Đời sống của các dân tộc không nằm gọn trong đời sống của một vài người, bởi vì người ta vẫn chưa tìm ra được mối hên hệ giữa số người này với các dân tộc. Lý thuyết cho rằng mối liên hệ năy căn cứ vào sự trao đổi gửi toàn bộ ý muốn của quần chúng vào một nhân vật nhất định chỉ là một giả thiết không được kinh nghiệm lịch sử xác nhận.Lý thuyết này có lẽ cắt nghĩa được nhiều việc thuộc lĩnh vực luật học và, có lẽ nó cần thiết đối với những mục đích của ngành khoa học này, nhưng nếu đem ứng dụng vào lịch sử thì ta thấy rằng hễ xảy ra những cuộc cách mạng, những cuộc chinh phục, những cuộc nội chiến, hễ lịch sử bắt đầu, là lý thuyết này không cắt nghĩa được gì nữa. Lý thuyết này có vẻ không thể bác được chính vì hành động trao gởi ý muốn của quần chúng là một hành động không thể kiểm nghiệm được. Dù cho biến cố xảy ra là biến cố gì, dù người lãnh đạo biến cố lãnh đạo là ai, thì lý thuyết kia bao giờ cũng có thể nói rằng con người lãnh đạo biến cố này chính vì toàn bộ ý muốn đã được trao là biểu hiện của thời đại của họ. Lý thuyết trao gửi ý muốn của quần chúng vào những nhân vật lịch sử chỉ là một lối giải thích quanh co, chỉ là một cách nêu lại vấn đề bằng những danh từ khác mà thôi.Nguyên nhân của các biến cố lịch sử là cái gì? - Là quyền lực. Quyền lực là cái gì? - Là tổng số những ý muốn trao gửi cho một nhân vật duy nhất. Ý muốn của quần chúng được trao cho một nhân vật duy nhất với những điều kiện nào? - Với điều kiện con người này biểu hiện ý muốn của toàn thể, nghĩa ỉà biểu hiện loại.Nói khác đi, quyền lực là một danh từ mà chúng ta không thể hiểu ý nghĩa được. Nếu lĩnh vực của tri thức loài người chỉ là giới hạn trong tư duy trừu tượng mà thôi, thì nhân loại sau khi phê phán cách giải thích về quyền lực mà khoa học đưa ra, sẽ đi đến kết luận rằng quyền lực chẳng qua là một danh từ suông, chứ trong thực tế không tồn tại.Nhưng để nhận thức các hiện tượng ngoài tư duy trừu tượng, con người còn có một công cụ khác là kinh nghiệm, mà nó dùng để kiểm tra những kết quả của tư duy. Và kinh nghiệm nói rằng quyền lực không phải là một danh từ suông mà là một hiện tượng tồn tại thực sự. Chưa kể là không có sự miêu tả nào về hoạt động tập thể của con người lại có thể không dùng đến khái niệm quyền lực, sự tồn tại của quyền lực đã được lịch sử cũng như việc quan sát các biến cố hiện đại chứng minh. Mỗi khi diễn ra một biến cố, bao giờ cũng thấy một người hay nhiều người xuất hiện và biến cố ấy có vẻ như diễn ra theo ý muốn của họ. Napoléon II ra lệnh, thế là người Pháp đi Mexico. Vua nước Phổ và Bismac ra lệnh, thế là quân đội của ông ta tiến vào nước Nga. Alekxandr ra lệnh, thế là người Pháp phục tùng dòng họ Bourbon. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng bất kỳ một biến cố như thế nào diễn ra, bao giờ nó cũng gắn liền với ý muốn của một hay những người đã ra lệnh thực hiện nó. Theo thói quen cũ tin rằng có sự can thiệp của thần linh vào công việc của loài người, các sử gia muốn tìm nguyên nhân của một biến cố ở ý muốn của một nhân vật nắm quyền lực, những quan niệm này không được lý luận cũng như kinh nghiệm xác nhận. Một mặt thì sự suy luận cho thấy rằng sự biểu hiện ý chí của một người, tức là những lời nói của người ấy - chỉ là một bộ phận của hoạt động chung được biểu hiện trong một biến cố, chẳng hạn trong một cuộc chiến tranh hay một cuộc cách mạng. Do đó, nếu không thừa nhận sự tồn tại của một sức mạnh không thể hiểu được, siêu tự nhiên, tức là sự iồn tại của phép thần thông, thì người ta không hể thừa nhận rằng lời nói có thể là nguyên nhân trực tiếp của sự vận động của hàng triệu con người. Một mặt khác, dù có thừa nhận rằng lời nói có thể là nguyên nhân của một biến cố thì lịch sử cũng cho thấy ràng sự biểu hiện ý chí của những nhân vật lịch sử trong nhiều trường hợp không gây nên một tác dụng gì, nghĩa là không những mệnh lệnh của họ không được thực hiện mà nhiều khi sự việc xảy ra còn trái hẳn với mệnh lệnh của họ. Nếu không thừa nhận sự can thiệp của thần linh và các công việc của nhân loại thì ta không thể nào xem quyền lực là nguyên nhân của các biến cố. Quyền lực, xét về mặt kinh nghiệm, chỉ là mối lệ thuộc giữa sự biểu hiện ý muốn của một nhân vật và việc những con người khác thi hành ý muốn ấy. Để cắt nghĩa những điều kiện của mối lệ thuộc này, trước hết ta phải phục hồi khái niệm biểu hiện ý muốn bằng cách ứng dụng nó cho con người chứ không phải cho thần linh. Nếu thần linh ra lệnh biểu hiện ý muốn của mình, như lịch sử cổ đại thường cho thấy, thì sự biểu hiện ý muốn này không lệ thuộc vào thời gian, cũng không do một cái gì gây ra cả, bởi vì thần linh không có liên hệ gì với biến cố. Nhưng khi nói đến những mệnh lệnh tức là những sự biểu hiện ý muốn của những con người hoạt động trong thời gian và bị ràng buộc với nhau, thì muốn cắt nghĩa mối liên hệ giữa các mệnh lệnh với các biến cố, ta cần phải phục hồi: 1. Điều kiện của tất cả những việc đã xảy ra, tức là sự vận động liên tục trong thời gian của những biến cố cũng như của con người đã ra lệnh và 2. Điều kiện của mối liên hệ tất yếu giữa người ra lệnh và những kẻ thi hành mệnh lệnh của người ấy.