− Nhỏ Mai ngồi đây, ta ra ngoài này một tí. Đèn vừa bật sáng, Nhật Uyên đã lật đật đứng dậy, Tố Mai dặn với theo bạn. − Nhớ mua xí muội cho ta. − Ừ! Nhật Uyên vui vẻ gật đầu. Nhưng chẳng biết cô này đi đâu và mua những gì mà mãi cho đến khi đèn đuốc trong rạp lại tắt phụt đễ bắt đầu chiếu sang tập hai vẫn chẳng thấy trở lại. Rõ chán! Tố Mai vừa cằn nhằn thầm một mình vừa đưa mắt nhìn xung quanh. Vẫn chẳng thấy tăm hơi cô bạn đâu. − Có người nhờ tôi gởi cho Mai cái này! Anh chàng ngồi bên cạnh đi đâu từ nãy giờ, mới vừa vào tới đã nói ngaỵ Và mặc dù đèn đuốc không mấy sáng sủa, Tố Mai cũng đã nhận ra 'dung mạó kẻ đang ngồi cạnh mình. Trời ạ! Lại bày trò gì nữa đây? Tố Mai chưa kịp lên tiếng thì đã thấy xí muội nằm gọn trong tay mình. Và cũng chưa kịp trả lại thì 'hắn' cũng đã kề sát một bên. − Hình như Nhật Uyên gặp bạn bè gì đó nên kéo nhau xuống căng tin uống nước rồi. Tố Mai nghe tức đầy một bụng, Cô vùng vằng trả lại gói quá: − Không cần... Nhưng 'hắn' không cầm cái được trả, mà cầm lấy tay cô bé. Và điều khủng khiếp nhất đã xảy ra.. đó là khi Tố Mai nhận thấy mình chẳng muốn rụt tay về. 'Hắn' nhẹ nhàng siết lấy tay cô. − Hồi sáng này anh định đến rủ bé đi xem phim nhưng chưa kịp gặp thì đã đi mất. − Ai cho phép gọi người ta bằng em? - Tố Mai bỗng muốn sinh sự với anh ta. − Vậy chứ... gọi bằng gì? − Bằng... Bà La Sát! - Tố Mai đáp nhanh. Có tiếng cười cố nén ngay sát bên tai cô gái, rồi giọng anh chàng chỉ vừa đủ nghe. − Anh xin lỗi... đừng giận nữa.... Bất giác Tố Mai rụt tay lại. Cô vừa nhận ra một hơi thở thật nhẹ của 'đối phương' rơi trên đó. Chẳng biết hai người đã nói gì với nhau suốt một tiếng đồng hồ trong rạp chiếu phim, mà Tố Mai bỗng thấy mừng vì Nhật Uyên vẫn không trở lại. Đã vậy, vãn phim, cô bé còn nhận lời đi chơi với anh ta. Phải đến gần tám giờ tối, Tố Mai mới về đến nhà. Cô thầm mong đừng có ai hỏi han gì và cũng không thấy đói bụng. Nhưng rốt cuộc thì vẫn không vượt qua khỏi cài trạm gác đầu tiên. − Sao về trễ vậy cháu? Thấy Tố Mai vào, ông nội hỏi ngay. − Dạ.... tại cháu... ghé chơi nhà bạn – Cô bé ấp úng. − Lần sau thì phải nhớ mà về sớm. Con gái lớn rồi. Và ông lại bắt đầu một bài thuyết giảng về 'tam tòng, tứ đức, công dung, ngôn hạnh' Tố Mai sốt ruột nhìn anh cầu cứu. Ông anh nheo mắt lắc đầu: − Đàn bà con gái phải biết giữ đúng đạo tam tòng tứ đức. Thời nay chúng bây bày đặt chuyện bình đẳng bình quyền, rồi thì giải phóng phụ nữ.... nghe thật chướng ta, gai mắt! Muôn đời, đàn bà phải lấy việc tề gia nội trợ làm mục đích của cuộc đời. Chớ có bon chen, đua đòi rồi sanh hư đốn. Tố Mai cười khúc khích: − Trời đất ơi! Bây giờ phụ nữ người ta bay tới mặt trăng, rồi mà nội còn mang giáo lý của đứa Khổng Tử ra mà thuyết pháp. Nội xưa... còn hơn cả trái đất nữa. − Cha mẹ mày! Cái thứ... theo Tây học ông thì ông không ưa. − Ông có ưa thì chúng cháu đã... Tố Mai bỏ lửng giữa chừng câu nói khi bắt gặp cái trừng mắt của anh trai. Chinh nghiêm giọng bảo em: − Đi ăn cơm thôi, Tố Mai! Anh đói muốn rã ruột rồi đấy. − Chứ bộ... anh Hai chưa ăn cơm hả? - Tố Mai ngạc nhiên nhìn anh. Chinh gật đầu rồi đứng lên, một tay chìa ra cho ông. − Nội đi ngủ nhé! Người ông nhẹ nhàng dừng lên gạt tay đứa cháu đích tôn sang một bên. − Ông tự đi được. Chúng mày ăn cơm đi! Tuy vậy hai anh em cũng đưa ông nội lên giường rồi mới xuống bếp. Nhìn mâm cơm đã nguội lạnh, Tố Mai có vẻ ái ngại: − Mai mốt nếu em có về trễ, anh Hai cứ ăn cơm trước đi, đừng chờ! Nhưng Chinh khẽ lắc đầu: − Không sao đâu! Thôi ăn đi! Rất ít khi hai anh em cùng ăn cơm một lượt với cả nhà. − Nội già rồi, phải ăn cơm trước cho dễ tiêu! – Có lần bà Liên đã bảo các con như vậy. Ngoài Trường, người anh kế của Tố Mai hưởng ứng tất nhiên là có cả ba mẹ trong đó. Còn thì cả anh Chinh lẫn Tố Mai đều lắc đầu từ chối. Thế là tự dưng trong nhà hình thành 'hai phé và hai anh em thuộc phe 'thiểu số'. Bao giờ họ cũng ăn cơm muộn màng. − Ăn như vậy chắc có ngày đau bao tử quá! - Bỗng nhiên Tố Mai bật cười khúc khích. − Em có để ý thấy mấy hôm nay nội có vẻ khác trong người không? –Chinh trầm ngâm nhìn anh. Tố Mai ngạc nhiên đặt chén cơm xuống bàn. − Khác thường chỗ nào anh Hai? − Anh có cảm giác như ông cụ đang lo sợ điều gì đó... Một phút im lặng trôi qua, Tố Mai nhìn anh thăm dò. − Hay là nội bị bệnh? − Điều này lớn hơn là bệnh tật. Hình như nội sợ mình sẽ chết, Tố Mai à! − Sao lại như thế? Em thấy nội vẫn khỏe mạnh kia mà? - Tố Mai gật đầu xác nhận. − Hồi trước, chỉ thỉnh thoảng ông mới lại nói đến chuyện cũ, còn bây giờ thì thường xuyên mỗi ngày. Cả thằng Trường cũng bị bắt vào ngồi nghe đến ngủ gật... − Anh Hai nói, em mới để ý. Đúng là có như vậy thật. − Nội còn đòi xây cao thêm bức tường. − Chi vậy anh? − Để khắc sâu thêm sự hiềm thù... - Chinh hạ giọng vừa đủ nghe. − Thật vô lý! - Tố Mai nhăn mặt. - Chuyện xảy ra từ đời não đời nào, quên đi thì hơn. − Điều đáng nói là cả ba cũng ủng hộ Ông. − Người lớn thật là khó hiểu! − Các con ăn xong chưa? Sự xuất hiện của bà mẹ cắt ngang câu chuyện của hai anh em. Tố Mai nhanh nhẹn đứng lên: − Xong rồi mẹ ạ! Con dọn dẹp ngay đây! − Để đó cho mẹ, con còn chưa tắm rửa nữa kia. Có nước nóng trong bình thủy. Cô con gái nhìn sững người mẹ. Dường như có một sự phát hiện mới vừa nẩy sinh trong cộ Phải rồi, mẹ cũng là một nạn nhân! Nếu không thế thì bà đã chẳng phải rời bỏ nghề bác sĩ của mình để trờ về với nhiệm của một người nội trợ đơn thuần. − Mẹ muốn làm cho nội vui lòng. - Bà chỉ giải thích ngắn gọn với các con như vậy. Đó là một sự hy sinh. Tố Mai và các anh của cô đều nghĩ như thế. Từ khi dọn về đây mẹ như đoạn lìa với quá khứ của mình. Có cần thiết phải như vậy không nhỉ? Có thể cần mà cũng có thể không. Đêm ấy, Tố Mai chập chờn trong giấc ngủ. Cô thấy mình bị nhận chìm trong cơn lũ của sự hiềm thù xa xưa. Cuộc đời đôi khi vẫn có những điều vô lý như vậy! May mắn là điều đó chỉ xảy ra trong mơ... Nhưng giá mà đừng có những giấc mơ tật nguyền như thế.