Người ta đã gỡ miếng vải bịt kín mắt chàng. Đó là sự tiến bộ thứ nhất. Đôi mắt chàng nhức nhối. Chàng chỉ dám hi hí mở từng giây rồi nhắm lại ngaỵ Phải mất thời gian khá lâu chàng mới có thể nhìn rõ sự vật trong căn phòng tối mò. Tay chàng vẫn đeo còng. Chân chàng vẫn mang xích. Chàng thấy căn phòng có vẻ khác lạ. Chắc ăn, chàng lê chân xích từ cửa đến bức tường đối diện. Quả nhiên, nó dài hơn căn phòng cũ. Vậy là, sau khi đem chàng đi dọa thủ tiêu, người ta đã chuyển chàng tới một địa điểm khác. Bây giờ, chàng cảm giác đói và khát. Nếu đồng hồ là cái dạ dầy thì một ngày đã quạ Vì cảm giác đói, khát nên chàng muốn tiểu tiện. Chàng quan sát căn phòng thượng hảo hạng - một kiểu cachot Leninít - của khách sạn quốc doanh xã hội chủ nghĩa. Không có cầu tiêu. Không có vòi nước. Không có cả lấy một cái xô để tội nhân tiểu tiện, đại tiện. Người cộng sản bủn xỉn đến thế là cùng! Họ chẳng thích tội nhân nằm chiếu. Cachot trống trơn. Tài sản chứa chất trong đó là chàng, cái còng, sợi xích, mùi hôi hám và bầy muỗi đói. Chàng lê chân xích sát góc tường, dùng hai tay còng chéo sau lưng, khó khăn kéo quần rồi ngồi xuống tiểu tiện. Chàng đã đái lên cái bản chất thô bỉ của cộng sản! Và chàng khoan khoái vô cùng. Người ta mở cửa cachot, đem vào một đĩa cơm vài miếng thịt và trái trứng vịt khọ Tay chàng được mở còng. Chàng đưa tay về phía trước, nâng lên, lấy tay phải nắm cổ tay trái; tay trái nắm cổ tay phải. Chàng dơ cao tay, vươn vai thoải mái. - Tôi có được phép hỏi thăm vài câu không? Chàng hỏi - Được. Hỏi đi. Vắn tắt. Người của chế độ đáp. - Mấy giờ rồi? - Anh không cần biết thời giờ. Hai bữa cơm là ban ngày. Sau đó là ban đêm. Và vô tận. - Tôi bị giam ở đâu? - Việt Nam. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tôi đi đái ở đâu? - Đây. - Đi ỉa? - Đây luôn. - Có giấy chùi đít không? - Không, không có gì cho anh cả. Tôi không đủ khả năng cho anh những thứ anh cần. - Khả năng của anh là gì? - Là triệt để tuân hành mệnh lệnh. - Đêm qua... - Tôi mới nhận công tác sáng naỵ Anh ăn đi, ăn khẩn trương... Chàng dùng muỗng xúc cơm ăn. Chàng cố ăn thật chậm, nhẩn nha nhai để kéo dài thời gian > Người ta đem thêm vào ca nước lạnh. Ăn uống xong, người ta lại còng tay chàng với tư thế cũ. - Anh thông cảm - người của chế độ nói - tôi không đủ khả năng đổi thế còng cho anh để nằm. - Cảm ơn. - Tôi không làm ra mệnh lệnh nhưng tôi khuyên anh một điều. - Anh khuyên tôi? Chàng ngạc nhiên. - Phải, tôi khuyên anh bằng tình cảm con người với con người. - Được. - Trong mọi hoàn cảnh, đừng bao giờ anh dại dột tự tử. Tự tử trong bóng tối thật vô ích. - Tại sao anh biết tôi sẽ tự tử? - Vì kinh nghiệm nghề nghiệp. Nhiều người quá sợ hãi chế độ, tưởng rằng sẽ bị tra tấn khiếp đảm nên tự tử. Thực ra, không hề có tra tấn những người như anh. - Anh biết về tôi? - Tôi biết nơi đang nhốt anh. - Tại sao anh khuyên tôi? - Vì tình người! Anh hiểu chứ, tôi cũng rên xiết khi đau đớn, khóc khi buồn và cười khi vui... - Nếu tôi tự tử? - Chẳng bao giờ anh tự tử nổi đâu. Chúng tôi dễ dàng phát hiện ý định tự tử của anh. Anh thừa hiểu, cá nhân công an có thể ngu đần nhưng kỹ thuật và nghệ thuật công an thì, dưới bất cứ chế độ nào cũng đều siêu đẳng cả. Nếu chúng tôi phát hiện được ý định tự tử của anh, trước hết, chân anh bị còng dính tay anh, miệng anh bị nhét một trái chanh và dán kín băng keo. Anh tuyệt thực à? Chúng tôi đè kỹ anh khiến anh hết nhúc nhích và rót sữa vào mồm anh. Đó là phương pháp cơ điện. Y học cộng sản tiến bộ lắm rồi, chúng tôi có hàng trăm cách níu anh ở lại với cuộc đời ngục tù mà anh tình nguyện chọn lựa. Hãy nhớ kỹ, chúng tôi đã có phi hành gia vũ trụ. - Phạm Tuân? - Và nhiều người khác nữa. - Muốn hỏi anh thêm một chút được không? - Được. - Cấp bậc anh trong ngành công an? - Quân hàm? - Phải. - Trung sĩ. - Trung sĩ gì? - Trung sĩ là đủ. Người công an mang dĩa cơm thừa và cái ca nhựa ra khỏi cachot. Anh ta khép cửa nhẹ nhàng và bấm ba lần ổ khóa. Chàng ngồi dựa lưng vào chiều ngang bức tường cachot, chân duỗi chưa thẳng đã đụng bức tường đối diện. Qua nửa dĩa cơm và ca nước đầy khiến chàng tỉnh táo. Trong đời chàng, từ thơ ấu tới nay, chưa bao giờ chàng được uống thử nước nào tuyệt diệu bằng ca nước lạnh đầu tiên trong ngục tù. Mỗi hớp nước là mỗi niềm bí ẩn của đời sống. Đó là hạnh phúc trong bất hạnh. Hạnh phúc trọng thể tìm thấy ở một cảnh vui phù ảo, giả tạo. Cũng vậy, tự do, dân chủ, độc lập không thể kiến tạo bằng những hò hét giả vờ, nhưng dấn thân ngụy tạo ở miền hoan lạc nương cậy. Giá trị của người đi chiến đấu là chấp nhận mọi thống khổ và biết tìm sự thống khổ nhưng ý nghĩa cao cả cho mọi ngườI là hình tượng nỗi khao khát tự do của dân tộc. Hình tượng mọi người trong cộng đồng dân tộc sẽ uống từng hớp tự do sau những năm đói quằn quại thê lương. Nỗi thống khổ mời gọi chiến đấu. Kinh qua thống khổ là thắp hào quang chiến đấu. Vậy thì nỗi thống khổ đã soi sáng con đường chiến đấu... Trước hết, nỗi thống khổ mang tính chất tiểu ngã sẽ hòa nhập vào đại ngã. Người đi chiến đấu hiểu rõ tại sao mình phải chiến đấu, vì ai mình chiến đấu, lý tưởng nào thôi thúc mình chiến đấu. Chàng vừa khám phá ra niềm rung động của thống khổ. Chàng như Thạch Sanh bị lấp dưới hang. Nhờ ở dưới hang, chàng có cơ hội soi bóng mình trên mặt nước lung linh, huyền ảo, so lại dây đàn, nay cùng điệu mới hòa nhập hồn mình với hồn nhân gian. Âm điệu, thản thanh của Thạch Sanh được tôi luyện bằng cảm xúc từ oán khổ. Và âm điệu ấy đã thoát lên đời, đã làm xao xuyến ma quỷ, đã dạy những Lý Thông về địa ngục hèn mạt của chúng. Chàng đang ngồi trong cachot như Thạch Sanh đã ngồi dưới hang sâu thăm thẳm. Chàng đang tìm hạnh phúc trong bất hạnh như Thạch Sanh đã so dây đàn, soi bóng mình, tìm cái tuyệt đối chân thiện mỹ cho cuộc đời. Chàng bằng lòng làm, nghĩ rằng, mỗi ngày oan nghiệt, đời sống sẽ cống hiến thêm cho con người một niềm bí ẩn. Sống để đi đến tận cùng của đời sống tức là sống để thu nhận trời biển oan khiên cho riêng mình. Chưa đủ. Đi đến tận cùng của đời sống để xóa bỏ tất cả oan khiên cho mọi người mới đích thực là lý tưởng. Lý tưởng này không thể tìm thấy ở bọn quen thụ hưởng. Những bọn quen thụ hưởng là những bọn nào? Trước hết là đám ruồi xanh đã bu kín trên cái miệng đỉnh chung tôi mọi cũ. Chúng đã hèn mọn chạy trốn, bỏ cuộc như những tên đào ngũ khốn kiếp. Chúng ngu dại không chịu nằm yên thân phận giống bầy chó ghẻ già nua, ngồi gặm những khúc xương đầy thịt mà chúng ngoạm chặc trên bước đường bôn tẩu. Chúng càng dốt nát không hiểu thời và thế. Thời của chúng đã cáo chung. Thế của chúng đã mất mát. Vậy mà chúng còn muối mặt xưng tước vị cũ, phong cho nhau tước vị mới, tranh giành lãnh đạo, cách chức lẫn nhau, mặc quần áo mới, quấn khăn rằn, trơ trẽn diễn tuồng kháng chiến cứu nước! Chúng lêu bêu xứ người, bất tài vô tướng, làm thầy hay làm thợ cũng chẳng xong, do đó, chúng tương tư quyền bính và phát động cuộc chiến đấu phục hồi dĩ vãng - phục hồi quyền bính của dĩ vãng. Chúng huyền hoặc người nhẹ dạ, khỏa lấp dư luận, dọa nạt người công chính, bôi bác người đối lập. Chúng là lãnh tụ độc quyền giải phóng quê hương, là bầy tướng tá Quảng Lạc diễn chèo, là bọn mà Nguyễn Khuyến đã mỉa mai:> Thứ đến là bọn trí thức bất lương, tình nguyện làm đám > chạy cờ cho lãnh tụ Quảng Lạc để được chia tiền lạc quyên, xổ số. Bọn này lãnh nhiệm vụ bao vây, ngăn cản những người tài năng vàng mười dám nói sự thật. Những người tài năng dám nói sự thật đều là những người đã quằn quại trong ngục tù cộng sản, thừa thải kinh nghiệm đánh cộng sản và chưa hề làm đày tớ Mỹ. Những người này đã nổi tiếng ở Việt Nam, chúng sợ lưu vong sẽ nổi tiếng hơn, sẽ > hết quyền lãnh đạo của chúng. Và chúng tạo dựng nhiều chuyện khả ố: Chuyện khiếp nhược không dám chống đối các cai tù chăn trâu cắt cỏ, chuyện làm tay sai cho cộng sản trong tù bị chọc thủng mắt, bị liệng xuống giếng, chuyện vượt biên bị liệng xuống biển, chuyện cộng sản gài vượt biên để dễ hoạt động cho cộng sản, vân vân... Bọn trí thức nửa mùa và bất lương này lập hàng rào cô lập người công chính. Chúng sợ người công chính đến với tuổi trẻ thì chúng hóa thành giả hình và nhỡ bị lột quần áo, mọi người sẽ thấy rõ tác phẩm ghẻ lở, què quặt, cóp nhặt của chúng. Và chúng hết nhí nhố. Tội nghiệp chưa? Sau hết là bọn sống ở Pháp ròng rã 30 năm, dài hơn cuộc chiến Việt Nam khốn khổ, chẳng hiểu đất nước mình ra sao mà cứ thích chất vấn những nạn nhân cộng sản. Chúng không chịu sáng tạo, thấy người ta sáng tạo thì chúng ghen ghét, hạch hỏi:>! Và cũng chỉ đến biết vỗ tay hoan hô tướng tá Quảng Lạc. Đó, những hạng vừa kể trên, dẫu có sống thêm chín kiếp cũng không dám đi đến tận cùng của đời sống để xóa bỏ tất cả oan khiên cho mọi người. Chúng chỉ giỏi bịa đặt, chỉ dám núp trong xó tối phì nọc rắn. Tội nặng nhất của chúng và công ty là lừa gạt niềm tin của mọi người, làm cản trở sự nghiệp tiêu diệt cộng sản giải thoát dân tộc. Chúng làm gì có lý tưỏng. Chúng chỉ có cái miệng lưỡi của > Lý tưởng đi đến tận cùng đời sống để xóa bỏ oan khiên cho dân tộc, giải phóng tổ quốc, tạo dựng hạnh phúc cho giống nòi là lý tưởng của tuổi trẻ hôm naỵ Tuổi trẻ hôm nay, tuổi trẻ thế hệ sau 30 tháng 4 năm 1975, có dĩ vãng vằng vặc trăng sao, có hiện tại hừng hực mặt trời. Họ chưa hề thụ hưởng gì của dĩ vãng. Họ cũng chẳng hề có quyền bính gì trong dĩ vãng. Họ chưa hề làm tôi mọi cho một thứ quyền lực quốc tế nào, tư bản hay cộng sản, Mỹ hay Liên xộ Nói cho đúng, tuổi trẻ đã là nạn nhân thảm thương của dĩ vãng, của những quyền lực thao túng quê hương Việt Nam từ 1945. Từ chiêu bài quyến rũ > đến cách mạng què cụt 1-11 > mấy thế hệ tuổi trẻ đã bị lừa bịp, đã chết không một nấm mồ, đã mang thương tích u mê vì tham vọng của chủ nghĩa và sự khờ khạo của lãng tử quốc gia. Những người tuổi trẻ của Hà Nội 1946 hồn ở đâu bây giờ? Những người tuổi trẻ tuyệt diệu đó, những sinh viên tự vệ thành dũng cảm đem thân mình ngăn xe tăng của thực dân Pháp, còn ai nhớ chiến tích của họ, còn ai tưởng niệm họ? Những người tuổi trẻ lãng mạn cách mạng trong trung đoàn Ký Con, trung đoàn Thủ Đô còn lại ai? Họ đã bị cộng sản trá hình Việt Minh đẩy lên tuyến đầu chết thay cho họ cả rồi. Đến cuối 1950, lịch sử và Đảng sử chỉ ghi chép sự hy sinh cho tổ quốc và nhân dân của những người lính nông dân. > Ôi, những người tuổi trẻ thế hệ 1945, những người mà nhà văn Nguyễn Mạnh Côn gọi là những người > những người đã lo ngại Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc trong mơ ước của mình, Nguyễn Ái Quốc là tên cộng sản xảo quyệt, là thứ Lê Chiêu Thống chủ nghĩa phi nhân. Nhiệt tình và lòng tự chủ của tuổi trẻ Việt Nam thế hệ 1945 đã bị cộng sản nướng khét bằng lửa mác xít. Bị nướng ròng rã 10 năm cho một nền độc lập cắt đôi tổ quốc; cho triền miên đói rách, ngu dốt, thanh toán, thủ tiêu, đấu tố, tù đày. Khi có những biến động trong lịch sử, những kẻ tiền phong dấy động là tuổi trẻ và những kẻ bị khai thác tận tình, bị lợi dụng tội nghiệp vẫn chỉ là tuổi trẻ. Bạn còn nhớ những người tuổi trẻ Sàigòn 1955 khởi sự công cuộc chống cộng sản không? Họ đã dấn thân tích cực. Họ đòi > Họ muốn > Họ truy lùng Văn Tiến Dũng giữa Sàigòn. Họ đốt > Họ khai phóng một phong trào. Họ lay động bọn khiếp nhược, tiêu cực. Họ làm sinh động đời sống. Trong họ, nhiều người bị bỏ tù, bị đánh đập, bị bắn mù mắt. Chế độ vững vàng nhờ tinh thần sư tử của họ. Và chế độ bắt bớ, đàn áp họ. Chế độ chỉ ban phát ân huệ cho bọn > Bọn cai thầu trứng mới lớn của ông Ngô Đình Nhụ Bọn cai thầu đang có mặt ở Paris. Bạn muốn biết chúng nó là ai không? Có đứa nhờ thầu tuổi trẻ mà vinh hiển suốt đời. Có đứa mon men mãi cũng leo lên chức Bộ Trưởng. Kinh nghiệm đấu thầu tuổi trẻ của chúng nó là cẩm nang của bọn thầu khoán tuổi trẻ quốc ngoại hôm naỵ Kinh nghiệm của cai thầu tuổi trẻ, buồn thay, chỉ là thương đau của dân tộc, là xoáy mòn niềm tin của tuổi trẻ, là phôi pha nhiệt tình, là ngờ vực, là lừng khừng với đời sống. Sau hết, là bọn bon chen trên đường khoa bảng giá áo túi cơm và nổi loạn vô duyên cớ và tích lũy thù hận đàn anh. Chúng thù hận có dịp bung ra, đó là cơ hội rách nát lịch sử. Tuổi trẻ Việt Nam bị trúng một phát tên độc ngóc đầu lên không nổi: Mũi tên USẠ Người Mỹ xách động tuổi trẻ tiêu diệt chế độ Ngô Đình Diệm để được suy tôn > Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn! Bọn phản nghịch dốt nát biến thành thần tượng của tuổi trẻ. Mỉa mai quá. Sự mỉa mai thấm vào tim phổi tuổi trẻ, sự nổi loạn có duyên cớ khai sinh. Và hậu quả của thức tỉnh là tuổi trẻ triền miên hưởng phi tiển, dùi cui, lựu đạn cay và ngục tù của đám bảo vệ chế độ, đám công an, cảnh sát, đám cò cơm vô liêm sĩ. Đám ngoài hay đàng trong, tuổi trẻ đã là công cụ của các thứ chế độ, của lãnh tụ đảng phái, của bọn thầu khoán bất lương. Ba mươi năm, tuổi trẻ bị đày ra chiến trường cho những tham vọng khốn kiếp của cộng sản và tư bản và bầy tôi mọi của chúng. Mấy triệu thanh niên đã chết dọc đường mòn Hồ Chí Minh, khe núi Trường Sơn, rừng già Pleime, biển cát Hạ Lào. Trường Chinh, Phạm Văn Đồng vẫn sống. Bọn tướng lãnh Sàigòn vẫn sống. Trong nước, phù thủy gian ác cộng sản lại huyền hoặc tuổi trẻ bằng chiêu bài mới > để lứa tuổi trẻ phơi xác ở Kampuchia > lừa tuổi trẻ vào nơi khỉ ho cò gáy để làm, > đi tải đạn ra chiến trường, lừa tuổi trẻ vào ngục tù, trại tập trung để ngăn chặn phản kháng. Ngoài nước, đạo diễn mù lại vỗ về tuổi trẻ, vuốt ve nhiệt tình tuổi trẻ bằng chiêu bài kháng chiến chống cộng sản trình diễn. Ở không gian và thời gian nào thì tuổi trẻ cũng vẫn là những người nặng tình non nước, những người con xứng đáng được tổ quốc tin cậy, những người dám làm lịch sử và không mang công danh địa vị. Họ ví như cây ăn trái hứa hẹn những mùa màng tốt đẹp, vô hạn. Bọn lãnh tụ trá hình, bọn đào ngũ chạy trốn hèn mọn đã là những cây mục chờ ngày gục xuống vĩa đời. Chúng đã nắm quyền bính và vẫn thèm thuồng quyền bính để bảo vệ quyền lợi của chúng, để thao túng, để hống hách. Khi quyền bính bị tước đoạt, chúng nắm tương tư quyền bính. Vì ngu dốt, chúng không thể tạo nổi thứ quyền bính tự tạo nên chúng phải bấu víu lấy tước vị tôi mọi cũ trong cái thế nhân dân đã phủ nhận tước vị cũ của chúng. Và chúng diễn trò yêu nước một cách vụng về. Đứa mặc quần áo, quấn khăn rằn của kẻ thù, tự phong chủ tịch. Dựa trên cái quá khứ > vênh vang tự biến mình thành kẻ viết chủ thuyết cho phong trào! Lịch sử hiện đại chỉ thấy bọn tướng lãnh thoán nghịch, bọn sĩ quan tá, úy làm đảo chính. Chưa hề thấy, trong nhân loại, bọn thú lại đi làm cách mạng. Thú lại là bọn giở chiêu nào nướng chiêu ấy, chế độ nào cũng tốt, cũng đang phục vụ miệng răng yên thân. Cũng chẳng thấy công an cảnh sát làm cách mạng bao giờ! Công an, cảnh sát là công cụ bảo vệ chế độ và lãnh tụ đắc lực và hữu hiệu nhất. Một phong trào, một đoàn thể, một lực lượng nào âm mưu lật đổ chế độ, dù là chế độ độc tài, công an sẽ đàn áp thẳng taỵ Tuổi trẻ Việt Nam từ 1963 đến 1975, ở Sàigòn, còn ấm áp những kỷ niệm đàn áp dã man của cảnh sát nổi, cảnh sát chìm, cảnh sát dã chiến. Người nữ sinh viên nào bị đốt núm vú ở Ty Cảnh sát Quận 1? Người nam sinh viên nào hưởng liên tiếp một tuần lễ đòn của thợ đánh người ở trong nha Cảnh sát? Cứ hỏi ông Phạm Văn Liễu, ông Trang Sĩ Tân, một là Tổng Giám đốc Cảnh sát, một là Giám đốc Nha Cảnh sát Đô Thành, sẽ biết rõ thủ đoạn đàn áp sinh viên học sinh Sàigòn xuống đường đòi hỏi tự do, dân chủ. Tuổi trẻ trong nước năm xưa bị nếm dùi cui, phi tiễn tàn bạo của cảnh sát. Một số người nông nổi vì quá căm phẩn đã bỏ vô mật khu theo cộng sản. Cảnh sát và tinh thần bảo vệ chế độ của họ đã dồn tuổi trẻ vào bước đường cùng, đã giết chết nhiệt tình của tuổi trẻ. Người tuổi trẻ Việt Nam du học lâu năm ở ngoại quốc chưa có kinh nghiệm cay đắng của những người thuộc thế hệ họ. Lòng yêu nước và niềm tin giải phóng dân tộc của họ bị ru ngủ bởi lũ cò mồi. Hình tượng một cậu bé ngây thơ, mặc quần áo Tết, cố len vào đám bầu cua cá cọp. Biết cậu bé ham ăn, cò mồi đánh đâu thắng đấy. Cậu bé móc túi, lôi ra những phong bao lì xì thơm tho, theo cò mồi liệng tiền xuống chiếu bạc. Và cậu bé cháy túi. Chủ sòng và cò mồi chia tiền nhau, chia những đồng tiền của cậu bé non nớt, ham vui! Tuổi trẻ Việt Nam thường xuyên bị cò mồi chính trị dụ dỗ. Ở Mỹ Châu, ở Úc Châu, ở Âu Châu thiếu gì cò mồi kháng chiến. Ngay ở Paris cũng có thứ cò mồi gớm ghiếc đó. Nó in được bạc giả nên nó tiêu bạc giả vung vít. Nó dùng bạc giả nên nó khỏa lấp người công chính, vu khống người công chính và ngăn các người công chính tới gần tuổi trẻ. Nó giả hình văn nghệ. Nó vô liêm sĩ nhận mình là nhà văn để len lỏi vào cõi văn học nghệ thuật. Tất cả đều đáng bỏ qua, bởi vì, sẽ có ngày mọi người biết nó tiêu bạc giả. Nhưng một điều không thể tha thứ cho nó vì nó nhúng vào tội ác đối với dân tộc, đối với công cuộc kháng chiến giải phóng quê hương chân chính, đích thực là nó đã đưa tuổi trẻ Việt Nam ở Âu Châu vào tay tên trùm cảnh sát, tên trùm đã dày thành tích tra tấn, đàn áp, bỏ tù tuổi trẻ dám chống chế độ độc tài, tham nhũng. Thiếu tuổi trẻ và nhất là tuổi trẻ trí thức, bảng hiệu của Công ty của trùm cảnh sát và đồng bọn không thể làm ăn, chia chác được. Do đó, cò mồi đã xâm nhập tuổi trẻ, khuynh loát tuổi trẻ, biến tuổi trẻ thành những người đi lạc quyên và bán vé xổ số. Nghĩ cũng bẽ bàng khi tuổi trẻ hôm nay suy tôn một kẻ từng đàn áp không thương sót tuổi trẻ hôm qua! Có lẽ người ta muốn tạo dựng một chế độ cảnh sát mới ở Việt Nam mai này? Đó, chàng đã suy nghiệm thân phận tuổi trẻ Việt Nam. Và, dưới hang sâu thăm thẳm, chàng vừa nhận ra một chân lý: Tuổi trẻ Việt Nam bị làm guốc cho các chế độ, các lãnh tụ thật và giả lâu quá rồi. Guốc mòn, vất đi. Một thế hệ rác rưởi. Thay guốc mới. Thêm một thế hệ mệt mỏi, lạc lỏng. Bây giờ là lúc tuổi trẻ Việt Nam phải làm mũ, nón tự đội lên chính đầu mình mà đi tìm hạnh phúc vinh quang cho dân tộc. Bởi vì, dĩ vãng của tuổi trẻ hôm nay là mặt trăng, hiện tại của tuổi trẻ hôm nay là mặt trời. Tuổi trẻ hôm nay không mảy may mặc cảm tội lỗi nào với dân tộc, với quê hương. Chàng sảng khoái và bất giác, chàng nói lớn: > Rồi chàng mỉm cười, lặp lại lời khuyên của người công an: > Người cộng sản tua tủa thủ đoạn. Họ sợ chàng tự tử và giả nhân giả nghĩa khuyên chàng đừng dại dột tự tử. Họ sợ chàng chết sẽ đem theo mọi bí ẩn xuống mồ. Người trung sĩ công an, không, chàng không tin y là trung sĩ. Trung sĩ chỉ là bí danh. Y phải là cán bộ trung cấp của Đảng. Chàng nghĩ thầm: > Và chàng nhắm mắt, ngủ một giấc ngon lành.