Dịch giả:Đào Đăng Vỹ
- 3 -

     ng ta đã cởi bỏ cái áo dài xanh, tất cả áo quần sang trọng, để mùa hạ cũng như mùa đông, chỉ mang một áo đuôi tôm bằng dạ thô màu nâu, một áo gi-lê bằng lông dê và một quần xám bằng nỉ da. Càng ngày càng gầy thêm, bắp chân tiêu mất; bộ mặt mập phị vì một hạnh phúc trưởng giả đầy đủ, nay nhăn rúm lại; trán xếp nếp, quai hàm nhô ra. Trong năm thứ tư kể từ ngày ông lại ở xóm mới Sainte Geneviève, người ta không còn nhìn ra ông nữa. Nhà thương gia buôn bún sáu mươi hai tuổi, nhưng chỉ ra vẻ như bốn mươi, nhà trưởng giả béo mập, tươi tắn hào hoa, với cách ăn mặc sàm sỡ làm vui mắt kẻ qua đường, với nụ cười còn vẻ thanh niên.., nay trở thành một ông lão bảy mươi khù khờ, đi chập chững yếu ớt, mặt mày tái mét. Cặp mắt xanh mẫn hoạt của ông, nay trở nên lờ đờ xám sắt, tái đi, không chảy nước mắt nữa, và cái vành đỏ hình như khóc ra máu. Đối với một số người, ông ta làm cho ghê tởm, đối với kẻ khác ông lại gợi lòng trắc ẩn. Có mấy sinh viên y khoa trẻ tuổi thấy môi dưới ông xệ xuống và sau khi đã đo góc mặt ông(15) và đã quấy rầy dằn kéo ông mà không nghe được ông nói gì, bèn cho ông ta là mắc chứng si độn.
Một hôm, sau bữa cơm chiều, bà Vanquer nhạo ông: “Ấy, con gái ông không lại thăm ông nữa sao?” với dáng bộ nghi ngờ về quan hệ huyết tộc giữa cha con ông, ông Goriot giật mình như bà chủ trọ vừa chích ông với một cây sắt.
- Chúng thỉnh thoảng vẫn đến. Ông trả lời với một giọng cảm động.
- À ha! Ông thỉnh thoảng vẫn còn gặp các cô à? Hoan hô, ông già Goriot. - Bọn sinh viên đồng thanh la lên.
Nhưng ông già nào có nghe những lời chế giễu: ông ta đã trở lại tình trạng trầm tư mà những người chỉ xét đoán nông cạn cho là một tình trạng trí độn và già do sự kém thông minh gây ra. Nếu họ hiểu biết ông hơn, có lẽ họ sẽ quan tâm mật thiết đến vấn đề do trạng huống vật chấtt và tinh thần của ông đưa ra; nhưng đây là một việc rất khó khăn. Dầu muốn biết ông Goriot có đúng thật trước kia là một nhà buôn bún sợi không, và số lượng gia sản của ông là bao nhiêu, đó là một việc rất đễ, những người đứng tuổi đã để ý đến ông ta vì tính tò mò, cũng không hề ra khỏi xóm họ ở, và họ chỉ sống trong nhà trọ chẳng khác gì những con sò sống bám trên một tảng đá. Còn những người khác, thì cuộc sống ở Paris lôi cuốn họ và làm cho họ ra khỏi Đường Mới Sainte Geneviève là họ quên ngay ông già khốn nạn mà họ nhạo báng.
Đối với những trí óc hẹp hòi kia cũng như đối với bọn sinh viên vô tư lự kia, cái nghèo khốn và bộ điệu đần độn của ông già Goriot không thể đi đôi với một tài sản này hay một năng lực nào được. Còn những thiếu phụ mà ông gọi là con ông, ai cũng đồng ý với bà Vanquer. Bà ta nói với cái lý luận nghiêm khắc của thói quen đoán định hết mọi việc của những bà già chỉ lo nói chuyện nhảm mỗi buổi tối họp mặt nhau:
- Nếu ông già Goriot có những con gái có vẻ giàu sang đã đến thăm ông, thì ông ta đã không ở trên tầng lầu ba của nhà tôi với giá bốn mươi lăm quan tiền trọ mỗi tháng, và không ăn mặc như kẻ nghèo hèn để di ra ngoài.
Không có gì phản nghị lại lối lý luận quy nạp ấy. Vì vậy vào khoảng cuối tháng 11 năm 1819 là thời gian xảy ra tấm thảm kịch này thì mỗi khách trọ trong nhà này đã có những ý tưởng cố định về ông già khốn nạn rồi. Ông ta chẳng bao giờ có con gái hoặc có vợ gì cả; sự chơi bời quá lố đã biến ông thành như con ốc bươu, một con ốc nhân hình đáng được phân loại theo họ “cát két” theo lời một nhân viên trong Bác vật viện đến ăn cơm từng bữa ở đây. Đối với ông già Goriot, thì anh chàng Poiret này là một con phượng hoàng, một người thượng lưu. Anh Poiret nói lý luận, trả lời; đáng ra anh ta cũng chẳng nói, chẳng lý luận, chẳng trả lời gì cả, vì anh ta có tật chỉ lặp lại những ý tứ người khác, nhưng với những danh từ, những luận đỉệu mới mẻ khác thôi; nhưng anh ta đưa đẩy câu chuyện, anh ta linh hoạt, anh ta có vẻ như đầy tình cảm, còn ông già Goriot, đây cũng lại theo lời chàng nhân viên Bác vật viện nữa, ông già Goriot thì luôn luôn đứng ở không độ của hàn thử biểu Réaumur.
Chàng sinh viên Eugène de Rastignac đã trở lại nhà trọ với một trạng thái tinh thân mà có lẽ tất cả những thanh niên thượng lưu đều có, cũng như những kẻ đã bị lâm vào những tinh cảnh khó khăn làm cho lâm thời họ có được những phẩm cách của người siêu bạt. Trong năm đầu ở Paris vì việc học hành ở các cấp đầu tại Đại học đường đang ít, nên chàng sinh viên còn rảnh rang để hưởng thụ những lạc thú của thành Paris vật chất. Một sinh viên thật không đủ thì giờ nếu muốn thường thức hết chương trình của mỗi hí viện, để biết hết đường quanh ngỏ hẻm của cái mê hồn trận Paris, tìm biết cách giao thiệp xử thế, học cách ăn nói và tập theo những thú vui đặc biệt của thủ đô; lục lọi chỗ tốt cũng như chỗ xấu, đi nghe các lớp giảng vui vẻ, sưu tầm các bảo vật ở các viện bảo tàng. Lúc ấy một sinh viên say mê những việc bá láp mà lấy làm vĩ đại. Mỗi chàng có một vĩ nhân của mình, một giáo sư của Đại học Viện Pháp quốc, được trả tiền để đứng ngang hàng với thính đường của ông.
Chàng ta nâng cao cà vạt để diện với các phụ nữ xem hát ở các hàng ghế đầu ở Ca Vũ kịch viện. Nhờ những buổi học hỏi khai tâm kế tiếp, anh chàng lột bỏ lần cái vỏ gỗ giác của mình, mở rộng được chân trời cuộc sống của mình, và chung cuộc sẽ quan niệm được các tầng lớp nhân quần xây đấp lên nhau thành xã hội. Nếu anh chàng lại khởi sự nhìn ngắm những hàng xe ngựa ở đại lộ Champs !!!15374_25.htm!!! Đã xem 9971 lần.

scan : casau . Đánh máy: MHN (Nguyễn học) & Ct.Ly
Nguồn: Sách xuất bản trước 1975
cassau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 1 năm 2015