Một hôm mưa tọ Anh y tá dầm mưa, đem tấm poncho (loại áo đi mưa của quân đội ngày trước) ra căng giữa trời. Phía dưới, anh đặt cái thau hứng nước. Cái thau lại đặt cao lên, trên một chiếc ghế đẩu, tránh nước dưới đất bắn vào thau. Tôi phụ anh làm công việc này, đồng thời có cớ tắm mưa luôn. Anh dặn: "Những thau nước hiệp đầu, bỏ đi. Chỉ lấy nước tinh khiết hiệp sau thôi."Tôi hỏi: "Anh lấy nước uống?""Không. Dùng vào việc khác.""Việc gì?"Anh nói: "Làm nước truyền. Tiếng Tây, gọi là sê rum. Miền Nam các anh, gọi là nước biển. Chúng tôi, gọi là nước cất." Và anh giải thích. "Muốn điều chế nước cất. Cho nước lả vào nồi, nấu sôi lên. Nước bốc thành hơi. Hơi chạy qua một cái ống thông hơi, ngâm trong hồ nước lạnh. Gặp lạnh, hơi tụ lại thành nước. Nước này gọi là nước cất, rất tinh khiết, dùng truyền cho người bệnh. Nước mưa cũng qua một quá trình như nước cất thôi. Anh có học về sự hình thành của mưa chứ?""Vâng. Hồi nhỏ có học.""Đấy. Nước ao hồ sông biển, gặp nắng bốc thành hơi. Bay lên thành mây, gặp lạnh thành mưa. Thế thôi."Do hàng ngày lân la trò chuyện với anh y tá, mà chúng tôi cảm tình nhau. Anh là người hiền lành, chơn chất đáng mến. Tôi nói với anh về hoàn cảnh đất nước phân tranh, về tình trạng gia đình ly tán. Anh thông cảm và thích tôi, dành cho tôi nhiều tiện lợi. Anh nói, bất cứ lúc nào tôi thấy mệt, anh cũng sẵn sàng vô cho tôi một chai nước cất. Tôi ghi nhận lòng tốt của anh, nhưng không bao giờ dám mệt.Lúc mới vào Khoa Ỉa, con tôi còn lanh lợi tỉnh táo. Mỗi ngày tôi nghiền một bụm thuốc viên, đổ vào họng thằng nhỏ. Bốn ngày sau, nó nằm im thiêm thiếp, ỉa nhiều lần hơn. Khi ẳm con lên cho bác sĩ "liếc qua" tình trạng bi quan của nó, tôi nói: " Thưa bác sĩ. Bên ngoài bệnh viện có bán thuốc ngoại. Xin làm ơn cho toa thuốc ngoại, để tôi đi mua... "Giữa chốn đông người, "bác sĩ mình" trừng mắt, điểm ngón tay vào mặt tôi: "A... a..., đầu óc vọng ngoại, luôn luôn tôn sùng nước ngoài. Cái gì của nước ngoài thì ca tụng, cho rằng tốt đẹp. Cái gì của nước ta, thì chê bai rẻ rúng. Anh không muốn dùng thuốc bào chế của nước ta, thì đem con vào đây làm gì?""Thưa bác sĩ. Thằng nhỏ không bớt bệnh, tôi xin đổi thuốc, chứ không có ý gì khác.""Tôi là bác sĩ, tôi biết cách giải quyết. Không cần anh phải chỉ dẫn. Uống thuốc, phải chờ thuốc thấm, từ từ bớt bệnh. Trị bệnh tiêu chảy, không như đóng một cái vòi nước mà ngừng được ngaỵ Anh hiểu chứ?"Thế là tôi lại tiếp tục lảnh một cái toa thuốc, viết toàn bằng ký hiệu âm nhạc. Và tôi cũng biết rằng, giữa tôi và "bác sĩ mình" không còn đứng cùng về một phía nữa. Ông đã giác ngộ tư tưởng cách mạng rồi.Tôi bàn với vợ, đem con ra khỏi bệnh viện, tìm phương khác chữa trị. Không thể để thằng nhỏ nằm lây lất ở một nơi thiếu điều kiện vệ sinh của Khoa Ỉa. Nhưng ngay đêm đó, nó lên cơn sốt. Thôi, muộn rồi! Nó đã nhiễm trùng. Tôi đau đớn vì đã đem con dìm vào cái ổ vi trùng. Bây giờ, chết sống gì cũng phải nằm lại đây. Tôi vội chạy đi tìm y tá, xin cô báo cho bác sĩ trực hay.Giữa khuya. Cô đang đọc tiểu thuyết, ngẩng đầu lên, nói: "Trẻ em bị nóng sốt là chuyện thường. Có gì mà ông hốt hoảng thế? ông tưởng lúc nào cũng có thể làm phiền bác sĩ trực được sao?""Mấy hôm trước, nó không sốt. Bây giờ bị nhiễm trùng.""Mới bị sốt lần đầu, lại càng không đáng lọ Còn chuyện bị nhiễm trùng hả? ông có nhìn thấy con vi trùng bu vào con ông không?"Tôi năn nĩ: "Nó bị sốt cao độ cô à. Xin cô làm ơn xuống nhìn một chút, coi có cách nào giải nhiệt được không?""Sao ông biết sốt cao độ? Bộ Ông là cái nhiệt lượng kế hả? Tôi có xuống nhìn cũng vậy thôi. Tạm thời, ông lấy cái khăn ướt đắp lên trán đứa bé. Chờ sáng mai, trình với bác sĩ để ổng quyết định."Tôi còn đang chần chừ chưa đi. Nát lòng không biết tính lẽ nào.Cô y tá bồi thêm: "Coi kìa. Điệu bộ Ông giống con gà mắc đẻ. Mười mấy năm trong nghề, tôi gặp quá nhiều người như ông. Chuyện một chút xíu thôi, cũng quýnh quáng la làng, kêu réo giật ngược y tá bác sĩ. Làm như y tá bác sĩ thiếu nợ các người vậy."Nhìn cái miệng chót chét của cô, tôi nộ khí xung thiên. Trong một lúc bốc đồng, tôi muốn có cây súng đại liên, bắn chết mẹ hết cả lũ y tá bác sĩ của bệnh viện này. Tôi nghiến răng, quay trở lại phòng bệnh, thấy vợ đang ngồi cúi đầu ủ rủ dưới chân con. Tôi hằn học nói với vợ về sự tức giận của mình.Vợ van: "Tôi lạy anh. Hãy ráng giữ bình tĩnh. Biết được thái độ bất mãn của anh, người ta ghét, người ta sẽ giết con mình."Sáng naỵ Lại bồng con sắp hàng ngồi chờ khám bệnh bệnh. Mỗi ngày, bác sĩ chỉ xuất hiện, ngồi sau bàn làm việc trong vòng một giờ đồng hồ. Còn hai mươi ba giờ khác, đố ai tìm thấy mặt ông. Tất cả, ông đều giao cho y ta, và vài ba sinh viên y khoa thực tập. Mà y tá, thì dữ hơn nhân viên phòng thẩm vấn, chua hơn giấm. Trong khi chờ đợi, tôi lan man hồi tưởng lại những ngày ở bệnh xá của trại tù. Bác sĩ y tá ở đây, thuộc đơn vị của bộ đội Miền Bắc. Họ đã thực hiện một ca mổ đặc biệt đến nỗi, nếu không chứng kiến tận mắt, người nghe tưởng như bịa chuyện, khôi hài cho vui. Người bạn tù tên Sang, nằm chung phòng với tôi. Anh đang mạnh khoẻ, bỗng một đêm, ôm bụng kêu đau ầm ĩ. Cơn đau càng lúc càng dữ dội, phải đưa anh lên bệnh xá. Nửa đêm, bác sĩ y tá mở cuộc họp khẩn cấp, và quyết định mổ bụng anh Sang. Cơ sở còn nghèo nàn thiếu thốn, lấy căn phòng học cũ, làm phòng mổ. Không có điện, phải đốt đèn cầy soi sáng. Không có thuốc gây mê, phải dùng tạm thuốc tê, tiêm vào da bụng. Anh Sang trần truồng nằm ngửa trên chiếc giường, được kê cao lên ngang thắt lưng. Phần hạ bộ, che bằng chiếc khăn lông màu cứt ngựa. Thấy chuyện lạ, những người bệnh chúng tôi bỏ ngủ, lóng ngóng bên ngoài của sổ, nhìn vào. Bác sĩ y tá đứng vây chung quanh giường bệnh. Sau khi lấy bút nguyên tử kẽ một lằn trên bụng bệnh nhân, bác sĩ kẹp lưỡi dao trong hai ngón tay, rạch dài theo nét kẽ. Dao giải phẫu là cái lưỡi lam cạo râu, trời ạ! ông cẩn thận rạch đi rạch lại nhiều lần, mới banh được cái bụng ra. Bên ngoài, có anh khiếp quá, không dám đứng coi. Hai người y tá đứng hai bên giường, kéo chằng vết mổ mở lớn. Bác sĩ, với bàn tay không đeo găng nhựa, thò vào trong bụng anh Sang, sờ mò tìm kiếm một thứ gì đó."Trời ơi!" Anh kêu.Bác sĩ nói: "Im! Để bác sĩ làm tốt."Trong khi bác sĩ tiếp tục mò tìm, thỉnh thoảng anh Sang đưa tay gãi chỗ này chỗ nọ.Bác sĩ nói: "Nằm yên! Để bác sĩ làm tốt.""Muỗi cắn.""Cắn chỗ nào, bảo y tá gãi cho anh."