hi chúng tôi trở về, mặt trời đã xua tan màn sương mù mỏng tang buổi sáng,. Trên ngưỡng cửa các nhà, các bà nội trợ đang giũ thảm hay chuyện vãn. Trên các cánh đồng và trong các rừng cây ở các cửa ngõ thị trấn, bắt đầu buổi sáng xuân tươi đẹp nhất còn lại mãi torng lòng tôi. Tất cả học sinh lớn của lớp đều phải có mặt khoảng tám giờ ngày thứ năm ấy. Họ phải chuẩn bị trong buổi sáng, một số thì thi tốt nghiệp cao học, số khác thì thi đại học sư phạm. Khi hai chúng tôi đến – Môn thì với tâm trạng luyến tiếc và bồn chồn, đứng ngồi khôn gyên; tôi thì hết sức nản lòng – chúng tôi thấy trường vắng tanh… Anh mặt trời tươi tắn lướt trên một ghế băng mọt phủ bụi và quả địa cầu đã tróc sơn. Làm sao có thể ngồi đay trước một quyển sách để đắm chìm trong thất vọng, trong khi bên ngoài tất cả vẫy gọi chúng tôi: chim chóc đuổi nhau trên cành bên cửa sổ, các học sinh khác phòng ra bãi cõ và rừng cây, và nhất là nỗi khát khao cháy bỏng được thử càng sớm càng hay cuộc hành trình chưa hoàn chỉnh mà chàng bôhêmiêng đã kiểm tra – phương kế cuối cùng của chúng tôi, chiếc chìa khóa cuối cùng trong chùm chìa khóa, sau khi đã thử tất cả những chiếc khác? Điều này ở trên sức của chúng tôi! Môn đi loanh quanh, đến bên các cửa sổ nhìn ra vườn, rồi quay lại nhìn thị trấn, như thể anh đợi một người chắc chắn không đến. - Em nghĩ rằng – sau cùng tôi nói – em cho rằng không xa như ta tưởng đâu. - Trong bản đồ của tớ, Phrăng đã gạch hẳn một đoạn trên con đường lớn mà tớ dự định sẽ đi… Thế tức là, có thể thôi, trong khi tớ ngủ, con ngựa cái đã đi vòng rất xa một cách vô ích. Tôi nửa đứng nửa ngồi trên góc một chiếc bàn lớn, một chân đặt trên đất, chân kia đu đưa, đầu cúi, vẻ rỗi rãi và chán nản. - Thế nhưng – tôi nói – khi về trên chiếc xe hòm, anh đã chu du suốt đêm. - Chúng tớ khởi hành vào nửa đêm – anh hăng hái trả lời – Họ cho tớ xuống lúc 4g sáng, cánh Xanhlơ-Agat khoảng 6km về phía tây, thế mà tớ lại ra đi theo đường từ ga về phía đông. Vì vậy, ít ra cũng phải tính đến 6km này trong khoảng cách giữa Xanhlơ-Agat và Xứ sở đã mất. Thực tế, tớ thấy hình như ra khỏi khu rừng Camin, tớ chưa xa nơi chúng ta tìm kiếm úa hai dặm. - Đúng là hai dặm này còn thiếu trong bản đồ của anh. - Quả vậy. Cửa rừng cách đây một dặm rưỡi. Nhưng đi bộ giỏi thì một buổi sáng là xong. Vừa lúc đó, Musơbơp đến. Cậu này có xu hướng đáng bực mình, phải tỏ là một học sinh tốt, không phải bằng cách học hành tốt hơn các bạn, mà bằng cách làm sao để bổi bật lên trong những hoàn cảnh như hôm nay. - Tao biết mà – cậu ta hí hứng nói – chỉ có hai thằng mầy đến thôi. Chúng nó đi rừng Comunô ráo cả. Cầm đầu: Giazmanh Đơlusơ, nó biết chỗ nào có tổ chim. Rồi ra vẻ ta đây đạo đức, cậu bắt đầu thuật lại tất cả những gì mà các bạn kia đã nói để trêu tức nhà trường, ông Xơren và chúng tôi, khi quyết định đi chơi trong rừng. - Nếu các cậu ấy ở trong rừng, thì thế nào lúc đi qua tớ cũng gặp – Môn nói – vì tớ cũng đi đây. Mười hai rưỡi tớ sẽ về. Musơbơp ngây ra. - Cậu không đi à? – Môn hỏi tôi, trong khi ngừng lại giây lát ở ngưỡng các cửa vừa hé mở, do đó mà ùa vào căn phòng màu xám cùng với một luồng không khí ấm áp ánh mặt trời, là đủ thứ tiếng reo hò, kêu gọi, chí chóe, tiếng gàu múc nước va vào gò giếng, tiếng một cây roi vút xa xa. - Không – tôi đáp – dù rất muốn đi, em vẫn không thể, vì còn ông Xơren. Nhanh lên anh nhé, em chờ. Sốt ruột chờ anh đấy. Anh phác một cử chỉ mơ hồ, rồi bước đi, hết sức lanh lẹ, đầy vẻ hy vọng. Khoảng 10g, ông Xơren đến. Ông đã cởi bỏ cái áo vét đen vải anpaga, mặc vào một áo khoác dân chài, với những túi rộng cài khuy, đầu đội mũ rơm, cổ chân quấn xà cạp ngắn, quét sơn, bó chặt lấy gấu quần. Tôi tin rằng ông chẳng lạ gì khi không thấy một ai. Ông không muốn nghe Musơbơp lặp lại ba lần câu mà cánh đi chơi rừng Comunô đã nói: - Cần chúng tao thì ông ấy cứ đến đây! Ông ra lệnh: - Các em buộc chặt trang phục và đội mũ vào, đến lượt chúng ta đi lôi chúng ra khỏi tổ… Phrăngxoa, đi bộ đến đó được không? Tôi khẳng định là “được” và chúng tôi lên đường. Chúng tôi thỏa thuận để Musơbơp dẫn đường và gọi to để định hướng thay ông Xơren… Nghĩa là cì biết các khu cây lớn ở đó tập trung các học sinh đi bắt tổ chim, lát lát cậu ta sẽ gọi to: - Ê. Ê, Girôđa! Đơlusơ! Chúng mày ở đâu?... Có tổ không?... Tìm thấy chưa?... Khoái biết bao, tôi được giao việc đi dọc bìa rừng phía đông, để phòng các học sinh trốn học lỉnh ra theo phía này. Vậy mà, trong tấm bản đồ đã được chàng Bôhêmiêng hiệu đính, và chúng tôi – Môn và tôi – đã nghiên cứu bao phen, hình như có một con đường thẳng băng, một con đường đất, xuất phát từ bìa rừng này để đi về hướn lâu đài. Giá sáng nay tôi tìm ra con đường ấy!... Tôi bắt đầu tin rằng trước buổi trưa, tôi đã có mặt trên con đường dẫn đến điền trang đã mất!... Cuộc dạo chơi kỳ diệu!... Chúng tôi vừa đi qua Glaxi và đi vòng Cối Xay Gió, tôi đã rời hai bạn đường, ông Xơren trông như đang ra mặt trận – tôi tin ông mang trong túi một khẩu súng ngắn cũ, và thằng Musơbơp lừa thầy phản bạn. Theo một lối tắt, chả bao lâu tôi đã đến bìa rừng – lần đầu tiên trong đời đi một mình qua đồng, như một đội quân tuần tiễu đã mất chỉ huy. Tôi tưởng rằng ở nơi đây, tức là tôi đã ở bên niềm hạnh phúc huyền diệu mà Môn thoáng nhìn thấy ngày nào. Cả buổi sáng là dành cho tôi, để tôi thám hiểm bìa rừng, nơi tươi mát nhất và hẻo lánh nhất trong vùng, trong khi anh trai tôi cũng đi thám hiểm. Đây như thể lòng một dòng suối cũ. Tôi đi qua dưới những cành lá thấp la đà của những cây mà tôi không biết tên, nhưng chắc chắn thuộc họ cây trân. Tôi vừa nhảy qua một hàng rào cho nho leo ở cuối đường mòn và giờ đây đang trên con đường lớn phủ cỏ xanh biếc như cuồn cuộn chảy dưới lá cây; trên đó thỉnh thoảng xéo lên các bụi tầm ma, chà bẹp các bụi nữ lang. Thỉnh thoảng, chân tôi giẫm nhẹ vài bước lên một dải cát mịn. Trong tĩnh mịch, tôi nghe một con chim – tổi tưởng là chim họa mi, nhưng chắc hẳn tôi nhầm, vì họa mi chỉ hót về đêm. - một con chim bướng bỉnh hót mãi một câu: tiếng thốt ra buổi sáng, lời thủ thỉ dưới bóng cây, lời mời ngọt ngào đi dạo giữa các cây trăn. Không cho nhìn thấy, ngang ngạnh, dường như nó cứ đi theo tôi dưới lá cây rừng. Vậy là lần đầu tiên, chinh tôi cũng đang trên đường phiêu lãng. Tôi không đi tìm vỏ ốc mà nước để lại, dưới sự chỉ bảo của ông Xơren như xưa, cũng không tìm nữa giống lan củ mà ông thầy không biết, cũng không tìm nữa, ngay cả, như chúng tôi vẫn gặp luôn trên cánh đồng của lão Mactanh, cái mạch nước rất sâu đã cạn, có đậy một tấm lưới sắt, bị chôn vùi dưới bao tầng cỏ dại, mà mỗi lần muốn tìm lại tốn thêm thời gian… Tôi tìm cái gì kỳ diệu hơn kia. Đó là lối đi vốn là một vấn đề trong nhiều cuốn sách, con đường đầy trở ngại xưa, con đường mà vị hoàng tử mệt lử không tìm được lối vào. Lối đi kia được phát hiện vào giờ không ngờ nhất của buổi sáng, khi tôi đã quên từ lâu lắm rằng sắp mười một giờ, sắp trưa rồi… Đột nhiên, trong khi giơ hai tay ngang mặt, ngập ngừng rẽ các cành cây giữa cây lá rậm rạp, tôi nhìn thấy nó như một đại lộ tối tăm dài thăm thẳm mà lối ra là một lỗ ánh sáng tròn bé téo teo. Đang hy vọng và ngây ngất như thế, bất đồ tôi bước ra một khoảng trống như một kiểu rừn thưa, thực tế chỉ là một bãi cỏ đơn thuần. Không chủ tâm, tôi đã đến điểm mút của rừng Comunô mà tôi vẫn tưởng là xa lắm. Bên phải tôi, rì rầm như tổ ong dưới bóng râm giữa nhiều đống gỗ chất cao, là nhà bác gác rừng. Đôi tất chân phơi trên thành cửa sổ. Mấy năm xưa, khi đến cửa rừng, bao giờ chúng tôi cũng chỉ cái đốm sáng ở đầu con đường tối đen tăm thẳm này mà nói: - Đây là nhà bác gác rừng, nhà bác Balađiê. Nhưng chưa lần nào chúng tôi đi đến tận đó. Đôi lần, chúng tôi được nghe, nhưn về một cuộc thám hiểm phi thường. - Hắn đã đến tận nhà bác gác rừng cơ đấy! Tôi bắt đầu khốn khổ vì chân đã mỏi và vì cái nóng đến giờ tôi mới cảm thấy. Tôi sợ phải đi về một mình. Đúng lúc này, tôi nhe tiếng Musơbơp gọi to thay cho ông Xơren, rồi nhiều tiếng khác la gọi tôi… Đấy là một nhóm sáu học sinh lớn, trong đó chỉ mình thằng lừa thầy phản bạn Musơbơp là có vẻ đắc chí. Mấy cậu đó chính là Girôđa, Obacgiê, Đơlagiô… Nhờ tiếng gọi thay của Musơbơp, ông Xơren tóm được một số đang vắt vẻo trên một cây anh đào dại lẻ loi trong khoảng rừng thưa, số khác đang bắt tổ chim gõ kiến. Thằng ngốc Girôđa mắt híp, ao bly\u cáu bẫn, đã giấu con chim con vào trong áo trước bụng. hai cậu trong cánh trốn hoc đã bỏ chạy khi biết ông Xơren đến gần, hiển nhiên đó là Đơlusơ và Côpanh lùn. Lúc đầu, hai tay này đã trên bằng cách đáp lại “Musơvasơ” (Musơbơp: ruồi bò đực, Musơvasơ: ruồi bò cái) mà tiếng vang dội đi dội lại mãi trong rừng. Musơbơp điên lên, nhưng tin thế nào cũng tóm được hai cậu kia nên ngốc nghếch trả lời: - Liệu đấy. Có mà chạy đằng trời. Thầy Xơren đây… Hai tay kia im bặt. Chúng đang lặng lẽ luồn qua rừng. Thuộc rừng như lòng bàn tay, chúng không cần gặp các bạn khác. Ông Xơren cũng không biết Môn ở đâu. Khi Musơbơp gọi, ông không nghe trả lời. Đành phải từ bỏ ý định đi tìm anh. Quá trưa chúng tôi mới về đến đường và Xanhtơ-Agat, đầu cúi, chân nặng như chì, vẻ phờ phạc, người lấm lem bụi đất. ra đến cửa rừng, chúng tôi lau cạn bùn bám trên giày và thấy trời nắng khá gắt. Chưa chi đã hết buổi sáng xuân tươi mát và rực rỡ. Nhưng âm thanh của buổi chiều đã bắt đầu. Xuống khỏi Glaxi, chúng tôi dừng chân một lát, trò chuyện với các công nhân nông nghiệp đã tiếp tục làm việc sau bữa ăn trưa. Họ đứng tì vào ba-ri-e để tiếp chuyện, ông Xơren bảo họ. Thật là những tướng con cự phách! Các ông hãy nhìn Girôđa kìa! Hắn cho con chim vào trong áo sơmi. Lũ chim nhãi muốn thì cứ việc thôi. Sạch thật!... Toán công nhân phì cười, tôi có cảm tưởng họ cũng cười cả thật bại của tôi. Vừa cười, họ vừa lắc đầu, nhưng không đổ hết lỗi cho các học sinh mà họ rất hiểu. Thậm chí, khi ông Xơren lại đi lên dẫn đầu hàng quân, họ còn cho chúng tôi hay. - Có một cậu qua đây, cậu cao ngồng ấy, dĩ nhiên các vị thừa biết… Khi trờ về, hắn gặp xe nhà Giănggiơ hẳn được đi nhờ. Hắn xuống xe ngay, người đầy đất cát, áo quần rách bươm. Cha đây là chỗ rẽ vào trại Giănggiơ mà. Chúng tôi bào hắn, các vị đã đi qua đây và chưa về. Thế ên hắn lặng lẽ đi về Xanhtơ-Agat. Thật vây, Môn đang ngồi trên một trụ cầu Glaxi chờ chúng tôi, vẻ mệt lử vô bờ. Trả lời các câu hỏi của ông Xơren, anh nói rằng chính anh cũng đi tìm cánh học sinh bỏ học đi chơi. Với câu hỏi rất khẽ của tôi, anh chán ngán lắc đầu và chỉ nói: -Không! Có gì giống thế đâu! Chẳng gì cả! Ăn trưa xong, vào căn phòng học đóng cửa tối đen và trống rỗng giữa xung quanh trời đất huy hoàng, anh ngồi xuống một cái bàn lớn, gục đầu lên hai cánh tay khoanh mà ngủ mê mệt rất lâu, một giấc ngủ buồn chán. Đến chiều, sau khi ngẫm nghĩ kỹ càng, như vừa có một quyết định quan trọng, anh ghi cho mẹ một cánh thư. Đấy là tất cả những gì tôi còn nhớ được về đoạn kết thúc buồn bã của một ngày thất trận vĩ đại.