ái bếp bẩn thỉu đã biến mất, đống rơm ngứa ngáy sau lưng cũng chẳng còn, cái bụng lép kẹp đã ngừng sôi... Bi bồng bềnh trôi... Ngoài trời, một cơn giông mới lại kéo tới. Mưa đổ xuống rào rào... Trời chuyển tối... Một góc mái chuồng bò vẫn trống hoác... Thùng, thùng, thùng... tiếng trống dồn dập của đội Cải cách huyện như đánh thức khát vọng bao đời của dân làng Hà bừng tỉnh! Khi thế giới đang đi những bước cuối cùng của cuộc cách mạng công nghiệp thì người làng Hà vẫn mải mê bám vào đất. Đất là tất cả: là cuộc sống, là hạnh phúc, là hiện tại, là tương lai. Tất cả đều dính chặt vào đất. Vì thế, bốn chữ "NGƯỜI CẦY CÓ RUỘNG" ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu như có ma lực làm cho cái làng vốn bình bình, cai phận bỗng sôi lên sùng sục. Cả tháng nay không ai thiết gì tới làm ăn: chẳng nhổ cỏ, tát nước, kéo vó, bới khoai. Lũ lợn bị bỏ đói cứ lồng lộn đạp chuồng đòi sổ ra, mấy con bò thiếu cỏ rống lên từng hồi... Trẻ con cũng chẳng màng tới cây khăng, hòn bi. Chúng còn mải mê ra đình cùng người lớn xem những trò mới lạ. Nghe đâu trên Huyện đã phân bổ "nhẹ tay" một phần trăm địa chủ cường hào cho cái làng xơ xác này. Cả làng chỉ có vài mảnh ruộng nằm sít chân núi, quanh năm trông ngóng mấy vụ lạc, vụ khoai ngoài bãi sông, thử hỏi đào đâu ra cho đủ một phần trăm ấy. Dĩ nhiên, tất cả các vị chức sắc của Hội đồng hương chính thì chẳng chạy đâu cho thoát. Nhưng một phần trăm trên dân số khoảng chừng một phần tư vạn người, như vậy là phải cần tới hai mươi lăm cái tên, mà các vị trong đám kể trên mới chỉ gánh được non nửa. Thôi thì, ông thầy đồ gàn dở, lão lang băm mắt toét, mấy bác trung nông mới ngóc đầu dậy... cũng đồng loạt được nâng bậc, nghiễm nhiên trở thành "cường hào, ác bá". Ông Ty, tất nhiên, cũng nằm ở giữa cái danh sách ấy. Tuần đầu, đấu tố nhằm vào các vị Lý trưởng, Lý phó, Chánh tổng, Trương tuần... diễn ra thật sôi nổi, đầy phấn khích. Những ấm ức bao đời, những bất công oan trái tưởng chừng như phải bọc kín lại mà mang theo xuống mồ, nay được mang ra khêu cho vỡ, cho bục. Những từ ngừ cao xa mà mấy anh mấy chị nông dân cục mịch chưa từng một lần được nghe tới, tự dưng cứ tuôn ra ào ào… Nào là "bắt rễ xâu chuỗi", "Việt gian bán nước", "cường hào, các bá",... vang lên choang choang suốt cả tuần không dứt. Dân làng hả hê, phấn khởi... Nhưng sang tuần sau, khi đấu tố tập trung vào các vị vừa được "nâng bậc" thì tình hình khác hẳn. Trước mắt họ, ông thầy đồ bị trói gô lại, đầu cúi gằm, ông này tuy có khó tính khó nết nhưng không có ông thì lũ trẻ lấy đâu ra câu văn, cái chữ? Gặp lúc cần viết văn tự, tờ đơn lá sớ thì biết nhờ vào đâu? Còn kia là lão lang băm đang run lên cầm cập. Mắt tuy lèm nhèm, thuốc men thì nhì nhằng nhưng thử hói đêm hôm không may mà bị cảm mạo thì lấy đâu ra mấy lá cao mà dán vào người? Đằng kia nữa là ông Máy, khỏe mạnh vào bậc nhất làng, làm ăn hùng hục cứ như trâu, luôn mồm không ngớt van xin... Tuần trước hơn nửa số người ngồi đây đã chả khề khà chén rượu mừng con gái ông đi lấy chồng? Thế nên dù tiếng trống có thùng thùng dồn dập bao nhiêu cũng chẳng thúc được ai đứng lên mà kể tội cho ngọn ngành, chỉ tổ làm cho bà con thêm nhốn nháo kinh động. Buổi đấu tổ phải giải tán giữa chừng. Lãnh đạo đội Cải cách họp lại ngay lập tức. Họ nhận thấy rằng phải khẩn trương thành lập đội du kích làng, tập họp từ những thành phần bần cố nông để "bắt rễ xâu chuỗi" và giữ trật tự an ninh. Tất nhiên Bi đứng đầu danh sách tuyển chọn và được chấm ngay vào cái chức Đội trưởng đội du kích xã Phú Hoà - tên mới của làng Hà - vừa giầu vừa hòa hợp, thật thỏa cho cái mong ước của bà con, dù mới chỉ ở trên giấy! Mà cũng chỉ ở trên giấy thôi, giữa dân làng với nhau họ vẫn chỉ dùng cái tên có từ thời khai thiên lập địa. Bi cũng có cái tên mới rất kêu, thích hợp với vị trí của mình: Nguyễn Quyết Chiến. Chẳng những thế mấy anh cán bộ còn xoay sở đâu cho chàng một bộ cánh khá bảnh để vĩnh biệt cái tấm che thân rách mướp đủ mầu. Bi còn kiếm thêm đoạn dây thừng, thắt vào quanh bụng, nom gọn gàng mạnh mẽ hẳn ra! Chưa hết, cả đội du kích thì chỉ vác gậy, riêng chàng được giao hẳn một cây súng kíp dài lòng thòng, vác lên vai trông rất oai phong! Tối tối, Bi còn tới cả lớp học bình dân nữa. Bi chăm chỉ lắm ngó trước ngó sau, hễ chẳng thấy ai là chàng ta lại cầm cái que vạch ngay xuống đất mấy con chữ vừa mới học, uốn môi, cong lưỡi tập đánh vần. Bất kể giấy tờ gì có cái chữ mà vào tay Bi là chàng lại tìm ra một góc lấy ngón tay lần chỉ vào đó ê a đọc. Thế nên, Bi tiến bộ nhanh lắm, chẳng mấy chốc mà chả vượt chỉ cô An, nghe đâu đã đọc thông viết thạo. Đêm đêm, ở lớp học bình dân học vụ ra, Bi rảo bước tuần quanh làng. Nỗi vất vả đêm hôm vì an ninh trật tự của xóm làng chẳng thấm đâu so với những cực nhọc đã đeo bám Bi từ tấm bé. Cái làm chàng khốn khổ lúc này có ngờ đâu chính lại là lũ chó. Trước đây, chắc vì đã quá quen với bộ cánh đủ màu vá chằng vá đụp nên chúng cứ để mặc Bi ra sáng vào tối. Nay bỗng dưng trông chàng sáng sủa, bảnh chọe, chúng lại đâm ra nghi ngờ... Cứ thấy Bi ở đâu là chúng đuổi theo sủa om sòm. Có đêm đang đi tuần, con chó nhà ai như bỗng hóa rồ, lao vút ra từ cái giậu dâm bụt, ngoạm ngay lấy một miếng vào cái ống quần mới toe của anh tân đội trưởng. Thế là từ hôm đó, bất kể nắng mưa, sáng tối, cái ống quần lúc nào cũng được xắn cao trên cái đầu gối củ lạc: nhỡ lũ chó có nổi điên thì cùng lắm cũng chỉ đớp được vào cái cẳng khẳng khiu, nâu bóng. Chả sao, vài hôm nữa lại có lớp da mới! Chứ để chúng cắn rách quần thì kiếm đâu ra cái mới mà thay, còn gì là oai phong nữa! Dân làng bây giờ cấm có ai dám cợt nhả, xưng mày xưng tao với Bi. Thấy Bi đâu là họ lánh ngay đi chỗ khác, nếu không tránh được thì len lét, ấp úng: - Chào... Bi, À, anh... - Quyết Chiến - Bi gằn giọng nhắc. "Lũ này sao dốt quá, có thế mà cũng không nhớ!" Bi hậm hực. Khổ nỗi, cái tên Quyết Chiến quá lạ lẫm với họ, đâu có như Tí, Tèo... Hơn nữa “Quyết Chiến" mà vang lên thì nghe cứ như có tiếng giáo tiếng mác khua nhau lẻng xẻng ngoài trận mạc, làm rợn cả người, chả trách cái đám dân cày chẳng thể nào nhớ nổi! Những lúc này, nơi Bi nóng lòng muốn đến "giương oai" nhất tất nhiên là cái nhà ở giữa làng. Ông chủ của nó mới ở buổi đấu tố về, mặt còn xanh lét như cái lá bưởi ngoài vườn. Đội Cải cách vừa xứ bắn ông Tam, trước kia từng là giáo làng, sau này phong thanh nghe đâu là Chủ tịch kháng chiến bí mật. Ông Tam là người thâm trầm, kiệm lời, dường như để bù lại cho mụ vợ lắm điều nhất cái xóm giữa. Hơi động chuyện là cái mồm của mụ lại ngoác ra, quang quác... Nhất là cái độ mụ mất con gà mái đang đẻ trứng mỗi ngày. Xót ruột, mụ chạy ra giữa làng, váy xắn cao tớn lên, hai chân nhẩy câng câng, một tay chống nạnh, một tay giơ lên xỉa xỉa ngón tay trỏ như muốn đâm cho nát cái mặt thằng bất nhân đã nẫng mất con gà của mụ. Môi mụ vén cong lên, mồm lúc há toác ra chửi, lúc mím chặt rủa rin rít qua kẽ răng. Mụ chẳng cần chỉ mặt gọi tên nhưng cái cũng hiểu là mụ đang chửi cái thằng con hoang đêm qua vừa lảng vảng gần nhà mụ. Mụ chửi có vần có điệu, càng chửi càng trơn tru, trẻ con bu vào xem đông lắm. "Chém cha năm đời mười đời thằng con nào Dám vào đây trộm gà của bà... Ở nhà bà nó là con gà, về nhà mày nó là con cú con cáo...” Ác nỗi "ca vũ dân gian" lại được biểu diễn ngay giữa làng, trước các cổng gỗ lim. Bi vừa ức vừa xấu hổ, mặt hết tái mét lại đỏ phừng phừng: "Trong nhà chắc nghe rõ lắm..." Bi hoảng hốt. Nghèo thì đã hẳn rồi, nhưng Bi chẳng bao giờ có lòng tham vô lối đó. Bi chỉ muốn đập vào giữa cái mõm đơm đặt dựng chuyện, nhưng chàng đâu có dám. Bi đành lủi ra đình, trốn vào một góc, nhưng tiếng chửi vẫn cứ bám chặt ngay sau lưng, rát bỏng. Bi cúi gằm đầu xuống, áp chặt đầu gối vào hai tai, mắm môi mắm lợi nuốt xuống cái cục ức đang chẹn ngang cổ... Nay thì thật hả hê, Bi cứ lòng mình mà nói ra, trơn tru, chân thật, làm cảm kích tất cả những người đang có mặt. Câu chuyện của Bi đã khơi mào cho những sự việc tưởng chừng như vặt vãnh bình thường trong sinh hoạt của nhà ông Tam thành các vấn đề mang tính giai cấp. Nào là "đi đâu cũng tay xách tay cặp..." - xa rời quần chúng rồi... "ăn cơm chẳng ngồi phệt xuống đất mà lại vắt vẻo trên ghế..." - rõ là cái thói tiểu tư sản, "đọc sách hình như chẳng phải là chữ Việt Nam ta"-Chữ của Tây chứ còn gì nữa, theo giặc nên mới đọc chữ của nó. Trí tưởng tượng của đám đông đang phấn khích trở nên phong phú, hoạt động không ngừng. Một sức mạnh mới lan truyền từ người này sang người khác kéo họ phăng qua những gì mà mới hôm qua thôi còn coi là phi lý, trái đạo làm người? Đám đông thi nhau vung tay vung chân, thao thao những điều tự tưởng tượng. Ông Tam càng nghe tội của mình, mặt càng thộn ra, nhiều lúc trông ngây ngô đến tội nghiệp? Rồi ông bị trói gô vào cọc như con chó và được gia ân trước khi chết bằng một cái giẻ nhét vào mồm để đỡ phải kêu gào thảm thiết! Đầu ông Tam gục ngay xuống khi khói súng còn khét lẹt, máu chảy ròng ròng... Không hiểu bằng sức mạnh nào ông lại vụt ngẩng lên, máu trong cổ họng ộc ra, trôi phăng cả cái giẻ. Rồi như trút toàn bộ sức lực còn lại, ông khều khào: - Bác ơi... Bà con nín lặng, khiếp hãi... Thấy Bi vai mang súng, tay cầm cuốn "Điều lệ cải chính" chữ đỏ chói, hùng dũng bước vào, ông Ty giật mình đánh thót, miệng há hốc vì quá bất ngờ nên chỉ kịp phát ra tiếng "Ối!". Ông ngồi thụt xuống như người bị đạn, đôi mắt già nua cắm gầm xuống đất. Nhưng Bi nào có để ý gì tới ông lão tội nghiệp? Chàng còn mải mê đảo mắt hết nhà trên xuống nhà ngang sục tìm "người của lòng mình"... Nghe tiếng kêu của bố, An từ trong nhà chạy vội ra. Cô đỡ lấy người cha già đang run lên từng cơn, lảo đảo chỉ chực ngã. Chẳng thèm chào anh Quyết Chiến tới một lời, cô lẳng lặng dìu bố vào nhà. Ánh mắt của cô cũng chẳng khác gì mọi bữa, lướt qua chàng tân đội trưởng bảnh bao, tay súng, tay sách, cứ như lướt qua cái vại dưa muối hỏng... Bi cay lắm! Đầu rũ xuống như con gà rù, Bi bước thấp bước cao ra khỏi nhà ông Ty. Bi đi loanh quanh hết ngõ này sang xóm khác, mặt lầm lầm. Ai hỏi cũng chẳng thưa, ai chào cũng chẳng đáp. Bà con lại được một phen thầm thì đoán non đoán già, cảm thông cho anh đội trưởng đang dốc tâm, dốc trí cho việc dân việc công. Lang thang một hồi thế nào Bi lại thấy mình đang đứng trước cái cổng có hai cánh cửa gỗ lim to tướng. Nhưng lúc này chúng đã được mở toang... Bi đứng một lúc, rồi bỏ đi... Trong căn nhà rộng thênh thang, ông Ty đang co ro vào góc phản to tướng được kê sát gian thờ. Tiếng khóc, tiếng gào, tiếng thét, tiếng mõ, tiếng trống từ ngoài đình thỉnh thoảng lại vọng tới làm ông cứ co mãi vào sát tướng. Hai tay vắt lên che mắt như sợ chói, mặc dù căn nhà đang tối om chẳng thắp đèn đóm gì. Từ nãy đến giờ An ngồi bên bố. Cô đắp hết khăn nóng lại khăn lạnh lên trán bố, xoa dầu vào thái dương và cả hai gan bàn chân, nhưng ông Ty cứ run lên như người mắc chứng sốt rét. An nhẹ nhàng năn nỉ cố đổ thìa cháo cho cha, nhưng ông một mực lắc đầu. Những cơn nấc khan chắc đã làm ông ngang dạ… "Không biết ngày mai hay ngày kia sẽ tới lượt mình? - ông thầm lo sợ. Không biết mình sẽ có tội gì đây?". Ông vội lần hồi lại quãng đời từ cái thời ông biết cầm cầy tới giờ, xem có cái gì đáng mắc vào tội "cường hào ác bá". Ban chiều ở ngoài đình ông đã chả thấy mười mươi rằng: chỉ vì mấy câu chửi xéo của con mụ vợ mà giờ này không biết ông Tam đang chu du trên cõi tiên hay đang rên la thảm thiết trong chảo lửa? Con mụ lắm điều thì chắc đã câm như hến, lang thang vật vã chẳng biết ở xó xỉnh nào? "Còn bà vợ kiệm lời đã khuất núi của mình, biết đâu lại là…” Ông cứ rối tung lên... Đúng lúc ấy, đôi mắt tinh ranh trên khuôn mặt xương xương bỗng hiện ra nhìn ông chòng chọc, cái răng cửa nhô ra, ngoáy tít khoái chí... Quả tim già giật thót lên: "Thôi chết rồi, tội tày trời, chẳng chạy đâu cho thoát! Thử hỏi có cái ở làng này to gan như ông không? Mới đây thôi chẳng những ông đã dám cốc vào đầu mà còn vác gậy rượt ông tân đội trưởng ra tới tận đầu làng khi con bò cái của ông đẻ non vì dầm mưa suốt cả đêm hôm trước..." Ông ngồi phắt dậy, như con sóc già, chạy vọt ra sân: - Thằng Bi... à, anh Bi đâu nhỉ? Ông tự hỏi. Bóng đêm trùm xuống cái sân gạch mênh mông vắng lặng... Tiếng hô tiếng hét ở ngoài Đình giờ cũng lắng xuống. Dân làng đã ra hết bãi sông để xem chiếu bóng. Ông Ty lại dò dẫm vào nhà, bước thẳng tới gian thờ. Ông thắp ba nén hương lên rồi lầm rầm cầu khấn. Ông khấn với các cụ Tổ rằng xin các cụ hãy tha tội vì ông chẳng giữ nổi cái cơ đồ được xây nên công mồ hôi và máu của bao đời. Thân ông rồi cũng chẳng biết sống chết ra sao, thôi thì đành vậy! Nhưng ông không thể đành lòng để An mà chẳng được an bình, phải bơ vơ phiêu dạt... Vậy nên, xin các cụ xá tội nếu ông phải đứt ruột cho An lấy... Ông nấc lên, chẳng khẩn nổi hết câu, đầu gục xuống, nước mắt lã chã ướt đẫm cả một góc bàn thờ… Kể từ ngày có cái làng Hà tới giờ, đêm nay là lần đầu tiên dân chúng được xem chiếu bóng. Để bảo đảm trật tự cho buổi chiếu, đội du kích đã có sáng kiến chia khán giả làm hai bên, một bên toàn nam, bên kia chỉ có nữ. Khi máy vừa bật chiếu, cả làng đã oà ngay lên vì kinh ngạc. Tài thật, chẳng hiểu bằng cách nào mà cạnh giải phóng quân Trung Quốc, tay còn ôm cả súng nữa, chui ra được từ cái ống kính bé tý, rồi vụt to đùng ngay lên trên tấm vải trắng căng trước mắt. Chưa hết cơn thán phục, bà con lại bị cuốn ngay vào cảnh anh chiến sĩ ấy vừa chạy vừa ôm súng nhả đạn. Hòn tên mũi đạn của giặc dường như quá khiếp sợ với sự quả cảm của anh nên rủ nhau trốn tiệt! Anh cứ chạy bỗng bằng như ở chốn không người, một mình tiêu diệt cả núi quân thù, phất cờ chiến thắng... Bà con hể hả lắm. Quân mình giỏi thật! Đúng lúc ấy mấy cô thôn nữ bỗng kêu lên oai oái, làm gián đoạn cái nhiệt huyết đang phừng phừng của khán giả. Có ai ngờ những bộ ngực phơi phới xuân lại cuốn hút đám trai làng hơn cả những điều kì lạ đang diễn ra trên màn cảnh. Trong bóng tối mờ mở, các đôi mắt đang hau háu lùng sục, mấy bàn tay vừa rụt rè vừa háo hức lần mò trên những tấm thân non trẻ. Hết phim, cái bóng đèn nhỏ duy nhất bật sáng ánh sáng lờ mờ của nó cũng quá đủ để bà con giật mình nhìn ra rằng đàn ông, đàn bà đã đứng lẫn vào nhau từ lúc nào không biết. Thế là An bỗng trở thành vợ Bi! Bi được bố vợ ưu cái cho ở hẳn trên ngôi nhà năm gian, còn ông tránh xuống dãy nhà ngang. Nhưng ông cũng chẳng ở đó được lâu. Đôi mắt to buồn cứ cắm gằm xuống đất chẳng một lần ngược lên nhìn đời của cô con gái làm những cơn nấc khan của ông ngày một nhiều. Ông nấc cả ngày lẫn đêm, chẳng có giây phút nào để ăn, để ngủ. Vì thế, chỉ vài tháng sau ông đã mang chúng theo mình xuống mồ. Bi thì thôi, khói phải nói, cứ véo má, bóp mũi, giật tóc xem đây là thật hay mơ. Ai mà có thể ngờ công cuộc đời của Bi lại sang trang trong chớp mắt! Đám cưới đời mới của Bi - An được chính cán bộ của đội Cải chính huyện đứng ra tổ chức nên bỏ hết các thủ tục "chạm ngõ", "ăn hỏi" rườm rà, lạc hậu, mà đi thẳng ngay ra... Đình, vào giữa ban ngày để tiết kiệm dầu đèn. Khẩu hiệu giăng giăng khắp sân Đình, chói chang giữa trưa hè. Nào là: "Tổ quốc trên hết", "Dựa hẳn vào bần cố nông", "Vui duyên mới không quên nhiệm vụ"... Dân làng tò mò muốn xem cái đám cưới đời mới như thế nào nên chẳng vắng mặt một ai. Duy chỉ có ông bố vợ, nại cớ nhức đầu, xin phép ở nhà nằm nghỉ. Bi mặc bộ quần áo bộ đội, có cả thắt lưng to bản, ngực cứ ưỡn ra, hai vai chạng rộng nom thật chả khác mấy anh cán bộ trên huyện. Chỉ khổ cho hai cái bàn chân cứ phải chịu tội trong đôi guốc gỗ. Chúng cứ trẹo lên trẹo xuống, lắm lúc làm mất cả cái oai phong của chú rể. An mặc áo sơ mi trắng, quần đen, hai bên mái tóc được cặp gọn gàng bằng hai chiếc cặp ba lá. Bà con hể hả ăn trầu, uống nước, nghe hát, đọc thơ, hô khẩu hiệu... Đám cưới đông và vui nhất làng từ trước đến nay. Chẳng bù cô dâu, cấm có một nụ cười. Đôi mắt cứ nhìn xuống đất như chực rủ nhau đi trốn. Ai bảo đứng thì đứng, ai bảo ngồi thì ngồi. Im như thóc. Dân làng thông cảm lắm: cô dâu mà, ai chẳng thẹn, đông thế kia... Với lại làm vợ anh Quyết Chiến - oai quyền nhất xã mà tỏ ra khiêm nhường như thế thì cũng dễ mến! Để kết thúc lễ cưới, anh đội trưởng Cải cách huyện khoác vai Bi đứng lên xin phát biểu ý kiến. Đám đông đang ồn ào, náo nhiệt bỗng im phắc, mắt đổ dồn cả vào Bi. Anh ta chỉ vào Bi mà nói riêng cứ nhìn Bi thì sẽ thấy thắng lợi rực rờ của cải cách ruộng đất. Ước mơ “Người cày có ruộng" bao đời của tất cả bà con giờ đã trở thành hiện thực! Bà con vỗ tay hưởng ứng ào ào lên như sấm. Bi tựa đầu vào vai anh cán bộ như đứa em nhỏ, khóc rưng rức... Lần đầu tiên trong đời Bi mới biết nước mắt hóa ra có vị mặn! Đêm đầu tiên, cũng như khi chưa lấy chồng, An vẫn ngủ ở gian buồng phải, Bi thì chiếm ngay cái phản của ông Ty. Chỉ chờ cho cái ngọn đèn dầu nhỏ như con đom đóm ở buồng An phụt tắt là Bi như con sói đói lao vút vào! Bỉ vội vã hất tung cả màn, ngã đè ngay lên người cô vợ mới cưới. An hốt hoảng, ú ớ chực kêu lên, nhưng rồi nín lặng... Cô chẳng hiểu vì sao Bi lại đè nghiến, làm cô đau nhói, tức thở. Tấm thân mỏng manh cứ run lên bần bật mà chẳng biết phải làm gì... Bi vồ xiết lấy An, hàm răng vẩu va vào đôi môi lạnh toát của cô, thì thào: - Đằng ấy... Mùi tỏi trộn lẫn mùi thuốc lào két lâu năm ở kẽ răng, cổ họng làm hơi thở của Bi thum thủm như mùi chuột chết lâu ngày. An muốn mửa, ngoảnh mặt đi, vùng vẫy như cố thoát khỏi vòng tay xiết chặt tới nghẹt thở... Cái khung toàn xương kết hợp hai đầu gối củ lạc cứ vô tư huých huỳnh huỵch vào tấm thân non tơ khiến An đau điếng. Bi thì chẳng hay biết gì. Người chàng nóng ran, máu khắp cơ thể chạy rần rần đổ dồn về phần thịt nhỏ xỉu nằm giữa hai cái đùi khẳng khiu. Nó căng lên, vụt lớn, ứa đầy máu, tưng tức. Cái nút bấc bị ép chặt lâu ngày bật tung, văng ra xa... Bi vã mồ hôi, thở dốc, cứ y như người vừa tham gia môn vật tự do mà chẳng giảnh được giải... Chàng vội vã buông An ra, như con chó cụp đuôi, khom khom bước ra gian ngoài bỏ mặc "chiến trường" tan hoang với cô vợ trẻ đang mở to mắt ngơ ngác trong bóng đêm... Trời vừa hửng sáng, Bi lại nhảy phốc vào gian trong. An mới thiếp đi sau một đêm dài trằn trọc chợt hốt hoảng khi có người đập mạnh vào mình... Bi lúc này đã tỏ ra bình tĩnh hơn để làm chủ "trận chiến". Bàn tay thô ráp của chàng đã biết lần mò tới chỗ nó cần phải tới. Cái giải rút bị giật ra, cái quần tụt xuống! Sự ham muốn dồn nén đã quá lâu lại bùng lên làm Bi hối hả nhét lấy nhét để thằng nhỏ đang cương cứng của mình vào giữa hai đùi vợ. An bật lên vì bất ngờ, khẽ rên lên vì đau đớn... Nhanh như cắt Bi lại tung màn chạy biến ra ngoài, để mặc An ở trong cô đơn, khao khát... CÔ hụt hẫng... Cuộc vui chưa bắt đầu đã vội kết thúc. Tấm thân đầy nhựa sống của cô lúc này mới bắt đầu dậy sóng. Ngực căng lên, nơi nhạy cảm nhất nóng ran, giật giật liên hồi... Ở nơi đó, một cảm giác - không đau thót lên như cắt phải thịt, không rát bỏng như đụng phải nước sôi - tưng tức, nhức nhối, bị bóp nghẹt trong không gian quá chật hẹp. Nó quằn quại, nó khao khát, khao khát tột độ cái không gian ấy được chọc vào, được đâm thủng để nó được thoát... An rụt rè đưa bàn tay của mình xuống phía dưới rồi vuốt nhè nhẹ vào phần nhạy cảm nhất đang thổn thức. Bàn tay của cô chợt dừng lại chỉ chừa một ngón giữa lần chậm chậm xuống dưới... Nó dừng lại rồi thong thả chọc sâu vào phía trong. Một chất nhựa nhựa âm ấm đang từ từ rỉ ra... An nhắm mắt lại. Cơn đau đang tan... Ở gian ngoài Bi đang ngay o o, vô tư như vừa cầy xong thửa ruộng.