HỨC ĐẦU QUÁ, Hoàng thái hậu không sao chợp mắt được nên cứ lăn lộn, trăn trở. Bà ta cau có xua tay đuổi đám cung nữ đang ngồi đàn đi ra ngoài và cho gọi thái giám Hy Phương đến. Gã thái giám nhẹ nhàng xoa bóp, thế nhưng cũng không làm cho Thái hậu thấy bớt đau đầu. ’’Thưa Thái hậu, có cần gọi Thái y đến không ạ?” “Không cần”, Thái hậu lắc đầu, bà ta biết mình không bệnh hoạn gì, chẳng qua đây là hậu quả của vụ thích khách tối qua, và buổi gặp căng thẳng với một số đại thần thân tín sáng nay. - Bẩm Thái hậu... - Chuyện gì? - Quan Thượng thư bộ Hình xin vào gặp mặt. Nhìn nẳng buổi trưa Thái hậu nhăn mặt, giá như là kẻ khác thì bà ta đã đuổi thâng. Nhưng với Thượng thư bộ Hình thì khác. - Hãy cho vào. - Thần kính chúc Thái hậu vạn tuế, vạn tuế. - Bình thân. Các ngươi lui ra. Váng tanh. Đó là một thông lệ nơi điện Minh Hòa. Nếu quan Thượng thư bộ Hình Lê Thái Sơn đến viếng thăm Thái hậu thì tuyệt đối không ai được bén mảng lại gần. Thậm chí là cả Hoàng thượng nếu có việc cầu kiến cũng phải có lệnh cho phép của Thái hậu mới được vào. Do vậy, mỗi khi ông ta xuất hiện là đám cung nữ, thái giám, Cẩm y vệ lập tức lảng tránh xa. Không ai được nói, hỏi, tìm hiểu, tất cả sẽ phải trả một giá rất đát bàng mạng sống của chính mình và thậm chí còn liên lụy đến gia đình, họ hàng. Đấy là quy luật khác nghiệt của cung đình, hàng ngàn năm nay là vậy. Thái hậu uể oải ngồi dậy, không thèm xốc tấm xiêm y đang hờ hững rơi xuống bên hông. Thượng thư Lê Thái Sơn rón rén lại gần bên, nhìn Thái hậu cười tình tứ. Anh mắt say đám thèm khát của Thượng thư chạy dài trên cánh tay trần nõn nà và những đường cong ẩn hiện của Thái hậu. Thật hấp dãn, khó ai có thể tin được là Thái hậu đã gần bốn mươi tuổi. Nhìn bà như một bông hoa đang nở hết nhụy, phô màu rực rỡ. vẻ oai nghi đường bệ của một người đàn bà nổi tiếng lạnh lùng và đa sát biến mất, thay vào đó là sự nhu mì mềm yếu của một con cáo cái đang thu mình gầm gừ khi động đực. Thái hậu nằm sấp mình lên nệm, nói bằng quơ “Sao nhức đầu quá!” Quan Thượng thư vén áo ngồi quỳ xuống một bên và đưa đôi bàn tay chạm nhẹ lên người Thái hậu. Cái sự thô ram ráp của bàn tay người đàn ông đã làm cho Thái hậu bỗng rùng mình, nổi gai ốc. “Ư... u... ư...” những tiếng rên nho nhỏ sau đó dần dần chuyển thành tiếng gào của con mèo cái hoang khi gặp đực vẫn vang trên đêm thanh vắng, nghe rỢn người. Phía bên kia bếp lửa ấm đang tí tách. Bên ngoài điện tất cả vẫn vắng vẻ, im lặng như tờ. Chỉ còn có tiếng gió là ào ào phụ họa với tiếng rên gào của Thái hậu. - Thưa Thái hậu, sáng nay nghe nói Thái hậu có triệu các đại thần Lê Bí, Lê Ê... vào điện để bàn chuyện đối phó với vụ thích khách tối qua? - Quan Thượng thư nhìn Thái hậu hỏi dò - Kết quả có được như ý không ạ? Tuyên Từ Hoàng thái hậu mặt tối sầm, lắc đầu. - Sao, bọn họ dám chống lại lệnh vua ư? - Không hẳn vậy, huynh không hiểu đâu. - Tuyên Từ thở hắt ra. Về vai vế trong nhà thì Lê Thái Sơn vốn là anh họ của Thái hậu. Cho nên trước mặt bá quan quần thần giữ đúng lễ nghĩa vua tôi, còn gặp riêng trong nhà thì... tùy. Tuyên Từ Hoàng thái hậu và Thượng thư bộ Hình Lê Thái Sơn có một mối quan hệ tình thân tính đến nay cũng đã mấy chục năm rồi, kể từ khi họ còn là những đứa trẻ chăn trâu ở đất Bố Vệ. Khi nhập cung làm phi cho nhà vua rồi, trong lòng bà phi Thị Anh vẫn luôn đau đáu trông nhớ đến người anh họ của mình. Cũng do sự tác động của Hoàng hậu Nguyễn Thị Anh khi đó mà Lê Thái Sơn đã được Thái Tông Hoàng đế ban cho một chức quan nhỏ. Nhờ thế mà ông ta đôi lúc có dịp gần gũi Hoàng hậu. Đến khi Thị Anh quyền lực về tay buông rèm nhiếp chính, từ một võ quan nhỏ, Lê Thái Sơn được thăng chức vùn vụt nhanh chóng trở thành quan Thượng thư bộ Hình hàm nhất phẩm, trông coi việc thi hành luật lệ và hình pháp cả nước. Ông ta trở thành người thân cận tâm phúc của Hoàng thái hậu với những đặc ân khó hiểu. Gần như những chuyện gì do quan Thượng thư Hình bộ tấu biểu đều được Thái hậu chuẩn y. Thậm chí ông ta còn dám ngông nghênh kháng chỉ của vua nhưng cũng chẳng bao giờ bị trách phạt. Quả đúng là người nhà của Thái hậu có khác. Đấy là chuyện thiên hạ bàn tán chứ bá quan trong triều không ai dám hé răng. - Chuyện thích khách tối qua cho thấy tình hình đã ngày càng xấu đi. - Tuyên Từ thở dài - Ta thấy lo lắng quá. - Sao Thái hậu không nhân dịp này mà tiêu diệt Lạng Sơn vương như kế đã tâu bày của thần? - Huynh không hiểu đâu. - Thái hậu lác đâu - Thực ra sáng nay ta đã mở lời với bọn Lê Bí, Lê Ê, Lê Hiệu..., chỉ cần bọn họ tán đồng là ta sẽ nhân cớ này điều binh tiêu diệt Nghi Dân, nhưng... - Nhưng tại sao ạ? - quan Thượng thư nôn nóng hỏi. - Không ngờ, - Thái hậu lẩm bẩm - không kẻ nào chịu tán thành ý của ta cả. Bọn chúng bàn ra, hoặc im lặng. Điều này làm cho ta thấy lúng túng, do dự. - Tại sao bọn chúng lại có thể làm như vậy được? Chúng hưởng ơn mưa móc của Thái hậu bao nhiêu năm, nay sao bỗng nhiên lại dở chứng như vậy? - Hừ... huynh còn hỏi tại sao nữa ư. - Thái hậu trừng mắt nhìn người anh của mình, bực bội - Đó là lỗi của huynh. - Tại thần? - Lê Thái Sơn kêu lên, sau đó sợ hãi sụp xuống dưới chân Thái hậu. Nhìn đôi vai to lớn của người yêu dấu đang run rẩy dưới chân, Tuyên Từ bỗng thấy lòng mềm hẳn. Bà ta cúi đỡ quan Thượng thư ngoi dậy, vỗ về. - Huynh đừng sợ, chuyện này dù sao cũng lỡ rồi và ta cũng có phần lỗi nên trách huynh sao được. - Nhưng... - Lê Thái Sơn ấp úng - Thần có lỗi gì thưa Thái hậu? - Đó là việc chúng ta giết chết Quốc thượng hầu Trịnh Khả ngày trước. - Thái hậu nói gọn. - À ra vậy. - Lê Thái Sơn gật đầu ra chiều hiểu biết - Nhưng thưa Thái hậu. Nếu ngày đó Thái hậu không nghe lời thần giết Trịnh Khả, biết đâu ngày nay chẳng là họa lớn. - Họa lớn? - Thái hậu nheo mắt - Chứ không phải là vì huynh ghen ghét với y về sự sủng ái của ta giành cho Trịnh Khả nhiêu hơn nên đã bày chuyẹn? - Thần làm vậy chỉ là vì ngai vị của Thái hậu. - Lê Thái Sơn nói. Tuyên Từ Hoàng thái hậu im lặng. Cái chết của Thái Tông Hoàng đế là một bí mật cung đình lớn lao và không ai có quyền được biết sự thật. Kể cả đương kim Hoàng thượng. Những kẻ có biết, nay đã chết tất cả rồi. Có lẽ bí mật này nay chi còn là của riêng Thái hậu, Thượng thư Lê Thái Sơn cũng chỉ phỏng đoán mập mờ, chứ cũng không hẳn biết đó là chuyện gì. Chính vì vậy, cách đây mấy năm, khi nghe Lê Thái Sơn bẩm báo là hình như Quốc thượng hầu Trịnh Khả dường như tỏ ý nghi ngờ về cái chết của Tiên đế, hoảng hốt, không kịp suy nghĩ và nhân có vài lời dèm pha của kẻ khác, Thái hậu lập tức hạ chiếu chém hai cha con Trịnh Khả. Đến tận bây giờ Thái hậu vẫn thấy hoang mang vì không hiểu liệu Trịnh Khả thực sự có biết được điêu gì xung quanh cái chết của Tiên đế không. Và việc mình vội vã giết chết Trịnh Khả chỉ dựa trên một lời mật tâu của Lê Thái Sơn là đúng hay sai? Thương thay cho Trịnh Khả đến chết vẫn không hiểu được lý do vì sao, trong khi vẫn rất trung thành với Thái hậu. Quốc thượng hầu chết thảm đã làm rúng động triều thần. Ông ta là một người có nhiều công lao, theo phò Thái Tổ từ những ngày đầu đánh giặc Minh cứu nước. Có thể coi đây là một trong những bậc khai quốc công thần của triều Lê, có nhiều công lao lớn, thế mà đột nhiên bị chém một cách khuất tất, không rõ ràng. Bá quan xôn xao, trăm họ bàn tán và chính Hoàng thái hậu cũng lúng túng không giải thích minh bạch được. Đợi cho sự việc tạm yên áng, hai năm sau Thái hậu đã chuộc lỗi bằng cách xuống chiếu ban vàng bạc, ruộng vườn cho con cháu Trịnh Khả và ban chức tước cho các con trai của Quốc thượng hầu tất cả mười người. Sau sự kiện này, những đại thần xưa nay vẫn trung thành với Tuyên Từ Hoàng thái hậu bỗng trở nên hoang mang lo sợ cho tính mạng của bản thân và gia đình. Ai chẳng biết Quốc thượng hầu Trịnh Khả vốn là đại thần trung thành mà còn bị Thái hậu hạ chiếu giết, thì liệu những kẻ khác cũng có thể sẽ bị giết chết bất cứ lúc nào. Do vậy họ co cụm thủ thế và né tránh thân cận với Thái hậu. Tuyên Từ Hoàng thái hậu cũng đã nhận ra sai lầm của mình và cố gáng vỗ yên bá quan, nhưng bà ta cũng phải thừa nhận rằng niềm tin của các quan vào mình đã mất. Bọn họ giờ đây chỉ còn là những kẻ bạc nhược và hèn yếu. Chính vì vậy, khi thanh thế của Lạng Sơn vương Nghi Dân ngày càng lớn, Hoàng thái hậu nhận thấy cần phải nhanh tay tiêu diệt mối họa này, thế nhưng đã không tìm được kẻ tán đồng ủng hộ. Hình như bọn họ nghi ngờ những lời nói của Thái hậu vì cho rằng đây lại là kế mượn dao giết người như khi xưa Thái hậu đã làm đối với Trịnh Khả. Từ rất lâu Hoàng thái hậu đã đêm ngày mất ăn mất ngủ lo lâng trước hiểm họa Lạng Sơn vương Nghi Dân đang ngày càng hiện ra trước mắt, nhưng bà ta biết rằng không dễ dàng gì tiêu diệt được tức khâc, bởi với binh hùng tướng mạnh đang có trong tay, Lạng Sơn vương không dễ gì khuất phục, mà khi xảy nạn binh đao bà ta không rõ ai trong những kẻ ngày ngày quỳ tâu kia sẽ về phía mình hay ngả theo Lạng Sơn vương? Bà rất muốn biết điêu đó để trù liệu trước, nhưng không thể. Sáng nay triệu các đại thần thân tín của mình, Thái hậu tỏ ý nghi ngờ là vụ thích khách tối qua có bàn tay của Lạng Sơn vương và muốn các đại thần tán thành việc chuẩn bị động binh để tiêu diệt Lạng Sơn vương. Nhìn những ánh mắt né tránh và câm nín của bọn họ, Hoàng thái hậu thấy giận điên trong lòng, có cảm giác nay mình như một con chim đang mác trong lưới không thể bay được. Bọn họ vẫn theo phò bà nhưng không còn tin tưởng bà ta nữa, Thái hậu cay dâng nhận ra điều đó. Bỗng nhiên Thái hậu thấy toát mồ hôi lạnh và run sợ tự hỏi liệu ai trong số những kẻ đang ngồi đây là người của Lạng Sơn vương? Bà ta đứng bật dậy, không thèm nhìn đám đại thần kia và bỏ đi ra ngoài, thẳng lên kiệu. Một cơn gió đông ùa đến đem theo những hơi lạnh kinh người. Kéo áo bông che chặt cổ, ngồi trong kiệu bập bềnh, bỗng nhiên Thái hậu thấy trong lòng giá lạnh và cô đơn đến lạ lùng. Bà bỗng ước ao được trở lại như ngày nào là một cô gái nhỏ, sống vô tư bên mẹ cha. Cuộc sống khi ấy khốn khó nhưng thanh bình và êm ấm biết bao. Đâu phải như ngày nay, ngày hay đêm lúc nào cũng canh cánh những nỗi lo vô hình trong lòng. Cuộc sống là một chuỗi ngày của những toan tính, nghi kỵ, thậm chí là sợ hãi. Nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Vây xung quanh luôn luôn là một đám xu nịnh và kèn cựa nói xấu nhau hàng ngày. Không thể tìm thấy một ánh mắt hay niềm tin của người thân. Đến bây giờ Hoàng thái hậu mới chua chát nhận thấy rằng chẳng có một kẻ nào thực sự là người thân tín của mình. Quan lại trong triều chỉ là một lũ hèn kém, tranh giành nhau quyền lực và giỏi nịnh bợ. Đến như nhà vua kia cũng chi là một kẻ bạc nhược, đam mê tửu sắc, gái trai, phó mặc chuyện triều chính cho mẹ lo liệu. Còn vị quan Thượng thư bộ Hình, người thân yêu nhất của Thái hậu thực ra lúc nào cũng chỉ như một con công vênh vang tự mãn một cách ngu xuẩn, dựa vào thế lực của Thái hậu để làm nhiều điều cần quấy, và ti tiện nhỏ nhoi rình mò người khác để ghen ghét tâu xằng bậy. Hoàng thái hậu buồn bã lắc đầu. Với quyền lực của bà có trong tay, chỉ cần một ánh mắt hay một tiếng thét thôi là sẽ nghiêng lệch thiên hạ, máu sẽ đổ thành sông, cửa nhà phải tan nát. Núi sẽ sập, sông sẽ cạn, nếu bà muốn. Vàng bạc đầy rương, sâm nhung đặc chén và kẻ hầu người hạ quỳ chật sân. Thế nhưng chưa bao giờ Hoàng thái hậu lại cảm thấy mình nhỏ nhoi, trơ trọi đến như thế. Giữa sự mênh mông vĩnh cửu của trời đất vô tận, Tuyên Từ Hoàng thái hậu bỗng chợt phát hiện ra rằng mình chỉ là một người đàn bà nhỏ bé, chân yếu tay mềm, mệt mỏi và cô đơn. Bà ta chợt nhớ đến ánh mắt sáng như sao trên khuôn mặt dài với chòm râu bạc và giọng nói sang sảng ngay thâng của quan Hành khiển Nguyên Trãi. Giá như ông ta còn sống... Thái hậu ngập ngừng suy nghĩ. ít nhất cũng còn có người để cho mình tin cậy, hỏi chuyện. Quan Hành khiển, tuy chính ta là người hạ chiếu giết ông, nhưng ông có biết rằng rất nhiều năm nay ta luôn nhớ lại chuyện cũ mà trong lòng thấy ân hận, nuối tiếc. Quả thật ngày ấy ta không muốn giết ông vì ta thực sự kính trọng nhân cách của ông. Nhưng tình thế bắt buộc ta phải hành động. Tại sao ông trời không cho ta sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải giết ông? Thật đáng trách, đáng trách quá. Đã 16 năm trôi qua mà câu chuyện cũ ngày nào vẫn làm cho ta nhớ. Ta cũng không biết nên buồn hay vui đây, nhưng quả thật ông là nỗi ám ảnh của cuộc đời ta. Nhìn Hoàng thái hậu bỗng nhiên thừ người ra, ánh mắt nhìn xa xăm, miệng lẩm bẩm khe khẽ một mình, Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn sợ hãi im lặng không dám kinh động. Chừng như qua cơn mê, Thái hậu chợt choàng tỉnh. Bà ta lẳng lặng nhìn Lê Nguyên Sơn: - Việc tiêu diệt Lạng Sơn vương trước sau gì chúng ta cũng phải làm và làm càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên hiện nay nếu đối đầu trực tiếp với hán là rất nguy hiểm vì bá quan trong triều đã có nhiêu kẻ ngả theo hân. Binh lực của Lạng Sơn vương nay khá mạnh, cho nên chúng ta phải khôn khéo. Trước hết phải tiếp tục thu phục lôi kéo các quan về với chúng ta, thứ hai là phải nám lấy binh quyền và tìm thời cơ thích hợp để tiêu diệt hẳn. - Bẩm... Thái hậu xét việc như thần. - Lê Nguyên Sơn hớn hở nịnh bợ. Tuyên Từ Hoàng thái hậu phì cười vì câu nịnh thô thiển của quan Thượng thư. - Việc tranh thủ bá quan ta sẽ có cách. Hiện nay ta có dự định sẽ cho huynh kiêm thêm chức Tổng tri vùng Hải Tây đạo. Nơi này đất rộng người đông, gồm có cả đất Tây Kinh, Thanh Hóa là nơi phát xuất của Tiên tổ nhà Lê ta. Mục đích là để huynh nhanh chóng xây dựng sẵn hậu cứ, phòng nếu có xảy ra đại loạn binh đao với Lạng Sơn vương nếu chúng ta có thất thế thì cũng còn chỗ lui về cố thủ, tính chuyện lâu dài. Thượng thư bộ Hình Lê Nguyên Sơn gật gù. - Ta sẽ cho rà lại các võ quan của các vệ quân, xem kẻ nào thực sự trung thành thì tiếp tục ban chức tước, tranh thủ kẻ nào có mầm phản loạn nghiêng về Lạng Sơn vương thì phải diệt ngay. Đặc biệt là với các đạo quân Ngự tiền lục quân, Ngự tiền vũ đạo Cấm vệ quân trong kinh thành và bọn Cẩm y vệ, Thiên tử quân ở nội cung đều phải do người thân tín của chúng ta nắm giữ... Hoàng thái hậu còn tiếp tục nói khá dài. Đấy là những ý nghĩ nung nấu bấy lâu nay trong đầu Thái hậu nay có người thân tín mới nói ra. Lê Nguyên Sơn lén nhìn khuôn mặt Thái hậu. Đôi mắt mở to sâc lẻm với đuôi mắt cong vút trên gò má nhô cao, miệng nhỏ, mỏng dính ươn ướt. Nhìn thần sác của Thái hậu thật dữ dội. vẻ quyết đoán thậm chí là tàn bạo hiện rõ trên ánh mắt lạnh quác và giọng nói đanh rin rít. Tự nhiên Lê Nguyên Sơn thấy sợ và nể phục, y cúi đầu, còn đâu hình ảnh cô bạn gái nhỏ bé cùng chăn trâu ngày nào. Năm tháng và quyền uy đã biến cô gái ấy trở thành một người đàn bà lạnh lùng, khác nghiệt và nổi tiếng tàn bạo giết người không gớm tay. Quyền lực làm cho con người ta thay đổi đến không ngờ, Thượng thư bộ Hình chép miệng, khe khẽ lắc đầu. - Chúng ta không được thua, huynh hiểu không. Hoàng thái hậu rít lên và đập tay xuống tựa như đang đập nát kẻ thù vô hình nào đó. Vô phúc cho ngươi rồi Nghi Dân ơi, Lê Nguyên Sơn lẩm bẩm.