han Tài bị kỹ luật và thôi không còn được tín nhiệm ở cương vị Đội trưởng đường dây 500 kilôvôn nữa. Tạm thời được đưa về trạm Biến Điện 500kv Phú Tân chờ xử lý. Anh phải tạm thời bảo quản các bình chữa cháy, sơn phết lại các vỏ thiết bị hoặc phải chăm chút mảng cây xanh tại trạm. Lúc này anh không muốn làm chức này chức nọ nữa, muốn là người bình thường và làm nghề điều hành. Anh muốn xuất phát lại từ đầu từ một trạm điện. Trạm Biến Điện Phú Tân trông đẹp mắt, toàn một màu đá xanh. Hai hàng cau từ cổng trạm chạy vào phòng điều hành được cắt dọn sạch sẽ, các thiết bị mới lắp đặt nên nước sơn cùng với sự ngay ngắn thẳng hàng ai ai nhìn cũng thấy thích. Phan Tài còn muốn sơn các màu ba pha điện to rộng. Anh cắm cúi làm theo cách nghĩ của mình, có màu đỏ xanh vàng vào sân ngắt, trông cũng hay hay. Cùng phụ trợ với anh, có một tốp sinh viên được nhận vào thực tập. Phan Tài lôi kéo tất cả ra sân. Nhìn ánh mắt ngây thơ, chưa từng nếm mùi đời của họ, lại phải thực tập tại một trạm điện phức tạp như trạm Phú Tân. Phan Tài thương cảm họ và muốn gìn giữ cho tâm hồn họ trong sáng, trước khi đi làm ở một trạm nào đó.Phan Tài nhìn các em thực tập vẻ ngây ngô nên quan tâm:- Mấy ngày nay có ai chỉ dạy các em điều gì không?- Dạ không ạ…- Đám học sinh rần rần trả lời.- Tới thực tập ở đây, không ai chỉ cho tụi em biết gì. Mấy anh chỉ toàn bắt tụi em sơn, chán thấy mồ!- Tại tụi em có hỏi gì đâu!- Như mấy máy cắt trong trạm đây: đâu là máy cắt, đâu là cầu dao, đâu là sứ đỡ. Tụi em chỉ toàn thấy một rừng sứ, chỉ từ khi anh nói cái tên là tụi em hiểu mang máng thôi.- À!…Vậy thì anh chỉ cho. Trước tiên anh hỏi bài các em trước đã, khi còn học lớp mười hai các em có học qua lý thuyết: Muốn truyền tải điện đi xa, để tránh tổn hao, người ta nâng điện thế càng cao càng tốt. Đó là lý thuyết, còn ngoài thực tế người ta làm như thế nào?Từ Nhà máy thủy điện Hoà Bình, người ta nâng điện thế lên 500 kí-lô-vôn (tương đương 500 ngàn vôn), để truyền tải đi xa không bị tổn hao. Đến nơi tiêu thụ, người ta phải hạ trở lại còn 220 kí-lô-vôn hoặc 110 ki-lôvôn, 15 ki-lô-vôn và xuống 220 vôn. Mỗi một cấp thế cần hạ phải có trạm hạ thế. Trạm Phú Tân là một trạm 500 ki-lô-vôn tiếp tục hạ điện thế xuống còn 220 kí-lô-vôn (và cả 110 ki-lô-vôn), để tiếp tục cấp điện cho các trạm nhỏ hơn nằm rãi rác toàn thành phố. Các Trạm tiếp tục hạ xuống còn 15 kí-lô-vôn, tới đó giao hẳn cho Công ty Điện Lực Thành phố quản lý đương nhiên họ phải hạ thế xuống còn 220 vôn. Đó là cấp điện thế cho người dân sử dụng.Trở lại Trạm Phú Tân này, các em đúng ra phải đặt câu hỏi. Nguồn vào của đường dây 500 kí-lô-vôn gồm có những gì và đường dây truyền tải về các trạm khác đâu? Để biết đầu vào ra như thế nào?- Tụi em định hỏi, nhưng anh cứ nói hoài…- Ừ! Chừng nào thấy anh ngưng là lúc đó tụi em hỏi nghen.- Dạ! Nhưng lỡ anh nói hoài thì sao…- Thôi khỏi hỏi đi, tại nhiều khi hỏi làm anh cũng cục hứng. Nè anh không được đào tạo phần sư phạm, nói chuyện này quên chuyện kia. Nãy giờ anh nói tới đâu rồi?- Anh nói tới…đường dây nào là truyền về trạm Phú Tân. Đường dây nào tải đi.- À! Tới đó rồi phải không. Rồi…Anh nhớ rồi. Số là vầy: Khi truyền tải điện đi xa từ Bắc vào Nam, có khi điện thế sẽ vọt lên đến 700 kí-lô-vôn do đường dây song song với mặt đất tạo thành bù ảo, nên cần phải triệt điện thế ảo đó. Người ta sẽ gắn ngay ba cuộn kháng trên ba pha (theo lý thuyết các em đã học: dung kháng và cảm kháng ngược chiều nhau), cảm kháng của cuộn dây sẽ triệt tiêu dung kháng của đất bù ảo vào. Đó là ba cuộn kháng - Phan Tài chỉ tay về hướng đầu trạm. Bây giờ anh hỏi, nếu như ở đây lấy nguồn từ thủy điện Hoà Bình, lỡ như phải sửa chữa đường dây đó, thì trạm Phú Tân phải mất điện sao? Do vậy, trạm Phú Tân phải lấy thêm một nguồn khác nữa là các nguồn thủy điện và nhà máy nhiệt điện khác. Nhưng hiện tại các nguồn này chỉ ở cấp điện thế 220 kí-lô-vôn mà thôi, người ta sẽ làm mạch hai 500 kí-lô-vôn và các nhánh 500 kí- lô-vôn khác nữa.Trong lý thuyết, chúng ta đã từng thấy sơ đồ hình tia. Anh muốn từ sơ đồ đơn giản này để các em dễ nắm. Trên giấy các em thấy đây là một hình tia, nhưng chưa có thiết bị nào.Bây giờ, các em hãy nhìn kỹ. Các đường dây đều có hai mạch chạy song song cả. Và các em xem đây, khi đến hoặc ra khỏi trạm mỗi mạch đều phải qua máy ngắt điện, để khi cần sửa chữa hoặc có sự cố xảy ra nó sẽ tự động ngắt điện. Một máy ngắt bao giờ cũng có cầu dao hai đầu, để khi có công tác sửa chửa máy cắt, cần mở hai cầu dao ra và trông thấy được. Bên cạnh đó người ta cần gắn biến dòng để đưa vào phòng, phục vụ cho công việc đo đếm, cũng như bảo vệ máy cắt đó. Dòng điện ở bên ngoài có thể cả trăm am-pe, nhưng qua biến dòng chỉ vài am-pe, sau đó người ta sẽ nhân với tỉ lệ của nó, là sẽ biết giá trị thực của nó. Ngoài ra trong biến dòng này người ta cũng lấy tín hiệu cấp dòng cho rờ-le, nếu như có sự cố rờ-le sẽ hoạt động cấp tín hiệu cho các cuộn cắt máy cắt. Tóm lại, cái rừng cột này các em không hiểu thì thấy nó như rừng sứ và dây chạy đi chằng chịt. Còn bây giờ các em hiểu rồi, anh sẽ hệ thống lại cho các em thấy dễ hiểu như sau. Bên kia là gì?- Dạ! Cầu dao của máy cắt.- Đấy! Nhìn được cả dãy rồi đấy! Thế còn dãy phía trong?- Dạ! Đó là biến dòng…- Giỏi…tiếp theo…- Máy cắt…rồi tới sứ đỡ, rồi đưa lên thanh cái…- Giỏi…- Phải công nhận, anh nói xong. Bây giờ tụi em nhìn thấy và hiểu từng đường dây một.- Tới đây anh sẽ chỉ cho các em thấy tuyến đường dây từ thủy điện đưa về. Cái tên của nó là 271. Đây nó đây, số 2 nghĩa là cấp điện áp 220 kí-lô-vôn, số 7 là máy cắt nối vào đường dây (chứ không phải máy biến thế), số 1 nghĩa là số thứ tự 1 và đấu lên thanh cái thứ nhất.- Thế tại sao, đường dây thứ hai lại đấu lên thanh cái 2 nhưng nó lại là số 6.- Vì nó làm sau nên không còn số thứ tự dành cho nó. Phần lớn ưu tiên cho số thứ tự hơn là cho thanh cái. Trên mỗi thanh cái người ta đều có biến áp (ở trạm điện thường gọi là TU để phân biệt với các biến thế còn lại) để lấy tín hiệu áp, cho đo đếm và cấp cho một số rờ-le cần áp.- Phải công nhận rằng, tụi em học ở trường nhiều năm rồi mà không hiểu gì. Gặp anh vài giờ, tụi em thông cả.Lâu quá không còn nghe ai khen ngợi mình. Mấy đứa học sinh làm cho Phan Tài hãnh diện lắm, nhưng làm bộ e ấp:- Nói vậy sao được! Ở trường dạy phần cơ bản, để sau này các em có phần cơ bản mà nắm các hoạt động của rờ-le, của máy biến thế…vân vân.- Anh ơi! Cho em hỏi…hình như tay anh bị tật hả. Tay anh thấy hình như cong cong, không thẳng lắm vậy?- Tật gì mà tật! Phản xạ con người vậy thôi. Các em còn phải biết khoảng cách an toàn ở sân điện 220 kí-lô-vôn này chỉ có 2 mét thôi (họ đang đứng ở sân điện 220kí-lô-vôn). Không cần phải đợi đụng vào dây dẫn đâu, vi phạm qua khoảng cách hai mét là điện phóng xuống như sét đánh rồi. Các em nhớ nhé: mai mốt ra sân ngắt không được đưa vật ngọn lên cao, tay không chỉ qua phạm vi hai mét, sân 110 kí-lô-vôn là 1 mét rưỡi…nhớ chưa?- Dạ tụi em hiểu rồi.- Thôi mình đi vào hở anh?- Phải sơn chứ!Sân ngắt đầy màu sắc, mỗi lộ máy cắt được sơn đậm đà hơn. Công trình không còn đơn điệu, khô khan như thường vẫn gặp trong các ngành kỹ thuật. Phan Tài dẫn nhóm sinh viên thực tập sơn màu cho các pha, họ muốn sơn cho đậm và bề thế ra. Nắng cháy như đỏ lửa, sân ngắt không một bóng cây, phần lớn công việc phải hoàn thành trước các ngày Nguyên Thủ tướng đến thăm trạm.Nhóm sinh viên ngây thơ vừa làm vừa hỏi:- Tại sao ngành Điện chọn vàng xanh đỏ mà không phải màu khác?- Ba màu cơ bản mà - Phan Tài đáp lại. - Thực ra, chỉ ba màu đó đã là vô tận màu rồi. Trong không gian ánh sáng có vô số màu, biến thiên từ màu không thấy được đến những bước sóng màu thấy được ( đỏ cam vàng lục lam chàm tím ). Nhưng về màu sắc, chỉ ba màu đỏ xanh vàng là đủ làm nên mọi màu.- Có màu sắc nhìn trạm điện đỡ khô khan, trạm điện đẹp ra. Em thích quá, màu sắc như nói lên ngành mình thật lộng lẫy kiêu kỳ. Màu đỏ nói lên tinh thần chiến thắng, tính cách mạnh mẽ, màu xanh nhẹ nhàng hoà hợp và màu vàng là màu của kiến thức uyên thâm. Chắc vì vậy mà ngành Điện chọn ra để ký hiệu cho pha A, pha B, pha C. Sao ngành Điện mình khôn quá anh nhỉ! Chắc tại ngành Điện mình mang lại cho xã hội sự phồn thịnh, văn minh hơn…mà chỉ cần có ba pha thôi đã làm nên đủ mọi màu sắc.- Chứ còn gì nữa! - Phan Tài nghe các em khen ngợi ngành Điện, anh rất khoái. Đã lâu rồi niềm tự hào với ngành xem ra cũng bị “lụt nghề”, Phan Tài rân cổ lên khoe ngành của mình - Các em có biết không, những người trong ngành Điện toàn là những người “chính nhân quân tử”…- Sao giống trong truyện kiếm hiệp quá vậy anh.- Mày để ảnh nói tiếp coi, người ta đang nói xen vào là không tốt đấy.Phan Tài đợi hai đứa kia thôi tranh cãi nhau, anh mới bắt hơi thật dài. Tuy hơi mệt nhưng nói tới ngành Điện là anh muốn ca ngợi cho đã. Bằng giọng toán học anh tiếp tục:- Thực vậy, anh sẽ chứng minh cho các em nghe. Các em hãy chú ý các công trình xây dựng đây, có phải từ khi người ta đào móng phải đo đạc cẩn thận từng ly từng tí không? Chỗ này phải thẳng hàng với chỗ kia, phải đúng trọng tâm từng trụ cột. Sau đó, người ta dựng cột cũng phải thẳng hàng thẳng lối, nếu không thì nó sẽ ngã đổ. Nhìn những cột điện xem, đều tăm tắp từng hàng, ngay ngắn từng hàng. Vậy, có phải chăng, ngành Điện ngay từ đầu đã để ý đến sự ngay ngắn của mình, sự thẳng thắn của mình. Nên, những người trong ngành Điện ngay từ đầu có phải là những người chính nhân quân tử không?- Hay! cảm phục cảm phục…Mấy đứa sinh viên mới vào làm vỗ tay khen ngợi Phan Tài bôm bốp, chúng cũng ưỡn ngực tự hào khi được vào trong ngành, mà Phan Tài cho là “chính nhân quân tử”. Trên vai áo của các em có hình logo ngôi sao bốn cánh, cũng có ba màu sắc tươi chúng đang sơn. Phan Tài “đẩy” luôn:- Đất nước có ngôi sao năm cánh, ngành Điện ta có ngôi sao bốn cánh. Lấy hình ảnh ngôi sao để làm biểu tượng cho ngành mình phải cân nhắc kỹ lưỡng, có xứng đáng với hình ảnh ngôi sao đó không? Chưa một doanh nghiệp nào dám quyết định như vậy. Với ngôi sao bốn cánh trở thành hình ảnh của Điện lực Việt Nam. Thiếu đi một cánh nhưng ngành Điện lấy đó làm biểu tượng cho ngành mình. Cùng song hành với sự phát triển của đất nước, đem nguồn sáng cho các em học ở trường, nơi bệnh viện cho các bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Đất nước đang trên đà phát triển nhanh, những người đội nón vàng mang trên tay áo ngôi sao bốn cánh bám chặt lấy công trường, mồ hôi nhuễ nhại nhưng không hề biết mệt mỏi để có đủ sản lượng cần thiết cho công cuộc phát triển. Ngôi sao bốn cánh trên vai các anh công nhân, các chị phụ nữ. Hơn năm mươi nghìn CBCNV ngày đêm lao động cần cù sáng tạo vì sự nghiệp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Mọi người trong ngành cũng từ bốn phương trời quy tụ nhau lại, cống hiến cho đất nước bằng con tim và sức lực mình có. Trên vai áo của những người công nhân ngành Điện, ngôi sao bốn cánh từ lâu không phải không có mồ hôi và máu đổ, cũng linh thiêng như cờ tổ quốc nên cũng phải gìn giữ và bảo vệ ngôi sao trên vai mình, cũng như gìn giữ lá cờ tổ quốc được tươi thắm tung bay trước gió muôn đời.Giờ đây, màu sắc ba pha đồng tâm, thể hiện ý chí quyết tâm của ngành Điện quen thuộc với từng người trong ngành. Ba ngôi sao đồng tâm lớn dần từ trong ra ngoài như thể hiện ánh sáng đang tỏ chiếu tượng trưng cho tính liên tục. Ngành Điện phải đáp ứng đầy đủ đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Nhìn ngôi sao nhỏ màu vàng không ai mà không gợi lên mối quan hệ với lá cờ Tổ quốc, nghĩa là luôn gắn bó với đất nước hình chữ S thân yêu. Tạo nên mối quan hệ khắn khít của ngành và Tổ quốc: Cũng không phải là không thiêng liêng, vì như có năm cánh thì ắt có bốn cánh thôi. Cũng vì vậy, chúng ta phấn đấu vì tổ quốc thân yêu, để trọn vẹn từng cánh một có phải từng người một trọn vẹn với nhiệm vụ và hoàn thành tốt với công tác của mình đó sao? Phấn đấu cho ngành chắc chắn là phấn đấu cho tổ quốc thân yêu của chúng ta. Chắc chắn sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV, thì hình ảnh một ngành Điện vì khách hàng, vì sự nghiệp Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá đất nước, vì một tương lai tươi sáng sẽ đi vào tâm trí của từng người: Như đã có bốn cánh rồi, hãy hướng đến một cánh nữa.Như bao giờ cũng bắt buộc song hành cùng đất nước, như cây với hoa: cây xanh tốt thì hoa cũng tươi đẹp. Hai ngôi sao trong trời xanh hoà bình, sẽ luôn toả sáng khắp năm châu bốn biển, càng tự hào rằng ngành ta quá gần gũi với đất nước mình quá, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Mỗi một ngày đời sống của mọi người được nâng cao, nguồn điện của chúng ta cũng đem tới cho nhiều người được thừa hưởng cuộc sống êm ả thanh bình hơn. Uy tín của đất nước trên thương trường quốc tế từng bước khẳng định vai trò quan trọng của mình, thì ngành Điện cũng càng lúc càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong mọi ngành nghề. Thành tích đáng tự hào nhất, ngành đã cơ bản đáp ứng đủ điện cho nền kinh tế quốc dân. Tổng sản lượng điện đạt 51,2 tỷ kwh. Tổng số khách hàng là 9,5 tăng 5 lần so với các năm trước.Ngôi sao bốn cánh là ngôi sao nhỏ của đất nước, hay là bông hoa tươi sắc nở xoè cùng đất nước. Cả hai đều đúng, vì ví như ngôi sao nhỏ của đất nước là ví số lượng cánh không đầy đủ nhưng phải là cánh sao của đất nước, tìm nghĩa bóng bên cạnh đất nước nhưng không phải chỉ để hiểu nghĩa mà thôi. Mà phải tìm sự đồng ứng tương đối giữa cái riêng của ngành, của từng cá thể và tập thể vì sự nghiệp chung của đất nước, xác định vị trí của mổi người với vị thế của đất nước.Một quy ước hay một ký hiệu nào muốn có, nếu không phục vụ cho cuộc sống tốt đẹp ắt sẽ bị đào thải. Ngôi sao bốn cánh cũng phải trả giá khá đắt cho biểu tượng của mình, cũng là mồ hôi nước mắt và sinh mạng của rất nhiều công nhân, cũng là công cán lao động của từng người, từng cá thể. Và điều kiện tiên quyết là có phục vụ cuộc sống thì mới tồn tại, điều đương nhiên là nó phục vụ cuộc sống và tồn tại. Bởi thế biểu trưng là ngôi sao nhỏ của đất nước thật không có gì quá đáng. Còn là bông hoa tươi sắc nở xoè cùng đất nước thì sao? Nhìn hoa Hướng dương hướng về bầu trời, trên cánh đồng trải rộng, ai không thấy đó là những cái nhìn ngẩng mặt của các em mỗi sáng chào cờ ở sân trường, như những em bé nhỏ hướng về tương lai, như những thanh niên hướng đến chân lý và những người già quý trọng Tổ quốc mình. Bốn cánh là mái đầu trẻ thơ hiền lành, bé nhỏ thân yêu, của mọi công dân ngày đêm lao động hăng say, của mỗi người hy sinh đóng góp cho Tổ quốc. Đó là những bông hoa nở xoè tươi đẹp.Vì thế mà, tự hào của một người trong ngành Điện là một điều tất nhiên. Nhìn ngôi sao bốn cánh lập loè sáng toả, nhìn ánh đèn đường sáng rực bầu trời đêm, nhìn mọi người hò reo trước màn hình để xem đội nhà chiến thắng. Tự dưng, ai cũng thèm nhìn ngôi sao năm cánh được kéo lên với tiếng quân ca hùng tráng, cùng hát theo và thầm nhủ: “chúng ta đã chiến thắng rồi!”. Niềm vui của một người công nhân ngành Điện trào dâng, nhìn lên vai áo mình. Ngôi sao bốn cánh như giục giã: còn rất nhiều điều đáng tự hào hơn nữa. Trên vai các em đã có bốn cánh rồi, sao không cố lên để hướng về năm cánh. Một cánh nữa thôi là trọn vẹn với đất nước rồi! Với nỗi niềm Sao bốn cánh? Sao năm cánh ắt con đường đi lên sẽ sáng ngời.Ngôi sao bốn cánh, ngôi sao năm cánh, cả hai đều quá đỗi tự hào. Phan Tài nói một thôi một hồi, không biết vì thấy Mỹ Nhơn mang nước tới hay “ai nhập” mà anh làm một bài văn không chịu dừng. Mấy đứa sinh viên lắc đầu khen ngợi:- Anh có thuộc lòng không mà không vấp tí nào hết…- Cũng cái tật, xen vào. Anh hiểu nên ảnh nói hay…- Uống nước đi anh Tài…Mấy người kia xúm xít lại uống nước, đáp theo lời mời gọi của giọng nữ. Cái giọng eo éo của con gái nó có sức thu hút kỳ lạ, xoá tan mệt nhọc ngay. Nhưng đám con trai cẩn thận với trường hợp này, vì nàng cũng còn đau khổ lắm.Trong một lần tai nạn thảm thương, chồng của nàng rớt từ trên cao xuống, để lại cho nàng đứa con thơ và một tương lai ảm đạm. Công trình cấp quốc gia nào cũng khó tránh tai nạn lao động xảy ra. Cho dù chết kiểu gì, mọi kiểu chết đều đem lại mất mát cho người đang sống. Đời nàng gặp cảnh mất mát ấy, rằng nàng phải đối phó với việc học của con rất chật vật, rằng nàng làm việc vất vả hơn và bây giờ nổi đau như bị chôn vùi vào quá khứ. Công ty cũng như Công đoàn xét thấy thương tình, nhận nàng vào làm và sắp xếp cho công việc tạp vụ, xem như là một cách đối nhân xử thế giúp cho nàng có một khoảng lương để nuôi con dại. Gặp hoàn cảnh khó khăn, nàng cũng rất cần mẫn. Nàng làm thêm những công việc ngoài giờ như bán nước và thức ăn sáng cho mọi người. Khi ấy Công đoàn cũng rất quan tâm đặc biệt, thỉnh thoảng động viên nàng, giúp nàng những lúc khó khăn, như kẹt tiền đóng tiền học cho con thì được ưu tiên xét duyệt quỹ sửa chữa nhà hoặc là có những đợt xét thưởng cho con em nào có hoàn cảnh khó khăn, nhận học bổng Nguyễn Hữu Cảnh. Con nàng cũng được xem xét trước.Nuôi con ăn học bao nhiêu cho đủ, nàng biết vậy nên nàng rất nỗ lực.Từ khi quan tâm đến nàng nhiều, đâu phải là không có những lời dị nghị. Phan Tài quan tâm đến nàng phần lớn do lòng trắc ẩn của con người mà thôi, vả lại dị nghị cũng chỉ là dị nghị, miễn sao mình không có thì có chi mà sợ. Nên anh cứ quan tâm đặc biệt: “mình quan tâm tới nàng vì mình có con tim rộng mở”- anh cứ nghĩ thế và anh chẳng sợ.Khi qua sân 110 kí-lô-vôn cũng bắt tay vào việc sơn màu. Phan Tài hướng dẫn các em sơn vào cầu dao tiếp địa của lộ máy cắt 100B:- Các em sơn vào đây màu đỏ nhe! Trước đây đã có người đóng lộn cầu dao này lên thanh cái.- Đóng lộn hả? Có sao không vậy anh?- May mà không có gì? Đó là những điều hành viên có kinh nghiệm nhất, thế mà họ cũng đóng lộn. Lỗi thứ nhất do nhà xây dựng, mỗi cầu dao cho từng pha nằm riêng biệt nhau, hai pha đầu cầu dao tiếp địa máy cắt nằm bên phải, nhưng đến pha thứ ba, lại quay đối mặt lại để không chiếm không gian sân ngắt. Thành ra bên tay phải lại là tiếp địa của thanh Cái. Lỗi thứ hai do điều hành viên không chịu đọc tên cầu dao (ở mỗi cầu dao điều có tên), thấy hai cái đầu bên tay phải, thì đinh ninh cái thứ ba nằm bên tay phải, mà chẳng chịu ngó đến cái tên nó, dẫn đến sai phạm nguy hiểm.- Anh ơi! Lúc sáng anh nói số 1 dùng đặt cho điện thế 100 kí-lô-vôn. Số 7 là cho đường dây. 1,2,3,4…là cho thứ tự máy cắt. Sao ở đây tên là 100B nghĩa là sao anh?- À! Đặt câu hỏi vậy cũng hay. Nghe anh giải thích đây: Có B thì phải có A. Máy cắt 100A đằng kia, đó là máy cắt nối giữa hai thanh cái. Còn máy cắt 100B dùng để thay thế cho một máy cắt nào đó cần sửa chữa nhưng người ta không muốn mất điện trên đường dây máy cắt đó. Máy cắt 100A và 100B là hai máy cắt đặc biệt của trạm, không là lộ đường dây nào nên được đặt tên đặc biệt hơn mấy máy cắt khác. Bây giờ các em có thấy sơn các màu cùng anh có chán không, có làm cụ thể một công việc thì sẽ hiểu công việc đó nói gì với mình.- Anh nói đúng quá! Mấy ngày trước tụi em không làm gì, chỉ hiểu lung tung. Tụi em nắm thêm rờ-le nữa, muốn hiểu rờ-le rành rọt, phải có sự cố là hết sảy! Nhâm nhi một lúc, rồi mấy học sinh mới lại hỏi:- Sao ngành Điện lấy màu vàng cho pha A, màu xanh cho pha B, màu đỏ cho pha C?- Đó là quy ước…- Quy ước là gì?- Quy ước ư?- Phan Tài cảm giác như vào một đề tài trừu tượng, nhưng nếu như không giải thích các em quan điểm sự việc mình nhận thức thì rất khó cho các em sau này. Anh giải thích cặn kẽ:- Trên thế gian này rất nhiều quy ước, nếu phân loại ra thì chúng có chung một điểm. Một quy ước thường dẫn tới một ký hiệu, con số của mình có mười chữ số thập phân cũng là quy ước, chẳng hạn nói số một là người ta nghĩ đến số 1, nói số hai người ta nghĩ đến con 2, nói số mười người ta nghĩ con 10, mà không thể là hình ảnh nào khác. Nhưng lúc đầu không phải có quy ước chung dễ dàng như vậy, lúc đầu có quy ước riêng: chẳng hạn hình củ khoai hoặc là con dao hay cục đá. Chẳng hạn số một La Mã là chữ I số năm là chữ V, số một của người Trung Hoa là dấu gạch ngang…vân vân. Tất cả đều nói lên một nghĩa. Nhưng nhiều quy ước quá thì làm sao đây? Thế rồi từ quy ước chung người ta cần phải có quy ước đồng bộ và quá trình này diễn ra suốt quá trình phát triển của con người và bây giờ người ta thấy như quy ước đã trở thành bẩm sinh với một ký hiệu bên cạnh. Tóm lại tất cả sự kiện trên trái đất này, đều có chung một quy luật như vậy: quy ước và ký hiệu, phải trải qua quy ước, đến quy ước đồng bộ, quy ước chung, quy ước bẩm sinh, rồi đến ký hiệu. Quy ước nào cũng vậy không phục vụ cuộc sống sẽ bị đào thải ngay.- A!..vậy em hiểu rồi! Tại sao nói đến vàng là ta nghĩ ngay đến màu vàng, nói đến xanh là ta nghĩ ngay đến màu xanh, nói đến đỏ là ta nghĩ ngay đến màu đỏ…mà không nghĩ đến một màu nào khác. Đó là quy ước và trở thành bẫm sinh. Vậy là ba pha màu trong ngành Điện cũng trải qua quy luật quy ước như vậy. Pha màu vàng là em sẽ hiểu ngay là pha A, pha màu xanh là pha B, pha màu đỏ là pha C.- Đúng là như vậy! Trong ngành Điện qui luật đó càng đúng…tất cả những hiểu biết cần coi là một quy ước bẫm sinh và là một khuôn khổ. Các em nên biết thêm các quy ước sau đây, trong ngành Điện quy ước số 1 là ta phải hiểu ngay cấp điệp áp 110 kí lô vôn, số 2 là ta nghĩ đến cấp điện áp 220 kí-lô-vôn, số 3 là 35 kí-lô-vôn…vân vân. Rồi đến tên các máy cắt cầu dao trong trạm điện hiểu như thế nào, trong ngành quy định: số 3 là quy ước cho máy biến thế, số 7 là quy ước cho đường dây. Chẳng hạn, chúng ta đang sơn cho máy cắt 131 là hiểu ngay đến máy cắt của máy biến thế số 1, cấp điện áp 110 kí-lô-vôn. Các em nắm được chưa?Phan Tài mới giải thích có bao nhiêu đó thôi, nhưng các em sinh viên thực tập muốn nóng đầu (mà ngành Điện thường gọi là mát dây):- Vậy em nói thế này có đúng không nghe anh: Cuộc sống là muôn màu, đúng vậy cho nên mỗi người có một bản tính, một sắc thái riêng không ai giống ai. Nhưng cho dù như vậy cuộc sống vẫn là hệ quả của tự nhiên, như ánh sáng mà ta cảm nhận được là một hệ biến thiên vô số màu nhưng chỉ có ba màu cơ bản. Mà ngành Điện lấy đó làm quy ước trong các sân ngắt, đánh dấu các pha thay vì phải ghi tên cho từng pha. Ngành Điện như muốn lấy đó làm ý nghĩa cuộc sống đang từng ngày tươi sắc.- Nói rất hay! Tập nói giỏi như vậy ngày nào đó em có vào trạm đây, anh sẽ giới thiệu cho em đi thi hùng biện, mình nói sao cũng được nhưng đại khái hàm ý niềm tự hào trong ngành. Cũng như các pha màu này đây, chỉ là màu sắc mà chúng mình thấy được niềm tự hào của ngành mình trước xã hội.- Nếu như có đi thi hùng biện. Em sẽ nói đến quy luật quy ước và ký hiệu của anh. Nó mang ý nghĩa như vầy đối với em. Có rất nhiều quy ước và ký hiệu, nhưng rồi nó sẽ trở thành quy ước đồng bộ và trở thành bẫm sinh. Đó là ký hiệu, ký hiệu trong ngành Điện rất nhiều, tất cả phải trở thành bẫm sinh.- Giỏi lắm! Vậy mới là “Trên nói dưới nghe chứ”. Phan Tài cũng trở lại tâm trạng khấn khít như khi mới vào ngành, rất tự hào với ngành nghề mình đang có. Tuy họ đang xách hai thùng sơn nhưng thấy toàn ý nghĩa ở đời. Màu sắc trong trạm điện tươi đẹp hơn, họ đang có động lực làm việc hết sức nhiệt tình.Nhóm thực tập được khen khoái chí, cứ chấm sơn kéo rèn rẹt văng đầy ra đất, chỗ dầy chỗ thưa. Phan Tài thấy hao sơn quá nhưng chẳng dám la mắng, dù sao cũng là sơn “của” nhà nước.- Anh thấy tụi em, mai mốt thực tập xong có thể xin vào đây làm được không anh?- Được chứ! - Phan Tài trả lời - Nhưng để anh coi ai sơn nhanh mà không văng ra ngoài thì mới được.Đám sinh viên khờ khạo nghe vậy, liền chú ý lại công việc mình đang làm. Phan Tài khoái chí vô cùng, nhưng tụi nhân viên mới cũng không chịu buông tha cho anh:- Có khi nào đang làm mà bị sự cố không!- Ê…, đừng nói vậy nghe. Mấy anh điều hành viên nghe được là chửi chết. Họ tin dị đoan lắm đó. Ở đây, rằm tháng bảy nào cũng cúng heo quay đó…chừng đó mấy đứa còn thực tập không?- Không rồi! Uổng quá đi thôi…