huyến bay đã đưa mẹ và anh Đồng đi được nửa tiếng đồng hồ nhưng Khuyên hãy còn bàng hoàng như người chưa ra khỏi cơn mơ.- Về thôi Khuyên.Cũng với lời nhắc nhở của Nguyệt, Khuyên đưa tay sờ hai giọt nước mắt còn ướt đẫm gò má mình. Khuyên đã khóc ư? Vậy mà Khuyên đã tự nhủ là phải cố gắng không khóc lúc đưa mẹ đi, nhưng rồi nước mắt vẫn ứa ra từ hồi nào, và Khuyên đã phải gục đầu trên vai Nguyệt lúc chiếc phi cơ cất cánh.- Gớm, lau nước mắt đi cô nương. - Nguyệt mỉm cười và đưa cho Khuyên chiếc khăn tay.- Bây giờ làm sao hả Nguyệt? - Khuyên lau nước mắt và hỏi bạn.- Còn làm sao nữa, về nhà Nguyệt rồi tính.- Thế là mình không còn mẹ nữa rồi. Từ bây giờ và mãi mãi.- Nói cái gì buồn vậy, Khuyên và mẹ ở xa nhau thôi. Khoảng một tuần sau là Khuyên sẽ nhận được thư của mẹ rồi. Đừng làm khổ mình thêm, Khuyên ạ.- Không có mẹ bên cạnh thì làm sao mà vui được, mà không khổ cho được nhỏ.- Không còn mẹ thì còn bạn, còn Nguyệt, còn Trâm... còn ông Thức nữa chi?- Không có ai thay thế được mẹ.- Đúng vậy, nhưng không lẽ bây giờ Khuyên đứng đây khóc hoài sao?- Mình đứng đây coi chiếc phi cơ có bị trục trặc gì để mong nó... quay trở lại.Nguyện cười đùa:- Thôi, đừng có khùng quá đi Khuyên ơi.Nguyệt cương quyết kéo Khuyên ra khỏi cơn xúc động không còn cần thiết nữa.- Thôi, mình về đi Khuyên, người ta đã về hết rồi kìa.Khuyên mặc cho bạn kéo đi mà không có một phản ứng nào. Thật ra Khuyên cũng chẳng biết mình phải làm gì bây giờ. Tâm trạng của Khuyên không thể xác định được tất cả mọi việc đều hiện ra một cách mơ hồ trong tâm trí Khuyên lúc này.- Lên xe đi, sao đứng hoài vậy.Khuyên giật mình trước lời nhắc nhở của Nguyệt, cô ngoan ngoãn trèo lên yên xe honda như một đứa bé. Nguyệt mỉm cười hài lòng ngó bạn rồi rồ ga cho chiếc xe lao nhanh ra đường phía trước mặt. Buổi trưa trong sân bay nắng hắt xuống đường nhựa thật chói mắt và khó chịu, nhất là mùi nhựa đường bị nung chảy, bốc lên xộc vào mũi. Nguyệt vừa lái xe vừa ngẫm nghĩ mà thương cho bạn, nếu ở trong trường hợp của Nguyệt, chưa biết Nguyệt sẽ ra sao trước biến chuyến đột ngột và đầy lớn lao này. Một đứa con gái không còn mẹ ở bên cạnh suốt đời, không còn người thân thích và trước mắt trải ra cái bao la của cuộc sống, hỏi ai mà không lo lắng, sợ hãi. Vậy mà Khuyên chỉ khóc một lúc, thẫn thờ một lúc, cô buồn khổ đấy, nhưng ra vẻ một con người chịu đựng giỏi. Nguyệt hít hà, nếu ở vào trường hợp Nguyệt chắc là phải khổ gấp trăm ngàn lần Khuyên chứ chẳng chơi đâu.- Khuyên cừ quá.- Cái gì? - Khuyên ngạc nhiên hỏi lại.- Ở trường hợp Nguyệt chắc phải lăn đùng ra giữa đường mà khóc vì xa mẹ.- Khuyên cũng muốn nằm lăn ra đường lắm chứ, nhưng ai làm thế cho được, dù khổ cách mấy đi nữa.- Bởi vậy Khuyên mới cừ.- Người ta đang muốn chết... trong lòng đây.- Thôi đừng chết, bỏ ông Thức lại cho ai.- Bỏ cho đồng ruộng, rừng núi chứ cho ai.- Anh chàng sẽ khóc à.- Chẳng bao giờ.- Ừa, Khuyên có nhận được thư của ông Thức không?- Không!- Có biên thư cho “anh ấy” không?- Không.- Sao cái gì cũng không hết vậy?- Buồn quá chẳng muốn làm gì hết. Nguyệt có muốn biên thư cho ông ấy thì biên đi, mình gửi cho.- Trời đất ơi, làm gì có chuyện đó, của ai thì người ấy biên chứ, Nguyệt đâu có dính dáng gì.Khuyên gượng cười. Câu chuyện chẳng ra đầu đuôi gì với Nguyệt đã giúp Khuyên tạm quên hình ảnh của mẹ, sự ra đi mới đây của mẹ.- Khuyên à.- Có gì vậy nhỏ?- Có chuyện này...- Cứ nói đi! - Khuyên thụi vào hông Nguyệt hai cái và cười khúc khích.- Khi nào biên thư cho ông Thức, nhớ Thực hiện lời hứa với mình bữa trước nhen.- Lời hứa nào?- Thôi, Khuyên mau quên quá. - Nguyệt phụng phịu.- Thật mà, Nguyệt thử nhắc lại xem.- Kỳ lắm.- Có gì mà kỳ?Nguyệt làm thinh, lái xe. Khuyên nhận ra con đừơng quen thuộc trước mặt, đó là con đường dẫn vào thành phố. Bây giờ Khuyên mới nhận ra mình không đội nón, những sợi tóc theo gió bay lẩn quấn bên hai gò má có mùi nồng của của nắng, bàn tay Khuyên túm cả một lọn tóc dài đưa lên mũi ngửi. Đúng là mùi nắng rồi, nó có cái gì làm cho Khuyên rung động bàng hoàng trước mùi hương tóc mình.- Nè, sao Nguyệt không đội nón?- Cái gì cơ? - Nguyệt ngạc nhiên hỏi.- Coi chừng tóc bị cháy đấy, tóc của Khuyên bị cháy hết... mấy sợi rồi.- Xì, tưởng chuyện gì, ai đi nói mấy sợi tóc?- Cái răng cái tóc là gốc con người. Con gái lại càng quý mái tóc hơn.- Phải rồi, Khuyền nuôi mái tóc đẹp cho ông Thức khen. Còn Nguyệt có ai đâu mà khen.- Mai mốt Khuyên biên thư cho anh Thức, bảo giới thiệu Nguyệt một người...- Đó, như vậy Khuyên mới thực hiện lời hứa với bạn bè chứ. - Nguyệt cười giòn.Bỗng chiếc xe đảo mạnh, tắp vào lề đường suýt quăng hai cô gái xuống đường. Nguyệt la chói lói, còn Khuyên hồn vía lên mây xanh.- Quỷ bắt thằng cha chạy ẩu.Nguyệt cũng vừa hoàn hồn, ngó theo một thanh niên vừa phóng xe vụt qua.- Xin lỗi người đẹp nhé. - Anh chàng quay lại nói.- Xì.Nguyệt dài miệng đáp, rồi quay lại nói với Khuyên:- Chính thằng cha đó là thủ phạm.- Nguyệt cũng chạy ẩu thấy mồ.- Ẩu gì mà ấu, đang nói chuyện với Khuyên thì thằng cha đó chạy xớt qua, chút xíu nữa thằng chả xớt luôn mình.Hai người cười dòn. Khuyên thụi vào hông Nguyệt đe dọa:- Thôi chạy tiếp đi, làm cho tôi bị thương tích mai mốt đừng hòng ông Thức giới thiệu cho một chàng đẹp trai.- Yên chí, Nguyệt đã từng đi xiếc mô-tô bay rồi, khỏi lo cho mau già, nhỏ ơi.Nhà Nguyệt nằm trong khu cư xá ngân hàng mãi tận Tân Qui Đông, nhưng phải nói là một nơi rất yên tịnh, thoải mái, Nguyệt chỉ có hai chị em, Kính - em trai Nguyệt năm nay mới 12 tuổi, đúng là một chú nhóc láu lỉnh. Chẳng hiểu nó sinh ra nhằm ngôi sao “vui tính” hay sao “thích cười” mà cứ gặp Khuyên lần nào chú nhóc cũng toét miệng cười, chẳng cần biết người đối diện với mình đang vui hay đang rầu thúi ruột.Hôm nay cũng vậy, vừa thấy Khuyên bước vào, Kính la lên chói lói rồi toét miệng ra cười. Nguyệt cất xe xong cũng vừa vào tới, vội hạ lệnh:- Kính, đi mua nước đá mau lên.- Bữa nay cúp điện, không có nước đá.Nguyệt cụt hứng, nhưng cũng bồi thêm:- Ai biểu mua nước đá lạnh, mua nước đá cây, lẹ lên cho người ta làm nước chanh uống giải khát.- Ai uống?- Không cần biết.- Chị Khuyên uống thì em mua, chị uống em... xù.- Trời đất.Khuyên cười khúc khích, móc túi đưa cho Kính tờ giấy năm chục:- Thôi, Kính chịu khó tìm mua đước đá về đây chị làm nước chanh cho uống.- Nói vậy phải nghe được không. Ai như bà Nguyệt, động một tí là ra lệnh, y như là chằn lửa.Nguyệt vớ lấy cây chổi lông gà định phang cho chú em một cái, nhưng Kính đã nhanh chân chạy thẳng ra cửa. Nguyệt ngồi phịch xuống ghế, thở dốc:- Mệt ngất ngư, về còn gặp thằng em ba đá trêu tức mình nữa.- Nguyệt vậy mà vui, có hai chị em để cãi nhau, còn Khuyên chỉ có một mình, chán thấy mồ.- Vui nỗi gì, nhiều lúc cãi nhau với thằng nhóc tức muốn phát khùng lên đó chứ.- Kính nó ngoan lắm chứ, tại Nguyệt ưa bắt nạt.- Không bắt nạt để nó nhăn răng ra cười mình à?- Hai bác đi vắng phải không Nguyệt?- Ngày nào cũng vậy, ở nhà chỉ có hai chị em thôi. Có Khuyên tới chơi như bắt được vàng ấy.- Làm thế nào để nhắn Trầm tới nhỉ?- Yên chí, chút xíu Nguyệt sẽ bắt “Lão” Kính đạp xe đi kêu Trầm tới.Kính mua được cục nước đá, nhưng không mang theo đồ đựng nên nó vừa đi vừa thảy từ tay này qua tay kia cho đỡ lạnh.- Chị Khuyên thấy em tài ghê chưa. Chưa có ai chịu chơi như em.- Đúng rồi, nhưng mau tìm cái ca nào đựng đi nhóc ơi, không nước đá nó chảy hết chị Nguyệt nện cho mấy cán chổi lông gà bây giờ.Kính thè lưỡi và chạy vụt vào nhà. Một lúc sau nó mang ra cho Khuyên ca nước đá.- Nguyệt đâu nhóc?- Người ta vầy mà cứ kêu nhóc hoài.- Chứ thích chị kêu bằng gì?- Kêu gì cũng được, đừng có kêu nhóc nữa.- Kêu “Lão” Kính như chị Nguyệt kêu vậy nhé.- Trời ơi, người ta vầy mà gọi “Lão”. - Kính nhăn mặt.- Cũng như Kính gọi chị Nguyệt bằng “bà” ấy mà.- Tại bà ấy dữ như chằn.- Thôi, chị sẽ gọi Kính bằng tên, không gọi nhóc nữa, chịu chưa?- Chịu quá đi chứ.- Vậy thì Kính ơi, chị Nguyệt đâu rồi?- Bà ấy đang xối nước vào mình.- Cái gì cơ? - Khuyên ngạc nhiên.- Nghĩa là bà Nguyệt đang tắm.- Xời ơi, lại bày đặt nói chữ nữa ta.- Người thông minh luôn tìm những câu nói lạ.- Vậy thì người thông minh hãy cho biết chanh và đường ở đâu?- Đường ớ trong tủ thức ăn, còn chanh ở trên cây.- Người thông minh đi hái chanh được chứ?- Người thông minh không bao giờ leo cây, mà là đi mua.- Thôi đi ông ơi, chanh ở đâu thì làm sao có ngay để còn làm đá chanh uống, khát cháy cố đây còn ở đó nói vòng vo tam quốc.- Lấy cái gì để mua chanh?- Hiểu rồi.Khuyên lại ném cho Kính tờ giấy năm chục, nó chạy ào đi một lúc mang về hai trái chanh. Khuyên cười:- Giỏi lắm, chị sẽ làm cho Kính một ly đá chanh thật ngon, thật đặc biệt. Xong rồi chị nhờ Kính một việc nhé?- Việc gì nữa đây?- Một việc rất dễ dàng.- Người thông minh không bao giờ mắc lừa, không để cho người khác dụ khị.Khuyên cười:- Chị nhờ đàng hoàng chớ dụ khị Kính bao giờ đâu?- Việc gì chị nói đi?- Chị nhờ Kính xách xe đạp chạy tới kêu chị Trầm tới đây ngay.- Biết bà Trầm có nhà không mà kêu.- Chắc là có.- Người ta đi chơi thì sao?- Chắc có nhà mà.- Chị ở đây làm sao biết?- Cá.- Thôi đi bà chị ơi!Kính nhe răng cười rồi dẫn chiếc xe đạp ra cửa. Nó phóng vèo qua khoảng sân như bị ai rượt. Đúng là một chú nhóc khó chịu và nói chuyện tay đôi với nó rất mệt, thảo nào Nguyệt cứ than thở về chú em của mình hoài. Khuyên mang chanh và ca nước đá xuống nhà sau trổ tài pha nước chanh.- Làm cái gì mà khua ly động thớt dữ vậy ta? - Nguyệt từ trong nhà tắm hỏi vọng ra.- Làm đá chanh cho cô nương uống chứ làm gì.- Hoan hô nhỏ quá.- Bộ cả năm nay mới tắm hay sao mà tắm lâu dữ vậy?- Chuyện thường ngày.- Tắm lâu coi chừng bị cảm lạnh đấy, bác sĩ nói thế.- Bác sĩ nào mà dỏm... dữ vậy?- Bác sĩ Khuyên.Nguyệt cười khúc khích và cất giọng hát như một chú chim buối sáng. Một lúc sau, Nguyệt từ nhà tắm bước ra tươi tắn như một bông hoa sau một cơn mưa. Toàn người Nguyệt toát ra mùi xà phòng Camay thơm dịu.- Trời ơi, nhỏ điệu quá sá.Mà Nguyệt điệu thật. Với bộ đồ mặc nhà, may kiểu sát nách xẻ hông bằng lụa mỡ gà màu hoàng yến, mái tóc đen mượt mà buộc một dải lụa xanh để chiếc gáy trần trắng nõn nà, thanh cao như một cô thiếu nữ trong tranh, làm Nguyệt càng trở nên xinh xắn, kiêu kỳ. Khuyên phải buộc miệng khen:- Chà chà, Nguyệt xinh quá.- Xấu òm chứ xinh gì.- Thiệt đó, làm Khuyên phát ghen lên đây nè.- Vô duyên.Hai người mang hai ly đá chanh ra ngồi ở ghế sa lông nhấp từng ngụm. Nguyệt hít hà:- Ngon tuyệt. Đang khát mà uống nước chanh do nhỏ làm thì nhất trên đời rồi.- Khuyên làm đá chanh thì khỏi chê.- “Lão” Kính mát đâu rồi?- Khuyên sai chạy tới nhà Trầm rồi.- “Lão” có nhăn nhó gì không?- Nói chung là có hơi nhăn nhó, nhưng Khuyên sai thì “Lão” cứ chạy thôi. Nè, sao lại gọi nhóc ấy là “Lão” Kính mát?Nguyệt cười:- Lão thì Khuyên biết rồi đó, còn “Lão” Kính mát thì đệm thêm cho cái tên có vẻ đậm đà. Với lại “Lão” Kính nhà ta cũng mát lắm chứ bộ.- Nhóc ấy kiện với Khuyên là bị Nguyệt gọi lão này lão nọ đó.- Xì, “Lão” làm bộ thưa kiện chứ thích mê tơi.- Chị em nhà nhỏ coi bộ không hợp khẩu. Gặp nhau là cự nự.- Bởi thế nên mẹ mới thường nói là “Lão” Kính “đầu thai” lộn nhà.- Rồi “Lão” Kính trả lời sao?- “Lão” bảo rằng tại vì con uýnh thua chị Nguyệt nên con chịu lép vế chui ra sau, chứ nếu uýnh ăn con đã làm anh, ra trước khỏe re rồi.- Cũng có lý.- Xì.Khuyên uống hết ly đá chanh rồi nói với Nguyệt:- Bây giờ tới phiên Khuyên đây. Trong khi chờ đợi Trầm tới, Khuyên phải tắm một cái cho mát.- Ừa, phải đấy.- Vặn nhạc nghe Nguyệt ơi, buồn quá.Khuyên vừa nói vừa chạy vào nhà tắm. Ngay sau đó Khuyên nghe giọng hát của Bảo Yến cất lên, giọng của cô ca sĩ này thật đặc biệt, nó khàn khàn như một người bị cảm. Bảo Yến đang hát bài “Hương thầm”.- Bài này nhỏ thích không? - Nguyệt hét lớn bên ngoài.- Thích.Có lẽ tiếng trả lời của Khuyên không lọt được ra ngoài căn phòng tắm kín mít, và giữa tiếng xối nước ào ào của Khuyên. Giọng hát của Bảo Yến vẫn cất lên, quyến luyến như chút hương thầm của tình yêu để lại. Khuyên ngâm người trong những dòng nước xối xả, mát lạnh. Bất ngờ tiếng ve cất lên đâu đó ngoài vườn cây nhà Nguyệt, tiếng ve thật lạc lõng giữa buổi trưa ngả về chiều, nhưng lại lay động đột ngột tâm hồn Khuyên. Hình ảnh Thức chợt hiện ra với cây cối xanh tươi và mùa màng vẫy gọi. Bao nhiêu ngày rồi không nhận được thư cúa Thức? Khuyên nhớ lại từng gương mặt bạn bè của Thức, những người bạn trai, bạn gái vui nhộn, yêu đời ở miệt cây trái và đồng ruộng ngợp bùn lầy ấy. Thức ơi. Hình như Khuyên gọi thầm tên anh để chỉ một mình Khuyên nghe thôi. Thức ơi, anh có biết rằng Khuyên đang sầu khổ héo lòng không, Khuyên vừa xa mẹ vĩnh viễn, ở đây, trong thành phố đang mùa mưa này Khuyênh sống có một mình. Thức có hiểu không?Có tiếng cười vỡ ra ở bên ngoài, rồi giọng nói của hai đứa con gái huyên thuyên cất lên giữa tiếng nhạc. Khuyên biết Trầm đã tới.- Chị Khuyên ơi, có bà Trầm tới rồi đó. Ly đá chanh của em đâu?Tiếng Kính vọng vào làm Khuyên giật mình:- Phần của Kính vẫn còn, tắm xong chị pha nước chanh cho, một ly nước chanh đặc biệt.- Mau lên đi, em khát khô cổ rồi nè. Gớm, nhà của chị Trầm xa quá.- Làm như Kính mới tới đó lần đầu vậy.- Đường xa là tùy tâm trạng của con người chứ. Khi vui đường gần, khi buồn đường xa. Vậy thôi.- Xời ơi, bữa nay Kính bày đặt triết lý nữa ta.- Kính triết gia mà lỵ.Kính cười rúc lên rồi bỏ đi đâu mất. Khuyên mỉm cười lau khô nước, rũ tóc, mặc vội quần áo đi ra.- Nghe lệnh gọi của quí cô nương, tui có mặt đây. - Trầm vừa cười vừa nheo mắt đùa.- Gớm, để cho Khuyên chết chôn dưới ba thước đất mới chịu tới sao?- Làm cái gì mà chết?- Buồn quá chết chứ sao.- Buồn người ta đi... ăn hàng cho đỡ buồn, chết làm gì cho uổng công cha mẹ sinh ra.Khuyên ngồi xuống ghế, rẽ những sợi tóc ướt, nhìn Trầm than thở:- Khuyên xa mẹ vĩnh viễn rồi. Bà mới vừa lên phi cơ xong, bây giờ Khuyên còn lại có một mình.- Khỏe re.- Không có mẹ mà khỏe?- Ừa, buồn thật. Nhưng sống một mình vẫn khỏe ru. Tập sống một mình để mai mốt còn về nhà chồng chứ, tiểu thư.- Hổng giỡn đâu. Người ta đang khổ sở.- Hổng lẽ cả ba đứa bây xúm lại ngồi khóc sao? Bày cái gì cho vui để quên buồn vẫn là điều có ích hơn.Nguyệt tán đồng:- Nhỏ Trầm có lý.- Không an ủi người ta lấy một câu sao? - Khuyên hỏi Trầm.- Biết nói gì bây giờ. Ta ghét nói dối lắm nhỏ ơi.- Làm cái gì đây Trầm ơi.- Kéo nhau vô hồ Kỳ Hòa chơi một chuyến đi.- Mệt quá.- Khuyên muốn ngồi nhà, chả muốn đi đâu nữa.- Vậy thì nấu chè bà ba tối ăn rồi kể chuyện vui nghe chơi. Nghe không vui phải trả tiền cho người bị nghe. Chịu chưa?- Không chịu đâu.- Tại sao? - Trầm trợn mắt.- Vì Nguyệt chỉ có tài kể chuyện buồn, không kể chuyện vui được.- Vậy thì kể chuyện buồn, kể cho người nghe khóc được, không khóc bắt đền.Khuyên đang rầu thúi ruột mà nghe hai nhỏ bạn tào lao xích đế cũng phải phì cười.- Thấy chưa, ăn tiền rồi đó. - Trầm reo lên.- Ai làm cho nhỏ Khuyên cười là ăn tiền rồi. Hoan hô.- Vậy thì quyết định... nấu chè. Chịu chưa?- Chịu.- Ai nấu đây?- Trầm chớ ai.- Khôn ơi là khôn. Bây giờ ta phân công nhỏ Nguyệt đi chợ, ta và nhỏ Khuyên ở nhà chuẩn bị.- Chuấn bị cái chi?- Chuẩn bị nấu chè.- Ai đời, tới nhà người ta rồi bắt chủ nhà đi chợc òn mình ngồi nhà tán dóc. thôi, cả ba cùng đi chợ.- Vậy thì nồi chè này - tối mai mới ăn được.- Kệ, chè “tự biên tự diễn” mà, lo gì.- Vậy ai coi nhà? - Trầm hỏi.- Còn ai vô đây nữa. “Lão” Kính mát chứ ai. Nguyệt đáp và dài giọng kêu - Kính ơi, Kính ơi!Nhưng Kính đã biết thân, nên sau khi uống xong ly đá chanh của Khuyên pha cho, nó đã lấy xe đạp vọt mất tiêu hồi nào mà Nguyệt không hay.Kêu hai ba tiếng không thấy tăm hơi chú em, Nguyệt than thở:- Rồi, “Lão” Kính đã đi chơi.- Khuyên ở nhà cho.- Không được, nhỏ ở nhà càng buồn thúi ruột hơn nữa. Nhỏ phải đi.Nguyệt gật đầu:- Ừa, thôi Khuyên phải đi cho khuây khỏa nỗi sầu, ở nhà ngồi một mình chán lắm. Ta khóa cửa lại rồi cùng đi chợ.