Giấc mộng hèn sang

Đánh Máy: Nguyễn Minh Điền
Bá Nha, Tử kỳ

Thời Xuân Thu Chiến Quốc, tại kinh đô, nước Sở (nay thuộc về phủ Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng) có một người danh sĩ họ Du tên Thụy, hiệu là Bá Nha.
Bá Nha tuy người nước Sở, nhưng lại làm quan nước Tấn đến bực Thượng đại phu. Tấn và Sở thời đó hai nước giao hảo nhau.
Một hôm Bá Nha phụng mệnh vua Tấn sang nước Sở để gắn liền giây thân hữu giữa hai nước cho bền vững thêm.
Bá Nha được vua nước Sở trọng đãi, truyền bày yến tiệc đãi đằng rất hậu.
Tuy nhiên, Bá Nha không lấy thế làm vui, vì đã bao năm xa cách đất tổ quê hương, nay lại được trở về, tấm lòng nhung nhớ những kỷ niệm thân yêu xa xưa lâng lâng vao tâm não. Từ mái gia đình đến những cây tòng, cây bá, mới ngày nào mà nay đã vừa một người ôm, cái định luật biến chuyển không ngừng đã phủ một màu tang trên dòng đời xa cũ.
Sau các yến tiệc, Bá Nha đi thăm viếng mộ phần, họ hàng, bè bạn, tấm lòng quyến luyến quê hương càng thấy thiết tha hơn lúc nào hết.
Nhưng vì nhiệm vụ chưa thành, Bá Nha không dám vì thế mà lưu lại nơi đất tổ, phải đành vào triều để từ giã quốc vương trở về nước Tấn.
Vua Sở ban khen rất nhiều vàng bạc, lụa là, gấm vóc, và truyền đem ra một chiếc thuyền rất lớn để đưa Bá Nha về nước.
Bá Nha là một khách phong lưu, lỗi lạc, trong tâm hồn chứa đựng một nguồn tình cảm thanh cao, coi cảnh vật thiên nhiên như một món ăn tinh thần bất tận.
Một hôm, thuyền đến cửa sông Hán Dương, gặp lúc trăng thu vằng vặc, trời rộng sao thưa, Bá Nha truyền cắm thuyền dưới chân núi để vui với cảnh đẹp hãi hồ. Mặt nước sông lúc bấy giờ trong vắc như miếng thủy tinh, gió lộng trăng ngàn bập bềnh sóng vỗ. Bá Nha truyền cho đồng tử đốt lư trầm và lấy túi đàn đặt lên trước án.
Bá Nha mở tới gấm, nâng cây Dao cầm đặt ngay ngắn rồi thử giây.
Hơi trầm quyện gió, réo rắc đưa tiếng đàn vút tận trên không.
Trong lúc đang hứng thú, bỗng tơ đồng đứt mất một dây, Bá Nha thất kinh tự nghĩ: “Dây đàn đứt ắc có người quân tử đang nghe nhạc đâu đây?” Bèn truyền tả hữu lên bờ xem thử kẻ nào đã nghe đờn mà không ra mặt?
Tả hữu vâng lịnh vừa toan bước vào bờ, thì từ bên trên có tiếng người nói vọng xuống:
— Xin Đại nhân chớ lấy làm lạ, vì kẻ tiểu dân kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây nghe tiếng đàn tuyệt dịu nên chân bước không đành đó thôi.
Bá Nha vừa cười vừa nói:
— Người tiều phu nào mà lại dám nói chuyện nghe đờn trước mặt ta, thật là kẻ cuồng vọng. Nhưng thôi, hãy cho hắn đi!
Từ bên trên lại có tiếng vọng xuống đáp:
— Đại nhân nói như thế là sai! Đại nhân nghe câu: “Thập thất chi ấp, tất hữu trung tín” đó sao? (Trong cái ấp mười nhà ắc có người trung tín). Trong nhà có người quân tử ở thì ngoài cửa có người quân tử đến. Vả lại nếu Đại nhân khinh rằng trong chốn núi non quê mùa không có người biết nghe nhạc, thì tiếng đàn tuyệt diệu của Đại nhân cũng không nên gảy lên ở đây làm gì?
Nghe câu trả lời ấy Bá Nha hơi ngượng, biết mình đã lỡ lời, liền vội vã bước ra trước mũi thuyền hỏi:
— Nếu kẻ trên bờ quả thật là một người biết nghe đờn thì đây ta hỏi thử, vậy chớ ta vừa khảy khúc gì đó?
Giọng nói trên bờ vẫn bình thản vọng xuống:
— Đó là khúc “Khổng Vọng Vi” than cái chết của Nhan Hồi, nhưng vì bị đứt dây nên mất một câu chót. Khúc ấy như vầy:
Khả tích Nhan Hồi mệnh tảo vương
Giáo nhân tư tưởng, mấn như sương!
Chỉ nhân lậu hạng, đan, biểu lạc,
Còn khúc chót như vầy:
Lưu đắc hiền danh vạn cổ cương
Dịch:
Khá tiếc Nhan Hồi sớm mạng vong
Tóc sương rèn đúc lấy nhơn tâm!
Đan, biểu ngõ hẹp vui cùng đạo,
Danh tiếng lưu truyền vạn cổ niên.
Bá Nha nghe xong lòng mình phất phới, vội vã sai kẻ tùy tùng bắc cầu lên bờ để triệu thỉnh người lạ mặt xuống thuyền tâm sự.
Bọn đầy tớ tuân lệnh, song bọn này là những đứa phàm tục, những con mắt thịt ấy đâu phân biệt được kẻ quà người hiền, chúng quen thói xua bợ, hễ thấy người sang trọng thì thưa bẩm, thấy kẻ nghèo kó thì khinh khi, thấy chủ mình sai đòi một người tiều phu nón lá, áo vả, tay cầm đòn gánh, lưng giắt búa cùn, chân đi giày cỏ, chúng lên mặt hống hách, nạt nộ:
— Hãy đi xuống thuyền ngay, và phải giữ lễ. Hễ thấy lão gia phải sụp lạy, lão gia có hỏi gì thì phải lựa lời mà nói kẻo mất đầu đó!
Người tiều phu vẫn thản nhiên như không nghe lời nói của chúng, từ từ bước xuống thuyền, bỏ đòn gánh và chiếc búa cùn nơi mũi thuyền, rồi bước vào yết kiến Bá Nha.
Trông thấy Bá Nha, người tiều phu chỉ xá dài mà không lạy.
Bá Nha thấy thế cũng ngạc nhiên, song cũng đưa tay chào đón, nói:
— Thôi, xin quà hữu miễn lễ cho.
Rồi như muốn thử tài năng người tiều phu xem thực chất đến đâu, Bá Nha sai đồng tử nhắc ghế mời tiều phu ngồi lại bên mình và hỏi:
— Hiền hữu biết nghe đờn chắc là biết ai chế ra cây Dao cầm, và biết chơi đàn có những thú gì chớ?
Gã tiều phu mỉm cười đáp:
— Đại nhân đã hỏi đến, chẳng lẽ tiểu dân không nói ra những cái mình biết. Xưa kia vua Phục Hy thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng, và chim Phượng Hoàng đến đó đậu, nhà vua biết ngô đồng là thứ gỗ quà, hấp thụ tinh hoa của trời đất, có thể dùng nó chế làm nhạc khí được, liền sai người hạ xuống cắt làm ba đoạn. Đoạn ngọn tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được.
Vua bèn đem ngâm nơi giữa dòng nước chảy bảy mươi hai ngày, đoạn đem phơi trong mát chờ cho thật khô, lựa tay thợ khéo là Lưu Tử Kỳ chế thành cây Dao cầm.
Dao cầm dài ba thước, sáu tấc, một phân, án theo ba trăm sáu mươi mốt độ chu thiên, mặt trước rộng tám tấc án theo tám tiết; mặt sau rộng bốn tấc, án theo bốn mùa; bề dày hai tấc án theo lưỡng nghi.
Đàn ấy gồm mười hai phím, tượng trưng cho mười hai tháng trong một năm, lại có một phím nữa, tượng trưng cho tháng nhuần, trên mắc năm dây án theo ngũ hành, trong tượng ngũ âm: cung, thương, dốc, vũ, chủy. Trước kia vua Thuấn khảy đàn ngũ huyền, thiên hạ thái bình. Châu Văn Vương ở tù Dũ Là, Bá ấp Khảo thương nhớ, thêm một giây oán gọi là dây văn huyền (dây văn). Lúc Vũ Vương đánh vua Trụ, trước ca, sau múa thêm một dây
phẩn kích để phấn khởi gọi là dây vũ huyền (dây vũ). Như vậy trước kia có năm dây, sau thêm hai dây nữa là thất huyền cầm.
Đàn ấy có sáu “kỵ” và bảy “không”. Sáu “kỵ” là kỵ rét lớn, nắng lớn, gió lớn, tuyết rơi lớn; gặp lúc ấy người ta không dùng, còn bảy “không” là không đàn đám tang, không đàn trong lúc lòng nhiễu loạn, không đàn trong lúc bận rộn, không đàn trong lúc thân thể không sạch, không đàn trong lúc y quan không tề chỉnh, không đàn trong lúc không đốt lò hương, không đàn trong lúc không gặp tri âm.
Lại còn có thêm tám “tuyệt” là: thanh, kỳ, u, nhã, li, tráng, lu, trường. Trong tám tuyệt ấy gợi đủ cả các tình cảm, vì vậy tiếng đàn có thể đi đến tuyệt vời vậy.
Bá Nha nghe nói biết người tiều phu là bậc kỳ tài, đem lòng kính trọng hỏi:
— Hiền hữu quả là một người tinh thông nhạc là. Trước kia Khổng Tử đang gảy đờn Nhan Hồi bước vào thoảng nghe có tiếng u trầm, biết lòng Khổng Tử có à tham sát, nên lấy làm lạ hỏi ra mới biết Khổng Tử đang đờn, thấy một con mèo bắt chuột nên à niệm ấy xuất lộ ra tiếng tơ đồng. Vậy thì trước kia Nhan Hồi nghe tiếng đờn mà biết lòng người, còn hiền hữu ngày nay nghe ta đờn có biết lòng ta đang tư lự gì chăng?
Người tiều phu đáp:
— Xin Đại nhân cứ khảy cho tôi nghe một khúc, nếu may ra có cảm thông được thì đó cũng là điều may mắn.
Bá Nha nối dây đờn, gảy khúc “à tại non cao”.
Tiều phu mỉm cười nói:
— Tuyệt thay! à chí cao vút! à tại non cao...
Bá Nha nghe nói ngưng đàn, lấy lại tâm hồn gảy thêm khúc: “à tại lưu thủy”.
Tiều phu cũng cười và nói:
— Bao la trời nước, thật là một khúc: à tại lưu thủy! tuyệt hay!
Thấy tiều phu biết rõ lòng mình, Bá Nha thất kinh, khâm phục khôn cùng, mời người tiều phu ngồi lên trên, khiến kẻ tả hữu dâng trà, rồi bày tiệc rượu hai người đối ẳm.
Trong lúc uống rượu, Bá Nha cung kính, chấp tay hỏi:
— Dám hỏi tiên sinh, quà danh và quà quán?
Người tiều phu cũng đứng lên đáp lễ, rồi nói:
— Tiểu dân họ Cung tên Tử Kỳ, ngụ tại thôn Tập Hiền gần núi Nhã Yến. Còn Đại nhân chẳng hay cao danh, quà tánh, và hien trấn nhận nơi nào?
Bá Nha kính cẩn đáp:
— Tiện quan họ Du tên Thụy, tự Bá Nha, nhân vì có công vụ nên đến nơi này. Xét mình tài hèn đức thiếu không xứng đáng với lộc nước ơn vua, còn tiên sinh tài năng xuất chúng, học vấn cao siêu, lẽ ra phải xuất thân đoạt lấy công danh, phò vua giúp nước, lưu danh muôn thuở sao tiên sinh lại cam ẩn dật nơi chốn núi non này mà làm gì?
Tử Kỳ nói:
— Tôi còn cha mẹ già, không có anh em, phận làm con phải lo đến chữ hiếu, dẫu cho công hầu bá tước cũng không thể đổi lấy một ngày hiếu dưỡng của tôi được.
à! Ra tiên sinh là người chí hiếu, trong đời khó có ai mà sánh kịp như vậy. Chẳng hay tiên sinh năm nay được bao nhiêu tuổi?
Tử Kỳ đáp:
— Tiểu dân hai mươi bảy tuổi.
Bá Nha vồn vã nói:
— Tiện quan hn tiên sinh một tuần (mười tuổi), nếu tiên sinh không chê đức mọn tài hèn thì xin kết làm anh em để khỏi phụ cái nghĩa tri âm mà đời tôi chưa từng được gặp.
Tử Kỳ khiêm nhượng đáp:
— Thưa Đại nhân, Đại nhân là một bậc công khanh thượng quốc, còn tôi là kẻ áo vải quê mùa, năm tháng ra vào nơi sơn lâm cùng cốc, đâu dám cùng với đại quan so vai, kết bạn, xin đại quan miễn cho.
Bá Nha nghe Tử Kỳ nói vậy, lòng bồi hồi mặt buồn rười rượi năn nĩ:
— Giá trị con người không phải ở chỗ giàu sang phú quà, mà là chỗ đức hạnh tài năng, nay nếu tiên sinh chịu nhận làm anh em với tôi thì thực là vạn hạnh, còn như giàu nghèo, sang hèn, chúng ta không nên nói tới.
Nói xong Bá Nha sai kẻ tả hữu gây lại lò hương, rồi cùng Tử Kỳ lạy tám lạy, nhận nhau làm anh em khác họ.
Bá Nha lớn tuổi hơn, làm anh. Hai người vui vẻ ngồi kề nhau đối ẳm. Nỗi lòng tâm sự của một khách phong trần với một người chung đỉnh được hoàn toàn cởi mở vượt qua những cái giả dối đê hèn của cuộc sống loài người, để trở lại với cái thiên chân thuần túy.
Hai người chuyện trò mãi mà không biết chán, đến khi ánh trăng đã lạt màu, sao trên trời chỉ còn sót lại một vài đóm trắng, tiếng gà eo óc đầu thôn dục bóng bình minh, hai người vẫn còn như đắm say trong tình giao cảm, quên hẳn cả thời gian.
Khi tên thủy thủ đến gần xin lệnh cho thuyền lên đường, Tử Kỳ đứng dậy cáo biệt.
Bá Nha giọng run run, nhìn Tử Kỳ nói:
— Lòng tôi quá cảm mộ, chưa nỡ rời hiền đệ, vậy mời hiền đệ cùng đi với tôi qua một đoạn đường, để du sơn du thủy và trò chuyện cùng nhau cho cạn mối tâm tình.
Tử Kỳ bùi ngùi đáp:
— Lẽ ra tiểu đệ phải đưa tiễn hiền huynh vài dặm mới phải, ngặt vì cha mẹ của tiểu đệ Ở nhà đang trông, xin hiền huynh thứ lỗi.
Bá Nha nói:
— Vậy thì hiền đệ về nhà xin với song đường qua Tấn Dương thăm chơi, chắc bá phụ và bá mẫu cũng không nỡ từ chối.
Tử Kỳ nói với giọng luyến tiếc:
— Tiểu đệ không dám phụ lời hiền huynh, song việc này không dám hứa chắc ; vì vạn nhất, nếu tiểu đệ không xin phép được thung đường thì thành ra thất hứa với hiền huynh, ấy là tội của tiểu đệ rất lớn!
Cảm lòng hiếu thảo của Tử Kỳ, Bá Nha nói:
— Hiền đệ thực là một bậc quân tử ; nếu vậy thì thôi để tôi sẽ tìm cách đến thăm tiểu đệ.
Tử Kỳ hỏi:
— Bao giờ hiền huynh sẽ ghé lại thăm tiểu đệ?
Bá Nha tính đốt tay một lúc rồi nói:
— Sang năm, cũng đúng vào ngày này.
Tử Kỳ nói:
— Nếu vậy thì sang năm cũng đúng vào ngày này tiểu đệ xin đợi hiền huynh nơi gành đá.
Tử Kỳ nói xong, toan cáo biệt, Bá Nha giữ lại, và nói:
— Hãy khoan, hiền đệ thư thả một chút đã.
Dứt lời, Bá Nha quay lại sai đồng tử lấy ra hai nén vàng ròng, rồi hai tay nâng cao lên trước mặt, nói:
— Đây là món lễ mọn của ngu huynh làm quà cho bá phụ và bá mẫu, tấm tình cốt nhục, hiền đệ chớ nên chối từ.
Cảm tình tri ngộ, Tử Kỳ không dám từ chối, nghẹn ngào cầm hai nén vàng, lệ tràn khóe mắt, bùi ngùi ra đi.
Bá Nha tiễn đến đầu thuyền nắm tay Tử Kỳ không nỡ rời.
Xưa nay có cuộc chia ly nào mà không ngậm ngùi giữa kẻ ở, người đi, huống chi tình bạn tâm giao, nỗi lòng chưa cạn, Bá Nha cứ nhìn theo, nhìn mãi cho đến lúc Tử Kỳ đi khuất mới cho nhổ neo.
Dọc đường Bá Nha lâng lâng nhớ tiếc, đăm đăm đôi mắt về một phương trời, nên mặc dầu trời trong gió mạt, cảnh đẹp muôn vàn mà đối với Bá Nha lúc ấy như thờ ơ lạnh nhạt.
Về đến kinh đô, Bá Nha vào yết kiến vua Tấn để nhận lấy những lời ban khen của cửu trùng.
... Thời gian lặng lẽ trôi như một dòng sông êm ả...
Mới ngày nào, gió thu rào rạc tiếng sáo biệt ly còn văng vẳng bên tai, thế mà thoắc đã một năm qua; ngọn gió heo may từ miền bắc cực thổi về báo hiệu lại một mùa thu nữa, đến...
Bá Nha nhớ lại ngày mình ước hẹn, vội vã vào triều xin vua Tấn cho nghỉ phép về Sở thăm nhà.
Vua Tấn nhậm lời. Bá Nha sửa soạn cây đờn, đem vài tên đồng tử rồi lặng lẽ xuống thuyền ra đi...
Khi đến Hán Dương, vừng kim ô đã ngã bóng xuống lòng sông, khói sóng dâng lên nghi ngút.
Bọn thủy thủ vào báo cho Bá Nha biết thuyền đã đến núi Mã Yên. Bá Nha lập tức ra đứng nơi mũi thuyền xem cùng bốn phía, nhận ra nơi đây, quả là nơi đã gặp Tử Kỳ năm trước.
Sau khi hạ lệnh cắm thuyền, Bá Nha vẫn đứng trông về phía núi Mã Yên, đỉnh núi cao hun hút, mịt mờ trong màn sương xám của hoàng hôn gợi lên một cái gì xa vắng.
Bá Nha nghĩ bụng:
— Năm ngoái vì tiếng đàn mà gặp được tri âm, năm nay ta đờn một khúc nhạc nữa hẳn Tử Kỳ nghe tiếng phải lần đến.
Tối hôm ấy, Bá Nha sai tiểu đồng lấy cây Dao cầm ra, đốt lò hương vặn phím, đem hết tinh thần nhớ nhung xây thành một khúc nhạc tâm tư. Khi đan đờn bỗng thấy trong tiếng đờn mình có hơi ai oán nổi lên. Bá Nha thất kinh, dừng tay lại, suy nghĩ: “Cung thương có tiếng ai oán thê thảm như thế, hẳn Tử Kỳ gặp nạn lớn rồi. Sáng mai ta phải lên bờ dò hỏi mới được”.
Đêm ấy, Bá Nha nằm thổn thức với ngọn đèn mờ, suốt canh trường không chợp mắt ; nỗi lòng nhớ nhung bồi hồi rào rạc dâng lên như nhịp sóng trầm bất tận của mặt tràng giang.
Trời chưa sáng, Bá Nha đã truyền cho đồng tử theo mình lên bờ, đem theo cây đàn và mười thẻ vàng, nhắm chân núi Mã Yên thẳng tới.
Ra khỏi triền núi, hai bên cây cối um tùm, và có mấy con đường băng ngang rất lớn ; Bá Nha không biết đi con đường nào, bèn ngồi nghỉ chân nơi một tảng đá, đợi có người nào đi ngang qua sẽ hỏi thăm.
Một lúc sau, có một ông lão tay xách giỏ mây, tay cầm gậy trúc xăm xăm đi tới.
Bá Nha cúi mình thi lễ.
çng già thấy thế hỏi:
— Tiểu sinh có điều gì cần hỏi han chăng?
Bá Nha cung kính đáp:
— Thưa lão trượng, trong mấy con đường này, đường nào về Tập hiền thôn?
çng già đáp:
— Cả hai con đường, đường nào cũng về Tập hiền thôn cả. Con đường tay phải về Thôn thượng Tập hiền, còn con đường bên trái về thôn hạ Tập hiền. Vậy tiên sinh cần đến thôn nào?
Bá Nha hỏi:
— Thưa lão trượng, Chung Tử Kỳ ở về thôn nào?
Vừa nghe nhắc đến ba tiếng Chung Tử Kỳ, ông già kia bỗng sa sầm nét mặt, đôi mắt sâu ngòm động đầy cả lệ, thứ lệ đặc và mặn chầm chậm tràn ra trên đôi má nhăn nheo, ông ta sụt sùi kể:
— Chung Tử Kỳ chính là con của lão. Năm ngoài cũng vào ngày này tháng này nó đi đốn củi về muộn, có gặp một người nước Tấn là Bá Nha tiên sinh. Vì chỗ đồng thanh tương ứng hai người kết nghĩa anh em. Lúc ra đi, Bá Nha tiên sinh có tặng cho con tôi hai nén vàng; con tôi về nhà dùng tiền ấy mua sách đọc, bất kể giờ khắc. Vì ban ngày đốn củi mệt nhọc, tối đến lại lo học hành nên chẳng bao lâu bị bịnh lao mà qua đời rồi.
Chưa kịp nói hết câu, đôi dòng nước mắt của Bá Nha đầm đìa trào ra như hai dòng suối. Bá Nha nghẹn ngào không nói được nửa lời.
Chung lão thấy thế lấy làm lạ hỏi tên tiểu đồng:
— Tiên sinh đây là ai vậy?
Tiểu đồng đáp:
— Thưa lão trượng, đây là quan Thượng đại phu nước Tấn, Du Bá Nha đó!
Chung lão nghe nói thốt ra hai tiếng “ối trời” rồi cũng nghẹn ngào không nói gì được nữa. Cả hai người chỉ nhìn nhau, và thông cảm nhau bằng những giòng nước mắt, hai thứ nước mắt khác nhau nhưng chảy cùgn một nhịp chung nhau một mối đau đớn.
Cuối cùng, Chung lão gượng gạo thi lễ và nói:
— Mong ơn Đại nhân không chê cảnh bần tiện. Con lão lúc lâm chung có dặn, vì lúc sống không tròn được đạo làm con, lúc chết xin chôn nơi chân núi Mã Yên để trọn nghĩa tâm giao với lời ước hẹn cùng quan Đại phu nước Tấn. Vì thế theo lời trăn trối, lão đã đem chôn nói nơi bên ven đường ở chân núi. Con đường tiên sinh đi đến, bên mặt có nấm đất con, đó là ngôi mộ của con tôi đó. Nay mới vừa đúng một trăm ngày, lão mang vàng hương đến thăm mộ, mới gặp tiên sinh ở đây.
Bá Nha lau nước mắt nói:
— Sự đời biến đổi, may rủi khó lường, nay đã đến nỗi này, tôi xin theo lão trượng đến trước mộ phần, để lạy vài lạy cho thỏa tình mong nhớ.
Nói xong, Bá Nha sai tiểu đồng xách giỏ cho Chung lão, rồi cùng nhau kẻ trước người sau, trở lại nơi chân núi.
Khi đến nơi, Bá Nha thấy nấm đất bên đường cỏ xanh chưa kín, lòng gợi lên một mối thê lương. Bá Nha vừa khóc vừa lạy, tuy miệng không nói được nửa lời mà trong lòng như đã nói tất cả nỗi hờn biệt ly.
Lạy xong, Bá Nha truyền đem cây đờn đến rồi ngồi trên một tảng đá, tấu lên một khúc nhạc “thiên thu trường hận”.
Bỗng thấy gió nhàn rít mạnh, ánh sáng u buồn, mấy tiếng chim kêu u uất vọng lên từ xa như những hồn ma bóng quế dật dờ khi say khi tỉnh.
Bản nhạc ngưng, gió ngừng thổi, trời lại sáng dần.
Bá Nha nói với Chung lão:
— Có lẽ hồn Tử Kỳ đã hiện về đó! Chẳng hay lão bá có biết cháu đờn khúc gì đó không?
Chung lão đáp:
— Lúc nhỏ lão cũng có biết chút ít về cầm tháo, nhưng nay tuổi đã già, tâm thần hỗn loạn không có thể phân định được khúc gì.
Bá Nha nói:
— Cháu vừa đờn khúc đoản ca để viếng người tri âm, tài hoa mệnh yểu.
Bá Nha bỗng hai tay cầm câu đờn đưa lên cao đập mạnh xuống tảng đá. Cây đờn vỡ ra từng mảnh, trục ngọc, phím đồng rời rã tơi bời.
Chung lão hoảng kinh hỏi:
— Sao tiên sinh giận gì mà lại đập cây đờn đi vậy,
Bá nha đọc luôn bốn câu thơ để đáp lời ông lão:
Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Đã vắng Tử Kỳ đàn với ai?
Gió xuân bốn mặt, bao bè bạn.
Muốn tìm tri âm, thật khó thay!
Chung lão thở dài nói:
— Chỉ vì không có người biết nghe mà kẻ đờn hay phải đành thất vọng!
Bá Nha hỏi:
— Lão bá ở thôn Tập hiền nào?
Chung lão đáp:
— Tệ xá ở nơi thôn Tập hiền thượng, vậy mời đại nhân, nếu không chê nghèo nàn, xin đến đó nghỉ ngơi.
Bá Nha nói:
— Hạ quan xin cảm ơn lão bá, nay nếu hạ quan có trở về đó cũng chỉ gợi thêm nhiều mối nhớ nhung mà thôi. Nhân dịp hạ quan có đem theo mười nén vàng, xin dâng cho lão bá dùng một nửa trong việc cung dưỡng tuổi già, còn một nửa mua mấy mẫu ruộng để làm tự cho Tử Kỳ. Mai hạ quan về triều dâng biểu cáo quan trở về quê cũ, chừng ấy hạ quan sẽ rước bá phụ, bá mẫu về sống chung để yên hưởng những ngày tàn. Tôi tức là Tử Kỳ và Tử Kỳ cũng tức là tôi vậy.
Nói xong Bá Nha hai tay dâng mười nén vàng cho Chung lão, sụp xuống đất lạy mấy lạy rồi ra đi. Chung lão đứng nhìn theo, lòng bùi ngùi luyến ái...