùng em. Nếu em cảm thấy quyết định của em là đúng, anh tùy em, anh không có ý kiến gì nữa. Em đừng lo và áy náy cho anh. Anh chỉ mong em hạnh phúc”. Có bấy nhiêu lời thôi ư!!! Giờ đây, tôi nghĩ giá như Nam giải thích, phân tích cặn kẽ cho tôi cả hai hãy sống vì con, có lẽ tôi đã không đủ can đảm xa anh vì tôi đau khổ biết nhường nào khi về sau không có Hưpng Ly bên cạnh và vì tôi vẫn còn yêu anh. “Tùy em!”, khoảng tự do mà Nam dành cho tôi, bình thường thật đáng quý mà sao lúc đó lại làm cho tôi cảm thấy chống chếnh, chơ vơ đến là vậy! Hay là anh ấy đã nghĩ lại, đã không còn yêu tôi nữa, không càn đến sự có mặt của tôi nữa. Tôi nghĩ thầm như vậy. Và tôi đã tự ái! Tôi cũng thấy mình hc]a đày mâu thuẫn. Tôi chao đảo giữa lý trí và tình cảm, giữa các tình cảm khác nhau… Thái độ bình thản đến lạnh lùng của Nam trong giờ phút thật khó khăn đối với tôi để đi đến quyết định đã làm cho tôi hoang mang đến hoài nghi và mặc cảm. Người phản đối mạnh mẽ nhất quyết định ly dị của tôi là mẹ tôi. Mẹ tôi có lẽ đã phỏng chừng tình cảm có phần phai nhạt giữa vợ chồng tôi nhưng không hề biết gì về mối quan hệ giữa tôi và Lâm chho đến lúc ấy. Dù người không được khỏe, mẹ tôi đã lặn lội đi tàu hỏa lên Hà Nội rồi tìm đường vào khu tập thể trường tôi mà không hề báo gì cho chúng tôi biết. Mẹ tôi đã tìm điều hơn, lẽ thiệt phân tích cho tôi. Khi tôi nói rằng tôi tự ái vì Nam không còn yêu tôi nữa hoặc tìm cách biện minh cho quyết định của mình, mẹ tôi không nghe, mắng tôi và một mực đứng về phía Nam. Để tự bào chữa cho mình, tôi đã nghĩ rằng quan niệm về cuộc sống giữa thế hệ mẹ tôi và thế hệ chúng tôi là một khoảng cách lớn, mà đã không hề nghĩ được rằng lời nói của những người già đôi khi giống như những lời tiên tri. Người già biết sợ và biết nhìn xa sự việc. Qua những lời tâm tình của mẹ, tôi hiểu mẹ tôi muốn nhắn nhủ tôi rằng: con hãy còn trẻ người non dạ, hãy tin mẹ và hãy nghe lời mẹ khuyên, kẻo hối không kịp. Hiểu là như vậy nhưng tôi lại lý luận rằng: “Mẹ đã già rồi mà tuổi già thì hay sợ đủ thứ. Chẳng lẽ mẹ cứ coi con là con nít mãi sao, hay chỉ người già mới khôn ngoan. Con yêu chứ con có lợi dụng gì đâu mà xấu!”. Sau khi mẹ tôi trở về quê, không khí giữa vợ chồng tôi chẳng cải thiện được mấy. Chồng tôi không nói thêm một lời nào. Còn tôi, tôi cũng không chịu cố gắng cải thiện quan hệ vợ chồng tôi. Đó là tại tôi quá tự ái? Hay tại tôi bảo thủ, cực đoan chăng? Tôi cũng chẳng biết nữa! Và rồi ngày đó cuối cùng cũng đã tới cho dù chúng tôi vẫn còn yêu nhau. Ngày chúng tôi bị Tòa án gọi đến thật buồn! Thương con, chúng tôi không muốn cho con có mặt tại Tòa. Chúng tôi đều nói rằng chúng tôi không còn yêu nhau nhưng không thể sống chung vì cuộc sống không hòa hợp. Cả hai đều nhận trách nhiệm nuôi bé Hương Ly. Cuối cùng Tòa đã quyết định ưu tiên quyền nuôi con cho tôi. Nam lặng lẽ chấp nhận lòng cay đắng: vậy là mất hết! ° Sau sự đổ vỡ hạnh phúc, Nam xin bên cơ quan anh một gian nhà bé nhỏ trong khu tập thể. Anh không còn muốn ở lại nơi đã chứng kiến những giây phút vợ chồng, bố con anh thật hạnh phúc bên nhau cũng là nơi đã mang lại cho anh quá nhiều đau khổ. Anh không lấy bất cứ một thứ đồ đạc gì chung của cả gia đình đã mua sắm trừ chiếc xe máy. Anh không nói gì cùng tôi nữa cả nhưng tôi đã đọc được cả nối khổ đau phải sống xa con trong đôi mắt đượm buồn của anh. Hôm cuối cùng anh ra đi để rồi đêm không trở về nữa, bé Hương Ly nhoài người ra níu bố, không cho bố đi. Lần đàu tiên, tôi thấy khóe mắt anh đẫm ướt. Gần một năm sau khi tòa giải quyết xong việc ly hôn giữa tôi và Nam, đám cưới của Lâm và tôi được tổ chức tại Vĩnh Phú. Gia đình Lâm sống ở nông thôn nên quan niệm dựng vợ gả chồng cho con cái vẫn thiên theo nếp cũ. Đối với họ, “trai tơ” mà lấy “nạ dòng” là một việc chẳng hay ho gì không chỉ đối với gia đình mà còn đối với cả dòng họ. Họ tỏ ra lạnh nhạt với tôi, với bé Hương Ly mà tôi nào có linh cảm trước được điều ấy. Lâm đã không nói gì với tôi về điều ấy. Anh đã gạt phắt những câu hỏi của tôi về phong tục, tập quán ở gia đình anh, làng quê anh. Rồi tôi cũng chẳng mấy suy nghĩ về những điều ấy nữa. Tôi thấy mình nhiều lúc thật nông nổi, hời hợt và quá đơn giản. Thực ra cuộc sống đâu có đơn giản như tôi tưởng. Thái độ của gia đình Lâm đối với mẹ con tôi là cuộc đụng độ đầu tiên đối với mối quan hệ mới của tôi, mối quan hệ với gia đình chồng mà trước đây tôi đã không hề phải lo nghĩ. Tôi mời một số bạn bè, giáo viên ở khoa, ở trường đến dự đám cưới của chúng tôi nhưng số đông từ chối vì ở Việt Nam vào đầu những năm 80, ly dị là điều chưa phổ biến và đặc biệt ngoại tình là một vấn đề bị như vi phạm đạo đức, gây nên dư luận. Chỉ có những người đam mê mạnh mẽ và đầy cá tính như tôi mới dám đương đàu với dư luận như vậy. Những ngày đầu mới cưới, tôi cảm thấy mình hạnh phúc. Bé Hương Ly không rời tôi vì nó đâu còn được chơi hàng ngày với bố nữa. Chúng tôi vẫn sống trong khu tập thể của trường đại học. Tôi đã được một anh bạn đồng nghiệp sống độc thân, đổi cho một gian nhà lá cũng trong khu tập thể của trường, xa gian nhà cũ của tôi. Lâm không muốn chúng tôi lại sống trong gian nhà mà tôi và Nam từng sống. Sau khi ra trường, Lâm được phân về công tác tại một nhà xuất bản, có trụ sở ở nội thành Hà Nội. Hàng ngày, anh vẫn đạp xe đi làm. Lương của Lâm ba cọc ba đồng, lương của tôi cũng chẳng nhiều hơn là mấy, tôi phải bò ra đi dạy thêm. Hương Ly đã bắt đầu đi học lớp một. Tôi gửi cháu ở lớp học thêm của cô giáo chủ nhiệm lớp cháu vào buổi chiều. Trường phổ thông cơ sở của cháu cũng gần trường tôi nên buổi sáng, nếu không phải lên lớp tiết đầu, tôi chở cháu đến trường. Hết giờ học buổi sáng, cháu theo cô giáo về nhà cô ăn cơm và học thêm cho tới bốn giờ rưỡi chiều, tôi mới đón cháu về. Ngày đó, ở các trường phổ thông cơ sở ngoại thành chưa có lớp bán trú. Trong tuần, tôi phải dạy gần như kín các buổi kể cả buổi tối ở các lớp ngoại ngữ ban đêm để có thêm thu nhập. Hương Ly tỏ ra thông minh, nhanh nhẹn, lại chăm chỉ nên tiếp thu nhanh, và cũng là một cô bé có cá tính mạnh. Những buổi tối, có chút thời gian ở nhà hay nhưng ngày nghỉ, tôi giúp con tập viết, đọc chính tả cho con chép hay giải một vài bài toán khó so với lứa tuổi của con. Hương Ly kể cho tôi nghe những chuyện xảy ra ở lớp, ở trường, những điều cháu được chứng kiến, những chuyện thật ngộ nghĩnh đáng yêu. Cháu cũng quen với Lâm và hai chú cháu cũng quý nhau nên tôi không mấy phải lo nghĩ. Những ngày tôi phải lên lớp sớm, Lâm giúp tôi, trên đường đi làm, đưa Hương Ly tới lớp. Những buổi chiều, tôi phải vội vàng cơm nước để chuẩn bị giờ lên lớp buôi tối, Lâm không ngần ngại đón Hương Ly ở nhà cô giáo. Quan hệ tình cảm của Lâm đối với tôi vẫn nồng nàn, mãnh liệt như trước. Chỉ có điều, Lâm không còn muốn tôi tham gia bất kỳ một hoạt động văn hóa, thể thao hay văn nghệ, chính trị gì ở khoa, ở trường nữa. Vui sướng vì quan hệ tình cảm giữa Lâm và bé Hương Ly, tôi đã chấp nhận yêu cầu của Lâm. Một hôm, trên đường chở con đi học về, tôi dừng lại bên cạnh chợ cho con ăn quả trứng vịt lộn. Vừa ăn, bé Hương Ly vừa hỏi tôi: Mẹ ơi, mẹ ghẻ là gì hả mẹ? Là người vợ kế hay còn gọi là vợ sau của bố. Tôi trả lời con. Thế chú Lâm là bố ghẻ của con phải không mẹ? Người ta không gọi là bố ghẻ mà gọi là bố dượng. Thế bố dượng cũng giống mẹ ghẻ phải không hả mẹ? Ừ cũng giống con ạ - Tôi chủ quan trả lời con mà không giải thích thì thêm. Ôi! Thế thì con sợ bố dượng lắm, bố dượng cũng ác như mẹ ghẻ ấy. – Mặt Hương Ly lộ hẳn vẻ thất vọng. Ai bảo con vậy! Bố Lâm có ác với con đâu. Bố Lâm thương con đây chứ/ Ứ ừ, con không gọi bố Lâm đâu, con chỉ gọi bố Nam là bố thôi! Tôi giải thích thế nào Hương Ly cũng không chịu nghe. Con tôi nói rằng từ nay nó chỉ gọi Lâm là chú bởi bố dượng sẽ không thương nó như bố Nam của nó. Tôi hỏi vì sao, nó chỉ trả lời là ở lớp, nó được nghe cô giáo kể chuyện Tấm Cám, được nghe cô giáo đọc câu ca dao: Mầy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng và nó kể, cô giáo bảo ở những gia đình bố mẹ bỏ nhau, con cái thường khổ lắm vì phải sống hoặc với mẹ ghẻ, hoặc bố dượng. Rồi còn biết bao nhiêu sự việc Hương Ly được chứng kiến ở trường, ở lớp, xung quanh môi trường cháu sống, bao nhiêu là chuyện Hương Ly được nghe khi vắng tôi… Phần thì quá bận với công việc giảng dạy và lo cuộc sống cho cả gia đình, phần thì cũng quá chủ quan, tôi đã vô tư với tâm tư của con, cảu ngay cả Lâm, những người vẫn sống bên tôi. Cho đến một ngày, tôi đi dạy về, gần đến cửa bỗng nghe tiếng: Hương Ly ơi, con uống cốc sữa này rồi ngủ nhe! Sao lại gọi Hương Ly là con, cháu chứ? – Con gái tôi đanh đá hỏi Lâm. Ừ thì chau, uống sữa đi, trẻ con lắm chuyện! Ứ ừ, Hương Ly không uống sữa của chú đâu, uống sữa của bố Nam cơ! Uống sữa của bố Nam này, bố Nam này! Đi với bố Nam mày đi! – Tiếng Lâm quát to. Rồi tiếng cốc rơi xuống sàn vỡ choang và tiếp đến là tiếng con gái tôi khóc thét lên. Tôi mở cửa bước vào. Mặt Lâm hầm hầm tức giận. Còn Hương Ly sợ hãi, co rúm vào một góc nhà. Sự va chạm như vậy cũng đã xảy ra mấy lần rồi. Nhưng lần này tình cảm giữa hai bố con mới căng thẳng làm sao! Lâm vốn là một người đàn ông có bản lĩnh nhưng dần dần trong cuộc sống chung, Lâm cũng tự ti khi thấy kinh tế phải dựa vào vợ. Điều đó vẫn luôn dày vò anh, khiến anh bực tức mà chưa tìm ra lối thoát. Trong thời gian bao cấp không dễ gì kiếm được một việc làm thêm đối với nghề của anh. Hàng ngày anh phải có mặt ở cơ quan tám giờ đồng hồ, có khi cả mười giờ, dù không có việc làm vẫn phải ngồi ở đó. Tối đạp xe về đến nhà xa hơn mười cây số, đã bở hơi tai rồi lại còn tỷ thứ phải lo. Tôi bận dạy học nên việc xếp hàng mua mọi thứ hàng theo tiêu chuẩn tem phiếu đều do Lâm đảm nhận. Dù không thích, Lâm vẫn phải làm. Tính tự ti, mặc cảm như ngày càng lớn trong Lâm. Thêm vào đó, Hương Ly ngày càng bướng bỉnh, không chấp nhận, không đáp lại tình cảm của Lâm. Đối với Hương Ly, bố Nam là tất cả. Con bé có cá tính đến kỳ lạ. Càng lớn, nó càng ý thức được hoàn cảnh của mình nên càng tỏ ra thế thủ. Tồi tính nóng của Lâm như có cơ để trở lại và ngày càng thể hiện rõ nét. Có lẽ, Lâm thấy những cố gắng của mình là vô ích chăng? Anh đã không kiên trì giúp tôi đi đến cùng nữa, anh bỏ mặc mẹ con tôi.