Chẳng phải nhờ cha mẹ
Hay thân bằng quyến thuộc Nhưng chính tâm hướng thiệnGiúp ta tốt hơn lên. Kinh Pháp Cú - 43 Tôi sinh ngày hai mươi lăm, tháng 8, 1923. Cha mẹ tôi, Theodor Kussel và Lizzi Rosenthal, đã đặt tên tôi là Ilse. Theo tử vi phương tây, tôi là một Virgo (Trinh Nữ). Tuy nhiên qua năm tháng, những đặc tính của Trinh Nữ (Virgo) -tận tụy, chăm chỉ, hiểu biết- đã chuyển đổi thành những đặc tính háo thắng của Sư Tử (Leo). Tôi đã biến thành một con sư tử (Leo). Thế giới thượng lưu tôi đã đưọc sinh vào, ngày hôm nay không còn nữa. Chúng tôi từng sống trong một ngôi nhà có mười hai phòng gần một sở thú -một khu vực dân cư đẹp nhất ở tây Bá Linh. Chúng tôi có người nấu ăn, có kẻ giúp việc, một bảo mẫu và một anh tài xế lái xe đưa tôi đi học. Các bữa ăn thường đưọc cô giúp việc mặc áo đen, choàng apron trắng, có cột dây ở phía sau, dọn lên. Vách tường đưọc lót giấy hoa, ghế bọc nhung, sàn trãi thảm Ba Tư, các bộ trà đều bằng bạc. Mổi ba tháng, một toán thợ lại đến nhà để lau chùi các bóng đèn thủy tinh. Tôi kể cho các bạn nghe những điều nầy vì một hoàn cảnh sống như thế đã tạo cho tôi aỏ tưởng là không có gì bất hạnh sẽ có thể xảy ra cho tôi: "Tất cả mọi thứ đều bảo đảm; thế giới đầy yên ổn, đẹp đẽ". Tôi vẫn còn nhớ cái cảm giác nầy rất rõ. Nhưng chẳng lâu sau đó, tôi biết tất cả chỉ là hư ảo. Cha tôi là một nhà bán chứng khoáng ở thị trường chứng khoáng Bá Linh. Ở đó chỉ có bảy nhà chứng khoáng tự định ra giá cả của các cổ phần dựa vào cung cầu, do đó họ rất có ảnh hưởng. Đó là một dịch vụ dân sự. Có lần tôi hỏi cha: "Cha, gia đình mình có giàu không?". Oâng trã lời tôi, "Rất khá, có thể nói là giàu". Riêng gia đình tôi, chúng tôi không đi xa đến thế, có lẻ vì cha mẹ tôi không coi tôn giáo là quan trọng. Cha tôi đã nhận đưọc huân chương anh dũng bội tinh trong thế chiến thứ I, và ông rất hảnh diện về điều đó. Oâng đã nói với tôi rằng ngài Frederick Vĩ đại của Prussia đã dẩn dắt người Do Thái ra khỏi chốn tối tăm. Họ muốn sống đâu cũng đưọc. Như thế, có nghĩa là mọi người có quyền theo đuổi hạnh phúc riêng của mình. Có thể đó là lý do tại sao người Do Thái quá sốt sắng để hoà nhập vào tầng lớp thượng lưu. Họ rất trung thành với xứ sở, đó là cách bày tỏ lòng biết ơn của họ. Tôi còn nhớ rất rõ cha tôi thường nói thật là hạnh phúc đưọc sống an ổn trong một xứ sở như nước Đức. Có lẻ đó là lúc tôi còn rất nhỏ khi ông nói những lời nầy, vì chẳng bao lâu sau đó, mọi việc đều đổi thay, hoàn toàn đổi thay. Oâng ngoại tôi có một tiệm bán quần áo trẻ con ở Bá Linh, trên góc đường Rankestrasse - Taurentzienstrasse, đối diện với nhà thờ Kaiser Wilhelm, mà nay là đài tưởng niệm hoà bình, vì một phần của nhà thờ còn lại sau trận bom đưọc coi là chứng tích của chiến tranh. Có thể nói, thời thơ ấu của tôi đã bị xoá đi, không để lại dấu tích gì. Không còn gì để tôi trở lại nữa. Không còn mồ mả. Có lẻ vì thế mà hình ảnh đứa bé gái trong những bức hình tôi tìm lại đưọc có vẻ xa lạ quá. Đó là một đứa trẻ bụ bẫm với gương mặt tròn trịa -với đôi gò má hồng hào, tôi còn nhớ như thế. Tôi vẫn còn nhớ cho đến ngày hôm nay. Mẹ tôi là con gái duy nhất của ông, nên ông cũng chỉ có tôi là cháu. Oâng rất thương tôi và tôi cũng rất thương ông. Trong tiệm của ông, ở bàn làm việc, loại bàn thật cao, có tấm biển đề: "Không cần biết bạn đã làm gì, nhưng bạn đã sai". Có lần tôi hỏi ông câu đó hàm ý gì. Oâng trã lời: "Có nghĩa là ta không thể làm vừa ý hết mọi người". Oâng tôi là người vui vẻ, yêu đời. Khi ông mất, thế giới của tôi lần đầu tiên bị xáo trộn. Hôm ấy tôi đến nhà ông bà ăn trưa như mọi ngày chủ nhật khác. Sau buổi ăn, ông đi nằm và không bao giờ trở dậy nữa. Người ta bảo với tôi là ông đã đi ngủ. Bà tôi không thể chịu đựng nổi sự mất mát đó. Hai năm sau bà cũng ra đi. Sau nầy chúng tôi nói, "Thật may". Thật may là nó đã xảy ra đúng lúc. Năm ông tôi mất là năm 1933, khi tôi vừa đưọc mười tuổi. Tôi tiếp tục sống trong ảo tượng về một thế giới an toàn một thời gian nữa. Nếu cha mẹ tôi có điều lo lắng, họ không bao giờ nói trước mặt tôi. Tôi theo học trường tư và sau đó vào trường trung học tiểu bang Augusta Lyceum. Tôi vẫn thường tổ chức sinh nhật của mình với bè bạn, và cô đầu bếp, Flora Brambor, vẫn là chủ trong nhà bếp. Tôi thường trêu ghẹo gọi chệch tên cô vì cô không cho tôi vào vương quốc của cô. Vào thế vận hội Olympics năm 1936, tôi đưọc thấy Adolf Hitler lần đầu tiên, rất cận. Cha tôi có vé cho mọi chương trình biểu diển ở sân vận động Olympic. Khi cha không có thì giờ đi, tôi thường thế chổ cha. Đó là một chổ ngồi rất tốt, không xa mấy chổ của Hitler. Mọi người đều đứng dậy, vung tay lên cao trong không khí. Chỉ có tôi ngồi yên trên ghế. Vì là người Do Thái, tôi không đưọc quyền chào ông. Đồng thời tôi cũng cảm thấy sợ hãi khi nghĩ rằng người ta có thể kéo lôi tôi ra khỏi ghế vì đã không tôn trọng Hitler. Cũng may tôi chỉ là đứa trẻ, nên không ai để ý đến tôi. Adolf Hitler đứng lên chào đám đông, rồi tuyên bố vài lời vào cái loa. Cách ông ta phát biểu, dằn từng tiếng, và giọng nói hùng hồn làm tôi càng thêm sợ hãi. Tôi cảm thấy một mối đe dọa trùm phủ cả người tôi. Sau thế vận hội Olympics, chính sách của chính quyền đối với người Do Thái càng ngày càng trở nên khắc khe. Người Do Thái không còn đưọc giữ chức vụ dân sự nữa, vì thế cha tôi không còn đưọc làm ở thị trường chứng khoáng. Lúc đầu, ông vẫn đưọc tiếp tục làm việc với tính cách là người thầu độc lập, nhưng tiền thu nhập đã giảm rất đáng kể. Chúng tôi phải dọn đến căn hộ nhỏ hơn, phải bán xe và cho người tài xế thôi việc. Thêm nữa, người Do Thái không đưọc mướn người không phải là Do Thái. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải cho cô đầu bếp và cô giúp việc nghỉ làm. Tiếp đến trẻ con Do Thái không đưọc đi học cùng trường với trẻ con khác. Nên tôi phải chuyển qua trường Do Thái đưọc thành lập để chữa cháy cho hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. Thành thật mà nói, việc đổi trường đối với tôi không quan trọng. Nhưng điều quan trọng mà tất cả bà con, bạn bè chúng tôi nói đến là di dân. Đó là đề tài hấp dẩn hơn là chuyện học hành: chúng tôi có cần dọn đi không, nếu cần, chúng tôi sẽ đi đâu? Đến Czech, nơi dượng Leo của tôi đang sống hay đi đâu? Có lần khi chúng tôi đến viếng thăm dượng, dượng đã chơi một bài trên piano để tặng tôi. Lúc đó đáng lý ra tôi phải lập lại theo dượng, nhưng tôi không làm đưọc. Nên dượng cho là tôi bị điếc âm thanh, không học đưọc đờn piano. Czech cũng không phải là một lựa chọn tốt -vì như chúng ta đều biết, không lâu sau bọn Đức quốc xã lại lần đến đó. Dượng Leo chạy thoát qua đưọc Do Thái cùng với gia đình. Ở đó dượng thành lập dàn nhạc Người Do Thái Yêu Aâm Nhạc (Israeli Philharmonic Orchestra). Dượng là một trong số ít thân nhân của tôi đã thoát khỏi cuộc tàn sát người Do Thái, dượng và mợ tôi Grete cùng các con gái. Chúng ta sẽ ở lại; dầu gì đi nữa đây cũng là quê hương của chúng ta; tóm lại, tất cả chúng ta đều là dân Đức". Sau đó là đến cái gọi là thuế dành cho người Do Thái. Theo luật thì đây là một loại thuế mà người Do Thái phải trả cho nhà nước. Thực tế đây là một hình thức để chiếm đoạt tài sản của người Do Thái. Tôi cũng đi với cha đến văn phòng của Bộ tài chánh. Khi ra khỏi phòng, cha bật khóc. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy cha khóc. Ngay lúc đó cảm giác an toàn của tôi lần đầu và mãi mãi đổ vỡ. Từ đó trở đi tôi biết rằng thế giới không phải là chổ lúc nào cũng an toàn, vững chắc. Tôi đã ráng hết sức mình an ủi cha tôi, tôi còn nhớ rõ ràng như thế. Tôi cảm thấy quá bất lực, và cha tôi cũng thế. Dì là em của mẹ. Cha đã ẩn náu ở đó. Một vài người Do Thái bị bắt buộc chứng kiến đã oà khóc. Đó là một kinh nghiệm khủng khiếp, một cú sốc đối với tôi. Khi về đưọc đến nhà, mặt tôi tái nhợt; đôi má không còn hồng hào nữa. Giờ thì rõ ràng rồi -chúng tôi phải trốn đi thôi. Nhưng dường như đã quá trể. Cha tôi mua đưọc một thông hành đi Uruguay, nhưng đó là thông hành giả. Khi người ta điêu đứng, có bao nhiêu cách để làm tiền người ta. Điều đó đúng lúc bấy giờ, đúng cho cả bây giờ. Trung Hoa là nước duy nhất tiếp nhận người Do Thái mà không cần đòi hỏi thông hành. Vì thế cha tôi mua hai vé tàu, một cho cha, và một cho mẹ, trên chuyến tàu đi từ Trieste đến Thượng Hải ở trạm Triestino của thành phố Lloyd. Mổi vé tốn mười ngàn mác. Cái giá khủng khiếp đó, gần như ngốn hết tất cả những gì chúng tôi còn lại sau khi chịu thuế của người Do Thái. Cha đã dàn xếp để tôi đi theo một đoàn thiếu nhi di tản qua Anh quốc, nơi một người cậu tôi đang sống. Theo ý của cha mẹ tôi, Anh quốc dầu gì cũng an toàn cho một đứa con gái mười lăm tuổi như tôi hơn là hải cảng Thượng Hải tiếng tăm. Tôi ước mình cũng có thể ngất đi đưọc vì sợ hãi khi phải ở lại Bá Linh một mình. Lúc đó tôi chưa biết gì đến các trại tập trung, cũng như những gì xảy ra trong các trại đó. Tôi chỉ biết sợ hãi một cách chung chung. Từ lúc chứng kiến cảnh đốt phá nhà thờ, tôi chỉ có cảm giác là tương lai rất mờ mịt, khủng khiếp. Mổi ngày qua, niềm sợ hãi, âu lo như tăng trưởng thêm. Kiếm một chuyện gì đó để làm cho khuây khỏa, tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha ở một trường sinh ngữ. Vào tháng 4, 1939, cuối cùng tôi nhận đưọc tin từ một tổ chức Cộng đồng Do Thái ở Bá Linh rằng đã có chổ cho tôi trong đoàn trẻ em đưọc di tản. Tôi xếp theo ít đồ -mấy cái áo, ít sách thiếu nhi mà tôi thích. Một túi đeo vai, và một valise nhỏ là tất cả hành lý tôi đưọc quyền mang theo. Không đưọc mang theo tiền, vàng bạc, nữ trang -không đưọc mang thứ gì có giá trị. Bằng cách đó chín mươi ngàn đứa trẻ đã đưọc cứu sống, trong khi chín mươi ngàn đứa khác bị giết đi. Lần nữa tôi lại ra ga, lại có con tàu chờ đợi. Chúng tôi sẽ đưọc chở đến thành phố Hamburg trước. Rồi từ đó lên thuyền đi Dover. Tôi là đứa lớn nhất trong số hai trăm đứa trẻ trèo lên tàu với túi đeo lưng và valise xách tay. Và tôi là đứa duy nhất phải bị cảnh sát khám xét người. Nhưng họ không khám thấy gì. Tôi không khóc. Tôi đã chia tay với cha mẹ rồi. Giờ chỉ còn cô Wally ở lại sau đám dây kẽm gai đó, nhưng nỗi hãi hùng như đã qua đi.. Tôi không bao giờ gặp lại cô Wally nữa, cũng không còn gặp bà con, bạn bè những người đã ở lại Bá Linh nữa. Sau chiến tranh, tôi đã tìm họ qua Chữ Thập Đỏ, nhưng hoài công. Gần đây, một quyển sách tưởng niệm các nạn nhân Do Thái của Đảng Quốc Gia Xã Hội đưọc Trung Tâm Nghiên Cưú Khoa Học Xã Hội của Đại Học Tự Do Bá Linh in -một quyển sách dày đến 1, 450 trang. Tên của các nạn nhân, với địa chỉ, ngày tháng năm sinh, ngày bị đi đày, nơi đày, ngày bị giết, nếu có. Phần đông là đề 'Không rõ". Tôi tìm thấy tên cô Wally trong quyển sách nầy. Wally Seidl, họ Kussel, sinh ngày 27 tháng 9, 1883, tại Bá Linh, địa chỉ: 69 Stromstrasse; đi đày ngày 5 tháng 3, 1943 ở Auschwitz; nơi mất Auschwitz. Ngày chết: Không rõ. Và cả dì Lieschen mà cha tôi đã từng trốn ở nhà dì. Sinh ngày 27 tháng 10, 1861, tại Gentin, thị trấn Saxony; đày đi Theresienstadt. Nơi mất: Minsk. Ngày mất: Không rõ. Ngoài họ, tôi cũng đã tìm thấy tên của bao bà con, bạn bè. Tôi không còn hình ảnh gì của họ, không biết mồ mã. Chỉ có quyển sách đó và bao kỷ niệm trong ký ức của tôi.