Thiên Luân và Dục Vọng

Ở đời không tình nào sâu cho bằng tình cha con, không nghĩa nào n ặng cho bằng nghĩa anh em.
Cho nên gặp trường hợp nan giải đến đâu, người quân tử cũng cố lo tròn tình nghĩa.
Kẻ tiểu nhân, trái lại, thường bị dục vọng lôi cuốn mà vứt bỏ cả thiên luân.
Trường hợp của cha con Vệ Tuyên Công và anh em Cấp Tử đời Xuân Thu, là một trường hợp điển hình.
Vệ Tuyên Công lúc còn làm Thế Tử tư thông cùng người vợ lẽ của cha là Di Khương, sanh được một trai đặt tên là Cấp Tử.
Khi lên ngôi, Tuyên Công phong Cấp Tử làm Thế Tử, tình rất thương yêu.
Cấp Tử trưởng thành, Tuyên Công cho người sang hỏi con gái Tề Hầu là Tuyên Khương, cho Thế Tử. Nhưng rồi nghe nói Tuyên Khương nhan sắc tuyệt trần, nhà vua sanh lòng ham muốn, bèn lập kế chiếm đoạt.
Tuyên Công, một mặt sai Thế Tử sang nước Tống, một mặt sai cất một lâu dài tráng lệ tại bờ sông Tân Kỳ gọi là Tân Đài. Tân Đài cất xong, nhà vua cho người sang đón Tuyên Khương, nói dối rằng rước về cho Thế Tử, rồi đưa thẳng vào Tân Đài, ngày ngày đến ái ân như là vợ chính thức.
Cấp Tử đi sứ về, Tuyên Công khiến đến Tân Đài ra mắt Tuyên Khương và gọi bằng " kế mẫu ". Vốn là người chí hiếu, Cấp Tử không hề có lời oán trách cha.
Thời gian êm đềm trôi. Tuyên Khương sanh được hai trai là công tử Thọ, công tử Sóc
Từ ngày lấy được Tuyên Khương, nhà vua không ngó ngàn gì đến người cũ. Và từ khi Di Khương bị thất sủng, bao nhiêu tình thương con, Tuyên Công cũng đều dồn cho Công Tử Thọ, Công Tử Sóc. Tuyên Công quyết định sau này sẽ truyền ngôi cho công tử Thọ, mặc dù đã phong Cấp Tử làm Thế Tử rồi. Tuy biết rõ lòng cha, Cấp Tử vẫn giữ trọn niềm hiếu hữu.
Còn hai anh em công tử Thọ, công tử Sóc, tuy là anh em ruột, song tâm tình khác hẳn nhau,
Công tử Thọ thì tánh tình hiền hậu khiên tốn, thương yêu Cấp Tử như anh ruột. Còn Sóc thì độc ác gian hiểm, chẳng những ghét Cấp Tử là anh khác mẹ, mà cũng không ưa gì người anh đồng bào. Một hôm Sóc nói cùng mẹ:
- Thân phụ tuy rất yêu đương mẹ và hai con, song Cấp Tử là anh thế nào cũng được nối ngôi báo. Mẹ Cấp Tử vì mẹ con ta mà bị thân phụ bạc đãi. Sau này lên ngôi quốc mẫu Di Khương sao khỏi trả thù?
Nàng Tuyên Khương vốn biết mình là vợ Cấp Tử, nên khi mới về Vệ, ra sức mua chuộc lòng Tuyên Công để sau này Tuyên Công truyền ngôi cho Cấp Tử, vợ chồng chung hưởng phú quí. Nhưng bây giờ đã có hai con cùng Tuyên Công thì lòng nàng đổi khác. Thỉnh thoảng nàng tìm lời gièm pha Cấp Tử để Tuyên Công ghét bỏ mà truyền ngôi cho con mình. Vì vậy, khi nghe lời bàn của Sốc thì Tuyên Khương quyết tìm mưu hại cho được Cấp Tử.
Một hôm, nhằm ngày sanh nhật của Cấp Tử, công tử Thọ bày tiệc rượu chúc mừng. Nể lòng anh, công tử Sóc đến dự, nhưng thấy anh chuyện trò thân mật cùng Cấp Tử, lòng căm phẫn, bèn tìm cớ thoái thác lui về. Về cung, Sóc làm bộ khóc lóc, nói với mẹ:
- Vì lòng tốt mà con dự tiệc với Cấp Tử. Thế mà Cấp Tử giả đò say rượu, giở trò đùa, gọi con bằng con và nói: "Mẹ mày là vợ ta, mày phải gọi ta bằng cha mới phải ". Con rất lấy làm xấu hổ. Xin mẹ xét nghĩ cho con nhờ.
Tuyên Khương nghe nói tức quá, bèn đợi Tuyên Công vào cung, sùi sụt khóc. Tuyên Công dỗ hỏi đôi ba phen mới chịu đem lời của công tử Sóc mà thuật lại, lại còn nói thêm rằng:
- Chẳng những Cấp Tử làm nhục mẹ con thiếp mà thôi, Thế Tử lại còn phạm đến Chúa Công nữa.
Tuyên Công hỏi:
- Thằng súc sanh ấy đã nói những gì phạm đến ta?
Tuyên Khương lau nước mắt nói:
- Thế tử nói: Mẹ ta là Khương Di, vợ của ông nội ta, mà phụ thân ta còn lấy làm vợ thay, huống hồ Tuyên Khương là vợ của ta! Âu là ta tạm cho thân phụ ta mượn đỡ. Nay mai ta sẽ lấy lại, và lấy luôn cả ngôi nước Vệ một lần.
Vệ Tuyên Công cả giận, kêu công tử Thọ vào hỏi. Công Tử thưa:
- Cấp Tử là người chí hiếu, không bao giờ có những lời lỗ mãng như thế đâu.
Tuyên Công không biết phải phân xử thế nào, bèn đòi Khương Di vào trách mắng nhục nhã. Khương Di đau đớn quá không chịu nổi, bèn thắt cổ tự tử. Cấp Tử quá thương mẹ, nhưng không dám nói ra, chỉ ôm bụng khói thầm một chắp.
Trừ được Khương Di, mẹ con Tuyên Khương vẫn chưa hả dạ, ngày đêm còn ép buộc Vệ Tuyên Công tìm cách giết cho được Cấp Tử mới nghe. Vệ Tuyên Công lưỡng lự, nói:
- Cấp Tử không có tội, nếu giết đi, thiên hạ chê cười.
Tuyên Khương khóc:
- Khương Di thác oan. Thế nào Cấp Tử cũng vì mẹ mà trả thù. Nếu Chúa Công không giết Cấp Tử đi thì mẹ con thiếp khó mà sống yên được.
Nước mắt của Tuyên Khương làm bấy lòng Tuyên Công. Nhà vua liền hứa sẽ tìm cách giết Cấp Tử cho ổn thoả để tránh tiếng bất tử. Gặp lúc Tề Hi Công cho người sang mượn quân nước Vệ. Vệ Tuyên Công bèn lập mưu cùng mẹ con công tử Sóc:
- Ta sẽ sai Cấp Tử cầm cờ tiết trắng đi sứ nước Tề, rồi cho võ sĩ phục giữa đường mà giết.
Mẹ con công tử Sóc rất mừng, liền triệu tập bọn con đồ, dặn đến núp nơi Sằng Giã là chỗ đường thủy giáp liền với đường bộ, hễ thấy có người cầm cờ trắng đi qua thì phải nhảy ra giết tức khắc. Công việc sắp đặt xong, mẹ con vui sướng lộ ra ngoài nét mặt.
Công tử Thọ dò biết được âm mưu, lén qua nói với Cấp Tử. Cấp Tử ngồi thẩn thờ không đáp. Công tử Thọ nói:
- Đường tt công lao khổ, hoặc nhiều hoặc ít, nghĩa là chớ nên dành hưởng trọn miếng ngon một mình. Và người quí món ăn hơn nhân nghĩa, cũng nên dẹp bớt lòng oán giận, những khi miếng ăn không vào miệng được, vì mối thù do miếng ăn sanh ra thường kéo theo những hậu quả không được tốt, như trong chuyện Cự Đà, Dương Châm.
Mà nghĩ cũng nực cười: Người phàm chúng ta thì bám vào miếng ăn, khiến miếng ăn gây được ân được oán. Còn các bậc thánh lại bỏ ăn để cho thiên hạ sợ. Như thánh Cam Địa (Gandhi) Ấn Độ.
Thánh Cam Địa cứ mỗi khi phản đối một chính sách gì của người Anh, mà người Anh không chịu sửa đổi, thì thánh nhịn ăn cho đến khi có kết quả mới thôi, có khi nhịn đói hàng tháng.
Một trường hợp khác là câu chuyện về hai hoàng tử nước Cô Trúc là Bá Di và Thúc Tề.
Bá Di, Thúc Tề là hai anh em ruột. Bá Di là anh, Thúc Tề là em.
Vua Cô Trúc băng hà di chiếu truyền ngôi cho Thúc Tề. Thúc Tề bảo ngôi ấy của anh nên nhường lại cho Bá Di. Bá Di nhất định không nhận vì không dám trái lệnh vua cha. Hai anh em người thì lấy phụ mệnh làm tôn, người thì lấy thiên luân làm trọng, cứ nhường qua nhường lại cho nhau mãi. Rốt cuộc không ai nhượng cho ai được, cả hai bèn bỏ ngôi, đi tìm nơi ẩn dật.
Cuối đời nhà Thương, vua Trụ dâm dật tàn bạo, nhân dân đồ thán. Vũ Vương đương còn trong tang chế, vì dân phải cử binh đi đánh Trụ. Bá Di, Thúc Tề nghe biết, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng:
- Cha chết chưa chôn, mà đã lo việc chinh chiến, thế có gọi là hiếu được không? Bầy tôi đánh vua để cướp nước, thế có gọi là nhân được không?
Những người thân cận Vũ Vương, tức giận toan giết. Thái Công (tức Lã Vọng ) can:
- Không nên, hai ông là người Nghĩa, phải kính trọng.
Rồi bảo quân lính ôm hai ông lại để ngựa vua Vũ đi.
Khi vua Vũ diệt được Trụ, dựng nên nhà Chu, thiên hạ ai cũng tôn phù. Bá Di, Thúc Tề chê là bất nghĩa, không thèm ăn thóc nhà Chu, đem nhau lên núi Thú Dương, hái rau Vi mà độ nhật, và có bài Thái Vi (Hái rau Vi ) rằng:
Đăng bỉ Tây Sơn hè, thái kỳ Vi hĩ.
Dĩ bạo dịch bạo hề, bất tri kỳ phi hĩ!
Thần Nông, Ngu, Hạ hốt yên một hề,
Ngã an thích quy hĩ?
Vu ta tồ hề, mệnh chi suy hĩ!
Nghĩa là:
Lên núi Tây hề, hái nắm rau Vi
Lấy bạo thay bạo hề, còn phải trái gì?
Thần Nông, Ngu, Hạ đã mai một hề,
Ta biết đâu mà qui y
Nghĩ thảm thương hề, thời mạng đã suy!
Sau có người đến bảo rằng:
- Nhà Chu nối ngôi trời trị thiên hạ, thì nơi nào lại chẳng phải của nhà Chu, mà lại ăn rau núi này thì chẳng phải ăn rau nhà Chu thì là rau ai?
- Hai ông nghe nói, bèn nhịn đói cho đến chết.
Cổ nhân gọi hai ông là Thánh Chi Thanh, nghĩa là hai vị thánh trong sạch.
Và cụ Nguyễn Công Trứ có bài thơ vịnh hai ông rằng:
Danh chẳng màng mà lợi chẳng mê,
Ấy gan hay sắt hỡi Di, Tề?
Gặp xe vua Vũ tay dừng lại,
Thấy thóc nhà Chu mặt ngoảnh đi.
Cô Trúc hồn về mây ngụt ngụt,
Thú Dương danh để đá tri tri.
Cầu NHÂN đã được NHÂN thời chớ,
Cũng chẳng hờn chi chẳng trách chi.
Nếu người đời ai cũng như Bá Di, Thúc Tề thì câu " dĩ thực vi thiên " của thầy Mạnh không đứng vững. Nhưng rất tiếc từ xưa đến nay, từ Đông chí Tây chỉ có một Bá Di, một Thúc Tề. Cho nên trong thế gian thường sanh gió mưa sấm sét vì mếng ăn. Để tránh những cảnh tượng không nên thơ vì miếng ăn gây ra, chúng ta nên nhớ câu cách ngôn " Manger pour vivre et non vivre pour manger", nghĩa là " Ăn để sống chớ không phải sống để ăn.

Truyện Những Tấm Gương Xưa Mục Lục Miếng Ăn Lời Nói Lưỡi Không Xương Nói Tỷ Dụ Chữ Trung Chữ Hiếu Chữ Trí Đức Dũng Thanh Liêm Lòng Tham Đức Nhẫn Nhục Lễ Độ Đãi Ngộ Xét Người Vì Nghĩa Công Quên Thù Riêng đây sang Tề, thế nào cũng phải qua Sằng Giã. Mà qua đó thì lành ít dữ nhiều. Chi bằng hãy trốn sang nước khác rồi sẽ lo toan.
Cấp Tử đáp:
- Đạo làm con, nếu không nghe lời cha mẹ sai khiến, thì đâu còn hiếu thảo. Vả lại phụ thân đã muốn ta chết thì ta có còn sống nữa cũng chẳng ích chi.
Công tử Thọ khuyên thế nào Cấp Tử cũng không nghe.
Lệnh Tuyên Công ban xuống, Cấp Tử sửa soạn hành trang, từ biệt công tử Thọ, xuống thuyền.
Công tử Thọ bàn cùng kẻ tâm phúc:
- Anh ta quả là một người chí hiếu. Nếu để anh ta chết, sau này mặt mũi nào mà ta nối ngôi. Âu là phải lấy cái chết của ta để thức tỉnh lòng thương xót của cha mẹ ta mới được.
Liền dọn một chiếc thuyền, đem đủ đồ vật, gọi một ít kẻ tùy tùng bảo chèo theo thuyền Cấp Tử.
Hai thuyền gặp nhau, công tử Thọ gọi lớn:
- Anh đi đường xa, em muốn dâng anh một chén rượu tiễn hành, xin anh vui mà chấp nhận.
Cấp Tử dừng thuyền, bước sang thuyền công tử Thọ. Công Tử Thọ rót một chén rượu đầy dâng cho anh, nhưng chưa kịp nói thì nước mắt tuôn tràn, sa vào chén rượu. Cấp Tử vội vã bưng chén rượu uống cạn một hơi. Công Tử Thọ sụt sùi nói:
- Em khóc làm cho nước mắt rơi vào rượu, thật vô lễ!
Cấp Tử cầm tay em, ứa nước mắt, nói:
- Anh chỉ muốn uống những giọt nước mắt ấy để giữ mãi vào lòng tấm thân tình của em.
Công tử Thọ nghe nói oà khóc. Cấp Tử cũng khóc theo. Những kẻ tùy tùng tuy không biết rõ nỗi thương tâm, nhưng đứng trước mối tình thấm thía của hai anh em, cũng không cầm được nước mắt.
Trên sông vắng vẻ.
Công Tử Thọ rót thêm một chén rượu nữa dâng cho anh. Cấp Tử nâng chén uống cạn. Cạn chén này công tử rót chén khác, nài ép anh. Không nở từ, Cấp Tử uống đến say mèm, nằm vật xuống thuyền ngủ thiếp. Công tử Thọ ôm anh khóc một lúc, rồi bảo thủ hạ:
- Lệnh vua phải đi gấp, mà anh ta lại say, e bị trể nải. Vậy ta đi thế mới được.
Nói đoạn viết một bức thư, dặn quân hầu lúc nào Cấp Tử dậy sẽ đưa, rồi lấy cờ trắng bước sang thuyền Cấp Tử, ra lệnh cho thuyền chạy đi ngay.
Thuyền đến Sằng Giã, bọn côn đồ trông thấy cờ trắng, liền kéo nhau chạy ào ra bắt. Công tử Thọ đứng dậy chỉ vào mặt chúng mắng lớn:
- Ta là Cấp Tử, Thế Tử nước Vệ, phụng mệnh sang sứ nước Tề. Sao chúng bay dám cản trở?
Bọn côn đồ nói:
- Chúng ta tuân lệnh Vệ hầu ra đây thực lấy đầu ngươi.
Nói đoạn xông đến chém Công tử Thọ, lấy thủ cấp bỏ vào hộp, và đoạt cờ tiết mang về.
Còn Cấp Tử, khi tỉnh rượu, mở mắt hông thấy em, liền hỏi. Quân hầu liền trao bức thư của Công Tử Thọ. Mở thư ra xem, thấy một hàng chữ " Em đi thay anh, anh hãy tìm nơi lánh nạn", Cấp Tử oà lên khóc:
- Thôi nguy cho em ta rồi!
Đoạn hối kẻ tùy tùng:
- Hãy chèo thuyền đi mau kẻo chúng giết lầm mất!
Không hiểu gì cả, nhưng được lệnh, đoàn chèo thuyền gắng hết sức chèo thuyền đi. Đi được một khúc sông thì gặp thuyền bọn côn đồ phăng phăng rẽ nước lướt tới, gươm giáo sáng lòa. Cấp Tử sanh nghi, vội hỏi:
- Các ngươi phụng mệnh chúa công đã làm xong nhiệm vụ chưa?
Tưởng người của công tử Sóc sai đến tiếp ứng, bọn côn đồ bưng chiếc hộp đựng đầu công tử Thọ đưa sang, và nói:
- Chúng ta đã thành công. Bảo vật đây.
Cấp Tử trông thấy đầu em, hét lên một tiếng, ngã xuống thuyền, bất tỉnh. Kẻ tùy tùng cứu tỉnh lại. Cấp Tử khóc não nùng. Bọn côn đồ nhìn nhau ngơ ngác. Hồi lâu Cấp Tử gạt nước mắt nói lớn:
- Ta là Cấp Tử, vì có tội, nên cha ta sai chúng bay giết. Chớ công tử Thọ là em ta, có tội gì mà bị giết oan?
Bọn côn đồ giật mình, nói với nhau:
- Chúng ta giết lầm rồi!
Một đứa nói:
- Thế này thì phải giết Cấp Tử nữa mới chuộc nổi tội lầm lộn của chúng ta.
Nói xong chúng áp lại chặt đầu Cấp Tử bỏ chung vào hộp, rồi về thành Vệ dâng cho công tử Sóc, và thuật rõ việc giết lầm.
Chẳng những không bắt tội bọn côn đồ, Sóc vỗ tay cười lớn:
- Thật trời đã giúp ta! Trời đã giúp ta!
Đoạn hậu thưởng bọn côn đồ rồi vào cung báo hỷ tín.
Tuyên Khương buồn vui lẫn lộn. Nhưng vì biết Vệ Hầu rất yêu công tử Thọ, nên mẹ con giấu việc công tử bị giết lầm.
Sau Tuyên Công qua đời. Công tử Sóc nối ngôi. Và nước Vệ có biến.
Xem chuyện Vệ Tuyên Công, đố ai khỏi gớm cho lòng dâm dục và bất nhân của nhà vua, và ngán cho lòng ác độc của mẹ con công tử Sóc. Rõ vì dục vọng thúc dục mà bỏ cả thiên luân. Và thật cũng ít ai ngờ rằng một nhà vua dâm loạn như Vệ Tuyên Công mà lại sinh được hai người con như Cấp Tử và công tử Thọ! Thật là cây đắng sanh trái ngọt vậy.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Duyên Vỹ
Nguồn: Duyên Vỹ
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 29 tháng 12 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--