...ôi chưa hình dung nổi vị trí trợ lý cho Miranda sao lại đạt trình độ làm công việc đó, tuy nhiên tôi rất có ấn tượng. Hứa gì làm nấy: ai làm việc cho Miranda sẽ có cơ hội tiến thân. Các cộng tác viên khác lần lượt đến nơi vào khoảng mười giờ, tổng cộng chừng năm mươi người trong ban biên tập. Bộ phận thời trang đông nhất, tất nhiên, ngót ba mươi người, kể cả các trợ lý về phụ trang. Các bộ phận viết bài, thẩm mỹ và nghệ thuật không thể thiếu. Hầu như ai cũng dừng chân ngó vào tiền sảnh của Miranda để tán gẫu vài câu với Emily, buôn mấy tin mới nhất về bà sếp và điểm mặt cộng tác viên mới. Buổi sáng đấu tiên tôi làm quen hàng chục người, khuôn mặt nào cũng sáng láng, nụ cười hiện hàm răng trắng muốt, và có vẻ như họ thực sự muốn làm quen với tôi. Tất cả đàn ông đều ẽo ợt lại cái, hoành tráng trong quần da và T-shirt dệt gân bó chít như lớp da thứ hai, phô hết những làn cơ bắp hoàn hảo. Giám đốc nghệt thuật, một người đàn ông đứng tuổi với mái tóc vàng màu sâm banh hơi thưa trông như mục đích duy nhất của cuộc đời là ganh đua với Elton John; ông đi giày lười bằng lông thỏ mà tô lông mi đậm mascara. Không thấy ai phản ứng gì. Tôi cũng có mấy người bạn trong các nhóm đồng tính ở trường địa học, nhưng không ai dám khoe lộ liễu như vậy cả. Ở đây tựa nhu người ta đứng giữa buổi chon diễn viên đóng vở nhạc kịch về đồng tính Rent, tất nhiên phục trang ở đây tử tế hơn. Đám phụ nữ, hay gọi cho đúng là “Girl”, mỗi người đẹp một kiểu riêng. Nhìn chung phải nói là mê hồn. Đa số trông như khoảng hai mươi lăm tuổi, ít ai quá ngưỡng ba mươi lấy một ngày. Hầu như ai cũng mạng hạt xoàn khủng khiếp ở ngón đeo nhẫn - dấu hiệu đã thành hôn – song không thể tưởng tượng trong số họ đã có ai từng sinh nở, kể cả trong quá khứ lẫn tương lai xa xôi. Đi ra lượn vào, họ lướt yểu điệu trên những gót giầy mười phân lênh khênh, bay tới bên bàn tôi, chìa bàn tay trắng như sữa với bộ móng dài mài giũa cẩn thận và tự giới thiệu là “Jocelyn, làm cùng chỗ Hpoe”, “Nicloe ở bộ phận thời trang” và "Stef, phụ trách thời trang”. Người duy nhất dưới 1.80 mét là Shayna, mảnh mai đến mức có cảm giác cô không thể mang thêm lấy một phân chiều cao nào nữa. Không ai mang quá 50kg lên bàn cân. Tôi ngự trên chiếc ghế xoay và cố nhớ hết tên mọi người, đột nhiên cô gái đẹp nhất mà tôi từng thấy trong đời bước vào. Cô mắc một chiếc áo len cashmere hồng, trong như dệt bằng những đám mây. Suối tóc trắng đến sửng sốt chảy tràn xuống lưng. Trông cô gầy đến mức khó tin có đủ sức đứng vững, song cô di chuyển với dáng vẻ yểu điệu của một vũ nữ. Gò má cô sáng hồng, và hột kim cương trong vắt nặng đến mấy cara trên chiếc nhẫn đính hôn tỏa ánh lấp lánh vô thường. Tựa như đã nhận ra tôi ngó chòng chọc vào viên kim cương, cô gí sát tay vào mũi tôi. “Tự sáng tác đấy” cô tuyên bố trong khi mỉm cười với bàn tay mình và nhìn vào mắt tôi. Tôi đưa mắt dò sang hỏi Emily, nhưng cô ta lại bận nói điện thoại. Tôi tưởng cô gái mới vào ám chỉ viên kim cương mà cô tự thiết kế, nhưng cô nói ngay: “Màu quá lộng lẫy, đúng không? Một lớp Marshmallow và một lớp Ballet Sliper, đúng ra là sơn Ballet Sliper trước rồi đè lớp sơn phủ lên. Tuyệt đỉnh - lấp lánh như thế mà trông không như sơn bằng White Out. Tớ nghĩ là từ giờ trở đi tớ chỉ chọn màu này mỗi khi đi chăm sóc móng tay!” Nói xong cô quay gót và lướt ra khỏi phòng. Vâng, rất hân hạnh được làm quen, tôi gửi theo một câu chào nhẩm trong óc tới tấm lưng cô nàng đang oai vệ bước ra ngoài. Gặp gỡ các cộng tác viên kể cũng vui; trông ai cũng có vẻ dễ mến và thân thiện, trừ cô nàng dở hơi say mê sơn móng tay ai cũng tỏ ra thích thú làm quen với tôi. Emily không rời tôi một bước, cô tận dụng mọi cơ hội để chỉ bảo công việc. Cô giảng giải cho tôi hay, ai thực sự quan trọng, ai không được phép làm mếch lòng, ai nên bắt thân bằng được vì đó là người tổ chức nhưng cuộc vui hoành tráng nhất. Lúc tôi kể lại chuyện cô gái sơn móng tay, mặt Emily sáng lên. “Ôi” cô rên lên; tôi chưa thấy cô phấn khích như vậy với bất cứ người nào từ nãy đến giờ. “Một người tuyệt diệu, phải không?” “Vâng, đúng, có vẻ dễ thương. Nhưng tôi không có cơ hội nói gì nhiều cô ấy chỉ khoe móng tay của mình thôi.” Emily mỉm cười rạng rỡ và tự hào: “Thế đấy, chị không biết cô ta là ai à?” Tôi vắt óc xem cô ta có giống ai đó trong số minh tinh màn bạc, ca sĩ hay người mẫu, nhưng bó tay không biết xếp cô ta vào đâu. Hay thật, thì ra là một người nổi tiếng! Có thể cô ta không tự giới thiệu vì cho rằng ai cũng biết mình. Nhưng tôi thì không. “Không, tôi không biết thật, người nổi tiếng à?” Ánh mắt đáp lại của Emily pha lẫn sửng sốt và phẫn nộ: “Hừm, thôi được” cô dài giọng nhấn mạnh chữ thôi được và nguýt tôi đến rách mắt, đồ nhà quê dốt nát. “Đó là Jessica Duchamps.” Cô đợi. Tôi đợi. Im lặng. “Đúng là chị không biết đó là ai sao?” Một lần nữa tôi soi lại cáca danh mục VIP trong đầu, cố liên hệ với thông tin mới nhận được, rồi đành bó tay. Quả thật tôi chưa từng nghe cái tên ấy bao giờ. Và bắt đầu chán cái trò đnáh đố này. “Emily, tôi chưa hề thấy mặt cô ta lần nào, và tên cô ta cũng chẳng gợi nhớ điều gì. Chị có thể cho tôi biết cô ta là ai không?” Tôi hỏi, cố không mất chút bình tĩnh còn sót lại. Nói cho cùng thì tôi cũng cahửng thèm biết cô ấy là ai, nhưng rõ ràng Emily không chịu bỏ cuộc trước khi chứng minh được căn bệnh dốt nát của tôi đã hết thuốc chữa trị. Giờ thì Emily cười rất kẻ cả: “Tất nhiên, sao chị không nói ngay? Jessica Duchamps là…là Duchamps! Chắc chị nghe rồi, nhà hàng Pháp danh giá nhất New York! Bố mẹ cô ấy là chủ nhà hàng, giàu không tưởng tượng nổi. Có khủng khiếp không?” “Thật hả?” Tôi giả đò kinh ngạc, thì ra người ta phải biết đến cô gái đẹp ngất trời ấy, chỉ vì bố mẹ cô làm nhà hàng? “Hay ra phết.” Tôi đón mấy cuộc điện thoại bằng câu “Đây là văn phòng Miranda Priestly” đã khá trôi chảy, tuy vậy cả Emily và tôi đều e ngại nếu chính Miranda gọi đến và tôi không biết phải làm gì. Có lần tôi đã phát hoảng khi một người phụ nữ không xưng tên lảm nhảm chuyện gì đó với giọng Anh đặc sệt. Tôi lúng túng đưa máy cho Emily, quên rằng có thể chuyển cuộc gọi qua đó. “Bà ấy đấy” tôi thì thào năn nỉ, “bắt điện đi.” Và lần đầu tiên tôi được thưởng thức ánh mắt đặc biệt mà Emily dành riêng cho mình, cô nhướng mày và vênh cằm lên, lộ rõ cảm xúc nửa thương hại, nửa căm ghét. “Miranda? Emily đấy” cô nói, nụ cười tươi rói hiện trên khuôn mặt, cứ như là Miranda sắp chui qua đường dây điện thoại và nhìn thấy cô. Im lặng. Lo lắng. “Mimi? Xin lỗi nhé! Cô nhân viên mới tưởng chị là Miranda! Vâng, tôi biết, Nhộn thật đấy. Tôi đoán là phải dạy lại bài không nhất thiết giọng Anh nào cũng là của sếp!” Cô nhìn tôi đầy hàm ý, cặp lông mày nhướng lên, nay còn nhích cao thêm một đoạn. Trong khi cô tiếp tục tán chuyện với đầu dây bên kia, tôi tiếp tục nhận điện thoại và ghi lại tên để Emily gọi lại. Gần trưa, khi bụng bắt đầu cồn cào, tôi nhấc máy và nghe một giọng Anh ở đầu kia. “A lô, Allison phải không?” Giọng người hỏi lạnh băng, nhưng đầy quyền uy. “Tôi cần một cái váy.” Tôi giật bắn minh, úp tay lên ống nghe. “Emily, bà ấy đấy, lần này đúng đấy” tôi rít lên, vung ống nghe lên để Emily chú ý. “Bà tấy cần một cái váy.” Emily quay lại, nhìn thấy bộ mặt hoảng hốt của tôi và dập ngay máy xuống, không đủ thì giờ nói “Tôi sẽ gọi lại sau” hay thậm chí “Good bye”. Cô nhấn nút chuyển cuộc gọi của Miranda sang máy mình rồi úp ngay lên mặt nụ cười tươi rói: “Miranda? Emily đây. Tôi có thể làm gì?” Cô vớ cây bút và viết ngoay ngoáy, trán hằn sâu nhưng nếp nhăn. “Vâng, nhất định, tất nhiên rồi.” Thế là xong. Tôi nhìn cô dò hỏi. “Có vẻ như chị nhận được nhiệm vụ đầu tiên rồi đấy. Ngày mai Miranda cần vài thứ, trong đó là một cái váy, chậm nhất là tối nay phải đưa ra máy bay ngay.” “Ok, bà ấy cần loại váy nào?” Tôi hỏi lại, thực sự choáng sau khi thấy sếp bà chỉ cần phẩy tay một cái là phải gửi ngay một cái váy theo đường máy bay đến tận St Barth’s. “Miranda không nói rõ.” Emily lẩm bẩm trong khi nhấc điện thoại. “Jocelyn, tôi đây, sếp cần một cái váy, tôi sẽ gửi nó theo máy bay của bà Marteau đêm nay để đưa sang đó cho sếp. Không, tôi không rõ. Không, bà ấy không nói. Tôi không biết thật đấy. Ok, cảm ơn.” Cô quay sang và nói với tôi: “Việc sẽ phức tạp hơn, vì bà ấy không nói rõ. Bà có quá nhiều việc phải làm, không có thì giờ cho mấy chi tiết lặt vặt, bây giờ không biết lấy vải nào, màu nào, cắt kiểu nào, hiệu nào. Nhưng không sao. Tôi có số đo của Miranda rồi, tôi cũng biết rõ gu để đoán bà ấy muốn gì.Tôi vừa gọi Jocelyn bên bộ phận thời trang, cô ấy sẽ đặt đưa đến đủ đồ để chọn.” Tôi tưởng tượng ra cảnh các loại váy khác nhau rầm rập tiến vào trong tiếng kèn trống rộn ràng. Tuy nhiên sự việc diễn ra không hẳn thế. Đi đặt váy là bài học đầu tiên cuẩ tôi về những cái lố bịch diễn ra ở Runway, mặc dù tôi phải công nhận là mọi thứ diễn ra với độ chính xác của một chiến dịch quân sự. Khi có nhu cầu, Emily hoặc tôi thông báo cho các trợ lý thời trang - tổng cộng tám người, tất cả đều có quan hệ mật thiết với các nhà tạo mốt và cửa hiệu đã chọn lựa. Các trợ lý ngay tức khắc gọi điện tới những mối quan hệ ở các nhà hàng thời trang, và nếu được thì lục tung các cửa hiệu khắp Manhattan và nói rằng bà Miranda Priestly, đúng thế, đích thân Miranda Pristly, vâng, Miranda Priestly chứ còn ai nữa, cần một món hàng nhất định. Trong vòng mấy phút, phòng tiếp thị và quảng cáo của Michael Kors, Gucci, Prada, Versace, Fendi, Armani, Chanel, Barney’s, Chloé, Calvin Klein, Bergdorf, Roberto Cavalli và Saks phái ngay nhân viên (tùy trường hợp, họ còn đích thân) đem đến mọi chiếc váy có ít nhiều hy vọng được Miranda Priestly để mắt tới. Tôi quan sát thấy quá trình đó diễn ra chuẩn mực như biên đạo múa balê vậy, mỗi mắt xích trong guồng máy đó biết rõ ở bộ phận nào ai sẽ làm gì và làm như thế nào trong khâu tiếp theo. Trong việc này, giống như những vụ việc hầu như diễn ra hàng ngày, Emily sai tôi đi kiếm một loạt các thứ khác mà chúng tôi sẽ gửi đi cùng với chiếc váy tối nay. “Xe của chị đang đợi ở phố 58,” cô nói trong khi đồng thời nâng hai máy điện thoại lên và nguệch ngoạc viết những việc giao cho tôi lên tờ giấy viết thư của Runway. Cô chỉ ngừng việc một cút để ném cho tôi chiếc điện thoại di động và nói: “Cầm lấy, đề phòng tôi cần gọi hoặc chị có việc gì cần hỏi lại. Chớ tắt máy. Và bao giờ cũng phải bứat điện thoại.” Tôi đón chiếc điện thoại, tờ giấy và chạy xuống phố 58 bên sườn tòa nhà, vẫn chưa biết làm sao tìm ra chiếc ôtô “của tôi” đỗ ở đâu. Cũng chẳng rõ tại sao lại gọi là ôtô “của tôi” nữa. Song chỉ mới bước chân ra đến vỉa hè và đang ngơ ngác ngó quanh thì một người đàn ông tóc hoa râm béo quay, mồm ngậm tẩu tiến lại. “Cô là nhân viên mới của bà Priestly?” Ông ta lè nhè hỏi, hàm răng vàng khè khói thuốc vẫn cắn chặt chiếc tẩu màu gụ. Tôi gật đầu. “Tôi là Rich, phụ trách đội xe. Khi nào cần xe thì cứ báo với tôi. Tóc chưa, tóc vàng?” Tôi lại gật đầu và rụt cổ leo lên ghế sau của chiếc ghế Cadillac đen đợi sẵn. Rich đóng cửa đánh sầm và vẫy tay. “Cô đi đâu?” Tiếng người lái xe hỏi làm tôi sực nhớ không biết đi đâu. Tôi moi tờ giấy trong túi ra. Nơi đến đầu tiên: cửa hàng Ralf Lauren, số 355 phố 57 Tây, lầu 6. Tìm Leanne, muốn gì có nấy. Tôi nói địa chỉ cho tài xế roòi ngó qua cửa kính. Một giờ chiều, ngày tháng Mười một lạnh căm căm. Tôi, một con nhãi ranh hai mươi ba tuổi được tài xế chở trên một chiếc Cadillac đen bóng tới cửa hiệu cảu Ralf Lauren. Bụng sôi lên vì đói. Mất gần bốn mươi lăm phút luồn lách qua dòng xe cộ vào giờ nghỉ trưamới đi xong quãng đường ngắn, lần đầu tiên tôi biết thế nào là nạn ùn tắc xe ở thành phố lớn. Tài xế thả tôi xuống, anh ta sẽ lượn vài vòng quanh khu nhà, đợi tôi xong việc quay lại. Ở quầy lễ tân trên lầu 6 tôi hỏi tìm Leanne, đúng lúc một cô bé dễ thương nhảy chân sao từ cầu thang xuống, nom giỏi lắm là mười tám tuổi. “A lôôô!” Cô líu lo kéo dài âm “ô”. “Chị là Andrea, trợ lý mới của Miranda đúng không? Ở đây ai cũng mê bà ấy lắm. Chúc mừng chị đã vào hội!” Cô ta cười toe toét. Tôi cũng cười toe toét. Thoắt một cái, cô lôi một túi nylon to tổ bố dưới gầm bàn ra và đổ hết ra sàn. “Đây này, chúng tôi có quần bò loại Caroline thích, ba mầu khác nhau, một loạt T-shirt nữa. Còn Cassidy thì rất mê váy kaki của Ralph Lauren, tôi gửi chị một chiếc màu ô liu và một chiếc màu ghi đá.” Váy bò, áo khoác Denim, thêm mấy đôi tất tuôn một đống ra khỏi túi; và tôi há hốc mồm; chỗ quần áo này đủ mặc cho ít nhất bốn, năm đứa trẻ con. Nhưng caroline và Cassidy là những của nợ nào cơ chứ? Tôi ngơ ngác ngắm núi quần áo. Có người nào tử tế lại đi mặc quần bò hiủphalph lauren, lại những ba màu khác nhau nữa? Chắc là vẻ mặt tôi không được thông minh cho lắm, chả thế mà Leanne ý tứ xây lưng lại và nói trong khi xếp lại đống đồ vào túi. “Tôi biết là mấy cô con gái nhà Miranda sẽ rất thích. Chúng tôi trang bị quần áo cho mấy cô bé từ nhiều năm nay và Ralph Lauren bao giờ cũng tự tay lựa đồ đấy.” Tôi đưa mắt nhìn cô đầy vẻ biết ơn rồi chất túi lên vai. “Chúc chị may mắn.” Leanne gọi với theo trong khi cửa thang máy đóng lại, miệng cười rạng rỡ. “Chị thật may mắn có được công việc siêu hạng này…” Chẳng cần phải nghe hết câu, tôi cũng nhẩm ra trong đầu khúc còn lại: hàng triệu cô gái sẵn sàng xin chết để được làm việc này đấy. Và ở giây phút đầu tiên trong đời được bước chân vào cửa hàng của nhà tạo mốt nổi tiếng và khuân đống quần áo trị giá hàng nghìn dollar về, tôi cũng tin là cô ta nói đúng. Một khi đã biết đường đi lối lại, mấy tiếng còn lại trong ngày cũng nhanh chóng trôi đi. Tôi tự hỏi, liệu có ai phản đối chuyện mình dành ra một phút đi kiếm chiếc bánh mì kẹp hay không, vì quả thật tôi không có sự lựa chọn nào khác. Từ khi nhét được một chiếc bánh sừng bò vào bụng lúc bảy giờ sáng nay tôi chẳng ăn thêm gì. Mà bây giờ đã gần hai giờ chiều rồi. Tôi bảo tài xế đỗ trước một quầy bán đồ ăn, vào mua một chiếc bánh kẹp gà tây với mù tạc mật ong, và trước lúc quay ra cũng nhân thể lấy luôn cho anh ta một cái nữa. Anh chàng há hốc mồm, khiến tôi ngại răng đã làm anh ta khó xử. “Tôi nghĩ chắc anh cũng đói bụng rồi.” tôi nói. “Suốt ngày đi xe vòng vèo trong thành phố, nhất định anh không có thời gian nghỉ ăn trưa.” “Cảm ơn, rất cảm ơn cô, tôi lái xe cho các cô gái của Elias Clark đã hai mươi năm rồi, tôi biết họ không thân thiện lắm. Tôi thấy cô khác hẳn.” anh ta nói với giọng địa phương nặng trịch không rõ miền nào, mắt nhìn tôi trong gương chiếu hậu. Tôi mỉm cười đáp lại và bỗng có một linh tính chẳng lành. Nhưng cảm giác ấy cũng vụt biến, chúng tôi khoan khoái gặm bánh trong lúc giao thông bị tắc nghẽn và nghe nhạc CD ưa thích của anh ta, nghe nhu tiếng một người đnà bà hét inh tai nhức óc bằng một ngôn ngữ lạ hoắc trên nền đàn sitar. Điểm tiếp theo mà Emily viết cho tôi là nơi lấy một đôi quần soóc trắng cho Miranda tập thể thao. Tôi nghĩ là ở Polo, nhưng trên giấy ghi rõ là Chanel. Chanel cũng làm đồ thể thao sao? Tài xế đưa tôi tới một tiệm tư nhân. Bà bán hàng đã luống tuổi, da mặt căng nhiều lần đến nỗi mắt híp tịt lại, trao cho tôi một đôi quần cộc vải thun Lycra trắng, cỡ 0, gắn bằng kim vào mắc treo bọc lụa và tất cả bọc trong một túi nhung. Tôi nhìn chiếc quần tí xíu như cho một đứa sáu tuổi rồi ngó qua bà bán hàng. “Hừm, bà có tin là Miranda sẽ mặc đồ này không?” Tôi ngập ngừng hỏi lại. Bà ta nhìn tôi trừng trừng và ngoạc mồm ra như một con quái vật chuẩn bị xơi tái tôi: “Tôi hy vọng thế, cô em ạ, đấy là đồ may đo theo đúng sở thích riêng của Miranda,” bà cấm cảu nói trong khi trao cho tôi gói đồ bé xíu. “Cho gửi lời trân trọng nhất của ông Kopelman.” Vâng, thưa bà. Của ai cũng được. Điểm tiếp theo trên tờ giấy Emily đưa cho tôi là J&R Computer World gần tòa thị chính, tận đầu kia thành phố. Có vẻ như đó là cửa hiệu duy nhất ở New York bán trò chơi điện tử Warriors of the West mà Miranda định mua tặng Maxime, con trai nhà Frederic và Marie-Élise Marteau. Lần này xe đi mất hơn một tiếng. Tôi mò ra được là điện thoại di động này gọi ngoại tỉnh được, thích quá, tôi gọi luôn về nhà cho bố mẹ để kể về công việc tuyệt vời ra sao. “Bố à? Con đấy. Andy đây. Bố đoán xem con đang ở đâu nào? Vâng, tất nhiên đang giờ làm việc, nhưng con lại ngồi trên xe, có tài xế chở đi vòng quanh Manhattan. Con đã xong việc ở Ralph Lauren và Chnel, bây giờ đi mua trò chơi điện tử nữa, sau đó con đưa mọi thứ đến nhà riêng của Frederic Marteau ở đại lộ Park Avenue. Toàn các nhà tạo mốt siêu hạng! Không, mấy đồ này không cho ông Marteau, Miranda đang ở St Barth’s và Marie –Élise sẽ bay tới đó đêm nay. Vâng, phi cơ riêng đấy bố ạ!” Giọng bố tôi hơi thận trọng, nhưng ông rất vui khi thấy tôi sung sướng. Tôi hoanf toàn không bận tâm làm một chân sai vặt có bằng đại học. Sau khi trao túi quần áo Ralh Lauren, quần soóc và trò chơi game cho người gác cổng lịch thiệp của tòa nhà lộng lẫy ở đại lộ Park Avenue (thì ra người ta gọi khu nhà đó là Park Avenue!) tôi quay về tòa nhà Elias Clark. Vào đến văn phòng, tôi thấy Emily đang ngồi xếp bằng tròn dưới sàn nhà như một người da đỏ, đang gói quà tặng bằng giấy trắng và thắt băng trắng. Cô ngồi giữa một núi hộp trắng đỏ, phải đến vài trăm hay vài ngàn chiếc hộp giống hệt nhau nằm chồng chất giữa hai cái bàn của chúng tôi và tràn túa cả vào phòng Miranda. Emily không thấy tôi đang đứng quan sát cô, mỗi hộp cô chỉ cần hai phút, cộng với mười lăm giây để thắt chiếc băng xa-tanh trắng. Cô cử động nhịp nhàng, không thừa lấy một giây, đặt các hộp trắng đã gói xong lên núi hộp chất sau lưng mình.Đống hộp đã gói xong mọc cao dần, nhưng đống chưa gói cũng chẳng hề nhỏ đi. Tôi ước tính là cô còn làm bốn hôm nữa cũng chưa chắc đã xong. Tôi phải hét lên để át tiếng đĩa CD nhạc thập kỷ 80 từ computer của Emily. “Hello, Emily, tôi về rồi!” Cô quay lại nhìn tôi, một lát sau vẫn ngơ ngác không nhớ ra tôi là ai. Nhưng rồi cô cũng nhận ra con bé mới đến và hỏi: “Thế nào rồi?” Cô hỏi ngắn gọn. “Có kiếm được hết các thứ ghi trên giấy không?” Tôi gật đầu. “Cả trò chơi video? Lúc tôi gọi điện thì họ chỉ còn có một hộp cuối cùng. Có lấy được không?” Tôi lại gật. “Và tất cả đã đưa cho gác cổng nhà Marteau ở Park Avenue? Quần áo, soóc, tất cả?” “Rõ, không có vấn đề gì, mọi việc trôi chảy cả, tôi đã bàn giao mọi thứ cách đây mấy phút. Chỉ không hiểu là liệu Miranda có thực sự mặc tất cả…” “Gượm nào, tôi phỉa đi vệ sinh ngay cái đã, từ lúc nãy chỉ đợi chị về. Chị ngồi canh điện thoại một lát được không?” “Chị không đi vệ sinh từ lúc tôi ra khỏi nhà?” Tôi hỏi bán tín bán nghi. Năm tiếng đồng hồ liền! “Tại sao không?” Emily thắt nốt dải băng quanh chiếc họp vừa gói xong và mát mẻ nhìn tôi: “Ngoài các trợ lý, Miranda không cho phép ai trả lời điện thoại gọi đến cho bà, vì vậy từ khi chị vắng mặt tôi không muốn đi đấu cả. Tôi nghĩ là chạy đi một thoáng cũng được thôi, nhưng tôi biết Miranda hôm nay rất bận bịu nên tôi muốn liên tục có mặt, phòng khi bà ấy cần. Chị hãy ghi nhớ, chúng mình không được đi vệ sinh – hay đi bất cứ đâu – mà không thống nhất trước với nhau. Chúng mình phải làm việc với nhau, làm sao đạt được kết quả tốt nhất như có thể, ok?” “Hiểu rồi,” tôi nói. “Chị cứ đi đi, tôi sẽ không rời khỏi đây nửa bước.” Emily đứng dậy ra khỏi phòng. Tôi không tin ở tai mình nữa. Không đi vệ sinh, chừng nào chưa thống nhất kế hoạch hành động? Có đúng là Emily ngồi đây năm tiếng đồng hồ liên tục và dỗ dành bọng đái của mình, chỉ vì lo là trong hai phút rưỡi phi ra toilet chẳng may mẹ già kia gọi từ bên kia Đại Tây Dương sang? Mà chắc thế thật! Nghe có vẻ hơi kinh khủng, nhưng tôi cho rằng đó chỉ là sự hăng hái thái quá của Emily mà thôi. Không thể tin nổi là Miranda mong đợi điều gì đó ở trợ lý của mình. Tôi không tin. Nhưng biết đâu… Tôi rút vài tờ giấy từ máy in ra. Đó là một danh sách với tiêu đề “Quà Noel đã nhận được.” Một, hai, ba, bốn, năm, sáu trang giấy in nhỏ sít, mỗi dòng một tên người tặng và nội dung đồ tặng. Cả thảy 256 món quà. Trông như danh mục quà tặng đám cưới Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị vậy. Tôi đọc thấy hộp phấn trang điểm Bobby Brown, đích thân Bobby Brown tặng, một túi đầm (làm riêng độc bản!) bằng da, hiệu Kate Spade, do Kate và Andy Spade gửi đến, một sổ ghi lịch công tác bìa da màu huyết dụ từ Bond Street sang trọng do Graydon Carter biếu, một túi nngủ lót lông chồn của Miuccia Prada, một vòn gtay Verdura của Aerin lauder, một đồng hồ nạm kim cương của Donatella Versace, một hòm sâm banh của Cynthia Rowley, một áo con đính ngọc cộng với túi đầm cùng bộ của Mark Badgley và James Mischka, một bộ sưu tập bút Cartier của Irv Ravitz, một ống bao tay lông sócVora Wang, một áo khoác in sọc ngựa vằn của Alberto Ferretti, một cái chăn len cashmere Burberry của Rosemarrie Bravo. Đó mới chỉ là đoạn đầu. Còn cả một lô tí xách đủ màu đủ kiểu đủ cỡ của Herb Ritts, Bruce Weber, Giselle Bundchen, Hillary Clinton, Tom Ford, Calvin Klein, Annie Leibovitz, Nicole Miller, Adrienne Vittadini, Michael Kors, Helmut Lang, Giorgio Armani, John Sahag, Bruno Magli, Mario Testino, và Narcisco Rodriguez, chỉ để gọi ra vài tên lấy lệ. Thêm vào đó là hàng mấy chục khoản quyên góp mang tên Miranda gửi đến các tổ chức từ thiện, mấy trăm chai vang và sâm banh, tám đến mười túi hiệu Dior, vài tá nến thơm, mấy đồ gốm phương Đông, pijama tơ tằm, sách bọc bìa da, mỹ phẩm phòng tắm, sôcôla, vòng tay, trứng ca, áo len cashmere. ảnh đóng khung, vô số hoa và cây cảnh đủ để trang trí cho những đám cưới tập thể 500 đôi uyên ương tại sân vận động như vẫn thấy ở Trung Quốc. Lạy chúa! Tôi cấu vào tay mình xem mê hay tỉnh. Có thật là mình đang làm viẹc cho một bà sếp vừa nhận 256 món quà Noel của những người nổi tiếng nhất địa cầu? Ít nhất thì tôi cũng cho rằng họ rất nổi tiếng. Tất nhiên là tôi đâu có biết hết tất cả tên tuổi ấy, trừ mấy người quan trọng và các nhà tạo mốt. Cũng không biết phần còn lại là tên của những ngệ sĩ nhiếp ảnh, chuyên gia trang điểm, người mẫu, VIP và một loạt giám đốc điều hành có ảnh hưởng lớn của Elias Clark. Trong lúc tôi tự hỏi liệu Emily có biết tất cả những người đó ai là ai hay không, thì cô quay về phòng. Tôi giả bộ không đọc mấy tờ danh sách, nhưng cô cũng chẳng để tâm. “Có kinh khủng không cơ chứ? Miranda quả là người đàn bà siêu hạng.” cô trầm trồ, vồ lấy tập giấy trên bàn và cahừm chằm ngó với ánh mắt cảm thán không sao tả xiết. “Chị đã bao giờ được thấy thứ gì tuyệt diệu hơn chưa? Đây là danh sách cảu năm ngoái. Tôi chỉ in ra để mường tượng còn những việc gì phải làm nữa. Nhưng món quà đầu tiên đã tới rồi. Một trong những mặt hay nhất của công việc ở đây là được mở tất cả các gói quà ra.” Tôi bối rối. Tại sao chúng tôi lại mở quà của Miranda ra, mà bà ấy không tự làm lấy? Một cấu hỏi không kìm lại được. “Chị có vấn đề về thần kinh không hả? Chín mươi phần trăm chỗ quà này đằng nào Miranda cũng không ưa. Một vài thứ quà thì chẳng khác gì chửi vào mặt người nhận, tôi không muốn cho bà ấy nhìn thấy. Như cái này này,” cô nói và nhặt ra một chiếc hộp nhỏ. Trong đó là một chiếc điện thoại không dây kéo dài hiệu Bang & Olufsen màu bạc mờ, nằm gọn trong tay và có thể sử dụng xa máy mẹ đến 3.000 cây số. Chính tôi cách đây mấy tuần đã vào một cửa hàng Bang & Olufsen để chứng kiến Alex rỏ dãi ngắm một dàn stereo, vì vậy tôi biết nó có giá tối thiểu 500 dollar và cực kỳ nhiều công dụng – ngoài ra khả năng tự gọi đi hộ người sử dụng. “Điện thọai! Chị có tưởng tượng ra ai đó dở hơi đến mức tặng Miranda Priestly một chiếc điện thoại?” Cô quẳng nó cho tôi. “Chị thích thì giữ lấy mà dùng. Tôi không dám để Miranda nhìn thấy nó, bà ấy nổi xung lên ngay khi người nào tặng đồ dùng điện tử.” Emily phát âm chữ “điện tử” như một từ đồng nghĩa với thổ tả vậy. Tôi đút hộp điện thoại xuống dưới bàn mình và cố nén cười. Quá may mắn! Máy điện thoại kéo dài đang nằm trong danh sách những thứ tôi cần cho căn phòng mới, đã vậy cái máy 500 dollar này lại còn miễn phí nữa chứ. “Này” Emily nói tiếp và ngồi xệp xuống sàn nhà. “Chúng mình gói thêm ít chai rượu vang nữa. Vài tiếng nữa xong việc thì chị có thể mở các gói quà mới đến hôm nay. Đống bên kia kìa.” Cô chỉ sang một núi nho nhỏ sau bàn mình, toàn những hộp, túi và giỏ bảy sắc cầu vồng. “Còn đây là quà của Miranda mà mình sẽ gửi đi, đúng không?” Tôi hỏi và nhặt một hộp lên, gói vào tấm bìa trắng. “Phải. Năm nào cũng thế. Các vị chiếu trên được nhận một chai Dom Pérignon, đó là các thành phần trong ban giám đốc của Elias Clark và các nhà tạo mốt mà Miranda không thân, cả luật sư và cố vấn thuế của bà ấy nữa. Tầng giữa được một chai Veuve Clicquot, đa số thuộc vào lớp này - thầy giáo của hai đứa sinh đôi, thợ làm tóc, lái xe, vân vân. Lớp vô danh nhận một chai Ruffino Chianti - thường là bộ phận quảng cáo, bá sĩ thú y, mấy cô trông trẻ hay thế chỗ cho Cara, nhân viên bán hàng ở các cửa hiệu Miranda hay đến, và nhân viên chăm sóc nhà nghỉ ở Connecticut. Đầu tháng Mười một là tôi đặt mua mấy thứ này, hết khảng 25000 dollar, Elias Clark trả tiền và nhà Shery-Lehman cung cấp hàng, và mất chừng một tháng để gói quà. May mà Miranda hiện giờ không có mặt ở văn phòng, không thì mình phải đem hết về gói ở nhà.” “Tôi đoán là nếu đề nhà Sherry-Lehman gói hàng thì sẽ đắt gấp đôi, đúng không?” Tôi vẫn ngạc nhiên về thứ hạng của những người nhận quà. “Thì dính gì đến mình?” Emily làu bàu. “Tin tôi đi, chị sẽ nhanh chóng học một điều là tiền nong ở đây không đóng vai trò gì cả. Mà Miranda không thích loại giấy gói hàng của công ty cung cấp. Năm ngoái tôi đã gửi họ giấy gói màu trắng này, nhưng tự gói lấy trông vẫn tử tế hơn.” Cô nói đầy hãnh diện. Chúng tôi cứ thế gói ghém đến gần sáu giờ tối. Emily giảng giải cho tôi những việc cần làm ở cái chốn lạ lùng và lý thú này. Trong lúc cô tả cho tôi biết chính xác cách uống cafê của Miranda (café sữa với hai viên đường mía) thì một cô gái tóc vàng – tôi nhớ cô ta thuộc vào đám trợ lý thời trang - hớt hải khuân vào một giỏ đan bằng liễu gai to như xe đẩy trẻ con. Trước cửa phòng Miranda cô khựng lại, cứ như sợ lớp thảm mềm màu ghi dưới thành cát trượt dưới gót đôi Jimmy Choo nếu cô cả gan bước qua ngưỡng cửa. “Hello Emily, tôi vừa lấy được chỗ váy về. Xin lỗi vì hơi lâu, nhưng trước lễ Tạ ơn chẳng gặp được ai cả. Hy vọng các cậu tìm ra được món nào làm sếp vừa lòng.” Cô ngó xuống chiếc giỏ chất đầy váy. Emily nhìn cô ta, không giấu vẻ khinh bỉ. “Đặt giỏ lên bàn tôi. Tôi sẽ trả lại những đồ không được chọn. Tôi đoán là sẽ trả lại gần hết chỗ này, gu của cô thì tôi biết rồi.” Câu cuối cô khẽ nói thêm, chỉ đủ để tôi nghe thấy. Cô tóc vàng lúng túng ra mặt. Nhất định cô không phải loại trợ lý có đầu óc xuất chúng, nhưng trông cô dễ mến. Tôi ngạc nhiên, tại sao Emily ghét cô ta ra mặt như thế. Hôm nay là một ngày dài, chạy khắp thành phố làm những việc vặt, hàng trăm khuôn mặt và danh tính mà tôi cố nhớ. Thôi không hỏi nữa. Emily chống nạnh đứng nhìn cái giỏ to tướng trên bàn mình. Vẫn ngồi rtên nền nhà trong văn phòng Miranda nhưng tôi cũng nhận ra ít nhất hai mươi lăm cái váy bằng đủ loại vải, màu sắc và kích cỡ. Miranda không nói rõ là bà muốn loại nào cụ thể? Có thật là bà ko báo cho Emily biết dùng váy vào dịp nào – màu đen để đi ăn tôi, hay để chơi tennis hoặc đơn giản trùm lên bikini khi đi bơi về? Bà ưa vải bò, hay nhung the hợp hon? Làm sao chúng tôi đoán được chính xác bà muốn gì? Câu trả lời không phải đợi lâu. Emily khuân cái giỏ đan vào phòng Miranda và nhẹ nhàng, kính cẩn đặt nó xuống nền thảm mềm cạnh tôi. Cô ngồi thụp xuôntgs và bắt đầu lần lượt trải từng chiếc váy thành một vòng xung quanh người. Bộ sưu tập quả là đáng nể: một chiếc váy sợi móc màu hoa vân anh rực rỡ của Celine, một váy quấn màu xám ngọc của Calvin Klein, một chiếc váy da đính cườm đen dọc gấu do chính tay Oscar de la Renta làm. Váy đỏ, váy mộc, váy màu tím oải hương, cái thì có đăng ten cái thì làm bằng len cashmere. Một số dài đến mức đủ chấm mắt cá, ại có mấy cái ngắn tũn như áo con có gấu chùng. Tôi áp lên mình một chiếc váy lụa nâu dài đến bắp chân, hẹp ngang đến nỗi chỉ vừa đủ quấn quanh một bắp đùi tôi. Cái tiếp theo mà tôi nhặt ra từ đống avý là một dòng xoáy bằng vải tuyn và nhung the phủ đến tận đất, trông như để mặc đi vũ hội ngoài trời ở Charleston. Một chiếc váy bò mài đi kèm với thắt lưng da nâu to bản, một chiếc khác may bằng vải nhàu màu bạc mỏng như giấy. Tôi ngây ngất cả người. “Trông có vẻ như Miranda rất khoái mạc váy” tôi nói, vì chẳng có gì đáng nói hơn. “Thật ra thì không. Miranda hơi bị nghiện dùng khăn.” Emily tránh ánh mắt của tôi, cứ như là cô vừa tự thú mình bị hắc lào. “Đó là một trong những điểm riêng đáng yêu của Miranda mà chị nên biết.” “Hay nhỉ!” Tôi nói, cố tạo ra vẻ thích thú chứ không phải kinh ngạc. Nghiện khăn? Tôi chú trọng quần áo, túi xách và giày, như hàng nghìn cô gái khác xung quanh, nhưng không thể goi đó là “nghiện” được. Và cách Emily nói ra điều ấy chứng tỏ có gì đó không bình thường. “Miranda nhất định cần cái váy này cho một dịp đặc biệt, nhưng khăn mới là thứ bà ấy mê. Khăn cũng giống như danh thiếp của Miranda vậy.” cô nhìn tôi. Chắc thấy mặt mũi tôi thộn ra nên cô nói tiếp: “Chị không nhớ hôm đến đây phỏng vấn à?” “Có chứ.” Tôi vội vàng trả lời, linh cảm là tốt nhất không cho Emily biết rằng bữa phỏng vấn tôi chỉ nhớ được tên Miranda là cùng, chứ đâu để ý là bà ấy mặc gì. “Nhưng tôi không nhớ đến cái khăn nào.” “Miranda không bao giờ đi đâu mà lại thiếu một chiếc khăn Hermès trắng, không bao giờ. Thường là quàng cổ, nhưng đôi khi bà ấy bảo thợ làm tóc tết lẫn vào búi tóc, hay lấy khăn làm thắt lưng. Như danh thiếp của mình vậy. Mọi người đều biết là Miranda luôn có trên người một chiếc khăn Hermès trắng. Thế mới tuyệt chứ.” Đột nhiên tôi nhận ra là Emily cũng có một chiếc khăn xanh xỏ qua các đỉa quần túi hộp của mình. lấp ló dưới gấu T-shirt trắng. “Đôi lúc Miranda thích pha trộn, tôi đoán là lần này cũng thế. Nhưng cái bọn ngu xuẩn bên bộ phận thời trang không bao giờ hiểu nổi bà ấy thích gì. Nhìn cái của nợ này xem, có kinh không cơ chứ!” Cô nhón tay giơ lên một chiếc váy đẹp kinh hồn, trông nó lịch sự hơn những chiếc khác một chút, điểm chấm vàng lấp lánh trên nền nâu nhạt. “Quá đúng.” Tôi phụ họa, cốt làm sao để dứt dòng buôn chuyện của Emily, “trông khiếp quá đi mất. Cái váy rất đẹp, tôi sẵn sàng mặc nó hôm đám cưới của mình. Emily vẫn lải nhải nói tiếp về loại vải và kiểu kắt, về những nhu cầu và sở thích của Miranda, thỉnh thoảng chen câu bình luận khinh miệt về một đồng nghiệp. Rốt cuộc cô quyết định chọn ba chiếc váy hoàn toàn khác kiểu nhau để gửi cho Miranda, trong lúc luôn mồm nói không nghỉ lấy một tích tắc. Tôi cố lắng tai nghe, nhưng lúc đó đã gần bảy giờ tối và tôi không rõ mình sắp chết đói, kiệt quệ thần kinh hay lả ra vì mệt. Chắc là cả ba triệu trứng cùng lúc. Tôi đờ ra đến nỗi không hề nhận thấy có một người đàn ông to lớn đến kinh dị vừa bước vào phòng. “CÔ KIA!” Đột ngột có tiếng nói đâu đó sau lưng tôi. “ĐỨNG DẬY CHO TÔI XEM MẶT CÔ!” Tôi quay phắt lại và nhìn thấy một người đàn ông cao hơn hai mét, da rám nâu, tóc đen, đang chỉ thẳng vào mặt tôi. Ông ta không chỉ cao mà còn to ngang, với tấm thân trên ngót tạ rưỡi như chực xé bung bộ áo liền quần bằng vải bò. Lạy Chúa! Đúng là ông ta mặc bộ áo lièn quần. Đúng thế, bằng vải bò, bó sát người, thắt lưng, tay xắn cao. Lại còn khăn nữa! Một chiếc khăn lông to bằng cả cái chăn quấn quanh cổ trâu. Đôi chân to như voi dận trong ủng quân sự màu đen bóng lộn to bằng cái tiểu sành. Trông ông ta chừng ba mươi alưm tuổi, nhưng với dáng vạm vỡ, nước da nâu và quai hàm bạnh ra người ta dễ đoán già thêm mười tuổi hay trẻ đi năm năm. Ông ta hất tay ra hiệu cho tôi đứng dậy. Tôi làm theo. Trong khi tôi không rời mắt ngạc nhiên nhìn thì ông kiểm tra tôi kỹ lưỡng. “AHA, XEM AI VÀO LÀM Ở ĐÂY NÀÀÀO,” ông ta gào lên, tuy giọng lại the thé chua cả tai. “CÔ BÉ XINH ĐẤY, NHƯNG QUÊ QUÁ. QUẦN ÁO THÌ QUÊN KHẨN TRƯƠNG!” “Tôi là Andrea, trợ lý mới của Miranda.” Ông đảo mắt quét dọc người tôi, thẩm tra từng phần một. Emily quan sát tấn trò với nụ cười giễu cợt. Im lặng đến khó chịu. “ỦNG CAO CỔ? ĐI CÙNG VÁY DÀI ĐẾN GỐI? CÔ ĐỊNH TRÊU TÔI HẢ? CƯNG NÀY, NẾU CÔ LỠ MẮT BỎ QUA, HAY NẾU CÔ KHÔNG NHÌN THẤY TẤM BIỂN ĐEN TO TƯỚNG NGOÀI CỬA – ĐÂY LÀ TẠP CHÍ RUNWAY, TẠP CHÍ THỜI TRANG SIÊU ĐẲNG NHẤT QUẢ ĐẤT. NHẤT QUẢ ĐẤT, NGHE CHƯA? NHƯNG KHÔNG SAO, BÉ Ạ, NIGEL NÀY SẼ KHẨN TRƯƠNG GIẢI PHÓNG CÔ KHỎI BỘ ĐỒ SIDA NÀY.” Ông đặt hai bàn tay to tướng lên hông và xoay người tôi lại, tôi nhận rõ ánh mắt của ông tia lên mông và đùi. “THẬT KHẨN TRƯƠNG, BÉ Ạ. TÔI HỨA VẬY, VÌ PHẦN THÔ CỦA CÔ TỐT ĐẤY. CHÂN DÀI, TÓC ĐẸP, VÀ KHÔNG BÉO. CÓ THỂ CẢI TẠO ĐƯỢC. KHẨN TRƯƠNG BÉ Ạ.” Lẽ ra tôi phải thấy mình bị xúc phạm và hất tay ông ta ra khỏi eo lưng mình, để nghĩ xem tại sao con người lạ hoắc này - chắc là cộng tác viên - lại bỗng dưng vô tư đưa ra những lơqì nhận xét thành thật về dáng người và quần áo của mình. Nhưng tôi không phản ứng gì. Tôi đưa cặp mắt xanh lá cây thân thirnj lúc nào cũng như đang cười giễu, hơn thế nữa, tôi sung sướng đã qua kỳ sát hạch. Trước mặt tôi là Nigel - một cái tên như Madonna hay Prince – ông vua thời thời trang mà tôi dã biết amựt trên tivi, trong các tạp chí và bài viết ở mục xã hội, khắp nơi, và ông ấy khen tôi xinh. Và nói là tôi chân dài! Tôi lờ đi lời nhận xét về quần áo sida. Tôi rất có cảm tình với ông ta. Sau lưng tôi, Emily xin ông đừng quấy quả tôi nữa vì chúng tôi đang bận, nhưng tôi không muốn ông ta bỏ đi. Qua muộn, Nigel đã đi ra phía cửa, chiếc khăn lông thú phất phới bay. Tôi không kịp nói ra là tôi rất vui mừng được làm quen ông, tôi không hề bị xúc phạm bởi những gì ông nói và rất sung sướng được ông “tân trang” lại. Chợt Nigel quay lại, tiến hai bước dài như cú nhảy xa của người bình thường. Sừng sững trước mặt tôi, ông dang hai cánh tay lực lưỡng ôm chầm lấy tôi và xiết chặt. Đầu tôi chỉ chạm ngực ông, và tôi ngửi thấy hương thơm không thể lẫn được của kem thoa da trẻ con Johnson. Tôi cũng tỉnh táo ôm lại, nhưng ông đã đẩy tôi ra, chụp gọn lỏn tay tôi mà lắc và kêu the thé: “BÉ CƯNG, HÃY VUI LÊN ĐI TRONG NHÀ BÚP BÊ!”