hường ngày Na Lan ngủ một mạch, rất dễ ngủ và ít khi nằm mơ. Nhưng những khi cần cảnh giác thì cô lại dễ dàng không ngủ sâu. Lúc nửa đêm tỉnh giấc, cô không thấy gì khác thường. Đây là lần đầu tiên cô ngủ ở nhà một người “quen sơ sơ”, và khỏi phải nhắc lại “danh thơm” của chủ nhà nữa. Huống chi, tiếng mưa đang tạt vào cửa sổ che rèm và tiếng sấm ì ầm nơi xa. Nhà khí tượng dự báo đêm nay có mưa có sấm sét, lần này thì dư báo đúng. Nhưng cô lập tức nhận ra không chỉ có tiếng gió mưa, tiếng sấm đánh thức mình dậy mà còn có tiếng gọi khe khẽ. Nghe kỹ, thấy không chỉ là tiếng gọi mà còn là tiếng kêu. Tiếng kêu rít kiểu như cuồng dại. Cô hoàn toàn không tin đó là tiếng kêu, chứ đừng nói là tiếng rít như bị tâm thần. Trong đêm vắng, hầu như mỗi tiếng động cực nhỏ luôn được khuếch âm một cách vô cớ. Huống chi, nhà Tần Hoài đâu có khuất nẻo tách biệt, xung quanh đều có hàng xóm, người ta đâu có thể vô tâm trước những tiếng kêu than thảm sầu như thế? Nhưng cô không thể không tin ở tai mình. Chính xác là có tiếng kêu, rất thê thảm, như bị hành hạ, kinh hãi đến tột cùng. Không phải cô lần đầu tiên nghe thấy tiếng kêu kiểu này. Trong những ngày vào trại giam Giang Kinh phỏng vấn các nạn nhân hình sự nghiêm trọng, cô có đi tham quan khu giám sát đặc biệt, ở đó nhốt các tội phạm hình sự bị bệnh tâm thần, có người đã kêu hệt như thế này. Cô ngồi trong bóng tối hồi lau, tiếng kêu hình như đã ngớt nhưng lại tiếp tục, lần này còn thêm tiếng khóc nữa, khóc như xé phổi. Có lúc tiếng khóc lại trầm xuống, như nài nỉ số phận hãy xót thương. Na Lan xuống giường, ra đứng bên cửa sổ, cô có cảm giác muốn nhảy ra ngoài để chạy thoát thân. Lúc này cô mới nhận ra cửa sổ có lớp rào sắt tựa lồng giam tù nhân. Minh là con chim nhỏ bị nhốt. Tim cô bắt đầu đập nhanh, cô bước ra cửa vặn tay nắm cửa. Cửa đã bị khóa. Cô bỗng cảm thấy câu mình nói trước khi “tự dẫn xác đến” sao mà chuẩn xác một cách đáng buồn. Sao mình không nghe lời vàng ý ngọc của Ninh Vũ Hân đã phải trả giá bằng mạng sống để có được kết luận “hãy tránh xa hắn, càng xa càng tốt?” Tại sao mình lại coi như gió thổi ngoài tai? Cô trấn tĩnh, nhìn lại tay nắm cửa. Chốt cửa khóa trái phía trên đang dựng đứng. Và nhớ ra chính mình trước khi đi ngủ đã khóa lại. Sao lại trách gì ai? Cô bèn gạt nó quay ngang, cửa liền mở được luôn. Thì ra là thần hồn nát thần tính. Nhưng không hẳng là sợ hãi vô cớ. Phía tầng trệt, tiếng kêu tiếng khóc nghe rõ mồn một. Là giọng nữ, tuy không vang nhưng hết sức thật. Cô đóng cửa lại như một phản xạ có điều kiện rồi tựa vào cửa, hít thở thật sâu. Là người hiểu tình thế thì nên gọi điện báo cảnh sát; nhưng cô lại muốn sớm biết sự thật là gì. Mục đích của cô đến đây chẳng phải là muốn xem xem Tần Hoài cực nguy hiểm đến đâu hay sao? Mặt khác, sẽ báo cảnh sát ra sao? Cô đã nhìn thấy tội ác như thế nào? Chưa hề! Cô lại mở cửa, và lập tức nhận ra rằng không phải là không có chuyện gì. Vì tiếng kêu lại vọng lên. Cô nhẹ chân bước xuống tầng trệt, đi về phía có tiếng kêu. Tiếng kêu phát ra từ phòng khách, mỗi lúc một rõ. Có người đang bị hành hạ, đang đotí mặt với cái chết. Na Lan thấy chân như nhão ra nhưng vẫn bước lên từ từ. Chân bước về phía phòng khách nhưng cô vẫn căng mắt tìm cửa chính, nếu nhìn thấy cảnh lẽ ra không nên hìn thì cô sẽ chạy thẳng ra ngoài. Âm thanh nghe mỗi lúc một rõ, là tiếng kêu thảm thiết, tiếng khóc, tiếng chửi rủa. Chửi rủa bằng tiếng Anh. Cô vào phòng khách, rốt cuộc đã hiểu rõ đó là các âm thanh phát ra từ ti-vi. Một bộ phim kinh dị của nước ngoài. Cô nhìn thấy gian mật thất có máu me, xác chết nhưng không lối ra. Một hộp đĩa DVD đặt trên bàn uống nước kê trước đi-văng, nhờ ánh sáng lúc mờ lúc tỏ từ màn hình tỏa ra, có thể nhìn thấy vỏ hộp viết “Cưa máy kinh hồn II” (Saw II) và một khuôn mặt như ác quỷ. Nhưng kỳ lạ là phim đang chiếu nhưng chẳng thấy ai ngồi xem. Na Lan đứng trước đi-văng một lát, cũng không thấy Tần Hoài xuất hiện. Chắc anh ta xem nửa chừng rồi đi ngủ mà quên không tắt máy. Tùy tiện lãng phí. Cô cầm chiếc điều khiển trên bàn, cố nhận diện các nút rồi tắt được đầu DVD, cũng tắt cả ti-vi. Nhưng không thể tắt các âm thanh thét gào. Thoạt đầu cô ngỡ là các tiếng khóc tiếng kêu ở ti-vi vẫn còn âm vang chưa dứt, tức là hiệu ứng tiếng vọng, nhưng cô đứng lại đó một lúc, di chuyển vài bước, mà tiếng khóc vẫn văng vẳng lúc gần lúc xa vọng lại, âm lượng nhỏ nhưng vẫn rất thật. Cứ như là từ dưới đất truyền lên. Như tiếng quỷ khóc than. Na Lan hít thở thật sâu để nhịp tim đập chậm lại. Cô cần bình tĩnh, tâm trí không rối loạn, để đưa ra quyết định chính xác. Khi hơi thở trở lại bình thường, nhịp tim khoảng dưới 70lần/phút, cô ngồi xổm chống tay xuống sàn, ghé tay sát mặt đất. Cô không nhầm, đúng là có tiếng khóc từ dưới đất truyền lên. Kỳ lạ thật. Hay là dưới này có hầm ngầm? Cô thử gõ gõ xuống sàn, xem dưới đó có vẻ có khoảng trống hay không. Nói đúng ra là cô chưa có đủ kinh nghiệm để phán đoán. Cô đánh liều bật đèn ở khoảng giữa cửa phòng khách kề với hành lang có cửa to, rồi tỉ mỉ quan sát mặt sàn. Mặt sàn ở khu vực cửa lớn bước vào được lát đá hoa cương, tiếp đó là hành lang thông với phòng khách, được lát ván gỗ ghét; toàn bộ sàn phòng khách cũng lát gỗ vân rất mảnh và đẹp, các vết ghép đều rất khít, rất cầu kỳ công phu, không mảnh ván nào có màu sắc khác lạ hay thiếu đồng bộ đủ chứng tỏ nó thường xuyên bị lật lên cả. Tiếng khóc tiếp tục vọng tới từ dưới đất. Nhỏ, nhưng rất rõ. Na Lan bỗng nghĩ rằng cứ ở đây dò xét chẳng đi đến đâu thì chi bằng gặp thẳng Tần Hoài, bảo anh ta trả lời thẳng thắn: ai đang khóc than ở nhà anh? Có điều, làm thế liệu có tự đẩy mình vào chỗ nguy hiểm không? Nhưng mình vốn dĩ tự nguyện đến ở nhà Tần Hoài, rõ ràng người ta ở thế chủ động, mình bị động, nếu anh ta muốn hại mình thì đã có vô số cơ hội, đâu vì mình hỏi một cách đàng hoàng mà anh ta hại mình? Na Lan bèn lên gác, bước đến trước cửa phòng ngủ của Tần Hoài, chỉ hơi ngập ngừng, rồi cô gõ cửa. Không phản ứng gì. Cô lại gõ cửa, vẫn thế. Cô bèn đảy cửa bước vào. Giường của Tần Hoài trống không. Cô liều gọi to “Tần Hoài”. Không đáp. Thì ra, trong khu nhà thênh thang này chỉ có mình cô và tiếng khóc ở dưới đất. Đêm khuya thế này anh ta đi đâu? Tiếng khóc dưới đất vọng lên. Cô đành xuống lại cầu thang, vào phòng khách tiếp tục tìm lối đi bí mật thông xuống đất. Cô chú ý đến chiếc đi-văng dài dài kê giữa phòng. Lúc nãy quan sát sàn nhà, cô đã thấy ngại, không chỉ vì nó kê trên tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ, mà dù lật tấm thảm đó lên thì chiếc đi-văng vẫn chặng lên một diện tích đáng kể. Chiếc đi-văng phải nặng đến ba tạ, không dễ gì đẩy được nó đi. Cũng tức là chỗ ấy không thể là một lối đi lên xuống thường xuyên. Na Lan thử đẩy xem sao, nó chỉ hơi rung rung chứ không nhúc nhích. Cô thấy bế tắc không thể tìm ra điều gì mới mẻ, đành ngồi xuống đi-văng, hết nhìn vào màn hình ti-vi lại rời mắt khỏi màn hình vô cảm nhìn ra hành lang thông đến cửa ngách của nhà để xe. Cô bỗng đứng dậy. Vì chợt nhớ ra hình như bên ngoài cánh cửa đó còn có một cửa khác, lúc đầu cô nghĩ rằng bên đó là gian nhà kho. Cô ra khỏi cửa ngách, vào nhà để xe, bước đến cái cửa nhỏ kia và thử mở ra. Cửa đã khóa. Cô áp tay vào cửa, văng vẳng nghe thấy tiếng khóc. Na Lan chợt nhớ từng nhìn thấy một chùm chìa khóa treo trên tường kề với tủ kệ trong gian bếp, bèn quay lại bước vào gian bếp. Trên tường gắn những chiếc móc, đang treo ba chùm chìa khóa, trong đó là hai chùm chìa khóa xe BMW và xe Honda Odysseia, chùm còn lại gồm bảy tám chiếc chìa khóa lớn nhỏ. Cô lấy nó xuống rồi quay ra, đi vào nhà để xe. Thử đến chiếc chìa khóa thứ ba thì mở được ổ cửa khóa của cánh cửa nhỏ. Phía sau nó là một vùng tối om, cám dỗ những ánh mắt muốn khám phá. Lúc này tiếng khóc nỉ non nghe rất rõ. Nhờ ánh đén trong nhà để xe hắt vào, có thể thấy một cầu thang ở phía trong cánh cửa. Lúc nãy cô bình tĩnh vì háo hức tìm hiểu, nhưng bây giờ thì tim cô đập thình thịch. Đứng ở cửa lối đi thông xuống tầng hầm, cô không biết mình nên co chân bỏ chạy hay là cứ bước vào bóng tối rồi lần lượt bóc từng lớp mặt nạ bí hiểm của Tần Hoài. Thực ra cô chưa kịp cân nhắc thì đôi chân đã tự động lần từng bước xuống cầu thang. Sau mỗi bước, tiếng khóc kia lại càng rõ hơn. Tiếng thút thít của phụ nữ. Mình đang ở trong một câu chuyện như thế nào? Tần Hoài là ai? Người phụ nữ đang khóc ở sâu dưới đất chục mét, là ai? Có phải Quảng Diệc Tuệ? Nghĩ đến đây cô có cảm giác bị một bàn tay vô hình chặn ngang yết hầu khiến cô nghẹt thở. Na Lan chân trần bước trên bậc cầu thang gõ, những tiếng cót két đầy ức chế chẳng khác gì hơi thở của bóng tối. Cô cảm thấy mình giống như cô vợ của Râu Xanh° sắp tận mắt nhìn thấy những sự thật kinh hoàng như ác mộng. Có tiếng nói từ chốn sâu thẳm trong đầu lặng lẽ nhắc nhở cô: hãy quay lên là an toàn là ổn nhất. Ta sẽ trở về căn phòng trên gác giả vờ đang ngủ ngon, hoặc sẽ lấy di động đặt ở tủ con đầu giường gọi cho Ba Du Sinh lúc này vẫn đang thức đên. Nhưng “lý trí” ấy không thắng nổi tính hiếu kỳ mãnh liệu. Na Lan bước xuống chừng hai mươi bậc cầu thang thì đến nền, bên trái là một hành lang, cuối hành lang là một căn phòng kín mít. Cửa đóng kín nhưng tiếng kêu khóc đau khổ vẫn vọng ra. Tiếng nói của lý trí lại lớn tiếng nhắc nhở cô: hãy đi khỏi đây lúc này vẫn chưa muộn. Nhưng cô vẫn xoay núm cửa. Một bên tường gắn chiếc đèn điện rất yếu, chẳng khá hơn chiếc đèn ngủ lờ mờ. Ánh sáng hắt vào một bóng trăng trắng đang quay lưng về phía Na Lan. Người ấy ngồi trên chiếc ghế tựa ở góc tường, hình như không nghe thấy tiếng mở cửa nên vẫn cứ đắm chìm trong u buồn sầu thảm, mái tóc dài đổ xuống như thác nước. Cô ta là ai? “Chào cô. Xin hỏi cô có cần tôi giúp gì không?” Na Lan gõ gõ cánh cửa, đánh tiếng rằng một người lạ đang đứng đây. Tiếng khóc ngừng bặt. Cô gái ngây ra giây lát rồi từ từ xoay người lại. Ánh sáng rất yếu nhưng Na Lan vẫn nhìn rõ khuôn mặt cô ta. Hình như cô ta định quay người chạy ra khỏi căn phòng nhỏ, trốn khỏi ngôi nhà này. Na Lan không di chuyển, có lẽ vì quá kinh ngạc nên cô không thể nhúc nhích. Cô rất kinh hãi. Không phải vì cô gái có khuôn mặt đáng sợ, trái lại, đó là khuôn mặt tuyệt mỹ dù đang có những vệt nước mắt đan nhau. Và cũng là một khuôn mặt trông hơi quen quen nhưng cô không dám khẳng định. Cô đã thấy trong tấm ảnh trên tay Đặng Tiêu đang run run. Na Lan ngẩng đầu nhìn lên tấm ảnh đang treo trên tường, chụp cô gái này và Tần Hoài, cả hai cùng mặc đồ bơi. Cô là người đang ngồi góc tường khóc lóc. Chính là Quảng Diệc Tuệ! “Cô là… Quảng Diệc Tuệ à?” Thảo nào trong nhà Tần Hoài không hề có dấu vết “nhớ nhưng người vợ đã khuất”. Quảng Diệc Tuệ mất tích ba năm, có mộ ở khu mộ nhà họ Quảng, nhưng chính cô ta bị nhốt dưới tầng hầm. Cô gái không đáp, chỉ nhìn Na Lan bằng ánh mắt đầy nghi hoặc. Na Lan bỗng hiểu ra, cô ta thần kinh không bình thường. Tần Hoài đã làm những chuyện gì? Na Lan bước lại gần nhìn khuôn mặt buồn bã của cô gái. Khuôn mặt đã từng diễm lệ vô song, nay ủ dột, lạnh lùng, đầy nét khổ đau, in dấu những cơn vật vã suốt nhiều đêm không ngủ. Cô ta đã mất hết sức sống, đã héo hon trong không gian vô tình, khuôn mặt võ vàng và đôi vai gầy guộc. Trong chiếc áo ngủ thùng thình màu trắng, trong cô như một bộ xương được bọc trong cái túi da với đôi tay xương xẩu trắng nhợt. Đôi tay xương xẩu ấy bỗng đưa lên bóp chặt cổ Na Lan. Na Lan không đề phòng nên tức thì nghẹt thở, đầu óc như loãng ra, không kịp làm một động tác nào. Cô cố trấn tĩnh rồi đưa tay lên gỡ hai bàn tay đang bóp cổ mình. Đôi tay ấy khô gầy nhưng lại bóp rất chặt, Na Lan không sao gỡ nổi. Na Lan không thể kêu thành tiếng, cô đành nắm tay lại đấm túi bụi nhưng vẫn không ăn thua. Bất chợt có một bàn tay khác nắm lấy tay Na Lan. Đôi tay đang bóp cổ cô cũng lỏng ra. Chẳng rõ từ khi nào Tần Hoài đã đứng giữa hai cô gái. “Cô có sao không, có bị thương không?” Ánh mắt anh đầy vẻ quan tâm nhìn Na La, thấy cô không vấn đề gì thì lại nhìn sang cô gái kia, nắm bàn tay vừa nãy bóp cổ na Lan và kéo cô gái vào lòng mình, miệng khẽ thì thào gì đó như thể đang thôi miên cô. Cuối cùng anh xoay người lại nói: “Đúng là có nhiều điều cần giải thích với cô.” °: “Những người vợ của Râu Xanh, tiểu thuyết tình cảm, rùng rợn; tác giả Tả Tình Văn (Trung Quốc)