Vào cái thời mà các sử gia [phương Tây] tin rằng Hi Lạp đã mở màn cho văn minh nhân loại, thì châu Âu ngây thơ cho rằng Ấn Độ sống trong cảnh dã man cho tới khi các dân tộc châu Âu – anh em trong dòng Aryen của họ - rời biển Caspienne, tiến xuống phương Nam, truyền khoa học và nghệ thuật vào bán đảo đó mà dân chúng mới bắt đầu thoát li cảnh tối tăm ngu muội. Các phát kiến gần đây đã phá tan ảo tưởng làm cho họ phấn khởi đó – mà sau này chắc chắc còn nhiều phát kiến khác làm đảo lộn các kết luận, tôi trình bày trong cuốn sách này. Ở Ấn Độ cũng như ở những nơi khác, các chứng tích của buổi đầu nền văn minh bị chôn vùi dưới đất và các nhà khảo cổ có tốn công đào cuốc tới mấy cũng không thể khai quật, tìm hết cho được. Những di tích thời đại cổ thạch khí chất đầy trong nhiều tủ kính các viện tàng cổ Calcutta , Madras và Bombay , tại nhiều nơi người ta đã đào được di tích thời đại tân thạch khí. Nhưng đó chỉ là di tích về văn hoá, chưa có thể gọi được là văn minh. Năm 1924, có nhiều tin tức ở Ấn Độ kích thích các nhà khảo cổ khắp thế giới. Ông John Marshall loan báo rằng các học giả Ấn Độ hợp tác với ông – đặc biệt là ông R.D Banerji – đã tìm thấy ở Mohenjo Daro, trên bờ phía Tây sông Indus - hạ, nhiều di tích của một nền văn minh có vẻ cổ hơn hết các nền văn minh mà chúng ta được biết cho tới nay. Ở đó và Harappa, cách vài trăm cây số về phía Bắc, họ đã đào đất và thấy bốn năm thành phố chồng chất lên nhau, có mấy trăm ngôi nhà và cửa tiệm xây cất bằng gạch, rất chắc chắn, có ngôi gồm mấy từng lầu, hết thảy đều sắp hàng hai bên những con đường rộng hoặc những ngõ hẹp. Ông John nói về thời đại của những ngôi nhà đó như sau: Những phát kiến đó chứng tỏ rằng ba bốn ngàn năm trước công nguyên, ở miền Sihdh (cực Bắc tỉnh Bombay) và ở miền Pendjab nữa đã có một đời sống thành thị rất hoạt động, nhiều nhà có giếng, phòng tắm, lại có một hệ thống dẫn nước phức tạp, như vậy là người dân thời đó đã có một lối sống, một địa vị xã hội ít nhất cũng bằng dân Sumérie thời cổ, và cao hơn dân Babylone và Ai Cập đồng thời với họ. Ngay ở Ur, nhà cửa xây cất cũng thô sơ hơn ở Mohenjo Daro. Bond Street đem ra, chứ không ngờ là đã đào ở trong một căn nhà xây cất từ năm ngàn năm trước”. Điều này mới lạ lùng, những vật đào ở lớp dưới, nghệ thuật lại tiến bộ hơn những vật ở lớp trên. Có những vật bằng đá, bằng đồng hoặc đồng đỏ làm cho ta ngỡ rằng nền văn minh sông Indus đó thuộc vào một thời chuyển tiếp từ thời đại thạch khí qua thời đại đồng đỏ. Do đó người ta có thể kết luận rằng văn minh Mohenjo Daro đã lên tới tột đỉnh khi vua Cheops Ai Cập cho xây cất kim tự tháp vĩ đại đầu tiên, rằng Mohenjo Daro đã có những liên lạc về thương mại, tôn giáo và nghệ thuật với các xứ Sumérie và Babylonie[1], và nền văn minh đó đã tồn tại ba ngàn năm cho tới thế kỉ thứ ba trước công nguyên[2]. Nhưng chúng ta vẫn chưa có thể nói được rằng nền văn minh Mohenjo Daro có thực như Marshall nghĩ, là nền văn minh cổ nhất không. Nhưng khảo cứu về Ấn Độ thời tiền sử mới chỉ là bắt đầu, mới trong thời chúng ta, các nhà khảo cổ đào được các cổ tích ở Ai Cập, rồi qua miền Mésopotamie, tới Ấn Độ. Có thể chắc rằng khi đào các lớp đất ở Ấn Độ cũng kĩ như ở Ai Cập, người ta sẽ thấy một nền văn minh cổ hơn văn minh Ai Cập nữa[3].
[1] Có những liên lạc đó vì chúng ta thấy nhiều con dấu giống nhau ở Mohenjo Daro và ở Sumérie (đặc biệt ởKish ), lại thấy hình con Naga – rắn Ấn Độ có mào trùm đầu – trên những con dấu cổ nhất ở miền Mésopotamie. Năm 1932, tiến sĩ Henri Frankfort đã đào được ở gần Baghdad những con dấu mà ông cho rằng đã nhập cảng từ Mohenjo Daro qua, khoảng 2000 năm trước công nguyên. Ông John Marshall cũng nghĩ như vậy. [2] Macdonell cho rằng nền văn minh kì dị đó gốc ở Sumérie chuyển qua, Hall, ngược lại, cho rằng Sumérie chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Wooley bảo Sumérie và Ấn Độ cùng chung một nòi giống và cùng chịu ảnh hưởng một nền văn minh xuất phát ở miền Béloutchistan hoặc gần đâu đấy. Các nhà khảo cổ học thấy rằng những con dấu giống nhau đào được Babylonie và Ấn Độ thuộc vào giai đoạn đầu văn minh Sumérie và giai đoạn cuối văn minh Indus , vậy thì Ấn Độ đã văn minh trước Sumérie. Còn Childe thì muốn kết luận rằng bốn ngàn năm trước công nguyên, nền văn minh vật chất của Abydos, Ur hoặc Mohenjo Daro có thể so sánh được với nền văn minh Athène thời Périclẻs… Cứ xét kiến trúc nhà ở, hình khắc trên con dấu, vẻ đẹp các đồ sành thì nền văn minh Indus khoảng ba ngàn năm trước công nguyên tiến bộ hơn văn minh Babylonie và có thể sớm hơn nhiều các nền văn minh khác.Vậy thì ta có thể tự hỏi: các phát minh của nền văn minh Sumérie có thực là độc đáo, phát sinh trên đất Babylonie không, hay chỉ bắt chước Ấn Độ? Nếu là bắt chước thì dân tộc Sumérien có phải gốc gác từ sông Indus qua không, hoặc ở một miền nào gần sông Indus, trong khu vực ảnh hưởng Ấn Độ? Chưa ai trả lời những câu hỏi đó được, nhưng những câu hỏi đó cũng nhắc ta rằng hiện nay sự hiểu biết của chúng ta còn kém lắm, và một cuốn sách về văn minh đành phải bắt đầu từ một giai đoạn nhân loại đã khá tấn bộ rồi, chứ không thể bắt đầu từ nguồn gốc, từ buổi đầu được. [3] Mới đây người ta đào được ở gần Chitaldrug trong tiểu quốc Mysore, sáu lớp về sáu giai đoạn liên tiếp của một nền văn minh đã bị chôn vùi, từ những đồ thuộc thời đại thạch khí, những đồ sành tô điểm xuất hiện vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, tới những vật mới nhất, vào khoảng 1200 sau công nguyên.
Di chỉ khảo cổ Moenjo-daro
được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1980.
Tại những thành phố chồng chất lên nhau đó, người ta đào được những vật dưới đây: đồ dùng lặt vặt trong nhà, đồ rửa mặt và tắm, những đồ sành hoặc không men hoặc có men nhiều màu, có thứ nặn bằng tay, có thứ tiện, những đồ bằng đất nung, những con thò lò, quân cờ, những đồng tiền cổ hơn hết thảy các thứ tiền của chúng ta được biết, trên một ngàn con dấu hầu hết là đục khắc và mang những chữ tượng hình không ai biết là chữ gì, những đồ sứ rất tốt, những phiến đá chạm trổ nghệ thuật cao hơn nghệ thuật Sumérie, những binh khí và dụng cụ bằng đồng, và một kiểu xe hai bánh bằng đồng (kiểu xe có bánh cổ nhất cho tới hiện nay), những vòng vàng, bạc đeo vào cổ chân hoặc cổ tay và nhiều đồ trang sức khác. Ông Marshall khen là “làm rất khéo, đánh bóng tới nỗi người ta có cảm tưởng rằng mới lấy ra ở một tiệm kim hoàn đường[1] Có những liên lạc đó vì chúng ta thấy nhiều con dấu giống nhau ở Mohenjo Daro và ở Sumérie (đặc biệt ở