Sau cuộc hành trình, họ tách Piotr ra khỏi những người bị giam khác và đưa chàng vào một ngôi nhà thờ bị phá tan hoang và bị ô uế. Đến chập tối một nhân viên sĩ quan coi nhà tù vào nhà thờ nói cho Piotr biết rằng chàng đã được tha tội chết và bây giờ sẽ được đưa vào trại tù binh. Họ đưa chàng đến một khóm nhà lán làm bằng những mảnh ván và những súc gốc cháy dở dựng trên một cánl đồng, và dẫn chàng vào một trong những cái lán. Trong bóng tối có chừng hai mươi người thuộc đủ các hạng đứng vây lấy Piotr. Piotr nhìn họ, không hiểu họ là ai, tại sao họ ở đây và họ muốn gì chàng. Chàng cũng có nghe những lời họ nói với chàng, nhưng không rút ra được một kết luận nào và không biết dùng những điều nghe được vào việc gì hết: chàng hiểu. Họ hỏi thì chàng trả lời, nhưng chàng không rõ người đang nghe mình nói là ai và họ hiểu những câu trả lời của mình ra sao, chàng nhìn những khuôn mặt, những bóng người trong lán, và những khuôn mặt, những bóng người ấy chàng đều thấy vô nghĩa như nhau. Tuy chàng không có ý thức rõ rệt, lòng chàng đã mất hết tin tưởng vào tính chất hài hoà của thế giới, vào lòng người cũng như vào lòng mình, vào Thượng đế. Trước đây Piotr cũng từng có tâm trạng như vậy nhưng chưa bao giờ nó mạnh mẽ như bây giờ. Trước kia những khi trong lòng chàng nổi dậy những mối ngờ vực như thế, thì cội nguồn của nó đều là những lỗi lấm của chàng. Và những lúc ấy trong thâm tâm Piotr cảm thấy con người thoát khỏi những thất vọng, ngờ vực này có thể tìm ngay trong bản thân chàng. Nhưng bây giờ chàng cảm thấy không phải là lỗi tại chàng mà thế giới sụp đổ xuống trước mặt chàng như vậy, chỉ còn lại những đống vụn vô nghĩa. Chàng thấy mình không sao lấy lại được lòng tin vào cuộc sống nữa. Có nhiều người vây quanh chàng trong bóng tối: chắc là họ thấy chàng có một cái gì lạ lắm. Người ta đã nói với chàng điều này điều nọ, hỏi han chàng chuyện nọ chuyện kia, rồi dẫn chàng đến chỗ này chỗ nọ, và cuối cùng chàng thấy mình đứng trong góc lều bên cạnh những người nào không biết, đang nói nói cười cười chung quanh.- Anh em ạ… đây chính là cái ông hoàng thân mà… (chữ mà này được nhấn mạnh đặc biệt) - có tiếng ai nói ở góc lán đối diện. Piotr lặng thinh ngồi không động đậy trên lớp rạ trải sát vách, khi thì mở mắt ra, khi thì nhắm mắt lại. Nhưng chàng vừa nhắm mắt đã trông thấy ở phía trước hiện ra khuôn mặt khủng khiếp, đặc biệt khủng khiếp là vì nó hình dị lạ thường, của người thợ, và những khuôn mặt của bọn sát nhân bất tự giác kia, còn khủng khiếp hơn nữa vì vẻ lo lắng bứt rứt của nó. Và chàng lại mở mắt ra, ngơ ngác nhìn bóng tối bao bọc quanh nình. Bên cạnh chàng có một người nhỏ bé ngồi cúi lom khom. Lúc đầu Piotr nhận thấy cạnh mình có người này là vì cái mùi mồ hôi rất nặng bốc ra mỗi khi hắn ta cử động. Hắn đang lúi húi trong bóng tối, cúi xuống sát bàn chân làm gì không rõ, và tuy không trông thấy mặt hắn, Piotr vẫn có cảm giác rằng hắn luôn luôn đưa mắt nhìn chàng. Khi mắt đã quen nhìn trong bóng tối, Piotr hiểu rằng người ấy đang cởi giày cởi dép gì đấy, và cách hắn ta cởi giày khiến chàng chú ý. Sau khi tháo mảnh giẻ dài quấn ở chân, hắn cẩn thận cuốn mảnh giẻ lại và lập tức chuyển sang chân kia, vừa cởi vừa liếc mắt nhìn Piotr. Trong khi một tay hắn đang treo mảnh vải lên vách, tay kia đã bắt đầu tháo mảnh vải ở chân kia. Sau khi tháo những mảnh vải quấn chân một cách cẩn thận, với những động tác tròn trĩnh, khéo léo không vấp váp, tuần tự kế tiếp nhau như vậy, người ấy treo mấy mảnh vải quấn chân lên những cái cọc đóng vào vách ở trên đầu, lấy một con dao con ra cắt một vật gì, xếp dao lại, đút xuống chỗ gối đầu, và sau khi ngồi lại cho thoải mái hơn, hắn ta đưa tay ôm lấy hai đầu gối nhô cao lên và nhìn thẳng vào Piotr, Piotr cảm thấy những dộng tác khéo léo, trong cách thu xếp cái góc nhà thành chỗ ở và ngay trong cái mùi mồ hôi của người ấy nữa đều có một cái gì dễ chịu và tròn trĩnh khiến cho chàng thấy bình tâm. Chàng cũng chăm chú nhìn lại.- Chắc ông đã gặp phải lắm chuyện không may, phải không? Con người bé nhỏ kia bỗng cất tiếng nói. Và trong giọng nói ngân nga của hắn ta có một âm sắc hồn hậu và dịu dàng khiến Piotr muốn trả lời, nhưng hàm dưới chàng cứ run lên, và chàng thấy nghẹn ngào không nói được. Nhưng ngay lúc ấy không để cho Piotr lộ vẻ bối rối, lại nghe cái giọng nói dễ chịu ấy nói tiếp:- Thôi anh bạn ạ, đừng buồn - người ấy nói với cái giọng ngân nga và âu yếm như giọng những bà già nông dân Nga. - Đừng buồn anh ạ: khổ một giờ, sống đời đời! Thế đấy anh bạn ạ. Và nhờ trời sống thế này cũng tạm ổn. Người cũng có người xấu, người tốt - hắn nói, và chưa hết câu, hắn đã chống gối nhỏm dậy với một động tác mềm mại, rồi vừa ho hắng vừa bỏ đi đâu không rõ.- À, đồ mất dậy, đã về đấy à! - Giọng nói dịu dàng lúc nãy từ cuối lều vọng lại. - Nó lại về, cái con mất dạy này này, thì ra nó cũng nhớ! Thôi thôi, được rồi. - Và người lính vừa đẩy một con chó nhỏ đang chồm lên người vừa trở về chỗ cũ và ngồi xuống. Tay hắn ta cầm một gói gì bọc trong miếng giẻ rách.- Đây ông xơi một chút ông ạ, - người lính nói, trở lại giọng bốc kính cẩn như cũ, tay mở gói giẻ và đưa cho Piotr mấy củ khoai nướng - Bữa ăn chiều vừa rồi có xúp. Nhưng khoai này ngon lắm.Suốt ngày hôm ấy Piotr không ăn gì, cho nên mùi khoai nướng bốc lên khiến chàng thấy dễ chịu lạ lùng. Chàng cảm ơn người lính và bắt đầu ăn.- Ấy chết, kìa, cứ thế mà ăn? - người lính mỉm cười nói đoạn lấy ra một củ khoai. - Ăn như thế này này. - Hắn ta lại lấy con dao xếp ra, để củ khoai lên lòng bàn tay cắt ra làm hai miếng bằng nhau, lấy muối gói trong những miếng giẻ rắc lên và đưa cho Piotr. Khoai ngon lắm, - hắn nhắc lại. - ăn như thế này này, anh ăn đi. Piotr tưởng chừng chưa bao giờ ăn món gì ngon hơn thế.- Tôi thì chẳng nói làm gì; - Piotr nói, - nhưng tại sao họ đem bắn những người khốn khổ ấy!… Người sau cùng chỉ độ hai mươi tuổi.- Suỵt suỵt, người lính nhỏ bé nói; - thật là có tội, thật là có tội… - hắn nói thêm rất nhanh, và dường như những lời nói của hắn bao giờ cũng sẵn sàng trong miệng và bất thần tuôn ra, hắn nói tiếp - Sao thế, ông ở lại Moskva à?- Tôi không ngờ chúng đến nhanh như thế. Tôi tình cờ ở lại - Piotr nói.- Thế chúng nó bắt anh như thế nào hở anh bạn? Vào nhà bắt à?- Không, tôi đi xem cháy nhà, thế là chúng nó bắt tôi, buộc cho tôi tội đốt nhà.- Đâu có xét xử là ở đấy có oan ức - người lính nhỏ bé nói.- Thế anh ở đây đã lâu chưa? - Piotr hỏi trong khi nhai nốt củ khoai cuối cùng.- Tôi ấy à? Chủ nhật vừa rồi chúng tôi tôi ra khỏi nhà thương Moskva.- Thế anh là thế nào, lính à?- Lính trung đoàn Apsenron. Bị sốt gần chết. Họ chẳng bảo gì chúng tôi cả. Trong bọn họ nằm ở nhà thương chúng tôi có cả thảy chừng hai mươi người. Họ cũng chẳng biết nữa, mà cũng chẳng ngờ.- Anh ở đây có buồn không? - Piotr hỏi.- Sao lại không buồn, anh bạn? Tôi là Planton, họ Karataiev: người lính nói thêm, chắc là để cho Piotr dễ xưng hô khi nói chuyện. - Trong đơn vị họ đùa tôi là "con điểu con". Sao lại không buồn anh bạn! Moskva là bà mẹ của các thành phố! Trông thấy thế ai chả buồn. Nhưng con sâu ăn bắp cải thì lại chết trước bắp cải, các cụ vẫn bảo mà, - hắn ta nói thêm rất nhanh.- Sao, anh nói thế nào? - Piotr hỏi.- Tôi ấy à? - Marataiev nói. - Tôi bảo là kẻ xét xử không phải chúng ta mà là Chúa - hắn đáp, yên trí rằng mình đang nhắc lại câu vừa nói, rồi lập tức nói tiếp:- Thế nào, anh cũng có điền trang chứ? Có nhà cửa chứ? Anh chắc là giàu có ê hề lắm nhỉ! Thế có bà chị ở nhà không? Ông cụ, bà cụ còn cả chứ? - hắn hỏi, và tuy Piotr không trông thấy hắn trong bóng tối, chàng cảm thấy môi người lính đang mỉm cười một nụ cười rụt rè và trìu mến trong khi hỏi chàng. Hắn ta hình như lấy làm buồn khi biết Piotr không còn cha mẹ, nhất là không còn mẹ.- Vợ là để bàn bạc, bà nhạc là để đón chào, nhưng không có ai quý cho bằng mẹ đẻ ra mình! - hắn nói - Thế có con không? - hắt hỏi tiếp. Khi nghe Piotr nói là không, hắn hình như lại lấy làm buồn, và vôi vã nói thêm: Thôi hai người còn trẻ, nhờ trời rồi sẽ có. Miễn sao sống với nhau cho hoà thuận.- Nhưng bây giờ thì còn thiết gì, - Piotr bất giác thốt lên.- Chà cái ông này, cái bị cũng phúc, nhà ngục cũng may chứ - Platon cãi. Hắn ngồi lại cho thoải mái, đằng hắng mấy cái, hẳn là đang sắp sửa kể một câu chuyện dài; - Đấy, ông xem, tôi đang ở nhà, - hắn mở đầu. - Điền trang thì trù phú, tất nhiên, nông dân sống khá giả, nhà tôi cũng thế, đội ơn Chúa. Cha tôi ngày ngày ra đồng cắt cỏ. Chúng tôi sống khá giả lắm. Chúng tôi ăn ở như người Cơ đốc giáo yên lành. - Thế rồi… - Và Platon kể một câu chuyện dài, chuyện hắn ta đi vào rừng cùng nhà địa chủ láng giềng đẵn gỗ chẳng may bị lão kiểm lâm bắt được. Họ đánh hắn, đem ra toà xét xử rồi bắt đi lính; ấy thế anh bạn ạ, - hắn nói tiếp, giọng nghe hơi khác đi và đang nhoẻn miệng cười, - tưởng là chuyện buồn hoá ra là chuyện vui! Tôi mà không bị tội thì em tôi phải đi rồi! Chú nó có năm con, còn tôi thì chỉ có một mình vợ tôi ở nhà. Trước kia, tôi cũng có mụn con gái, nhưng Chúa đã gọi về từ trước khi tôi đi lính. Có dạo tôi được về phép, anh ạ, tôi thấy cả nhà sống khá giả hơn trước. Nhà rất nhiều miệng ăn, đàn bà ở nhà, hai chú nó hì đi kiếm ăn ở chỗ khác. Chỉ có Mikhailo, chú em út nhà tôi ở lại. Ông cụ nhà tôi bảo: con nào cũng như nhau; cắn móng tay nào mà chẳng đau? Thằng Planton mà không bị bắt đi lính thì thằng Mikhailo cũng phải đi. Ông lão gọi cả nhà lại đứng trước tượng thánh, ông ạ. Mikhailo, ông lão bảo thế, lại đây, cả bà nó nữa, lại đây, và cả các con nữa, lại đây mà quỳ trước tượng Chúa. Hiểu chưa? Ông lão bảo thế. Đấy, anh bạn ạ. Cũng tại số cả. Ta thì phán đoán: cái này không tốt, cái kia không ổn. Bạn ạ, hạnh phúc của ta cũng như nước ở trong cái đó bát ấy; bỏ xuống thì đầy nước, rước lên thì rỗng không. Thế đấy, - và Planton trở mình, ngồi lại trên ổ rơm. Ngồi lặng im một lúc, Planton đứng dậy.- Thế nào, chắc ông buồn ngủ rồi phỏng? - Planton nói đoạn bắt đầu làm dấu thánh giá rất nhanh, mồm lầm rầm cầu nguyện:- Lạy Chúa Jesus, lạy thánh Nikolai, Frolo và Lavra, lạy Chúa Jesus phù hộ cứu vớt chúng con! - Hắn kết thúc, sụp lạy sát đất, đứng dậy thở dài và ngồi xuống ổ rơm. - Thế đấy. Lạy Chúa cho con ngủ thật đầy, dậy thật dòn. - Nói đoạn hắn ta nằm xuống, kéo chiếc áo khoắc đắp lên người.- Anh đọc kinh gì thế? - Piotr hỏi.Hả? - Plantol nói (hắn đã thiu thiu ngủ) - Kinh gì ấy à? À cầu nguyện Chúa đấy. Thế anh không đọc kinh à?- Có chứ, tôi cũng đọc, - Piotr nói. - Nhưng anh đọc cái gì mà có cả Frolo là Lavra thế?- Chứ còn sao nữa, - Planton đáp nhanh, - Đó là hai vị thánh của loài ngựa. Cũng phải thương lấy súc vật chứ? Chà, đồ mất dậy, cuộn thu lu thế hả? Ấm rồi chứ, đồ "chó đẻ"? - Planton vừa nói vừa sờ sờ con chó nằm ở dưới chân rồi lại trở mình sang một bên và ngủ thiếp đi ngay. Ở bên ngoài, xa xa đâu đó có tiếng kêu khóc, và qua những khe hở trên vách lều thấp thoáng có ánh lửa; nhưng trong lều im lặng và tối om. Piotr hồi lâu không ngủ, mắt mở thao láo nằm trong bóng tối nghe thấy tiếng ngáy đều đều của Planton nằm cạnh chàng và cảm thấy cái thế giới trước đây đã sụp đổ bây giờ lại nẩy nên trong lòng chàng và, với một vẻ đẹp tinh khôi dựa trên những nền móng mới mẻ, chắc chắn không gì lay chuyển nổi.13. Piotr bị giam trong lán bốn tuần lễ. Cùng ở đây có cả thảy hai mươi ba người lính, ba người sĩ quan và hai viên chức. Về sau, khi Piotr hồi tưởng lại những ngày ấy, hình ảnh của tất cả những người đó hiện lên lờ mờ như trong đám sương mù, nhưng riêng Planton Karataiev thì vẫn mãi mãi còn lại trong lòng Piotr. Đối với chàng, đó là kỷ niệm sâu sắc nhất và thân yêu nhất, và là hiện thân của tất cả cái bản tính Nga, tốt đẹp, tròn trĩnh.Sáng hôm sau lúc tờ mờ đất, khi Piotr trông thấy người bạn mới, cái ấn tượng đầu tiên của chàng hôm qua về một cái gì tròn trĩnh lại càng được củng cố thêm: tất cả là cái bóng dáng của Planton, trong chiếc áo khoác của Pháp thắt lưng bằng sợi dây thừng, với chiếc mũ lưới trai và đôi giầy tết bằng thớ vỏ cây, cả cái bóng dáng ấy có một vẻ gì tròn trĩnh khác thường; đầu Planton cũng tròn vo, lưng, ngực, vai và giầy tết bằng thớ vỏ cây, cả cái bóng dáng ấy có một vẻ gì tròn trĩnh khác thường; đầu Planton cũng tròn vo, lưng, ngực, vai và ngay cả đôi tay nữa - đôi cánh tay bao giờ cũng sắp sửa ôm một cái gì đều tròn trĩnh; nụ cười dễ chịu và đòi mắt to màu nâu dịu dàng của Planton cũng tròn. Planton Karataiev chắc phải quá năm mươi tuổi; theo những câu chuyện bác ta kể về những chiến dịch đã từng tham gia từ hồỉ còn trẻ, có thể đoán chắc như vậy. Tự bản thân bác ta thì không biết và không sao có thể nói rõ mình bao nhiêu tuổi, nhưng răng bác ta, trắng bóng và rất chắc, luôn luôn vẽ thành hai hình bán nguyệt mỗi khi bật cười, (Planton rất hay cười) đều còn nguyên và cái nào cũng rất tốt, râu tóc bác chưa có sợi nào bạc; toàn thân bác lộ rõ vẻ dẻo dai và nhất là sự rắn rỏi, sức chịu đựng. Mặt Planton tuy có những nếp nhăn nhỏ tròn tròn, vẫn có vẻ ngây thơ và trẻ trung; giọng nói bác ngân nga; nghe rất dễ chịu. Nhưng đặc biệt hơn cả là bác ta nói năng rất hồn nhiên, nhanh nhẩu, lời lẽ bao giờ cũng tự nhiên và đúng lúc. Hình như bác ta không bao giờ nghĩ gì đến những điều mình đã nói và sẽ nói, và chính vì thế mà giọng nói nhanh nhẩu và chắc chắn của bác ta có một sức thuyết phục không sao cưỡng nổi. Trong thời gian đầu bị giam cầm, Planton tỏ ra khoẻ mạnh và nhanh nhẹn đến nỗi có thể tưởng chừng bác không hề biết thế nào là mệt nhọc, ốm đau. Cứ mỗi tối, đến khi ngủ bác ta lại nói: "Lạy Chúa con ngủ thật đẫy, dậy thật giòn"; sáng sáng ngủ dậy bao giờ cũng so vai nói: "Cuộn tròn mà ngủ, rũ mình mà dậy". Và quả nhiên hễ bác ta nằm xuống một cái là lập tức bắt tay vào làm một việc gì không hề chần chừ lấy một giây, như trẻ con hễ thức dậy là vớ ngay lấy đồ chơi vậy. Việc gì bác ta cũng làm được; làm không khéo lắm, nhưng cũng không vụng. Bác ta nướng, luộc, khâu, bào, vá giày, lúc nào cũng luôn tay và chỉ đến đêm mới tự cho phép mình chuyện trò (bác ta rất thích nói chuyện) và ca hát. Bác ta hát không phải như những ca sĩ vốn biết người ta đang nghe mình hát, mà như loài chim, rõ ràng là hát vì thấy cần phải phát ra những nhạc thanh, cũng như cần nằm hay cần đi vậy, và những âm thanh ấy bao giờ cũng thanh thanh dịu dịu, buồn man mác, gần như tiếng hát của đàn bà, và những khi hát nét mặt bác rất nghiêm trang. Bị bắt làm tù binh, bác để râu mọc xồm xoàm, hình như đã cởi bỏ những gì xa lạ mà cuộc đời lính đã khoác lên người bác, và trở về với nếp sống cũ của người dân cày, của nhân gian. Những câu tục ngữ nhan nhản trong lời nói của bác ta không phải là những tục ngữ phần lớn thô tục và bạo miệng mà lính tráng hay dùng; đó là những câu ngạn ngữ dân gian, những câu tách riêng ra thì có vẻ vô nghĩa nhưng khi nói đúng lúc thì bỗng bao hàm những ý nghĩa khôn ngoan một cách thâm thuý. Nhiều khi bác ta nói trái hẳn lại với điều đã nói trước, nhưng cả hai điều đó cũng đều đúng như nhau. Bác thích nói và nói rất hay, luôn tô điểm lời nói của mình bằng những danh từ âu yếm(3) và những câu tục ngữ mà Piotr có cảm tưởng là chính bác ta đặt ta; nhưng điều thú vị hơn cả là qua cửa miệng Planton, những sự việc hết sức tầm thường, đôi khi chính là những sự việc mà Piotr vẫn thường thấy nhưng không để ý, bỗng dưng có một vẻ đẹp gì trang trọng lạ thường. Planton thích nghe những câu chuyện cổ tích mà cứ tối tối một người lính lại kể (tối nào cũng vẫn chuyện ấy) nhưng bác thích nghe hơn cả là những mẩu chuyện về cuộc sống thật. Bác mỉm cười vui sướng trong khi nghe chuyện, thình thoảng lại đệm một lời hay hỏi một câu nhằm tìm cho ra cái gì tốt đẹp trong những điều nghe kể. Karataiev không hề có những tình quyến luyến, tình bạn hay tình yêu như Piotr quan niệm. Nhưng bác ta yêu mến và gần gũi tất cả những gì cuộc sống run rủi cho bác tiếp xúc, và nhất là con người - không phải một con người nào nhất định, mà tất cả những con người đang ở trước mặt bác ta. Bác ta yêu mến con chó của bác, yêu mến các bạn cùng lán, yêu mến những người lính Pháp, yêu mến Piotr là người nằm cạnh bác. Nhưng Piotr cảm thấy rằng tuy bác ta đối với chàng ân cần và thân mật như vậy (một phần, cũng vì bác ta bất giác trân trọng cuộc sống tinh thần của Piotr), nhưng nếu phải từ giã chàng thì bác ta cũng sẽ buồn không phiền lấy một phút. Và Piotr cũng bắt đầu có một tình cảm như vậy đối với Karataiev. Đối với tất cả các tù binh khác, Planton Karataiev là người lính hết sức bình thường; họ gọi bác là "con điều hâu" hay là Palatosa, họ chế giễu bác một cách hồn hâụ, và nhờ bác đi việc này việc nọ. Nhưng đối với Piotr, Planton, vẫn như khi chàng gặp bác ta lần đầu là cái hiện thân bí ẩn, tròn trĩnh và vĩnh cửu của tinh thần giản dị và chân thật, và mãi mãi về sau vẫn như thế.Planton Karataiev không thuộc lòng một cái gì hết ngoài lời cầu nguyện của bác. Những khi bắt đầu nói, hình như bác ta chẳng biết mình sẽ kết thúc ra sao. Đôi khi Piotr, kinh ngạc vì ý nghĩa sâu sắc của câu bác ta vừa nói, yêu cầu bác nhắc lại một lần nữa. Nhưng Planton không sao nhớ được điều mình vừa nói cách đây một phút, - cũng như không sao đọc lại lời bài hát ưa thích của mình cho Piotr nghe. Trong bài hát có những câu: "Mẹ yêu dấu", "cây bạch dương nhỏ" và "ta buồn lắm" nhưng nghe cả bài thì những câu ấy chẳng có mạch lạc gì cả. Bác ta không hiểu và không sao hiểu được nghĩa của những từ tách ra khỏi câu nói. Mỗi lần nói, mỗi hành động của bác đều là sự thể hiện của một hoạt động mà bác không hề ý thức: cuộc sống của bác. Nhưng cuộc sống của Planton thì, theo như bác quan niệm, không hề có ý nghĩa nếu tách riêng ra một mình. Nó chỉ có ý nghĩa khi là một bộ phận nhỏ của một cái tổng thể mà bác luôn luôn cảm biết. Lời lẽ và hành động của bác toát ra từ bản thân bác cũng đều đặn tất yếu và trực tiếp như mùi hương toát ra từ cánh hoa. Bác không thể hiểu giá trị hay ý nghĩa của một hành động hay một lời nói tách rời.Chú thích:(1) Nông dân Nga mặc áo rubaska rộng bỏ ra ngoài quần có thắt một sợi dây ngang lưng.(2) Trong tiếng Nga, nông dân (krextyanxki) và chữ cơ đốc gần giống nhau về ngữ âm.(2) Trong tiếng Nga tất cả các danh từ (hay tính từ: trạng từ cũng thế) có thể cấu tạo thành những từ có nghĩa "âu yếm" bằng cách thêm những vị tố đặc biệt