iám đốc mỏ và Bí thư đứng quay mặt vào nhau, cả hai đều tay trái co trước ngực, tay phải duỗi thẳng ra phía trước, bàn tay thẳng đuột, y hệt cảnh sát giao thông châu Âu được huấn luyện kỹ. Hai người giống nhau kinh khủng, người nọ là phiên bản của người kia. Khoảng cách giữa hai người là con đường trải thảm đỏ rộng chừng một mét, dẫn tới một hành lang đẹp, rực rỡ ánh đèn. Hào khí của Đinh Câu xẹp luôn trước thái độ chân tình và lễ độ, anh dừng lại trước mặt hai ông lãnh đạo, phân vân không quyết có đi tiếp hay thôi. Sự nhiệt tình của hai ông như sáp bôi trên mặt, ngày càng dày càng đậm, không vì sự do dự của anh mà phai nhạt. Quả vậy, thần linh xưa nay không nói năng gì, họ cũng không nói năng gì, nhưng tư thế của họ còn ngọt ngào hơn những lời đường mật khiến anh khó cưỡng lại. Đinh Câu bị động cũng có, cảm kích cũng có, liền qua mặt hai người mà bước tiếp, Giám đốc và Bí thư lập tức theo sau, ba người hình thành một tam giác cân tiêu chuẩn. Hành lang tưởng như dài vô tận, Đinh Câu bất giác sinh nghi. Anh còn nhớ rất rõ: ngôi nhà bao bọc bởi hoa quì chỉ hơn mười gian, hành lang làm sao dài đến như thế? Tường hai bên dán giấy màu trắng ngà, cứ cách ba bước lại có hai cây đuốc bằng kim loại hình cánh tay ló ra mặt tường, màu sắc y như thật, như thọc qua từ mặt tường phía sau. Anh kinh hoảng khi nghĩ rằng, phía sau mỗi cây đuốc là một lực sĩ có màu da đồng điếu. Đi trong hành lang trải thảm đỏ mà như đi giữa rừng súng gươm. Đinh Câu cảm thấy ớn lạnh, đầu nứt ra một kẽ hở để cho lý trí lọt vào. Anh nghĩ đến sứ mạng nặng nề gánh trên vai, đến trách nhiệm thiêng liêng được giao phó. Chơi gái không ảnh hưởng đến nhiệm vụ thiêng liêng đang gánh vác, nhưng uống rượu thì có. Vì rằng, chơi gái càng làm cho đầu óc tỉnh táo, còn rượu thì làm cho thần kinh tê liệt. Anh dừng bước, ngoái lại nói: - Tôi về đây để điều tra, không phải để uống rượu! Anh nói thẳng tưng, không khách khí. Giám đốc và Bí thư đưa mắt nhìn nhau cùng một kiểu, không hề phật ý, vẫn thái độ thân tình như cũ: - Biết chứ, không bắt đồng chí uống rượu đâu! Đinh Câu quả thực không phân biệt nổi trong hai anh em, ai là Giám đốc, ai là Bí thư, định hỏi nhưng sợ không tế nhị, đành ậm ừ cho qua, dù sao thì hai chức vụ này không hơn kém nhau là mấy. - Xin mời, xin mời, không uống rượu thì cũng vẫn phải ăn chứ? Đinh Câu đành đi tiếp. Thực tình, anh rất ghét cái đội hình tam giác cân một trước hai sau này, làm như hành lang không dẫn tới bàn tiệc mà dẫn tới toà án. Anh bước chậm lại, hi vọng chuyển thành hàng ngang nhưng đó chỉ là ảo tưởng: họ cũng đi chậm lại, hình tam giác giữ nguyên, họ trước sau vẫn ở vị trí áp giải. Hành lang rẽ đột ngột, thảm đỏ trườn xuống dốc, đuốc trên tường càng sáng hơn, những cánh tay càng lực lưỡng, càng sinh động như tay thật. Rất nhiều ý nghĩ quái gở như những sợi kim tuyến vấn vương trong đầu, anh kẹp chặt hơn chiếc xắc cốt trong nách, cái vật cứng trong xắc cốt nổi cộm khiến anh có phần yên tâm. Chỉ cần hai giây, anh đã có thể chĩa súng vào ngực hai người, cho dù xuống địa ngục, cho dù nằm xuống mồ, mẹ kiếp, tôi không sợ các người! Lúc này, anh đã biết hành lang đi xuống lòng đất. Đuốc vẫn sáng choang, nhưng anh đã cảm thấy lạnh, tất nhiên không phải chỉ là cảm giác. Một cô nhân viên phục vụ răng trắng môi son, mặc bộ đồ màu đỏ cờ, đầu đội mũ nhỏ hình chiếc thuyền, đứng đón ở đoạn cuối hành lang. Nụ cười đã được tập luyện kỹ và mùi nước hoa sực nức trên mái tóc, khiến thần kinh Đinh Câu giãn ra. Anh cố kìm ý muốn vuốt tóc cô gái. Anh tự phê sâu sắc và tự giải toả cho bản thân. Cô gái cầm nắm đấm mạ kền đẩy cửa, miệng nói xin mời thủ trưởng. Cái tam giác bị rã ra. Đinh Câu thở dài khoan khoái. Đây là một phòng ăn hoa lệ, bất luận màu sắc hay ánh sáng đều dịu dàng tới mức gợi cho người ta nghĩ tới tình yêu và hạnh phúc. Điều cản trở duy nhất là cái mùi quái gở phảng phất đây đó. Đinh Câu liếc trộm rất nhanh mọi thứ trong phòng: từ màu da cam của da thật bọc ghế xô pha đến màu vàng chanh của rèm cửa sổ, từ màu trắng bóc của trần nhà đến màu trắng tinh khiết của khăn trải bàn. Một chùm đèn treo chính giữa trần, những chuỗi pha lê ánh lên muốn màu như châu ngọc. Mặt sàn bóng lộn, chắc vừa đánh xi. Góc phòng, một tivi màn hình rộng đang phát băng karaoke, tiếng nhạc dìu dặt, một cô gái đang điệu đàng vén tóc. Khi anh quan sát căn phòng, Giám đốc và Bí thư quan sát anh. Tất nhiên họ không đoán ra anh đang tìm gốc gác của cái mùi quái gở. - Nơi khỉ ho cò gáy này rất hân hạnh được tiếp đồng chí! - Nghèo rớt mồng tơi, ngượng quá ngượng quá! Đinh Câu tiếp tục quan sát: chiếc bàn ăn lớn hình tròn chia ba tầng. Tầng thứ nhất bày cốc đựng rượu bia lùn tịt, li đựng rượu vang chân cao, li rượu trắng chân càng cao, ca sứ đựng trà có nắp dạy, đũa giả ngà voi đựng trong bao, đĩa to nhỏ đủ loại, bát đủ kiểu từng chồng, dao nĩa bằng thép không gỉ, thuốc lá thơm Trung Hoa bài - loại thuốc ngon nhất, thuốc lá Mallboro Mỹ, thuốc lá 555 Anh, xì gà Philippin, diêm đầu đỏ đặc chế, bật lửa ga mạ vàng, gạt tàn bằng pha lê hình con công. Tầng hai bày tám món ăn nguội: Trứng rán thái chỉ trộn rong biển; thịt bò luộc thái miếng tẩm gia vị; ran kha-li trần nước sôi; dưa chuột muối thái lát; da chân vịt chiên ròn; ngó sen tẩm đường; ruột rau cần muối xổi; rắn rết chiên mỡ. Đinh Câu là con người sành ăn, cảm thấy những món này cũng bình thường chưa có gì ghê gớm. Tầng ba bày một chậu tiên nhân chưởng đầy gai. Thấy vậy, Đinh Câu thấy khó chịu, anh nghĩ, sao người ta không bày ở đó một lọ hoa? Khi ngồi vào bàn, có chuyện đùn đẩy về chỗ ngồi. Đinh Câu cho rằng, với bàn tròn thì vị trí nào cũng như nhau, nhưng Bí thư và Giám đốc mỏ lại bảo chỗ kề bên cửa sổ là ghế thượng khách. Đinh Câu bị ép ngồi vào ghế đó, Bí thư và Giám đốc ngồi kề hai bên. Các cô phục vụ phất phới như những ngọn cờ hồng, tạo nên làn gió nhẹ trong phòng ăn, phát tán cái mùi quái gở ra khắp gian phòng. Tất nhiên, mùi phấn son trên mặt, mùi chua trong nách và những mùi khác trên cơ thể cũng quyện vào nhau. Các mùi đã trộn lẫn thì không còn phân biệt được mùi gì ở từng người. Đinh Câu đành chuyển sự chú ý sang chuyện khác. Một khăn bông nhỏ màu hoàng hạnh bốc hơi nghi ngút đưa đến trước mặt Đinh Câu bằng kẹp inôc. Anh sững người trong một thoáng rồi cầm lấy chiếc khăn. Trước khi lau tay, anh lần theo cái kẹp, nhìn thấy một bàn tay trắng nuốt, một khuôn mặt tròn vành vạnh, đôi mắt đen ẩn sau hàng mi, bọng mắt có nhiều nếp khiến người ta nghĩ rằng cô bị ve mắt, kỳ thực mắt cô không có ve. Sau khi nhìn thấy những cái đó, anh lau mặt, lau tay bằng khăn hấp nóng. Khăn có mùi như mùi táo ủng và qua cái mùi này, anh còn ngửi thấy tanh như mùi tinh dịch đã qua đêm. Vừa lau mặt lau tay xong, chiếc kẹp đã kẹp lấy chiếc khăn đem đi. Giám đốc và Bí thư, người mời thuốc, người châm lửa. Li đựng rượu trắng rót Mao Đài, li đựng rượu mùi rót vang đỏ, cốc đựng bia rót bia Thanh Đảo. Bí thư hoặc có thể là Giám đốc nói: - Bọn tôi là những người yêu nước, tẩy chay rượu ngoại! Đinh Câu nói: - Đã bảo là tôi không uống rượu mà lại! - Đồng chí ơi, đường xa dặm thẳm đến đây mà không uống chút rượu thì bọn tôi khó nghĩ quá! Bọn tôi đâu dám bày biện gì, chỉ là bữa cơm gia đình, không rượu thì làm sao bày tỏ được mối thân tình giữa cấp trên và cấp dưới? Rượu là nguồn thuế quan trọng của Nhà nước, uống rượu, trên thực tế là góp phần cống hiến cho đất nước. Uống chút đi, đồng chí, không thì bọn tôi bẽ mặt quá! Hai người vừa nói vừa nâng cốc rượu trắng đến trước mặt Đinh Câu. Chất nước trong vắt khẽ rung rinh, thơm ngào ngạt, cực kỳ hấp dẫn. Anh thấy họng ngứa ran, nước bọt tứa đầy miệng, lưỡi đưa đẩy trong vòm miệng trơn tuột. Anh lắp bắp nói: - Thịnh soạn thế này…tôi đã làm được gì đâu mà hưởng… - Thế này mà gọi là thịnh soạn hả đồng chí? Thế là đồng chí bỉ mặt bọn tôi rồi! Mỏ thì nhỏ, vốn liếng thiết bị thiếu, trình độ đầu bếp kém cỏi… Đồng chí là dân thành thị, vào nam ra bắc, hiểu rộng biết nhiều, có loại rượu nổi tiếng nào, loại thú rừng nào mà chưa từng nếm? Xin đừng chê bọn tôi! Có thể là Bí thư có thể là Giám đốc nói, “Ăn đại vài miếng, chúng mình đều là cán bộ, phải hưởng ứng lời kêu gọi của Thị uỷ: “Thắt lưng buộc bụng mà sống! Mong đồng chí thông cảm!” Hai người miệng như tép nhảy, từ từ đưa li rượu Mao Đài áp sát tận môi Đinh Câu. Anh nuốt nước bọt đặc quánh trong miệng một cách khó nhọc, giơ tay đón lấy cốc rượu, cảm nhận được sức nặng của cái li và chất rượu trong đó. Bí thư và Giám đốc cụng li rõ kêu vào li của anh. Tay anh hơi run, vài giọt rượu bắn lên hổ khẩu, chỗ ấy lập tức mát lạnh. Trong khi thụ hưởng cảm giác đê mê đó, anh nghe cả hai phía đều giục: “Xin mời, xin mời!” Bí thư và Giám đốc dốc tuột li rượu vào miệng, rồi lật sấp cái li không còn một giọt cho Đinh Câu nhìn thấy. Đinh Câu cũng biết luật phạt ba li nếu để sót một giọt. Anh uống nửa li, mùi rượu thơm lừng trong miệng. Hai người kia không phê bình anh, chỉ chìa chiếc li không về phía anh. Anh đủ sức tỏ ra gương mẫu, uống cạn chỗ rượu còn lại. Ba chiếc li lại được rót đầy rượu. Đinh Câu nói: - Tôi không uống nữa. Uống nhiều lỗ việc! - Phải đủ đôi mới hên! Anh dùng bàn tay bịt miệng li, nói: - Thôi, thôi! - Đã ngồi vào bàn là phải ba li, đây là phong tục. Sau ba li, anh bắt đầu choáng, cầm đũa gắp mấy sợi mì. Những sợi mì rất khó bảo, cứ trơn tuột không gắp được. Bí thư và Giám đốc cẩm đũa gắp mấy sợi mì đưa lên kề miệng anh, lớn tiếng giục: “Mút!” Đinh Câu mút mạnh, sợi mì chạy vào miệng anh một cái “rụp”. Một cô phục vụ che miệng cười. Phụ nữ cất tiếng cười, nam giới vui nổ trời, không khí bữa tiệc nhộn nhịp hẳn lên. Rượu lại rót đầy li, Bí thư hoặc Giám đốc thì phải, tay cầm li rượu nói rằng, chúng tôi cảm thấy vô cùng vinh hạnh về việc trinh sát viên cao cấp Đinh Câu về điều tra khu mỏ, xin thay mặt toàn thể cán bộ công nhân mỏ than mời đồng chí ba li rượu, nếu đồng chí không uống là coi thường giai cấp công nhân mỏ chúng tôi, coi thường đám nhọ than chúng tôi. Nhìn khuôn mặt nhợt nhạt của ông ta đỏ bừng vì xúc động, cân nhắc câu chữ ông ta dùng, Đinh Câu cảm thấy không phải chuyện đùa, dứt khoát phải uống. Trong lòng rạo rực, anh như nhìn thấy hàng ngàn công nhân mỏ than đầu đội mũ nhôm, thắt lưng da, mặt đen nhẻm, răng trắng loá nhìn anh chằm chằm. Anh khoan khoái uống một mạch cả ba li rượu. Một người tiến đến, nhân danh mẹ đẻ năm nay tám mươi tư tuổi, chúc đồng chí trinh sát viên mạnh khỏe, vui vẻ. Đinh Câu thoái thác không uống, người kia nói, đồng chí Đinh, chúng ta ai cũng có mẹ, đúng không nào? Tục ngữ có câu: Bảy mươi ba, tám mươi tư, Diêm Vương không bắt cũng tự đi! Như vậy có nghĩa là rất có thể năm nay bà mẹ già tôi khuất núi. Chẳng lẽ một bà già gần kề miệng lỗ mời một li rượu mà đồng chí nỡ từ chối? Đinh Câu là con người có hiếu, vẫn còn mẹ già tóc bạc phơ ở quê, nghe anh ta nói mà trong lòng thổn thức. Mẹ mời con một li rượu, ai dám không uống? Hiếu tâm hoá thành sức mạnh, anh cầm li rượu lên uống cạn một hơi. Chín li rượu liên tiếp vào bụng, Đinh Câu cảm thấy thân thể bắt đầu chia tay với ý thức. Nói “chia tay” không chính xác. Chính xác là anh cảm thấy ý thức đã biến thành con bướm tuy bây giờ đang thu mình lại, nhưng chắc chắn sẽ xòe đôi cánh đẹp lạ lùng, đang chui ra khỏi huyệt bách hội, ló đầu nhìn xung quanh. Cơ thể khi đã mất ý thức chẳng khác con ngài đã chui ra khỏi kén, chỉ còn cái xác nhẹ bỗng. Giờ đây hễ mời là anh uống, li nọ tiếp li kia, như cái thùng không đáy. Trong quá trình uống khoái khẩu, từng món ăn nóng hổi liên tiếp bưng lên, ba cô phục vụ xống áo đỏ như ba ngọn lửa, như ba quả sét hòn di chuyển khắp căn phòng. Anh đâm hoảng khi nhớ ra đã ăn một con của bằng bàn tay; một con tôm hùm to bằng cái chày cán bột mì; một con ba ba tần ẩn dưới lốp rau cần chẳng khác chiếc xe tăng kiểu mới khoác tấm áo nguỵ trang; một gà quay nguyên cả con vàng hươm, hai mắt lim dim như ngái ngủ; một cá chép đỏ ngậy mỡ, miệng há như đang ngáp, một đĩa sò huyết tươi xếp thành hình tháp cao ngất nghểu, lại còn túm củ cải đỏ để nguyên cây tươi rói… Trong miệng đủ các vị ngọt bùi chua mặn mà trong bụng thì rối như tơ vò, ánh mắt trần tục phiêu diêu trong đám mùi thơm cuồn cuộn như sóng, nhưng con mắt của ý thức ở trên cao lại nhìn rõ màu sắc và hình dạng của các phân tử mùi đang vận động không hạn chế trong một không gian hữu hạn, pha trộn với nhau, mang hình khôi của căn phòng. Đương nhiên, tránh không khỏi một ít bám vào giấy dán trên tường, vào rèm cửa sổ, vào vải bọc xô pha, trên chao đèn, trên lông mi các cô phục vụ mặc áo đỏ, trên vầng trán bóng lộn như quang dầu của Bí thư và Giám đốc khu mỏ, trên luồng ánh sáng vốn không có hình khôi giờ đây hình dáng cong queo, bước sóng loạng choạng… Sau đó anh loáng thoáng nhìn thấy một bàn tay nhiều ngón như chân nhện giúi cho anh cốc rượu vang đỏ. Những cặn bã của ý thức còn sót lại trong cái xác của anh vận dụng hết sức lực cuối cùng để anh có thể nhìn thấy cái bàn tay xoay tròn trông giông những cánh hoa sen. Cánh sen tầng tầng lớp lớp, còn li rượu kia cũng có tầng có lớp, như ngôi tháp lung linh, lại như tấm ảnh được tạo nên bởi một kỹ xảo đặc biệt, màn sương màu hồng mờ ảo vấn vương xung quanh. Đây không phải li rượu, mà là vừng hồng mới ló, là quầng lửa đẹp rợn người, là trái tim ngươi tình… Lát sau, anh còn cảm thấy cốc bia như vầng trăng màu vàng chanh từ trên trời cao chui vào trong phòng, như một quả bòng phình to hết cỡ, một quả chôm chôm đầy gai mềm mại, một con hồ li tinh lông lá đầy mình. Ý thức đang treo lơ lửng trên trần nhà cười nhạt, không khí mát mẻ từ chiếc máy điều hoà vượt qua mọi trở ngại bốc lên trần, lạnh dần đi, hình thành đôi cánh, khiến hoa văn trên trần đẹp không thể tả. Ý thức sau khi đã ra khỏi thể xác liền dang cánh bay lượn trong gian phòng, lúc chạm vào rèm cửa lụa - tất nhiên cánh của ý thức mỏng hơn, mềm mại hơn, trong suốt hơn chất lụa rèm cửa, lúc chạm phải chùm đèn pha lê khúc xạ ánh sáng; lúc chạm lên môi màu mận chín, hoặc núm vú xinh xinh như hạt anh đào, hoặc chạm vào những chỗ kín của các cô phục vụ trang phục màu hồng. Trên tách trà, trên bình rượu, trên kẽ hở ván sàn, khoảng trông giữa những sợi tóc, kẽ hở trong đầu lọc thuốc lá Trung Hoa… chỗ nào nó cũng để lại những vết cọ xát. Nó như con thú nhỏ háu ăn trên lãnh địa mà nó độc quyền cai quản, nơi nào nó cũng để lại mùi vị. Với ý thức đã mọc cánh thì không gì có thể ngăn trở, nó hữu hình cũng là vô hình, nó luồn lách thoải mái qua những khuyết tròn của cây đèn chùm, từ khuyết A luồn sang khuyết B, từ khuyết B luồn sang khuyết c, hễ nó muốn là nó có thể lộn đi lộn lại, trở lại điểm xuất phát, xuyên qua mọi thứ mà đi, không gì có thể ngăn cản. Nhưng trò chơi này nó đã chán. Nó chui vào trong quần một cô phục vụ phốp pháp, như làn gió mát vuốt ve cặp đùi khiến cô nổi da gà. Cảm giác trơn tuột biến mất, cảm giác thô ráp nảy sinh - đôi cánh ý thức vọt lên cao, nhắm mắt mà bay vào rừng, những ngọn cây xanh quẹt lên cánh soàn soạt. Vì biết bay lượn, biết thay hình đổi dạng, nó vượt qua núi cao sông dài, thoải mái luồn qua trốn kim nhỏ xíu. Nó đùa nghịch giữa hai núm vú, mân mê mấy sợi lông vàng trên cái nốt ruồi màu đỏ của cô phục vụ xinh nhất, nó viên tròn những hạt mồ hôi, cuối cùng chui vào mũi cô, dùng xúc tu mơn trớn lông mũi. Cô nàng hắt hơi một tiếng rõ kêu, nó bắn ra như một viên đạn, rơi đúng bồn tiên nhân chưởng trên tầng ba của bàn tiệc. Lực đàn hồi khiến nó bắn trở lại như bị tiên nhân chưởng đánh inột bạt tai, một cái tát có gai nhọn. Đinh Câu cảm thấy đầu nhức như búa bổ, bụng sôi ùng ục, ruột đau thắt khiến anh nghẹt thở, toàn thân ngứa ran, mề đay nổi từng đám trên người. Đôi cánh ý thức đậu trên da đầu anh thở dốc và khóc. Cặp mắt thịt của Đinh Câu đã hồi phục công năng, còn mắt của ý thức đã mò đi. Anh trông thấy Bí thư và Giám đốc mỏ giơ cao li rượu, nhìn anh với thái độ kẻ cả, giọng oang oang, sóng âm như thuỷ triều, dội lại khi đập vào bốn vách tường, như sóng biển xô vào ghềnh đá, như tiếng gọi dê vọng lại từ đỉnh núi xa xa: “Be…be…be…, hoa la…hoa la…hoa la!…” - Đồng chí Đinh này, thực ra chúng ta là người trong nhà, là anh em ruột, anh em ruột thì phải uống hết mình, người ta gặp vận hãy vui cho thoả, vui nổ trời rồi xuống suối vàng…Nào, ba mươi li nữa, xin thay mặt Phó bộ trưởng Kim Cương mời đồng chí ba mươi li…uống uống uống…không uống không đáng mặt đàn ông…Khoan Kim Cương uống như hũ chìm, như uống nước lã… Khoan Kim Cương, cái tên như một mũi khoan chọc đúng tim Đinh Câu, anh đau nhói, miệng thổ ra một thứ nước bầy nhầy cùng với câu hát kinh hoàng: - Con sói ấy… ăn thịt trẻ con!…Oẹ… con sói… Ý thức của anh như con chim nhỏ giật mình bay về tổ. Ruột gan Đinh Câu lộn tùng phèo, muốn nói mà không nói nên lời. Anh cảm thấy có hai nắm tay đang đấm lưng cho anh, oẹ… rượu…dính nhơm nhớp, nước mắt nước mũi ràn rụa, vị mặn vị ngọt cùng trào lên, trước mắt là màn nước xanh lét. - Khá hơn chút nào chưa, đồng chí Đinh Câu? - Đồng chí Đinh Câu, khá hơn chút nào chưa? - Nôn đi, cứ nôn nữa đi, nôn hết chất đắng trong bụng ra. - Người ta cần phải nôn! Nôn có lợi cho sức khoẻ. Bí thư và Giám đốc khu mỏ kèm hai bên, đấm lưng cho anh, dùng lời lẽ êm ái khích lệ anh, an ủi anh, y hệt hai thầy thuốc nhà quê cấp cứu đứa trẻ chết đuôi, y hệt hai ông thầy trẻ tuổi lên lớp cho cậu học trò xảy chân. Sau khi nôn ra cái chất màu xanh, một cô phục vụ đưa cho anh ca nước chè Long Tỉnh xanh biếc, một cô khác cho anh uống thứ dấm Sơn Tây màu vàng rộm, Bí thư hoặc Giám đốc khu mỏ nhét vào miệng anh miếng ngó sen ướp lạnh, Bí thư hoặc Giám đốc khu mỏ nhét vào chỗ dưới mũi anh miếng lê tẩm mật ong, một cô phục vụ lau rất cẩn thận khuôn mặt anh bằng chiếc khăn bông ướt tẩm vài giọt dầu bạc hà, một cô phục vụ quét dọn các thứ dơ bẩn trên sàn nhà, một cô khác dùng khăn tẩm thuốc khử mùi lau sạch vết dơ trên sàn, một cô phục vụ thu dọn các thứ ăn dở trên bàn tiệc, một cô bày tiệc mới. Đinh Câu cảm động thực sự trước những động tác nhanh như chớp của các cô phục vụ, anh hối hận vì đã có những câu quá khích hồi nãy. Đang định nói câu gì đó để chuộc lỗi thì Bí thư hoặc Giám đốc mỏ đã hỏi: - Đồng chí Đinh, đồng chí thấy các em phục vụ ở đây thế nào? Đinh Câu ngượng ngùng nhìn những khuôn mặt mịn màng, không tiếc lời khen: - Hết ý! Các cô phục vụ chắc chắn đã được huấn luyện kỹ, túa ra như một bầy chó con, hoặc như một đám Thiếu niên tiền phong, ùa lên như bầy ong, mỗi người cầm lấy một chiếc li bỏ không trên bàn, to có nhỏ có, rượu vang rượu trắng, li đầy li vơi, giọng cao giọng thấp, cùng nhau lên tiếng mời rượu Đinh Câu. Đinh Câu toát mồ hôi, líu lưỡi, không nói được câu gì nên hồn, chỉ cắn răng trợn mắt trút cái thứ mê hồn thang vào bụng. Quả nhiên anh hùng không địch nổi quần hồng, chỉ lát sau… Giờ đây anh cảm thấy rất khó chịu, cái tên tiểu yêu phá phách ấy đang nhào lộn trong đầu anh, ló đầu khỏi cái huyệt trên đỉnh đầu anh mà nghiêng ngó. Anh thật sự cảm thấy thế nào là hồn lìa khỏi xác. Anh hốt hoảng thực sự khi thấy linh hồn treo ngược trên trần nhà. Anh bịt chặt huyệt bách hội để ngăn chặn ý thức bỏ chạy. Dùng tay bịt e bất nhã, anh liền nhớ đến chiếc mũ lưỡi trai hụp lên đầu để hôn cô tài xê lái xe tải, từ cái mũ lưỡi trai anh nhớ tới cái xà cột trong có khẩu súng đen sì, vậy là anh sợ toát mồ hôi hột. Anh nhìn quanh. Một cô phục vụ rất tinh, đưa trả anh chiếc xà cột không rõ lôi ra từ xó xỉnh nào. Anh đón chiếc xà cột, nắn nắn thấy cái vật cứng vẫn còn trong đó, mồ hôi anh lập tức ngừng cliảy. Chiếc mũ lưỡi trai không còn, anh quả thực nhớ con chó canh cổng, người gác cổng, những thanh niên trong Ban bảo vệ, đông gỗ tròn, vạt hoa hướng dương. Tất cả trở Ịiên xa vời, không hiểu anh đã trông thấy hay chỉ là một giấc mơ. Anh kẹp cẩn thận chiếc xà cột giữa hai đầu gối. Cái ý thức dao động, nổi loạn và rắp tâm bỏ trốn, khiến ánh sáng trước mặt anh lúc sáng lúc tối, cảnh vật trước mặt anh lúc tỏ lúc mò, anh trông thấy đầu gối anh đầy vết dầu loang lổ, chỗ sáng chúng giông bản đồ Trung Quốc, chỗ mò giống cái nước Trảo Oa nào đó, tuy có lúc vị trí không hẳn như thế, nhưng anh cố gắng điều chỉnh. Anh mong bản đồ Trung Quốc luôn sáng sủa minh bạch, còn bản đồ nước Trảo Oa thì mãi mãi tối tăm mò nhạt. Một phút trước khi Khoan Kim Cương, Phó bộ trưởng tuyên truyền đẩy cửa bước vào, Đinh Câu đau bụng dữ dội, như có một khôi xù xì nào đó chà xát, quăng quật, va đập, dính chặt, nhả ra, xoắn lại, câu lên, kéo thẳng, sôi ùng ục như có một ổ rắn trong đó Anh biết là dạ dày đang giở chứng, cảm giác như có một cái chổi cùn đang kỳ cọ thành dạ dày, tiếng quèn quẹt như người ta cọ thùng sơn dầu để lấy vỏ thùng. Đau quá mẹ ơi! Anh kêu thầm trong bụng, ngày hôm nay cực kỳ xui xẻo! Bị sập bẫy ở mỏ La Sơn rồi! Sa bẫy ăn nhậu rồi, trúng mĩ nhân kế rồi! Đinh Câu dợm đứng dậy, anh không biết chân mình đang ở đâu, do đó anh không biết ai đã đưa anh trở lại ghế ngồi. Hai chân hay cái đắu? Ánh mắt rực lửa của các cô phục vụ hay Bí thư, Giám đốc xốc nách anh? Khi anh ngồi phịch xuống ghế liền nghe thấy một loạt tiếng bủm vang lên ở hậu môn. Các cô phục vụ che miệng cười, anh định nổi xung nhưng không còn hơi sức, ý thức đang xa lìa thể xác, hoặc giả… trò cũ diễn lại: ý thức đang bỏ chạy. Chính vào giờ phút đau khổ tột cùng đó, Khoan Kim Cương với những tia kim cương lóe sáng trên người cùng mùi vị vàng ròng, như mùa xuân, ánh nắng, lí tưởng và hi vọng đẩy cánh cửa bọc da nhân tạo màu đỏ, cách âm rất hiệu quả của phòng ăn. Đó là một người trạc tuổi trung niên, nho nhã, da ngăm đen, mặt đầy đặn, mũi cao, chiếc kính gọng bạc mắt thạch anh màu nước trà khiến đôi mắt như hai cái hốc sâu thẳm. Ông ta tầm vóc trung bình, mặc bộ comlê màu tím than bên ngoài chiếc sơ mi trắng ve nhỏ, cà vạt nền xanh lam sọc chéo màu trắng, chân đi giầy da bóng lộn, mái tóc đẹp, không rối mà cũng chẳng mượt, còn nữa, miệng ông ta có chiếc răng đồng, có lẽ là răng vàng. Khoan Kim Cương đại để là con người như thế. Đinh Câu đang mơ màng chợt tỉnh như sáo. Anh cảm thấy như một định mệnh: đối thủ thật sự của anh đây rồi! Bí thư và Giám đốc mỏ đứng bật dậy, quên cả đầu gối va vào góc bàn, vạt áo quệt nghiêng cốc bia ướt đẫm một góc khăn bàn, rớt xuống đầu gối một ai đó. Họ xô ghê dạt sang hai bên, từ hai phía ra đón ông ta. Ông Bộ trưởng đến rồi, tiếng reo chấm hết cho côc bia đổ kềnh. Ông ta cười vang, sóng âm dồn đuổi không khí trong phòng, bịt chặt con bướm màu trên đỉnh đầu anh. Anh không định đứng dậy mà lại đứng dậy, không định mỉm cười mà nét mặt lại cười. Đinh Câu đứng dậy mỉm cười đón ông ta. Bí thư và Giám đốc đồng thanh giới thiệu: - Đây là bộ trưởng Tuyên truyền, đây là trinh sát viên ngoại hạng của Viện Kiểm sát tỉnh Đinh Câu. Khoan Kim Cương chắp tay trước ngực, nét mặt vui vẻ: - Người anh em đến muộn, rất xin lỗi! Ông ta chìa tay trước mặt Đinh Câu. Đinh Câu rất không thích nhưng vẫn bắt tay ông ta. Anh nghĩ bụng: thằng cha ăn thịt trẻ con này chắc chắn bàn tay rất lạnh, nhưng không phải, tay ông ta vừa mềm vừa ấm, lại ẩm nữa. Anh nghe ông ta tuôn ra những lời khách sáo: - Hoan nghênh hoan nghênh, nghe đại danh của tôn huynh đã từ lâu! Mọi người ồn ào ngồi xuống. Đinh Câu cắn răng tự động viên phải hết sức tỉnh táo, kiên quyết không uống nữa, dù chỉ một chén. Anh nghĩ bụng: bắt đầu vào việc! Lúc này anh đang ngồi bên cạnh Khoan Kim Cương, tự nhủ, phải hết sức cảnh giác. Kim Cương ơi, Kim Cương! Nhà ngươi dù mình đồng da sắt, dù là hoàng thân quốc thích, dù có ba đầu sáu tay, dù ngươ:. là thiên la địa võng, một khi rơi vào tay ta ắt khó sống. Cuộc sống của ta chẳng ra gì thì thiên hạ cũng đừng hòng có hạnh phúc. Khoan Kim Cương chủ động đề nghị: - Tôi đến muộn, chịu phạt ba mươi chén! Đinh Câu giật mình, liếc sang Bí thư hoặc Giám đốc: hai người ý tứ mỉm cười. Một cô phục vụ bê một khay đầy chén đặt trước mặt Kim Cương, chén mới tinh sáng loá. Một cô cầm hồ rượu, động tác thuần thục, cô rót nhanh như chóp vào các chén, nhịp nhàng, chuẩn xác, mạnh mẽ, chén nào cũng đầy mà không rớt ra ngoài một giọt, rót đến chén cuối cùng mà chén đầu tiên vần đang sủi tăm. Ba mươi chén rượu bày ra trước mặt Kim Cương như một bông hoa lạ, Đinh Câu phục sát đất, phục cô phục vụ tài nghệ vô song, phục Khoan Kim Cương đáng mặt anh hùng, đúng là “không có Kim Cương thì đừng phát triển đồ gốm”, câu nói không ngoa. Kim Cương cởi phắt áo vét, cô phục vụ vội đón lấy chiếc áo đem đi. Ông ta nói với Đinh Câu: - Đồng chí Câu, đồng chí bảo đây là ba mươi chén nước khoáng hay là ba mươi chén rượu? Đinh Câu nhíu mũi đánh hơi, nhưng mũi anh đã điếc. - Muốn biết mùi vị quả lê nó thế nào, tốt nhất là cắn ngay một miếng. Rượu cũng vậy, phải nếm mới biết rượu thật rượu giả. Đồng chí hãy lấy ra ba chén. Đinh Câu nghe người ta giói thiệu đã biết Kim Cương là tay bợm rượu, nhưng anh vẫn nửa tin nửa ngờ, những người xung quanh lại cứ giục, anh bèn nhắc ra ba chén trong số ba mươi chén, thè lưỡi nếm từng chén một: Vừa thơm vừa nồng, quả là rượu ngon! Kim Cương bảo: - Lão đồng chí, cạn ba chén này nhé! Những người xung quanh nói: “Đó là qui tắc, đồng chí đã nếm cả ba”. Lại bảo: “Uống vào bụng không tiếc, chỉ tiếc đánh đổ đánh tháo, tội to nhất là tội lãng phí Đinh Câu đành uống cạn ba chén rượu. Kim Cương nói: - Rất cảm ơn! Giờ đến lượt tôi. Ông ta nhẹ nhàng nâng chén rượu lên, không nhâm nhi, không chóp chép, không vương vãi, không sót lại một giọt, uống cạn một hơi, điệu bộ ung dung mà tao nhã, tỏ ra một phong độ phi phàm chôn tửu trường. Sau đó càng uống động tác càng nhanh nhưng cực kỳ chuẩn xác, gọn ghẽ dứt khoát, tiết tấu phân minh. Chén cuối cùng được đưa theo một vòng cung trước ngực như đường lượn của cây mã vĩ, tiếng nhạc trầm lắng vang lên trong gian phòng, thấm trong huyết mạch Đinh Câu. Sự cảnh giác của anh bắt đầu lơi lỏng, mối thiện cảm với Kim Cương như vạt cỏ bên bờ suối chậm rãi nảy mầm lúc xuân về. Anh trông thấy một thoáng ưu tư trong ánh mắt Kim Cương khi ông ta đưa lên môi chén rượu cuối cùng, con người ông ta trở nên hiền hậu, sự thương cảm nhẹ nhàng vừa trữ tình vừa đẹp đe. Tiếng đàn dìu dặt, gió thu se lạnh cuốn theo lá vàng, những bông hoa màu trắng bé tí nở trước bia mộ, Đinh Câu mắt ướt đẫm, anh nhìn chén rượu mà tưởng như dòng suối nhỏ luồn trong kẽ đá, chảy vào đầm sâu màu xanh ngọc. Anh bắt đầu thích con người này. Bí thư và Giám đốc vỗ tay hoan hô. Đinh Câu không nói nửa lời, chìm đắm trong một tình cảm đầy thơ mộng. Trong phòng im phăng phắc, bốn cô phục vụ quần áo màu hồng, đứng im như bụt mọc. Bốn cô mỗi người một vẻ nhưng rất giông những cây mỹ nhân tiếu đang trầm tư mặc tưởng. Chiếc máy điều hoà không khí bỗng rít lên những tiếng chói tai, xua tan bầu không khí tĩnh lặng. Bí thư và Giám đốc mỏ đề nghị Trưởng ban tuyên truyền uống tiếp ba mươi chén, nhưng Kim Cương lắc đầu, nói: - Không uống nữa, uống nữa là lãng phí. Nhưng vì là lần đầu gặp gỡ, tôi xin chúc đồng chí Đinh Câu ba nhân ba. Đinh Câu đang say mê con người uông một mạch ba mươi chén rượu mà mặt không đổi sắc, say mê phong độ của ông ta, say mê giọng nói của ông ta, say mê tia sáng hắt ra từ chiếc răng vàng hoặc đồng của ông ta, nên không kịp hiểu ba nhân với ba là chín. Trước mặt Đinh Câu bày chín chén rượu. Trước mặt Kim Cương cũng bày chín chén rượu. Đinh Câu không sao thoát khỏi sức hấp dẫn ma mị của con người này. Ý thức và cơ thể anh trông đánh xuôi kèn thổi ngược, ý thức gào lên không được uống nhưng tay thì nâng chén dốc tuột vào họng. Chín chén rượu vào bụng, nước mắt Đinh Câu ứa ra. Anh không hiểu vì sao chảy nước mắt, nhất là chảy nước mắt trong bữa tiệc. Chẳng ai đánh chửi, vậy vì sao anh khóc? Tôi không khóc, chẳng lẽ chảy nước mắt là khóc? Nước mắt đầm đìa, mặt anh y hệt tàu lá sen lúc trời mưa. Anh nghe Khoan Kim Cương nói: - Đem cơm ra, đồng chí Đinh ăn đôi chút rồi đi nghỉ! - Còn một món chủ lực nữa! - Ờ nhỉ - Kim Cương nghĩ một thoáng rồi giục -Vậy mau bê ra đây! Một cô phục vụ bê chậu tiên nhân chưởng ra chỗ khác. Hai cô khác khênh ra một chiếc mâm lớn mạ vàng, một bé trai chiên vàng thơm phức, người đầy dầu mỡ, ngồi ngay ngắn giữa mâm. 2 Thầy Mạc Ngôn kính mến: Thư của thầy đã nhận được, cảm ơn thầy về chuyên thầy đích thân viết thư trả lời, và lại còn gửi ngay tác phẩm của trò cho “Quốc dân van học”. Trò không phải loại cuồng tửu, cuồng tửu thì không hay tí nào. Trò tự cảm thấy truyện ngắn này có tinh thần sáng tạo, thấm đẫm khí thiêng của tửu thần, cháy bỏng tinh thần cách mạng, “Quốc dân văn học” mà không đăng thì chỉ là những anh mù! Trò đã đọc thiên tiểu thuyết chó ỉa “Xin đừng bắt tôi làm chó” của Bảy Lý mà thầy giới thiệu với trò. Thú thật, trò vô cùng căm phẫn. Bảy Lý đã chà đạp lên văn học cao cả và thiêng liêng một cách dã man, ai mà chịu được! Rồi một ngày nào đó, trò sẽ có cuộc tranh luận nẩy lửa với hắn, sẽ làm cho hắn cứng họng, cho hắn ngậm miệng như ve sầu mùa đông, sau đó còn quất cho hắn một trận, cho hắn thất khiếu chảy máu, mặt mũi sưng húp, phách lạc hồn bay, một vía xuất thế, hai vía lên cõi Niết bàn! Thầy dạy đúng, nếu như trò chuyên tâm nghiên cứu nghiệp vụ, ắt có tiền đồ sáng sủa ở cái thành phố Rượu này, không thiếu ăn, không thiếu mặc, nhà cửa rồi cũng có, địa vị rồi cũng có, gái đẹp rồi cũng có. Nhưng trò tính khí thanh niên, không cam chịu suốt đời chìm trong rượu. Xưa kia Lỗ Tấn tiên sinh bỏ nghề theo đuổi nghiệp văn, nay trò cũng quyết tâm bỏ rượu để cầm lấy bút, cải tạo xã hội bằng văn học, kiên trì cải tạo quốc dân tính của người Trung Quốc. Vì mục tiêu cao cả đó, trò không tiếc đầu rơi máu chảy, đầu còn chẳng tiếc, huống hồ những thứ không dính trên người! Thưa, thầy Mạc Ngôn, quyết tâm theo nghề văn của trò, mười con ngựa khỏe cũng không kéo lại. Ý trò đã quyết, thầy đừng khuyên nhủ làm gì. Nếu thầy còn cả gan khuyên nhủ, trò sẽ hận thầy. Văn học là của nhăn dàn, chẳng lẽ chỉ thầy được làm còn trò thì không. Xưa kia Mác đã xác định một tiêu chuẩn quan trọng cho chủ nghĩa Cộng sản, tức lao động hoá nghệ thuật nghệ thuật hoá lao động, tới chủ nghĩa Cộng sản, mọi người đều là nhà văn. Đương nhiên, ta đang ở “giai đoạn sơ cấp”, nhưng pháp luật của “giai đoạn sơ cấp” không qui định Tiến sĩ Rượu không được viết tiểu thuyết! Thưa thầy, thầy không nên bắt chước những kẻ đốn mạt, một khi đã thành danh liền mưu toan độc chiếm văn đàn, nổi cáu khi thấy người khác sáng tác. Người ta có câũ: “Trên sông lớn sóng sau dồn sóng trước, trên sông nhỏ sóng trước nhường sóng sau, trong rừng sâu lá non dồn lá úa, lớp trẻ trung sẽ thắng lớp già nua”. Phần tử phản động nào mưu toan áp chế lực lượng mới trỗi dậy thì chẳng khác châu chấu đá xe, thất bại là cái chắc! Thầy ơi, phòng nghiên cứu của trò có một cô làm công tác thu thập tư liệu, họ Lý tên Diễm. Cô ta tự nhận là học sinh của thầy, nói rằng, đã từng nghe thầy giảng. Cô ta kể với trò rất nhiều chuyện thú vị, khiến trò càng hi tuyến phòng ngự trong ý thức anh. Ông ta giọng ngọt như rượu quí: - Đồng chí Đinh là chuyên gia về chuyện này, bốn chữ nghĩa là gì hở đồng chí? Đinh Câu nhất thời không trả lời được. Con bướm màu đẹp đẽ của ý thức bị chất cồn đuổi ra khỏi đầu vẫn chưa trở về chỗ cũ. Vì vậy, anh đành đứng đực ra mà nhìn cái miệng của Khoan Kim Cương với chiếc răng vàng hoặc đồng lấp lánh. Khoan Kim Cương nói: Tôi nghĩ, đây là ký hiệu của một bọn lưu manh, bọn này có khoảng bốn chục đứa, bốn chữ “+” biểu thị bốn mươi tên. Đương nhiên có thể sẽ xuất hiện một Alibaba. Có thể đồng chí Đinh Câu sẽ sắm vai Alibaba một cách bất đắc dĩ, như vậy là phúc cho hai triệu dân thành phố Rượu chúng tôi. Lão chắp tay chào Đinh Câu rất hài hước khiến anh càng lúng túng. Đinh Câu nói:. - Chứng minh thư, ví tiền, thuốc lá, bật lửa, dao cạo râu chạy điện, súng lục đồ chơi, sổ ghi số điện thoại, đều bị bốn mươi thằng kẻ trộm lấy đi rồi! - Mó dái ngựa rồi! - May mà chúng chưa lấy mất khẩu súng thật - Đinh Câu khua khua khẩu súng, nói. - Đồng chí Đinh, tôi đến chào tạm biệt đồng chí. Vốn định nhậu nhẹt một trận để chia tay, nghĩ lại thấy đồng chí quá bận, chẳng dám quấy quả nữa. Có chuyện gì đồng chí lên Thành uỷ tìm tôi nhé! - Nói xong, Khoan Kim Cương chìa tay ra. Đinh Câu hờ hững bắt tay lão Phó ban, rồi lại hờ hững nhả tay ra, rồi nhìn thấy loang thoáng Giám đốc mỏ và Bí thư tháp tùng lão Phó ban rời căn phòng như một làn gió. Một trận nôn khan khiến bụng anh đau quặn. Cuộc rượu đêm qua vẫn chưa tiêu. Tình hình phức tạp. Anh gội dầu dưới vòi nước dễ đến hơn mười phút. Uống hết chén nước trà đã lạnh tanh, anh hít một hơi thật sâu, nhắm mắt, ý thủ huyệt Đan Điền, khống chế những ý tưởng viển vông, gạt bỏ những ý đồ ngang trái, rồi mở mắt, tư tưởng trở lại nhậy bén, sắc như lưỡi búa mới mài, phát quang gai góc che tầm mắt, một ý tưởng mới hình thành rõ nét trong đầu: ở thành phố Rượu có một bọn dã thú ăn thịt ngươi! Tất cả những gì trên bàn tiệc đều là bịp bợm tinh vi. Anh lau khô mặt, đi tất, xiết chặt dây lưng, giắt súng cẩn thận, đội mũ, khoác lên người chiếc áo sơ mi sọc xanh bị thằng Vẩy Cá ném trên thảm, dính đầy những thứ dơ bẩn do nôn oẹ, rồi ngạo nghễ bước tới đẩy cánh cửa màu cánh gián, bước những bước dài trên hành lang tìm thang máy hoặc cầu thang. Cô phục vụ mặc áo màu sữa rất hiền, chỉ đường cho anh ra khỏi mê cung. Chào đón anh là một thời tiết phức tạp, vài tảng mây đen cuồn cuộn, một ít ánh sáng mặt trời, lúc này đã là buổi chiều, những bóng mây khổng lồ di chuyển trên mặt đất, những chấm màu vàng kim loá mắt nhấp nháy trên những phiến lá vàng. Anh thấy ngứa mũi, hắt hơi liền mấy cái, lưng gập lại như lưng tôm, mắt mọng nước. Đứng thẳng lên, qua màn nước mắt mò ảo, anh trông thấy chiếc bánh xe màu xám khổng lồ cùng với hệ thông dây cáp cùng màu vẫn lặng lẽ chuyển động. Tất cả như cũ: hoa quì màu vàng kim, mùi thơm dịu của gỗ tán phát thông điệp của những cánh rừng nguyên sinh. Xe goòng chạy hối hả trên đường ray nhỏ hẹp cao hơn tầm các đống than phía dưới, các toa chất đầy than. Trên xe có gắn động cơ nhỏ, chạy bằng chuyền động, điều khiển xe là một cô gái đen nhẻm, răng trắng bóng như ngọc trai. Cô đứng trên tấm chắn đuôi xe, oai vệ như một lính chiến. Mỗi khi xe chạy tới đầu mút của đường ray, cô xiết mạnh phanh, gầu dựng lên ào ào trút than xuống dưới như thác đổ. Một con béc giê hình như của phòng bảo vệ nuôi, ló đầu ra sủa ầm ĩ như muốn tố cáo với anh nỗi oan khiên của nó. Con chó chạy đi, Đinh Câu trong lòng không vui. Anh nghĩ, bình tĩnh mà xét, anh đúng là đồ vô tích sự. Mình ở đâu tới? Từ thành phố. Đến làm gì? Điều tra một vụ trọng án. Trên một tinh cầu nhỏ xíu trong vũ trụ mênh mang, trong cái biển người trên tinh cầu đó có một chàng trinh sát tên gọi Đinh Câu, tâm trí lơ mơ, thiếu chí tiến thủ, tình cảm uỷ mị, bi quan cô độc. Mục tiêu thất lạc, anh đâm ra không còn mục tiêu, chẳng được gì cũng chẳng mất gì, anh nhằm bãi than ồn ào, đủ các loại xe cộ, đi tới. May làm sao, một giọng trong trẻo cất lên: - Đinh Câu ơi, Đinh Câu! Chàng lởn vởn ở đây làm gì thế? Đinh Câu nhìn về phía có tiếng gọi, một mái tóc rễ tre đập vào mắt, tiếp đó là khuôn mặt lanh lợi của cô xế. Cô đứng bên xe tải, tay cầm đôi găng trắng lọ lem, như một con lừa tơ dưới nắng. “Lại đây, anh. chàng!” Cô vẫy đôi găng như vẫy lá bùa dụ hồn, dụ anh chàng trinh sát đang mắc chứng “ tổng hợp của sự cô đơn” bước tối, anh không thể không dựa vào cô. - Thì ra là cô đất phèn! - Đinh Câu giỏ giọng lưu manh. Đứng trước mặt cô, anh có cảm tưởng như thuyền đã về bến, như trẻ nhỏ gặp lại mẹ. - Chào phân NPK! - Cô nhăn răng cười - Chàng vẫn ở đấy à? - Tớ đang định rời khỏi đây. - Lại muốn đi nhờ xe tôi phỏng? - Đúng thế. - Tương bở! - Một cây Malhboro. - Hai. cây! - Hai thì hai! - Đợi một chút! Các xe phía trước lăn bánh, bụi than cuốn mù mịt. Tránh sang bên - Cô gào to, rồi nhẩy lên xe đánh vô lăng hết phải sang trái một hồi, thùng xe đã chỉnh đúng phía dưới đường ray cụt. Bà chị giỏi thật đấy! - Một cậu choai choai đeo kính râm khen thật lòng. Cô nhảy ra khỏi ca bin. Đinh Câu vui vẻ, toét miệng cười. Cô ta bảo: “Cười gì thế?” Anh nói - “Cười gì đâu!” Xe goòng chạy ầm ầm như một con thuồng luồng khổng lồ trườn tới, bánh xe miết keri két lên đường ray, đôi khi tóe lửa hoa. Cáp bọc cao su đen lúc đánh võng lúc vươn dài như rắn thần. Cô gái điều khiển xe goòng ánh mắt kiên định, nét mặt nghiêm túc, rất đáng nể. Các toa xộc thẳng; tới như mãnh hổ hạ sơn, Đinh Câu sợ chúng rơi tõm xuống thùng xe, nếu vậy, chiếc xe tải sẽ nát bét. Nhưng thực tế chứng minh anh lo bò trắng răng. Cô công nhân phán đoán cực kỳ chuẩn xác, phản xạ nhậy bén, nhanh như chớp, chính xác như máy móc, đúng vào lúc xe goòng phanh lại là cái toa lật luôn, “soạt!”, cả một toa than đen nhánh trút gọn vào thùng xe, không rớt ra ngoài thùng, không sót lại trong goòng một cục. Mùi than mới đào xộc lên mũi. Tâm trạng Đinh Câu càng vui vẻ. - Bà chị có thuốc lá không? - Anh chìa tay về phía nữ xế - Thưởng cho tiểu nhân một điếu. Cô đưa cho anh một điếu, bản thân cô cũng ngậm một điếu trên miệng. Qua làn khói mỏng cô hỏi anh: “Làm sao đến nông nỗi này? Bị chôm à?” Anh không trả lời, vì đang nhìn con la. Anh và cô trông thấy người đánh xe ngựa đang điều kỉnển cỗ xe do hai con la kéo dạt sang phía bên này của bãi thải đầy những đá sỏi loại ra khi tuyển th an, những phiến đá vỡ, những súc gỗ mục, dây thép gỉ. Người đánh xe ra vẻ, ta đây kẻ rò, tay trái gò cương, tay phải thẳng cánh vụt hai con la kéo xe. Đây là một cặp la đẹp, lông đen như mun. Con lớn hơn hình như bị mù, đóng vào càng xe; con nhỏ hơn không bị mù, hai mắt như hai quả lục lạc, rất có thần. Nó kéo dây thắng. vrừ…vrừ…vrừ… chiếc roi như một con rắn dài, vụt đánh “bốp” một phát ròn rã trên không trung, con la nhỏ hdn dũng mãnh lao lên, chiếc xe lộc cộc lăn theo. Chuyện không hay đã xảy ra: con la nhỏ ngã chổng bốn vó trên mặt đất đầy các thứ táp nham, ngã nhanh như tường đổ. Anh xà ích vụt con la một roi. Nó gắng gượng đứng lên, lẩy bẩy, toàn thân run bắn. Anh xà ích ngẩn ra nhìn rồi vứt roi nhào tới, quì xuống lôi chiếc móng la đỏ hỏn kẹt giữa hai thanh đá xẻ. Đinh Câu kéo tay cô nữ xế bước tới chỗ anh xà ích. Anh xà ích hai tay bê chiếc móng la, mặt vàng như nghẽ, oà khóc. Con la trong càng xe im lặng cúi đầu như trong lễ truy điệu. Con la nhỏ ba chân chạm đất, còn chân thứ tư bị mất móng lẩy bẩy, gõ liên hồi lên khúc gỗ mục, máu rỉ ra từng giọt nhuộm đỏ khúc gỗ và mặt đất xung quanh. Đinh Câu rợn người định bỏ đi, nhưng Đất Phèn giữ anh lại. Cô nắm cổ tay anh, chặt như khoá bằng còng, không gỡ nổi. Mọi người bàn tán sôi nổi, người tỏ ra thương hại con la, người xót xa cho anh xà ích, có người lại trách anh ta, có ngươi quay ra ca cẩm con đường quá xấu. Ồn ào như tổ quạ. - Tránh ra tránh ra! Mọi người giật mình, vội rẽ ra nhường; đường. Hai ngươi thân hình mảnh mai ào tới, nhìn kỹ hoá ra hai phụ nữ. Cả hai mặt trắng bợt khiến người ta liên tưởng đến khóm cải bẹ tàng trữ trong mùa đông. Áo bờ-lu trắng bóc, đầu đội mũ nhà bếp, một người xách làn, người kia xách giỏ đan bằng nhành liễu như hai thiên sứ. - Thú y đến rồi! Thú y đến rồi thú y đến rồi đừng khóc nữa cậu ơi thú y đến rồi! Mau đưa móng cho họ để họ lắp vào chân la! Hai vị áo bờ-lu trắng vội phân bua: - Bọn tôi không phải thú y! Bọn tôi là đầu bếp của Nhà khách. - Sáng mai, lãnh đạo thành phố về thị sát mỏ. Giám đốc lệnh cho chúng tôi kiếm bằng được thứ gì ngon ngon chiêu đãi cấp trên. Đang lo cháy ruột thì được tin con la gãy chân… - Móng la hầm, vó la nộm! - Này anh kia, bán vó la không? - Không, không bán… - Anh xà ích giấu cái vó la trong bọc, mặt nghệt ra như đó là cánh tay bị thương của người yêu. - Cái anh này! Lú lẫn hay sao? - Cô áo trắng có vẻ phấn kích, nói - Anh định nối lại chỗ chân gãy hay sao đấy? Đủ tiền không? Thời buổi này tay người bị gãy chưa chắc đã được nối, huống hồ súc vật. - Bọn tôi trả anh với giá cao. - Không bán cho bọn tôi thì cũng chẳng ma nào mua! - Các chị trả tôi…bao nhiêu? - Ba mươi đồng một chân, không rẻ chứ? - Chỉ lấy chân thôi à? - Chỉ chân thôi, không lấy gì khác. - Lấy cả bốn chân? - Cả bốn. - Nó còn sống mà! - Mất một chân thì sống phỏng ích gì! - Nó còn sống mà! - Rách việc! Có bán không? - Bán. - Tiền đây. Đếm đi! - Gỡ thắng ra! Mau lên! Anh xà ích một tay cầm tiền của bốn chân la, tay kia đưa cái bàn chân la vẫn còn co giật nhẹ cho cô áo trắng. Cô đón lấy cái chân, bỏ vào giỏ. Cô kia lấy từ trong làn ra dao bầu, búa, rìu, cưa, rồi đứng chống nạnh, lớn tiếng hối thúc anh xà ích mau gỡ dây thắng. Anh xà ích lom khom, chân tay lóng ngóng gỡ con la ra khỏi xe. Nói thì chậm, làm thì nhanh, cô áo trắng vung búa bổ một nhát vào giữa trán con la, lưỡi búa bập rất sâu, rút mấy cũng không ra nhưng cô ta vẫn cứ rút, trong khi ấy hai chân trước con la đột nhiên khuỵu xuống, sau đó cả thân mình con la từ từ đổ vật trên mặt đất lồi lõm. Đinh Câu thở dài. Con la vẫn chưa chết hẳn, trong cổ phát ra tiếng khò khè nặng nhọc. Máu rỉ ra từ hai bên lưỡi búa cắm giữa trán, thấm ướt lông mi, sổng mũi và môi nó. Vẫn là cô áo trắng bổ nhát búa vào trán con la, giờ đây cô cầm con dao nước thép xanh biếc, nhanh nhẹn tới bên mình con vật, một tay nắm bàn chân nó - chân la to màu đen tay người nhỏ màu trắng- tay kia cầm dao khoanh nhẹ một vòng quanh gối con vật, tay nắm bàn chân ấn nhẹ một cái, chân con la đã rời khỏi đùi, chỉ còn vướng mỗi sợi gân trắng. Lưỡi dao lia ngang một nhát, chân và đùi rời hẳn nhau. Bàn tay trắng vung lên, cái chân la bay đến tay áo trắng kia. Cắt rời ba cái chân chỉ trong khoảnh khắc. Những người đứng xem sững sờ trước tài nghệ cô áo trắng, im như thóc, không một câu nói, không một tiếng ho, cũng không một ai đánh rắm. Trước một nữ hiệp tầm cỡ như thế, không ai dám ăn quả liều! Hai bàn tay Đinh Câu đẫm mồ hôi, anh đang nhớ lại những chuyện về đầu bếp xẻ thịt trâu. Cô áo trắng lay chiếc búa trên trán con la và rút nó ra. Rồi thì con la cũng chết. Nó nằm ngửa mà chết, bốn chân thẳng đơ chĩa lên trời theo bốn hướng như nòng súng máy cao xạ. Chiếc xe tải cũng ra khỏi đoạn đường đầy những ổ gà ổ trâu của khu mỏ. Quả núi đá thải sừng sững cùng với máy móc khai khoáng như trong chôn âm ti, cũng khuất sau màn sương phía sau xe. Không còn nghe thấy tiếng chó béc giê sủa, tiếng kin kít của xe goòng, tiếng mìn nổ dưới lòng đất, nhưng bốn cái chân con la dựng lên như nòng súng máy cao xạ thì vẫn lắc lư trước mắt Đinh Câu, khiến anh tâm thần không yên. Tâm tưởng của nữ xế hình như cũng bị ảnh hưởng về chuyện con la: Trên quãng đường gập ghềnh của khu mỏ, cô luôn miệng rủa con đường; Sang đoạn đường khang trang thông ra thành phố, cô mở to cửa gió, nhấn ga chết bỏ, xe phóng như điên, máy gào lên eo éo như đạn trái phá của bọn phát xít. Cây hai bên đường đổ rạp như bị chém bằng búa, đồng ruộng xoay tròn như xoay bàn cò. Cây kim ngắn trên đồng hồ tốc độ chỉ tám mươi cây số. Gió rít ù ù, bánh xe như bay, ống xả cứ cách ba phút lại hộc lên một tiếng. Đinh Câu liếc ngang khâm phục nữ xế, quên bẵng bốn cái chân la như bốn nòng cao xạ. Gần đến thành phố, hơi nước xì ra từ két mờ cả kính chắn gió. Nữ xế đã biến cái két nước trong xe thành nồi hơi. Cô ta chửi rất tục, cho xe dừng lại bên đường. Đinh Câu cùng xuống xe với cô, với một tâm trạng khoan khoái, trong cái rủi có cái may, anh nhìn cô mở nắp ca bin để cho gió hạ nhiệt. Động cơ nóng kinh người, nước trong két sôi sùng sục. Khi cô dùng bao tay mở nắp két nước, anh trông thấy mặt cô đỏ như ráng chiều. Cô lôi dưới gầm xe một chiếc thùng sắt dẹt, giận dữ ra lệnh: - Đi lấy nước! Đinh Câu không dám và cũng không muốn chống lệnh cô. Anh đón cái thùng, làm ra vẻ lẩm cẩm, hỏi: - Có phải cô định cho xe chạy khi tớ đi lấy nước? Cô nàng ơi, đã thương thì thương cho chót, đừng có nửa chừng xuân đấy nhá! Cô ta nổi cáu: Tôi mê rượu, và suy nghĩ rất nghiêm túc về quan hệ giữa rượu với văn hoá. Truyện vừa “Rượu cao lương” ít nhiều là kết quả suy nghĩ của tôi. Tôi rất muốn viết một truyện dài về rượu, giờ được kết bạn với Tiến sĩ Rượu, thì thật là tam sinh hữu hạnh. Từ nay, tôi có rất nhiều vấn đề phải nhờ huynh chỉ giáo, vì vậy mong rằng từ nay huynh đừng gọi tôi là “thầy” nữa. Thư và truyện “Trẻ thịt” của huynh, tôi đã đọc, cảm xúc ngồn ngộn, tiện đâu nói đấy nhá! Trước hết, tôi nói về bức thư: 1) Tôi cho rằng, hung hăng và nhút nhát là hai cách sống vừa mâu thuẫn vừa dựa dẫm vào nhau của hai loại người, khó có thể nói cách nào tốt, cách nào không tốt. Trên thực tế, có người bề ngoài có vẻ hung hăng nhưng thực tế là nhút nhát; có người bề ngoài có vẻ nhút nhát nhưng lại hung hăng từ trong máu. Có người ở một khía cạnh nào đó, vào giờ phút nào đó cực kỳ hung hăng, nhưng ở một khía cạnh nào đó, giờ phút nào đó cực kỳ nhút nhát. Tuyệt đối hung hăng hoặc nhút nhát tuyệt đối là không có. Tỉ như “rượu vào là hung hăng” như huynh có đến chín phần mười là do phản ứng hoá học, không đến nỗi phải lên án. Vì vậy sau cuộc rượu huynh cảm thấy tốt đẹp, tôi cũng cảm thấy tốt đẹp. Sau cuộc rượu, huynh có chửi dù mẹ thằng “Quốc dân văn học” thì cũng không xúc phạm gì đến pháp luật, huống hồ huynh chưa lôi mẹ thằng “Quốc dân văn học” ra mà chửi, huynh chỉ mới nói câu “Nếu không đăng, thì “Quốc dân văn học” chỉ là những anh mù thôi mà”. 2) Ông Bảy Lý viết kiểu gì trong tiểu thuyết là có cái lý của ông ấy, nếu huynh cho là không hay thì đừng đọc. Giả dụ có dịp gặp ông ta thì biếu hai chai “Lục nghị trùng điệp” rồi biến luôn, đừng có phạm phải sai lầm của chủ nghĩa lãng mạn cách mạng mà “tranh luận nẩy lửa” với ông ta, càng không nên giờ võ ra vì ông ta từng luyện Bát quái quyền, có liên hệ mật thiết với xã hội đen, thủ đoạn tàn độc, chuyện gì cũng dám làm. Nghe nói ở Bắc Kinh có một nhà phê bình văn học rỗi hơi viết bài phê bình Bảy Lý đăng trên báo, ba hôm sau, vợ nhà phê bình này bị bọn Bảy Lý bắt cóc bán sang Thái Lan làm gái điếm. Vậy nên, tôi khuyên huynh chớ thò mũi vào. Ở đời có những người mà ngay cả Thượng đế cũng không dám đụng, Bảy Lý là một trong số đó. 2) Huynh đã dám “chết bỏ”, quyết tâm theo nghiệp văn, tôi không dám khuyên con người lãng tử như huynh nghĩ lại, tránh để huynh căm ghét tôi. Vô ý mà bị người khác giận thì đành chịu, còn như cố ý chọc tức người khác thì khác gì tự móc mắt mình, tôi vốn xấu trai, hà tất móc mắt cho xấu thêm. 3) Huynh nguyền rủa “bọn khốn kiếp” định “độc chiếm văn đàn”, tôi rất khoái. Giả dụ có bọn khốn kiếp định chiếm văn đàn thật, tôi sẽ cùng huynh nguyền rủa chúng. Tôi dạy ở trường quân đội Bảo Định là chuyện cách đây mười mấy năm, học sinh vài trăm người, có hai nữ sinh cùng họ Lý tên Diễm, một người mặt trắng, mắt ốc nhồi, một người mặt đen, béo lùn, không biết người nào là đồng nghiệp của huynh? Còn chuyện chửi Vương Mông trên lớp, quả thực tôi không nhớ. Hình như tôi đã đọc bài viết ấy của ông, ông khuyên lớp thanh niên văn học phải tỉnh táo mà thiết kế con đường vẫn chương cho riêng mình, khi ấy đọc xong, có thể tôi không thoải mái vì bị một đòn về tâm lý, nhưng tuyệt đối không có chuyện chửi Vương Mông trong khi tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản trên giảng đường. Thực tế cho đến nay tôi vẫn chưa vứt bỏ cây gậy xin cơm. Tôi nghĩ, nếu một ngày nào đó vứt cây gậy, có lẽ tôi cũng không “đánh đập lũ ăn mày thậm tệ”! Tôi không dám đoan chắc là không đánh, bởi vì con người ta thường thường không quyết định được sự thay đổi của bản thân mình. Xin bàn một chút về tác phẩm của huynh: 1) Huynh đã định tính cho tiểu thuyết của huynh là “chủ nghĩa hiện thực dữ dội”, vậy nội hàm của chủ nghĩa này là gì, tôi quả thực không hiểu, nhưng ý tứ thì có thể nhận ra. Những tình tiết miêu tả trong truyện khiến tôi sợ rủn người. May mà đây chỉ là tiểu thuyết. Nếu như huynh làm một phóng sự với nội dung ấy thì rắc rối to! 2) về “tầm cỡ “ của tác phẩm, nói chung có hai tiêu chuẩn: một là tiêu chuân chính trị; hai là tiêu chuẩn nghệ thuật. Cả hai tiêu chuẩn này tôi đều không nắm vững. Nắm không vững nên mới nói là không nắm vững, ở đây “không vòng vo tam quốc” gì hết. Chỗ “Quốc dân văn học” đầy rẫy những anh tài, người ta sẽ phán quyết cho huynh. 3) Tôi đã chuyển tác phẩm của huynh lên Ban biên tập “Quốc dân văn học”, còn chuyện nhậu nhẹt phong bao đòi hỏi học vấn uyên thâm, tôi không làm nổi. Chuyên san cấp Trung ương như “Quốc dân văn học” thì có lẽ huynh phải đích thân làm chuyện phong bao nhậu nhẹt mới ổn. Chúc huynh gặp may! Mạc Ngôn 4 Trẻ thịt Đêm thu. Đã quá nửa đêm. vầng trăng muộn treo lửng lơ phía trời tây đường viền nhòe nhoẹt, giống một tảng băng hình cầu đã tan một nửa. Ánh trăng lạnh lẽo trùm lên cái thôn thơm mùi rượu đang ngủ mê mệt. Con gà của nhà ai đó kêu lên trong ổ, tiếng kêu nghèn nghẹn như vọng lên từ lòng đất. Tiếng gà tuy bị nghẹt nhưng cũng đánh thức người vợ Trương Nguyên Bảo. Chị ta ngồi dậy, quấn chăn quanh người, im như phỗng trong cảnh mò tối. Ánh trăng trắng ngà rọi qua cửa sổ vào trong nhà, vẽ những sọc trắng lên tấm chăn màu đen. Phía bên phải, cặp chân người chồng duỗi thẳng, lạnh như chân ma. Chị kéo góc chăn đắp cho chồng. Cu Bảo nằm co như con sâu phía bên trái, thở đều. Tiếng gà gáy trầm đục rất to từ phía xa vọng tối. Chị ta giật mình, vội bước ra sân ngẩng nhìn trời, thấy chòm sao Người Đi Săn đã ngả về tây, sao Mai đã mọc đằng đông. Trời sắp sáng. Chị ta lay chân chồng, nói: - Dậy đi, mau lên! Sao Mai mọc rồi. Người chồng thôi ngáy, chóp chép miệng, ngồi dậy, nheo mắt hỏi: - Sắp sáng rồi há: Người vợ nói: - Sắp rồi. Đi sớm một chút, đừng như lần trước, mất công toi! Người chồng uể oải mặc áo chẽn, lục tìm túi thuốc sợi ở đầu giường, tọng đầy tẩu, rồi miệng ngậm tẩu, tay lôi ra mẩu liềm kéo lửa, đá lửa, dây dẫn, rồi hì hục kéo. Vài tia lửa có góc cạnh toé ra, một giọt lửa nhỏ rơi trúng dây dẫn. Anh ta bụm miệng thổi, ngọn lửa màu đỏ sẫm bùng lên, anh ta ghé tẩu bập bập mấy cái, châm lửa hút. Đang định tắt dây dẫn thì người vợ hỏi: - Hay là thắp đèn? Người chồng nói: - Lại thắp đèn nữa kia? Người vợ nói: - Thắp chứ, giàu nghèo gì một tí dầu! Người chồng vận hơi thổi đều đều vào dây dẫn, càng thổi lửa càng sáng lên, cuối cùng cháy thành ngọn. Người vợ cầm cây đèn tới, châm lửa rồi treo lên tường. Một thứ ánh sáng vàng vọt trùm lên căn buồng. Ánh mắt vợ chồng chạm nhau rồi vội nhìn ra chỗ khÁc. Mấy đứa trẻ ngủ phía bên người chồng, một đứa đang nói mê, oang oang như hô khẩu hiệu. Một đứa thò tay ra ngoài chăn sờ soạng mặt tường đầy dầu mỡ. Một đứa đang khóc. Người chồng nhét cánh tay vào trong chăn, thuận tay lay lay cái đầu đang khóc, sốt ruột: - Khóc cái gì, hở của nợ! Người vợ thở dài, hỏi: - Có đun nước nóng không? Người chồng nói: - Đun, chỉ hai gáo thôi. Người vợ nghĩ một thoáng, hỏi: - Thêm một gáo nữa, sạch một tí cho người ta ưng. Người chồng không nói gì, nhả tẩu ra, thận trọng nhìn kỹ thằng nhỏ đang ngủ say ở đầu giường. Người vợ chuyển cây đèn ra chỗ khung cửa để ánh đèn chiếu cả hai buồng. Chị ta rửa nồi, đổ vào ba gáo nước, đậy vung lại, cầm nắm rơm tiếp lửa ở đèn, cẩn thận đút vào bếp rồi đẩy luôn cỏ khô vào. Lửa đượm, ngọn lửa màu vàng chanh liếm đít nồi, khuôn mặt người vợ đỏ hồng. Người chồng ngồi trên chiếc ghế bố trước giường, đăm đăm nhìn vợ như có vẻ trẻ lại. Nước trong nồi reo khẽ. Người vợ thêm chất đốt vào bếp. Người chồng gõ gõ cái tẩu, dọn giọng, nói chậm rãi: - Nhà Tôn Răng Ngựa lại đã mang bầu, họ có một đứa chưa thôi bú. Người vợ cụp mắt xuống, nói nhỏ: - Con người chẳng ai giống ai. Người nào chẳng muốn mỗi năm đẻ một lứa, ai chẳng thích mỗi lứa đẻ sinh ba? Người chồng nói:. - Răng Ngựa phát tài đến nơi rồi, cái đồ chó đẻ ấy có cậu là giám định viên, người khác không lọt, hắn lại lọt. Rõ ràng là loại hai, vậy mà hắn được công nhận loại đặc biệt. Người vợ nói: - Trong triều có người nhà, làm quan dễ như bỡn, xưa nay vẫn thế. - Nhưng thằng Báu nhà mình chắc chắn được loại một. Không nhà nào chịu bỏ vốn nhiều như nhà mình - Người chồng nói - Mẹ nó ăn hết một tạ bánh đậu, mười cân cá giếc, bốn tạ củ cải… - Tôi ăn? - Người vợ nói - Nhìn thấy tôi ăn, nhưng thực ra đều biến thành sữa, thằng nhỏ sơi tuốt! Đang nói thì nước sôi, hơi nước xì qua mép nồi, phụt ra ngoài, ngọn đèn mờ đi, chỉ còn là một chấm đỏ run rẩy. Người vợ dừng tay, không đưa tiếp rơm rạ vào bếp, bảo chồng: - Đem bồn giặt lại đây! Người chồng ờ một tiếng, đẩy cửa buồng ra sân, bê vào một cái bồn bằng gốm mẻ miệng, đáy bồn đọng một lốp sương mỏng. Người vợ mỏ vung, hơi nước bay lên mờ mịt, gần như át hẳn ánh đèn, một lúc sau mới trông rõ mọi vật. Người vợ múc từng gáo nước đổ vào bồn. Người chồng hỏi: - Cần pha thêm nước lạnh không? Người vợ nhúng một ngón tay xuổng nước để thử, nói: - Khỏi cần, thế này là vừa. Bố nó bế con xuống đi. Người chồng đi vào buồng trong, khom người bế thằng nhỏ nói mơ lúc nãy. Thằng nhỏ khóc thút thít, người chồng vỗ vỗ mông đít nó, dỗ dành: - Bảo con, đừng khóc nữa. Bố tắm cho con đây. Người vợ đón lấy thằng bé. Nó rúc đầu vào lòng mẹ, miệng lải nhải: - Ti ti, mẹ… Người mẹ không biết làm thế nào, đành ngồi xuống bậu cửa, mở cúc áo. Thằng nhỏ bập một cái rất chính xác trúng núm vú, họng rên lên gừ gừ. Người mẹ khom người như oằn xuống dưới sức nặng của đứa con. Người chồng khoả tay trong bồn, giục: - Đừng cho nó bú nữa, kẻo nguội hết nước! Người mẹ vỗ vỗ mông thằng bé: - Báu ơi, đừng ti nữa, sữa cạn sạch rồi. Tắm đi con, tắm cho sạch rồi lên phố mà hưởng phú quí. Chị ta đẩy mạnh, nhưng thằng nhỏ vẫn ngậm chặt vú không nhả, núm vú kéo dài như miếng cao su. Kim Nguyên Bảo - tên người chồng, giằng lấy thằng nhỏ. Người vợ rên lên một tiếng, thằng nhỏ khóc oà. Kim Nguyên Bảo nổi cáu, phát nó một cái vào mông: - Khóc cái gì? Vì sao mà khóc? Người vợ tỏ vẻ không vui: - Bố nó nhẹ tay một tí, thâm tím ra đấy bị xuống hạng thì chết! Người chồng lột bỏ quần áo thằng nhỏ vứt sang một bên, nhúng ngón tay thử nước lần nữa, lẩm bẩm: Nóng một tí thì tốt, bở ghét - Vừa nói vừa thả thằng nhỏ vào bồn. Nó kêu thét, lảnh lói hơn lúc nói mê, cao như đỉnh núi so với đỉnh đồi. Nó co cả hai chân lên, còn bố nó thì ra sức ấn xuống. Nước trong bồn bắn cả lên mặt người vợ. Chị ta kêu lên một tiếng, hai tay ôm mặt, nói: - Bố nó, nước nóng quá, nó bỏng thì bị xuống cấp đấy! - Của nợ này cũng biết nóng biết lạnh kia đấy! Mẹ nó cho nửa gáo nước lạnh vào đây! Người vợ vội đứng lên không kịp che ngực, hai vú thỗn thện, hai vạt áo thả sang hai bên lõng thõng xuống tận bắp đùi như lá cờ rách ướt đẫm. Chị múc nửa gáo nước lã đổ vào bồn, thò tay khoắng mấy vòng, nói: - Được rồi, bây giờ thì không nóng nữa. Cu Bảo nín đi, đừng khóc. Cu Báu bớt khóc nhưng chân tay vẫn quẫy đạp, không chịu xuống nước. Kim Nguyên Bảo ra sức dằn nó xuổng. Người vợ tay cầm gáo, đứng như trời trồng. Nguyên Bảo quát: - Đồ chết dẫm! Giúp một tay nào! Người vợ như mơ sực tỉnh, quẳng cái gáo đi, ngồi xuống vớt nước kỳ cọ lưng và mông thằng nhỏ. Đứa lớn nhất của hai vợ chồng nhà này - một cô bé mười bảy tuổi, mặc chiếc quần lửng rộng ống màu đỏ dài quá gối, lưng trần, xương vai nhọn hoắt, tóc rối bù, đi chân đất. Nó từ buồng trong bước ra, dụi mắt hỏi: - Bố mẹ tắm cho em làm gì thế? Luộc cho chúng con ăn à? Kim Nguyên Bảo quát: - Cút vào trong kia mà ngủ đi! Cu Báu trông thấy chị thì vừa khóc vừa gọi. Cô bé không dám mở miệng, lặng lẽ lui vào buồng trong, vịn khung cửa xem bố mẹ tắm cho em. Cu Báu khóc đã mệt, tiếng nhỏ dần, gào khan từng chập, không liên tu bất tận như trước. Ghét bở ra khi gặp nước nóng, mặt nước như có một lớp dầu, nước đã hơi đục. Người chồng bảo: - Lấy xơ mướp và xà phòng ra đây! Người vợ ra sau bếp lấy hai thứ đem lại. Nguyên Bảo nói: “Mẹ nó giữ thằng cu, để tôi kỳ cọ”. Vợ chồng đổi tay cho nhau. Nguyên Bảo nhúng ướt xơ mướp, miết lên xà phòng trong bát, rồi xoa khắp, từ gáy xuống mông, kẽ ngón tay cũng không bỏ qua. Cu Báu người đầy bọt xà phòng, kêu càng dữ. Một mùi thum thủm lan khắp buồng, người vợ nói: - Bố nó nhẹ tay một tí, cọ mạnh trầy da mất! Nguyên Bảo nói: - Nó đâu phải giấy bồi, đụng vào là rách? Mẹ nó không biết, mấy ông giám định viên chúa soi mới, vạch cả lỗ đít trẻ ra xem, thấy bẩn là ép xuống hạng, một hạng là mười mấy đồng! Rồi thì cũng tắm xong. Nguyên Bảo bế cu Báu, vợ anh lấy khăn lau khô nước trên người nó. Thằng nhỏ đỏ hồng dưới ánh đèn, thoang thoảng mùi thơm. Người vợ lấy ra chiếc áo mới mặc cho nó, thuận tay đón lấy thằng nhỏ từ tay chồng. Thằng nhỏ dẩu mồm tìm vú, chị ta cho nó bú tí. Nguyên Bảo lau tay nhồi một tẩu thuốc, châm lửa từ chiếc đèn dầu treo trên khung cửa. Anh ta vừa nhả khói vừa nói: - Cái thằng, làm mình toát mồ hôi! Thằng nhỏ ngậm vú mà ngủ. Người mẹ bế con, lấn bấn không nỡ rời. Nguyên Bảo nói: - Đưa nó cho tôi. Đường xa lắm. Người vợ giằng núm vú ra khỏi miệng thằng bé. Miệng nó chúm chím, làm như núm vú vẫn đang trong miệng. Kim Nguyên Bảo một tay cầm đèn lồng, một tay bế thằng con trai đang ngủ bước ra cửa, theo con hẻm lên đường trục của thôn. Khi còn đi trong con hẻm, anh hình như vẫn cảm thấy cặp mắt bên cửa dõi theo anh mà trong lòng chua xót. Lúc ra đến đường lớn, nỗi đau mới dịu đi. Trăng chưa lặn, mặt đường xám xịt, những cây dương trụi lá đứng bất động bên lề đường như những ông già gầy guộc, thân cành ánh lên màu trắng đục. Hơi đêm lạnh thắt ruột, anh bất giác rùng mình. Ánh sáng đèn lồng ấm áp, run rẩy in bóng xuống mặt đường. Khi trông thấy cây nến bằng mỡ cừu nhỏ những giọt nước mắt đục ngầu trong chiếc chao đèn màu trắng, anh khịt khịt mũi. Ở một góc sân của nhà nào đó, con chó sủa lên mấy tiếng chiếu lệ. Nó không thấy hào hứng khi sủa. Anh cũng vậy, không thích thú gì khi trông thấy cái bóng đen sì của con chó rồi sau đó nghe thấy nó chui vào trong đống cỏ và rên ư ử. Khi sắp ra khỏi thôn, anh nghe thấy tiếng trẻ khóc, ngẩng nhìn ánh đèn vàng vọt của mấy nhà, anh biết họ đang làm công việc mà anh cùng; vợ vừa làm. Anh biết anh sớm hơn họ, trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút. Qua miếu thổ địa ở đầu thôn, anh lôi trong bọc ra một tệp giấy vàng. Anh châm lửa từ đèn lồng rồi hoá vàng trong cái lư đặt trước miếu. Khi ngọn lửa như con rắn nhỏ leo trên tệp giấy vàng, anh trông thấy quan thổ địa ngồi ngay ngắn, hai bên là hai quan bà với nụ cười băng giá. Quan thổ địa và hai quan bà đều là tác phẩm của ông thợ đá họ Vương. Quan ông đẽo bằng đá granit màu đen, hai quan bà đẽo bằng đá trắng, quan ông lớn hơn hai quan bà cộng lại, lớn hơn nhiều, y như một người lớn đứng giữa hai đứa trẻ. Tay nghề của ông thợ đá rất kém, tượng quan ông và hai quan bà xấu tới mức ma chê quỉ hờn. Mùa hè, miếu bị dột, các tượng đá mọc rêu, do vậy các vị đều xanh lè. Lúc cháy gần hết, tàn giấy tở ra rất nhanh, giông một con bướm trắng, ngọn lửa sạm đỏ run rẩy trên đó rồi biến mất nhanh như chớp. Anh nghe thấy tiếng nứt của tàn giấy vỡ thành tro. Anh đặt đèn lồng và thằng nhỏ xuống, quì lạy quan ông và hai quan bà một lạy. Công việc cắt hộ khẩu cho đứa con đã xong, Kim Nguyên Bảo đứng dậy, một tay bế con, tay kia cầm đèn lồng, hối hả lên đường. Khi mặt trời nhô lên đỉnh núi, anh đã đến bờ sông Diêm Thuỷ. Những cây diêm thụ bên sông như bằng pha lê. Sông nước một màu hồng. Anh tắt đèn lồng giấu trong rừng diêm thụ rồi đi ra bến sông, đợi đò sang. Thằng nhỏ đã thức dậy, ề à khóc một hồi. Nguyên Bảo sợ nó khóc sẽ nhẹ cân, nên tìm mọi cách dỗ cho nó nín. Thằng nhỏ đã lẫm chẫm biết đi, Nguyên Bảo đặt nó xuống bãi cát mịn, bẻ một cành diêm thụ cho nó chơi, còn anh tranh thủ hút một tẩu thuốc. Khi giơ cánh tay cầm tẩu lên, anh cảm thấy đau như giần. Thằng nhỏ dùng roi vụt những con kiến đen trên cát, vì vung roi nên nó loạng choạng, mất thăng bằng. Mặt trời đỏ rực, nhuốm hồng mặt nước và cả khuôn mặt thằng nhỏ. Nguyên Bảo để mặc con chơi một mìnn, anh lững thững dạo quanh. Lòng sông rộng chừng nửa dặm, nước chảy lò lững, đục ngầu. Mặt trời vừa lên, bóng đổ dài như một cây cột cắm xuống mặt nước, lòng sông như một dải lụa vàng. Không ai dám nghĩ có thể bắc được một cây cầu trên con sông này. Con thuyền vẫn neo ở bãi cát bên kia sông, chỗ nước nông, nhìn từ bên này thấy nhỏ xíu. Con thuyền vốn dĩ nhỏ, anh đã từng ngồi. Chèo thuyền là một ông già điếc, ở trong túp lều ven sông. Anh trông thấy làn khói mỏng bốc lên từ nóc lều, hiểu rằng ông đang thổi cơm. Anh kiên trì đợi. Sau đó, một số người đến đợi thuyền. Có hai người già, một thiếu niên hơn mười tuổi, một bà nạ dòng bế đứa con nhỏ. Hai người già hình như là vợ chồng, lặng lẽ ngồi bên nhau, bốn mắt như bốn hòn bi ve, đăm đăm nhìn dòng sông không chớp. Cậu thiếu niên ở trần, quần cộc màu xanh, chân đi đất, trên mặt và trên những chỗ lộ ra trên người, phủ một lớp da màu trắng; nứt nẻ hình vẩy cá. Cậu ta chạy xuống bò sông, vạch quần đái một bãi xuống nước, rồi đến ngồi xổm bên cu Báu, xem những con kiến đen bị roi vụt nát bét, lại còn nói với cu Báu những câu quái quỉ gì đấy, vậy mà thằng lỏi hình như hiểu, cười khanh khách thành tiếng. Bà nạ dòng mặt mũi héo hơn, tóc rối bù, buộc lại bằng: một sợi dây màu trắng, quần thâm, áo màu xanh, tạm coi là sạch sẽ. Nguyên Bảo giật mình khi thấy bà ta cho đứa bé đi tiểu: thì ra là con trai. Lại thêm một kẻ cạnh tranh! Nhìn kỹ, thằng nhỏ này gầy yếu hơn thằng cu nhà anh nhiều, da đen nhẻm, tóc vàng hoe, trên vành tai còn có hột cơm màu trắng, còn lâu mới là đối thủ của cu Báu. Kim Nguyên Bảo thở phào nhẹ nhõm, anh lân la hỏi chuyện bà nạ dòng: - Bác cũng đến đó phải không ạ? Bà nạ dòng nhìn anh cảnh giác, ôm đứa trẻ chặt hơn, miệng lập bập nhưng không nói gì. Nguyên Bảo có vẻ cụt hứng, bèn quay đi nhìn cảnh vật bên kia sông. Mặt trời đã lên cao một con sào, nước sông màu vàng lưu li. Con thuyền nhỏ xíu vẫn lặng lẽ neo mép nước. Nóc lều vẫn nhả khói. Không thấy bóng dáng ông chèo đò. Cu Báu và cậu vẩy cá dắt tay nhau đi dọc mép nước đến mấy chục bước. Nguyên Bảo hoảng hốt đuổi theo. Khi anh giằng lấy cu Báu ôm chặt, thằng nhỏ kia ngỡ ngàng nhìn anh không chớp. Cu Báu khóc ầm lên đòi xuống đất, anh dỗ: - Nín đi con! Ông lái đò cho thuyền sang kia kìa! Nhìn sang, quả nhiên đã thấy ông già bước thấp bước cao đến bên con thuyền, người ông như toả nắng. Mấy người khác, cũng là dân đợi đò, vội tiếp cận con thuyền. Nguyên Bảo kiên quyết không đặt thằng nhỏ xuống. Nó giãy giụa một hồi rồi nín khóc, nhưng nức nở gọi mẹ. Nguyên Bảo lôi trong túi ra mấy chục hạt đậu rang bỏ vào miệng nhai biến rồi mớm cho nó. Nó khóc ầm lên, hình như không thích ăn nhưng vẫn nuõt đánh ực. Thuyền ra đến giữa sông thì một người đàn ông cao to, râu quai nón, từ trong rừng diêm thụ chạy ra, tay bê một đứa nhỏ cao chừng sáu mươi phân, nhập vào đoàn người đợi sang sông. Kim Nguyên Bảo miệng thơm mùi đậu rang, liếc nhìn người rậm râu với vẻ nghi ngại. Người đó nhìn khắp lượt mọi người bằng cặp mắt ngỗ ngược. Hắn ta mắt to, đen rầm, mũi nhọn hoắt, khoằm như mỏ chim ưng. Đứa trẻ trong tay hắn là một bé trai, mặc bộ quần áo mới tinh màu đỏ, đây đó còn. bám những mẩu chỉ màu. Bộ quần áo đặc biệt khiến đứa bé rất nổi. Nó rụt đầu trong cổ áo, tóc mảnh, rậm mà khô, da dẻ cũng có thể gọi là trắng, nhưng cặp mắt bé tí khiến nó trở nên rất già. Nó còn có đôi tai lá hò, vừa to vừa dày. Tất cả những cái đó khiến nó trở thành mục tiêu chú ý, dù rằng nó ngoan ngoãn nép người vào lão rậm râu, không nói cũng chẳng cựa quậy. Con thuyền từ từ sang ngang, mũi thuyền luôn xoay theo hướng dòng chảy. Những khách qua sông rúm lại một chỗ, mắt dõi theo con thuyền. Con thuyền rồi cũng cập vùng nước nông. Ông lái đò buông mái chèo, chông sào trúc đẩy thuyền, nước đục rẽ ào ào trước mũi, thuyền cập bến. Bảy người lố nhố trên thuyền lần lượt lên bò, trước đó, họ móc túi bỏ vào quả hồ lô trong khoang tò bạc lẻ hoặc đồng xu sáng loáng, ông lái đò vịn cây sào nhìn dòng sông mải miết trôi về hướng Đông. Đợi mọi người trên thuyền xuống hết, những người bờ bên này mới vội vã lên thuyền. Kim Nguyên Bảo vốn có thể là người lên thuyền đầu tiên, nhưng anh chựng lại một thoáng đợi người rậm râu lên rồi anh mới lên theo. Tiếp theo anh là bà nạ dòng bế đứa con trên tay, sau đó là hai ông bà già. Vẩy Cá giúp ông bà già lên thuyền, cậu ta dắt cụ bà lên trước, rồi quay lại đón cụ ông. Cuối cùng, cậu nhẹ nhàng nhảy lên, đứng vững vàng ngay trên mũi thuyền. Nguyên Bảo ngồi đối diện với Râu Quai Nón. Anh sợ cặp mắt sâu như giếng của ông ta, anh cũng sợ ánh mắt tối rầm của đứa trẻ ngồi trong lòng ông ta. Thằng nhỏ không phải một đứa trẻ, mà là một tiểu yêu đội lốt người. Anh bấn lên trước cái nhìn của nó, đứng ngồi không yên. Anh nhấp nhổm khiến con thuyền chòng chành. Ông lái điếc nhưng không câm, quát to: - Hành khách ngồi yên nào! Nguyẽn Bảo tránh cái nhìn của thằng nhỏ, anh ngoảnh nhìn dòng nước, nhìn mặt trời, nhìn con diệc ăn lẻ. lông màu xám đang bay là là mặt nước. Vậy mà tim anh cứ rộn lên, khắp người nổi da gà. Chang còn cách gì khác, anh đành ngắm cái lưng trần tuy đã còng nhưng cơ bắp cực kỳ phát triển của ông lái đò. Quanh năm suốt tháng trên sông nước, da ông ánh lên màu đồng, nhìn cơ thể ông mà Nguyên Bảo thấy lòng ấm lại, anh cảm thấy khỏe ra đòi chút nên không muốn rời mắt khỏi ông lão. Ông lái đò khoan thai đẩy mái chèo, động tác nhịp nhàng, tiết tấu phân minh, mái chèo múa lượn trong dòng nước trông như một con cá lớn màu nâu sẫm đang đuổi theo thuyền. Chão cọc chèo rít lên nhè nhẹ, mũi thuyền rẽ nước rào rào, tiếng thở nặng nhọc của ông lái đò, tất cả quyện vào nhaư thành một bản nhạc trầm, nhưng trong lòng Nguyên Bảo thì không lặng chút nào. Cu Bảo gào khóc, anh còn cảm thấy nó cứ húc đầu vào bụng anh, phải sợ lắm thì mới húc như thế. Ngẩng nhìn, anh bắt gặp ánh mắt nhọn như mũi dùi của thằng tiểu yêu, anh rụng rời chân tay, tóc dựng ngược vì sợ. Anh vội xoay người sang hướng khác, ôm chặt thằng con, mặc cho mồ hôi ướt đẫm quần áo trên người. Mãi mới sang tới bờ bên kia. Thuyền vừa neo, anh nhét vội tờ giấy bạc đẫm mồ hôi vào quả hồ lô rồi nhảy lên bờ, loạng choạng đôi chút trên bờ cát ẩm ướt rồi không thèm nhìn lại, anh bế con băng qua đầu ghềnh, trèo qua con đê sang phía có con đường lớn ra thành phố. Gấp như chữa cháy, nhanh như sao băng, ba bước dồn hai, hai dồn một, anh muốn vù một cái ra đến thành phố, anh càng muốn bứt khỏi thằng tiểu yêu mặc bộ quần áo màu hồng. Con đường rộng thênh thang, gần như không có tận cùng. Hai bên đường cây cối khẳng khiu, vài chiếc lá vàng còn bám trên cành, thi thoảng bầy chim sẻ cãi nhau chí chóe với lũ quạ. Lúc này đã là cuối thu, bầu trời cao vòi vọi, dọc đương bao nhiêu là cảnh đẹp, nhưng Nguyên Bảo không dám chậm trễ, anh eướp đường mà đi như con thỏ chạy trốn bầy sói. Ra đến thành phố thì đã là giữa trưa. Nguyên Bảo khát khô cả cổ, cu Báu nóng như hòn than, thò tay vào túi thấy còn hơn chục đồng tiền lẻ, anh rẽ vào một quán rượu, tìm chiếc bàn kê ở một xó, ngồi xuống gọi một li cốc- tai. Anh đổ cho cu Báu vài ngụm nhỏ, còn anh tợp một ngụm lớn. Vài con nhặng xanh bay lượn trên đầu cu Báu, anh giơ tay xua đuổi nhưng giơ đến nửa chừng liền chững lại như bị bắn một phát bằng tia la de. Ở một xó khác, Râu Quai Nón đang ngồi ngay ngắn bên bàn, trên bàn có thằng tiểu yêu mà Nguyên Bảo rất sợ. Nó cầm cốc rượu uống từng ngụm, động tác vô cùng thành thạo, như một bợm rượu chính hiệu, cử chỉ không ăn nhập với tuổi tác, nó là một nghịch lý, khiến đám nhân viên nhà hàng và khách ăn đều chú ý đến nó. Nhưng Râu Quai Nón phớt tỉnh, chăm chú tu ông ọc chai rượu nổi tiếng “Hương ba dặm” của nhà hàng. Nguyên Bảo uống vội li rượu cốc- tai, khẽ đặt bốn đồng một hào lên bàn, bế cu Báu lên, đầu cúi gằm sát ngực, lặng lẽ chuồn khỏi quán. Sau giò nghỉ trưa, Nguyên Bảo tay bế cu Báu, đợi trước cửa Trạm thu mua đặc sản của Học viện Nấu nướng. Trạm này có kiến trúc chẳng giông nơi nào: nhà nóc tròn, tường vây cao cao xảy bằng gạch đỏ, cửa ra vào tròn như vầng trăng. Trong vườn trồng toàn hoa thơm cỏ lạ, cây cối xanh tốt quanh năm. Chính giữa là một bể non bộ hình bầu dục, nước phun từ đỉnh núi giả xòe ra như một bông cúc, lúc nở bung lúc tàn lụi, mặt bể đẩy bong bóng nước, tiếng động rào rào. Trong bể nuôi một đàn rùa Hương Qui, mai năm màu, và những con cá vàng mũm mĩm. Tuy rằng đến lần này là lần thứ hai nhưng Nguyên Bảo vẫn giật mình thon thót như bước chân vào động phủ thần tiên, mỗi tế bào run lên vì hạnh phúc. Đã có hơn ba chục người xếp hàng dọc theo lan can bằng sắt chuyên dùng, Nguyên Bảo vỏi nhập bọn, người đứng trước anh chính là Râu Quai Nón và thằng nhóc quần áo màu đỏ. Nó gác đầu lên vai Râu Qui Nón, cặp mắt cú vọ lóe lên những tia thâm hiểm. Nguyên Bảo há miệng định kêu nhưng không dám kêu. Đợi miết hai tiếng đồng hồ mới có tiếng chuông điện trên ngôi nhà lầu. Đám người mệt bã vì chò đợi phấn chấn hẳn lên, nhao nhao đứng dậy lau mặt vắt mũi cho bọn trẻ nhỏ, nhổ nước bọt vào lòng bàn tay để hoà son thoa lên gò má chúng. Nguyên Bảo lấy vạt áo lau mồ hôi trên mặt cho cu Báu, chải tóc cho nó bằng những ngón tay thô ráp. Mỗi Râu Quai Nón là chẳng động cựa, thằng tiểu yêu giương cặp mắt rắn ráo nhìn xung quanh, bình tĩnh đến kỳ quặc. Cánh cửa liền kề lan can rít ken két, lộ ra căn phòng lớn, rộng rãi sáng sủa. Công việc thu mua bắt đầu. Ngoại trừ tiếng ho túc tắc của đứa trẻ nào đó, còn lại là im lặng. Người mua hạ giọng trao đổi với người bán, trong một khung cảnh thông cảm hoà hợp. Nguyên Bảo sợ thằng tiểu yêu nên đứng giãn xa một quãng, đủ để người khác không chen vào giữa Tiếng nước lúc mạnh lúc yếu nhưng không đứt đoạn. Chim hót trên cành cây, uyển chuyển như tiếng đàn. Một phụ nữ bán xong thằng con, liền rời khỏi lan can, Râu Quai Nón và thằng tiểu yêu bắt đầu trả lời những câu hỏi. Nguyên Bảo và cu Báu đứng cách ba mét, không nghe được họ nói thầm những gì. Bụng thì có sợ, nhưng mắt vẫn phải nhìn họ. Anh trông thấy người đàn ông mặc đồng phục màu trắng, đội mũ trắng viền đỏ đón lấy tiểu yêu từ Râu Quai Nón. Tiểu yêu vốn khó đăm đăm, giò bỗng tươi hơn hớn, khiến Nguyên Bảo sợ tái mặt, còn người đàn ông kia thì không biết gì cả. Ông ta cởi tuột quần áo thằng tiểu yêu rồi lấy chiếc đũa thuỷ tinh chọc chọc vào ngực nó. Thằng tiểu yêu cười khanh khách. Lát sau, Nguyên Bảo nghe thấy Râu Quai Nón gầm lên: - Loại hai? Mẹ kiếp, các người khinh tôi vừa chứ! Nhân viên thu mua cũng cao giọng hơn một chút, nói: - Anh bạn, đừng sợ không biết hàng tốt, chỉ e bản thân hàng không tốt thôi! Thằng nhỏ của anh không nhẹ cân, nhưng da nó vừa thô vừa ráp, nó mà không có giọng cười rất đáng yêu, thì đá xuống loại ba rồi! Râu Quai Nón lầu bầu mấy câu, vơ nắm bạc giấy đếm qua quít, rồi nhét vào túi, chui qua lan can đi luôn. Nguyên Bảo nghe thấy thằng tiểu yêu vừa được giám định loại hai, chửi với theo: - Đ. mẹ quân giết ngươi! Để xe nó cán chết đồ khôn kiếp như mày ngay ngoài cổng! Tiếng nó khàn khàn, giọng đay nghiến không ai có thể nghĩ rằng những câu chửi bới ấy lại buột ra từ một đứa trẻ cao chưa đầy một mét. Khuôn mặt hồ hởi ban nãy đột nhiên trở nên nanh nọc, trán nó đầy nếp nhăn, bộ dạng rất giông một tên đồ tể. Năm cán bộ thu mua giật mình kinh hoảng, mặt tái mét, đứng ngây như phỗng. Thằng tiểu yêu chống nạnh nhổ một bãi nước bọt về phía họ rồi khệnh khạng đi về phía lũ trẻ có thẻ bài đánh dấu. Năm người cán bộ thu mua đứng đực ra hồi lâu, đưa mắt cho nhau như để an ủi: không sao, không sao! Công việc tiếp tục. Ông trung niên đội mũ rộng vành có khuôn mặt hồng hào dễ mến, ngồi sau chiếc bàn vẫy Nguyên Bảo. Anh vội bước tới, tim đập thình thịch. Cu Báu khóc thét. Anh ấp úng dỗ con. Anh nhớ lại kmh nghiệm xương máu lần trước. Lần ấy anh đến muộn, hạn ngạch thu mua đã đủ, lẽ ra anh có thể nài nỉ cán bộ thu mua, nhưng cu Báu khóc dữ quá khiến anh bấn tinh lên, quên sạch. Anh dỗ con: - Nín đi con, chóng ngoan, người ta không thích trẻ con khóc. Cán bộ thu mua hỏi nhỏ: - Đứa nhỏ này đẻ để bán cho Trạm đặc sản phải không? Nguyên Bảo cổ họng tê buốt, lạc cả giọng. Cán bộ thu mua hỏi tiếp: - Do vậy thằng nhỏ này không phải là người, đúng không? - Đúng, nó không phải là người - Nguyên Bảo trả lời. - Vì vậy anh bán cho Trạm là bán một loại hàng đặc biệt, đúng không? - Đúng. - Anh giao hàng cho chúng tôi, chúng tôi trả anh tiền, giá cả sòng phẳng, thuận mua vừa bán, hàng đã trao không bao giờ đòi lại, đúng không? - Đúng. - Tốt, vậy anh điểm chỉ vào chỗ này! - Cán bộ thu mua vừa nói vừa đẩy mảnh giấy in sẵn về phía Nguyên Bảo rồi đẩy nghiên mực về phía anh. Nguyên Bảo nói: - Đồng chí, em không biết chữ, trên giấy viết những gì thế? Cán bộ thu mua nói: - Những điều tôi và anh vừa nói với nhau. Nguyên Bảo giơ ngón tay cái lăn son đỏ chót ấn xuống tờ giấy theo sự chỉ dẫn của cán bộ thu mua. Anh thấy nhẹ cả người sau khi hoàn thành công việc trọng đại này. Một nữ cán bộ thu mua đón lấy cu Báu. Nó vẫn khóc. Chị ta bóp một cái vào họng thằng nhỏ, nó lập tức câm bặt. Nguyên Bảo cúi lom khom xem chị ta cởi quần áo thằng bé, kiểm tra rất nhanh nhưng rất kỹ toàn thân, ngay cả hậu môn cũng vạch ra, bao da qui đầu cũng lộn ra xem. Chị ta vỗ tay, nóí với người ngồi sau bàn: - Loại đặc biệt. Nguyên Bảo xúc động đến nỗi suýt khóc. Một cán bộ thu mua đặt cu Bảo lên bàn cân, xướng: - Hai mươi mốt cân bốn lạng. Một cán bộ thu mua khác ấn nhẹ vào chiếc máy, nó đùn ra một mẩu giấy. Ông ta vẫy Nguyên Bảo. Anh bước: lên nghe ông ta nói: - Loại đặc biệt mỗi ki lô một trăm đồng, hai mươi mốt cân bốn lạng vị chi hai nghìn một trăm bốn mươi đồng. Ông ta trao cục tiền cùng với mẩu giấy cho Nguyên Bảo, nói: - Anh đếm lại đi! Nguyên Bảo run lẩy bẩy cầm tiền lên, đếm qua quít, đầu mụ đi. Anh nắm chặt tập tiền, hỏi như khóc: - Tiền này là của em à? Người kia gật đầu. - Em về được chưa? Người kia gật đầu.