ặt trời đỏ ối nằm hóng gió trên rừng núi Lam xanh ngắt sau một ngày cần mẫn thổi lửa xuống trần gian. Dòng Mạ bắt nguồn từ dãy Lam, uốn mình chảy giữa các vách núi và cánh rừng. Khi cách biển chẳng bao xa nó bỗng thắt lại bồi đắp cho hai bờ những bãi cát trắng, lách nhẹ qua đám sình lầy, lượn vòng qua mấy quả đồi rồi hối hả xuôi ra biển. Chỉ có hai cái làng may mắn được sinh ra từ hai bờ cát ấy. Một làng trải dài giữa dòng sông và đường quốc lộ - làng Trà. Làng kia - làng Hà - nép mình vào núi, đón gió sông, tách khỏi những phần đất còn lại của huyện Tân Thành. Những tia nắng vàng nhạt cuối cùng đang rủ nhau kéo về sau núi tiếng ai khoả nước vội vã rửa rau ở cầu ao, tiếng mẹ cao giọng gọi lũ tre chơi mê mải, tiếng nồi niêu tất bật va vào nhau lách cách ở góc bếp... Mùi lá khô, mùi khói bếp hòà trộn với hương ngan ngát của hoa chanh, hoa bưởi đang nhè nhẹ bay lên... Làng Hà thảnh thơi duỗi mình vào buổi chiều mát rượi... Ở giữa làng, trong căn nhà ngói năm gian kẻ truyền được nâng đỡ bằng hàng cột lim đen bóng, ông Bi đang thong thả châm ba nén hương vào cái đèn dầu cháy nhỏ như hạt đậu xanh trên bàn thờ. Chúng run rẩy, lóe sáng. Hôm nay là ngày giỗ lần thứ mười bốn của bà An - vợ ông. Chả thế mà cái lư đồng sáng choang giữa bát cơm và cái đĩa đựng một quả trứng cùng mấy hột muối. Ông Bi lặng lẽ cầm mấy nén hương lên cái bát nhang được đặt trước tấm hình truyền thần lồng kính đã ngả vàng. Một khuôn mặt phụ nữ trẻ, đôi mắt mở to như đôi mắt trẻ thơ đang chăm chú nhìn ông... Ông đứng thẳng, vuốt cái áo nâu, thả quần xuống cho ngay ngắn, hai tay chắp trước ngực, nhìn đăm đăm vào đôi mắt to trên bức ảnh. Ông cúi đầu vái ba vái rồi lẩm nhẩm... Ông đang cầu khấn, đang tâm tình với người đã khuất hay với chính mình, chẳng biết nữa... Ông Bi đứng im, miệng mấp máy, thỉnh thoảng dừng lại, nghẹn ngào, chớp chớp đôi mắt... Ông như đang cùng vợ lội về quí khứ xa xôi... Mấy củ khoai luộc đánh bạn với dăm quả cà muối đamg nằm lăn lóc trên cái mâm gỗ ở dưới đất. Cả cái làng Hà lâu nay cứ xầm xì, đồn đại chẳng biết thực hư thế nào về các đấng sinh thành ra cu Bi. Nhiều người thao thao khẳng định rằng, mẹ cu Bi chính là cô gái dở người từ đâu lạc tới, đi lang thang khắp làng, bạ đâu ngủ đấy, thế nên... Bố cu Bi thì đích thị là người làng này rồi, còn ở đâu được nữa! Có người ngó trước ngó sau rồi thì thào rằng cu Bi là kết quả của bác Trương tuần qua một đêm dốc lòng cho sự bình yên của làng xóm... Thôi thì thêu dệt đủ chuyện, chẳng hiểu thực hư thế nào, chỉ có một điều chắc chắn là cu Bi đã được nhặt ở góc đình, nằm trơ trọi, thoi thóp thở... Cái làng Hà này tuy nghèo xơ nghèo xác nhưng đâu có thể ngồi yên mà giương mắt lên nhìn thằng bé đáng thương chết dần chết mòn! Thế nên cu Bi mới được truyền từ bầu vú này sang bầu vú khác khắp trong làng. Dường như thấu hiểu cái phận bú đậu, bú nhờ, bữa có bữa không nên được dịp là cu cậu cứ hóp má lại mà mút, làm cho cái đám con ruột của mấy bà cho sữa cừ khóc ngằn ngặt vì đói. Thế là các vị chức sắc trong Hội đồng kỳ mục phải một phen vất vả bàn đi tính lại rồi cuối cùng quyết định giao cu Bi cho bà Có góa chồng, không con, lủi thủi ở cái lều cuối cùng. Để trả công, làng sẽ cấp cho bà một mảnh ruộng nhỏ từ đất công và miễn cho vài khoan đóng góp khác... Ngày hai bữa, lúc chắt nước khoai, lúc chắt nước cháo, bà Có tận tình chăm bẵm cho thằng bé. Dân làng Hà cũng chẳng vô tình để mặc cho bà sớm hôm một mình vất vả, nên ai kéo dậm đi ngang cũng sẻ cho con tôm cái diếc, ai bới khoai cũng bớt cho lưng rổ, bát canh, quả cà… Cuộc sống của bà góc với thằng con hoang lần hồi đượt bảy năm thì bà Có lăn ra chết. Thế là cái lều rách mướp của bà bị bỏ hoang, cu Bi bước ra đời, bắt đầu một cuộc sống tự lập, vất vưởng... Mùa hè thì dễ, thiếu gì chỗ ngả lưng. Mùa đôn!!!13401_4.htm!!!
Đã xem 22001 lần.
http://eTruyen.com