Sáng ngày hôm sau, đi trên chiếc cầu Tràng Tiền có phần băn khoăn. Thế Nhân vi vu huýt sáo vì niềm tin vào “viên ngọc” được xác lập nhiều cách. Trong mắt anh, không còn bao lâu nữa anh được “chì lẫn chài”. Đàng hoàng dạo bước như vậy, nên không nghe có tiếng ai đó gọi mình: Anh ơi! Xin dừng bước… Có một đoàn làm phim đang quay, một cô diễn viên xinh như mộng mang cành mai thong thả bước. Ai đó làm anh giựt mình: Anh có nghe ai đó gọi, nhưng lòng đang tràn đầy hân hoan. Tưởng chừng ai đó gọi ai. Anh vẫn lầm lũi bước sang cầu, chỉ khi ngước nhìn cô diễn viên có gương mặt sáng rực mới làm anh tỉnh hồn. Vẻ mặt ngỡ ngàng trước nét yêu kiều, đằm thắm của người con gái Huế, anh sững sốt nhớ ra tiếng gọi vừa rồi là gọi mình. Anh cúi chào người đẹp xin lỗi, thốt lên tiếng miền Nam hiền lành: À! Quay phim…hèn gì nhìn thấy người qua cầu vắng tanh…xin lỗi… Cảnh này em quay mấy lần đó anh, du khách đứng chờ cũng mệt…Xin lỗi. Đạo diễn phim cầm cái loa tay thét lên: Lỡ rồi! Đứng sát vào xem nào…Đúng rồi…đưa cành mai anh ta cầm đi…Đúng rồi… Thì ra, nhân dịp anh lỡ bước. Tay đạo diễn nghĩ lại và đồng tình cảnh mới vừa quay kia. Cô diễn viên là người Hà Nội, nhoẻn cười vì anh không đến nổi nào xấu trai. Dáng vẻ phong nhã, lại giọng miền Nam hiền lành dễ bắt nạt. Cô nhìn anh trìu mến, khi đạo diễn cắt phim hai người nhanh chóng làm quen. Anh trong miền Nam ra à, anh may mắn được đạo diễn chấp thuận. Tay đạo diễn cũng đang bước lên cầu Tràng Tiền, gật gật cái đầu còn đang khoái chí cảnh quay vừa rồi. Anh ta nói giọng lơ lớ: Anh này…Có muốn cùng bọn này đóng phim không? Một vai đóng cùng cô gái vài ngày? Nói xong tay đạo diễn không cần anh trả lời, láy mắt cho cô diễn viên Hồng Ánh “ bắt mối” mời anh cùng tham gia. Anh tên gì? Thế Nhân... Còn em là Hồng Ánh, đây là địa chỉ nhà của em đang ở. Nếu muốn đóng phim, anh đến chỗ em nói qua một vài phần kịch bản. Những lời ngọt ngào ấy có một sự gần gũi nào đó. Có điều làm diễn viên điện ảnh nghe đâu phải tuyển chọn rất khó khăn. Vài vòng sơ tuyển mới lọt vào tầm nhìn của Đạo diễn, có cả trăm người chỉ lấy một mà thôi. Còn anh sao cái gì mà dễ dàng như ăn bắp vậy, tay cầm địa chỉ của cô diễn viên, tựa như có gì đó được sắp đặt trước cả rồi. Họ muốn mình tham gia có ý gì nhỉ, tại sao mình đi chơi qua cầu chứ đâu ham hố việc đóng phim mà họ lại mời mình tham gia. Được thôi! Bây giờ em phải đến nhà văn hoá Huế...Anh ở lại trò chuyện với anh Toàn. Được thôi... Tay đạo diễn là một Việt kiều Pháp tên là An Toàn (tên người Việt Kiều đúng ra là Albesto- Toàn, cũng là người gốc Huế. Về nước định làm một bộ phim hoành tráng ở Việt Nam). Đạo diễn Toàn mời anh vào quán nước, đề tài họ quan tâm xoay quanh Cố Đô Huế: Nói chung, ai cũng cho Huế là từ chữ Thuận Hóa, lấy chữ Hóa đọc trại thành Huế. Trại từ gì mà khủng khiếp thế... Một người dân tộc nói chữ Huế nghĩa dân tộc cổ là “hương thơm”, đồng nghĩa với sông Hương nên tôi tin hơn. Huế là hương thơm à! Chắc anh nói thế cũng đúng, mới có tên sông Hương. Tôi chỉ tin là địa danh được người địa phương giữ lại khá lâu, nên đó là địa danh của người dân tộc trước đây. Ờ! Sông Hương cũng đẹp…Tôi tìm kiếm vài cảnh phim khác nữa…Huế còn chứa đựng nhiều điều kỳ bí. Trong những câu chuyện lịch sử xa xôi, còn nhiều điều nên quan tâm. Chẳng như, thời triều Nguyễn. Thời triều Nguyễn thế nào? Anh cũng rành lịch sử lắm à! Rành chứ...Tôi còn biết một tình tiết: Vua Hàm Nghi tặng một viên ngọc quí báu cho một người con gái...Người ta đang cố gắng tìm kiếm đó. Anh nghi ngờ là vua Hàm Nghi có một Viên ngọc, mà người ta chưa tìm ra à, cũng có lý lắm chứ. Có lý lắm, chừ chứ gì. Lịch sử ghi nhận lúc vua xuất bôn cùng với Tôn Thất Thuyết đi đến Quảng trị, rồi Quảng Bình đem theo rất nhiều vàng bạc châu báu. Người Pháp đuổi theo nhà vua cho chôn giấu đâu đó. Những năm trước có một người ra đất Minh Hóa nói là mình nắm được một sơ đồ và người này một mình đào tìm gần hai mươi năm. Mặc dù vậy, kho báu cũng vẫn chưa tìm thấy. Nói về viên ngọc, đây là tờ giấy do một cô gái nào đó vẽ sơ đồ…Tôi đã tìm ra cô gái ấy rồi…Có điều cô gái này đang bị chứng mất trí nhớ, chắc là phải điều trị nhiều tiền. Anh đưa tờ giấy cho tay Việt kiều, thầm nhũ: “Chết ngươi chưa, sơ đồ này mình bị khổ…bây giờ tới ngươi đây!”. Tay Việt kiều khá là ngạc nhiên, nhìn tờ giấy. Thế Nhân muốn mình là người “nắm giữ” thông tin, nên anh phịa rằng Xuân Dương mất trí nhớ. “ Mình nói vậy cũng không ngoa, vì Xuân Dương có nhớ gì đâu”. Ồ! Tội nghiệp vậy…Thế ra, cô gái đó không có đi đâu điều trị sao? Nghèo…Chung qui là nghèo, tiền điều trị sao có được. Chà…Anh có dự định chừng nào gặp cô gái đó nữa vậy? Ồ! Dự định nhiều nhưng chung qui là không có tiền… Nảy giờ nghe anh nói hai chữ “ chung qui” hoài đó. Chung qui là anh có muốn giúp đở cô gái nghèo đó không? Chung qui là có…Hình như là mình vô mánh rồi!- Câu sau anh nói nho nhỏ. Mánh gì…Tôi tài trợ cho anh, nhưng ngoài hợp đồng làm phim anh phải làm hợp đồng khác với tôi đó. Được thôi… Bây giờ anh ở lại Huế đóng ít nhất mười lăm cảnh phim nha. Vậy còn viên ngọc. Viên ngọc nào…À Viên ngọc của vua Hàm Nghi gì đó hả? Người giữ nó công danh sự nghiệp sẽ rạng rỡ gì đó hả? Anh cứ tiếp tục truy tìm, có gì nói cho tôi biết tin sau. Anh im lặng, thì ra anh Việt kiều này chỉ vì chuyện làm phim thôi. Bắt buộc mình phải theo anh ta rồi, kẻo không có dịp ở lại Huế để lo kiếm tìm “viên ngọc”. Anh kể tiếp đi… Kể tiếp chuyện gì… Các ông vua Nguyễn… À…Có chín Chúa, mười ba Vua…Có điều tôi kể vua Hàm Nghi rời kinh thành chống Pháp, mang theo ấn ngọc và vàng bạc. Dọc đường lấy một người con gái họ Đặng. Cũng được…Mà người con gái nào, có thực à? Anh hít thở cho có vẻ trịnh trọng, vì làm sai lệch lịch sử là có tội với tổ tiên. Những câu chuyện anh kể cũng xuất phát từ trên mạng, độ tin cậy không bảo đảm lắm. Có cảm giác như người Việt kiều tên An Toàn không mấy quan tâm, nên anh biết gì kể đó. Người ta nói vua Hàm Nghi làm mất Ấn ngọc ở Quảng Bình, theo mình nghĩ ấn ngọc đó không mang theo người, chôn cất đâu đó trong kinh thành. Vua chỉ mang theo tiền vàng và ngọc ngà, và có thể cho ai đó mình yêu dọc đường. Nhà vua có vợ rồi mà… Có rồi…Nhưng thuở ấy, vua muốn lấy thêm bao nhiêu người con gái sao không được. Có giai thoại nào về việc ấy không? Chặc…Vì thiếu tài liệu nói không ai tin. An Toàn nhìn kỹ lại Thế Nhân, không mấy tin những lời anh nói. Thế Nhân biết vậy rồi ưỡm ờ không kể nữa. Trên ghế ngồi trước có một cái ngăn dùng để mấy tập san. Tựa như mình là người mê sách, Thế Nhân lục lạo tìm mấy trang tin đọc qua quít. Có một tạp chí của Hàng Không Quốc gia Việt Nam, trang bìa chụp ảnh thành Đại Nội rất sắc xảo. Van Den Borg gặp con gái của ngài Toàn Quyền Đông Dương, cùng trên chiếc tàu chở lương thực của các thuộc địa. Van Den Borg đổi ý không sang Singapore trình diễn và đến Sài Gòn rồi ở lại đấy sinh sống đến già. Thế Nhân đọc nhỏ dần, vì cảm giác như tay đạo diễn không mấy quan tâm. Tóm tắt nội dung ghi nhận trong đầu, thấy đây là một tài liệu hết sức quan trọng với mình, trí tưởng tượng vẽ vời ra hình ảnh ngày xưa. Câu chuyện tình yêu có cái hậu và cả hai cùng ở lại Sài Gòn. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm nào?- Thế Nhân tự hỏi mình, rồi lục soát trí nhớ và hình dung một quảng thời gian lúc trẻ của Nguyễn Tất Thành- Theo tài liệu đều ghi nhận, là đầu năm một ngàn chín trăm mười một. Vậy đầu và cuối tháng mười hai của năm trước là như nhau vậy. Thế Nhân xem xét lại ngày giờ Van Den Borg cất cánh bay lên, bỗng vỗ đùi một cái đét. Hai người này có gặp nhau, chắc chắn là như vậy. Mình phát hiện tình tiết lịch sử có một không hai. Rồi như muốn chia sẽ niềm vui mình phát hiện tình tiết ấy. Thế Nhân nói với An Toàn: Mình mới vừa phát hiện một chuyện như thế này. Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn đầu năm một ngàn chín trăm mười một. Nhưng các nhà nghiên cứu cũng dùng từ là “ khoảng” đó. Nguyễn Tất Thành là ai? Trời! Người có tên đó là Bác Hồ đấy ông ạ…Theo nhiều tài liệu cũng ghi nhận là “có thể” Bác vào Sài Gòn đầu năm một ngàn chín trăm mười một. Vậy thì trước ngày đầu năm đó hai tuần cũng được vậy. Nghĩa là cuối năm một ngàn chín trăm mười. Vì theo mình, tháng sáu nghĩ hè, tháng chín khai giảng mà không có đứng khóa mới. Vậy Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn khoảng thời gian nghĩ hè của học sinh. Tức là sẽ xem được máy bay cất cánh đầu tiên ở châu Á. Vậy hai con người ấy có thể gặp được nhau chăng? Thôi đừng nói gì đến lịch sử ông Hồ Chí Minh…Tôi đến Việt Nam làm phim quảng bá du lịch, cho công ty tại Pháp...không muốn dính dấp gì đến chính trị. Có nói gì đến chính trị đâu, chỉ kể về cuộc đời của Bác Hồ lúc nhỏ. Tôi không thích tranh luận việc đó. Tôi nói với anh là tôi về Việt Nam làm ăn thôi, không muốn dính dấp gì đến chính trị nghe chưa? Tôi có nói gì đến chính trị đâu…Tôi chỉ kể lại mấy sự việc và nêu tên Nguyễn Tất Thành để anh hình dung ra được khoảng thời gian nào mà thôi. Chặc…Tôi không nghe nữa. Ở Pháp khác, cuộc đời của những người đứng đầu đất nước muốn kể sao thì kể. Đôi khi đương quyền đương chức, người ta làm tượng bêu rếu cười chê…Nhưng Việt Nam thì tôi không dám nói đến ai…Cuộc đời của ông Hồ Chí Minh đã được chính trị hóa, tôi ngại nghe lắm. Tay Việt kiều ngán ngại không muốn nghe chuyện, còn anh thì muốn tranh thủ kể lại chuyện của Bác Hồ hồi nhỏ. Mấy dịp mới kể cho họ nghe chuyện về Bác, nhưng thấy anh ta không muốn nghe liền trở lại chuyện của vua Hàm Nghi. An Toàn lắng nghe những phác thảo, chỉ vì chưa rõ ràng nên sợ Thế Nhân vòi vĩnh tiền nhiều làm bộ như mình không mấy quan tâm. Chứ thực ra, kho báu của vua Hàm Nghi là chuyện muôn đời ai cũng mong mỏi tìm thấy. Gần đây, người ta đã cho trưng bày cặp kiếm và mấy chú voi bằng vàng ở đất Quảng Bình. Mọi người rất chú tâm vào ấn tín thời Nguyễn mà cho là vua đã làm thất lạc, lại thêm số vàng mà quân lính rồng rắn gánh theo không biết chôn ở đâu. Làm phim về Huế, nhưng kể thêm tình tiết về kho báu cũng đâu có thừa. Albesto- Toàn hình dung lại phần kịch bản, chêm vào đấy vài việc lịch sử cũng còn kịp. Sau khi không còn việc gì với đoàn làm phim, An Toàn cùng với Thế Nhân vào ngay thành Đại Nội. Ai đến Huế mấy lần vào kinh thành cũng là chuyện hết sức bình thường, nhưng ai cũng mong mình tìm thấy cái gì đó mà người ta có thể chưa hình dung ở trong Hoàng Thành. Ít ra, khu di tích Cố Đô cho người đóng vai Quân vương, quan võ và lính hai bên đường túc trực. Họ chỉ tái hiện vào dịp đại lễ nào đó, ai có dịp đi lúc ấy mới biết đầy đủ hơn. Còn ai không đi đến đúng vào ngày đại lễ cũng mù mờ, và vẫn ngơ ngác không biết cố đô ngày xưa thế nào. Du lịch ở Việt Nam có vài điều còn dở hơi... Thế Nhân và An Toàn vừa đi vừa trò chuyện. Mục đích của hai người rõ ràng, nên tránh được việc nhìn dáo dác hơn những khách du lịch. Cung Diên Thọ từ đây đi ra cổng sau…Chắc lúc trốn phải chào mấy bà Vương mẫu rồi đi cổng sau, cổng Hòa Bình? Vua tìm cách chôn Ấn ngọc trước ở đâu đây. Trong cung Khôn Thái không? Chắc không đâu…Vì người đông. Lúc đó người náo loạn đông, phải đem ra ngoài thành kia…Lúc đó vua mới mười ba tuổi không chịu đi, bị ông Tôn Thất Thuyết giục rồi để lên kiệu khiêng, va đầu va cổ vào kiệu. Sau đó cho vua nằm võng cho quân sĩ gánh, như vậy chắc Ấn ngọc phải đưa cho ông Tôn Thất Thuyết giữ lấy mới tiện. Cũng có thể là như vậy, mà sao anh biết là đi cửa sau. Thời vua chúa ít ai chịu đi cổng phụ… Đúng vậy…nhưng đằng này đi trốn mà… An Toàn nghe vui vui vì suy diễn như vậy có phần cũng đúng, song suy diễn vẫn là suy diễn…Cái gì cũng toàn là “chắc này…chắc nọ”. Chắc là đi cổng trước…Anh nói xem ra hay. Vua phải đi cổng chính…- Thế Nhân cảm thấy mình cần phải “nịnh nọt” tay Việt kiều này. Lại chắc…Mà thôi, rồi anh suy diễn sao nữa đây! Tôi tưởng tượng thấy có ngói rớt xuống, mấy viên đạn pháo của Pháp bắn. Ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly gì đó. Cả toán lính sượng lại, nhà vua đòng đưa trên chiếc võng. Lúc đó lên võng rồi sao? Trong kinh thành phải ngồi trên kiệu mới uy phong chứ. À đúng! Thay kiệu ngoài thành…Việc thay kiệu phải khi ra khỏi Đại Nội. Lúc đó vua mang một bọc Ấn triện gói trong một cái khăn màu vàng có nhiều tua ren, giống như lá cờ trao giải trong thể thao. Thấy khó khăn vừa leo lên chiếc võng vừa trao cho ông Tôn Thất Thuyết, nói: “Ta rời kinh thành, một ngày nào đó ta về. Chi bằng chôn giấu đâu đó quanh đây, khi nào về lấy lên dùng”. Anh nghĩ ra được cảnh ấy cũng hay…Theo phán đoán của anh chỗ nào. Thế Nhân làm mấy thao tác khi đi ra, tới cửa thành Ngọ Môn thì sượng lại: Mình chưa leo lên trên, giờ đi ra mà vào lại là phải mua vé nữa đó… Tiền thì anh đừng có lo. Anh làm một “luận chứng khoa học” mà tìm được ấn tín và kho báu muốn bao nhiêu tôi cũng chi ra. Nảy giờ “nịnh nọt” là để chờ câu nói đó, Thế Nhân yên tâm: Thiệt vậy phải không?- Thế Nhân hỏi xong thấy chắc là mình được hậu thuẫn tài chính, liền khe khẽ nhắm mắt lại mơ màng về lại khoảng thời gian xuất bôn của vua Hàm Nghi. Mở mắt ra trông thấy cột cờ, bên dưới đám thanh niên đá banh bụi bay mù mịt. Thế Nhân quả quyết: Mấy người đó đá banh trên ấn ngọc mà không hay biết. Nó đang nằm đâu đó trong sân bóng… An toàn mở chai nước lọc ra uống rồi vặn nắp cứng lại, thở dài: Ước gì! Mình mà mua được miếng đất ngay đó… Kinh thành Huế trở thành di sản văn hóa thế giới, muốn mua miếng đất đó gặp ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc. Mua rồi gặp ổng sau vậy! Miếng đất ấy mà vào tay mình mấy tay báo chí cũng như mấy người xem trọng di sản, tìm mình bầm dập không ngơi. Ông Tổng Thư ký coi gìn giữ hòa bình thế giới, coi luôn mình vậy.