ôi không bảo đảm câu chuyện này có thật. Nhưng đây là câu chuyện mà vị giáo sư văn chương người Pháp tại Đại học đường Anh quốc đã kể cho tôi. Ông ta là một nhân vật có tiếng tăm lớn nên tôi nghĩ nếu không có thực, ông không kể cho tôi nghe làm gì. Phương pháp thông thường của ông là làm cho sinh viên phải chú ý đặc biệt đến ba văn hào Pháp mà, theo ông, đã gồm thâu đầy đủ tánh tình căn bản của người Pháp. Đọc ba nhà văn ấy, ông nói, bạn có thể hiểu biết rất nhiều về dân tộc Pháp; và nếu ông có quyền hành thì ông sẽ không tín nhiệm và giao phó cho những viên chức cái nhiệm vụ giao dịch với nước Pháp trước khi hạch hỏi họ về những tác phẩm của ba văn hào Pháp đó. Văn hào thứ nhất là Rabelais, với cái “gauloiserie” của ông, mà chúng ta có thể dịch là cái lối ăn thô nói tục, chẳng hạn như gọi cái xẻng bằng một danh từ còn tục hơn là cái mu rùa. Văn hào thứ hai là La Fontaine, với cái “bon sens” của ông ta, hay cái lương tri giống như năng khiếu tìm đường chẳng bao giờ lầm lẫn của giống ngựa. Văn hào thứ ba là Corneille với cái “panache”. Panache nghĩa đen theo tự điển, là cái lông vũ, loại lông dài mà các hiệp sĩ thường cắm trên mũ, nghĩa bóng là phẩm cách và can đảm, dũng lực và hùng khí, hư danh và kiêu hãnh. Chính cái panache đã làm cho những dũng sĩ Pháp ở trận Fontenoy nói với tướng lãnh của vua Geoge đệ nhị: “Mời quý vi hãy bắn trước đi”; chính cái panache đã khiến cho Cambronne thốt ra từ đôi môi đày dục tính câu nói bất hủ ở trận Waterloo: “Vệ quốc quân chết chứ không đầu hàng”. Và cũng chính cái panache đã thúc đẩy một thi sĩ nghèo Pháp làm một cử chỉ rất ngoạn mục là không thèm nhận giải thưởng Nobel. Vị giáo sư của tôi không phải là người nông nổi, và theo quan niệm của ông, thì câu chuyện, tôi sắp kể cho bạn sau đây, mang đầy đủ tánh chất căn bản của người Pháp nên có một giá trị giảo dục rất cao. Tôi đặt cho câu chuyện ấy cái nhan đề là “Thực và giả”. Đó là nhan đề tôi mượn ở một tác phẩm triết học tôi xem như là một tác phẩm quan trọng bậc nhất mà nước tôi - đúng hay sai - đã sản xuất trong thế kỷ thứ XIX. Đó là một tập luận thuyết chắc nịch nhưng đầy khích lệ, viết với một thứ Anh văn điêu luyện, nhuốm đầy màu sắc châm biếm diễu cợt; và dù một độc giả không chuyên về triết lý có thể không nhận ra được những lý luận quá tế nhị của tác phẩm cũng vẫn có cảm giác rợn ngợp như đang đi trên dây tư tưởng qua một vực thẳm siêu hình, và khi đọc xong xếp sách lại, ông ta có cảm tưởng yên lành vô sự rằng đi dây cũng chả ghê gớm cóc khô gì cả. Mượn nhan đề của một tác phẩm tiếng tăm như vậy, tôi không viện dẫn lý lo gì để tự bào chữa, ngoài lý do là nhan đề ấy thích hợp lạ lùng cho câu chuyện của tôi. * * * * * Tuy bạn chỉ có thể liệt cô Lisetle vào hạng triết gia trong cái nghĩa thông thường là tất cả mỗi chúng ta đều là triết gia, nhưng cô đã xử dụng tư tưởng trong những vấn đề sinh sống hàng ngày một cách lão luyện; trực giác của cô về thực tại quá mạnh mẽ và sự yêu chuộng của cô về hiện tượng, hay nói một cách nôm na, về hình thức, quá thuần thục đến nỗi cô có thể tự hào đã thiết lập được sự dung hòa giữa những điều không thể dung hòa mà các triết gia từ bao thế kỷ nay đều làm mục tiêu hướng tiến. Lisette là một cô gái Pháp. Mỗi ngày cô bỏ ra nhiều thì giờ để làm cái việc mặc vào, cởi ra những bộ y phục kiểu mẫu ở một tiệm may sang trọng nhất Paris, một công việc thích thú đối với một thiếu nữ ý thức rõ ràng mình có một hình dáng yêu kiều đẹp đẽ. Nói một cách vắn tắt hơn, nàng là một cô gái làm kiểu mẫu ở tiệm may. Thàn hình nàng cao lớn đủ để có thể mặc áo lễ có vạt sau dài phết đất một cách thanh thoát, và cái eo ếch nàng thon nhỏ đến nỗi khi mặc y phục thể thao người ta có cảm tưởng như đang ngửi thấy hoa đồng cỏ nội. Hai đùi nàng dài, nên khi mặc đồ ngủ trông rất quý phái; và ngực nàng gọn, hông nàng nhỏ, nên bộ áo tắm tầm thường nhất khi được nàng mặc vào cũng trở thành kỳ ảo. Nghĩa là nàng mặc gì cũng đẹp. Nàng có cách khoác lên mình cái áo choàng bằng lông sóc Nam Mỹ khiến cho !!!15349_1.htm!!!
Đã xem 6543 lần.
http://eTruyen.com