Chia cắt nước Đức thành 2 là một cuộc phẫu thuật dài và đau xót. Những nhà luật học của liên đoàn phương Tây chịu trách nhiệm dự thảo những tải liệu về thủ tục pháp lý để làm chủ được công việc, đến mức nhà báo khó mà có thể nếu lên được gì trong mọi giai đoạn của cuộc phẫu thuật đó. Nhưng có một vài đường lối chỉ đạo đã được thoả thuận (mà người ta xem là không lịch sự nếu nhắc lại trước mặt những người thực hiện Mỹ hoặc Anh nhưng nếu bị vi phạm thì có thể chỉ có hậu quả nghiêm trọng. Một đường lối như vậy là điều 14 của Hiệp định Posdam, được xác định bằng một tài liệu gọi là chỉ thể JCS (tham mưu liên quân) số 1007 đã được Roosevelt, Churchill và Stalin chấp nhận ở Yalta.Điều 14 nói rằng nước Đức sẽ được đối xử như một đơn vị kinh tế riêng lẻ và vạch ra bảy lĩnh vực đặc biệt trong đó các chính sách chung phải được áp dụng”. Lĩnh vực thứ nhất là “về sản xuất và phân phối hầm mỏ và công nghiệp...”. Người Nga đề nghị thiết lập một cơ quan hỗn hợp giám sát toàn bộ việc sản xuất và phân phối than mỏ, kết hợp các mỏ than nâu quan trọng của Xa-xô-ni trong vùng Xô-viết với các mỏ than cứng ở vùng Rua. Người Anh phản đối việc Rua sẽ “tương trợ” vùng Xô-viết vì có hiệu quả lớn hơn. Những đoàn chuyên gia cử đến các khu vực than chính để xem xét các phương pháp lấy than đã thấy rằng, trong khu vực các mỏ than nâu dưới đất đã bị thiệt hại nặng.Người Anh cho là người Nga đã sử dụng quá mạnh cả máy lẫn người, nhưng cũng phải khâm phục sự tiến triển của công việc. Còn người Nga thì cho rằng người Anh chỉ chơi ở Rua. Họ kiến nghị rằng thợ mỏ phải được cấp thêm mức ăn, bọn quốc xã phải thôi giữ các chức vụ chủ chốt, phải cải thiện ngay các điều kiện nhà ở của thợ mỏ và các nghiệp đoàn phải có tiếng nói hơn trong việc sắp xếp sản xuất và các vấn đề khác. Người Anh tỏ ra bực mình đối với điều mà các quan chức của họ nói riêng với nhau về “một sự ngờ vực điều gì sẽ xảy ra nếu người Nha lại vào vùng Rua”. Vào giai đoạn này cả người Mỹ lẫn người Pháp không quan tâm lắm đến vấn đề đó.Chính sách chính thức của Anh cho đến ít ra cuối năm 1946 là “xã hội hoá” vùng Rua. Nhưng dưới sức ép của tướng Clê, người Anh bắt đầu thụt lại. Lập luận cơ bản của Mỹ về các chức năng xã hội là: “Chúng ta đến đây để dạy cho người Đức chế độ dân chủ có phải không. Vậy thì làm thế nào người Anh lại được phép gán ép các học thuyết xã hội cho khu vực của họ ở Đức?”Một vài quan chức Công đảng được cử vào Uỷ ban kiểm soát của Anh tiến hành một cuộc chiến đấu nhẹ nhàng ở phía sau. Nhưng Clê thúc Con-rát A-đơ-nao-ơ, lúc đó thuộc phe thiểu số trong ban lãnh đạo dân chủ Thiên chúa giáo, tiến hành cuộc tấn công mạnh mẽ và tích cực tuyên truyền chống lại các biện pháp xã hội hoá và đòi kinh doanh tự do để cho nước Đức có thể đóng vai trò xứng đáng của mình trong sự phục hồi kinh tế châu ÂuTuy vào giữa năm 1947 vấn đề “xã hội hoá” vùng Rua rõ ràng đã trở thành một từ chết, nhưng London và Uỷ ban kiểm soát của Anh ở Berlin vẫn cải chính dữ dội. Trong khi đưa ra một trong những lời cải chính, một người phát ngôn của Uỷ ban đã thừa nhận rằng “có sự khác nhau về ý kiến giữa người Mỹ và chúng tôi về vấn đề đó... Quan điểm của Mỹ là... người Đức phải có cơ hội để tự phát biểu về đề tài đó. Trên thực tế, tướng Clê không có ý định để cho người Đức tự quyết định công việc của mình. Việc này đã được làm rõ trong quá trình thực hiện vấn đề “xã hội hoá” ở vùng Grê-tơ Hét-xe, mà cùng với Bavaria và Út-tem-be Ba-den, đã hình thành khu chiếm đóng của Mỹ. Tại các cuộc bầu cử lập hiến ngày 30 thảng 6 năm 1946, những người dân chủ - xã hội và cộng sản đã giành 50 trong số 90 ghế. Một hiến pháp đã được vạch ra, bao gồm điều khoản 41 quy định xã hội hoá công nghiệp nặng và các ngành phục vụ công cộng. Chính phủ quân sự Mỹ địa phương phản đối điều khoản đó nhưng chính phủ Grê-tơ Héc-xơ giữ vững lập trường. Vấn đề đó được đưa lên đến tướng Clê. Ông ta quyết định rằng Hiến pháp không được bỏ phiếu như một tài liệu chung duy nhất và riêng điều khoản 41 phải được đem trưng cầu ý dân.Như vậy là những người bỏ phiếu cho Grêxơ Hét-xe đã được hỏi liệu họ có muốn đất nước của họ tước đoạt và quản lý các mỏ quặng sắt và pô-tát, các công nghiệp sắt thép, các nhà máy điện và đường xe lửa hay không, ngay dù cho trụ sở của một số công ty đó nằm ở ngoài đất nước của họ. Tướng Clê tin rằng khi đặt vấn đề ra một cách chi tiết và rõ ràng như vậy thì điều khoản 41 sẽ bị đa số áp đảo bác bỏ. Nhưng cũng như trong nhiều vấn đề khác, khi đụng đến những mong muốn thực sự của nhân dân Đức thì Clê đã sai lầm. Cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ngày 1 tháng 12 năm 1946 và được chấp nhận với hơn 70% phiếu bầu, một đa số lớn hơn bỏ phiếu cho phần còn lại của Hiến pháp. Sau đó Clê phủ quyết điều khoản 41 chướng tai gai mắt đó. Ông ta nói: “Nhân dân Đức với tư cách là một thể thống nhất phải quyết định các vấn đề lớn”. Điều nảy đảo ngược lại sự chống đối của ông ta trước đây đối với bất kỳ cái gì thoáng có vẻ tập quyền trung ương và xâm phạm đến quyền cao cả của người dân.Lý lẽ mà Clê đưa ra để chống lại các kế hoạnh của Anh đối với vùng Rua chỉ là vì ông ta cho rằng việc Chính phủ quân sự Anh áp đặt các biện pháp xã lội hoá là không dân chủ. Khi những người bỏ phiếu của No-thơ Rai-nơ Uét-xpha-lia, trong đó có vùng Rua, mạnh mẽ tán thành xã hội hoá và một đạo luật thực hiện diều đó được thông qua ngày 6 tháng 8 năm 1948. Clê lại nhấn mạnh nước Đức phải được xem như một đơn vị toàn bộ. Vào lúc đó, nước Anh đã dính sâu vào kế hoạch Mác-san đến mức Ngoại trưởng Éc-nết Bi-vin dễ dàng thoả hiệp và Chính phủ quân sự Anh phủ quyết đạo luật xã hội hoá vùng Rua.Đối với những nhà báo và những người phong kiến tại chỗ, một màn kịch đang được đạo diễn đồng thời ở hai cấp. Ở cấp cao, sự phân cao Đông - Tây đang có hiệu lực; ở cấp thấp hơn đang diễn ra quá trình Mỹ dàn dần nuốt và tiêu hoá các vùng của Anh và của Pháp để thành lập một quốc gia Tây Đức theo hình ảnh của chính mình. (Quá trình đó với những mưu chước như tạo ra một cuộc khủng hoảng thực phẩm giả tạo ở vủng của Anh và của Pháp đã được mô tả chi tiết trong quyển sách Cuộc chiến tranh lạnh ở Đức của tôi).Việc chia cắt nước Đức cuối cùng là một cuộc phẫu thuật lớn, đưa các Đồng minh cũ trước đây đến gần miệng hố chiến tranh và tạo ra một tình trạng khủng hoảng thường trực tại trung tâm của châu Âu. Công cụ được lựa chọn là việc cải cách tiền tệ, điểm thứ 6 của 7 điểm trong điều 14. Đó là vấn đề mà ít nhất cùng có một sợi chỉ đoàn kết có thể được duy trì. Mọi người đều đồng ý rằng phải có một đồng tiền mới. Đồng Mác cũ đã được các nhà in của quốc xã in ra hàng tỷ và còn được tăng thêm với đồng Mác của các nước chiếm đóng Đồng minh. Cả hai đều không còn giá trị. Nông dân không muốn trao đổi sản phạm của họ lấy những giấy bạc là họ không thể mua được gì để trồng trọt trên cánh đồng của họ: hoặc để nuôi gia súc. Những nhà chế tạo cũng chẳng muốn sản xuất lại máy móc mua nguyên liệu để sản xuất hàng hoá. Những công nhân có lương tâm làm việc đủ 8 giờ một ngày trong nhà máy hoặc trong cơ quan, thấy rằng tiền lương của anh ta mua được ít hàng hoá hơn là số hàng anh ta có thể mua với số tiền chỉ trong vài phút hoạt động chợ đen, là việc mà một tỉ lệ lớn những công nhân đồng nghiệp của anh ta đang làm.Từ đầu năm 1948, trên báo chí theo giấy phép của Anh và Mỹ bắt đầu xuất hiện thông tin nói rằng người Nga đang in những giấy bạc riêng và sắp đưa vào khu vực của họ. Tôi được ông Phó Giám đốc của một cơ quan của Uỷ ban kiểm soát Anh cho biết rằng anh ta đã có “bằng chứng không thể thối cãi được” rằng người Nga đã phân phát giấy bạc mới cho các ngân hàng trong khu vực Xô-viết. Nhưng anh ta chưa thấy những giấy bạc đó và cũng không thể cho biết một cách chính xác số lượng, ngày phát hành hoặc ngày phân phối. Phía Liên Xô cũng cải chính dứt khoát rằng họ không in giấy bạc mới và cũng chẳng có ý định nào về một sự cải cách tiền tệ riêng rẽ. Nhưng tin đồn ngày càng lan truyền.Sau cuộc họp các Ngoại trưởng ở London tháng 1 năm 1948 không có kết quả, tướng Clê công bố rằng ông ta “sắp cố gắng một lần nữa để đạt được thoả thuận về cải cách tiền tệ”. Các chuyên gia tài chính Anh ngay từ đầu đã tin rằng có thể đạt được thoả thuận. Tiếp theo lời công bố của Clê, có những cuộc họp đặc biệt của Hội đồng kiểm soát Đồng minh mà chỉ 4 người đứng đầu 4 ban và các cố vấn tài chính của họ tham dự. Những kế hoạch của Mỹ và của Liên Xô giống nhau đến mức một Uỷ ban đặc biệt đã được thành lập để báo cáo lại cho Hội đòng kiểm soát chậm nhất là ngày 10 tháng 4 năm 1948.Đầu tháng 3, tôi ăn cơm với một cố vấn tài chính của Clê. Anh ta buồn rầu và chán nản đến mức không thể ăn được. Tôi kết luận rằng mọi việc đều đổ vỡ hết. Không phải vậy. “Trời biết được cái gì cắn rứt Clê khi ông la nói thử lần nữa về vấn đề cải cách tiền tệ. Chúng tôi đang ở trong tình trạng bế lắc tồi tệ nhất. Người Nga đã đồng ý mọi thứ và tình hình đang rắc rối cực độ, khó mà thoát ra được”.“Chúng tôi nghĩ đó là điều mà các ông chiến đấu để đạt tới và chắc chắn báo chí được phép làm cho mọi người tin như vậy”.“Làm thế nào chúng tôi có thể có một đồng tiền chung được trừ phi chủng tôi có thể kiểm soát được nhập khẩu của họ”, anh ta trả lời, nhắc đến một vấn đề mà chưa bao giờ được nêu lên công khai. “Để làm việc đó, tôi sẽ phải kiểm soát khu vực của họ và họ sẽ đòi kiểm soát các khu vực của chúng tôi. Lúc đó chúng tôi sẽ rơi vào địa ngục nào?Đến lúc đó thì 4 cường quốc đã quyết định được số tiền sẽ in và tỷ lệ đối với tiền cũ. Tiền sẽ được in tại “nhà in quốc gia” trên biên giới các khu vực Mỹ và Liên Xô của Berlin, và tiến hành dưới sự kiểm soát của 4 nước lớn. Mẫu của đồng tiền đã được thông qua và chiếu cố đến sự ám ảnh có tiếng của tướng Cơ-ních, tiền đó được gọi là đồng Mác Deuische, chứ không phải đồng Mác Pteich. Các khuôn đã được cắt và việc in thực sự đã bắt đầu.Điều có vẻ như kỳ lạ đối với một ít nhà báo muốn đi sâu vào điều đang xảy ra của một vấn đề sống còn nhất, đó là việc không có họp báo hoặc phát bản tin, đó là nột sự bặt tin hoàn toàn. Mặt khác thì chiến dịch báo chí của Anh- Mỹ đưa tin người Nga sắp tung số lượng lớn tiền mới vào khu vực của họ, đã đạt tới đỉnh cao.Đã đến phiên của Thống chế Socolovsky chủ toạ các cuộc họp của Hội đồng kiểm soát trong tháng 3 đầy số mệnh của năm 1948. Bình thường thì các cuộc họp được tiến hành vào ngày 10, 20 và 30 mỗi tháng với một chương trình nghị sự đã được vạch trước. Vì Xô-cô lốp-xki muốn thảo luận về cuộc hội đàm 3 nước lớn mà tướng Clê và Rô-bớt-xơn đã tham dự ở London hài tuần trước đó, nên ông ta không định chương trình cho phiên họp ngày 20 tháng 3. Các tướng phương Tây không chịu thảo luận như vậy trên cơ sở rằng chỉ có những kiến nghị chứ không phải “quyết định” đã được đưa ra ở London và không có liên quan gì đến Hội đồng kiểm soát. Vì “kiến nghị” chính là đặt Bi-đô-nia (được hình thành bằng việc sáp nhập các khu chiếm đóng Anh và Mỹ với nhau) và khu của Pháp trong phạm vi của kế hoạch Mác-san, nên Socolovsky không đồng ý. Các tướng không chịu thảo luận bấl kỳ mặt nào của cuộc hội đàm London. Socolovsky nhắc lại lần thứ hai và lần thứ ba nhưng không được trả lời, rồi ông ta đứng dạy và nói “phiên họp kết thúc”. Đó là kết thúc chính thức Chính phủ 4 nước lớn ở Đức. hoạt động được 2 năm và 9 tháng kể từ sau khi ký Hiệp định Posdam.Hai ngày sau, Socolovsky triệu tập một cuộc họp của Uỷ ban tài chính đặc biệt. Nửa giờ trước khi cuộc họp bắt đầu các đại biểu Mỹ và Anh, tiếp theo đến phút cuối cùng là Pháp, công bố không thể đến dự. Vào cuối tuần, ông ta hai lần triệu tập những cuộc họp của Ban Giám đốc tài chính, một cơ quan thường trực gồm bốn người đứng đầu của các cơ quan tài chính của mỗi bên. Trả lời của phương Tây là vì Socolovsky đã “bỏ ra” khỏi Hội đỏng kiểm soát nên những đại diện của họ không dự các cuộc họp Uỷ ban nữa. Theo tôi, Socolovsky đã phạm một sai lầm chiến thuật vì đã không triệu tập cuộc họp Hội đồng kiểm soát ngày 30 tháng 3. Những người đồng cấp phương Tây của ông vui mừng vì ông đã không triệu tập cuộc họp đó.Nếu phương Tây muốn Hội đồng kiểm soát tiếp tục hoạt động thì rất là đơn giản. Tướng Cơ-ních làm chủ tịch tháng 4. Nhưng ông ta không triệu tập phiên họp ngày 10 tháng 4. Công việc ngừng lại ở trụ sở các phái đoàn và đoàn kiểm soát 4 nước rút lui. Ngày 20 tháng 6, các nhà chức trách phương Tây phát hành giấy bạc mới, rực rỡ, in ở Mỹ cùng một cỡ với đồng đô-la. Những giấy bạc đô đã nằm đợi trên tàu hơn 3 tháng ở cảng Brimen. Lời tố cáo rằng người Nga đã in những giấy bạc riêng đã tỏ ra là không đúng. Một biện pháp khẩn cấp đã được đưa ra khi phương Tây phát hành giấy bạc của họ. Các tờ Mác cũ trong khu vực Liên Xô được đóng thêm một cái dấu. Ba tháng sau, cải cách tiền tệ mới được thực hiện ở đó.Đức đã bị chia đôi và việc đưa đồng tiền phương Tây vào Berlin đã nêu lên vấn đề quy chế của thành phố đó. Các nước lớn phương tây tuyên bố Berlin lả một thành phố do 4 nước quản lý, trong đó họ có quyền ngang nhau với người Nga. Người Nga thì cho rằng, thì họ mới chiếm được thành phố, họ mời 3 cường quốc phương Tây vào chủ yếu là dể cùng nhau cai quản toàn bộ nước Đức được dễ dàng, còn thì bây giờ, các nước lớn phương Tây có thể trở về các khu vực chiếm đóng của họ. Sự kiểm soát của Liên Xô dôi với vấn đề vận tải đã nêu lên vấn đề quyền vào Berlin của các nước phương Tây. Một vài điểm ghi chép vắn tắt của một cuộc họp nhân viên 4 nước lớn, trong đó được thoả thuận rằng các nước phương Tây có thể dùng xe lửa và đường xe hơi chạy từ Ham-xtớt trên biên giới của các khu vực do Anh và Liên Xô kiểm soát, nhưng người Nga sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề “kiểm soát và duy trì” đường xe lửa và đường xe hơi, đó là những văn bản gốc về các quyền đó.Bốn ngày sau, các Đồng minh phương Tây đưa đồng tiền riêng của họ vào. Các nhà chức trách Liên Xô đề ra sự kiểm soát thuế quan đối với mọi sự di chuyển không quân sự vượt qua các biên giới khu vực của họ bằng cách đóng cửa con đường bộ và con đường xe lửa Ham-xtớt lên cơ sở những đòi hỏi của sự “kiểm soát và duy trì”.Việc này đã được suy diễn như là một cuộc “phong toả” Berlin và 2 ngày sau tướng Clê khánh thành cầu hàng không nổi tiếng chuyển hàng cung cấp vào và ra Berlin. Trong khoảng thời gian này các kế hoạnh của Clê về một lực lượng chiến đấu đặc biệt Đồng minh tiên lên đường Ham-xtớt được thảo ra. Nếu việc này bắt đầu được triển khai thì một cuộc chiến tranh nóng, hạn chế hoặc không hạn chế, sẽ không thể nào tránh khỏi được.Việc chia cắt nước Đức và phát động một cuộc chiến tranh lạnh đã đạt đến điểm mà tôi cảm thấy không còn có thể hoạt động thêm nữa ở Berlin, trừ phi tôi sẵn sàng muốn trở thành một người viết thuê những tin tuyên truyền cho chiến tranh lạnh.Sau khi tôi chuyển quan điểm này cho tờ Tin nhanh hàng ngày, chủ bút đối ngoại Sáclơ Phô-lây đã đến Berlin và chúng tôi đã đồng ý với nhau một cách thân ái rằng vào lúc mà tôi tự chọn lấy, tôi có thể hoạt động theo quy chế của một nhà báo tự do mà tôi rất thích. Tôi có thể theo dõi Đông Âu cho tờ Tin nhanh hàng ngày với tư cách là cộng tác viên, với một “số tiền ứng trước” phải chăng và tôi sẽ được tự do viết cho các báo khác, cũng như tự do chọn cơ sở cho tôi và tự do chấm dứt công việc phóng viên của tôi.Cảm giác của tôi khi rời nước Đức là một sự pha trộn giữa thất vọng và lo sợ. Tôi đã từng là nhân chứng của việc phô trương nguy hiểm chính sách “bên miệng hố chiến tranh” và tôi không thể làm gì được. Nước Đức đã biến thành một thùng thuốc súng mà tôi cảm thấy có thể no bật ký lúc nào. Người Nga chịu trách nhiệm đến mức nào? Ngoài việc Socolovsky bỏ hội nghị và tính cảnh giác, tính kiên quyết của Liên Xô, cũng không thể nào chê trách người Nga về sự chia rẽ này. Tướng Clê và những người ủng hộ ông ta trung chính quyền Tru-man và nhất là trong giời lãnh đạo Đảng Cộng hoà đã dùng thủ đoạn một cách có ý thức để ở đưa đến tình trạng đó. đây không phải chỉ là ý kiến thiếu thận trọng của tôi, mà nó dựa vào việc theo dõi sự phát triển của quá trình đó, ít nhất cũng với sự cần cù không kén bất cứ đồng nghiệp nào của tôi; và vào việc sử dụng những cố gắng đặc biệt để thấy cả hai phía của điều đang xảy ra. Ý kiến đó đã được nhiều nhà báo khác và một vài nhà viết xã luận thạo tin tán thành. Trong tác phẩm hai tập của mình về nguồn gốc của chiến tranh lạnh, D. I. Plê-min kể những ví dụ đáng chú ý về việc đó: Oan-tơ Lip-man phàn nàn về phạm vi đã được giao cho các quan chức của chúng ta ở Đức đề vạch ra các chinh sách về Đức của chúng ta. Tướng Clê là người đề xuất ý kiến đầu tiên, được các cố vấn của ông ta ở Berlin và cáo cấp trên trực tiếp của ông ta ở Lầu Năm góc ủng hộ.Sau khi Clê cải chính những lý lẽ đó, Xăm-mơ Uên ủng hộ mạnh mẽ những lời lên án đó. Ông ta tuyên bố rằng ai cũng biết là tướng Clê thỉnh thoảng hành động độc lập trong khi vạch ra chính sách và ông ta còn được phép của Washington để duy trì sự chủ động trong việc đó. Điều này có nghĩa là sự kiểm soát chính sách về Đức của các sĩ quan quân đội và các nhà ngân hàng đầu tư là những người không có sự hiểu biết thực sự về lịch sử châu Âu hoặc về các lực lượng xã hội và kinh tế, về tâm lý các dân tộc một họ phải giao thiệp. Vì vậy chẳng có gì được làm để ngăn cản sự sống lại của chủ nghĩa dân tộc Đức. “Không có cải cách ruộng đất và không huỷ bỏ tỷ lệ tập trung sức mạnh công nghiệp”. Nước Pháp đã luôn luôn bị gạt sang một bên và các quyết định đưa ra ở Đức gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại với Moscow (Diễn đàn thông tin, ngày 10 tháng 8 năm 1988) (F. Phlê-min: Chiến tranh lạnh và nguồn gốc của nó. New York 1961, trang 526). Những ý kiến như vậy trùng hợp một cách chính xác với những ý kiến của riêng tôi và là thực chất của nhiều bài viết gửi cho tờ Tin nhanh hàng ngày. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng nếu Chính phủ At-li - Bi-vin ở Anh tập trung đủ khí thế để bảo vệ lợi ích thực sự của đầt nước và được một giới báo chí cảnh giác, có dũng khí phát hiện và phơi bày điều đang xảy ra và ủng hộ nó, thì sự phân liệt ở Đức có thể tránh được và những quan hệ hữu nghị với Liên Xô có thể duy trì được.Người Nga muốn gì? Trước hết là an ninh. Tại Hội đồng kiểm soát Đồng minh và tại các cuộc họp Ngoại trưởng khác nhau, họ chủ yếu muốn có một nước Đức thống nhất nhưng được tháo ngòi nổ và trung lập, dưới một chế độ chính trị và xã hội do nhân dân Đức tự lựa chọn lấy. Họ muốn một giải pháp giống như giải pháp đối với nước Áo. Với việc trôi qua của năm tháng, có thể thấy rằng giải pháp Áo cũng là kết quả của chế độ quản lý và chiếm đóng của 4 nước lớn, là một giải pháp tốt. Tốt cho Đồng minh, tốt cho nhân dân Áo. Một nước Áo trung lập hoá. Tại sao lái không thể là một nước Đức trung lập hóá. Nước Áo ngày nay là một trong những nước hoà bình, thịnh vượng và không rắc rối nhất ở châu Âu và thực vậy, cả trên thế giới nữa. Nó không bao giờ là nguồn gốc rắc rối hoặc căng thẳng trong cộng đồng quốc tế. Vì nó đã thoát khỏi gánh nặng phải duy trì cải lục lượng vũ trang lớn, nên tỷ lệ lạm phát của nó là thấp thất ở châu Âu.Phải chăng một nước Đức “Áo hoá” là một khả năng thực sự? Đúng là như vậy. Cuộc họp quyết định của các Ngoại trưởng 4 nước lớn ở Berlin (ngày 27 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3 năm 1954 đã tập trung vào vấn đề đó. Trên thực tê, sự tán thành cuối cùng nền trung lập của Áo và sự chấm dứt kiểm soát của nước lớn đã đạt được là nhờ Ngoại trưởng Xô-viết Molotov đã nhấn mạnh việc gắn vấn đề đó với một hiệp ước 4 nước lớn tương tự cho Đức. Nhưng các nước lớn phương Tây đã quyết định sáp nhập tiềm lực kinh tế và quân sự của Tây Đức vào thị trường chung và NATO rồi. Đó là vào thời kỳ mà Đa-lét, người xem trung lập là “nguy hiểm” và “không đạo đức”, quản lý chính sách đối ngoại của Mỹ. Lời cảnh cáo của Molotov về việc tạo ra hai khối thù địch đối đầu với nhau ở châu Âu đã bị làm ngơ. Hiệp ước làm cho Áo trở nên độc lập, trung lập và thoát khỏi sự chiếm đóng của Đồng minh đã được ký ngày 15 tháng 5 năm 1955 và các lực lượng chiếm đóng của Đồng minh đã được rút trong vòng 5 tháng.Phần chính trong đề nghị của Molotov ở Berlin là 4 nước lớn phải rút các lực lượng vũ trang của mình khỏi Đông và Tây Đức, chỉ giữ lại một số nhỏ, theo sự thoả thuận “để làm chức năng bảo vệ cần thiết cho nhiệm vụ kiểm soát của họ”: các Chính phủ Đông và Tây Đức sẽ có những đơn vị cảnh sát “mà số lượng và trang bị sẽ được 4 nước lớn quy định” cùng với các đội thanh tra của nước lớn, để bảo đảm không vượt quá giới hạn đã quy định. Việc thực hiện các điều khoản này sẽ bảo đảm trung lập hoá Đức và tạo những điều kiện cho một giải pháp toàn bộ đôi với vấn đề Đức”. Đề nghị này chẳng đưa lại được gì cả. Và kết quả cuối cùng là Hiệp ước Warsaw của 8 nước cộng sản Đông Âu được ra đời tháng 5 năm 1955 như là một tổ chức đối lập lại Hiệp ước NATO của 12 nước Bắc Đại Tây Dương ký tháng 4 năm 1949. Sự chia cắt nước Đức có nghĩa là sự chia cắt các quan hệ đáng sợ trên thế giới, như tôi cảm thấy lúc đó.Cuối cùng, ít nhất cũng có sư nhích lại gần với nhau giữa hai nửa của nước Đức, không nhất thiết là bằng một biện pháp hay một hình thức mà các nhà làm chính sách của phương Tây nhận thức là phù hợp với lợi ích của họ. Những người Đức có ý thức về chính trị và không phải chỉ ở cánh tả, đều biết ai chịu trách nhiệm về việc chia cắt đất nước của họ. Không phải chỉ những nhà viết sử mới nhắc lại rằng Liên Xô đã chiến đấu gay gắt chống lại việc đó, cũng như Liên Xô đã chiến đấu gay gắt - trong trường hợp này thì thành công - chống lại các kế hoạch của phương Tây chia cắt nước Áo. Những lý lẽ mà tướng Clê dùng lúc đó và các phương pháp bạo lực để thống nhất của ông ta đã mất hiệu lực. Các chính khách Đức đã chuyển về phương Đông lâu rồi, tại Ra-pan lô năm 1922 chẳng hạn (Hiệp ước ngày 16 tháng 4 năm 1922 giữa Đức và Liên Xô - ND) để tìm sự ủng hộ trong khi hình thành số phận dân tộc của đất nước. Rõ ràng có những dấu hiệu rằng nhân dân Đức, cả Đông lẫn Tây, đều chán ngán và lo sợ trước triển vọng vô hạn định của sự tồn tại một thùng thuốc súng và muốn làm một điêu gì đó. Có những nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là ở Tây Đức, phản ánh điều đó và họ nhận được một sự đáp ứng đầy cảm tình từ phía Liên Xô.