Trong lúc chúa tôi họ Nguyễn ở Gia Định đang đánh giết lẫn nhau, quân do thám Tây Sơn về Qui Nhơn báo cùng Nguyễn Nhạc. Nhạc liền cho mời các tướng đến thương nghị. Nhạc nói: - Quả nhiên không ngoài dự đoán của Nguyễn Huệ, ta thả Lý Tài và Thế tử Nguyễn Phúc Dương vào Gia Định, làm cho Lý Tài và Đỗ Thành Nhân đánh giết lẫn nhau, Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng tranh ngôi chúa. Hiện nay Thuần và Dương đều xưng Vương hiệu cả khiến tướng sĩ nản chí, lòng dân tan rã. Nay lòng người ở Đàng Trong đều mong ngóng vào chính nghĩa của Tây Sơn ta. Vậy đây là lúc ta phải xưng Vương hiệu cho an lòng mong mỏi của bá tánh. Nguyễn Huệ can rằng: - Xin đại huynh chớ vội. Hễ bứt dây thì phải động rừng! Nhạc phật ý hỏi: - Lúc trước Huệ bảo ta thả Hoàng tôn Dương cho Dương và Phúc Thuần tranh quyền lực đánh giết lẫn nhau khiến lòng người chán ngán thì ta xưng Vương là hợp lẽ. Nay thời thế đúng như vậy, ta định xưng Vương thì Huệ lại nói bứt dây động rừng là nghĩa làm sao? Nguyễn Huệ quỳ đáp: - Thưa đại huynh, hợp lẽ là hợp lẽ ở Đàng Trong, còn đối với họ Trịnh ở Đàng Ngoài thì đại huynh đang thụ phong chức Tây Sơn hiệu trưởng, tiền phong tướng quân. Nay đại huynh xưng Vương, họ Trịnh sẽ vin vào cớ ấy mà xuất binh đánh ta. Hiện thời ta chưa diệt được họ Nguyễn ở Gia Định mà phải dấy động can qua với họ Trịnh ở mặt Bắc thì thật là thất sách. Xin đại huynh xét lại. Nhạc miễn cưỡng hỏi: - Vậy ta phải làm thế nào? Huệ vẫn quỳ dưới đất tâu: - Từ khi Hoàng Ngũ Phúc bị bệnh tả lỵ bỏ đất Quảng Nam mà rút về Phú Xuân Thuận Hoá, thì quân ta ở Qui Nhơn do Vũ Văn Dũng và Võ Đình Tú chỉ huy đã tiến ra đánh chiếm lại Quảng Nam. Nay đại huynh hãy sai người khéo nói đi sứ sang Trịnh xin phong làm Quảng Nam trấn thủ để dò xét xem ý tứ của họ thế nào rồi ta sẽ liệu bề tiến thủ. Bất đắc dĩ, Nhạc bảo: - Việc này không phải Nguyễn Thung tiên sinh thì còn ai làm nổi! Nguyễn Thung bước ra thưa: - Tôi xin vì Chúa công đi sứ sang Trịnh lần nữa! Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Thung: - Lần trước tiên sinh đi sứ sang Trịnh gặp Hoàng Ngũ Phúc, đại huynh tôi liền được phong làm Tây Sơn hiệu trưởng, tiền phong tướng quân. Lần này tiên sinh sang gặp Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn ắt phải bị đuổi về, nhưng nếu tiên sinh đi thẳng ra Thăng Long yết kiến Trịnh Sâm, thì buộc lòng Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn phải để cho tiên sinh đi. Nguyễn Thung lấy làm lạ hỏi: - Huệ nói thế nghĩa là thế nào? Thật tình tôi không hiểu? Huệ nói nhỏ với Nguyễn Nhạc, Nguyễn Thung: - Đại huynh cứ bảo Nguyễn Thung tiên sinh làm như vầy... như vầy... thì sẽ ra được Thăng Long mà dò ý Trịnh Sâm. Nhạc và Thung đồng thanh khen: - Thật là diệu kế! Nguyễn Thung đến Phú Xuân gặp Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn nói: - Thưa quan trấn thủ, Tây Sơn hiệu trưởng sai tôi sang dâng sớ xin phong, phiền quan trấn thủ mở cổng thành cho đi qua! Bùi Thế Đạt nói: - Trời đã tối, sứ giả hãy về nghỉ nơi công quán. Ngày mai ta sẽ mở cổng thành cho đi. Nguyễn Thung lui ra, Bùi Thế Đạt liền vời quan tham thị Lê Quý Đôn đến hỏi: - Nay Nguyễn Nhạc sai sứ ra Thăng Long gặp Chúa thượng dâng sớ xin phong. Theo ông là ý thế nào? Lê Quý Đôn suy nghĩ giây lâu rồi đáp: - Năm xưa Chúa thượng vì lợi dụng quân Tây Sơn đánh họ Nguyễn ở phương Nam, trong lúc quân ta bị dịch tả lỵ ở Quảng Nam nên mới phong cho Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn hiệu trưởng, tiền phong tướng quân. Nay quân Tây Sơn đã tiếp quản đất Quảng Nam bỏ trống, lại muốn đem đại binh vào tiêu diệt họ Nguyễn, nhưng sợ ta thừa cơ xâm phạm mặt Bắc, nên Nguyễn Nhạc mới sai sứ xin phong để dò ý Chúa ta như thế nào mà tuỳ cơ ứng biến đó thôi. Ta nhân dịp này khuyên Chúa ta đánh giặc Tây Sơn. Vậy ngài hãy đuổi sứ giả Nguyễn Nhạc về, đừng cho họ ra Thăng Long gặp Chúa xin phong. Hôm sau Bùi Thế Đạt mời Nguyễn Thung đến hỏi: - Trước khi đem ra Thăng Long cho Chúa thượng, xin sứ giả cho xem sớ xin phong. Nguyễn Thung lấy tờ sớ trong tay áo trao cho Bùi Thế Đạt. Đạt đọc xong cười lớn nói: - Nguyễn Nhạc đã được phong làm Tây Sơn hiệu trưởng, tiền phong tướng quân, đem binh đi đánh họ Nguyễn ở phương Nam. Nay Chúa Nguyễn đang hùng cứ đất Gia Định, sao Nguyễn Nhạc không đem binh thảo phạt, lại thừa cơ lúc quân ta bị dịch tả lỵ rút khỏi Quảng Nam, mà đem quân chiếm đất Quảng Nam bỏ trống, ấy là ra mặt đối nghịch với Chúa ta. Thế mà dám dâng sớ xin phong làm Quảng Nam trấn thủ là ý thế nào? Ngài hãy về thưa lại cùng Nguyễn Nhạc, ta thừa lệnh của Chúa tự quyết mọi việc ở đất Quảng Nam Thuận hoá, đừng hoài công đến Thăng Long làm gì? Nguyễn Thung ung dung đáp: - Khi tướng quân Hoàng Ngũ Phúc sợ dịch tả lỵ mà lui khỏi đất Quảng Nam, Tây Sơn hiệu trưởng ra giữ đất này cứu dân khỏi bệnh, vỗ an bá tánh, phân phát lương thực cho dân nghèo để tỏ rõ đức độ trị quốc an dân của Chúa Tĩnh Đô Vương, thì sao lại bảo là ra mặt đối nghịch cùng Chúa thượng? Vả lại nay tôi vận lệnh Tây Sơn hiệu trưởng đem sổ bộ dân của các tình Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên ra kinh thành Thăng Long dâng cho Chúa thượng. Mỗi phủ bao nhiêu huyện, mỗi huyện gồm bao nhiêu ấp, mỗi ấp được bao nhiêu gia đình đều ghi rõ trong sổ bộ dân này. Tây Sơn hiệu trưởng chiếu theo sổ bộ ấy thu thuế của dân sai tôi đem ra kinh thành nộp cho Chúa thượng. Nay ngài đuổi tôi về, ngộ nhỡ Chúa bắt tội Tây Sơn hiệu trưởng không nộp thuế như hồi họ Nguyễn làm khi xưa, lúc ấy ngài có đứng ra chịu trách nhiệm cho hiệu trưởng được chăng? Bùi Thế Đạt bảo: - Nếu Tây Sơn hiệu trưởng nộp sổ bộ và thuế, tôi sẽ sai quân áp tải ra kinh. Ngài cứ quay về không ngại gì cả! Nguyễn Thung cười nói: - Ngài nói thế sai rồi! Phàm xưa nay quan các trấn thủ mỗi khi nộp thuế đều tự áp tải về kinh. Chưa từng nghe nói đến việc phải giao cho trấn khác áp tải bao giờ. Nếu ngài cản trở không cho đi tôi xin quay về báo cùng Tây Sơn hiệu trưởng vậy! Nói rồi vòng tay bái tạ toan lui ra. Lê Quý Đôn bước ra ngăn lại: - Xin tiên sinh hãy khoan đi, vui lòng cho tôi coi qua sổ bộ xem thử có điều gì gian dối chăng? Nguyễn Thung liền gọi quân mang sổ bộ vào, Lê Quý Đôn xem qua một lượt, trả lại cho Nguyễn Thung rồi bảo: - Xin tiên sinh tạm về công quán nghỉ ngơi. Nguyên lúc Hoàng tướng quân chiếm được thành Phú Xuân có tịch biên được sổ bộ dân lưu trữ của các phủ Đàng Trong. Đợi tôi sai ngườI tìm lại rồi ngày mai ngài đem sổ bộ của ngài ra đối chiếu. Nếu quả đúng như vậy sẽ để ngài áp tải số thuế ra kinh. Nguyễn Thung đi rồi Lê Quý Đôn nói với Bùi Thế Đạt: - Nay Nguyễn Thung áp tải số thuế của các phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên ra kinh. Nếu ta ngăn trở, Chúa thượng hay được sẽ bắt tội khi quân, nên không thể không cho hắn đi. Nếu Nguyễn Thung đến được Thăng Long gặp Chúa ta, ắt chúa ta thấy cái lợi trước mắt mà phong cho Nguyễn Nhạc làm Quảng Nam trấn thủ. Câu sấm: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” đã ứng rồi vậy. Tôi e sau này nước ta nguy mất! Bùi Thế Đạt nói: - Nói vậy nghĩa là không có cách nào ngăn họ đi sứ ra kinh. Nhưng theo tôi được biết lúc lúc Chúa Nguyễn bỏ thành Phú Xuân đã mang theo sổ bộ dân của các phủ Đàng Trong chạy vào Gia Định, làm gì có việc Hoàng Ngũ Phúc tịch biên được sổ bộ dân. Vậy sao ông bảo Nguyễn Thung ngày mai đem sổ bộ dân ra đối chiếu là ý thế nào? Đôn buồn bã đáp: - Sau khi phong Nguyễn Nhạc làm Quảng Nam trấn thủ rồi, chúa ta sẽ không đề phòng quân Tây Sơn. Chủ ý của tôi là muốn cho Nguyễn Nhạc biết rằng đất Bắc hà ta không hiếm người tài. Để sau này khi diệt xong nhà Nguyễn, Nhạc dù muốn dòm ngó nước ta cũng dè dặt mà không dám dấy động can qua. Đôn nói rồi gọi quân đem bút nghiên đến viết một mạch từ đầu đến cuối bốn quyển sổ bộ dân của bốn phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên. Viết xong, Đôn nói: - Ngày mai ta cứ nói dối rằng đây là sổ bộ dân lưu trữ ở thành Phú Xuân mà Hoàng tướng quân tịch biên được năm xưa. Xin cam đoan không sai sót một chữ nào. Bùi Thế Đạt thất kinh nói: - Từ nhỏ đã nghe danh ông là thần đồng nhớ giỏi. Nay tận mắt thấy trí nhớ của ông, thật là quỉ khốc thần sầu! Ngày sau Nguyễn Thung đem sổ bộ dân ra đối chiếu quả nhiên không sai một chữ nào. Nguyễn Thung tháo mồ hôi hột, vòng tay bái Lê Quý Đôn: - Nét mực vừa mới ráo, chứng tỏ ngài vừa viết xong. Mới đọc qua sổ bộ một lần mà chép lại không sai một chữ. Tài của ngài thật đáng sợ thay! Đôn cười bảo: - Ấy là việc vặt nào có tài cán gì. Đất Bắc Hà còn lắm người tài năng gấp bội. Tôi vì bất tài nên không được ở chốn kinh thành mới vào trấn nhậm Phú Xuân. Ông chớ khen quá lời tôi lấy làm xấu hổ lắm! Nguyễn Thung vòng tay cáo biệt cùng đoàn tuỳ tùng lên đường ra Thăng Long. Trên đường đi, Thung nói với tả hữu: - Nếu không nhờ Nguyễn Huệ bày mưu nộp thuế, thì làm gì ta được đi sứ Thăng Long. Ngày ấy ở kinh thành Thăng Long, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có việc ra ngoài phủ. Sâm bèn bảo quân sắp sẵn xe tứ mã, dùng nghi lễ như một vị vua. Sâm vừa bước lên xe bỗng nhiên trời đất tối sầm, gió thổi ào ào, mây đen vần vũ. Từ trong đám gió bụi kia xảy một người bước ra chặn trước đầu xe. Người ấy mặt mũi khôi ngô, mình mặc áo hoàng bào, đầu vấn khăn vàng, chân đi hài tía. Sân tức giận quát hỏi: - Ngươi là ai sao dám chặn đường ta? Người ấy quát lớn: - Thằng nghịch tặc, ta là Thái tử Lê Duy Vĩ đến đòi mạng ngươi đây! Nói xong vung gươm chém Trịnh Sâm. Sâm hoảng sợ nhảy tránh, té xuống xe. Quân hậu vệ vội vàng chạy đỡ Sâm dìu vào tướng phủ. Phạm Ngô Cầu lúc nào cũng theo hầu bên cạnh Sâm. Sâm hỏi Phạm Ngô Cầu: - Khi cơn gió lạ nổi lên ngươi có thấy Thái tử Lê Duy Vĩ hiện ra chăng? Ngô Cầu ngạc nhiên đáp: - Cơn gió lạ này rất giống cơn gió lạ lúc hạ thần vào ngục ép Thái tử Lê Duy Vĩ uống thuốc độc mà chết. Nhưng cơn gió lúc nãy hạ thần không trông thấy Thái tử. Sâm buồn rầu than: - Ngày trước tuổi trẻ ngông cuồng ta giết chết Thái tử. Nay Thái tử chết oan về tìm ta đòi mạng. Thật là gieo nhân nào gặt quả ấy vậy! Nói rồi bảo Phạm Ngô Cầu dẹp bỏ nghi lễ thiên tử mình đang dùng. Ngô Cầu rùng mình sởn gai ốc liền vội vã đi ngay. Trịnh Sâm lại sai người tìm tìm những nơi phong cảnh tốt tươi khắp trong thành, ngoài nội xây dựng chùa chiền, lệnh quan sở tại ngày đêm thay nhau cầu đảo luôn luôn cho hồn Thái tử được siêu thoát. Ngày ấy ở kinh thành Thăng Long, Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có việc ra ngoài phủ. Sâm bèn bảo quân sắp sẵn xe tứ mã, dùng nghi lễ như một vị vua. Sâm vừa bước lên xe bỗng nhiên trời đất tối sầm, gió thổi ào ào, mây đen vần vũ. Từ trong đám gió bụi kia xảy một người bước ra chặn trước đầu xe. Người ấy mặt mũi khôi ngô, mình mặc áo hoàng bào, đầu vấn khăn vàng, chân đi hài tía. Sân tức giận quát hỏi: - Ngươi là ai sao dám chặn đường ta? Người ấy quát lớn: - Thằng nghịch tặc, ta là Thái tử Lê Duy Vĩ đến đòi mạng ngươi đây! Nói xong vung gươm chém Trịnh Sâm. Sâm hoảng sợ nhảy tránh, té xuống xe. Quân hậu vệ vội vàng chạy đỡ Sâm dìu vào tướng phủ. Phạm Ngô Cầu lúc nào cũng theo hầu bên cạnh Sâm. Sâm hỏi Phạm Ngô Cầu: - Khi cơn gió lạ nổi lên ngươi có thấy Thái tử Lê Duy Vĩ hiện ra chăng? Ngô Cầu ngạc nhiên đáp: - Cơn gió lạ này rất giống cơn gió lạ lúc hạ thần vào ngục ép Thái tử Lê Duy Vĩ uống thuốc độc mà chết. Nhưng cơn gió lúc nãy hạ thần không trông thấy Thái tử. Sâm buồn rầu than: - Ngày trước tuổi trẻ ngông cuồng ta giết chết Thái tử. Nay Thái tử chết oan về tìm ta đòi mạng. Thật là gieo nhân nào gặt quả ấy vậy! Nói rồi bảo Phạm Ngô Cầu dẹp bỏ nghi lễ thiên tử mình đang dùng. Ngô Cầu rùng mình sởn gai ốc liền vội vã đi ngay. Trịnh Sâm lại sai người tìm tìm những nơi phong cảnh tốt tươi khắp trong thành, ngoài nội xây dựng chùa chiền, lệnh quan sở tại ngày đêm thay nhau cầu đảo luôn luôn cho hồn Thái tử được siêu thoát. Nói về Nguyễn Thung cùng đoàn tuỳ tùng áp tảI xe vàng bạc lúa thóc ra Thăng Long nộp thuế, thấy khắp nơi đều tấp nập chặt cây, chẻ đá xây dựng chùa chiền, Thung lấy làm lạ hỏI dân: - Vì sao trong thành ngoài nộI lạI xây cất chùa chiền nhiều như thế? Dân đáp: - Năm xưa chúa Trịnh giết chết Thái tử Lê Duy Vĩ, nay Thái tử về đòi mạng chúa, nên chúa lệnh các nơi xây cất chùa chiền cầu đảo cho hồn Thái tử được siêu thoát. Việc này khắp kinh thành ai mà không biết! Nguyễn Thung quay về nói vớI tả hữu: - Ấy chẳng qua là làm điều tàn bạo, lương tâm bất ổn, nên tưởng tượng sinh ra mộng mị, chứ làm gì có việc ngườI chét đi lạI về đòi mạng. Nói xong vào phủ chúa xin yết kiến Trịnh Sâm. Thung dâng sổ bộ dân và sổ bộ thuế bốn phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên. Sâm xong trong lòng rất vui, cườI nói hỉ hả. Thừa lúc chúa đang vui, Nguyễn Thung dâng sớ của Nguyễn Nhạc xin phong. Sâm xem xong còn chưa quyết, chợt Phạm Ngô Cầu vào báo: - KhảI Chúa! Có một lão già bày dân hát lờI nhạo báng Chúa thượng, tộI đáng bêu đầu. Hạ thần đã bắt về đây cho Chúa thượng trị tội. Sâm nhướng mắt hỏI: - Hát lờI nhạo báng ta như thế nào? Cầu khúm núm: - Thưa! Hạ thần không dám nói. Xin giảI hắn vào cho Chúa thượng tra xét. Nói xong liền lôi tộI nhân vào. TộI nhân là một lão già tuổI quá tám mươi, râu tóc bạc phơ. Sâm quát hỏI: - Lão già kia! Ngươi bày vẽ dân chúng hát lờI nhạo báng ta là lờI gì? Lão già thản nhiên đáp: - Già thấy dân chặt cây đục đá làm chùa chiền buột miện ca rằng: “Dầu xây chín bực phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một ngườI”. MọI ngườI nghe xong liền bắt chước ca theo. Thật tình già không dám nhạo báng Chúa thượng. Sâm dịu giọng hỏI: - Ngươi ca hai câu ấy nghĩa là gì? Lão già đáp: - Xin chúa tha tộI, ý già nói rằng trước đây nếu chúa không giết chết Thái tử thì ngày nay cần gì phảI xây dựng chùa chiền khắp nơi như thế. Sâm hỏI: - Ngươi không sợ chết sao? Nói về Nguyễn Thung cùng đoàn tuỳ tùng áp tải xe vàng bạc lúa thóc ra Thăng Long nộp thuế, thấy khắp nơi đều tấp nập chặt cây, chẻ đá xây dựng chùa chiền, Thung lấy làm lạ hỏi dân: - Vì sao trong thành ngoài nội lại xây cất chùa chiền nhiều như thế? Dân đáp: - Năm xưa chúa Trịnh giết chết Thái tử Lê Duy Vĩ, nay Thái tử về đòi mạng chúa, nên chúa lệnh các nơi xây cất chùa chiền cầu đảo cho hồn Thái tử được siêu thoát. Việc này khắp kinh thành ai mà không biết! Nguyễn Thung quay về nói với tả hữu: - Ấy chẳng qua là làm điều tàn bạo, lương tâm bất ổn, nên tưởng tượng sinh ra mộng mị, chứ làm gì có việc người chết đi lại về đòi mạng. Nói xong vào phủ chúa xin yết kiến Trịnh Sâm. Thung dâng sổ bộ dân và sổ bộ thuế bốn phủ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên. Sâm xong trong lòng rất vui, cười nói hỉ hả. Thừa lúc chúa đang vui, Nguyễn Thung dâng sớ của Nguyễn Nhạc xin phong. Sâm xem xong còn chưa quyết, chợt Phạm Ngô Cầu vào báo: - Khải Chúa! Có một lão già bày dân hát lời nhạo báng Chúa thượng, tội đáng bêu đầu. Hạ thần đã bắt về đây cho Chúa thượng trị tội. Sâm nhướng mắt hỏi: - Hát lời nhạo báng ta như thế nào? Cầu khúm núm: - Thưa! Hạ thần không dám nói. Xin giải hắn vào cho Chúa thượng tra xét. Nói xong liền lôi tội nhân vào. Tội nhân là một lão già tuổi quá tám mươi, râu tóc bạc phơ. Sâm quát hỏi: - Lão già kia! Ngươi bày vẽ dân chúng hát lời nhạo báng ta là lời gì? Lão già thản nhiên đáp: - Già thấy dân chặt cây đục đá làm chùa chiền buột miệng ca rằng: “Dầu xây chín bực phù đồ. Không bằng làm phúc cứu cho một người”. Mọi người nghe xong liền bắt chước ca theo. Thật tình già không dám nhạo báng Chúa thượng. Sâm dịu giọng hỏi: - Ngươi ca hai câu ấy nghĩa là gì? Lão già đáp: - Xin chúa tha tội, ý già nói rằng trước đây nếu chúa không giết chết Thái tử thì ngày nay cần gì phải xây dựng chùa chiền khắp nơi như thế. Sâm hỏi: - Ngươi không sợ chết sao? Lão già không chút sợ hãi đáp: - Năm ấy Thái tử mới ngoài ba mươi tuổi còn không sợ chết thay, lão nay đã ngoài tám mươi còn sợ chết nỗi gì! Phạm Ngô Cầu nổi giận toan lôi ra chém. Sâm khoát tay bảo: - Hãy tha cho lão được sống. Việc này là do lỗi ở ta – Nói xong nét mặt dàu dàu tâm thần bất định. Sâm bảo Nguyễn Thung: - Ngươi hãy ra nghỉ ngơi ngoài công quán. Việc Nguyễn Nhạc xin phong ngày khác sẽ bàn đến – Nói xong truyền bãi triều. Phạm Ngô Cầu về tư dinh nghĩ đến việc hồn Thái tử báo oán, trong lòng lo lắng bèn nói với vợ: - Năm ấy Tĩnh Đô Vương giết chết Thái tử, nhưng chính ta là người mang thuốc độc vào ngục ép Thái tử uống. Nay Thái tử về đòi mạng chúa ắt sớm muộn gì cũng đến lượt ta. Vợ Ngô Cầu bàn: - Thiếp nghe nói hồn ma chỉ quanh quẩn gần nơi bị chết không thể đi xa được. Vậy phu quân hãy xin chúa đi trấn nhậm phương xa thì hồn Thái tử không thể nào theo được. Cầu than thở: - Nhưng chúa rất tin cậy ta, Năm ấy giết Thái tử chúa chỉ sai ta. Rồi khi gợi ý các quan về việc sang Tàu xin phong làm vua, chúa cũng bảo ta khởi xướng. E rằng chúa chẳng cho ta đi trấn nơi xa đâu! Vợ Ngô Cầu hiến kế rằng: - Nay chúa đang lo lắng vì hồn Thái tử theo báo oán. Phu quân hãy nhờ người nói với chúa rằng hồn Thái tử theo báo oán phu quân nên làm kinh động đến ngọc thể. Vậy chúa hãy cho phu quân đi trấn nhậm phương xa. Hồn Thái tử sẽ theo phu quân mà không ở gần Chúa thượng, thì lo gì mà chúa chẳng cho đi. Cầu khen: - Không ngờ nàng lại đa mưu túc trí, nhưng việc này phải nhờ ai? - Vợ Cầu đáp: - Phu quân đã bao năm được phong tước Tạo quận công, trong các bạn đồng liêu lại không tin cậy được ai sao? Bỗng Phạm Ngô Cầu reo lên rằng: - Đã có một người! Đã có một người! Nói xong liền đến công quán gặp Nguyễn Thung. Phân ngôi chủ khách xong, Cầu hỏi Thung: - Việc Tây Sơn hiệu trưởng xin phong làm Quảng Nam trấn thủ, Chúa thượng đã thuận lòng chưa? Sao ông còn ở mãi không về? Nguyễn Thung đáp: - Từ hôm ấy đến nay đã mấy ngày rồi tôi xin vào yết kiến nhưng Chúa thượng chẳng tiếp ai. Tôi rất nóng lòng nhưng chẳng biết phải làm sao? Cầu nói: - Tôi có một kế khiến Chúa thượng lập tức thuận phong cho Tây Sơn hiệu trưởng. Thung vội hỏi: - Kế thế nào xin ông làm ơn chỉ vẽ. Hiệu trưởng ngày sau sẽ hậu tạ quận công! Cầu kế tai Nguyễn Thung nói nhỏ: - Ông cứ làm như vầy... như vầy..., ắt chúa sẽ vui mừng thuận cho Tây Sơn hiệu trưởng làm trấn thủ Quảng Nam. Nguyễn Thung cả mừng nói: - Xin cảm ơn quận công bày kế, ơn này thật chẳng dám quên. Ngày sau Nguyễn Thung đến phủ chúa xin vào ra mắt Trịnh Sâm. Quan nội thị bảo: - Chúa đang bệnh không tiếp ai cả. Thung nói: - Nhờ ngài vào bẩm báo cùng Chúa thượng, có sứ giả của Tây Sơn hiệu trưởng xin vào thăm bệnh Chúa thượng. Quan nội thị vào trong một hồi rồi quay ra mời Nguyễn Thung vào nội phủ. Sâm miễn lễ cho Nguyễn Thung rồi hỏi: - Có phải tiên sinh nói vào đây thăm bệnh cho ta? - Thung đáp: - Chúa thượng thần sắc nhợt nhạt, nhãn quan không định ấy là do tâm thần bất ổn, bởi yêu ma quấy phá. Bệnh này dùng thuốc không thể khỏi! Sâm lo lắng hỏi: - Vậy phải làm thế nào? Thung đáp: - Việc này không thể nói cho người khác nghe được! Sâm liền đuổi hết tả hữu ra ngoài. Thung đưa mắt nhìn Phạm Ngô Cầu không nói. Sâm hiểu ý đuổi cả Phạm Ngô Cầu. Bấy giờ Thung mới nói: - Thần nghe nói năm xưa chính Ngô Cầu đã ép Thái tử uống thuốc độc mà chết. Nay hồn Thái tử về báo oán Phạm Ngô Cầu làm kinh động đến Chúa thượng. Vả lại sách xưa có nói rằng: “Hễ người tướng quí thì kỵ yêu ma”. Tôi xét thấy có quan trấn thủ Bùi Thế Đạt là dũng lược hơn người, oai phong lẫm liệt, lại thêm quan thị lang Lê Quý Đôn là quan thanh liêm, tâm hồn cao thượng. Vậy Chúa thượng hãy vời hai người này về hầu hạ bên cạnh sẽ trấn được yêu ma. Đồng thời Chúa thượng cho Ngô Cầu vào làm trấn thủ Phú Xuân Thuận Hoá, thì hồn Thái tử sẽ theo Ngô Cầu vào Phú Xuân đòi mạng. Chúa thượng tất bình an vô sự. Trịnh Sâm mừng rỡ khen: - Cảm ơn tiên sinh bày cho diệu kế trừ yêu ma. Vậy tiên sinh muốn vật chi ta sẵn sàng ban thưởng. Thung đáp: - Thần vì vận mệnh quốc gia chứ không có lòng tham vàng ngọc. Xin hỏi Chúa thượng xét việc Tây Sơn hiệu trưởng xin phong như thế nào, để thần sớm được quay về quê quán? Sâm liền lấy bút nghiên viết chiếu phong Nguyễn Nhạc làm Quảng Nam trấn thủ, Tuyên uý đại sứ, Cung quận công rồi trao ấn chiếu cho Nguyễn Thung. Thung lạy tạ lui ra. Sâm lại gọi Phạm Ngô Cầu phong làm trấn thủ đất Thuận Hoá, Nguyễn Lệnh Tân làm tham thị vào thay Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn. Bùi Thế Đạt và Lê Quý Đôn được triệu hồi về Thăng Long. Về đến công quán, Nguyễn Thung vui mừng nói với tả hữu: - Phạm Ngô Cầu là người tàn ác tham lam và nhu nhược. Nếu Ngô Cầu vào trấn thủ Phú Xuân, Thuận Hoá, là trời đã bày ra chuyện yêu ma mà giúp cho Chúa công ta vậy. Nguyễn Thung đem chiếu và ấn về Qui Nhơn dâng lên Nguyễn Nhạc. Nguyễn Huệ nói: - Trịnh Sâm không được làm vua nên chẳng màng đến việc mở mang bờ cõi về phía Nam. Phạm Ngô Cầu bất tài nhu nhược thì ta không lo bị tấn công ở mặt Bắc. Vậy là đại huynh xưng Vương và phát đại binh vào Gia Định tiêu diệt Chúa Nguyễn được rồi đó! Năm Đinh Dậu (1777), niên hiệu Cảnh Hưng thứ ba mươi tám, Nguyễn Nhạc xưng làm Tây Sơn Vương. Các tướng sĩ đều theo công trạng mà thăng thưởng. Luận công tướng sĩ xong, Nguyễn Thung nói: - Nay Chúa công vừa mới xưng Vương nên sai tướng đem đại binh vào Gia Định dẹp yên họ Nguyễn, thống nhất toàn cõi Đàng Trong để tỏ rõ chí hướng của Chúa công cho thiên hạ biết vậy. Nguyễn Nhạc gật đầu nói: - Tiên sinh nói rất phải, phen này phải đập tan họ Nguyễn ở đất Gia Định, bắt cho được hai chúa Thái thượng vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương. Vậy ai dám lãnh trọng trách này? Các tướng đồng thanh nói: - Ngoài tướng quân Nguyễn Huệ không ai làm nổi! Nhạc hỏi Huệ: - Em có dám lãnh trọng trách này chăng? Huệ bước ra đáp: - Nếu không bình định được đất Gia Định, thống nhất cõi Đàng Trong, bắt chúa nhà Nguyễn, Huệ tôi thề quyết không về. Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ lãnh thuỷ binh hai vạn, đem theo các tướng Nguyễn Lữ, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong, Đặng văn Long, Bùi Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngạn, Nguyễn Uy và Lê Chu vượt biển tiến vào Gia Định đánh chúa Nguyễn.