ô chưa nói dứt câu thời có tiếng gõ cửa rất mạnh. Mọi người đều ngạc nhiên. Ai có thể đến chơi vào lúc này. Lan đứng dậy, vừa bước lại gần cửa, tiếng gõ lại vang lên nóng nẩy dồn dập hơn. Lan có vẻ bực mình, mở khoá và giật mạnh cánh cửa về phía trong. Một giọng nói oang oang cất lên: "Chào cô Lan! Nhà ngủ hết rồi sao mà không có ánh đèn? Tô có nhà chứ cô?" Lan không đáp, môi hơi mím lại. Lan vừa bực mình trước giọng nói quá thân mật của người khác, lại vừa ngạc nhiên không hiểu sao người khách lại biết rõ tên mình. Tô gọi với ra: "Thắng đấy hả? Vào đây mày." Ông Hạ mắng Lan: "Lan đứng sang một bên để anh ấy vào. Ai lại đứng sừng sững giữa cửa thế kia." Tô vẫn ngồi trên giường cạnh mẹ, không ra cửa đón Thắng. Thắng bước hẳn vào trong nhà. Không chút do dự hắn quay sang phía Lan, nhìn vào mặt nàng, hai tay giơ ra một gói bọc giấy bóng: "Hàng áo lụa của cô Lan và bà nhà đây. Cô thích mầu mỡ gà phải không? Bà chị tôi lục mãi mới tìm được màu đó." Không để Lan kịp phản ứng, Thắng quay về phía ông bà Hạ, chào, đầu cúi xuống trong một cử chỉ gọn và ngắn: "Chào ông! Chào bà! Tôi định đến xin phép ông bà cho anh Tô đi chơi vài chỗ tối nay." Bà Hạ cười, mời: "Anh ngồi chơi đã! Đi đâu mà vội. Lan! Kéo ghế mời anh ngồi." "Bà cứ để tôi tự nhiên." Thắng vẫn đứng giữa phòng, đôi mắt lim dim dưới đôi lông mày chổi xể, không chịu nhìn hẳn vào một vật gì, lướt rất nhanh qua khuôn mặt mọi người, đồ đạc trong phòng, mấy bức tranh trên tường... Tô và Thắng không bắt tay nhau. Di vẫn ngồi yên ở ghế, quan sát người bạn của anh, ánh mắt đầy ác cảm, nghi kỵ. Lan, sau khi quẳng hơi mạnh gói lụa lên chiếc bàn gần đấy, và tay vâng lời mẹ kéo một chiếc ghế lại gần giường. Nhưng không lên tiếng mời Thắng ngồi." Tô hỏi Thắng: "Mày sắp đi ăn tiệc hay sao mà đánh bộ chững chạc thế? Ngồi xuống đi chú." Thắng giục: "Mặc quần áo vào nhanh lên! Tao vừa xin phép tháo khoán cho mày rồi." "Thì cứ ngồi xuống đi đã!" Thằng kéo chiếc ghế lại phía mình, ngồi xuống, hắn lẩm bẩm: "Khu này điện hỏng hay sao mà tối mò mò." Lan ngồi sau lưng bà Hạ, tì cầm lên vai mẹ, cũng quan sát Thắng không mấy thiện cảm, và khi mẹ còn lúng túng chưa biết đáp ra sao, Lan trả lời ngay, giọng hơi kiêu hãnh và thách thức: "Nhà tôi mấy tháng nay không trả lời tiền điện, nên họ cúp công tơ." Thắng đưa tay lên vuốt tóc – một cử chỉ không cần thiết, vì tóc hắn mượt và uốn lượn mấy làn sóng – càu nhàu nhắc lại: "À! Cúp điện... Bon! Tant pis!" Bà Hạ gợi chuyện: "Chúng tôi thấy em Tô nhắc đến anh luôn. Kể anh là con một mà ông bà cụ để cho đi Quân thứ Lưu động." Thắng ngắt lời bà Hạ: "Dạ! Bà cụ tôi chiều nay vừa mới chửi tôi một trận nên thân vì cái tội bỏ nhà đi mấy tháng, không nói trước đấy ạ!" Hắn khoác tay, hơi nhún vai tiếp: "Bà cụ tôi già rồi nên cũng hơi lẩn thẩn. Chửi chán lại khóc lóc um xùm... Theo ý bà cụ tôi, có lẽ, hễ tôi đi đâu vẫn cần phải có vú em đi theo." Bà Hạ mỉm cười, điềm đạm nói: "Tôi hiểu bà cụ anh lắm! Mẹ nào chẳng lo cho con." Thắng hừ một tiếng, không đáp. Đang ngồi, hắn đột ngột đứng dậy, lại gần bàn cầm gói lụa lên, xé giấy bóng soàn soạt, trao cho bà Hạ hai hàng áo lụa màu sẫm và Lan hai hàng màu mỡ gà và nói với một giọng cả quyết không để ai cãi lại được mình: "Tôi chắc hàng màu sẫm sẽ làm bà hài lòng, Còn cô Lan! Cô thử ướm hàng lên người xem có hợp không?" Lan đỡ lấy vải nhưng lại đặt xc tường trước mặt. Một phút im lặng nặng nề trôi qua. Di lại nói: "Thanh niên công tác xã hội! Hừ! Tây nó hiếp gái, đốt trụi làng đi rồi mình đến công tác, an ủi vỗ về... Rõ thật cao thượng!" Nghe luận điệu của Di, ông Hạ nhịn không nổi, mắng: "Cái thằng lẩn thẩn! Mày nói năng gì mà kỳ vậy?" Tô không nhìn bố, khoác tay ngăn ông đừng can thiệp vào câu chuyện, bắt đầu gay gắt giữa hắn và Di: "Di cứ nói tiếp đi!" "Dĩ nhiên là Di sẽ nói tiếp còn nói nhiều là khác. Nôm na Di muốn nói thẳng để anh rõ, anh sẽ bị lợi dụng nếu gia nhập Quân thứ lưu động. Cái thằng giám đốc đoàn Quân thứ lưu động được Tây cho ít tiền đã vội cuống lên làm vừa lòng các quan thầy..." Tô vặn: "Ai cho Di biết những chuyện ấy?" Di lừng khừng đáp mơ hồ: "Nhiều bạn của Di." "Bạn của Di có lẽ biết nhiều chuyện quá đấy!" "Chắc chắn là họ biết nhiều chuyện hơn những người ngây thơ và dễ tin, như anh chẳng hạn. Nhưng anh cứ gia nhập và đi đi. Di không can đâu." Tô không cãi lại em, có vẻ suy nghĩ, một bàn tay đặt lên vai Lan, ngón tay nghịch nghịch với mấy món tóc mềm chảy sõa xuống lưng. Lan rúc rích cười, rút cổ và so vai lại: "Anh làm em buồn!" Tô nhẹ nhàng hỏi em gái: "Ý kiến Lan thế nào?" "Em ấy hả? Em thấy cả hai anh đều gàn... Ấy! Anh đừng kéo áo em! Áo mạng nhiều chỗ quá, anh đụng mạnh vào đâu đó cũng bục ra." Tô hạ tầm mắt xuống, chăm chú ngắm chiếc áo mặc trong nhà đã bạc mày giặt nhiều chất vải mỏng tanh và xơ xác của Lan. Bà Hạ rụt rè hỏi: "Tô! Con nhất định rồi đấy à? Nếu nguy hiểm thế, con gia nhập làm gì?" Tô giọng đùa cợt: "Mẹ đừng lo! Con chết thế quái nào được. Me thường bảo theo số tử vi con sống đến 80 tuổi cơ mà. Vả ở lại nhà có hai đứa con trai lớn, một đứa đi thì một đứa ở lại nhà. Đâu me đã sợ tuyệt tự." Thấy môi mẹ hơi run run và mắt nhìn van lơn, Lan trách anh: "Anh chỉ được cái bạo miệng. Anh làm me sợ rồi đấy!" "Để rồi lĩnh lương tháng đầu, anh mua cho Lan và me mỗi người một chiếc áo lụa mới là hết sợ ngay ấy mà. Me! Me hài lòng chứ?" Bà Hạ cúi đầu xuống mắt chớp chớp. Trước sự cương quyết của đứa con trai đầu lòng, bà không biết nói gì hơn. Tô lấy ngón tay nâng cằm mẹ lên, bắt nhìn vào mắt mình. Bà Hạ mỉm một nụ cười gượng gạo để con yên lòng. Ông Hạ thở ra nhẹ nhõm khi biết chắc Tô sẽ gia nhập Quân thứ lưu động. Tuy không nói ra miệng, ông Hạ cho rằng băn khoăn về vấn đề sẽ bị Pháp lợi dụng hay không thật thiếu thực tế. Mang sức mình ra kiếm tiền có gì đáng xấu hổ. Có ai lại muốn những cảnh giết chóc. Sống trước đã! Nhưng Tô không quên cuộc thảo luận vừa rồi giữa hắn và Di. Ông Hạ ngạc nhiên không hiểu sao các con trai ông đều để tâm đến những vấn đề, hoặc ông không ngờ tới, hoặc ông biết nhưng không mấy bận tâm. Chúng bàn cãi hăng hái một cách thực tình. Ông không hiểu chúng muốn tìm tòi cái gì nhưng chúng thật khác xa ông xưa kia. Dĩ nhiên, thường thường ông bỏ ngoài tai những sự thảo luận sôi nổi của các con trai. Nhưng, đôi khi chúng làm ông e ngại: Chúng suy nghĩ nhiều quá nên trí óc và tâm hồn thiếu quân bằng. Ông Hạ ngồi hút thuốc lào theo rõi cuộc đấu khẩu giữa hai anh em. Ông biết có can chúng cũng bằng thừa. Chúng lăn mình vào cuộc thảo luận. Những lời nói quất đi quất lại như những làn roi. Tô quay hẳn về phía Di, nói tiếp câu chuyện dở dang: "Như anh đã có dịp bàn bạc với Di trước đây, thực ra anh ghét rất nhiều điều mà Di không hay biết. Anh ghét tụi Pháp! Hiển nhiên là vậy. Di nên nhớ dạo anh đi buôn anh đã gây sự với mấy thằng Tây đóng đồn và bị chúng lôi vào đồn đánh cho một trận nên thân. Dạo đi làm bên Gia Lâm, vì sơ ý và cả tin, anh đã để bọn phu lấy cắp mất một ít dụng cụ lặt vặt. Thằng đốc công người Pháp mắng anh là “cochon, salaud anamite”. Anh đã tức giận run rẩy cả người. Nhưng anh không thể chửi mắng tay đôi với nó, một phần vì không quen và không thể nói được những câu tục tằn thô bỉ, phần khác anh muốn mỉa mai cay độc nhưng tiếng Pháp kém, cổ họng anh cũng nghẹn, anh chỉ đứng ngẩn ra..." Tô mỉm một nụ cười nửa buồn bã, nửa như muốn chế riễu chính mình. Thuật lại một câu chuyện nhục nhã, giọng Tô bình tĩnh một cách khác thường, làm như người bị nhục không phải là hắn. "Lần đầu tiên bị sỉ nhục, anh hình như mất hẳn lý trí. Tất cả chung quanh anh quay cuồng. Anh choáng váng và trong một lúc anh tưởng chừng anh không còn nữa, chỉ là một khối hỗn độn, không đầu không đuôi. Anh đã đứng một mình tại một chỗ khuất vắng, nhìn ra khoảng rỗng của mấy sân bay cũ, và anh khóc lúc nào không hay. Vào giây phút ấy, anh hiểu tại sao người ta có thể giết người được. Ngay buổi sáng hôm đó anh xin nghỉ việc. Và mặc dầu anh đã tìm gặp thằng đốc công Tây, nhìn thẳng vào mặt hắn, với cái vốn liếng Tây giả cày của anh, anh cố dồn hết tất cả sự khinh bỉ của anh vào một câu chắp nối lủng củng và bảo cho “Monsieur le contre maitre"biết anh không “kính trọng"những hạng người như nó. Anh cũng không thể quên những điều anh khám phá ra được về...anh. Hiện giờ nhớ lại anh thấy anh thật phi lý. Tại sao anh lại đã muốn giết hết bọn Pháp, bất cứ đứa nào và bằng bất cứ cách nào..." Di ngắt lời anh, giọng đanh lại: "Anh muốn giết là phải. Di hiểu anh! Tại sao anh lại cho là phi lý?" Tô hơi do dự một chút đáp: "Anh không chắc có thể giải thích được rõ ràng tại sao phi lý. Nhưng có điều anh chắc nhất là anh cố gắng chế ngự để anh không nổi điên lên như một con chó đại, và chỉ vì oán hận một thằng đốc công mà oán lây sang tất cả những người Pháp khác." Di nóng nảy giơ tay ngăn Tô lại: "Thôi! Anh nói thế em đã hiểu rồi! Vẫn cái luận điệu cứng nhắc cũ rích của anh. Một người ác đểu giả không có nghĩa tất cả mọi người ác và đểu giả! Nghe anh chướng tai không chịu được... Nghĩ đi nghĩ lại em thấy anh thế nào ấy. Thiếu tự nhiên. Đúng rồi! Anh không dám nhìn thẳng vào sự thật. Anh chỉ tìm cách đánh lừa chính anh. Anh không dám tự công nhận là anh ghét độc ghét địa một người nào! Anh chỉ tìm cách vịn vào cái thuyết giả tạo anh bịa ra, để khỏi hổ thẹn vì đã không dám hành động. Em thì em đánh cho thằng đốc công mấy cái tát rồi ra sao thì ra... Ít nhất em cũng không hèn!" Khi bị em ám chỉ mình là “hèn"lông mày của Tô hơi nhíu lại. Hắn tỏ vẻ khó chịu như phải nghe một câu nói vô ý thức của trẻ con. "Di tưởng anh chỉ tìm cách tô xanh đỏ những hành động cũ của anh phải không? Di đâu biết anh đã khổ sở biết bao nhiêu sau những hành động của anh và hiện giờ nghĩ lại sự đau khổ của anh cũng không hề giảm bớt." Di cười khảy mỉa mai: "Khổ thì kêu lên, đấm đá, đâm chém cho hả dạ. Nghĩ ngợi suy tưởng làm bớt khổ được à?" Nghe câu nói dữ tợn của Di, bà Hạ vội nói giọng van lơn: "Thôi hai anh em đừng cãi nhau nữa! Me sợ lắm! Các con làm me nhức cả đầu, chẳng biết nghĩ sao cho phải!" Di vùng đứng dậy nói gần như quát với anh: "Nghĩ đi! Anh cứ tiếp tục nghĩ đi! Chẳng đi đến đâu hết!" "Anh cứ nghĩ, và còn nghĩ ngợi nhiều nữa. Và anh hành động. Di đừng quên điều đó! Anh sẽ nhập đoàn Quân thứ lưu động. Đấy là điều vào giây phút này anh nhất định làm. Đó là quyết định của anh." "Quyết định làm thày tớ cho mấy thằng liếm gót giày tụi Pháp!" Tô há miệng định cãi nhưng nghĩ thế nào lại thôi. Hắn mím môi hai cạnh miệng chĩu xuống. Trên khuôn mặt thường khi lạnh lùng của Tô, một vẻ kiêu hãnh mới lạ vừa xuất hiện. Di mãi say sưa trong thảo luận nên không lưu ý đến sự thay đổi trong thái độ của anh. Hắn nóng nảy đợi một sự giải thích, đối đáp của anh. Sự rút lui quá sớm của Tô khiến Di ngạc nhiên, bực mình và thất vọng. Mọi người tưởng câu chuyện giữa hai anh em đã kết liễu nhưng rồi Tô lại đột ngột hỏi Di: "Mày chẳng hãy còn nhớ cái chết của bác Hai không? Và bác Bằng gái, anh Đại bị Vẹm bắt cầm tù đến nay cũng chẳng biết sống chết ra sao? Và chính gia đình mình, Vẹm chẳng theo rõi đuổi bắt, làng ngày qua làng khác? Đến nỗi phải hồi cư về thành mới yên thân? Mày có thấy những người vô tội bị bắt giết cầm tù phi lý không? Bác Hai lành như bụt, suốt đời không dính đến chính trị. Thủ tiêu bác ích gì?...Tại sao hả? Tại bác Hai là anh của bác Bằng trai. Mà bác Bằng trai hoạt động chính trị, đối lập với tụi Vẹm, đánh nhau với Vẹm, giết chúng. Thật buồn cười và vô lý phải không mày? Nhưng những chuyện đó 'đã' xảy ra, không ai có thể chối cãi gì được, kể cả mày...!" "Mặc các bác! Di không cần biết! Các bác thù Vẹm, đó chuyện riêng của các bác. Mỗi người một hoàn cảnh! Di chỉ cần biết có Di, Di chỉ cần giải quyết những vấn đề của Di theo lối của Di mà thôi!" Ông Hạ quan sát khuôn mặt có sắc giận của Tô, ngạc nhiên và nghi ngờ. Tại sao Tô lại mang chuyện các bác ngoại nó hoạt động chính trị ra đây nói làm chi? Vấn đề đó liên quan gì đến việc Tô tham dự Quận thứ lưu động? Ông có cảm tưởng không biết có đúng hay không, Tô mang các bác nó ra để biện minh cho hành động của hắn, và đánh đổ mọi lập luận của Di. Tô nhìn thẳng vào mặt Di, giọng sắc, gay gắt và khinh bỉ: "Thế thì Di cứ việc tiếp tục lo cho thân Di! Hành động theo ý Di và để mặc anh. Can thiệp vào những hành động của anh làm quái gì...?" Di hằn học nhìn anh, mặt tái lại vì tức giận. Nó vùng đứng dậy và đầu trần, không khoác áo mưa, hắn rời khỏi nhà đi đâu không biết. Sự im lặng nặng nề khó thở bao trùm lên mọi người. Tiếng mưa rơi bắt đầu nặng hạt, trên mái ngói văng xuống nghe rõ mồn một. Khuôn mặt Tô trở lại bình thản – một sự bình thản khó hiểu và dày đặc tựa một chiếc mặt nạ. Hắn loay hoay vẽ những hình thù nhằng nhịt lên mặt giấy. Bà Hạ lúi húi khâu, thỉnh thoảng lại liếc nhìn Tô. Bỗng nhiên Lan buông kim khâu kêu “ái" một tiếng, và suýt soa giơ một ngón tay lên trước mặt: "Me! Kim của me cũ quá vừa khâu đã gãy làm mấy mảnh làm con chảy máu đây này! Có lẽ phải chập hai chiếc kim làm một mới khâu xong chiếc áo của con..." Giọng nói trong trẻo của Lan khiến bầu không khí nhẹ hẳn đi. Bà Hạ mỉm cười. Tô nhìn em gái cho ngón tay vào miệng mút chùn chụt và cũng mỉm cười. Ông Hạ hỏi Tô: "Tô à! Con nhớ sắm một chiếc áo mưa mới và bảo Lan đan cho một chiếc áo len. Mùa này khí hậu vùng quê bắt đầu lạnh rồi đấy!" Tô liếc nhìn bố tủm tỉm cười không nói. Trong một giây ngắn ngủi ông Hạ có cảm tưởng giữa ông và đứa con đầu lòng, một sự cảm thông mặc dầu mong manh, vừa ló hiện. Khoảng một tuần lễ sau. Từ biệt gia đình lên đường theo đoàn Quân thứ lưu động về hoạt động ở các vùng núi đá vôi, đồng chiêm miền Đông triều. Di vắng mặt tại gia đình vào hôm Tô ra đi. Tô vắng mặt đã gần được một tháng trời. Cuộc sống trong gia đình ông Hạ trầm hẳn xuống. Tuy không ai bảo ai, mọi người – kể cả ông Hạ – đều mong mỏi một lá thư của Tô, hăm hở tìm kiếm một tin tức dù nhỏ bé, hay bất cứ một bản thông tin nào trên báo liên quan đến những hoạt động của các đoàn Quân thứ lưu động, hay tình hình chiến sự tại khu vực Đông Triều. Mong thư Tô thật vô lý vì Tô đã giao hẹn trước khi đi sẽ không viết thư về nhà. Tính nết Tô trong gia đình ai cũng rõ: Ra đi hắn ghét người đưa tiển, trở về ghét người đón rước và hắn ghét luôn cả những tình cảm dễ dãi, sướt mướt. Hôm hắn đi, bà Hạ muốn khóc lắm, mà cũng không dám. Trước nụ cười thoáng chế diễu và nét mặt thản nhiên cả quyết của Tô, mọi người đều cảm thấy những sự bộc lộ tình cảm hình như đều trở thành khôi hài. Di vắng nhà luôn luôn, lầm lì và không hề đả động đến anh. Thỉnh thoảng vài thanh niên đến tìm hắn. Không ai rõ Di và những người bạn mới này bàn bạc những gì. Họ đều cố ý hạ thấp giọng thì thầm vào tai nhau, hoặc kéo nhau ra một hàng cà phê nhỏ đầu phố chuyện trò cho kín đáo. Một hôm tình cờ thấy ảnh Tô trên một tờ báo, ông Hạ mua về đưa mọi người xem. Ảnh chụp Tô đang xay gạo, cởi trần mồ hôi nhễ nhại, mặt xem đen, miệng cười để lộ hàm răng khoẻ mạnh. Một người đàn bà nhà quê dắt mấy đứa con nhỏ, đứng cạnh Tô dưới một tấm biểu ngữ “Quân thứ lưu động là bạn dân”. Bà Hạ nửa cảm động, nửa vui kêu lên: “Chà! Thằng Tô trông khoẻ hẳn ra! Có xương có thịt hẳn hoi!"Lan tò mò hỏi mẹ: “Me! Anh Tô biết xay gạo thật đấy à? Hay anh giả vờ lấy điệu để chụp ảnh?"Bà Hạ cười đáp “Có chứ! Hồi nhỏ về trại bà anh Tô mày đã xay nổi hơn trăm vòng liên tiếp!"Di ngắm chiếc ảnh chăm chú, một nụ cười mai mỉa thoáng hiện. Hắn lẩm bẩm “Q.T.L.Đ. là bạn dân! Hừ! Giả dối thất! Thật là trò múa rối!"Hắn quăng trả mẹ tờ báo, trở về bàn làm việc. Không dự vào câu chuyện của mọi người. Bà Hạ cúi đầu im lặng không bênh Tô. Sự bất hoà giữa hai con trai trong khoảng thời gian gần đây là một mối lo âu đè nặng thêm lên vai bà. Lan thở dài một tiếng, thốt lên một lời ghen tị “Đàn ông thật sướng! Muốn đi đâu thì đi, làm gì mặc ý...!"Lan gọi giật mẹ, giọng kinh ngạc, làm như tình cảm nẩy nở trong tâm hồn nó rất mới lạ: “Mẹ! Con nhớ anh Tô quá mẹ ạ! Anh ấy đi xa nhà vắng hẳn đi. Ai cũng ngơ ngơ ngẩn ngẩn”. Ông Hạ cầm ảnh Tô lên, lặng lẽ ngắm nghía. Ông tưởng như nhìn thấy hình ảnh ông hồi trẻ tuổi. Tô thật giống ông, cũng khuôn mặt, cặp mắt, nụ cười đó. Tuy nhiên khuôn mặt thoáng một vẻ kiêu hãnh lặng lẽ của Tô, khiến ngay khi cơi như những người khác được. Lan cười phá lên, tưởng anh đùa: "Nhưng, anh đâu có biết nhẩy." Tô nhún vai, đáp gỏn lọn: "Sao lại không!" Tô rời khỏi nhà. Tiếng hắn nói chuyện với Thắng vang vào trong nhà, rồi xa dần. Mọi người vẫn chưa hết ngạc nhiên. Thế mà mọi người đã tưởng biết được ít nhiều điều về Tô. Năm phút sau, mặc dầu ông Hạ quát lên ngăn cấm, Di cũng rời khỏi nhà, hai tay thọc mạnh vào túi, vai so lại, đầu lao ra đằng trước. Bà Hạ thở dài, Lan đăm chiêu nhìn theo anh và ông lại càu nhàu chửi rửa hai đứa con trai, như thường lệ. Sáng hôm sau ông Hạ đi làm sớm, Di tối qua không về nhà ngủ, Tô đi chơi về khuya, vẫn còn nằm ngủ ở đi văng phòng ngoài. Lan nghỉ học vì buổi sáng nàng đã nằng nặc đòi mẹ viết đơn xin nghỉ vì lý do gia đình để ở nhà với anh. Bà Hạ chiều con, cắm cúi viết, đoạn trao cho cô bạn Lan – thường ngày sáng nào cũng rủ Lan đi học – nộp hộ ở trường. Gần cuối thu trời chợt có hôm trở lại đẹp trong vắt, gió nhẹ và nắng hanh vàng dậy rất sớm, tràn ngập lên cảnh vật ngoài cửa sổ hé mở. Tô đã dậy nhưng còn nằm dốn lại trên giường, văng vẳng tiếng Lan và bà mẹ nói chuyện ở dưới bếp. Bà Hạ hỏi: Anh Tô chưa dậy à? "Chưa mẹ ạ. Gớm! Con vừa ghé gần vào mặt anh xem anh ấy thức hay ngủ, đã ngửi thấy sực nức mùa nước hoa và rượu..." Lan hắt xì hơi. Đoạn Lan mách: "Me! Tối qua anh Di lại không về nhà ngủ." Im lặng. Một phút sau, Lan tẩn mẩn hỏi: "Me! Các cô vũ nữ, họ có đẻ được không me?" Bà Hạ phì cười, đáp: "Có chứ!" Giọng Lan nghiêm trang: "Không biết để hàng trăm người đàn ông ôm vào người, con họ đẻ ra khác gì đi không?" "Sao con lại nghĩ rằng con họ khác con người thường? Chẳng khác gì cả!" Lan im lặng, ngẫm nghĩ, đoạn lại hỏi: "Tại sao họ lại làm nghề đó hở me? Họ thích thế à?" Bà Hạ lơ đãng hỏi lại: "Thích gì?" "Thích nhiều đàn ông ôm họ vào người." "Bậy nào! Vì...họ đói, không biết làm nghề gì để kiếm tiền." "Tức là họ nghèo túng chứ gì?" Lan tiếp luôn một câu, giọng vẫn trong vắt, tự nhiên như khi nói đến một vấn đề rất thường như làm bếp, ăn uống: “Nếu thế! Con cũng muốn làm vũ nữ.” Giật mình trước lời tuyên bố táo bạo của cô con gái yêu, bà Hạ đánh rớt chiếc soong đang cầm trong tay xuống đất. "Vì con muốn biết họ nghĩ những gì và sống ra sao." "Đừng nói nhảm nào!" Lan bướng bỉnh cãi: "Con nói thật đó me." Tô lên tiếng nói một câu lúng búng ở trong chăn, nghe không rõ. Lan gọi vọng lên: "Anh Tô dậy rồi đấy à? Anh nói cái gì đấy?" Tô nhỏm dậy, thò đầu ra khỏi chăn, bảo: "Me để mặc Lan! Nếu Lan muốn làm vũ nữ, tối nay để con dẫn Lan đến 'dancing'... Tha hồ mà xem bọn họ hành nghề ra làm sao mà học." Lan ở dưới nhà lên, mặc một chiếc áo ngắn trong nhà xanh lá mạ, tóc búi cao lên đỉnh đầu, bưng một bát cháo bốc khói. Tô ngồi dậy, vuôn vai nhìn em gái và thốt lên: "Ê! Cô vũ nữ học nghề, cô cho tôi chén cái gì thế? Nắng thu hả? Ngon tuyệt! Nắng thu xanh..." Lan ghé ngồi xuống đi văng, đưa bát cho anh: "Cháo trứng hành răm đấy! Anh ăn ngay đi, và đừng nói lảm nhảm nữa." "Anh chưa đánh răng rửa mặt." "Em bảo ăn là phải ăn!" Lan nhìn anh ăn cháo, bất giác hỏi: "Họ có ôm sát lắm không hở anh?" "Hừm! 'Họ' nào?" "Đàn ông đi nhảy chớ ai." "À! Sát, hết sức sát!" "Khó chịu nhỉ? Kinh kinh làm sao ấy! Nhưng rồi cũng quen đi chứ anh?" Tô nghiêm trang: "Có thể lắm! Nhưng anh không nghĩ rằng người ta có thể quen được một điều người ta không thích, nhất là thân hình của hàng trăm người khác nhau." "Sao anh biết được? Anh là đàn ông kia mà!" Tô nhún vai không đáp. Lan lại vặn hỏi: "Thế còn anh?" "Anh sao?" "Anh có ôm họ sát hết sức không?" "Không! Đúng ra cũng tuỳ. Nhìn vẻ mặt người nào có vẻ thích ôm sát anh ôm sát; người nào lạnh nhạt hay cười nhà nghề, anh nhảy cách xa." "Tiện nhỉ!" "Lan bảo cái gì tiện?" "Cái lối yêu ghét của anh chứ cái gì. Anh đối với em và me cũng thế hả?" Ngụm cháo vừa nuốt mắc nghẹn cổ họng Tô. Hắn liếc nhìn em gái, một ánh lo ngại thoáng trong cặp mắt rình mò. Hắn lẩm nhẩm: "Chà khó nuốt quá!" "Cái gì khó nuốt? Câu em vừa nói phải không?" Tô hạ bát cháo xuống, ngửa đầu ra phía sau, nhìn Lan như nhìn một con vật kỳ lạ mới thấy lần đầu. "Ái chà! Lan dạo này sắc mắc tệ!" Lan bướng bỉnh gặng: "Em yêu anh nhiều thì anh yêu em nhiều; em ghét anh, anh cũng ghét lại. Có đúng thế không? Anh tồi lắm!" Tô với lấy cái gối, một tay cầm búi tóc Lan kéo mạnh, một tay lấy gối đẩy vào mặt Lan khiến cô nàng ngã lên đi văng Lan vùng vẫy, nhưng chiếc gốc đè chặt lấy miệng không kêu được. "Lan chừa chưa?" Lan ngồi nhỏm dậy, tóc sổ ra xoà lên mặt lên vai. Mặt nàng hồng lên vì tức giận. Nàng giơ hai bàn tay, móng dài và nhọn, doạ: "Em cào thì phải biết!" Tô tiếp tục ăn cháo. Lan loay hoay búi lại tóc. Đột nhiên Tô thốt lên: "'Cô nàng' đến tuổi yêu đời. Hay! Hay lắm!" Lan hơi đỏ mắt, tay giật giật mạnh những lọn tóc dài và đen. Không khí gia đình sáng nay đột nhiên nhẹ hẳn lên đi, thoải mái và êm ả. Tô đặt bát cháo xuống, đưa tay lên gãi gãi sống mũi, hỏi: "Di dạo này thế nào hở Lan? Nó có..." Tô khoác tay một cái bỏ lửng câu hỏi. Lan hơi bĩu môi nhát gừng: "Khó chịu! Lừng khừng và câm như hến. Hễ em mà hỏi đến anh ấy..." Lan bắt chước Di, trừng mắt, môi mím lại: "Hả! Hỏi cái gì? Để tôi ngồi yên. Có lần em xếp lại mấy chồng sách của anh bầy bừa bãi trên bàn, anh ấy gạt tay em ra. Trông mắt anh ấy em sợ quá! Em thấy văng ra tung toé một tập..." Chắc sợ bà Hạ ở nhà trong nghe thấy, Lan ngửng đầu thì thầm vào tai Tô. Tô cau mặt, hỏi lại: "Có đúng em nhìn thấy tận mắt những thứ ấy không?" "Đúng!" Tô đánh diêm châm thuốc hút. Tô không ngạc nhiên trước sự phát giác bất ngờ của Lan về Di, ngồi dựa lưng vào tường, đầu thẳng trên cổ. Lan lặng lẽ nhìn khuôn mặt thoáng vẻ mệt mỏi, chán chường của anh. Lan lấy ngón tay trỏ nghịch phát vỡ mấy vòng khói tròn Tô vừa thở ra. Lan ngửng đầu lên; vầng trán bướng bỉnh ánh lên một vệt nắng dài từ ngoài cửa sổ chiếu vào, và nói thẳng một hơi: "Cái anh bạn của anh tối qua đến đây chơi, em ghét anh ta!" "Hắn cũng biết em ghét hắn." Lan không ngần ngừ: "Nếu anh ấy biết vậy, Lan càng ghét hơn nữa." Tô im lặng nhìn Lan, tay hắn gõ xuống đi văng thành những tiếng động đều đều. Lan bật nói: "Anh muốn hỏi em gì thì hỏi đi!" Tô giả vờ ngạc nhiên: "Đâu có! Mà hỏi cái gì mới được chứ?" Lan bĩu môi: "Anh chỉ được cái đóng kịch với mọi người là không ai bằng... À! Anh xem em có lớn lên nhiều không?" Lan hơi ưỡn ngực ra phía trước, quay người một nửa vòng trước mắt anh. Tô chưa kịp có ý kiến, Lan đã liến láu: "Hôm nọ đi qua một cửa hiệu có tấm gương lớn, em thấy bóng em mà cứ tưởng ai. Em lớn chóng quá sức. Phải không anh? À! Bố anh Thắng làm gì hở anh?" "Chết trong tù." "Pháp bắt?" "Không. Việt Minh! Ông Na, bố Thắng, trước kia là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng." Lan lộ vẻ bồn chồn, e ngại. "Nếu thế, có lẽ không nên để anh Di và anh Thắng gần mặt nhau. Em sợ! Anh cũng biết tính anh Di chớ gì? Nhiều lúc anh ấy dữ lắm!" Tô nhún vai: "Thời buổi này làm sao ngăn cản được những sự gặp gỡ nhau cắc cớ đó." Giọng Tô trở nên bực bội: "Mà chúng nó đụng đầu nhau thì cứ đụng, ghét nhau cứ việc cấu xé nhau. Anh không quay mặt đi đâu." Lan bỡ ngỡ, không hiểu nổi thái độ của anh. "Anh, thực ra anh không ưa ai cả hay sao?" Câu trả lời của Tô chắc như đinh đóng vào cột: "Có! Có chứ! Mặc dầu vậy, ăn nhập quái gì đến chúng nó." Tô dịu dàng đuổi Lan: "Thôi! Em xuống nhà với mẹ đi! Anh hãy còn muốn ngủ thêm chút nữa." Tô nằm ngửa mặt nhìn lên trần nhà, hút liên miên hết điếu thuốc này đến điếu khác. Lan đi đi lại lại trong nhà, dọn dẹp, gấp chăn, quét nhà và lau bàn ghế. Lan hát nho nhỏ một bài, lời ca có chim hót, suối reo, hoa bướm và tình yêu. Có tiếng cửa mở. Di bước vào nhà. Đầu óc hắn bù rồi soà cả xuống trán, mặt hơi tái. Một bên tay áo sơ mi rách tả tơi, một bên má và hai khuỷu tay xây xát máu đọng khô, hai ống quần lấm đầy bùn đất. Hắn vịn vào cánh cửa, hơi loạng choạng một chút. Lan đứng sững người, mắt mở to nhìn anh từ đầu đến chân. Lan vội lại gần anh suýt soa: "Chết ngửa! Anh Di làm sao thế kia?" Tô hơi nhỏm người lên, nhưng vẫn ngồi yên chỗ, không hé miệng. Lan vừa đụng vào cánh tay Di, hắn gạt ra, mặt tối xầm lại và cau có gắt: "Để mặc tôi!" Đoạn hắn đi thẳng vào nhà trong, không nhìn một ai. Lan tuy bị Di gạt ra, nhưng sau khi đứng ngẫm nghĩ một chút, cũng vội theo gót anh. Di mở mạnh những ngăn kéo và cửa tủ, lục lọi tìm quần án và đồ băng bó. Lan bảo anh: "Anh đứng yên nào để em băng tay cho." Di quát lên, giận dữ: "Tôi đã bảo để mặc tôi mà... Đi ra đi!" Lan gắt lại anh, giận dữ cũng không kém: "Em không đi đâu hết! Mà anh đừng cựa quậy, em không bôi thuốc sát trùng được." Lan lẩm bẩm: "Không biết chui vào cái xó nào mà chân tay sướt hết cả." Một lát sau Lan từ phòng trong bước ra, thản nhiên tiếp tục dọn dẹp nhà cửa. Thấy Tô nhìn mình, Lan nói: "Anh ấy ngủ rồi! Đàn ông thật trẻ con, động tí là làm ầm ĩ lên. Ai người ta sợ anh hùng rơm!" "Ấy! Rơm đem đốt bùng lên mạnh ra phết!" Lan bĩu môi không đáp. Sau bữa cơm trưa, ông Hạ đang nằm ngủ ở nhà trong thời giật mình tỉnh dậy. Di và Thắng đang cùng nhau to tiếng. Mơ mơ màng màng ông cũng chẳng hiểu ý nghĩa những câu trao đổi giữa hai người. Có tiếng xô ghế. Tiếng Thắng quát lên: "Đồ hỗn! Nhãi con biết gì mà dám phỉ báng những người..." Câu nói của Thắng bị ngắt quãng. Tiếng bàn ghế xô động, tách đĩa trên bàn đổ xuống loảng xoảng. Hình như Thắng và Di đang xô xát. Tiếng Tô rắn rỏi: "Thắng! Bình tĩnh đi nào! Di! Điên đấy hả?" Tiếng Lan van lơn, chắc nó đang cố giữ Di lại: "Anh Di! Trời ơi! Anh dữ quá!" Ông Hạ chạy vội ra, miệng hỏi dồn dập: "Cái gì đấy hả? Người lớn chứ đâu phải con nít mà đánh nhau." Trước mắt ông, mấy chiếc ghế đổ lổng ngổng, tách đĩa vỡ tung toé trên sàn, Lan đang níu lấy Di và Tô nắm chặt một cánh tay Thắng. Trông thấy ông, Thắng lấy ngay được bình tĩnh. Hắn đưa tay lên vuốt tóc, điềm đạm bảo Tô: "Thôi! Mày bỏ tay tao ra chứ!" Hướng về ông Hạ, hắn xin lỗi: "Xin lỗi ông! Chuyện này xảy ra thật đáng tiếc! Tôi thật quá nóng..." Di mắt đỏ ngầu nhìn chăm chăm vào mắt Thắng, nét mặt đầy oán hận, môi hắn run lên và bàn tay nắm vào, ruỗi ra. Hắn giật tay khỏi sự níu giữ của Lan, lần lượt nhìn tất cả mọi người có mặt trong phòng. Miệng hắn há ra, nhưng hàm cứng lại không nói nên lời và rồi một âm thanh không thành tiếng người thoát ra khỏi cổ họng hắn và nước mắt ràn rụa hai bên khoé mắt – những dòng nước mắt của một kẻ điên dại, giận dữ đến cùng cực. Hắn nhỏ một bãi nước bọt xuống đất, quay người bước thẳng ra cửa, rời khỏi nhà và quài tay đóng mạnh cánh cửa rung chuyển cả kính. Lan chạy theo anh. Tiếng Lan gọi Di vẳng vào trong nhà, tha thiết van xin: "Anh Di...! Anh Di! Đợi em với nào..." Ông Hạ nghiêm khắc trách Thắng: "Tại sao anh lại đụng chạm vào nó làm gì? Ngay đến chúng tôi là người trong gia đình cũng còn phải nương nhẹ nó nữa là anh, dù sao cũng chỉ là một người lạ." Ông biết ông vừa nói một câu không người lớn chút nào, nhưng không hiểu sao, tự nhiên ông lại co ý muốn phủ nhận hoàn toàn thái độ của Thắng, không cần biết Thắng phải hay trái. Thắng lặng thinh, sửa lại quần áo cho thẳng. Ông Hạ quay trở vào nhà trong, nhưng không thể tìm lại giấc ngủ bị dứt quãng. Ông hơi thắc mắc trước sự xúc động hơi quá đáng của Lan. Tại sao nó lại chạy theo Di? Ở nh&agoặc một góc vườn. Bọn này giúp tiền, quần áo cũ, gạo, đôi khi nhờ vài việc vặt. Tô tự hỏi chắc có một lý do gì xô đẩy bà ta gần bọn này. Về sau Tô tìm ra: Đó là thái độ dân làng đối với bà ta, không ai xua đuổi hất hủi hay ghét bỏ bà ta, nhưng mọi người không ai bảo ai đều cố tránh tiếp xúc với bà ta càng ít càng hay. Theo Tô biết, nhiều người giúp bà ta gạo, thức ăn, nhưng giúp đấy để rồi tránh ra cho nhanh...như tránh một người mắc bệnh hủi. Họ sợ! Nhưng sợ cái gì, trốn tránh cái gì?" Bà Hạ thở dài, giọng xót thương: "Tội nghiệp!" Lan môi mím lại và tự nhiên thốt lên một câu giận dữ, khiến mọi người ngạc nhiên: "Tụi khốn! Dã man..." Tô cũng phải ngạc nhiên, trước phản ứng mạnh mẽ của cô em nhỏ. Hắn tiếp: "Đứa con trai lớn của bà ta, khoảng 12 tuổi, nhất định van xin bọn này cho đi theo 'hầu hạ', bỏ mặc mẹ tại làng. Nó không lấy gì làm thông minh và cũng giống trăm nghìn đứa trẻ quê mùa khác. Nhưng thỉnh thoảng nó ngồi bó gối im lặng, mắt đỏ ngầu. Tô có cảm tưởng nhớn lên nó có thể giết người dễ dàng..." Di ngắt lời anh: "Đúng vậy! Giết hết bọn Pháp là xong!" Tô hỏi lại em: "Di có chắc đó là giải pháp hay độc nhất hay không?" "Em hỏi anh một câu. Một câu thôi! Anh nghĩ gì về trường hợp người đàn bà ấy? Nãy giờ anh chỉ kể lại mà chẳng hề cho biết ý kiến riêng." Giọng Tô xa xôi và câu trả lời cũng khó hiểu: "Anh nghĩ rất nhiều về chuyện đó. Còn ý kiến của anh… Nhưng thật ra anh cũng chưa có một ý kiến rõ rệt nào. Anh thấy trường hợp của anh bây giờ cũng không khác trường hợp của người đàn bà đó bao nhiêu. Anh chỉ biết một điều. Anh..." Di nóng nảy chờ đợi, nhưng Tô ngừng nói, lảng sang chuyện khác: "Chết chửa, nãy giờ toàn nói chuyện đâu đâu, quên cả những chuyện thú vị trong đời sống “du tử"của bọn này. Me và Lan có biết không, bọn này...." Di chưng hửng. Nó thất vọng ra mặt. Đôi mắt nóng nảy, bốc lửa của hắn nhìn soi mói khuôn mặt Tô. Hắn hậm hực, bực tức nhưng rồi cũng đành ngồi yên. Tô kể tiếp: "Bọn này nếu hôm trước đến một làng hoang vắng dân bỏ đi hết, hôm sau chia nhau đến các làng lân cận lôi dân về. Trời mưa, trời nắng mặc kệ, bọn này say lên vì đi bộ. Lội bùn ngập đến đầu gối, gặp sông chắn ngang đường cầu đã bị phá đổ, cởi phăng quần áo đóng bè chuối vượt sông. Tối trở về mệt rã rời lăn ra ngủ. Ấy thế mà sáng hôm sau đã lại tranh nhau đi nữa, không ai muốn ở nhà giữa một khung cảnh thê lương thiếu hơi người. Thường thường khoảng 4, 5 ngày sau dân trốn tránh tại các làng chung quanh mới ùn ùn kéo về làng bọn này đóng, dựng lại nhà cửa. Lúc đó bọ này mới được nghỉ ngơi đôi chút và làm quen với dân..." Di ngắt lời, giọng nghi ngờ: "Miễn là họ để cho mình làm quen!" Từ lúc bắt đầu câu chuyện đến giờ, lần đầu tiên khuôn mặt Tô căng thẳng và một vẻ khắc khoải lẫn lộn với một sự điên dại vẫn kìm giữ được, xuất hiện trong đôi mắt hơi sếch của Tô. Di nghi ngờ là phải! Nói nghe có vẻ giản dị, nhưng thực ra công việc làm quen với họ rất khó và riêng với Tô nặng nhọc không kém một cực hình..." Lan bất mãn: "Anh chỉ nói quá! Em không tin! Anh đến để giúp họ cơ mà!" Bà Hạ cũng đồng ý với Lan: "Các con mệt nhọc vì họ, họ cũng phải biết ơn chứ?" "Một người giúp nhưng lại có đến mười người phá..." Tô im lặng một phút. Ông Hạ hỏi một câu mà không biết trước là thừa vì đâu ngu đến nỗi tin tưởng tổ chức Quân thứ lưu động gồm toàn những người nhiệt thành và lý tưởng như Tô. "Ai phá?" "Ai phá? Tất cả mọi người trừ dăm ba người: Một thiểu số thật mỉa mai và lạc lõng." Di bàn góp: "Chắc hẳn trong thiểu số lạc lõng đó có anh? 'Những kẽ lạc lõng!' Hừ! Sao câu đó đúng thế không biết!" Bà Hạ nhìn Di, trách móc: "Tại sao con hay bàn ngang thế? Để anh nói chuyện cho yên... Con ở nhà làm sao biết những nỗi khó khăn mệt nhọc của anh được." Khuôn mặt Di tối sầm lại. Hắn liếc nhìn rất nhanh Tô ngồi giữa me và Lan, đôi mắt trở nên dữ tợn. Hắn vừa bị gạt ra khỏi những nỗi buồn vui của mọi người. Càng kể chuyện giọng Tô càng mải mê và dần dần mất hẳn vẻ lãnh đạm xa cácrave; ngoài, Tô trách Thắng: "Mày gây sự với nó làm quái gì? Nó đã điên mày cũng điên nốt hay sao?" "Thực ra, tao chỉ nổi xung khi em mày đả động đến ba tao. Hắn hay bất cứ ai, tao cũng không thể tha thứ được." Tô tò mò nhìn Thắng nhưng hắn không hỏi gì thêm. Trong khi ông Hạ ngủ, Tô và Thắng ngồi trò chuyện trước hai cốc cà phê. Lan đan một chiếc áo len dở dang ở giường, khuôn mặt có vẻ bồn chồn không yên dạ. Nàng cũng không quan tâm đến câu chuyện trao đổi giữa Tô và Thắng. Đến một lúc câu chuyện chuyển sang bàn về gia đình Thắng. Khi Tô nhắc đến ông Nam – ba Thắng – Thắng trả lời miễn cưỡng. Tô gặng, Thắng mới chịu thổ lộ một số chi tiết về ba hắn, nhưng hắn cố gắng che đậy những xúc động dưới những lời lẽ sống sượng. Tô hỏi: "Mày yêu ba mày lắm phải không?" "Yêu? Thằng này dùng danh từ thật kỳ khôi. Tao chỉ 'yêu' được đàn bà thôi.Còn về phần ba tao, tao phục ông ấy can đảm. Mày biết không? Hồi Pháp thuộc, ông cách mạng cách miếc ra sao bị Tây mật thám bắt, đánh lên đánh xuống, quay điện, đủ cả! Đau quá, ông chửi ầm lên. Càng chửi càng bị đánh, ông cáu bảo 'Chúng mày hèn, dã man v.v... đánh người bị trói' và hấp! Ông đâm đầu vào tường vỡ cả đầu. Bọn mật thám sợ ông ấy tự tử chết, thôi không dám đánh nữa." "Mày là con một chắc được ba mày quí và chiều?" "Mày nhầm rồi! Trong đời, ba tao chỉ mê có hai thứ 'làm cách mạng' và 'vẽ tranh'. Vợ con, những chuyện vặt. Còn tao, tao ngó ông ấy 'cách mạng', ông ấy 'làm nghệ thuật'. Tao đếch hiểu cả hai thứ. Mà tao cũng cóc cần! Tuy nhiên tao vẫn phục ba tao như thường." "Trong khi ấy, mày làm cái gì?" "Tao ấy à? Tao tiêu tiền của me tao buôn bán kiếm được. Vô số! Ba tao sống như trên mây khói. Hễ lấy được của me tao đồng nào là để giúp anh em, giúp đảng và mua sơn vẽ. Mày xem, ít nhất trong gia đình cũng phải có thằng đàn ông biết phá phách tiền của me tao kiếm được chứ?" Tô mỉa: "Gớm! Công việc nặng nhọc nhỉ?" "Mày đừng có cười. Mày biết tao có tiền, tao tiêu tiền phung phí. Đồng tiền chạy đi chạy lại, và tao đứng trơ ra đấy, lắm khi tiêu tiền, phung phí mãi cũng đâm chán..." "Đã chán còn tiêu làm chi? Mâu thuẫn!" Thắng nhún vai: "À! Thói quen! Cái gì cũng có thể trở thành thói quen được hết!" Tô cười: "Vì thế mày mới đi Quân thứ Lưu động với chúng tao, để thay đổi không khí, lại còn cố ý, không mang theo một trinh nào trong túi và tao biến thành chủ nợ của mày." "Cái thằng này hai soi mói đời tư kẻ khác. Có hôm tao đánh vỡ mặt!" Hai người cùng cười. Tô lại hỏi: "Ờ! Tao cũng quên chưa hỏi hồi Việt Minh lên, mày làm gì ấy nhỉ? Mày có tản cư đi đâu không?" Lan ngửng đầu lên nhìn Thắng. Nàng có vẻ chờ đợi, lưu tâm đến câu trả lời của Thắng. Đôi mắt đẹp của Lan đã mất phần nào ánh nghi kỵ ác cảm lúc gặp gỡ ban đầu. "Tao gia nhập tự vệ thành, nhất định ở lại Hà Nội đánh nhau với Pháp. Ông cụ tao biết, nổi nóng, chửi tao một trận tàn tệ, trước khi ông cụ theo Việt Nam Quốc dân Đảng lên Vĩnh Yên... Ấy! Có lẽ vì muốn làm trái với ý ông cụ tao, tao nhất định vẫn ở trong đoàn tự vệ. Vả lại tao chỉ là tự vệ thành đâu phải Vệ quốc." "Mày không sợ gặp ông cụ mày, nếu Việt Minh bắt mày đánh nhau với Việt Nam Quốc dân đảng à?" "Gặp thế đếch nào được! Tao chỉ biết ở lại đánh Pháp... Bắt tao đi chỗ khác, tao rút lui ngay. Thôi mày! Đừng nói đến những chuyện cũ nữa. Ngán lắm!" Vẫn dùng cái giọng sai khiến, kẻ cả, Thắng hướng về phía Lan mời: "Tôi định mời cô Lan tối nay đi một vòng các Dancing. Cô bằng lòng chứ? Cô đừng ngại, tôi sẽ mời một cô bạn gái đi cùng với tôi; còn cô, cô đi với anh Tô." Lan hơi ngạc nhiên, lời mời của Thắng thật bất ngờ. Tô nhìn em tủm tỉm cười. Tô vừa nhớ đến câu chuyện về vũ nữ giữa anh em, sáng hôm nay. Lan không trả lời Thắng, mà lại hỏi Tô: "Anh Tô! Em đi được chứ hả anh?" Tô không đáp thẳng ưng hay không, hỏi lại em gái: "Hồi nãy Lan đuổi kịp Di không? Hắn đi đâu mà vội vậy?" "Anh Di đi nhanh như chạy, em đuổi không kịp. Cũng may đuổi không kịp, giá kịp Di không chừng cáu anh ấy đánh cả em. Thế nào? Em theo anh được chứ? Đến tiệm nhảy ấy!" Thắng lẳng lặng nghe hai anh em bàn cãi. Trước giọng nói háo hức của em, Tô đùa: "Dù em muốn đi cũng không được. Em làm gì có cái áo dài nào ra hồn để mặc. Anh thấy áo nào của em cũng mạng đầy ra." "Sai rồi nhé! Em có hàng áo anh mới cho." "Tối nay đi rồi, em may sao kịp." "Anh lại đoán nhầm rồi. Thừa sức! Chốc nữa me về giúp em một tay, em may ba chiếc cũng nổi." Ngay trước mặt Thắng, Tô và Lan vẫn đề cập tự nhiên những chuyện nghèo túng thiếu thốn của gia đình, không hề ngượng ngùng. Thắng lúc ấy mới lên tiếng: "Hay lắm! Thế có nghĩa chúng ta sẽ cùng đi." Lan đột ngột hỏi anh: "Anh có đủ tiền cho anh và em chứ?" Tô chưa kịp đáp, Thắng đã dịu dàng nói – câu nói dịu dàng đầu tiên của hắn là từ lúc xuất hiện ở gia đình ông Hạ. "Xin lỗi cô Lan. Cô đừng ngại. Cô đừng quên tôi còn nợ anh Tô khá nhiều tiền." Lan gặng hỏi anh: "Thật chứ anh Tô?" "À! Cũng không nhiều lắm." Thắng từ biệt hai anh em ra về và hẹn tối đến đón. Lan quay trở vào nhà trong, lục tủ và ngăn kéo tìm hàng vải và đồ khâu vá. Ông Hạ, đang ngồi hút thuốc lào, cau có nhìn con gái. Ông định bảo ngay cho Lan biết, một người con gái con nhà tử tế đâu được phép bước chân đến những chốn chơi bời, nhưng không hiểu sao ông lại đổi ý không nêu ngay vấn đề đó ra. Tối đến cơm nước xong, khi Lan đã thay quần áo trong nhà và mặc chiếc áo lụa vàng nàng đã cùng mẹ hì hục may cắt suốt buổi sáng mới xong; ông Hạ mới làm ra vẻ ngạc nhiên, hỏi: "Lan sắp đi đâu vậy mà mặc áo dài?" Miệng thì hỏi vậy, nhưng trong thâm tâm ông thầm cảm thấy kiêu hãnh, sự kiêu hãnh của một người cha có một cô gái yêu kiều. Mặc áo mới sát lấy thân hình, tóc bới cao lên đỉnh đầu theo kiểu các cô thiếu nữ Thái, Lan nhớn hẳn lên và càng giống mẹ hồi còn trẻ. Tuy nhiên, trước sắc đẹp bắt đầu nảy nở của Lan, ông cũng cảm thấy e ngại không đâu. Nghe câu bố hỏi, Lan ngỡ ngàng một chút, đoạn liếc nhìn Tô và mẹ, cầu cứu. Tô từ tốn trả lời hộ em: "À! Con định cho Lan chơi cùng tối nay với mấy người bạn của Thắng." "Đi đâu?" "Đến mấy dancing. Ba đừng lo! Con trả tiền cho Lan và con mà." "Không được! Mày đi một mình cũng là quá rồi!" Bà Hạ ngước nhìn chồng. Ông đọc thấy một ánh trách móc thầm kín trong đôi mắt vẫn còn đẹp của vợ. Bà Hạ lên tiếng, giọng cảm động: "Mình cấm con gái làm gì? Chẳng mấy khi..." Ông gắt: "Tôi bảo không được là không được! Nghèo thì nghèo, tôi nhất định không chịu để nó cặp đôi với một thằng con nhà giàu, nhâng nhâng nháo nháo như thằng Thắng! Không bao giờ! Bà hiểu chưa?" Tô mỉm cười, một nụ cười dữ tợn và mai mỉa. "Ba bất công lắm! Ba ghét Thắng thì cứ ghét, việc gì ba phải giận cá chém thớt, hành hạ một kẻ vô tội." Ông Hạ càng giận dữ hơn. "Mày im ngay! Mày cứ liệu giữ mồm miệng. Tao sẽ cấm cửa thằng Thắng cho mà xem." Lan mắt long lanh sáng hết nhìn Tô lại nhìn sang bố và mẹ. Lan bấm môi, cố ngăn những làn nước mắt đã lấp lánh trên mi, chực trào ra, bất chợt Lan vùng bỏ chạy vào nhà trong. Tô nhìn theo em gái, mặt đanh lại. Tô quay người, nhìn thẳng vào mặt ông Hạ. Ông đã tưởng Tô sẽ thốt lên những lời quyết liệt. Nhưng rồi tất cả mọi người đều ngạc nhiên, ngẩn người nhìn chiếc áo lụa vàng mới may của Lan, do Lan ném từ nhà trong ra, rơi xuống trước mặt mọi người, chiếc áo bị Lan xé rách làm mấy mảnh. Cứng rắn đến như ông Hạ mà cũng cảm thấy tim nhói đau. Nếu Lan khóc lóc giận dỗi, chưa chắc Lan có thể làm ông siêu lòng đổi ý. Mặc dầu Lan chưa biết là con gái độc nhất trong gia đình, xưa nay nàng vẫn được bố chiều và nương nhẹ, Lan cũng không dùng đến khí giới thông thường của đàn bà là những giọt nước mắt đi đôi với những lời nũng nịu. Thế mà lạ thay, nhờ hành động phản kháng tiêu cực, xé nát chiếc áo dài, Lan ngờ đâu Lan đã làm ông Hạ xúc động. Để che đậy những xúc động nội tâm, ông nói dỗi: "Thôi! Chúng mày đi đâu thì đi! Không có tao lại mang tiếng ác nghiệt." Ông Hạ bắc chiếc ghế ra ngoài hiên ngồi hút thuốc. Tô vào nhà trong dỗ em gái. Ông Hạ ngồi một mình lặng lẽ ngắm những vết ánh sáng vàng đỏ xa tít ở chân trời. Ông hồi tưởng lại những ngày vui hiếm hoi ông đã được hưởng hồi trẻ, rượu, đàn bà và những tiếng đàn hát cười đùa. Tối hôm ấy, Lan đành phải mặc một chiếc áo cũ, nhưng tương đối tươm tất nhất trong số những áo dài ít ỏi của Lan. Khi Thắng lái xe đến đón – một chiếc xe hơi không mới nhưng trông cũng còn khá tốt – ông Hạ nhận thấy hắn không đến một mình. Một cô gái Pháp, dưới ánh đèn phố hắt xuống, ông thắng thấy một mái tóc vàng óng và cặp mắt to, sâu, ngồi cạnh hắn ở trong ghế trước. Hai người trao đổi mấy câu bằng tiếng Pháp. Tiếng người con gái ngoại quốc trong vắt và quí phái, giọng của một thiếu nữ Ba Lê không phải giọng nói đầm thuộc địa ông thường nghe thấy. Người con gái không chịu cùng Thắng vào nhà, ngồi chờ hắn ngoài xe. Bước lên hiên nhà, Thắng nhận ra ông Hạ ngồi lẩn với bóng tối. Hắn chào, ông không buồn đáp. Lan, Tô và Thắng ra xe. Khi qua chỗ ông ngồi, ông đã tưởng Lan sẽ đi thẳng. Nhưng ông đã đoán sai. Lan dừng lại đứng cạnh ghế ông, ngập ngừng nói: "Ba...!" Trong một thoáng giây, ông tưởng chừng như người đứng bên ông không phải là Lan, mà là một cô bé xinh xắn, tuy hơi ngỗ ngược một chút, Lan cách đây 8, 9 năm. Cổ họng ông hơi nghẹn lại, ông thâu ngắn khoảnh khắc thân mật đó, nói, khô khan: "Nhớ về sớm đấy! Thôi! Con đi đi!" Chiếc xe hơi mở máy và vừa rời lề đường, một bóng người xuất hiện trong chỗ tranh tối tranh sáng của khoảng sáng do ánh đèn đường hắt xuống: Di. Hắn hai tay thọc vào túi, miệng ngậm thuốc lá, nhìn theo chiếc xe hơi. Hắn không vào nhà ngay, còn đứng trầm ngâm một lúc khá lâu. Ông Hạ tự hỏi trước sự vui chơi của mọi người, hắn có cảm thấy bị bở rơi, gạt sang một bên như ông vào giây phút đó hay không? Tiếng bà Hạ vang từ trong nhà ra: "Sao mãi không thấy thằng Di về?" Ông Hạ thấy Di ngửng đầu lên, nhưng hắn lại quay người đi về phía đầu phố, không vào nhà. Ông Hạ gọi theo: "Di! Mày lại còn đi đâu nữa? Khuya rồi!" Tiếng gọi của ông chìm vào bóng tối, không một tiếng vang. Tiếng chân Di xa dần. Một tiếng thở dài vang lên cạnh ông. Bà Hạ đã đứng cạnh ông lúc nào không hay. Hết hạn nghỉ phép, Tô cùng Thắng lên đường quay trở về với đời sống nay đây mai đó của đoàn Quân thứ Lưu động. Trong mấy ngày ở Hà Nội, Thắng cũng năng đến thăm gia đình ông Hạ. Nếu tình cờ Di và Thắng gặp nhau cả hai đều không hề chào hỏi hoặc chuyện trò. Chúng giống hai kẻ thù địch, vì hoàn cảnh bó buộc, đành phải chịu đựng nhau; nhưng rõ ràng là nếu gặp nhau ở một khoảng không gian và thời gian khác, mỗi người đứng vào một phe rõ rệt, chắc chúng sẽ đâm chém nhau không thương tiếc. Trước khi đi, Thắng cũng có mời cả gia đình ông Hạ ăn một bữa cơm tây tại một tiệm có tiếng. Kết cục chỉ có bà Hạ, Lan và Tô nhận lời. Di như thường lệ luôn luôn vắng nhà. Ông Hạ cần gặp một người bạn cũ về chuyện công việc làm ăn, đúng hôm Thắng mời, nên cũng thoái thác. Có lẽ chỉ có Lan háo hức và thú vị nhất. Trong gia đình không ai còn lạ gì tính nết Lan, thích một đời sống sung túc, ăn ngon mặc đẹp. Tuy nhiên, Lan vẫn khăng khăng mặc một chiếc áo dài cũ, mặc dầu biết sẽ phải dùng cơm tại một nơi sang trọng và vẫn giữ thái độ hơi xa cách, giữ gìn đối với Thắng. Tuy nhiên đôi khi Thắng cũng khiến Lan bật cười hoặc đỏ mặt vì những câu nói châm biếm dí dỏm. Khoảng hơn nửa tháng sau, buổi chiều khi ông Hạ đi làm về, bà Hạ cho biết: "Thắng vừa đến chơi xong:" Hơi ngạc nhiên, ông hỏi: "Vừa đi xong nó lại được về nghỉ phép rồi à? Sao Tô không về?" "Không! Theo lời Thắng cho biết, Thắng vừa xin thôi không theo Quân thứ Lưu động nữa." "Nó có cho biết tại sao không? Sợ nguy hiểm à?" "Tôi không nghĩ rằng Thắng sợ nguy hiểm, hình như nó...chán lang thang thì phải?" Ông Hạ nhún vai, cười khảy. Bà ngập ngừng tiếp: "Có lẽ mình nên biên thư gọi thằng Tô về. Dạo này Việt Minh hình như bắt đầu để ý đến các đoàn Quân thứ Lưu động. Thắng cho biết, mới đây hai người công an trong đoàn dẫm phải mìn bị thương khá nặng. Tôi lo cho Tô. Tính nó hay xông sáo, nhỡ một cái..." "Thế Việt Minh đã tấn công Quân thứ Lưu động lần nào chưa?" Bà lắc đầu, ông dửng dưng nói: "Thế cũng chưa ngại. Kệ thằng Tô, đi hay về tuỳ nó. Mình chỉ lo lắng vớ vẩn." Câu chuyện giữa hai vợ chồng ông Hạ về Tô chấm dứt ở đây. Bốn năm hôm sau, cũng vào buổi chiều đi làm về, từ đằng xa ông Hạ đã trông thấy Thắng đang ngồi nói chuyện với Lan ở trước hiên nhà. Không biết Thắng nói câu gì, khuôn mặt đang tươi cười của Lan vụt trở nên nghiêm trang, Lan nhìn thẳng vào mặt Thắng không trả lời. Liếc thấy ông Hạ, Thắng vội từ biệt Lan. Lan trao cho Thắng một bọc giấy. Thắng rời Lan đi về phía ông Hạ, dáng đi vẫn lật bật nóng nảy như thường lệ. Hắn chào ông, ông lãnh đạm gật đầu. Hai người đi qua nhau, không bắt tay và cũng không chậm bớt nhịp bước. Lan đứng đón bố ở cửa. Ông Hạ hỏi, giọng nghiêm khắc: "Thằng Thắng đến có việc gì mà đến hoài?" "À! Mai anh ấy trở lại với đoàn Quân thứ Lưu động, nên đến gặp mẹ và con xem có nhắn gì cho anh Tô không." Ông Hạ không buồn hỏi Lan lý do nào đã thúc đẩy Thắng rời bỏ đời sống ăn chơi ở thành phố. Theo ý ông bọn thanh niên ngày nay điên cả lũ, ông hơi đâu tìm hiểu chúng làm chi. "Mày đưa cho nó cái gì đấy?" Lan hóm hỉnh cười: "Ba hỏi làm gì?" Ông chưa kịp mắng, Lan đã đáp ngay: "Con nhờ anh Thắng trao hộ anh Tô chiếc áo len con mới đan." Ông cau mặt, nhưng trước vẻ mặt vô tội và thẳng thắn của Lan, cảm thấy sự “tra hỏi"của ông vô căn cứ, ông đi thẳng vào nhà. Một tháng qua. Trong bữa cơm trưa, ông Hạ cho vợ biết theo tin tức trên báo, đêm qua Việt Minh dải truyền đơn tại một vài nơi trong thành phố. Nhà binh Pháp và Công an bố ráp bắt được một số thanh niên trên người còn mang một số truyền đơn và tài liệu. Nghe đến đây, Lan tự nhiên tái mặt, vẻ lo lắng bồn chồn hiện hẳn ra nét mặt. Lan vội kéo mẹ vào trong nhà. Hai mẹ con thì thầm bàn chuyện. Ngồi ngẫm nghĩ một lúc, tự nhiên ông Hạ bật gọi: "Lan! Sáng nay Di có về nhà không?" Tiếng thì thầm của Lan và bà Hạ im bặt. Chờ một chút không thấy ai trả lời, ông Hạ đứng dậy vào nhà trong. Ông vừa vào, bà đã vội quay mặt đi. Ông thoáng thấy khuôn mặt vợ tái ngắt, mắt đơm đớm nước. Ông nghiêm khắc hỏi: "Thế nào! Tối qua thằng Di không ngủ nhà; sáng nay cũng lại không thấy về. Thế là nghĩa lý gì? Mà mẹ con bà giấu tôi chuyện gì hả?" Lan vội đỡ lời mẹ: "Đâu có! Mẹ và con đang lo cho anh Tô đấy chứ! Còn anh Di đi đâu có bao giờ cho con và mẹ biết..." Nhìn mặt Lan, ông Hạ biết chắc con nói dối. Lan biết nhiều chuyện về những hành động bí ẩn của Di hơn cả vợ chồng ông. Nhưng ông biết tính Lan bướng lắm. Lan đã chủ tâm bênh vực và che đập cho anh, ông có vặn hỏi cũng chẳng ích gì. Ông tự hứa, khi nào vắng mặt Lan, ông sẽ tra hỏi vợ chắc rõ đầu đuôi. Ông Hạ ngồi hút thuốc lào và tự nhiên lo lắng không đâu. Không lẽ Di điên rồ dại dột tham dự vào vụ ném truyền đơn tối qua. Nhưng nghĩ đến lòng oán ghét người Pháp của Di, bản chất say mê và quá khích của Di, ông e ngại rằng sự suy đoán của ông cũng không xa sự thật bao nhiêu. Ba bốn hôm sau, Di vẫn biệt tăm biệt tích. Ông Hạ bàn với vợ đến hỏi tại các sở cẩm xem Di bị giam ở đâu và về tội gì. Vợ ông liếc nhìn Lan, đoạn ngập ngừng nói: "Mình đừng đến tìm Di tại các sở cẩm làm chi. Lan có nói chuyện với tôi, Di bị công an trung ương bắt thì phải..." Ông hỏi dồn: "Tại sao Lan biết được?" "Tối hôm qua, một anh bạn anh Di lại đây báo tin cho con và mẹ biết anh Dị bị công an bắt cùng với nhiều người khác. Họ nghi anh Di dự vào vụ ném truyền đơn." Tuy đã đoán biết trước phần nào, ông cũng sửng sốt và ngồi ngẩn ra. Cơn giận của ông lại bốc lên bừng bừng. Ông đập mạnh tay xuống bàn, quát lên: "Cái thằng khùng! Đồ bất hiếu, bất mục..." Ông mắc Lan: "Tao chắc mày biết rõ chuyện thằng Di liên lạc với bọn Việt Minh. Tại sao không cho tao biết trước, để đến nay nó bị tù? Hả? Nói đi chứ! Công an nó mà bắt thời khó sống với nó." Lan mắt đã dưng dưng, nhưng vẫn bướng bỉnh đáp gọn lỏn: "Con không biết gì hết làm sao nói được!" Bà Hạ quầng mắt trũng sâu, khuôn mặt hốc hác vì lo lắng nói như van nài: "Lan! Con biết gì cứ kể cho ba. Ba còn liệu chạy chọt để anh Di nhẹ tội đi chứ." Lan nắm lấy tay mẹ, bóp chặt nhưng vẫn không hé miệng. Ông Hạ nghĩ không chừng Lan đã được Di dặn trước. Ông lồng lộn đi đi lại lại trong nhà. Ông phải làm gì bây giờ? Mặc dầu hắn điên và mù quáng, Di vẫn là con trai ông. Không lẽ ông để nó mục xương trong tù. Ông nghĩ đến chuyện mướn luật sư. Không chừng Di chỉ bị tình nghi và tội trạng không lấy gì làm rõ rệt. Phải để luật sư gặp hắn, khuyên hắn kể hết đầu đuôi tự sự, may ra mới gỡ tội được cho Di. Nhưng đào đâu ra tiền bây giờ? Bà Hạ đề nghị: "Hay mình biên thư gọi Tô về?" "Không được! Tình hình như thế này, nó càng cần phải đi làm. Ít nhất mình cũng còn trông cậy vào tiền lương của Tô để mướn luật sư." Lan xen vào: "Ba! Hôm nọ đi đến dancing, anh Thắng có giới thiệu con một anh bạn hiện tập sự tại văn phòng Luật sư Q. Hay để cho nhờ anh Thắng biên thư giới thiệu, tìm đến gặp, may ra anh ấy sẽ giúp mình." Ông Hạ cau mặt: "Bạn Thắng hả? Chắc gì Thắng chịu giới thiệu. Nó ghét thằng Di, đời nào." Lan quả quyết: "Con tin anh Thắng sẽ giúp gia đình mình. Anh Thắng không nhỏ nhen đến thế đâu. Trong những lần gặp con ở..." Lan ngừng nói, chắc Lan tự biết vừa lỡ lời. Ông Hạ nghi ngờ nhìn Lan. Nghe giọng Lan ông có cảm tưởng Lan biết khá kĩ về Thắng. Hay hai đứa đã hẹn hò gặp nhau riêng tại một nơi khác, dấu cả ông lẫn bà? Trước ánh mắt soi mói của bố, hai gò má Lan ửng hồng. Suy đi tính lại, ông cũng đành đồng ý với Lan. Ngay chiều hôm đó, sau khi gửi ngay một lá thư bảo đảm cho Tô và Thắng, không chần chờ nhận được thư giới thiệu của Thắng, bà Hạ và Lan tìm đến gặp ngay Vĩ, người bạn tập sự luật sư của Thắng. Khi về nhà, bà Hạ và Lan mừng rỡ ra mặt. Vĩ đã nhận lời cãi hộ vụ Di. Vấn đề tiền thày kiện sẽ thanh toán sau. Vĩ còn hứa sau khi xin phép biện lý và tiếp xúc được với Di, sẽ thân hành đến gia đình ông bà Hạ cho biết thêm chi tiết. Ông Hạ thắc mắc: "Người ta đã chịu giúp mình không kể tiền nong lại còn để anh ấy đến đây làm gì? Phiền chết!" Lan ngây thơ đáp: "Anh Vĩ có ô tô mà. Anh ấy tự ý muốn đến đấy chứ!" Thực ra ông cũng không ngạc nhiên lắm. Không mấy người đàn ông cưỡng nổi với sự quyến rũ rất tự nhiên của Lan. Một ý định thầm kín bắt đầu nhen nhúm trong óc ông: Trong tương lai sắc đẹp của Lan – nếu ông khéo léo – sẽ có thể biến thành một sức mạnh đáng kể, giúp ông dựng lại cơ nghiệp. Dĩ nhiên ông cũng hơi hổ thẹn với chính mình khi có ý định lợi dụng sắc đẹp của con gái. Nhưng không thể ngăn ông nghĩ ngợi hoài đến vấn đề này. Mấy ngày sau, vừa xin được phép ông Biện lý vào tiếp xúc lần đầu với Di, Vĩ đã tìm đến thăm ông bà Hạ ngay. Vĩ vào khoảng ngoài ba mươi. Thân hình cao lênh khênh, làn da trắng xanh, cặp mắt mơ màng sau cặp kính cận thị khiến Vĩ có vẻ một thi sĩ hơn một luật sư. Mới gặp Vĩ lần đầu, Vĩ đã có nhiều điểm khiến ông Hạ không ưa. Trước nhất lối phục sức của Vĩ rất hợp thời trang, nhưng đỏm dáng tựa một người đàn bà: Cravare lụa mầu, cặp cravere bạch kim gắn một viên ngọc thạch, giầy hai mầu mũi nhọn, pochette thêu hai chữ lồng lấy nhau, chắc chữ đầu tên Vĩ và vợ. Vĩ còn có cái tật kỳ khôi là khi thì nói lắp có lúc lại không. Nghe chuyện hắn thật bực mình. Tinh ý quan sát hắn người ta thấy hình như Vĩ có hai con người khác nhau. Lúc hắn cố gắng làm ra vẻ đàn ông nói dằn giọng hùng hồn không lắp một chút nào, nhìn thẳng vào mặt người đối thoại – thói quen nghề nghiệp của Vĩ – Lúc hắn lắp bắp nói không thành câu, đỏ mặt lúng túng thật đáng thương. Đã thế hắn lại còn lăng xăng, quấn lấy Lan. Đến gia đình ông bà Hạ về công việc, mà hắn chỉ biết có Lan, tìm mọi cách để làm Lan vừa lòng, uống từng câu nói của Lan và mặc dầu hắn đang nói thao thao về những khía cạnh pháp lý của vụ cãi cho Di, Lan vừa hỏi một câu, hắn vội im bặt những lời hùng biện và hấp tấp trả lời, nhiệt thành một cách lộ liễu, và quá đáng. Vĩ kể lại chi tiết về cuộc gặp gỡ giữa hắn và Di trong nhà giam. Theo lời hắn, hắn vừa tự giới thiệu là trạng sư gia đình mướn cãi cho Di, Di lãnh đạm đáp “Tôi không cần luật sư! Ông đừng hỏi tôi phí công. Tôi không nói gì hết!”. Vĩ cố gắng giảng giải, nếu Di cho hắn biết tỉ mỉ tất cả sự thật, hắn sẽ gỡ được cho Di nhẹ tội hoặc trắng án. Hắn cũng cho Di biết, đã gặp ông Biện lý và trong mấy thanh niên bị bắt, Di chỉ bị tình nghi chứ không có chứng cớ buộc tội rõ rệt. Di lẳng lặng nghe, cuối cùng nói cộc lốc: “Ông có thuốc lá không?” Di nhận điếu thuốc lá của Vĩ, châm hút, không một lời cám ơn. Đoạn hắn đuổi “Ông đi về đi! Đừng làm phiền tôi”. Nghe đến đây, Lan mỉm cười, hỏi: "Thế ông đứng dậy đi về luôn?" Vĩ lên giọng luật sư nhiều kinh nghiệm: "Đâu có phải lần đầu tiên tôi phải tiếp xúc với một người bướng bỉnh. Tôi đã từng gặp những tội nhân còn gây gổ với tôi là khác. Khi anh Di đuổi, tôi đáp 'Ông không muốn tôi cãi cho ông, đó là ý của ông. Tôi chỉ biết gia đình ông thuê tôi, là tôi cãi vụ này. Tôi sẽ ngồi cho đến hết giờ thăm'. Tôi lấy hồ sơ ra nghiên cứu và..." Lan ngắt lời Vĩ: "Đáng lẽ ông nên mềm dẻo một chút, không nên găng với anh Di tôi. Ông làm thế không chừng lại khiến anh Di tôi bực mình, không chịu nói sự thật với ông hay cãi nhau với ông biện lý rồi bị xử nặng tội hơn." Ông bà Hạ tưởng Vĩ sẽ mếch lòng trước lối nói thiếu phần tinh tế của Lan, không ngờ Vĩ lại dịu ngay giọng, nói như xin lỗi: "Vâng! Vâng! Không! Tôi thật ra chỉ có ý định cương quyết một chút lần đầu gặp anh Di mà thôi. Lần sau, tôi hứa với cô sẽ mềm dẻo hơn." Bà Hạ hỏi: "Anh thấy em nó có khoẻ không?" Lan thẳng thắn: "Me tôi định hỏi, anh tôi có bị tra tấn đánh đập nhiều không?" Vĩ lưỡng lự: "Bà và cô Lan cũng nên biết là điều đó không thể tránh được vào thời buổi này. Tôi quan sát thấy một vài vết tích chứng tỏ..." Bà Hạ thở dài quay mặt đi, Lan mắt sáng lên, bứt rứt: "Ông phải can thiệp cách nào chứ!" Ông Hạ mắng át Lan: "Thằng Di bướng, công an đánh cho là phải. Còn can thiệp, ông Vĩ là trạng sư chắc thông thạo công việc nghề nghiệp của ông ấy, đâu cần lời khuyên của ai. Con gái con lứa! Bép xép hoài." Lan sa sầm mặt, trước câu nói tàn nhẫn của bố. Lan ra ngồi ở chiếc bàn cạnh đấy, để mặc bố tiếp chuyện Vĩ. Ngồi với ông bà Hạ, Vĩ chốc chốc lại quay mặt hướng về phía Lan. Nghĩ thương anh, và tức giận vì cảm thấy bất lực trước những đau khổ của một người thân, Lan khóc. Đầu Lan vẫn thẳng, môi mím lại và mắt mở to nhìn vào khoảng không. Vĩ là người đầu tiên trông thấy Lan khóc. Hắn hốt hoảng, bối rối hơn cả ông bà Hạ. Khi hắn đứng dậy cáo từ, cắp cặp ra về, hắn muốn chào Lan lắm, nhưng tuy đằng hắng mấy tiếng vẫn không thấy Lan chú ý, hắn lưỡng lự không biết có nên lại gần Lan hay về thẳng. Tuy đã để tay lên nắm cửa và mặc dầu có ông Hạ tiễn ra tận cửa, Vĩ còn cố quay lại chào thêm bà Hạ một tiếng để có dịp nói với Lan: "Cô Lan! Chào cô. Tôi sẽ cố can thiệp với ông Biện lý để tránh cho anh Di... Vâng. Xin cô đừng lo! Vài hôm nữa tôi sẽ xin lại đây. Tôi sẽ lại sớm hơn thế không chừng." Lan lãnh đạm gật đầu chào Vĩ. Lan cũng không lau khô hoặc giấu những giọt nước mắt còn đọng trên hai gò má. Sự quỵ lụy trước đàn bà của Vĩ khiến ông Hạ càng bực bội và khinh bỉ hắn. Ông thắc mắc tự hỏi tại sao đã có vợ – tay Vĩ có đeo nhẫn cưới – hắn còn có thể si ngây đến như vậy. Suốt trong tuần lễ sau đó, chiều nào đi làm về ông Hạ cũng thấy một bó hoa thật đẹp, đắt tiền cắm lọ để giữa nhà. Ông hỏi, Lan đáp: "A! Anh Vĩ ngày nào cũng mua hoa tặng vợ, tiện tay anh mua thêm một bó nữa, tạt qua đây 'tặng gia đình mình cắm cho vui nhà'." Ông cau mặt, thầm nghĩ Vĩ thật trơ trẽn và bất nhã. Trong khi gia đình ông có chuyện buồn, hắn chỉ nghĩ đến chuyện tán tỉnh Lan. Tưởng tượng hắn ôm hai bó hoa, đứng ở ngưỡng cửa, lắp bắp không ra câu, ông đã cảm thấy gan ruột lộn lên. Thế mà ông lại phải nhờ vả hắn và chịu ơn hắn! Đôi khi ông muốn bỏ mặc Di, cho Di bị tù, và cấm cửa cả Thắng lẫn Vĩ. Con gái ông không phải là một đồ chơi. Theo Vĩ, ông Biện lý – một người bạn của hắn – không mấy thiện cảm với Di. Ông tâm sự với hắn “Cái thằng blanc"bec ấy thật impossible. Mình hỏi cung nó mà thái độ nó khinh khỉnh, làm như mình phiền nó. Kỳ khôi hơn nữa, không những nó không nhận tội mà qua lời lẽ, hình như nó muốn chúng mình, chính mình và tất cả mọi người, mới là những kẻ có tội. Lắm khi moa chỉ muốn căng nọc nó ra đánh cho một trận. Ngứa tay lắm! Ấy thế mà chính những thằng nhãi ranh miệng còn hôi sữa đó, dám ném truyền đơn, lựu đạn, không chùn tay.” Ông Hạ rất thông cảm với phản ứng của ông Biện lý. Chắc ông cũng có con trai lớn bằng tuổi Di. Ông nói đúng lắm: Chúng – bọn trẻ – thù ghét bọn già vì tin tưởng chính họ mới là những kẻ có tội. Nếu ông Biện lý buộc tội Di khá nặng, ông sẽ không ngạc nhiên chút nào. Di còn nhờ Vĩ nhắn bà Hạ và Lan đừng vào thăm. Di sẽ không “tiếp”. Bà Hạ và Lan rất buồn và thắc mắc trước thái độ muốn cắt đứt với những ràng buộc gia đình của Di. Đối với một người mẹ, một người em gái, bị một người thân hắt hủi còn đáng buồn và khổ hơn cả bị hành hạ, sỉ mắng. Tuy nhiên bà và Lan vẫn sửa soạn quần áo, thức ăn khô, chờ ngày được vào thăm Di. Buổi tối hôm bà Hạ và Lan được phép vào nhà giam thăm Di, lại không gặp mặt Di, vì Di nhất định không chịu rời phòng giam và cũng không hề viết thư ra, hay nhắn tin giải thích tại sao. Thắng từ đoàn Quân thứ Lưu động trở về Hà Nội và xuất hiện bất ngờ tại gia đình ông bà Hạ. Kể ra bất ngờ là đối với ông và bà Hạ mà thôi. Khi Lan reo lên mừng rỡ “Anh Thắng! Sao bây giờ anh mới về?”, ông đoán biết ngay cô nóng ruột chờ đợi Thắng từ mấy hôm nay. Thắng gầy và mặt mũi chân tay đen xạm. Hắn vẫn mặc nguyên trên người bộ đồng phục của các nhân viên Quân thứ Lưu động, bà Hạ hỏi? "Chắc em Tô không về cùng với anh?" Thắng đáp ngắn ngủi: "Dạ không ạ!" Lan đến ngồi cạnh mẹ, hai tay khoanh lại, mắt nhìn Thắng không rời. Nàng cố gắng ghìm giữ phần nào ánh rạng rỡ trên nét mặt. Lan đợi khi Thắng đã ngồi xuống ghế hẳn hơi, châm thuốc hút rồi mới lên tiếng: "Anh nhận được thư Lan hôm nào? Anh Tô có nhắn gì không?" "Sáng nay nhận được thư Lan, tôi về ngay." Thắng không trả lời câu hỏi về Tô, tiếp luôn: "Bà và Lan chắc đã gặp Vĩ nhiều lần? Hắn cãi không giỏi nhưng tạm được và chịu khó lắm!" "Dĩ nhiên anh Vĩ chịu khó rồi! Thày kiện mà ngày nào cũng mang hoa tặng gia đình thân chủ." Thắng cau mày, nhắc lại: "Tặng hoa!" Hắn nhìn Lan từ đầu đến chân soi mói, đoạn gật gù cái đầu. Lan hơi đỏ mặt. Lan Thắng không bảo nhau đều mỉm một nụ cười, đồng lõa một cách thầm kín. Thắng hơi nghiêng người, thọc tay trái định rút khăn tay. Chợt hắn nhăn mặt, làn da hơi tái một chút. Lan lúc ấy mới chú ý đến tay áo Thắng, hơi cộm lên và lấm tấm mấy vết máu khô đọng. Nàng vội hỏi: "Chết chửa! Tay anh làm sao thế kia?" Thắng nhún vai, đáp: "Mìn Việt Minh." Bà Hạ sửng sốt. Linh tính một người mẹ hình như thầm bảo một chuyện không may có thể xảy đến cho Tô. Giọng lạc đi, bà kêu lên: "Trời! Thế Tô?" "Không! Bà đừng lo! Tô khoẻ và không sao cả." Ông Hạ lên tiếng: "Chắc các nhân viên Quân thứ đi công tác gặp mìn Việt Minh chôn? Nhiều người bị thương không?" Câu trả lời của Thắng vẫn ngắn ngủi, thản nhiên: "Dạ! Vài ba người." Lan nhìn cánh tay Thắng, nàng hơi ngần ngại trước khi đặt câu hỏi: "Thế anh?" "A! Chắc mình không ưa tôi, nên tôi đi qua hai ba bước nó mới nổ. Bùm! Người lính kế sau tôi, gãy một chân và một bên người bị nát bấy vì mảnh mìn." Hắn ngừng lại, đầu hơi cúi, nhìn theo làn khói thuốc lá uốn éo. Tự nhiên mọi người đều im lặng. Bà Hạ thở dài nhẹ nhõm: "Anh Thắng may thật!" Lan tinh quái hỏi: "Anh sợ chứ?" "Sợ lắm! Nhưng kém xa lần đầu tiên đưa Lan ra “piste"nhảy." Lan trừng mắt nhìn thẳng vào mặt Thắng. Hai cặp mắt giao nhau trong một giây, đoạn hai gò má Lan ửng hồng. Lan và Thắng giống hai con thú dữ, móng sắc, trẻ và hăng máu không để lỡ bất cứ dịp nào để rỡn đùa, một trò chơi không thiếu phần nguy hiểm.