Năm người vừa ngắm cảnh, vừa đi về phía Bắc. Tới gần hồ Động-đình, Trưng Nhị nói: – Chúng ta lại được du ngoạn hồ lần nữa. Hôm trước chúng ta ngoạn cảnh Tam-sơn. Hôm nay chúng ta ngắm trăng trên hòn đảo nhỏ giữa hồ. Hôm trước chúng ta gặp Bồ-tát Tăng Giả Nan Đà, không biết hôm nay chúng ta gặp ai? Phật Nguyệt nhìn mặt hồ mênh mang trong đêm, nói: – Gặp Bồ-tát Tăng Giả Nan Đà là đại duyên, đại phúc của chúng ta. Ngài mang đến cho chúng ta lòng yêu thương vô bờ bến của đức Thế Tôn. Chúng ta biết về đời sống đã qua, đời sống hiện tại, đời sống tương lai. Còn hôm nay biết đâu chúng ta chẳng gặp ác quỉ. Trưng sư tỷ! Chúng ta học theo đức Thích Ca Mâu Ni: yêu và giác ngộ kẻ ác. Tất cả xuống chiến thuyền, đậu ở gành Tương-giang. Sa Giang từ trong thuyền bước ra chào đón. Trưng Nhị ra lệnh cho thuyền trưởng: – Người đưa thuyền về phía núi Tam-sơn cho ta. Trần Năng định lên tiếng hỏi tại sao lại đi về phía đó. Bỗng nàng ngước mặt nhìn lên trời và thấy đoàn Thần-ưng bay lượn trên đầu, hướng Tam Sơn. Nàng ngạc nhiên: Không lẽ sào huyệt bọn Phan Anh lại ở Tam Sơn? Hồ Động Đình vào tiết đầu Xuân, lất phất mấy hạt mưa phùn. Gió xuân thổi nhẹ nhẹ. Xa xa tiếng vạc ăn đêm vọng lại. Sóng mặt hồ vỗ rì rào. Sa Giang cầm ống tiêu thổi bài Tình Hận Trương Chi. Giọng trầm bổng véo von. Khi nức nở như tiếng Mỵ Châu khóc thầm. Khi thì lên cao, như Trương Chi ngồi trên thuyền cất giọng ca cho người yêu nghe. Hồ Đề hỏi Lê Chân: – Này Chân. Trước khi khởi hành chị thấy đói meo cả ruột. Em bảo xuống chiến thuyền, sẽ trổ tài làm mấy món ăn Việt. Bây giờ đói lè cả lưỡi rồi đó. Món ăn ở đâu? Phái Sài Sơn nhà em, nức tiếng thiên hạ về tài nấu ăn. Hồi gặp Đào Kỳ y nói: Em nấu món cá cho y ăn. Y muốn nuốt cả lưỡi vào. Hôm nay em cho ta ăn món gì đây? Lê Chân cười: – Chúng mình sang đây, ăn món Trung-nguyên mãi chán lắm rồi. Hôm nay em làm món Việt. Chúng ta vừa ăn, vừa ngắm mùa Xuân trên hồ Động Đình. Món em định làm là món Chả cá. Sa Giang cười khúc khích: – Em nhớ hôm gặp Tổ Sư là Thiên Sơn lão tiên. Người kể rằng cách đây hai chục năm. Người được đại ca Đặng Thi Sách làm chả cá theo lối Việt. Người vừa ăn, vừa uống rượu. Ngon quá, người ăn muốn vỡ bụng ra. Lê Chân hỏi thuyền trưởng: – Hồi chiều, ta dặn ngươi chuẩn bị mấy con cá sống. Nào, cá đâu đưa đây cho ta. Thuyền trưởng bưng ra một cái nại. Nại lưng nước. Trong có 4-5 con cá đang bơi. Lê Chân bắt cá lên xem. Nói: – Đây là cá chép. A, có cả cá rói nữa. Được! 15 con đủ rồi. Sa Giang, em làm phụ bếp với chị. Học lối làm chả cá Việt. Sau nay có dịp hầu hạ tổ sư, em làm dâng cho người. Nhất định người sẽ khen: Con bé Sa Giang giỏi quá. Hoa tay quá. Biết đâu người chẳng giữ em ở bên cạnh. Người là Tiên cụ em là Tiên cô. Sướng nhé. Sa Giang mơ màng: – Em muốn sau này theo các chị về thăm Lĩnh Nam. Thời gian đi cùng sư tỷ Trần Quốc. Người nói cho biết đạo Kinh-châu có Tây-vu thiên-ưng Lục tướng. Mãi hôm hội quân ở Dương-bình quan em mới được gặp. Sư bá Công-tôn Thiệu khen nức nở, khen không tiếc lời. Nào anh hùng, nào hào sảng, nào thông minh. Chỉ tiếc rằng sáu người không chịu học chữ, nếu không còn trở thành sáu đấng tài hoa. Em tiếp xúc với các vị sư ca ấy một lần, mà không bao giờ quên. Em chê các anh ấy không biết chữ. Các anh ấy nói: Khó gì, mỗi ngày học hai chục chữ. Một tháng 600 chữ. Ba tháng thì đọc được sách. Em không tin. Sún Rỗ đòi đánh cuộc. Cuộc rằng: nội trong ba tháng gặp lại, nếu Rỗ không đọc được sách, anh ấy phải theo hầu hạ em cả đời. Ngược lại anh ấy đủ chữ đọc Tôn Tử, Lục Thao, em phải về Lĩnh Nam đánh quân Hán với anh ấy. Chờ đến ngày Lĩnh Nam phục hồi mới được về quê cũ. Hồ Đề lắc đầu: – Vậy thì Sún Rỗ thua mất. Trưng Nhị lắc đầu: – Sa Giang thua rồi. Hèn gì hôm ở Dương-bình quan, suốt ngày chỉ thấy Lục Sún bám lấy chị Thiều Hoa, xin học chữ. Chị Thiều Hoa khen chúng nó chăm chỉ lắm. Học suốt đêm suốt ngày. Thôi Sa Giang, coi như em phải về Lĩnh Nam với chúng ta rồi. Sa Giang cười: – Em cũng muốn được thua cuộc. Dù chưa thua cuộc, em đã về Lĩnh Nam rồi. Hồ Đề hỏi: – Em về hồi nào? Sa Giang chỉ hồ Động Đình: – Hồ này không phải là đất Lĩnh Nam sao? Câu nói của Sa Giang làm mọi người vui không bút nào tả siết. Họ đang cầm quân trên đất Lĩnh Nam. Khác hẳn với cha anh họ, suốt 200 năm làm nô lệ. Thân phận như chó, như lợn. Lê Chân bảo Phật Nguyệt: – Kiếm thuật của em thần thông, thì khéo tay bậc nhất. Em bắt cá đánh vẩy, moi ruột, rửa sạch máu cho chị. Trung Nhị bật cười: – Em khen kiếm thuật Phật Nguyệt thần thông. Tưởng em nhờ Phật Nguyệt làm gì. Hóa ra để… đánh vẩy cá. Sau này xuống âm phủ, gặp Tổ-sư Lý Thân, ngài sẽ mắng: Con nhỏ Phật Nguyệt kia. Kiếm thuật của ta đâu phải để đánh vẩy cá. Phật Nguyệt cười: – Em sẽ cãi: Thưa Tổ sư, giết cá, kiếm con đỡ dơ bẩn hơn giết bọn tham quan. Lê Chân kéo mọi người về với món Chả Cá: – Còn Trần Năng, em rang lạc cho chị. Nhớ đảo cho đều. Không thì chỗ cháy, chỗ sống. Ăn mất mùi thơm. Nàng cầm đoạn tre tươi, đưa cho Syle='height:10px;'>
Nhất thiết pháp như huyễn, Viễn ly ư tâm thức, Chí bất đắc hữu vô, Nhi hưng đại bi tâm. Trưng Nhị, Trần Năng, Hô Đề, Phật Nguyệt, Sa Giang bấy giờ mới biết kỳ nhân núp sau bụi hoa, vận khí khiến giây vọt lên như con rắn, đánh văng dao, kiếm của bọn Trương Linh là Tăng Giả Nan Đà. Khúc Giang Ngũ Hiệp và Trường Sa Tam Anh giật mình quay lại nhìn "kỳ nhân", một người đen như tượng đồng, đầu trọc. Ông ngồi xếp bằng, tay gõ mõ, mắt lim dim, khuôn mặt đầy vẻ từ bi. Thời bấy giờ Phật giáo chưa truyền vào Trung Nguyên, Lĩnh Nam. Những người nghe nhiều hiểu rộng như Khúc Giang Ngũ Hiệp cũng không biết Tăng Giả Nan Đà là một hòa thượng. Họ nghĩ: – Người nầy là ai? Núp ở bụi cây từ nãy đến giờ dùng nội công thượng thừa khiến cho một sợi giây vọt lên, không một tiếng động, tốc lực kinh khủng. Kình lực vừa cương vừa nhu đến độ đánh bay được đao kiếm của các cao thủ. Rồi bây giờ lại đọc bốn câu "thơ chẳng ra thơ" lời lẽ huyền bí thế nầy, ngụ ý gì đây? Trưng Nhị thì nghĩ: – Mình đáng chết thật! Đúng rồi, trên đời làm gì có người nào, nội công cao hơn Khất đại phu với Đào Kỳ ngoài vị Phật Gia Tăng Giả Nan Đà? Có điều vận sức âm nhu vào gợi giây, để giây vọt lên tấn công người cực mạnh mà không một tiếng động. Rồi biến tư nhu sang cương, đánh văng được kiếm của Trương Linh, không ai có thế tưởng tượng được. Trương Linh với mình võ công ngang nhau. Thế mà kiếm của y bị sợi giây "mổ" bay đi, thì nội công này đã tới mức không biết đâu mà lượng. Trần Năng đang đấu với Nghi Gia, thấy Tăng Giả Nan Đà đọc một đoạn trong kinh Lăng Già mà ngài đã giảng cho nàng. Hôm đó ngài nói: "Lăng Già là mội kinh tối cao của Thiền Môn. Ngày xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự đến núi Lăng Già giảng kinh đại Thừa, nên kinh mang tên Lăng Già. Thời bấy giờ, khi Phật giảng kinh bao giờ cũng có một người ngồi làm Thượng thủ. Hôm Phật giảng kinh Lăng Già thì Đại Bồ Tát Đại Huệ ngồi làm Thượng thủ với nhiều Bồ Tát. Mở đầu Đại Huệ Bồ Tát lạy phật thưa rằng: – Con là Đại Huệ, thông hiểu Đại Thừa. Sau đó Đại Huệ Bồ Tát đọc một bài kệ ca tụng Phật Tổ. Đoạn ngài vừa đọc là đoạn đầy trong bài kệ đó. Thế gian ly sinh diệt câu này ý nói Phật Tổ là Đấng đại giác ngộ thoát ra ngoài lẽ sinh, tử. Chí bất đắc hữu, vô ngài đã bỏ ra ngoài ngũ uẩn, không phân biệt ta với người, người với người nữa cho nên dù "có" dù "không" cũng thế thôi. Tất cả chỉ còn ở ngài một trái tim đại từ đại bi. Nhất thiết pháp như huyễn Ngài giảng phép Phật rõ ràng có, mà không. Cho nên Phật Giáo không có chỗ khỏi đầu, cũng không có chỗ cùng tận là thế" Trần Năng thắc mắc không hiểu sao ngài đọc lên giữa lúc nầy? Hôm đó ta hỏi ngài, làm thế nào thì "Chí bất đắc hữu vô" được. Ngài bảo cứ "không tâm" tâm vận khí thì được như thế. Hôm đó ta không tâm vận khí thử, thấy trong lòng khoan khoái vô cùng. Trần Năng vừa chiến đấu vừa suy nghĩ, rồi trong lúc không tự chủ nàng vận khí "không tâm", chân khí chuyển vận tự nhiên như không biết đến. Giữa lúc nàng "không tâm" vận khí, buông lỏng kình lực, tay phát ra chiêu "Ngưu Tẩu Như Phi". Chưởng của nàng chạm vào chưởng của Nghi Gia. Không một chút gió nào. Bịch một tiếng, nàng cảm thấy người khoan khoái vô cùng. Còn Nghi Gia chưởng lực bị mất tăm mất tích. Y thị hoảng sợ nhảy lùi lại. Cả hai cùng ngẩn người ra suy nghĩ. Trần Năng phấn khởi: – Ta vô tình "không tâm" phát chiêu. Kình lực dương cương biến mất, chân khí trong người biến thành một thức chân khí kỳ lạ. Không phải để đánh đối chủ, cũng không phải để đỡ đối thủ, mà "hóa giải hết kình lực độc ác của đối thủ". Như vậy Phục Ngưu Thần Chưởng, không còn là chưởng pháp dũng mãnh nữa. Trước đây Vạn Tín Hầu nhân Phục Ngưu Thần Chưởng của thánh Tản Viên, chế ra ba mươi sáu chiêu cùng mang trên Phục Ngưu Thần Chưởng. Nhưng vận khí âm nhu, khi phat chiêu hung ác khác thường. Nếu bây giờ ta dùng tâm pháp của Tăng Giả Nan Đà, Phục Ngưu Thần Chưởng lại biến thể thành một loại chưởng mới nữa. Còn Nghi Gia thì ngẩn người ra: – Lạ lùng thực! Ta đang đấu với y thị. Bỗng nhiên chưởng y thị đổi một cách kỳ dị, khiến ta thấy như mất hết kình lực. Ta phải cẩn thận mới được. Nghĩ rồi Nghi Gia phóng chưởng tấn công tiếp.Trần Năng vận chưởng đỡ. Lần nầy đã có ý niệm: Nàng chuyển chân khí về Đơn Điền, buông lỏng kình lực. Trong lòng không gợn chút sưu tư, thuận tay phát chiêu. Chiêu số của nàng phát ra không có gió. Nghi Gia thấy vậy thì mừng lắm. Y thị đánh thẳng một chưởng vào giữa ngực Trần Năng. Chưởng phong ào ào đổ tới. Trần Năng vẫn không tâm, buông lỏng kình lực. Chưởng lực của Nghi Gia chụp tới, kình lực biến mất tích. Thành ra khi tay thị đụng vào tay Trần Năng, cảm thấy kình lực biến đi. Thị kinh hoàng, nghiến răng đánh liền bốn chưởng. Trần Năng vẫn thản nhiên "không tâm" đỡ. Đánh được mấy chưởng nàng lại nghĩ: "Hôm ấy Tăng Giả Nan Đà giảng về ứng dụng đại thể tám câu kinh trên rằng: Khi quán tưởng thế gian nầy bằng trí và bi. Người sẽ thấy nó giống như hoa đớm giữa trời. Không thể nói nó có sinh ra hay bị diệt đi. Vì cả hai cái có và không đều dùng được. Khi quán tưởng môn vật bằng trí và bi. Người sẽ thấy nó như ảo giác. Ngoài hẳn sự nhận biết của tâm thức. Cũng không thể nói nó có hoặc không. Vì cả hai đều không dùng được ở đây. Muốn đi ra ngoài cái có và không, thì cần nhất để cái tâm trống rỗng. Khi phát lực, thì chân khí toàn thân cũng đổ ra như sóng biển dồn dập đánh vào bờ. Sóng tuy nhiều, tuy mạnh nhưng lại là thể lỏng. Không hình không dạng". Nàng lại nghĩ: "Ngài dậy ta không tâm, trong khi kinh nói Đại Bi tâm thế là thế nào? Vậy thì ta phát chiêu, trong lòng trống rỗng, rồi chuyển chân khí ra tay thử xem". Ông nói với Phan Anh: – Ta đã hứa với ngươi, thì phải thực hiện. Sáng mai ngươi theo ta về Trường-sa mà đón mẫu thân. Hàn Tú Anh hỏi Trần Năng: – Hùng phu nhân! Phu nhân vì nghĩa tử của tôi là Nghiêm Sơn, cứu tôi, tôi xin đa tạ thâm tình đó. Nhưng… nhưng con tôi là Kiến-Vũ thiên tử. Nó được anh hùng Lĩnh Nam trợ giúp đánh Thục. Nó trở mặt với các vị, các vị cũng trở mặt với nó. Tình thế thành thù nghịch. Phu nhân hãy nói thực. Phu nhân cứu tôi là vì Nghiêm Sơn hay vì Quang-Vũ? Phật Nguyệt đáp thay Trần Năng: – Hàn thái-hậu! Người hiểu lầm chúng tôi rồi. Cách nay mấy hôm, chính tôi đi thám thính Trường-sa mới biết âm mưu của Mã thái-hậu. Mã thái-hậu sai Trương Linh mang mật chỉ cho cháu là Mã Anh giết người. Vô tình chúng tôi biết truyện. Giữa đường thấy người hoạn nạn, ra tay. Chứ chúng tôi không hề vì Quang-Vũ hay vì Nghiêm đại ca. Ý thái-hậu nghĩ rằng, chúng tôi sẽ làm khó dễ thái-hậu, trả thù Quang-Vũ ư? Thái-hậu hiểu lầm chúng tôi rồi. Nếu chúng tôi muốn hại thái-hậu, thì chúng tôi đã để Phan Anh giết thái-hậu. Việc gì phải ra tay. Thái-hậu là mẹ Quang-Vũ, là nhũ mẫu Nghiêm đại-ca. Nhưng với việc Quang-Vũ phản chúng tôi, cả hai không liên hệ gì với nhau. Công-chúa Vĩnh Hòa hỏi Trưng Nhị: – Tôi là công-chúa, hai sư muội của tôi là quận-chúa nhà Đại-hán, được lĩnh Thượng-phương bảo kiếm trong tay. Chúng tôi hiện là kẻ thù của các vị, vậy các vị đối xử chúng tôi ra sao đây? Trưng Nhị phất tay, ôn tồn nói: – Công chúa là đệ tử của Khúc-giang ngũ-hiệp thì thuộc vai em của Trần đại ca, vai cháu của Khất đại-phu. So vai vế, chúng ta ngang nhau. Vậy chúng ta cùng con một nhà. Chúng tôi không coi công-chúa là kẻ thù đâu. Nàng nói với Hàn Tú Anh: – Bá mẫu, chúng cháu đây là hào kiệt Lĩnh Nam. Cùng Trần huynh kết nghĩa, tiếng là bằng hữu, nhưng tình thâm còn hơn cốt nhục. Bá mẫu được Trần-công, thân phụ Trần đại-ca cứu mạng một lần. Bá mẫu chắc là rõ tâm tính người Lĩnh Nam. Khi Trần-công biết bá mẫu bị Trường-sa vương-phi chủ mưu hạ sát. Người hiểu việc cứu bá mẫu sẽ kết thù oán với vương-phi. Nếu người ham muốn công danh phú quí hơn võ đạo, đã giết bá mẫu để phi tang. Thế mà Trần công lập tức từ bỏ quan chức, đẫn bá mẫu về Quế-lâm lánh nạn. Bấy giờ bá mẫu đương tuổi hai mươi, đẹp như một vị thiên tiên. Phàm người đàn ông nào cũng thế, thấy nữ sắc, dù chết cũng phải chiếm cho bằng được. Như Xích Mi chẳng hạn, thấy chánh thê hoàng-đế Cảnh-Thủy diễm lệ, tú nhã, y đành giết nghĩa huynh, làm phản, đoạt giai nhân. Thế mà trước bá mẫu, ở tuổi hai mươi, đẹp như vậy. Trần-công bỏ quan chức, dẫn bá mẫu đi trốn, không vì sắc đẹp mà vì võ đạo, vì đạo lý Lĩnh Nam. Trong thời gian ở với Trần-gia, trên dưới kính trọng bá mẫu, không một ai giám bờm xơm. Người Lĩnh Nam có câu Cha nào con ấy. Rau nào sâu ấy. Đời Trần-công thế nào, đời chúng cháu cũng thế. Trần Năng tiếp lời: – Trần-công vì võ đạo, đạo lý mà giúp bá mẫu. Huống hồ chúng cháu ngày nay đang kéo cờ đại nghĩa, phục hồi Lĩnh Nam, càng phải trọng đạo lý. Trần đại ca đối với chúng cháu không hề phân biệt Vương gia với thôn nữ. Vì vậy chúng cháu xả thân giúp Đại-ca đánh Thục. Sau chỉ vì Mã Thái-hậu muốn che dấu Quang-Vũ truyện bà cùng Trường-sa Thái phi giết bá mẫu, quyết hại Trần đại-ca. Vật cùng tất phản, uốn hóa quá cong. Chúng cháu vì sự nghiệp Lĩnh Nam mà chống Hán. Chứ chúng cháu không hề thù oán Quang-Vũ. Hàn Tú Anh cất tiếng ôn nhu nói với Trưng Nhị: – Trưng cô nương! Tôi biết cô nương phi thường bậc nhất đất Lĩnh Nam. Trong lần mang quân từ Lĩnh Nam sang đánh Thục. Nghiêm Sơn về thăm tôi. Y nói rất nhiều về cô nương. Y bảo rằng: Người Hán trọng nam khinh nữ, do vậy Trung nguyên không sản xuất được nữ lưu tài giỏi. Đất Lĩnh Nam thì nam cũng như nữ, nên nữ lưu anh hùng rất nhiều. Sau lần đánh Thục, y sẽ ban lệnh cho đất Lĩnh Nam trọng vọng nữ lưu. Y hỏi: Tại sao không có nữ huyện-úy, nữ huyện-lệnh, nữ thái-thú? Y là người thông đại, mới cử cô nương với Phương Dung, Vĩnh Hoa làm quân sư. Nhưng… nhưng… Bà nghẹn ngào, giọt lệ ứa ra nói: – Y chỉ vì trọng nghĩa, nghe lời tôi, đem thân đi cứu tiên-đế, tuy cứu không xong. Nhưng cũng mang được thi thể táng ở chỗ này. Y xả thân cứu Lưu Diễn, Lưu Tú, rồi kết nghĩa cùng Lưu Tú, một tay dựng lên nghiệp cho Lưu Tú thành Quang-Vũ. Chúng nó vừa là anh em nuôi vừa là anh em kết nghĩa. Khổ thay Quang-Vũ không biết chúng là anh em nuôi. Quang-Vũ không biết có tôi ở trên đời nầy. Nên mới ra cớ sự. Dù sao anh hùng Lĩnh Nam đã chống Quang-Vũ. Lĩnh Nam người tài như rừng, như biển, chắc chắn giang sơn Đại-hán khó bảo toàn. Cô nương! Cô nương bảo tôi phải làm sao để vẹn toàn cho cả hai đứa con của tôi? Trưng Nhị thở dài: – Bây giờ, chỉ có một đường cuối cùng: Bá mẫu đi Trường-an. Chúng tôi bảo vệ bá-mẫu khỏi bị Mã thái-hậu hại. Tôi giúp Quang-Vũ mẫu tử trùng phùng. Bá mẫu đứng giữa khuyên Quang-Vũ hoà hoãn với Nghiêm đại ca, trả Lĩnh Nam cho người Việt. Nếu Quang-Vũ thuận, hàng năm chúng tôi chịu tiến cống xưng thần. Bằng Quang-Vũ không thuận. Chúng tôi quyết đập tan cơ nghiệp nhà Hán, dựng lên một triều đại mới, yếu hèn, không còn uy lực đánh Lĩnh Nam nữa. Tiếng Trưng Nhị trong trẻo, vẻ mặt cương quyết, hùng khí tỏa ra như trăm ngàn đội quân gươm giáo đang sát phạt. Hàn Tú Anh từng trải việc đời. Bà biết Trưng Nhị nói thực. Nàng nói được là làm được. Phút chốc, bà cảm thấy mối nguy sắp xảy ra cho Quang-Vũ. Nhược bằng bà không về Lạc-dương khuyên can Quang-Vũ, thì giữa Lĩnh Nam với Trung-nguyên sẽ có chiến tranh. Quang-Vũ tuy có nhiều văn thần võ tướng theo phò, mà phiá sau còn Mã thái-hậu, với đồ đảng, lúc nào cũng chỉ muốn hại. Thêm vào đó, Thục với mấy chục vạn binh hùng. Sự an nguy của xã tắc mt cục cũng thành hư vô. Cháu không muốn lập công nữa. Xin sư thúc ra tay cho. Lý Lan Anh bước đến trước mặt Khúc-giang ngũ-hiệp chắp tay nói: – Sư phụ, sư thúc. Xin các vị vì hiệp nghĩa đúng ra chủ trì công đạo. Đệ tử muôn vàn đội ơn. Nói rồi nàng thụp xuống đất lậy, nước mắt đầm đìa. Trần Ngũ Gia phất tay không cho nàng quì. Một luồng kình lực đỡ nàng dậy. Ông nhìn sư huynh: – Đại sư huynh, trước khi rời núi, chúng ta đã hẹn trước phải làm việc này để nêu cao nghĩa hiệp. Trần Nhất Gia lắc đầu: – Không nên! Sư đệ, chúng ta đã hứa tha cho Phan Anh trên đồi Vương-sơn. Thì không thể nuốt lời. Việc làm vô luân phi nghĩa cúa Xích Mi, đưa đến kết quả cả giòng họ bị tru diệt, như vậy đủ rồi. Vả lại, hôm ở trên đồi, vị Phật-gia Tăng Giả Nan Đà chẳng giảng cho chúng ta nghe về nghiệp chướng đó ư? Khi nghịch cảnh đã xảy ra, nên buông xuôi, chẳng nên chối trả. Nếu chúng ta vì Cảnh-Thủy hoàng đế giết tuyệt giòng họ Phan, thì xưa Cao-tổ nhà Hán giết tuyệt giòng họ Kình Bố, Bành Việt, Hàn Tín, ai trả thù cho họ đây? Tự nhiên trong góc phòng có tiếng tiêu dìu dặt, thê lương thổi lên, làm mọi người quên đi cảnh chém giết trước mắt họ. Họ cùng hướng nhìn về đó, thấy một thiếu nữ nhỏ tuổi, xinh đẹp, đang cầm ống tiêu đưa lên miệng mà thổi bài Hận Ô-giang, tác phẩm của Tư-mã Tương Như đời Tiền Hán. Nhân ông đi qua Ô-giang, sáng tác, diễn tả mối hận mất nước của Hạng Võ. Đâu đó lại có tiếng xên hòa nhịp theo tiếng tiêu. Mọi người đổ mắt nhìn, thì ra Lê Chân. Nguyên Lê Chân, đệ tử phái Sài-sơn, rất giỏi âm nhạc. Nàng thấy Sa Giang thối tiêu, thì rút kiếm ra, lấy mũi tiêu đánh vào lưỡi kiếm, âm thanh vang lên, giống như tiếng xênh đánh nhịp. Tiếng nhạc dìu dặt, trầm bổng cúa hai thiếu nữ có bàn tay tiên, uốn nắn âm thanh, làm cho mọi người đều buồn man mác. Rồi như không tự chủ được. Hàn Tú Anh, công chúa Vĩnh-Hoà cũng lấy đàn ra hòa nhịp. Hàn Tú Anh đánh đàn Tỳ bà, Vĩnh Hòa đánh đàn Cầm. Thế là bốn người như say, như tỉnh, ru hồn mọi người vào giấc mộng. Bản nhạc vừa dứt, Sa Giang bước ra hướng vào Mao Đông Các hỏi: – Mao lão tiên sinh, tiểu nữ muốn thỉnh giáo tiên-sinh một truyện, không biết có được hay không? Đông Các đang ngồi nhắm mắt dưỡng thần, không nói một câu. Những người có mặt tại đó, trừ Khúc-giang ngũ-hiệp, Trần Năng, Trưng Nhị đã được Khất đại phu kể cho nghe, nên biết thân thế y. Còn lại, họ không biết y là ai. Cứ như lời Phan Anh nói, y là thái sư-phụ của hắn. Như vậy Mao là sư phụ Xích Mi. Chỉ nghĩ đến điều nay, cũng đủ làm cho mọi người rùng mình kinh hãi. Trước đây Phan Sùng cầm gươm theo Lưu Huyền khởi binh, bản lĩnh nghiêng trời lệch đất. Cao thủ của Vương Mãng đối trận với y, chỉ một hai chiêu mất mạng như chơi. Trong trận đánh cuối cùng, Nghiêm Sơn thống lĩnh quân đội vây y. Dù quân sĩ của y đã bị giết hết. Y vẫn vượt được vòng vây chạy trốn. Nghiêm Sơn xua đạo cung thủ vây. Y vừa đánh vừa chạy. Trên người bị đến hơn trăm mũi tên, mà vẫn không ngã. Cuối cùng, y kiệt lực, rơi kiếm, vẫn cố thoát lên núi. Lúc tướng Hán là Đặng Vũ đuổi tới nơi, thấy thây y vập nát, nằm bên sườn núi, liền cắt đầu đem về nộp cho Nghiêm Sơn. Thế mà người ngồi đây là sư phụ của y, thì công lực cao thâm không biết đến đâu mà lường. Cứ vào lời giới thiệu của Phan Anh, hai thiếu nữ Văn Thanh Hoa, Tiêu Hồng Hoa tuy là đồ tôn, nhưng bản lĩnh do chính Mao Đông Các truyền thụ, nên cao hơn vợ chồng Phan Anh một bực. Bản lĩnh vợ chồng Phan Anh đâu có tầm thường, lúc chúng bắt Hàn Tú Anh, Hoàng Đức, Đức Hiệp là cao thủ bậc nhất nhì Lĩnh Nam, đối chưởng với chúng hai chưởng đã phải phun máu ra. Rồi Hồng Hoa đối chưởng với Trưng Nhị, chỉ hai chưởng đủ làm Trưng Nhị lạc bại, thì bản lĩnh Hồng Hoa còn cao hơn vợ chồng Phan Anh là thực, chứ không phải chỉ qua lời Phan Anh. Khi thấy Sa Giang hỏi Mao Đông Các, thì biết có gì bí ẩn, tất cả im lặng nghe cuộc đối thoại: Mao Đông các mở mắt nhìn Sa Giang: – Tiểu cô nương, ta coi thân thủ cô nương rõ ràng người phái Thiên-sơn. Tại sao lại đi với những người Lĩnh Nam? Cô nương là ai? Nghe Mao Đông Các hỏi, Sa Giang giật mình, vì lão già nầy chỉ nhìn dáng đi của nàng đã biết rõ môn hộ, kiến thức của lão quả thực vô song. Sa Giang cười lễ phép: – Kiến thức Mao tiên-sinh thực hơn người. Tiểu nữ họ Vương tên Sa Giang. Không những tiểu nữ thuộc phái Thiên-sơn, mà còn là con gái của một trong Thiên-sơn thất hiệp. Mao Đông Các gật đầu: – Thì ra cô nương là ái nữ của Thiên-sơn cầm tiên, hèn chi tiếng tiêu không ru người ta vào giấc mộng. Lão phu nghe dường như người đời tặng cho cô nương đại danh Thiên-sơn tiên tử có đúng không? Cô nương còn nhỏ tuổi, đã nổi danh thiên hạ rồi. Cô nương muốn hỏi lão phu điều gì, cứ nói ra. Sa Giang cười: – Tiểu nữ nghe nói, phái Trường-bạch dạy đệ tử luyện độc chưởng, nhưng chỉ dạy đánh người, mà không dạy cách giải độc cho người. Thuốc giải độc chỉ một mình người chưởng môn biết cách điều chế mà thôi. Không rõ tiên-sinh có biết chế không? Tiểu nữ dám cả gan xin tiên-sinh ba viên cứu một người. Mao Đông Các mở to mắt nhìn Sa Giang: – Cô nương cần xin thuốc cứu ai? Sa Giang chỉ vào Đức Hiệp: – Cháu muốn xin thuốc chữa cho vị tiên sinh đây. Ban nãy người đối chưởng với Phan Anh, đã bị Phan Anh đẩy ngũ độc vào người. Hiện giờ chưa sao, nhưng chỉ một giờ sau, sẽ đau đớn đến chết đi sống lại. Nghe Sa Giang nói, Đức Hiệp đưa tay lên nhìn, quả thấy bàn tay ẩn hiện màu xanh. Y đưa tay trái lên sờ thấy tê tê. Mặt y tái mét. Trưng Nhị đã đối với Hồng Hoa ba chưởng, bất giác nàng cũng rùng mình, đưa tay lên nhìn, thấy tay vẫn như thường mới yên tâm. Mao Đông Các lắc đầu: – Lão phu chỉ biết đánh người, mà không biết cứu người. Còn chuyện giữa Phan Anh với Đức Hiệp có liên quan gì tới cô nương đâu? Sa Giang chỉ vào Hồng Hoa: – Có chứ, sao lại không. Vị tỷ tỷ nầy đẹp như tiên, cháu trông thấy mà lòng còn xao xuyến. Chính tỷ tỷ đây cũng bị trúng Huyền-âm chưởng, sau mấy giờ, cũng đau đớn rồi da bị phồng lên, chảy nước vàng, bảy bảy bốn mươi chin ngày sau sẽ chết. Một giai nhân tuyệt thế mà chết như vậy chẳng đáng thương xót ư? Hồng Hoa nghe nói, đưa tay lên nhìn, tay nàng cũng ẩn hiện màu tím nhạt thì thất kinh hồn vía, đứng nhìn tay mình mà ngẩn ra. Hồng Hoa chỉ vào mặt Trưng Nhị: – Mi tự hào là anh hùng Lĩnh Nam, danh môn chính phái, mà mi cũng luyện Ngũ-độc chưởng? Sa Giang vẫy tay, lắc đầu: – Hồng sư tỷ lầm rồi. Trưng sư tỷ thuộc phái Tản-viên, võ công đường đường chính chính. Trưng sư tỷ lại là anh hùng đương thời, đâu có dùng thứ võ công độc ác nầy? Chẳng qua, Tiêu sư tỷ tự hại mình mà thôi. Tiêu Hồng Hoa ngạc nhiên: – Ta hại ta? Sa Giang gật đầu: – Sư tỷ quên rằng: dùng độc chưởng đánh người, thì chất độc theo chân khí nhập vào cơ thể đối phương. Nhưng khi gặp phải người nội công cao hơn mình, chất độc phóng ra đánh người, bị đẩy trở lại thân thể mình. Phàm người bị Huyền-âm độc chưởng của phái Trường-bạch đánh vào, một giờ sau, đau đớn vô cùng. Cơn đầu hơn giờ, rồi sau đó cách ngày lên cơn một lần. Nếu không được thuốc giải độc, sau 49 ngày kiệt lực mà chết. Còn người bị đẩy ngược chất độc trở về, da sẽ phồng lên, nước vàng ri rỉ chảy ra, đau đớn cùng cực, 49 ngày sau cũng chết. Sa Giang chỉ vào Trưng Nhị: – Văn sư tỷ đánh Trưng sư tỷ ba chưởng. Hai chưởng đầu, độc chất nhập cơ thể Trưng sư tỷ. Sang đến chiêu thứ ba. Trưng sư tỷ có nội lực mạnh hơn, đẩy chất độc trở lại người Văn sư tỷ. Chứ Trưng sư tỷ làm gì biết độc chưởng mà đánh người. Trưng Nhị nhìn Trần Năng tỏ ý cám ơn, vì nếu nàng không được Trần Năng trợ lực thì đã bị trúng độc rồi. Lê Đạo Sinh cũng hướng vào Mao Đông Các nói: – Mao Tiên Sinh, tại hạ dám xin tiên sinh ban thuốc giả cho xá đồ. Mao Đông Các lắc đầu: – Lão phu hoàn toàn không có thuốc giải. Tuy nhiên muốn cứu lệnh đồ cũng dễ thôi. Chỉ cần lệnh đồ trung thành với Mã thái-hậu, thuốc giải sẽ có ngay. Còn không thì… Ha… Ha, trừ khi ngươi thắng được ta. Lê Đạo Sinh lắc mình một cái, tới bên Mao Đông Các, y phóng chưởng đánh Mao. Lê Đạo Sinh là đệ nhất kỳ nhân Lĩnh Nam. Võ công của y hiện thời chỉ thua Khất đại phu với Đào Kỳ một chút. Y lại kinh nghiệm nhiều, biết võ công Mao Đông Các cao, nên y ra chiêu cực kỳ dũng mãnh. Chưởng lực của Lê Đạo Sinh làm căn nhà rung rinh như gặp bão. Sa Giang lui lại đứng sau Trần Năng. Còn Khúc-giang ngũ hiệp đứng trước Hàn Tú Anh và Vĩnh Hòa công chúa hóa giải áp lực. Mao Đông Các bật người dậy, tay phát chưởng đỡ. Binh một tiếng, trong phòng, ghế, bàn cùng bật lộn xuống đất. Cả hai cùng lùi lại một bước. Mao Đông Các râu tóc dựng ngược mặt mũi đỏ gay. Còn Lê Đạo Sinh mặt tái mét. Mao Đông Các cười nhạt: – Không ngờ chưởng lực của Lĩnh Nam hùng hậu đến bậc nầy. Lê tiên sinh, tiếp chưởng của ta. Mao Đông Các bước trái ba bước, phóng một chưởng. Chưởng phong cực kỳ dũng mãnh. Lê Đạo Sinh thấy chưởng lực đối phương bao hàm Âm Dương, sát thủ ghê người, mùi tanh nồng nặc, biết rằng một sống, một chết. Y vội vận hết công lực phát chiêu Ngưu hổ tranh phong trong Phục Ngưu thần chưởng, là một chiêu Dương cương bậc nhất của phái Tản-viên. Hai chưởng gặp nhau. Binh một tiếng. Bàn ghế trong đại sảnh bị áp lực của chưởng phong vỡ, văng tứ tán. Mấy Thần-ưng bị chưởng lực hất bay khỏi nhà. Sa Giang, Hồ Đề, Lê Chân những người công lực thấp, tuy đứng sau Trần Năng, Phật Nguyệt, được hai người phát chưởng hóa giải áp lực, mà vẫn tức lồng ngực. Còn Khúc-giang ngũ hiệp đứng trước Hàn Tú Anh và công-chúa Vĩnh Hòa, họ cùng phát chưởng mới hóa giải áp lực, che chở được. Vừa đối với nhau hai chưởng, Lê Đạo Sinh thấy mình khó thắng Mao, vội lui lại chắp tay: – Đắc tội! Xin Mao tiên sinh ban thuốc giải độc cho tiện đồ, đế khỏi mất hòa khí giữa chúng ta. Trưng Nhị nghĩ: Dù sao Đức Hiệp cũng là người của phái Tản-viên. Tuy y nghe theo sư phụ, đi vào đường tà. Tôn chỉ của phái Tản-viên đời đời là dù trong nhà lầm lỗi đến đâu, cũng phải bảo vệ, không để cho người ngoài sát hại. Nàng tiến lên cầm tay Đức Hiệp xem qua, thấy đã biến màu tím xanh. Nàng nói với Mao Đông Các: – Mao tiên sinh, võ công ngươi tuy cao thực. Song ở đây còn có Lê thái sư thúc của tại hạ, còn có Khúc-giang ngũ hiệp, sư tỷ Phật Nguyệt. Nếu bọn tại hạ cùng ra tay thì Mao tiên sinh nghĩ sao? Liệu ngươi có cứu được hai vị Tiêu, Văn sư tỷ rời khỏi đây không? Lại còn hơn trăm người nhà họ Phan trên đảo nầy đều bị tại hạ bắt giữ nữa. Ngươi mau đưa thuốc giải đi. Đức Hiệp đưa mắt nhìn Trưng Nhị, gật đầu. Tỏ ý cám ơn. Mao Đông Các vẫn lầm lỳ: – Ta không có thuốc giải. Trưng Nhị cười: – Thế thì được. Tại hạ xin tạm giữ vợ chồng Phan Anh cùng Tiêu, Văn sư tỷ ở đây, đợi lão gia mang thuốc đến cứu sư thúc Đức Hiệp và Tiêu sư tỷ. Nếu lão gia đến trễ, sư thúc Đức-Hiệp có chết, cũng được vợ chồng Phan thái tử cùng chết làm bạn cho vui. Lại thêm Tiêu, Văn nhị vị sư tỷ đẹp thế nầy cùng chết cũng chẳng thú lắm sao? Mao Đông Các ngẫm nghĩ một lát rồi móc trong bọc ra cái túi vải. Y mở cái túi vải, vẫy Hồng Hoa, Đức Hiệp nói: – Được, các ngươi lại đây. Y móc trong túi ra hai viên thuốc, màu hồng. Búng tay một cái hai viên thuốc hướng hai người bay tới rất chậm, nhưng kình lực mạnh vô cùng. Đức Hiệp, Hồng Hoa xòa tay ra bắt, viên thuốc chạm vào tay hai người tan ra thành bụi. Đám bụi hồng nhập vào tay hai người biến mất. Mao Đông Các nói: – Đây không phải thuốc giải, mà chỉ là thuốc cầm chừng không cho chất độc phát tác. Sau 49 ngày nếu không có thuốc giải, các ngươi mới bị chất độc hành hạ. Vậy trong 49 ngày đó, ta sẽ kiếm thuốc giải về cho các ngươi. Bây giờ mọi người mới biết thuốc giải là do Mao Đông Các dùng thủ kình bắn ra, viên thuốc quay với tốc độ cực mạnh, khi gặp bàn tay Đức Hiệp, Hồng Hoa thì vỡ tan và nhập vào trong da. Mao Đông Các vừa cất túi thuốc vào bọc. Thì y cảm thấy có điều gì khác lạ, như người đánh trộm dưới chân. Y vội vọt người lên cao tránh, cúi xuống nhìn, thấy bị ba con rắn lục bám vào chân. Y biết thứ rắn này chỉ Lĩnh Nam mới có, nếu chúng cắn phải thì chết lập tức. Còn lơ lửng trên không, y dùng tay búng vào mấy con rắn nhỏ. Nhưng mấy con rắn như có linh tính, đã nhảy vọt khỏi chân, chui vào trong áo Đông Các. Đông Các hoảng kinh buông túi thuốc, hai tay đập vào áo giết rắn. Thì ba con rắn nhảy khỏi người y bò xuống đất, chạy lại phía Hồ Đề, chui vào trong cái túi vải của nàng. Trong khi đó một Thần-ưng từ trên cao kêu đến choác một tiếng, lao tới táp túi thuốc, rồi bay lại đậu trên vai Hồ Đề. Nói thì chậm, chứ diễn biến thực mau. Từ lúc Mao Đông Các nhảy lên, búng rắn, đập rắn, buông túi thuốc, Thần-ưng tha túi thuốc, chỉ thoáng một cái. Trong sảnh đường, người nghiêm trang nhất là Hàn Tú Anh, công chúa Vĩnh Hòa và Trưng Nhị, cũng phải bật cười về tài nghịch ngợm của Hồ Đề. Nguyên từ ngày Trưng Nhị gặp Hồ Đề trong trận tranh chức Thống-lĩnh 36 động Nam Mê-linh, hai người như có một cái gì hợp tính nhau. Trưng Nhị mưu trí, bác học, nghiêm trang. Còn Hồ Đề ít học, hào sảng như nam tử, còn tính tình nghịch ngợm không biết đâu mà lường. Trên đường từ Giao-chỉ sang Trung-nguyên, hai người cưỡi cùng một con voi trắng, có ngà chéo nhau, càng thân hơn. Trưng Nhị đang phân vân không biết giải quyết truyện Đức Hiệp ra sao, Hồ Đề đã ra tay. Mọi người đều cười ồ lên, khiến Mao Đông Các bực mình. Y nhìn Hồ Đề quát: – Lại cũng mi nữa. Hãy đưa túi thuốc đây, nếu không đừng trách ta. Hồ Đề huýt sáo một tiếng, Thần-ưng bay tới táp túi thuốc, bay khỏi sảnh đường, vọt lên nền trời mất hút. Hồ Đề xòe tay nói: – Tiên sinh thứ lỗi, con ác điểu chắc đói quá, táp túi thuốc mang đi mất rồi. Mao Đông Các nhảy vèo lại phía Hồ Đề chụp nàng. Hồ Đề hoảng kinh, nhảy tới sau Phật Nguyệt núp. Mao Đông Các thấy Phật Nguyệt còn trẻ, có ý khinh thường. Y xuất trảo chụp nàng. Phật Nguyệt rút kiếm chĩa về trước. Mũi kiếm chỉ đúng tim Mao Đông Các. Nếu người y tiếp tục vọt tới, thì kiếm sẽ xuyên qua tim. Kinh hoảng, y uốn cong người đi. Hai tay phát chưởng đẩy vào kiếm của nàng. Phật Nguyệt đẩy Hồ Đề sang bên cạnh. Còn nàng bước xéo về trái hai bước. Kiếm chiêu vẫn đâm vào giữa ngực Mao Đông Các. Thanh Hoa đứng ngoài, thấy Thái sư phụ sắp mất mạng, vội rút kiếm đánh vào sau lưng Phật Nguyệt. Phật Nguyệt thu kiếm về. Chỉ thấy ánh thép loé lên, râu tóc Mao Đông Các rơi lả tả. Thanh Hoa kêu thét lên một tiếng, kiếm rơi xuống đất. Y thị lùi lại, tay trái ôm cườm tay phải, máu chảy ròng ròng. Mao Đông Các tuy suýt mất mạng. Y vẫn không ngưng. Lợi dụng Phật Nguyệt, Hồ Đề đứng cách nhau xa, tay phải y phóng chưởng đánh Phật Nguyệt. Tay trái chụp Hồ Đề. Có tiếng quát: – Ngừng tay. Nguyên khi thấy Hồ Đề trêu Mao Đông Các, Khúc-giang ngũ hiệp đã chuẩn bị trước. Nên thấy nàng bị Mao Đông Các tấn công thì Tứ và Ngũ Gia đồng xuất thủ. Mao Đông Các còn lơ lửng trên không, đã phát hai chưởng đỡ chưởng của Tứ Gia, Ngũ Gia. Binh một tiếng, người y bật lui trở lại. Trong khi Tứ Gia, Ngũ Gia cũng thấy chân tay muốn tê liệt, khí huyết đảo lộn. Mao Đông Các cười nhạt: – Khúc-giang ngũ hiệp vang danh thiên hạ, mà hai người đánh một sao? Tứ Gia cười: – Bọn anh em tại hạ chỉ vô tình xuất thủ cứu người, chứ không phải xuất thủ đánh tiên sinh. Mong tiên sinh thứ lỗi cho. Vừa rồi, y xuýt mất mạng về kiếm pháp Long-biên của Phật Nguyệt. Qua một chưởng, Mao Đông Các thấy Tứ Gia, Ngũ Gia công lực không kém y là bao. Thế thì Nhất, Nhị Gia có lẽ công lực còn cao hơn y. Y thở dài nói với Hồng Hoa, Thanh Hoa, vợ chồng Phan Anh: – Ta đi đây. Ta sẽ trở lại cứu các ngươi sau. Thấp thoáng một cái, y đã biến khỏi sảnh đường. Hồ Đề gọi Thần-ưng lấy túi thuốc đưa Trần Năng nói: – Sư tỷ, không biết bên trong có những gì? Trần Năng mở túi thuốc ra thấy bên trong có 5 túi nhỏ, mỗi túi đựng một thứ thuốc màu sắc khác nhau: Vàng, trắng, đen, xanh, và đỏ. Trần Năng tuy là đệ tử của Khất đại-phu, nhưng nàng không phân biệt được đó là những thứ thuốc gì. Nàng cầm lấy bỏ vào bọc nói: – Trong năm thứ nầy, thứ màu đỏ có thể cầm cự được Huyền-âm độc chưởng. Ta cứ tạm giữ lấy để cứu Đức Hiệp sư đệ. Đợi gặp sư phụ, sẽ hỏi về bốn thứ thuốc kia. Trưng Nhị thấy trời đã khuya, nàng nói với Hàn Tú Anh: – Xin bá mẫu cùng công-chúa ở lại trên đảo. Thái sư thúc của cháu võ công vô địch thiên hạ. Người cùng các sư thúc hộ giá bá-mẫu thì không còn sợ gì nữa. Cháu đã truyền lệnh cho một hải đội đem 40 chiến thuyền đóng xung quanh bảo vệ đảo. Trên trời lúc nào cũng có Thần-ưng bay lượn canh phòng. Dù cho con chuột, con mèo muốn đột nhập đảo cũng không được. Nghe Trưng Nhị nói với Hàn Tú Anh. Lê Đạo Sinh chửi thầm trong bụng: – Con nhỏ nầy đúng là đồ mất dạy. Bề ngoài nó làm như tử tế với ta. Sự thực nó cho Thủy-quân, Thần-ưng cầm tù ta. Thôi! Ta đã đến nước nầy, đành nín nhịn cho qua. Trưng Nhị truyền lệnh đem vợ chồng Phan Anh, Hồng Hoa, Thanh Hoa, cùng đám tôi tớ trên đảo lên thuyền. Trần Năng truyền trói tất cả lại, giam dưới khoang. Lúc trói đến Á Nương, nàng chú ý thấy y thị nháy mắt ra hiệu. Trần Năng truyền giải tù nhân xuống dưới khoang. Hỏi Á Nương: – Không biết bà có điều chi bà muốn nói với tôi? Á Nương trả lời bằng tiếng Việt: – Cô nương! Tôi muốn lĩnh giáo mấy chiêu võ công cao siêu của cô nương. Dứt lời, bà vung chưởng đánh liền. Chưởng phong hùng hậu không thể tưởng tượng được. Trưng Nhị, Trần Năng cùng bật lên tiếng kinh hoàng. Vì chiêu đó là chiêu Song ngưu qui gia. Một chiêu khó xử dụng nhất trong 36 chiêu Phục Ngưu Thần Chưởng. Á Nương vừa nói, đã xuất chiêu. Trần Năng chỉ biết vọt người lên cao tránh thế chưởng hiểm ác. Á Nương chuyển chưởng từ dưới lên cao thành chiêu Lưỡng ngưu tranh phong. Trần Năng hoảng hốt chụm hai tay lại đánh vào chưởng của nàng... Bốn chưởng gặp nhau, cùng một thứ nội công Dương-cương. Cùng là Phục Ngưu thần chưởng. Thế mạnh như thác đổ. Ầm một tiếng. Trần Năng bay vọt lên cao. Nàng đá gió một cái, thân hình bay vọt về cuối thuyền. Á Nương di chuyển theo, cung tay xuất chiêu Tứ Ngưu phân thi. Đây là chiêu đánh thẳng vào giữa rồi hai tay tỏa ra hai phía. Trần Năng vẫn còn ở trên không, hoảng hốt, vận Thiền-công, đánh vào giữa chưởng của Á Nương. Á Nương thu chưởng về, nhảy lùi lại bốn bước. Bà cười gằn: – Cô nương! Tôi muốn lĩnh giáo võ công cao siêu của cô nương. Tức võ công Tản-viên. Chứ không muốn đấu với Thiền-công. Trần Năng, Trưng Nhị thấy Á Nương nói tiếng địa phương Giao-chỉ, chữ lĩnh giáo nàng nói thành nĩnh ráo. Chữ cao siêu nàng nói thành cao thiêu. Từ nội công, đến chiêu số, đều thuộc võ công Tản-viên. Công lực mạnh không thể tưởng được. Có lẽ cao hơn Phong-châu song quái, Đức Hiệp nhiều. Chỉ kém Khất đại-phu, Đào Kỳ một chút mà thôi. Trong đầu óc Trưng Nhị, nảy ra không biết bao nhiêu nghi vấn: Với công lực, chiêu thứ thế này, thì Á Nương không phải là người học lóm. Có lẽ bà là đệ tử bản môn. Bà là ai, mà sao mình không biết? Nàng liền lễ phép nói: – Tiểu bối xin bà cho biết phương danh? Á Nương không trả lời, vung chưởng đánh nữa. Chưởng không có gió, cũng không có lực. Chiêu thức rất tầm thường. Trưng Nhị, Trần Năng cùng bật lên tiếng kêu: – Ái chà! – Ối trời! Nguyên trong phái Tản-viên, có một bài quyền rất thô kệch, trái với nguyên tắc võ học, gồm 36 chiêu, do tổ sư đời thứ 20 đặt ra. Mục đích để đệ tử môn phái gặp nhau, biết rõ vai vế của nhau: Á Nương đánh đến nửa chừng, ngưng lại hỏi: – Các ngươi đã hiểu chưa? Trưng Nhị biết đây là cao nhân bản phái. Võ công cao hơn cả Nguyễn Thành Công, Đặng Thi Kế nhiều. Nàng nghĩ nát óc, mà không tìm ra bà là ai. Trưng Nhị lễ phép hơn: – Xin tiền bối dạy cho ít câu. Á Nương cười nhạt, hít một hơi, vung chưởng hướng cột buồm. Cột buồm lớn như vậy, gãy đến ầm một cái. Bà cười: – Các ngươi không nhận được ta ư? Thôi, các ngươi cứ giam ta lại như tù nhân. Ta không thèm nhìn mặt các ngươi nữa. Trần Năng nói: – Tiền bối không dạy cho mấy câu, làm sao tiểu-bối hiểu được. Á Nương cười nhạt mấy tiếng, thủng thỉnh xuống khoang thuyền giam tù nhân. Bà nhắm mắt dưỡng thần. Trần Năng hỏi Trưng Nhị: – Trưng Nhị! Tôi mới nhập môn sau. Không biết nhiều về nhân vật bản phái. Bà nầy là ai? Công lực mạnh đến như vậy? Trưng Nhị đáp: Trưng Nhị đáp: – Có lẽ Á Nương vai vế ngang với sư thúc. Giả sử có Trưng Trắc hay Đặng Thi Sách ở đây, thì họ biết được. Ít ra Á Nương cũng là đệ tử của thái sư phụ, hoặc của thái sư thúc Lê Đạo Sinh. Hành tung của bà thực kỳ bí. Bà là người Giao-chỉ, sang đây từ hồi nào, mà làm tỳ nữ cho Xích Mi? Thực khó hiểu. Tại sao bà ẩn thân ở trong nhà tù Trường-sa? Khúc-giang ngũ hiệp quan sát hành tung của Á Nương từ đầu đến cuối. Họ có năm người, nghe rộng, biết nhiều, mà cũng lắc đầu, không hiểu Á Nương là ai. Trần Tứ Gia nói: – Tôi Nghi Á Nương chỉ muốn báo cho hai vị biết: Bà là người nhà. Bà đang làm việc gì bí ẩn, có lợi cho Lĩnh Nam, vì hoàn cảnh, không tiện nói ra. Vậy các vị cứ giả giam bà như những người khác là hơn hết. Trần Năng gật đầu: Trần Nhất Gia hỏi: – Trưng Nhị! Tại sao cháu biết sào huyệt của Phan Anh trên đảo mà bố trí cuộc bao vây? Trưng Nhị cười: – Khi vợ chồng Phan Anh đánh nhau với Trần sư thúc bị thua, y giả tự tử, y là người xảo quyệt. Vì y biết đánh không lại Trần sư-thúc. Hàn thái-hậu được cứu thoát, thì vợ chồng y khó toàn tính mạng, y phịa ra chuyện bắt Hàn thái-hậu để cứu mẹ. Y đem chữ hiếu ra làm động lòng Ngũ-hiệp và Tượng-quận tam anh quả nhiên các vị mắc mưu mà tha cho y. Trần Tứ Gia gật đầu: – Tôi nghĩ ra rồi, khi vợ chồng y vung kiếm lên tự tử, cùi chỏ hơi rung động, đó là chúng giả tự tử, rồi chờ kiếm sát tới cổ thì ngưng lại. Không ngờ vị Phật-gia ra tay cứu, để cho y hoàn thành việc lừa chúng ta. Trưng Nhị chỉ Sa Giang nói: – Không phải mình tiểu-nữ khám phá ra âm mưu của vợ chồng Phan Anh, mà tiểu sư muội đây cũng khám phá ra. Này nhé Phan Anh nói rằng bắt Hàn thái hậu để được tước vạn-hộ hầu với một trăm ngàn lượng vàng, rồi sau khi bị đánh bại y lại nói rằng để cứu mẹ bị tù tại Trường-sa. Mà theo Tượng-quận tam anh thì không còn một tù nhân nào của đám phản loạn Xích Mi cả. Cuối cùng vợ chồng y xin cho Á Nương ra khỏi nhà ngục. Á Nương tuổi chưa tới bốn mươi, Phan Anh tuổi trên ba mươi làm sao có thể là mẹ con được, nên y giả nhận là tỳ nữ của mẹ để lãnh ra. Tượng quận tam anh đã biết Á Nương giả câm để mưu đồ một chuyện gì trong thành Trường-sa, nhưng chưa tìm ra. Vì một lời hứa, các ông để Á Nương ra đi. Kỳ thực Á Nương là Tiểu Lan. Lúc bọn Phan Anh rời Trường-sa, tiểu nữ cho Thần-ưng theo dõi. Chính Thần-ưng đã dẫn bọn tiểu nữ tới đây. Trần Nhất Gia cảm động nói: – Người ta đồn Trưng Trắc, Trưng Nhị là loại rồng loại phượng quả không sai. Lưu manh đến như Phan Anh mà cũng không qua mặt được. Bọn Lê Đạo Sinh đang hùng hổ, làm tôi tớ Mã thái-hậu, chỉ một cuộc xếp đặt, chúng trở về với Hàn thái-hậu. Nhưng lão phu có đôi lời muốn bàn, Trưng Nhị phải làm sao để họ trở về Lĩnh Nam, mới vẹn toàn. Sáng hôm sau, mọi người trở về thành Trường-sa. Trưng Nhị hợp các anh hùng Lĩnh Nam bàn việc. Nhóm Lê Đạo Sinh không được mời tham dự, bị coi như thần tử nhà Hán. Mọi người đề cử Trần Nhất Gia chủ tọa, vì ông lớn tuổi, nổi tiếng đạo đức nhất. Ông khẳng khái không từ chối, bước lên bàn chủ tọa ngồi. Lê Chân là người đọc sách, từ trước đến giờ nàng giữ cuốn sổ nhật ký ghi chép mọi biến chuyển từ khi rời Lĩnh Nam đến giờ. Nàng đứng lên trình bày chi tiết mọi biến chuyển, cho tới đêm đại chiến trên hồ Động-đình. Bấy giờ Khúc-giang ngũ-hiệp, Tượng-quận tam anh mới biết trong khi họ lưu lạc giang hồ, đám anh hùng Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam đã làm những chuyện kinh thiên động địa. Lại Thế Cường đứng lên bàn: – Kế hoạch chúng ta như sau: Một là chuẩn bị nổi dậy ở Giao-chỉ, Cửu-chân, Nhật-nam. Việc này do Đặng Thi Sách, Trưng Trắc, Nguyễn Tam Trinh, Nguyễn Trát, Đào Thế Kiệt, Đào Thế Hùng, cùng các môn phái, đảm trách, tạm coi như xong. Vì ba quận này vẫn còn chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng. Các Lạc-hầu, Lạc-tướng đều một lòng phục quốc. Chúng ta chỉ phất cờ là xong. Hai là chiếm lại ba quận Nam-hải, Tượng-quận, Quế-lâm. Việc này cũng không hẳn khó, vì tuy không còn chế độ Lạc-hầu, Lạc-tướng. Nhưng các thái-thú, đô-sát, đô-úy đều là người Việt. Mới đây Quang-Vũ hạ chiếu chỉ cách chức Nghiêm Sơn. Cử Lê Đạo Sinh làm thứ-sử Quảng-châu. Phong cho các đệ tử y làm thái-thú, đô-úy ba quận Nam-hải, Quế-lâm, Tượng-quận. Lê chưa lên đường nhậm chức, thì các thái-thú đã được chúng tôi thông báo, nên tách rời khỏi chế độ triều Hán. Họ giữ vững cương thổ. Các đạo quân tòng chinh Trung-nguyên trở về, đóng rải rác khắp ba quận, đề phòng quân Quang-Vũ đánh xuống phía Nam. Lê Chân tiếp: – Đạo Kinh-châu tuy chúng ta thành công, nhưng khi khởi hành từ Dương-bình quan chỉ có Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, sư bá và cháu, tức có sáu người. Nay thêm Khúc-giang Ngũ hiệp với Tượng-quận tam anh là 14 người. Bây giờ chúng ta làm gì? Kéo quân trở về Lĩnh Nam hay đánh ngược lên Nam-dương? Hàn Bạch góp ý kiến: – Lão phu có ý kiến như thế này. Ở đây chúng ta cứ để Trưng cô nương điều động như cũ, không biết ý kiến các vị thế nào? Khi Hàn Bạch đưa ra câu này chủ ý hỏi Khúc-giang ngũ hiệp. Bởi có ba nhóm. Nhóm từ Lĩnh Nam qua thì Trưng Nhị vẫn điều khiển rồi. Thêm ý kiến Hàn Bạch nữa, là nhóm Tượng quận đã đồng ý. Chỉ chờ nhóm Khúc-giang mà thôi. Trần Nhất Gia là người anh hùng hào sảng. Ông nắm được sự việc, nói với Trưng Nhị: – Trưng Nhị, cháu tuy nhỏ vai, nhỏ tuổi, nhưng từ mưu trí, đến điều binh khiển tướng bọn ta không bằng cháu được. Vậy nhất thiết, chúng ta sẵn sàng tuân lệnh cháu. Trưng Nhị có hùng tâm, đại lược. Nàng khẳng khái nói: – Sư thúc dạy thế, cháu xin tuân lệnh. Nàng hướng vào mọi người nói: – Tượng-quận anh hùng nghĩa sĩ rất nhiều. Nhưng chưa có ai hợp nhất họ lại được. Ở đây sư bá Hàn Bạch là người đã cầm quân quen, hiểu cách tổ chức của người Hán, xin Hàn sư bá, Vương sư bá trở về Tượng-quận, kết hợp anh hùng nghĩa sĩ rồi ngày 15 tháng 3 chúng ta đại hội ở núi Tam-sơn, hồ Động-đình, để cùng bàn chuyện khởi nghĩa. Riêng sư bá Chu Thanh, trấn thủ Trường-sa, Linh-lăng, điều luyện sĩ tốt, chờ khi khởi sự thì tiến về Quế-lâm, Nam-hải. Chu Thanh hỏi: – Liệu Công-tôn Thuật có cho tôi trấn giữ hai quận nầy không? Trưng Nhị cười: – Chúng ta chiếm Kinh-châu từ tay Hán cho Thục do mưu kế, chứ không phải do đánh chiếm, lòng người còn chưa phục. Cho nên Công-tôn Thiệu sợ Hán đánh từ phía Nam lên. Nay tôi giữ lại hai thành này, do sư bá trấn giữ, Công-tôn Thiệu cầu mà không được. Trần Nhất Gia nghe Trưng Nhị bàn chuyện. Ông gật đầu liên tiếp tỏ vẻ khâm phục. Trước đây ông chỉ nghe tiếng Trưng Nhị, từ hôm gặp nhau ở Vương-sơn đến giờ. Ông thấy tất cả năm anh em của ông võ công tuy cao, nhưng việc điều binh khiển tướng, việc ước tính chuyện thiên hạ còn thua cả Sa Giang, Hồ Đề chứ đừng nói gì so với Trưng Nhị. Trưng Nhị hướng vào Khúc Giang Ngũ hiệp: – Còn Ngũ sư bá xin về Nam-hải, kết hợp anh hùng hào kiệt, chuẩn bị sẵn. Đợi sau đại hội Động-đình hồ, chúng ta tiến quân về, sẽ có nội ứng ở trong. Chỉ một trận lấy được Nam-hải. Sư bá nhớ ngày hội là 15 tháng 3 trên núi Tam-sơn. Nàng nói với mọi người: – Còn lại đội Thần-hổ, Thần-báo, chúng ta giao cho sư bá Chu Thanh, trấn thủ Linh-lăng, Trường-sa. Nàng hướng vào Trần Năng: – Sư thúc cùng với Sa Giang lên đường đi Trường-an, thông báo mọi sự cho sư tỷ Hoàng Thiều Hoa. Ước hẹn đại hội hồ Động-đình ngày 15 tháng ba. Sư thúc nhớ hỏi thái sư thúc về thuốc trị Huyền-âm độc chưởng. Nàng nói với Lê Chân: – Sư muội Lê Chân, Hồ Đề cùng tôi theo sư bá Lại Thế Cường đánh Nam-dương làm cho Quang-Vũ thất kinh hồn vía. Có vậy, y mới bỏ Trường-an chạy. Hoàng sư tỷ thừa thế chiếm Quan-Trung.