Hồi 10


Hồi 2
Thiếu niên lâm ngịch cảnh

Tân gia thôn là một thôn nhỏ ở phía bắc Côn Minh giáp với triền núi Ngũ Hoa Sơn, dân trong thôn có mười người thì hết chín là mang họ Tân, bởi thế mới có tên là Tân gia thôn.
Tuy chỉ là thôn nhỏ nhưng Tân gia thôn rất nổi danh suốt một vùng Vân Quí. Nguyên nhân là mười mấy năm gần đây ở Tân gia thôn có hai nhân vật rất khác thường, một nam một nữ.
Họ là đôi phu thê, từ nhỏ vốn sinh trưởng ở Tân gia thôn, hơn nữa còn là anh em cô cậu.
Nam tên là Tân Bằng Cửu, còn nữ là Tân Nghi, hai người từ nhỏ là thanh mai trúc mã, tình cảm cùng tháng năm trở nên thắm thiết, cho đến khi trưởng thành thì hai người đã ngầm đính ước, thế nhưng thời bấy giờ lễ giáo rất nghiêm, mà họ lại là huynh muội cô cửu, thì tuyệt không được phép lấy nhau, không những bị phụ mẫu hai bên phản đối mà ngay cả các cư dân khác trong thôn cũng ra sức công kích, cho rằng việc đó là đại nghịch vô đạo.
Thế nhưng tình yêu của hai người đã quá nồng đậm, không vì bất cứ áp lực nào bên ngoài mà chịu thay đổi.
Thế rồi mùa xuân năm ấy cả hai người cùng thất tích. Không ai biết họ đi đâu.
Hơn mười năm sau, khi mọi người ở Tân gia thôn đã quên bẵng chuyện ngày xưa thì Tân Bằng Cửu và Tân Nghi đột nhiên trở lại dắt theo một hài tử chừng bảy tám tuổi.
Nam hài nhi đó là nhi tử của họ, tên là Tân Tiệp.
Bấy giờ cha mẹ của hai phu thê đều đã theo nhau từ giã cõi thế còn những người khác coi chuyện trước đây là chuyện đã rồi. Thêm vào đó sau chuyện hồi hương, Tân Bằng Cửu tỏ ra rất hào phóng. Phàm là người quen biết hay không đều có sẵn quà biếu mang tới tận nhà.
Người ở Tân gia thôn xưa nay vốn chắt bóp keo kiệt, đã thấy ai hào phóng như thế? Vì thế không còn ai đàm tiếu gì về chuyện ngày xưa nữa, ngược lại Tân Bằng Cửu rất được dân thôn trọng vọng.
Quanh khu cực Côn Minh đa phần dân chúng theo nghề điêu khắc và chế đúc đồng khí, Tân gia thôn cũng không ngoại lệ.
Tân Bằng Cửu và Tân Nghi trước đây là thợ khéo, sau khi hồi hương, những sản phẩm của họ lại càng xuất thần nhập hóa.
Cần biết trong nghề điêu khắc, ngoài đôi tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú ra, cần phải có nội lực để nét khắc dứt khoát và chính xác mới làm ra những sản phẩm sống động như thật.
Sau khi trở về, vào những lúc nhàn hạ, phu thê Tân Bằng Cửu thường tạo ra những pho tượng nhỏ để tiêu khiển, đôi khi đem tặng cho người khác.
Dân thôn thấy những vật phẩm do họ làm ra, ai cũng hết sức thán phục tài nghệ của họ.
Có lẽ xưa nay ở Tân gia thôn chưa từng có người nào điệu nghệ như thế.
Trong thôn có vài người hám lợi lén đem những vật phẩm được tặng ra thành phố bán, không ngờ kiếm được rất nhiều tiền, thậm chí chỉ một pho tượng nhỏ còn cao giá hơn những vật phẩm to lớn mà họ cất công làm cả tháng trời...
Quả là chuyện bất khả tư nghị!
Những người này thấy béo bở lại đến nài nỉ xin thêm tặng vật. Vì chẳng tốn bao nhiêu công sức làm ra những vật nhỏ nên phu thê Tân Bằng Cửu ít khi làm họ thất vọng, vì thế nên những vật phẩm do họ làm ra được bán trong thành phố ngày một nhiều.
Chưa đầy một năm, quanh khu vực Côn Minh đều biết ở Tân gia thôn có một vị “Thần Điêu”.
Khá nhiều thương nhân thấy món lợi không dễ gặp liền tìm đến Tân gia thôn cầu kiến phu thê Tân Bằng Cửu. Lúc đầu họ không thấy đó là điêu, nhưng sau khi nghe rằng mình được xưng là “Thần điêu”, cả hai vợ chồng đều biến sắc.
Dù thế nào cũng không để người ta gọi mình bằng danh hiệu đó.
Nhưng trong thiên hạ, việc xảy ra mấy khi chiều ý người ta? Ai không muốn nổi danh thì danh tiếng lại nổi như cồn, trái lại những ai muốn nổi danh thì càng ít người biết đến. Bởi thế danh hiệu “Thần điêu” chẳng những không mai một mà ngày càng được lan truyền.
Kể từ ngày phu thê Tân bằng Cửu trở về thấm thoắt đã bốn năm dư. Trong thời gian đó, ngoài việc nổi danh trái với ý muốn của họ, cuộc sống gia đình đều bình yên vô sự.
Tân Tiệp bây giờ đã mười hai tuổi, thông minh lanh lợi lạ thường, thân thể so với bọn trẻ cùng lứa cũng cường tráng hơn nhiều.
Những nếp nhăn ưu tư của phu thê Tân Bằng Cửu dần dần tiêu mất.
Một mùa xuân nữa lại đến với Tân gia thôn.
Hôm ấy trong tiểu viện của mình, Tân Bằng Cửu tổ chức ba bàn tiệc mời các phụ lão và người quen biết trong thôn đến uống rượu thưởng mai.
Tân Nghi vốn xưa nay thông thạo nghề nấu nướng, nên bốn năm vừa rồi đã trở thành một đầu bếp lão luyện, cất rượu cực ngon, được thực khách hết lời tán thưởng.
Sau khi khách nhân về hết, phu thê Tân Bằng Cửu gọi nhi tử cùng ngồi vào bàn vừa ăn uống vừa chuyện vãn. Chẳng bao lâu trống điểm canh đầu. Tân Bằng Cửu chợt bưng chén rượu lên, thở dài nhìn thê tử nói:
- Mấy năm nay nàng thật khổ... đến nay tính là năm năm rồi... chỉ cần hết ngày hôm nay nữa, chúng ta sẽ không còn lo nơm nớp ngày đêm...
Tân Nghi cười đáp:
- Nếu việc qua đi bình an, sau này chúng ta sẽ không bao giờ còn dấn thân vào chốn giang hồ nữa, ở đây làm một người lương dân an phận thủ thường...
Thiếp đã chán ngấy việc cầm dao động kiếm!
Tân Bằng Cửu cười nói:
- Thật tình mấy năm nay ta rất lo lắng. Hai tên ma đầu đó quả là lợi hại khó mà đối phó. May mà...
T!!!4998_19.htm!!! Đã xem 417321 lần.

Đả Tự Cao Thủ: các cao thủ Tàng Kinh Cốc
Nguồn: Nhan mon quan
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 14 tháng 3 năm 2005

Gia Cát Minh “dạ” một tiếng rồi cùng Vu Nhất phi vượt lên trước. Hắn tưởng người trùm mặt sẽ cản trở. Không ngờ người đó lại đứng im để mặc chúng đi qua, vẫn hướng ánh mắt kỳ dị nhìn Lệ Ngạc. Chớp mắt gia Cát Minh và Vu Nhất Phi đã khuất khỏi tầm mắt.
Lệ Ngạc buông thõng tay, tỏ vẻ không thèm để ý đến đối phương, kỳ thực trong lòng hắn suy đoán xem trước mặt hắn là người nào mà dám đối địch với Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm.
Tân Tiệp coi Mai thúc thúc như phụ thân, coi cừu nhân của ông hoàn toàn như cừu nhân của chính mình. Mặc dù chàng chưa từng thấy mặt người nào trong năm vị Chưởng môn nhân trong Ngũ đại tông phái nhưng trong mắt chàng, tất cả bọn họ đều là hạng tiểu nhân ti tiện. Cũng đáng lột da xẻ thịt như là kẻ đã sát hại phụ mẫu chàng.
Lệ Ngạc buông thõng tay chờ đối phương xuất thủ. Mười năm nay tự coi mình là Thiên Hạ Đệ Nhất Nhân nên hắn mất đi thói quen động thủ trước đối phương.
Rất lâu chưa thấy người trùm mặt ra chiêu, hắn có phần ngạc nhiên.
Nhưng ngay lúc đó người che mặt đã giương tả chưởng nhanh như chớp đánh vào ngực Lệ Ngạc. Chưởng chưa tới mà một luồng kình phong cực mạnh đã ập tới trước ngực.
Lệ Ngạc nhếch môi cười nhạt, không tiến không thoái chỉ lách mình tránh sang bên rồi xuất song chỉ chọc vào hai mắt đối phương.
Tân Tiệp xuất tiếp hữu thủ chém vào huyệt Khúc Trì của Lệ Ngạc, chiêu thức vừa thần tốc vừa chính xác.
Lệ Ngạc không chút bối rối, biến chỉ thành chưởng thi triển một chiêu “Thiên Hỏa Liêu Nguyên” đánh vào sườn trái Tân Tiệp.
“Thiên Hỏa Liêu Nguyên” là tuyệt chiêu từ thủ sang công của phái Không Động được Lệ Ngạc thi triển lại có uy lực phi phàm, phát sau tới trước khiến đối phương không kịp đề phòng. Nào ngờ chưởng vừa xuất thì không thấy mục tiêu đâu nữa. Địch nhân không biết bằng bộ pháp nào đã đổi phương vị khiến Lệ Ngạc mất đi trọng tâm. Nhưng vốn là người dày dạn kinh nghiệm Lệ Ngạc vẫn tiếp tục xuất chưởng để lấy lại trọng tâm đồng thời quay sang, tả thủ lại xuất tiếp song chỉ điểm vào yêu nhân ở thắt lưng đối thủ.
Tân Tiệp thấy đối phương phản ứng linh hoạt như vậy lòng thầm thán phục, tự nhủ:
- “Nếu mình bị mất trọng tâm như hắn tất phải bối rối lâm vào thế bị động ngay, không ứng phó thần tốc như vậy được!”
Bụng vừa nghĩ, tay vừa xuất chiêu đối phó.
Lệ Ngạc đã lấy lại thế quân bình, lập tức rút phắt trường kiếm.
Tân Tiệp lùi lại một bước, ngưng mục nhìn vào thanh cổ kiếm tỏa sắc xanh lam. Khen thầm:
“Quả là kiếm báu! Không biết so với thanh Mai Hương kiếm của Mai thúc thúc thì thế nào?”
Khi Tân Tiệp vừa thành ngộ xuất sư, Mai Sơn Dân có nói với chàng rằng:
- Theo truyền ngôn thì lão tặc của phái Không Động có một thanh kỳ kiếm thời thượng cổ, theo hình dáng mô tả thì rất có thể đó là Y Hồng bảo kiếm. Nếu quả đúng như thế thì thanh Mai Hương kiếm của ta, tuy cũng là kỳ trân cổ kiếm nhưng vẫn chưa chắc khắc chế nổi. Cần phải dùng dịch lá của một loại cây trúc là “Thiên Niên Chu Trúc” tẩm vào lưỡi kiếm rồi tiếp tục luyện thêm nhiều lần mới có thể khắc chế được Y Hồng Kiếm. Vừa may ta đã phát hiện ra phía sau núi chúng ta có một cây “Thiên Niên Chu Trúc”, đợi nó chín xong ta sẽ lập tức lấy mủ lá để tôi luyện. Năm sau ngươi hãy quay lại đây, ta sẽ giao Mai Hương kiếm cho ngươi, lúc đó thì “Cù Chi kiếm pháp” sẽ phối hợp với Mai Hương bảo kiếm sẽ trùng chấn uy danh của Thất Diệu Thần Quân.
Tân Tiệp còn nhớ rằng nói tới đó, Mai thúc thúc không giấu vẻ hài lòng cười lên đắc ý. Chính vì lẽ đó mà Tân Tiệp nhìn nước thép xanh lạnh phát ra rợp mắt từ thanh bảo kiếm, nghĩ thầm:
- “Nếu động thủ thì thanh thanh kiếm của ta sẽ kém đối thủ, vì thế phải lập tức tốc chiến tốc thắng mới là thượng sách! Ài... trách nào mai thúc thúc căn dặn ta không được công khai tuyên chiến với Ngũ đại tông phái! Nhưng đã đến nước này, xấu tốt gì cũng phải liều một trận!”
Chàng cũng rút ngay trường kiếm chuẩn bị.
Lệ Ngạc cậy vào bảo kiếm, quát bảo:
- Tiểu tử xuất chiêu trước đi!
Rồi chếch kiếm chờ đợi.
Tân Tiệp đề một hơi thực khí, sau đó hú dài một tiếng như long gầm hổ rống rung chuyển cả khu rừng rồi lập tức xuất chiêu.
Lệ Ngạc biến sắc khi thấy đối phương thi triển thủ thuật làm tỏa ra bảy đóa hoa lóng lánh trước mũi kiếm, lùi lại một bước, suýt nữa kêu lên:
- Thất Diệu Thần Quân!
Tân Tiệp “Hừ” một tiếng, vung kiếm tấn công ngay.
Lệ Ngạc đã nghe tin Thất Diệu Thần Quân trùng hiện giang hồ, tuy không khỏi lo lắng nhưng ngày xưa chính mắt hắn đã chứng kiến Mai Sơn Dân đã bị Tạ Trường Khanh dùng thủ pháp điểm huyệt độc môn của phái Điểm Thương điểm vào tử huyệt, tuyệt đối không có hy vọng sống sót. Bởi thế lão hoài nghi đó chỉ là tin đồn bịa đặt mà thôi. Nay thấy người trùm mặt dùng thủ thuật làm mũi kiếm phát xạ bảy đốm sáng như bảy đóa hoa mai là nét đặc thù của Thất Diệu Thần Quân, hơn nữa chỉ qua mấy chiêu vừa rồi cũng thấy đối phương võ học uyên thâm và nội công thâm hậu.
- “Lẽ nào đúng là hắn?”
Đang thẫn thờ nghĩ ngợi thì kiếm đối phương đã công đến, hắn nghĩ nhanh:
- “Bất luận thế nào tên này cũng có quan hệ mật thiết với Mai Sơn Dân, phải giết hắn để trừ hậu họa!”
Liền gầm lên một tiếng, bãi kiếm đâm vào uyển mạch đối phương. Đó là thủ pháp lấy công làm thủ.
Tân Tiệp biến chiêu, Lệ Ngạc cũng liền đổi thức. Một chiêu “Lệ Phụng Triều Dương” nhằm Khí Hải huyệt Thất Diệu Thần Quân. Bảo kiếm rít lên ràn rạt nghe mà xởn tóc gáy!
Tân Tiệp cũng biến thức, thi xuất một chiêu “Phong Long Mai Ảnh”.
Lệ Ngạc còn chưa kịp hoàn thành chiêu “Lệ Phụng Triều Dương” đã thấy mũi kiếm đối phương đã gần kề tới yết hầu mình, chỉ cách hai tấc! Lệ Ngạc kinh hãi lùi một bước rồi bật người lên lộn ra phía sau, vừa khéo tránh được hiểm chiêu.
Lệ Ngạc toát mồ hôi, không ngờ kiếm thuật đối phương tinh diệu đến thế!
Tân Tiệp không chịu dừng tay để đối phương dành lại chủ động, lại áp sát vào xuất chiêu “Trá Hình Mai Diện”.
Lệ Ngạc thấy kiếm chiêu này quá tinh kỳ không thể hóa giải được liền bật người lùi thêm hai bước nữa.
Song phương chỉ mới đấu ba chiêu, hai thanh kiếm chưa tiếp nhau lần nào mà Lệ Ngạc đã hai lần lâm vào hiểm cảnh.
Tân Tiệp nghĩ thầm:
- “Lệ Ngạc ứng biến thần tốc, thân pháp lại linh diệu. Theo Mai thúc thúc đánh giá thì hắn chưa đạt đến trình độ này, chẳng lẽ chỉ sau mười năm mà hắn tăng tiến nhanh chóng như vậy?”
Chàng bỗng toát mồ hôi khi nghĩ rằng mới xuất đạo mình đã tính tìm Ngũ đại tông phái để trả thù. Thế mà bây giờ, dù đã gặp kỳ duyên được Bình Phàm Thượng Nhân truyền võ nghệ và công lực, lại thêm Huệ đại sư truyền thụ Cật Ma Thần Bộ, thử hỏi trước đây gặp hắn thì phải làm thế nào?
Cón Lệ Ngạc cũng nghĩ:
- “Chiêu này đúng là “Cù Chi kiếm pháp” của Thất Diệu Thần Quân nhưng so với lúc trước còn ảo diệu hơn, hầu như chiêu nào cũng khắc chế với võ học kiếm thuật của ta...”
Tân Tiệp lại dùng “Cù Chi kiếm pháp” tấn công tới tấp. Trùng trùng kiếm ảnh chẳng khác gì mưa sa bão táp phủ lấy Kiếm Thần Lệ Ngạc.
Được tôn là Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm nên kiếm thuật của Lệ Ngạc đâu phải tầm thường? Hơn nữa hắn là kẻ lịch lãm giang hồ lại lắm thủ đoạn nên nghĩ ra cách đối phó hữu hiệu nhất, đó là phát huy sở trường binh khí của mình.
Vốn tin tưởng kiếm thuật không thua kém đối phương bao nhiêu, binh khí lại hơn hẳn, vì thế Lệ Ngạc tận lực xuất một chiêu lấy lại thế quân bình rồi múa kiếm tấn công tới tấp, mặc đối phương có hóa giải được hay không.
Tân Tiệp thấy đối phương đã lợi dụng đúng yếu điểm của mình, có thể hóa giải được kiếm chiêu đối phương nhưng không tránh khỏi binh khí chạm nhau, mình tất bị thiệt thòi, bởi thế chàng khéo léo dùng những chiêu hãm bớt uy thế của đối phương mà kiếm của mình không bị ảnh hưởng.
Qua chừng mười mấy chiêu, quả nhiên công thế của Lệ Ngạc chậm hẳn lại.
Tân Tiệp lợi dụng thời cơ công một kiếm nhằm dành lại chủ động.
Nào ngờ Lệ Ngạc không quản nguy hiểm, liều mạng phản công một kiếm.
Bất cứ một cao thủ nào khác không bao giờ dám mạo hiểm như thế. Ngực áo Lệ Ngạc rách một mảng, nhưng tiếp đó nghe choang một tiếng, hai thanh kiếm chạm nhau tóe lửa.
Cả hai đấu thủ lập tức lùi lại.
Lệ Ngạc suýt nữa bị đâm thủng ngực, nhưng miệng lại phát ra một chuỗi cười đắc ý.
Tân Tiệp kinh hoảng khi thấy kiếm mình bị mẻ một miếng bằng đốt tay!
Chợt nghe bên rừng có âm thanh lạ.
Tân Tiệp cảnh giác lùi lại đưa mắt nhìn nơi vừa phát ra tiếng động.
Một nhân ảnh từ mé rừng bên tả hiện ra.
Dưới ánh trăng, Tân Tiệp nhận được người đó là Địa Tuyệt Kiếm Vu Nhất Phi, trong tay còn ôm một người, đó là Thiên Tuyệt Kiếm Gia Cát Minh. Gia Cát Minh nằm bất động trên tay sư đệ, mắt nhắm nghiền không biết sống hay chết.
Kiếm Thần Lệ Ngạc mắt long lên nhìn Tân Tiệp rồi từ từ bước đến bên Vu Nhất Phi.
Địa Tuyệt Kiếm Vu Nhất Phi đầu tóc tán loạn, y phục rách tả tơi, thần tình ảm đạm, cất giọng vô lực nói:
- Sư phụ, chỉ có Kim lão đại và Kim lão nhị...
Lệ Ngạc trừng mắt nhìn tên đệ tử làm hắn sợ hãi im bặt. Bấy giờ Vu Nhất Phi mới đưa mắt nhìn người bịt mặt, kinh hãi nghĩ thầm:
- “Người này đấu với Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm lâu như vậy mà sao vẫn không tỏ ra là bại tướng gì cả?”
Lệ Ngạc nhìn Gia Cát Minh đang nhắm mắt thiêm thiếp trên tay Vu Nhất Phi một lúc, mặt chợt biến sắc khi phát hiện ra vai áo bị rách bươm bay phất phơ lộ ra một vết bàn tay rõ cả năm ngón màu đen!
Tân Tiệp trông thấy, biết ngay đó là kiệt tác “Âm Phong Hắc Sa chưởng” của Kim lão nhị.
Lệ Ngạc quan sát thương thế của Gia Cát Minh rất lâu, kỳ thực hắn đang thầm suy tính rất nhanh:
“Mai Sơn Dân là do tận tay chúng ta giết chết tuyệt đối không có sự nhầm lẫn. Vậy có phải tiểu tử này có phải là hậu bối của hắn không? Không có khả năng! Căn cứ vào nội lực của người này thì ít nhất phải có quá trình khổ luyện năm mươi năm... nếu vậy hắn là ai?”
Bỗng nhiên hắn quát to:
- Đi!
Rồi theo hướng con đường mà từ đó Vu Nhất Phi đưa Gia Cát Minh hớt hãi chạy về.
Vu Nhất Phi ôm sư huynh chạy theo, nhưng trước khi đi còn liếc nhìn người trùm mặt lần nữa với ánh mắt kinh dị.
Kiếm Thần Lệ Ngạc tính toán rằng mình tạm thời lánh đi như vậy là thượng sách. Người trùm mặt thi triển “Cù Chi kiếm pháp” là điều hoàn toàn khẳng định, nhưng công lực thậm chí còn cao hơn cả Mai Sơn Dân, như thế hắn không có hy vọng thắng, mặc dù lợi về binh khí. Nếu lỡ thất bại, mất thanh danh của vị Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm trước một nhân vật bất bạch là điều không đáng làm.
Tân Tiệp vẫn đứng nguyên tại chỗ, không ngăn cản hoặc đuổi theo, tự nhủ:
- “Cứ chờ Mai thúc thúc luyện xong kiếm xem ngươi có dám liều mình công loạn lên thế nữa không?”
Thân ảnh Vu Nhất Phi vừa khuất thì từ phía sau lại có tiếng y phục lướt gió và một người lao tới rất nhanh. Người đó mình vận lam bào, lưng đeo trường kiếm, dung mạo anh tuấn. Chính là Ngô Lăng Phong.
Tân Tiệp cố tình nép vào một vòm lá cạnh đường, chờ Ngô Lăng Phong đi tới thì bất thần hiện ra, rút phắt trường kiếm khỏi vỏ nghe soạt một tiếng.
Ngô Lăng Phong lộ vẻ kinh hãi vội dừng phắt lại rút nhanh kiếm ra.
Tân Tiệp chợt cười hô hô một tràng rồi đưa tay gỡ khăn che mặt.
Ngô Lăng Phong cũng cười to nói:
- Thì ra là Tiệp đệ! Ngươi cũng thật là... làm ngu huynh sợ đến thót tim!
Tân Tiệp giả bộ trách:
- Tối qua đại ca chạy đâu mất, để một mình tiểu đệ đấu với Hải Thiên song sát, suýt nữa thì mất mạng!
Ngô Lăng Phong thất kinh nói:
- Ngu huynh tưởng rằng Tiệp đệ chỉ dùng khinh công dụ hắn đi khỏi đây, sau đó tìm cách thoát thân chứ đâu biết hiền đệ liều giao thủ với hai tên ma đầu đó?
Tân Tiệp liền kề lại trận kịch chiến với Hải Thiên song sát ở trên đỉnh Quy Sơn cho Ngô đại ca nghe.
Ngô Lăng Phong càng nghe càng hứng thú, nhưng trong lòng cũng rất lo lắng, thấy Tân Tiệp kể với giọng vui vẻ sôi nổi như vậy cũng cười nói:
- Tiệp đệ không những võ công thâm hậu mà còn có phúc duyên kỳ diệu!
Tân Tiệp xưa vốn trầm tĩnh ít lời, nhưng từ ngày kết thân với Ngô Lăng Phong thì trở nên cởi mở nhiều nói cười luôn miệng.
Ngô Lăng Phong cũng kể lại việc mình phát hiện cả ba người Phạm Trị Thành, Lục Hành Không và Trác Chi Trung đều bị giết, sau đó đuổi theo Thiên Tuyệt Kiếm Gia Cát Minh tới đây, cuối cùng nói thêm:
- Ngu huynh đuổi theo Gia Cát Minh thì gặp Lệ lão tặc, vì thế mới để lại ký hiệu cho hiền đệ để hợp lực đối phó. Về sau ta biết chuyện xung đột giữa Không Động và Cái bang, tuy không hiểu nguyên do, nhưng khi đuổi tới gần đây thì đối phương mất tích, không ngờ lại gặp hiền đệ.
Tân Tiệp kể lại chuyện vừa rồi mình cứu Bang chủ Cái bang và đấu với Lệ Ngạc.
Ngô Lăng Phong lẩm bẩm:
- Thì ra Tiệp đệ cũng đã gặp lão tặc đó...
Y nghĩ rằng:
- “Tân Tiệp thân thủ cao cường đến thế, một mình có thể giữ bình thủ với Hải Thiên song sát mà vẫn chưa làm gì được Kiếm Thần Lệ Ngạc thì với võ công của mình là sao trả được mối thù cho phụ thân?”
Nghĩ vậy bấc giác buông tiếng thở dài.
Tân Tiệp đoán ra tâm sự đại ca, nhưng chợt nhớ ra chuyện gì, kêu lên:
- À... phải rồi! Chỉ còn mười mấy ngày nữa là tới kiếm hội ở Thái Sơn. Nhất định đủ mặt Ngũ đại tông phái. Chúng ta hãy tới đó một chuyến, phải cho chúng biết tuyệt nghệ của Đơn Kiếm Đoạn Hồn vẫn được lưu truyền. Đại ca chúng ta đi thôi!
Câu đó đã làm tăng hùng khí của Ngô Lăng Phong rất nhiều, y sãng giọng nói:
- Võ nghệ của Ngô mỗ tuy vẫn còn thẹn với tiên nhân nhưng xấu tốt gì cũng phải cho bọn tiểu nhân tự mình xưng là chính phái biết thế nào là lợi hại!
Tân Tiệp cười kha khả nói:
- Đại ca sao lại xưng với tiểu đệ là Ngô mỗ vậy chứ? Nào, chúng ta đi thôi.

*

Vầng dương đã lên cao chiếu lên những đỉnh núi cao rực rỡ. Những đá, mây mù lởn vởn giữa lưng chừng núi trắng như bông in đậm vào màu xanh biếc của đại ngàn tạo thành một vẻ đẹp hoành tráng có phần mơ mộng của rừng thu.
Có tiếng vó ngựa vang lên từ sau khúc đường cong, chốc lát trên quan đạo hiện rõ hai kỵ mã sóng đôi phi tới rất nhanh. Đó là hai thiếu niên cùng bận lam bào, dung mạo đều tuấn tú phi phàm, hai con ngựa màu lông thuần bạch không nhiễm chút sắc tạp, đều là tuấn mã.
Hai kỵ mã không ai khác, người bên tả là Tân Tiệp, còn kẻ đồng hành là Ngô Lăng Phong. Hai người cứ ra roi giục ngựa nhưng không nói gì, mỗi người chìm đắm trong những ý nghĩ riêng. Họ đều nghĩ đến cừu nhân của mình.
Kiếm Thần Lệ Ngạc công lực võ học đều thuộc hạng thượng thừa. Nhưng điều đó chỉ làm tăng thêm hùng tâm của Tân Tiệp. Chàng từng quá chiêu với hắn, nếu có được Mai Hương kiếm của Mai thúc thúc đã luyện thành, chàng nhất định khống chế được hắn. Cho dù có thiệt thòi về binh khí, Tân Tiệp vẫn tin rằng có cách để thắng được cừu nhân.
Nhưng Ngô Lăng Phong lại không lạc quan như Tân Tiệp. Y biết võ công đối phương cao hơn mình, huống chi không phải một mình hắn mà còn bốn tên Chưởng môn nhân của bốn phái khác trong Ngũ đại tông phái. Mặc dù còn phải suy tính nhưng Ngô Lăng Phong đã hạ quyết tâm, dù thành hay bại cũng quyết một trận tử chiến! Hiện tại Ngô Lăng Phong vô cùng ngưỡng mộ công phu thần diệu của Tân Tiệp, bởi thế vững tin hơn nhiều khi biết rằng sắp phải đối phó với kình địch không phải tầm thường.
Quan đạo vùng giáp giới giữa Hà Bắc và Hà Nam rất hiểm trở, nhiều đoạn phải xuống ngựa mà đi, nhưng hai người đều có võ công thượng thừa nên cách núi ngăn sông bao nhiêu cũng không quản ngại.
Ngày đi, đêm nghỉ, gặp quán trọ thì ghé vào, có khi họ tìm hoang miếu nào đó trong rừng trú tạm.
Hôm đó mới đi được một nửa hành trình, chợt nghe từ phía trước có tiếng binh khí chạm nhau, lại còn có tiếng khóc than vẳng đến. Hai người không ai bảo ai vội giục cương thúc ngựa. Nhưng đường đất quá hẹp nên ngựa không thể đi nhanh, bị cương ghì chặt nên chỉ biết hí vang.
Hai người nghe tiếng binh khí khá gần liền xuống ngựa đem giấu vào một nơi rồi thi triển khinh công đi về phía phát ra những âm thanh mà họ đoán là đang diễn ra kịch chiến.
Tân Tiệp nói:
- Hình như có ba người đang giao thủ!
Chàng nói vậy là căn cứ vào ba loại binh khí phát ra những âm thanh khác nhau.
Ngô Lăng Phong gật đầu. Chắc rằng y cũng nhận ra điều đó.
Đột nhiên vang lên một âm thanh chát chúa lọt vào tai rồi sau đó là dư âm vang xa không dứt.
Hai thiếu niên thất kinh vì nghe kỹ thì âm thanh đó do binh khí tiếp nhau nhưng chỉ có những cao thủ có nội lực vô cùng thâm hậu mới tạo ra âm thanh chấn động đến như vậy. Cả hai cùng gia tăng cước lực, đến cách đấu trường chừng năm thì dừng lại nấp trong đám lá quan sát tình hình.
Quả nhiên có hai người đang kịch chiến giữa bình nguyên khá rộng, gần đó có một nữ nhân đang ngồi ôm lấy một thi hài khóc thảm thiết. Ngoài ra còn một hán tử tuổi ngoại tứ tuần đang lục lọi trên mấy chiếc xe ngựa đổ ngổn ngang bên đường. Trên mặt đất rải rác bảy tám tử thi, tử trạng khác nhau nhưng đều bị thương bởi binh khí.
Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong nhìn bao quát hết hết hiện trường xong tập trung vào hai đối thủ đang kịch chiến.
Quay lưng về phía họ là một hán tử hai tay cầm hai binh khí, tay trái cầm kiếm còn tay phải sử dụng chùy khá lớn.
Còn người đối diện là một trung niên hán tử tuổi chừng bốn mươi đang cầm trường kiếm.
Chắc Tân Tiệp và Ngô Lăng Phong nghe âm thanh phát ra từ thứ binh khí này mà đoán có ba người giao thủ.
Người dùng kiếm công lực rất cao, lúc này đang chiếm ưu thế, thanh trường kiếm giương đông chém tây, uy lực vô song tỏa ra vô số kiếm hoa.
Người sử dụng cả kiếm lẫn chùy đang luống cuống chống đỡ, xem ra bại thế đã rõ ràng.
Chợt nghe “coong, coong” hai tiếng, thanh trường kiếm của người đối diện đã đánh bạt cả hai thứ binh khí của đối phương làm bay vút lên không.
Hán tử bị đánh bay binh khí hoảng hốt lùi lại.
Người dụng kiếm cười khan một tiếng, lập tức truy theo xuất liền ba cước!
Hán tử kia bị trúng phải một cước vào mạng sườn ngã nhào xuống đất.
Đột nhiên hán tử lục lọi trong ngựa nhún mình phi ra giữa đấu trường đứng đối diện với người cầm kiếm, quát lên:
- Các hạ thân thủ phi phàm. Hãy tiếp đại gia một chưởng!
Người kia thong thả tra kiếm vào bao, cười nói:
- Sơn Tả Song Hào võ nghệ thần thông có việc gì mà tới Đồng Bách sơn này?
Tân Tiệp nghe tới đó muôn phần kinh hãi. Không ngờ đại hán vừa xuất hiện và tên bị đánh rơi binh khí khi nãy chính là Sơn Tả Song Hào đứng đầu tặc đảng vùng Sơn Đông. Chàng đã nghe danh hai tên cường đạo này, lão đại là Trích Tinh Thủ Tư Không Tôn, lão nhị là Thần Kiếm Kim Chùy Lâm Thiếu Cao. Xem ra chúng vừa đánh cướp đoàn xe và sát hại bảy nhân mạng.
Hầu nhị thúc nói rằng hai tên ma đều này bản lãnh rất cao cường, không những khét tiếng khắp vùng Sơn Đông mà lừng danh khắp Trung Nguyên, đặc biệt là Trích Tinh Thủ Tư Không Tôn. Thế mà Thần Kiếm Kim Chùy Lâm Thiếu Cao bị bại thủ, không biết trung niên hán tử đó là ai?
Chỉ riêng việc biết đối thủ là Sơn Tả Song Hào mà vẫn đối địch cũng đáng khâm phục rồi.
Thấy đối phương hồi lâu không đáp, đại hán vừa xuất hiện, chính là Trích Tinh Thủ Tư Không Tôn cho rằng đối phương đã khiếp phục uy danh của mình, cười đắc ý nói:
- Các hạ công lực bất phàm, nhưng nên biết...
Trung niên hán tử biết đối phương đang nghĩ gì, ngắt lời:
- Tư Không huynh chớ hiểu lầm! Tạ mỗ chưa đến nỗi bị uy danh Sơn Tả Song Hào làm cho vỡ mật...
Tư Không Tôn đã hoài nghi kiếm pháp đối phương thuộc Ngũ đại kiếm phái, liền hỏi:
- Chẳng lẽ ngươi là Chưởng môn Điểm Thương phái Tạ Trường Khanh?
Trung niên hán tử gật đầu:
- Chính phải!
Lời khẳng định đó gây ra trong lòng những người có mặt tại hiện trường những phản ứng khác nhau.
Tư Không Tôn “hừ” một tiếng tỏ vẻ hậm hực nhưng không dám nói gì.
Tạ Trường Khanh nói tiếp:
- Sơn Tả Song Hào lừng danh nghĩa khí, điều này Tạ mỗ biết rõ! Nhưng hôm nay hai vị tới đây gieo họa kiếp, tàn sát bảy nhân mạng già trẻ không một tấc sắt trong tay, thực tế như vậy làm nghi ngờ thanh danh của Sơn Tả Song Hào.
Nghe những lời mỉa mai cay độc như vậy, Sơn Tả Song Hào tuy biết uy danh của Lạc Anh Kiếm Tạ Trường Khanh của Điểm Thương vẫn không nén nỗi tức giận. Tư Không Tôn “hừ” một tiếng nói:
- Chúng ta xưa nay vẫn hành nghề kiếm ăn, đương nhiên hạ thủ không biết lưu tình... Nếu Tạ lão sư thấy không thuận nhãn, muốn gì huynh đệ chúng ta sẽ chiều ngay!
Tạ Trường Khanh nhìn lại, thấy bảy người kia đã không còn ai sống sót, lạnh giọng nói:
- Quả là Tạ mỗ không thuận nhãn, đành thỉnh giáo hai vị!
Dứt lời trường kiếm xuất vỏ cầm tay.
--!!tach_noi_dung!!--

Đả Tự Cao Thủ: các cao thủ Tàng Kinh Cốc
Nguồn: Nhan mon quan
Được bạn: ms đưa lên
vào ngày: 14 tháng 3 năm 2005

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--