Chương: 3

Ngày qua ngày thấm thoát mà tôi ở nhà dì Quyên đã được hơn
tuần lể.
Bửa ấy tôi dậy thật sớm, chưa hơn năm giờ, nên bầu trời
bên ngoài còn mơ nhạt hoi sương. Tôi xách giỏ bước ra khỏi
phòng, định đến vườn hoa ngắt một vài cánh hồng còn đẫm
sương cho bình hoa xinh xắn. Nhưng khi đến nơi, đã thấy cửa
vườn mở rộng, Đứ đang lúi cúi bên những cụm hoa thật to vừa
mới hái. Vừa nhìn thấy tôi, hắn đã nhanh nhẹn:
- Chào cô, cô khỏe chứ?
Tôi ngạc nhiên vì sự hiện diện của hắn ở đây.
- Anh đang làm gì thế?
- Chuẩn bị cho đi Cao Hùng.
- Bán à?
- Có chổ quen họ đặt sẳn, mỗi ngày tôi phải chở hoa đến đó
cho họ.
Tôi tròn mắt:
- Thế có nghĩa là mỗi ngày anh đều dậy sớm như thế?
- Vâng!..
- Chở đến Cao Hùng bao lâu mới tối?
- Hơn một tiếng đồng hồ.
Thật xấu hổ, tôi nghĩ đến lúc mình còn ngũ mê thì Đức đã
lên đường đi giao hàng, thì ra chiếc xe ba bánh này là dùng để
chở hoa. Đức nhìn chiếc giỏ của tôi hỏi:
- Cô đi hái hoa?
- Vâng! định hái một vài cành...
Đức chọn một cành hoa Lan trao cho tôi:
- Này, cành này cấm vào bình thì thật đẹp.
Tôi nhận Lan cho vào giỏ rồi đi hái hoa hồng, Đức cũng tiếp
tục công việc của chàng, khi xong xuôi tôi trở về chổ củ thấy
Đức vẫn chọn hoa, tôi nhớ sực đến việc đêm rồi tò mò hỏi
:
- Anh Đức, tối qua sao không nghe anh thổi sáo?
Đức nhìn toi cười:
- Thổi sáo chỉ là một cái thứ tiêu khiển, tùy theo trường
hợp mới thổi chứ.
- Tùy là tùy thế nào?
Đức bó hoa thành bó:
- Tuy hứng, lúc nào vui quá không thổi, buồn quá không thổi, ngay
cã những đêm không trăng không sao củng không có hứng thổi.
- Tại sao vậy?
- Vì vui quá thổi đâu nhập hồn, buồn qúa thổi sẽ thành ra ão
não. Riêng về chuyện tại sao có trăng mới thổi thì đó là vì
ý thích. Trong một bài luận về âm thanh của Trương Triều có
viết "Xuân nghe chim hót, Hạ nghe ve sầu kêu, Thu nghe giun dế gọi,
Đông lặng tiếng tuyết rơi. Đó là chuyện bốn mùa. Còn hằng
ngày, phải có tiếng co đanh. Tôi phải nghe tiếng tiêu tiếng sáo.
Ở trong núi phải có tiếng tông tiếng thông reo. Thì ra moi khong
uong con trời sinh ra hai lo tai cho ta vậy ". Chính vì thế mà tôi
mới thổi sáo khi có trăng, cô hiểu chứ?
Tôi chăm chú nhìn khuôn mặt vuông trước mắt, không ngờ đằng
sau những bắp thịt nảy nở kia còn có một tâm hồn biết thuong
ngoan nửa.
- Anh có vẻ kỳ cục.
Tôi nói, Đức hình như không để ý lắm đến sự ngạc nhiên của
tôi, anh chàng chất hoa lên xe, rồi quay sang tôi cười:
- Trông dáng cô bây giờ giống gì cô biết không?
- Giống gì?
- Một cô bán hoa.
- À! tôi cười, rồi lựa một cành hoa hồng trong giỏ, đưa cho
Đức bắt chước giống bán hoa chuyên nghiệp - Mời ông mua hoa,
chỉ có một đồng một nhánh thôi.
- Mắc qúa, Đức nhún vẩy. Cử chỉ của anh chàng như con khỉ
đột - Cã xe hoa của tôi thế này mà chỉ bán được có hai mươi
đồng, cô bán mắc quá.
Tôi cười, đột ngột nhớ đến bài thơ "Cô bán hoa " của Lưu
Đại Bạch, nên hỏi:
- Anh có đọc thơ của Lưu Đại Bạch không?
- Không!
- Có một bài viềt về cô bán hoa! Tôi đọc cho anh nghe nhé.
Cái lạnh đầu Xuần còn đó.
Người con gái co ro.
Với tiếng rao mời gọi.
"Hoa đẹp.
Giá rẻ.
Mùa Xuân tuỳ ý khách yêu. "
Nhưng khách phương Đông chê hoa dở.
Khách phương Tây chê cành khô.
Cửa lầu đóng kín chàng thèm mở.
Gió vẫn thổi.
Cỏ vẫn xanh.
Hoa sầu ủ rũ.
Ngày mai mời gọi cũng vậy thôi.
Xuân Giang Nam đến sớm.
Hoa Giang Nam tươi đẹp.
Mùa Xuân thức giấc bằng tiếng gọi mời của cô bán hoa.
Hoa Hạnh đỏ rồi.
Hoa Lê trắng xoá.
Đầu hẻm cuối hẻm lạc giọng mời.
Trang điểm cho người.
Trang điểm cho đời.
Mấy quan tiền mua được mùa Xuan?
Người mua hoa cười.
Người bán hoa khó c.
Hồng nhan như tậm tham Xuân tàn.
Đọc xong tôi ngẩng lên, thấy Đức khoanh tay đứng cạnh xe yên
lặng, mắt chàng có vẻ ngời sáng của cảm xúc. Một lúc mới nghe
Đức nói:
- Bài thơ hay thật, "Xưa kia mua mất mấy quan tiền "!
Đức nhìn những cành hoa trong xe, nhìn tôi rồi lại nhìn giỏ trên
tay tôi, "Hồng nhan như tấm tham Xuân tàn " Hay nhưng thảm quá, ở
xứ Đài Loan này hoa không bao giờ chết theo mùa xuân. Đức nói
rồi như sực nhơ ra điều gì kêu lên "chết rồi! Vậy là hôm
nay trể nửa "!
Và vội vã đóng chốt xe lại, đẩy xe ra khỏi vườn hoa. Tôi
đứng tựa bờ rào nhìn theo. Khi xe đã khuất xa rồi, mới quay
lưng lại, những giọt sương mai lẫm đẫm ướt cả hài tôi.
Xách giỏ trở về phòng, vừa tới cửa tôi đã thấy dì Quyên
ngồi bên mép giường. Dì có vẻ trầm tư lạ. Chăn gối đã xắp
xếp ngăn nắp, có lẻ dì Quyên đã xếp cho tôi. Điều này làm
tôi hổ thẹn. Dì Quyên vẫn ngồi yên, hình như dì chẳng nghe
thấy tiếng chân tôi, trên tay dì là chiếc áo chemise tôi vừa
vứt ra buổi sáng ( bản tính tôi là thế, lúc nào củng không ngăn
nắp, thay ra là ném ). Mặt dì cư đăm đăm ngắm những đóa hoa
nhỏ thêu trên áo. Tôi đứng ở cửa, giả vờ ho một tiếng, dì
mới quay lại:
- Tiểu Cẩn đấy à?
Tôi nhìn dì cười, bước tới:
- Vâng, dì làm gì đấy?
Dì Quyên đưa tay chận tôi:
- Đứng đấy, để dì ngắm con một chút xem.
Tôi đứng lại dì nhìn tôi với đôi mắt trìu mến, rồi bước
tới kéo tôi vào lòng.
- Con càng lớn càng đẹp, phải chi con là con của dì thì hay biết
mấy.
Không hiểu sao đột nhiên tôi cãm thấy giọng nói của dì xúc
động lạ. Chính điều đó làm tôi cãm động. Dì Quyên cô đơn
đã quá lâu. Làm sao... Làm sao... Thế nào thì dì củng chỉ là
một người đàn bà, một người đàn bà bình thường nhu bao
nhiêu người khác. Sống giữa cây cỏ vao đồng quê, làm sao
chẳng thấy cô đơn chứ? Tôi tựa mặt mình vào nếp áo khô cung
của dì. Mùi xà phòng thơm thoảng nhẹ. Tôi nói:
- Dì à! Hay là dì bỏ đây về Đài Bắc sống với tụi con đi?
Dì Quyên yên lặng xoa đầu tôi, thật lâu mới kéo tôi ra với nụ
cười.
Nụ cười buồn thương hại:
- Dì không thích ở thành phố con ạ!
Rồi dì ôm đống quần áo tôi định giặt, bước ra cửa. Tới
cửa dì còn quay đầu lại nói:
- Tiểu Cẩn, hôm nay gì giết gà cho con, con phải ăn thêm mấy chén
mới được nhé.
Tôi cười, dì Quyên bỏ đi.
Buổi trưa, người phát thư với chiếc scooter bụi mù đat đo ghé
qua. Tôi và dì Quyên đang đứng tựa cửa nhìn ra sân xem anh
Đức tìm cách khống chế chú trâu đực đang nổi điên. Con trâu
thật mạnh, nhiều lúc muốn đẩy Đức ngã nhoài xuống đất.
Nhưng sau cùng Đúc cũng làm chủ được con vật. Chàng cột nó
vào thân cậy
Trâu già có vẻ vẫn chưa hết nỗi giận, nước bọt đùn ra mồm
hai chân nó sũi mạnh xuống đất. Sự xuất hiện của ông phát
thư làm chúng tôi bỏ hẳn chú trâu qua bên. Dì Quyên nhận thư,
xem sơ qua tên người nhận rồi đưa cho tội
- Tiểu Cẩn, thư của con đây này.
Tôi tiếp lấy phong thư, tim đập mạnh. Nét chử của Thuỵ Bình.
Sự mừng rở của tôi không qua được mă"t của dì Quyên. Tôi
vội chạy vào phòng khép cửa lại.
Thư Bình viết lúc nào cũng tình cũng hay, chàng trách tôi bỏ đi
chẳng cho chàng hay, làm khổ chàng. Rồi sau đó Bình kể lể nào
là phải tốn đoi vot gỗ hối lộ cho cậu em trai tôi mới biết
được địa chỉ của tôi. Bình bảo kiếm không được tôi, chàng
thất vọng vô cùng, sau cùng, Bình viết:
"Ở nhà quê có gì mà lôi cuốn em dử vậy? Trở về Đài Bắc
đi chứ, anh co 'nhiều chuyện muốn nói với em, đừng để anh
phải đợi mõi mòn."
Đọc xong thư tim tôi bức rức, tôi muốn bỏ về Đài Bắc ngay.
Nhưng bên ngoài đã có tiến gỏ cửa tôi vội nhét thư xuống
gội
Bên ngoài là dì Quyên, vẫn nụ cười thật tươi dì hỏi:
- Thư ai đấy con? Của bạn trai à?
Tôi đỏ mặt che dấu:
- Dạ không phải.
Dì Quyên không hỏi thêm, chỉ nói:
- Ra dùng cơm đi, xong cả rồi.
Hôm ấy tôi dùng cơm không biết ngon, con gà của gì Quyên đặc
biệt làm cho tồi hình như nhạt quạ Cã ngày còn lại, tôi ngơ ngơ
ngàn ngàn không làm được gì hết. Tôi định thu xếp quần áo
trở về Đài Bắc. Nhưng lại thấy bắt đầu luyến lưu nơi
đây. Không phải vì sự ràng buộc tình cảm với dì Quyên mà
hình như là với vường hoa thì phải, bao nhiêu tình cãm xung đột
trong tim. Tối đến không còn chịu được thì tôi thưa với dì.
- Dì Quyên, mai con về Đài Bắc.
Dì Quyên đang chải tóc, nghe tôi nói đặt lược xuống, quay lại.
- Con buồn gì?
- Dạ không phải, tại con nhớ nhà.
Tôi đáp lòng xôn xang, dì Quyên bước tới đặt tay lên vai tôi,
nhưng mắt dì không nhìn tôi mà nhìn ra cửa sổ. Long mắt thật
xa vắng, giọng nói củng có gì đổi khác biệt.
- Tiểu Cẩn, ba mẹ con có con những hai mươi năm nay, con không thể
nhín ra mấy ngày cho dì được sao? Tiểu Cẩn sống với dì vô
vị quá phải không con? Vậy để mai dì bảo Đức đưa con đến
Cao Hùng chơi, con sẽ được viếng những cảnh đẹp như hồ Đại
Bối, eo biển Tây Tử... Rồi con về đây, sống thêm với dì ít
hôm nhé?
Tôi xiết mạnh tay dì Quyên, xúc động:
- Vâng, con sẽ không đi nữa đâu, con sẽ ở lại đây hết mùa hè
này.