CHÍNH SÁCH MỸ, 1940-1950
TÓM LƯỢC

Đã có những sai lầm đáng kể trong chính sách của Mỹ đối với Đông Dương trong thập niên Thế Chiến II và những hậu quả gây nên bởi chúng. Một số sử gia đã ghi nhận rằng chính việc chống chủ nghĩa thực dân đã điều khiển các chính sách và hành động của Mỹ cho đến năm 1950, khi việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản trở thành chủ đạo.
Ví dụ, Bernard Fall (trong cuốn sách phát hành năm 1967, sau khi ông qua đời mang tựa “Những suy ngẫm cuối cho một cuộc chiến”  ông phân loại chính sách của Mỹ đối với Đông Dương gồm sáu giai đoạn: "(1) Chống-Vichy, 1940-1945; (2) Ủng hộ-Việt Minh, 1945-1946; (3) không can thiệp từ 1946 đến tháng 6 năm 1950; (4) Ủng hộ Pháp, 1950 - Tháng 7 năm 1954; (5) can thiệp dân sự: 1954 - tháng 11 năm 1961; (6) can thiệp trực tiếp và toàn diện 1961. Bình luận rằng “bốn giai đoạn đầu tiên là những giai đoạn mà ít người kể cả những chuyên gia biết đến”, Fall còn đưa ra luận thuyết rằng Tổng thống Roosevelt đã xác định là “phải loại bỏ người Pháp khỏi Đông Dương bằng mọi giá” và đã làm áp lực trên Đồng Minh ủy thác việc quản trị Đông Dương cho một tổ chức Quốc Tế cho đến khi các quốc gia ở đó (Việt, Miên, Lào) sẳn sàng hoàn toàn chịu trách nhiệm về nền Độc Lập của mình.
Thái độ chống Thực Dân một cách ngoan cố này, theo ông Fall, là đã đưa đến việc lạnh nhạt từ chối giúp đỡ phe kháng chiến Việt Nam chống Pháp và [từ chối] một đường lối nhằm nâng đỡ Hồ Chí Minh và Việt Minh như là một giải pháp để thay thế cho việc tái lập gông cùm của Pháp. Tuy nhiên, trong khi những lý lẽ đang diễn biến thì Roosevelt qua đời, và ý chính đó trở nên mờ nhạt; vào cuối năm 1946, ý đồ chống chủ nghĩa Thực Dân đã đột biến thành toan tính trung lập hóa Đông Dương. Theo Fall, có thể “đây là một chính sách có chủ ý và ngược lại cũng có thể vì sự thiếu vắng một chính sách rõ ràng về Đông Dương vào lúc đó. Việc này quả thật không rõ lắm. Hoa Kỳ, bận tâm về Âu Châu, đã ngưng không coi Đông Dương là một yếu tố ngoại giao cho đến khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ”. Năm 1950, đường lối chống cộng sản đã được khẳng định, và nó như một cú trở mặt xuay chiều đáng lưu ý.  Hoa Kỳ tung những nguồn lực kinh tế và quân sự vào giúp Pháp trong cuộc chiến chống lại Việt Minh – Nhiều nhà bình luận, nổi bật trong số đó là các sử gia Việt Minh - đã mô tả chính sách của Mỹ là liên tục dung túng và trợ giúp Pháp tái lập nền đô hộ của họ tại Đông Dương đồng thời bất chấp nguyện vọng của dân tộc Việt Nam.
Chẳng có ý kiến nào trên đây thật sự chính xác với tài liệu ghi chép: [đơn thuần] là Hoa Kỳ rất ít quan tâm đến Đông Dương, ít có chủ tâm hơn là giả sử như thế. Tính bất nhất chính là đặc trưng của Hoa Kỳ về đường lối trong Thế Chiến II và đó là nguồn gốc của nhiều sự hiểu lầm tiếp theo sau đó. Một mặt người Mỹ đã nhiều lần lập đi lập lại với Pháp là tài sản của họ (ở ĐD) sau chiến tranh sẽ được trao trả lại cho họ. Một mặt khác Hoa Kỳ lại công khai ủng hộ Hiến Chương Đại Tây Dương về quyền Dân Tộc Tự Quyết  và cá nhân TT Roosevelt đã cực lực cỗ võ cho một Đông Dương độc lập. TT Roosevelt đã xem Đông Dương là một thí dụ rõ ràng nhất là phải thay thế cái chủ nghĩa Thực Dân xấu xa bằng một Cơ Quan quốc tế được ủy nhiệm để quản lý, thay vì giao nó lại cho Pháp. TT Roosevelt đã thảo luận đề nghị trên với Đồng Minh ở Cairo, Teheran, ở Hội Nghị Yalta và đã được sự đồng ý của Tưởng Giới Thạch và Stalin; Thủ Tướng Churchill thì còn do dự.
Tại một thời điểm, theo nghiên cứu của Fall, Tổng Thống đã đề nghị với tướng De Gaulle là hãy nhờ những cố vấn người Phi Luật Tân giúp Pháp xây dựng một chính sách "tiến bộ hơn ở Đông Dương "- Tướng Degaulle nghe đề nghị và " im lặng trầm ngâm " tiếp theo đó.
Cuối cùng, chính sách của Mỹ không được dẫn dắt bởi các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương, cũng không phải quyết sách chống chủ nghĩa thực dân của Tổng thống, nhưng lại do mệnh lệnh của chiến lược quân sự, và thái độ cố chấp của người Anh trên vấn đề thuộc địa. Hoa Kỳ, vì đang tập trung lực lượng của mình trong cuộc chiến với Nhật, nên phải chấp nhận vai trò chủ đạo của quân đội Anh ở Đông Nam Á, chia Đông Dương làm hai tại vĩ tuyến 16 mục đích để người Anh (phía Nam) và người Trung Hoa (phía Bắc) chiếm đóng. Bộ Tư Lệnh Mỹ phối hợp với Anh và Trung Hoa, họ được lệnh tránh gây cái nhìn lẫn lộn là đứng chung phe với Pháp, nhưng đồng thời lại cho phép tiến hành các hoạt động ở Đông Dương trong các chiến dịch đánh Nhật. Xuất phát từ đường lối của TT Roosevelt, Hoa Kỳ đã cung cấp một số viện trợ khiêm tốn cho Pháp và cả Việt Minh - lực lượng kháng chiến ở Việt Nam sau tháng ba năm 1945, nhưng từ chối cung cấp phương tiện chuyển vận cho quân đội Pháp “tự do” [để phân biệt với chính quyền Vichy theo Đức ở Pháp]. Bị cả Anh và Pháp ép phải làm rõ ý định của Mỹ liên quan đến chính trị của Đông Dương, F.D.R. đã bảo lưu ý kiến và cho rằng "đó là vấn đề sau chiến tranh."
Khái niệm về ủy thác (trusteeship) của Tổng thống thành hình sớm khoảng tháng Ba năm 1943, khi Mỹ phát hiện ra rằng người Anh lo ngại chính sách về Khối Thịnh Vượng Chung [Commonwealth] của họ có thể bị ảnh hưởng, nên đã không muốn tham gia trong bất kỳ tuyên bố nào trên “trusteeships”, và thay vào đó đã coi mọi tuyên bố ủng hộ độc lập dân tộc là vượt quá lời lẽ mơ hồ của Hiến chương Đại Tây Dương là "tôn trọng quyền của tất cả các dân tộc để lựa chọn hình thức của chính phủ theo đó họ sẽ sống”. Vấn đê quá nhạy cảm đến nỗi người Anh, trong Hội Nghị Dumbarton Oaks năm 1944 nhằm đàm phán các kế hoạch chi tiết cho các nước trên Thế Giới sau chiến tranh, đã luồn lách trong vấn đề thuộc địa, và đồng thời tránh được chuyện “ủy thác”. Vào những lúc chính phải làm quyết định, những lúc mà Tổng thống đã có thể có ảnh hưởng đến quá trình các sự việc liên quan đến sự ủy nhiệm – trong quan hệ với Anh, trong khung của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc,  trong việc chỉ đạo các chỉ huy Đồng Minh – nhưng ông đã tránh không làm như vậy; vì thế, mặc dù trên đầu lưỡi là ủng hộ chuyện ủy thác và chống chủ nghĩa thực dân, trong thực tế TT Roosevelt đã đưa Đông Dương vào một tình trạng tương xứng với Myanmar, Malaysia, Singapore và Indonesia là những vùng đất bỏ hoang được tự do chinh phục và giao hoàn lại cho kẻ đã chinh phục nó trước đây. Chính sách “không can thiệp” vào Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự trở lại Pháp.  Vào ngày 03 tháng Tư năm 1945, được Tổng thống Roosevelt phê duyệt, Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Stettinius ban hành một tuyên bố, như là kết quả của cuộc đàm phán Yalta [Pháp không được mời], Mỹ sẽ xem xét việc ủy thác chỉ sau chiến tranh [chấm dứt] trên những "vùng lãnh thổ lấy lại từ kẻ thù," và những "vùng lãnh thổ có thể tự nguyện được đặt dưới sự ủy thác".
Theo nội dung bản Tuyên Bố, và theo những văn bản giải thích tiếp theo của Bộ Ngoại Giao Mỹ, Đông Dương rơi vào loại thứ hai này. Mang tư cách bị “ủy thác”, Đông Dương sau đó đã trở thành một việc do Pháp quyết định.
Một thời gian ngắn sau khi Tổng thống Truman nhậm chức. Hoa Kỳ đảm bảo với Pháp là sẽ không bao giờ đặt câu hỏi "thậm chí chỉ là ám chỉ” đến chủ quyền của Pháp tại Đông Dương. “Chính sách của Hoa Kỳ là thúc đẩy Pháp thực hiện những đường lối tiến bộ với các nước Đông Dương nhưng chờ đợi việc Pháp định rõ khi nào thì các nước đó sẳn sàng thành những nước Độc Lập. Quyết định đó phải được minh định trước khi sự ủy nhiệm quản lý Đông Dương được hình thành, và với sự đồng ý của Chính phủ Pháp". Những hướng dẫn này được thành lập vào tháng Sáu 1945 - trước khi chiến tranh kết thúc – trở thành nét cơ bản cho các chính sách của Mỹ về sau này.
Với hổ trợ của Anh, lực lượng quân sự Pháp đã tái chiếm miền Nam Việt Nam vào tháng Chín năm 1945. Hoa Kỳ bày tỏ thất vọng về việc chiến tranh du kích đã bùng nổ sau đó trong khi đó vẫn không có ý định phản đối việc tái chiếm của Pháp. "chính sách của chính phủ này là không hỗ trợ người Pháp chiếm lại Đông Dương bằng vũ lực và mong muốn của Hoa Kỳ là thấy việc tái lập của Pháp sẽ được thành hình trên cơ sở như Pháp đã tuyên bố là có sự đồng ý của nhân dân các nước Đông Dương trong những chuyễn biến tương lai”. Hoa Kỳ, suốt mùa Thu và mùa Đông năm 1945-46, đã nhiều lần nhận được yêu cầu của Hồ Chí Minh gửi đến, muốn Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam nhưng theo tài liệu ghi lại, Hoa Kỳ đã không có một trả lời nào. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã dứt khoát từ chối việc hổ trợ quân đội Pháp, thí dụ như cấm các tầu treo cờ Hoa kỳ được xử dụng vào việc chuyên chở quân lính và khí cụ chiến tranh đến Việt Nam.  Ngày 6 tháng 3, 1946 Pháp và Hồ Chí Minh ký kết một Hiệp ước cho phép Pháp được vào miền Bắc Việt Nam, đổi lại Pháp công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một quốc gia độc lập nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Đến tháng 6 năm 1946, việc chiếm đóng Việt Nam bởi các nước Đồng Minh chính thức chấm dứt, và Hoa Kỳ đã công nhận với Pháp rằng tất cả Đông Dương đã trở lại trong vòng kiểm soát của Pháp. Từ đó trở đi, các chính sách của Hoa Kỳ trên mọi vấn đề với Việt Nam đã được xử lý trong bối cảnh mối quan hệ của Hoa Kỳ với Pháp. (Tab 1)
Vào cuối năm 1946, chiến tranh Pháp-Việt Minh đã bắt đầu một cách nghiêm trọng. Một biểu đồ (trang A37 ff) tóm lược các biến cố chính liên quan tới Pháp và Việt Nam trong những năm 1946-1949, trình bày lại diễn tiến các sự kiện quan trọng suốt con đường mà Pháp, một mặt, không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào lâu dài với Hồ Chí Minh, và, mặt khác, xây dựng con bài "Bảo Đại” như một giải pháp thay thế. Trong những năm này Hoa Kỳ tiếp tục coi cuộc xung đột cơ bản vẫn là một vấn đề do Pháp phải giải quyết. Hoa Kỳ, thông qua những người đại diện của họ tại Pháp than phiền về triển vọng của một cuộc chiến tranh kéo dài, và kêu gọi Pháp nên có những nhượng bộ có ý nghĩa đối với dân Việt. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, bị cản trở bởi quá trình Cộng Sản của Hồ Chí Minh, luôn từ chối ủng hộ Hồ Chí Minh hoặc Việt Minh. Do đó, chính sách của Mỹ bị xuáy vòng vào giải pháp Bảo Đại của Pháp. Không có lúc nào [cho thấy] Hoa Kỳ đã sửa soạn một chính sách can thiệp trực tiếp một cách công khai. Làm như vậy sẽ có đụng chạm với Anh vì quan điểm của nước này là Đông Dương là độc quyền của Pháp, và là tiếp tay cho những đảng phái chính trị cực đoan của Pháp cả cánh tả lẫn cánh hữu. Hoa Kỳ đặc biệt e ngại rằng nếu can thiệp [vào Đông Dương] sẽ tăng cường vị trí chính trị của Cộng sản Pháp. Hơn nữa, vào những năm 1946, 1947 Pháp và Anh chuyển hướng thành một liên minh chống Liên Sô ở Âu Châu và Hoa Kỳ ngần ngại thực hiện một đường lối mà tiềm năng là gây chia rẽ [liên minh này]. Hoa Kỳ coi số phận Đông Dương là rất nhẹ so với việc phục hồi tái thiết nền kinh tế của Âu Châu và an ninh chung trước nguy cơ bị Cộng Sản thống trị.
Cũng không phải như đã nghĩ là Hoa Kỳ không sẵn sàng hành động trong những trường hợp như thế. Thí dụ, trong vụ tranh chấp 1945-1946 trên thuộc địa của Hà Lan (Dutch) ở Indonesia, Mỹ đã tích cực can thiệp chống lại đồng minh Hà Lan của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này sự can thiệp được phối hợp chung với Vương quốc Anh ( họ kiên định từ chối một hành động tương tự ở Đông Dương ) và chống lại Hà Lan (Netherland), một đồng minh ở Âu Châu  kém quan trọng hơn so với Pháp. Một phe nhóm lớn hơn [làm bạn với Indonesia hơn là với Hà Lan] và với ​​chi phí dự kiến thấp hơn, [ở đây] Mỹ có thể và đã chứng tỏ quyết tâm hành động chống lại chủ nghĩa thực dân.
Kết quả là chính sách của Hoa Kỳ thường được đánh đậm với hai chữ “Trung Lập”. Tuy vậy, nó cũng phù hợp với chính sách trì hoãn của Pháp theo ý muốn công bố bởi Bộ Trưởng Ngoại Giao thời Tổng thống Roosevelt vài ngày 3 tháng 4 1945. Đó là một chính sách nặng tính do dự như từng đã xảy ra trong những thời chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, vào thời điểm đó, dưới mắt nhiều người Đông Dương là một trong những khu vực trên thế giới sau chiến tranh có những xáo trộn mà Hoa Kỳ có thể tận hưởng sự yên bình khi tránh xa chúng.
Tháng hai 1947, khởi đầu cuộc chiến (Đông Dương), Đại sứ Hoa Kỳ tại Paris được chỉ thị phải trấn an Thủ Tướng Pháp Ramadier “những tình cảm thân thiện nhất” dành cho Pháp và quan tâm của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ Pháp khôi phục lại sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự.
"Mặc dù có thể phát sinh bất kỳ hiểu lầm nào trong trong tâm trí của người Pháp về thế đứng của chúng tôi trong vấn đề Đông Dương, họ phải đánh giá cao rằng chúng tôi có đã công nhận là Pháp có chủ quyền hoàn toàn trong khu vực đó và chúng tôi không mong muốn xuất hiện những gì được xem là nỗ lực phá hoại vị trí đó của Pháp và Pháp cũng nên biết mong muốn của chúng tôi là có ích cho Pháp và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ con đường nào mà chúng ta thấy thích hợp để tìm ra giải pháp cho vấn đề Đông Dương. Đồng thời chúng tôi không thể nhắm mắt làm ngơ thực tế là có hai mặt của vấn đề này và các báo cáo của chúng tôi cho thấy một là sự thiếu hiểu biết của Pháp về phía bên kia (ở Sài Gòn hơn ở Paris) và hai là cái nguy hiểm của sự tồn tại của một chế độ thuộc địa và các phương pháp đã lỗi thời của nó trong khu vực. Hơn nữa, cũng không có lối thoát cho một thực tế rằng xu hướng thời đại đang xảy ra là chủ nghĩa Thực Dân như trong thế kỷ XIX đang nhanh chóng trở thành chuyện của quá khứ. Hành động của Anh ở Ấn Độ và Miến Điện và Hà Lan ở Indonesia là những ví dụ nổi bật của khuynh hướng này và Pháp tự than cũng đã thể hiện rõ điều này cả trong Hiến Pháp và cả trong các hiệp định với Việt Nam. Mặt khác, chúng ta cũng không mất cái nhìn thực tế rằng Hồ Chí Minh đã trực tiếp gia nhập Cộng sản và đương nhiên chúng ta không muốn nhìn thấy chính quyền đế quốc thực dân được thay thế bằng những lý thuyết và các tổ chức chính trị sinh ra và kiểm soát bởi điện Kremlin...
Thành thật mà nói, chúng tôi không có giải pháp cho vấn đề để đề nghị [với Pháp]. Vấn đề cơ bản là hai bên phải tự giải quyết với nhau và qua các báo cáo của bạn [Pháp] và của những người Đông Dương, chúng tôi cảm thấy rằng cả hai bên đã cố gắng để giữ cho cánh cửa mở rộng để giải quyết các vấn đề một cách nào đó. Chúng tôi đánh giá sự kiện là Việt Nam bắt đầu cuộc chiến hiện nay ở Đông Dương vào ngày 19 và hành động này quả đã gây khó khăn hơn cho Pháp để thông qua một chính sách cởi mở và hoà giải. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng rằng Pháp sẽ cố gắng bằng mọi cách cởi mở hơn để tìm ra một giải pháp. "
Hoa Kỳ lo ngại khi thấy Pháp lừng khừng tiến hành giải pháp Bảo Đại lúc thế này lúc thế kia, đòi hỏi Pháp phải triển khai những thỏa thuận liên tiếp với ông này [Bảo Đại] thành một giải pháp hiệu quả để thay thế Hồ Chí Minh và Việt Minh. Càng ngày Hoa Kỳ càng cảm thấy Pháp không muốn nhượng những quyền lực chính trị cho phía Việt Nam và việc này sẽ đưa đến chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh, từ đó sẽ biến thành cuộc chiến với Đế Quốc Liên Sô. Các nhà ngoại giao Mỹ được chỉ thị phải ”thuyết phục và/ hay áp lực có tính toán một cách tốt nhất để Pháp nhanh chóng công nhận nguyên tắc một nước Việt Nam độc lập”. Pháp cũng được thông báo là Hoa Kỳ sẽ viện trợ tài chánh cho một chính phủ không phải là bù nhìn cho Pháp, “nhưng [Hoa Kỳ] sẽ không tiến hành thay đổi chính sách đang có trừ khi có những tiến bộ thực sự nhằm đến việc thành lập một chính phủ không Cộng Sản căn cứ trên sự hợp tác của phe Quốc Gia của nước đó [Việt]”
Năm 1948, tuy nhiên, Mỹ vẫn không chắc chắn rằng Hồ và Việt Minh đã liên minh với điện Kremlin. Bộ Ngoại Giao thẩm định Hồ Chí Minh trong tháng 7 năm 1948, chỉ ra rằng:
Listen
Read phonetically
”Tin từ Bộ Ngoại Giao chỉ ra rằng Hồ Chí Minh là Cộng sản. Lý lịch nổi tiếng và lâu năm của ông trong cộng sản Quốc tế ở độ tuổi hai mươi và ba mươi, là được liên tục hỗ trợ bởi Cộng Sản Pháp qua báo Nhân Đạo kể từ năm 1945, bởi lời khen ngợi cho ông của Đài phát thanh Moscow (trong sáu tháng qua đài này đã dành mọi cố gắng để đánh động sự quan tâm ngày càng tăng đến Đông Dương) và thực tế ông ta đã được gọi là "cộng sản hàng đầu" trong những ấn phẩm gần đây của Nga cũng như tờ  “Lao Động Hàng Ngày” trong bất kỳ kết luận nào khác đều đã như thể lấy ước muốn làm sự thực.
“Bộ Ngoại Giao không có bằng chứng nào về sự liên hệ trực tiếp giữa Hồ Chí Minh và Moscow ", nhưng vẫn tin rằng nó hiện hữu, Bộ cũng không thể đánh giá mức độ ảnh hưởng hay vai trò chỉ đạo mà Moscow đang áp đặt lên Hồ. Chúng tôi có cảm tưởng là Hồ đã được dành cho hay đang giữ một vai trò với một biên độ rộng lớn. Bộ cho rằng khi thực hiện những mục tiêu ngắn hạn ở Đông Dương, Liên Xô đã (a) kềm chân được một số lượng lớn quân đội Pháp, (b) gây tiêu hao nhanh chóng cho nền kinh tế Pháp do đó có xu hướng làm chậm sự phục hồi và làm tiêu tan hỗ trợ ECA cho Pháp, và (c) phủ nhận với Thế Giới về ý tưởng thường cho rằng sự sung túc dư thừa của Đông Dương là sẵn có, từ đó duy trì những điều kiện của rối loạn và thiếu thốn thuận lợi cho cộng sản bành trướng. Hơn nữa, Hồ dường như hoàn toàn có khả năng duy trì và nắm giữ Đông Dương mà không cần có hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách tiếp tục áp lực lên các chính quyền bù nhìn cho Pháp ".
Vào mùa thu của 1948, Sở Nghiên Cứu Tình Báo của Bộ Ngoại Giao đã tiến hành một cuộc khảo sát về ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á và đã có bằng chứng là ​​ âm mưu đạo diễn của Kremlin đã được tìm thấy trong hầu như tất cả các nước ngoại trừ Việt Nam:
"Kể từ ngày 19 -12-1946, đã có những cuộc đụng độ liên tục giữa các lực lượng Pháp và chính phủ dân tộc của Việt Nam. Chính phủ này là một liên minh trong đó những người cộng sản nắm giữ các chức vụ quan trọng. Mặc dù Pháp thừa nhận ảnh hưởng của chính phủ này nhưng họ có nhất quyết không đối thoại với người đứng đầu là Hồ Chí Minh, với lý do ông này là một người cộng sản.
"Cho đến nay, báo đài Việt Nam không tỏ ra chống Hoa Kỳ. Trong khi ấy báo chí Pháp ở các thuộc địa lại quay ra chống Mỹ một cách mạnh mẽ, và thoải mái tố Hoa Kỳ là đế quốc ở Đông Dương tới mức tưởng chừng như Mỹ được xếp hạng cùng tần số với Moscow. Mặc dù truyền thông Việt Nam theo dõi chặc chẽ thái độ của Hoa Kỳ nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Cũng không thấy có sự rạn nứt trong chính phủ liên hiệp [mặt trận Việt Minh] của Việt Nam …
"Đánh giá. Nếu Moscow có âm mưu can thiệp vào khu vực Đông Nam Á thì tình hình ở Đông Dương là một sự bất thường cho đến!!!13671_13.htm!!! Đã xem 35646 lần.


Nguồn: Nguyễn Quốc Vĩ dịch
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 28 tháng 11 năm 2011