Buổi tối Đởm thường ăn cơm tại một tiệm ăn bình dân nằm trước bến xe điện bờ hồ Hoàn Kiếm, cách phòng trọ của anh chừng năm phút đi bộ. Phố Hàng Tre song song với sông Hồng. Một bên phố toàn nhà gạch ba từng, mái ngói, lẫn một xưởng cưa gỗ nghèo nàn, bên kia đường là Toà án Hàng Tre, đồ sộ, quét vôi vàng, nằm trong một khu vườn lớn, có hai cây Ngọc Lan cổ thụ cành lá um tùm mà mùa hè là nơi hàng ngàn con ve sầu hát rầm rĩ. Đởm chọn cái phòng trọ này cũng chỉ vì mê nghe ve kêu, như mê một thứ nhạc trừu tượng, không lời, không điệu, không hòa âm. Đi tới cuối phố Hàng Tre thì cắt phố Hàng Thùng. Phố này ngắn ngủi, một đầu chạy ra bờ sông, một đầu phố nối vào phố Cầu Gỗ, xưởng cưa.Đởm đi thong thả, khoan khoái đặt từng bước lên vỉa hè, cảm rõ sự nhẹ nhàng của bộ quần áo mới giặt còn thơm mùi lá chanh, sự sạch sẽ của thân thể mới tắm nước mưa, của tóc mới gội bằng bồ kết. Không ai đợi Đởm cũng không đợi ai, vừa đi anh vừa ngắm phố phường quen thuộc, đám người đi làm về, các cửa tiệm hàng, các xưởng cưa gỗ còn cưa đều đều, mũi hứng mùi cơm chín, mùi xào nấu, tai nghe trẻ con vui đùa, tiếng radio đang đọc bảng thông tin hoặc phát thanh vài bản nhạc… Đởm lắng trầm mình vào cuộc sống bình thường, như con sứa để mặc nước biển ấm áp bao bọc. Đởm đi về phía sạp báo, hưởng trước cái thú sẽ mua báo và đọc báo. Thường thường anh ta không mua ngay tờ báo, mà chỉ bắt đầu ngắm tờ bìa của các báo hàng tuần, tìm tòi bìa nào có hình một cô gái đẹp và ngạc nhiên rằng càng ngày các cô gái càng đẹp hơn xưa, từ dáng điệu, cử chỉ, thân hình, da dẻ, cho đến cả đầu mày cuối mặt. Thêm nữa, các ông thợ ảnh đã tiến bộ nhiều, theo ý Đởm, về cách dùng ánh sáng, ánh mập mờ, bóng đen, bóng sáng, quần áo, làm cho các cô gái bằng giấy gần như sống thực… Nhiều khi Đởm tưởng tượng một cuộc gặp gỡ với cô gái, gặp gỡ thú vị và thơ mộng làm cho anh được rung động sung sướng trong vài chục giây.Bà hàng báo, béo tốt và cởi mở, đã biết thói quen này của Đởm nên không để ý nữa, chỉ thấy ngồ ngộ, vui vui. Bà nói:- Chiều nay êm ả quá!Bà ngước mắt nhìn trời:- Thực là dễ chịu!-Vâng! Tôi lại đang đói bụng. Nào, xem tin tức có gì lạ không.Đởm giở vài tờ báo, mục thông tin sống cộng tờ báo tuần báo Phụ Nữ thời trang có hình cô Hồng Xuân vừa trẻ vừa đẹp. Anh nhớ đã dự buổi trình diễn quần áo, trong chương trình có Hồng Xuân hát bài "Người em đến" với một giọng êm như nhung, thì thầm nói sẽ yêu anh và chỉ một mình anh thôi. Tới bến xe điện, Đởm dừng chân ngắm hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa. Chung quanh hồ đèn đã bật, giống chuỗi kim cương, nước lấp lánh ánh đèn, gió man mác, và nhạc từ đâu, mơ hồ tới.Tới tiệm, Đởm đi thẳng vào chỗ đã dành trước, ở một góc khuất, nhưng không quá xa cái máy truyền hình, vì anh thích coi thời sự và quảng cáo. Tiệm chiều nay đông khách, chỉ còn ba, bốn bàn trống, Đởm mong rằng sẽ không có khách ăn tới ngồi bàn anh, bàn hai người, anh rất ghét ăn trước mặt một người lạ, nhất là người đó ăn uống sùm xụp.Thực đơn ngày nào cũng đổi, trừ một số món cố định. Cơm lành, canh ngọt, cũng là thứ cơm gia đình có thể nói lành mạnh quê mùa. Chiều nay Đởm sẽ ăn cơm đậu phụ rán chấm tương, mà đâu có phải tương tầm thường, mà là tương Cự Đà, canh rau mùng tơi với cà pháo muối sổi, lại thêm cả thịt bò xào cải làn chấm nước mắm ớt tươi. Trong khi đợi cơm, Đởm ngồi dựa vào thành ghế giở tờ báo ra đọc, cạnh cái bình cá vàng, mắt thỉnh thoảng nhìn máy truyền hình, tai nghe mọi khách hàng nói chuyện.Ở tiệm này của gia đình đều làm việc, ông bố, bà mẹ và hai cô con gái, cùng với hai anh chàng trẻ tuổi người cùng làng. Lúc nào họ cũng vui vẻ, lanh lẹn. Cơm ngon, lầu tốt, nên tiệm lúc nào cũng đông người. Mai, một trong hai cô gái, để đĩa đậu rán và chén cơm lên bàn Đởm:- Đậu hôm nay ngon lắm, ông ăn đi kẻo nguội.Đởm gấp tờ báo, nhìn các ngón tay hơi đen vì mực in, rồi nhìn Mai.- Ông đi rửa tay rồi hãy ăn, Mai thở dài nói, trước khi ăn thì phải rửa tay, kẻo ăn cả triệu vi trùng vào bụng.Nói rồi cô gái chạy ra hầu bàn khách. Đởm lẩm bẩm:- Rửa tay! Cô ấy biết là mình không bao giờ ăn cơm mà không rửa tay!Đởm uể oải đứng lên, đi len qua bàn ăn đông khách, chào một vài người quen, dọc theo cáo quầy rượu, ra phía sau một cái bình cá lớn đầy cá đủ mầu, và vào chỗ rửa tay, sạch sẽ, lát gạch trắng.Khi Đởm trở lại bàn của anh thì đồ ăn vẫn còn nóng hổi. Anh nhón chút cơm, ngẫm nghĩ nhai, thấy mềm dẻo và thơm thơm. Anh dầm miếng đậu rán vào chén tương nâu sánh, đưa lên miệng; cắn một miếng lớn, ăn cùng với cơm, cho hai thức ăn quyến luyến với nhau thành một vị vừa thanh đạm lại vừa ngọt ngào. Đởm sung sướng, nghĩ rằng trên đời còn có gì hơn lúc này, được tan lẫn vào đám người ồn ào ăn uống, chờ đợi lúc ăn thịt bò xào cải làn, chấm nước mắm ớt tươi, nhắm chút bia "33", rồi sẽ nhẩn nha đọc tờ báo đầy hình Hồng Xuân xinh đẹp và xa vời.° °Ăn xong, vẫn còn sớm tuy đèn đã bật sáng chưng, Đởm đi dọc xuống phía hồ. Tháp Rùa biến thành hai, một cái ở trên mặt nước dưới bầu trời đầy sao, một cái đối xứng dưới nước nằm trên bầu trời cũng đầy sao.Anh đi lẫn vào đám trai gái đông đúc vừa trẻ vừa đẹp đang dạo chơi tán tỉnh nhau như mọi chiều. Tới đền Ngọc Sơn thì anh gặp hai chị em Lý và Vi vừa bước ra khỏi cầu Thê Húc. Hai bên mỉm cười chào nhau. Nhưng hai cô gái ở lại cùng đám bạn, còn Đởm thì đi tiếp về phía nhà Bưu điện. Anh vẫn tò mò muốn biết tại sao Lý và Vi lại có vẻ chú ý đến anh, tuy anh mới gặp họ có vài lần tại nhà vài người quen, nhà Oanh chẳng hạn, một đêm rầm tháng Tám, hay tại nhà Vân, cô ca sĩ không hát mà chỉ thì thầm vào cái mi-crô.Đởm rẽ vào cái công viên cạnh nhà Bưu điện, vào phố Lê Lai, đâm vào phố Hàng Vôi và trở về phòng trọ của anh ở Hàng Tre. Anh tự khen đã tìm được cái phòng kín đáo này, nằm dưới mái ngói một căn nhà hai từng ở tận phía sau cái sân trong. Ai có thể ngờ là Đởm đã lạc về đây? Nhưng Đởm có chạy trốn ai đâu? Có lẽ anh chỉ muốn quên anh thôi, để trở thành vô danh, tầm thường, như một con giun, con dế, tuy đã hoàn toàn tầm thường, vô danh từ khi về Hà Nội, không quen biết ai, được che chở bởi cuộc sống vô vị, Đởm đã quên dần quá khứ của anh, một cuộc sống đầy hứa hẹn bắt đầu. Anh tìm ra những thú vị nho nhỏ, nhàn hạ, không bao giờ thay đổi, mặc sóng lớp phê hưng rộn rã, mặc chuông hồi kim cổ càng lắng càng mau, như bài thơ Thanh Quan mà Đởm thường ngâm trong đầu. Anh sẽ kiếm ra một cô gái thực giản dị mà anh sẽ yêu, sẽ làm lễ hỏi, sẽ cưới và sẽ có đông con. Anh hoàn toàn tán thành tục lệ cưới xin, đó là một thứ giao kèo ràng buộc cặp trai gái, với bổn phận và quyền của đôi bên, nhất là quyền của người chồng mà cô gái chấp nhận không chút dè dặt khi ăn nằm với nhau, vì giáo dục và thành kiến đã dậy cô như vậy, khi đã có luật có lệ thì hết ngượng ngùng, thẹn thò. Vậy mỗi tối, sau khi cơm nước tươm tất, dọn dẹp, gọn ghẽ, uống chút nước vối, để cho dễ nghủ, anh vô giường cùng cô vợ nghe đêm xuống, vọng cổ của hàng xóm, dế mèn trong bếp, xe điện nghiến đường sắt quanh hồ Hoàn Kiếm. Anh sẽ có quyền cầm tay vợ, ngắm nghĩa cái rốn tròn sâu, xoa cái bụng còn con gái, đôi đùi song song và hôn đôi môi mềm dịu. Như mọi dân chúng khu phố bình dân này, Đởm tin tưởng vào tương lai đã vạch sẵn cho mãi mãi.Anh có ngờ đâu khi còn bé anh bị nhốt trong hầm sâu trong mười bẩy năm, vì một số lý tưởng tàn bạo, mù quáng. Số phận éo le thực đúng câu thơ của Nguyễn Gia Thiều "Đắm đuối người trên cạn mà chơi". Đoạn đời này sẽ được Oanh ghi tả trong cuốn truyện nàng đang viết. Anh cũng không ngờ sẽ bị đầy ải vào một thứ hí trường, số phận anh sẽ hoàn toàn nằm trong tay bọn độc tài trừu tượng, những luật lệ và lệnh không đầu không đuôi. Anh là con quay mà một đứa trẻ vô tình đã búng trên trời không quyết định được là mình sẽ đi vào đâu.° °Muốn tới phòng trọ, Đởm phải đi qua hai cái sân trong. Ở các phố cổ tại Hà Nội có nhiều nhà gọi là nhà ống vì đất rất hẹp và dài. Trên một miếng đất như vậy có nhà trước, sân trước, nhà ngang, sân sau, và cuối cùng là nhà bếp, nhà cầu. Phòng Đởm nằm ngay dưới nóc nhà ngang. Trước chiến tranh, dưới nóc nhà thường bỏ trống. Bây giờ thiếu chỗ, người ta sửa sang chỗ đó thành phòng ở. Một cái cầu thang gạch ở ngoài sân, đưa lên tầng thứ nhất, rồi một cái cầu thang gỗ leo lên tới phòng Đởm mướn. Anh dừng lại trước số 44 và nhìn cái cửa, anh thích cái cửa này khi có mặt trời chiếu qua các kính mầu: xanh da trời, đỏ, tím, xanh lá cây, vàng. Anh thường nhìn miếng kính mầu tím, tự nhủ đó là mầu anh ưa nhất.Anh se sẽ mở cửa. Bà Trần, chủ nhà, vẫn còn thức, đang ngồi khâu cạnh một ngọn đèn có chụp lụa mầu vàng nhạt. Bà ngước mắt hỏi nhẹ nhàng:- Ông đã về rồi? Đi chơi vui không?- Vui lắm. Nhưng tôi muốn lên giường sớm để đọc báo.Đởm đưa hai tờ báo cho bà Trần coi. Bà gật gù:- Coi xong ông cho tôi mượn. Tôi có pha bình nụ vối cho ông.Đởm đón lấy bình nước, chào bà Trần, thong thả lên cái thang gạch. Gió man mát, mơn trớn. Bầu trời trong suốt đầy sao lấp lánh những thế giới xa xôi vui vẻ trong hội ánh sáng, trong như thủy tinh, Đởm tưởng tượng như vậy. Anh tiếc đã bỏ về hơi sớm, đáng lẽ phải đi theo hai chị em Lý và Vi, gợi chuyện với họ, mời họ đi ăn kem Bờ hồ, nghe nhạc mới. Anh có chút hy vọng, trong một buổi tiệc sinh nhật không hiểu vì cố ý hay vô tình Lý tới ngồi cạnh Đởm, nhưng thực ra chỉ vì cái ghế cạnh Đởm không có ai ngồi, làm anh vui hẳn lên, nói chuyện luôn luôn với Lý, và nàng sát vai vào vai Đởm để nghe cho rõ. Lý rất xinh, có thể nói là đẹp, đã có một anh bạn tên là Thịnh, rất đẹp trai, ít nói, tới ngồi cạnh Lý, cầm ly nước trà uống rồi ngồi im lặng. Lý cũng luôn luôn nói chuyện với Đởm, làm như quên hẳn Thịnh, vai sát vào vai Đởm thành một cử chỉ thân mật, đến nỗi thỉnh thoảng Thịnh liếc mắt nhìn như muốn dò xét.Chỉ có vậy mà Đởm ước mơ sung sướng trong mấy ngày liền. Anh hy vọng Lý sẽ yêu anh như yêu một người độc nhất, do số mệnh đã quyết định từ đời trước, yêu không nghĩ ngợi so sánh, dù anh không phải là người độc nhất của Lý, dù anh chỉ là một người đàn ông tầm thường như hàng triệu người khác.Nghĩ vẩn vơ như vậy, Đởm bước vào phòng, bật đèn, nhìn khung cảnh sơ sài, một cái giường, hai cái ghế mây, một cái bàn hơi xiêu vẹo và ánh điện vàng vọt.° °Tôi trở về cái giường trắng xoá, để ngỏ cửa sổ. Từ xa tiếng dế mèn vọng lại nỉ non lúc xa, lúc gần. Theo tiếng dế, tôi tưởng như bay qua cây Ngọc Lan đồ sộ, cái toà án chìm trong bóng tối, vượt cái bờ đê sông Hồng, nhìn sang bờ bên kia, chỗ có bãi Phúc Xá, có từng chuỗi đèn lấp lánh trong đêm. Biết đâu Oanh lại không ở đó, trong hội ánh sáng, say vì vải và nhãn quá chín, như cô ve sầu đã nhẩy múa một hè nào. Như anh lính thú đời xưa miệt mài đứng canh đền đài, tượng đá. Tôi tự hỏi bao giờ chúng tôi lại gặp nhau?Tôi bật cái đèn ở đầu giường, cầm cuốn tiểu thuyết đang đọc từ cả tuần nay. Cuốn truyện rất dầy, tha hồ nhẩn nha đọc, lang thang từng hồi. Đó là cuốn Tam Quốc Chí, mà tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần mà không chán.Giường êm, đệm sạch, sách hay, tôi khoan khoái thưởng thức giở từng trang để tìm chỗ đọc tiếp. Giấy khô và đã cũ kỹ, chữ in vẫn có cái thi vị của một thời đã qua, cũng như những hình vẽ cổ kính hình dung Quan Công, Tào Tháo, Khổng Minh, v.v… làm tôi đọc tới khuya. Mấy con côn trùng nhỏ xíu, xanh trong, bay quấn chung quanh ngọn đèn, đụng vào cái chụp thành tiếng xào xạc khe khẽ. Đêm yên tĩnh, vài con chó sủa xa xa, dế vẫn kêu rên rỉ không thôi, và hình ảnh Oanh thỉnh thoảng hiện lẫn vào các nhân vật thời Tam Quốc, giữa trận đánh nhau giữa quân Ngô và quân Nguỵ chẳng hạn, đầu rơi máu chẩy, đoàn người ngựa chạy rầm rập, và nàng đứng coi, như một khán giả coi phim chưởng.Một con châu chấu bé tý đậu lên trang giấy, giữa hai dòng chữ, yên lặng như muốn nghỉ mệt, rồi đưa các chân mỏng manh vuốt lên đầu, mắt và thân thể, cử chỉ rất thứ tự, rõ ràng. Tôi nhìn nó, mơ màng, thiếp đi, mập mờ muốn gặp Oanh, như một thi sĩ gặp người đẹp trong truyên Liêu Trai.Tôi từ từ thức giấc, đầu óc sáng suốt nhẹ bẫng. Trời hồng ánh mặt trời, vài đám mây nằm rải rác. Chắc còn sớm lắm, và tôi biết là tôi đang ở Hàng Tre, nằm trên giường có khăn giường trắng xoá mới giặt, giữa mùa hè, ngày dài đêm ngắn. Giấc ngủ của tôi chắc sâu lắm và ngon lành, nên tôi mới có cảm tưởng vừa chợp mắt thì trời đã sáng. Gió nhẹ lùa qua cửa sổ, tôi kéo cái chăn mỏng lên người. Cái quạt máy vẫn quay đều đều từ đêm hôm qua, như từ ngày tôi còn bé. Tôi yêu cái tiếng lùa gió đều đều của cái quạt máy để bàn, như bài ru ngủ cho trẻ con. Làm tôi yên tâm rằng không bao giờ có gì thay đổi. Nhưng tôi lầm, trong phòng này có cái gì khác lạ. Cái cửa sổ chấn song sắt vẫn in lên trên nền trời mầu hồng, cái quạt vẫn quay từ từ sang phải sang trái, cái khăn giường vẫn giữ mùi xà phòng, và tôi vẫn nằm im trên giường.Bỗng tôi nghe thấy tiếng người đang thở nhẹ bên tai tôi qua tiếng gió lùa của quạt máy. Tôi sợ hãi lạnh buốt xương sống như có con rắn đang bò trên lưng. Tôi cứng người, không còn đụng đậy được nữa, chỉ giương mắt ngắm mây vẫn thản nhiên nằm dài không động, tai nghe chim sẻ ríu rít đầu nhà.Dần dần tôi tỉnh trí, khẽ quay đầu để nhìn ra sau lưng tôi, và tôi thấy một làn tóc đen, một mùi vỏ chanh thơm thơm, thì ra "anh ta" hay "cô ta" sức nước hoa vỏ chanh. Tôi thở phào nhẹ nhõm không sợ nữa, tò mò muốn biết ai mà lại tới ngủ trong giường tôi.Tôi chống khuỷu tay, nhón người lên nhìn. Cô gái ngủ quay lưng về phía tôi, cái khăn giường vắt ngang eo lưng, hai tay thu giữa hai đùi, có lẽ nàng hơi lạnh. Tôi nhớ tối hôm qua bà Trần có cho tôi ấm nước nụ vối, đọc truyện Tam Quốc Chí, con châu chấu bé nhỏ, cái đèn ấm cúng, cái cửa sổ mở rộng, tiếng dế mèn ca hát. Ngập ngừng, tôi kéo khăn giường phủ lên lưng cô gái. Tôi gọi khẽ:- Cô ơi!Nàng mỉm cười trong giấc ngủ, quàng hai tay lên cổ tôi, thì thầm:- Anh ơi!Tiếng nàng trong trẻo. Nàng có vẻ biết tôi lắm, tuy vẫn mắt vẫn nhắm, nàng kéo tôi xuống hôn lên môi tôi một cách dịu dàng, miệng lẩm bẩm vài tiếng mà tôi không hiểu nhưng chắc là vài tiếng yêu đương. Tôi cố suy nghĩ thực mau, lục tìm trong trí nhớ có lẽ lu mờ, nguyên do sự có mặt của cô gái sáng nay quái đản, nhưng tôi phải công nhận rằng có thực, cô ta đang nằm trong giường, đang ngủ, và đã ngủ cả đêm cùng tôi.Tôi ôm nhẹ mặt cô gái vào hai bàn tay, cô mở mắt nhìn tôi không có một chút ngạc nhiên, và cọ má vào các ngón tay tôi, cô hỏi:- Anh ngủ có ngon giấc không?- Tôi đã ngủ rất say, không mộng mị, như vừa chợp mắt thì đã sáng rồi, thực là khoẻ khoắn trong người. Cô là ai, thưa cô?Cô gái mỉm cười trêu cợt:- Em là bà Đởm?- Vậy cô là vợ tôi?- Cố nhiên!- Từ bao giờ?- Từ khi cưới nhau!- Tôi không hiểu gì cả. Tôi thức giấc thì thấy cô nằm trong giường tôi.- Như mọi sáng, em thức dậy thì thấy anh nằm bên cạnh!Cô gái nằm sát vào người tôi, thân thể cô còn nồng giấc ngủ âm ấm. Môi nàng mấp máy buồn buồn cạnh tai tôi, và tôi nghe rõ hơi thở của nàng, như được vào sự thân mật thầm kín của nàng, đôi khi đầu lưỡi nàng đụng nhẹ vào tôi làm tôi rùng mình. Tôi đoán đó là thói quen giữa chúng tôi khi nàng còn nặng giấc mơ đêm. Nàng kể chuyện cũ, vừa kể vừa vuốt ve tôi bằng thân thể nàng nhẵn nhụi trần truồng, tay để lên tôi một cách quen thuộc lơ đễnh:- Anh còn nhớ không? Ngày xửa ngày xưa, bố em vẽ truyện cho một tuần báo, còn em thì có ông bố cũng hao hao giống anh…- Vậy cô… cô mến tôi lắm?- Anh hãy nghe em đây!- Vâng, tôi xin nghe bằng cả hai tai.- Tại sao tự dưng anh lại gọi em bằng cô? Anh quen em từ ngày em mới lên năm tuổi.- Lâu quá rồi! tôi mơ màng nói.- Em đến thăm anh một chiều mưa, cùng bố mẹ em, mưa rả rích, dầm dề. Khi nhìn thấy anh, em không muốn rời nữa, em nói "em yêu anh và yêu anh mãi mãi".- Chắc chúng ta gặp nhau trong một giấc mơ nào đó! Và đây, hiện tại này, cũng chỉ là giấc mơ thôi! Em, em nghe kỹ nhé, tôi tên là Đởm, tôi ở trọ mới được vài tuần nay, để trốn quá khứ tuy quá khứ tôi cũng không có gì đáng kể, trốn cái sự vô lý, sợ trách nhiệm làm người, và muốn sống giản dị như một con giun ăn đất rồi lại nhả ra bùn.- Hay nhỉ! Nàng tinh nghịch trả lời. Còn em là vợ của anh! Từ thuở còn thơ!Tôi giật mình, ngạc nhiên. Tôi nhìn nàng, nàng vẫn tiếp tục nói:- Quên hết đi anh! Hiện tại là em. À, anh mỉm cười? Để em nhắc cho anh nghe. Cuộc đời dâu bể không biết đâu mà dò, vì vậy ngày qua rồi lại năm qua, thời đó, chúng ta không gặp nhau nữa. Đó là điều không thể có, mà lại đã xẩy ra.Nàng nắm tay tôi nhẹ nhẹ, như muốn truyền cho tôi một mật tín. Tôi cũng xiết nhẹ các ngón tay nàng, trả lời. Nàng tiếp:- Anh bồ của em không có óc khôi hài, giận bố em vì bố em vẽ một nhân vật giông giống anh, một nhân vật khá kỳ khôi, vì truyện vẽ rất hài hước. Anh ta đóng cửa đánh sầm một cái và bỏ luôn cả em, đúng lúc mùa thu lá rụng tơi bời trong sở thú, nơi mà em đi lang thang để đỡ buồn. Rồi em đi dọc đường Cổ Ngư giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, lên phía cô hàng bánh tôm, trước chùa Trấn Quốc. Bánh tôm hồ Tây là món giải buồn rất hiệu nghiệm.Nàng để ngón tay trỏ của tôi bên cạnh cái rốn của nàng. Chắc cũng là một thói quen giữa nàng và "tôi". Tôi nhè nhẹ vẽ vòng tròn chung quanh rốn.- Trong khi đợi bánh Tôm, em ngửi mùi củi cháy ngào ngạt, nhìn mây thu xây thành trên đê Yên Phụ, nhặt cái búp đa, xé một đầu để thổi phồng như thổi vào quả bóng. Bánh Tôm ròn, rau muống chẻ uốn cong như mới bòng bong, nước mắm ớt cay xót xa, và em chợt muốn đi tìm anh, như tìm một sự an ủi xa xôi.Tôi lại nghĩ ngợi thực nhanh, tuy không tin vào cái thông minh của tôi – chưa bao giờ – tôi được nhìn một đôi mắt đen tím, chứ không phải đen tuyền, như đôi mắt của "Oanh", tôi cứ tạm gọi cô gái là Oanh, và mái tóc mềm mại xoà như mây trên đôi vai tròn của nàng. Cô gái không quen này có lý: hiện tại là thân thể cô ta nằm cạnh tôi, da trắng như ngó sen nổi bật dưới làn tóc đen có ánh hồng của đồng, đôi vú mới nở như hai trái đào. Tôi là một thằng đần nếu không biết hưởng tình cảnh này, cô ta tưởng, và tin, tôi là chồng cô ta. Vậy ai là chồng một cô gái xinh đẹp như vậy? Tôi đánh bạo hôn nàng, nàng cũng hôn lại một cách tự nhiên. Tôi nghĩ thầm: "Vậy tôi có thể thay người kia, người chồng của cô ta. Mập mờ đánh lộn con đen". Tôi hối hận nghĩ tiếp.Nàng để bàn tay vuốt dọc trên người tôi, mỉm cười:- Sáng nay anh đầy nhựa sống!- Mọi sáng khác thì anh ra sao? Tôi hỏi, muốn tìm hiểu thêm cái "tôi" kia.- Cũng vậy, nhưng khác nhau.Nàng lắc đầu, tung làn tóc lên. Chim sẻ vẫn kêu ríu rít dưới mái nhà, mây vẫn lười biếng trôi trên nền trời bây giờ sáng vàng. Tôi nhìn quanh tôi, đồ đạc, tường, trần nhà, cái quạt máy, cô gái trần truồng ngồi trên bờ giường, hai tay chống xuống nệm, lưng thẳng, ngực bướng bỉnh và kiêu ngạo. Đã nhiều lần tôi ngủ mê, biết là mình đang mê, biết mình sẽ tỉnh, nên tôi đưa tay sờ mặt cô gái, từ từ, thong thả. Theo từng nét mặt, mà vẫn chưa tỉnh, giấc mơ vẫn còn. Tôi gọi:- Oanh!- Dạ, thưa anh?Vậy tên nàng cũng là "Oanh" như tôi dự đoán, đúng như Oanh mà tôi đi theo từ lâu. Biết đâu, vâng, biết đâu "Oanh" lại là Oanh? Tôi hỏi, tò mò:- Em còn nhớ đám cưới của chúng ta không?Nàng nhìn một vệt nắng mới rơi trên sàn gỗ, các hạt bụi nhỏ li ti bay múa hỗn độn. Đó là một cử chỉ đối với tôi quen thuộc.- Chúng ta chưa cưới nhau, nàng trả lời, nhưng chúng ta là vợ chồng từ ngày anh đợi em trên con đường đất nhỏ chạy ngoằn nghèo qua các thửa ruộng đầy nước ở Làng Quang Tó khi mặt trời rực rỡ lặn giữa các đám mây kỳ dị, vĩ đại.Trong khi nàng nói, tôi để tay lên cổ nàng, vuốt lên vai, rồi nhìn tôi mỉm cười gần như không cử động đôi môi hồng nhạt bình thản. Nàng tin là ngồi một mình với tôi, đâu có ngờ tôi chỉ là người thứ ba của một cặp. Tôi là khán giả chứng kiến cái mỉm cười giành cho "người kia", cái "tôi" kia tôi càng cảm rõ vì tôi vừa ở trong cuộc – tức là đã ngủ và hôn nàng – lại vừa ở ngoài cuộc, vì tôi không phải là chồng nàng. Tuy vậy tôi rất xúc động, qua cái "người kia",cái "tôi" không có mặt.Cô gái vươn người đứng dậy, kéo cái khăn giường choàng lên người, ra đứng trước quạt máy. Gió lùa từng nhịp làm lộ khi kín khi hở thân thể cô gái, hình ba cạnh lông mượt như cái bút chữ nho. Một cái máy bay ngang qua rất to trên trời. Tiếng trẻ con reo đùa ở dưới đường. Tiếng cưa gỗ đều đều vọng lên, cô gái ra phía cửa sổ. Mặt trời bây giờ đủ nóng để sưởi ấm cô ta, và cô ta nhắm mắt hài lòng. Tôi gọi:- Oanh!- Dạ! Vâng?Nàng không quay lại, chống khuỷu tay lên thành cửa sổ, nhìn xuống đường, xuống cái mái ngói của xưởng cưa, lưng thẳng làm cong đôi mông tròn xoe với hai cái núm đồng tiền, khi có các hình thể nhịp nhàng liên tục với nhau một cách tự nhiên, dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên, tôi thầm ngâm nga như vậy. Đởm, tức là tôi, giải quyết tình cảnh lưỡng nan bằng cách tuột bỏ cái khăn giường đang choàng trên hông cô gái, bất thần vào trong cô ta giữa đôi mông đầy đặn, làm cô ngoảnh lại cười bằng lòng bắt đầu đưa mông nhịp nhàng theo nhịp của Đởm. Cô hỏi:- Lần đầu tiên chúng ta chơi trước cửa sổ!Đởm trả lời:- Thế à!Bên kia đường, một cô gái ngồi hát trên mẩu tường thấp, với một giọng nhọn hoắt vì còn trẻ quá, chừng 15 tuổi. Cô nhìn chúng tôi, ranh mãnh, tuy không biết chúng tôi đang làm gì, vì cái cửa sổ khá cao. Té ra là Mai, cô gái hầu bàn của Đởm. Mai nói vọng lên.- Chào bà! Chào ông! Chủ nhật mà ông bà cũng dậy sớm vậy?Oanh trả lời rất thản nhiên.- Em hát hay ghê!Và nói khẽ với tôi:- Mạnh hơn chút nữa, anh! Ngoáy tròn cho lạ! Nàng nói, môi khép lại vì quá sức, vì đợi khoái cảm sắp tới tràn trề. Nắng đã tới, trùm lên người Oanh luồn vào mái tóc nàng, ngập cả văn phòng đơn giản.Oanh trở về quá khứ trong đó không có tôi, nhưng vẫn áp mông nàng vào bụng tôi, như muốn định rõ tôi, tôi tái tạo tôi trong trí nhớ nàng. Tôi có ảo tưởng đang sinh ra lần thứ hai, đang dự vào sự tái sinh của chính tôi, khi tôi thoáng thấy đôi mắt tím đen của nàng nhìn vào vô tận. Dưới phố, bên kia đường, cô gái vẫn hát bằng một giọng cao vút.