Sáng sớm ngày 26 tháng 6 năm 1950, chuông nhà ở của tôi ở Budapes réo lên. Tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra đó là con gái của người cho tôi thuê nhà, một Tham mưu trưởng trước kia của quân đội phát-xít thuộc quyền đô đốc Mi-clốt Hoóc-ti đờ Na-gi-ba-ri-a. Sau khi xin lỗi đã làm phiền tôi quá sớm, cô ta nói: “Cha tôi muốn biết khi nào chúng tôi có thể lấy lại được căn nhà”. Tôi nói chúng tôi mới ký lại giao kèo chỉ tuần trước đày thôi. Cô ta nói “nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Chúng tôi muốn về Budapes ngay. Cha tôi nói sẽ trả tiền lại và trả thêm tiền đền bù”. Khi tôi lễ phép hỏi cái gì đã thay đổi, cô ta kêu lên: “Ông là người rất thạo tin, ông không biết chiến tranh đã bắt đầu rồi sao? Cha tôi cho ràng chỉ vài ngày nữa người Mỹ sẽ đến đây và cần phải sẵn sàng để đón họ”.Hôi tôi được biết rằng đánh nhau đã xảy ra tại một nơi cách đây rất xa, nơi đó gọi là Triều Tiên. Với núi giờ khác nhau, chiến tranh đã diễn ra được 12 giờ rồi, nhưng đêm trước tôi lại không nghe tin tức. Sau khi bảo đảm với cô khách của tôi là sẽ không có Mỹ đến “trong khoảng vài ngày”, là tôi sẽ không bỏ căn buồng này nhưng rất hoan nghênh cha cô đến nói chuyện thêm, tòi đã khất được cô ta.Sau đó tôi đi bộ đến văn phòng hãng AFP và rất ngạc nhiên thấy tiệm cà-phê ngoài trời của khách sạn Briston (bây giờ là khách sạn Duna) chật ních một loại khách hàng ít thấy ở Budapes trong những ngày này. Từ những đôi giầy ống đánh bóng đen nhánh, đến những phù hiệu đeo trên mũ vải tuồn của họ, rõ ràng họ là những bạn chí thiết của ông chủ nhà của tôi và những bạn sĩ quan của ông ta, vừa mới xông ra khỏi những biệt thự của họ bên bờ hồ Balaton. Rõ ràng họ đang thảo luận “tin vĩ đại” đó nhiều người có cả những tấm bản đồ trải trên bàn cà-phê.Phóng viên Gioóc-giơ Hiu-dơ của AFP chưa đến. nhưng cô thư ký thanh nhã người Hungary của anh ta đã có mặt. Cũng sôi nổi như cô con gái của vị chủ nhà của tôi, cô cũng lôi ra một tấm bản đồ và nói: “Chỉ là vấn đề vài giờ”. Cô ta tiu nghỉu khi tôi giảu thích rằng đánh nhau xảy ra ở Triều Tiên xa xôi chứ không phải ở Coóc-phu. Đó là tâm trạng mà Đài châu Âu tự do gây ra. Đài này bày ra luận điệu rằng, “hãy làm cho đánh nhau xảy ra, bất cứ ở đâu, và các lực lượng của thế giới tự do sẽ đến với các bạn”. Những nhà quý phái bị truất quyền và những dại tá bị sa thải sống trong một thế giới mơ màng nuốt từng lời của đài châu Âu tự do, đài này có rất nhiều nhân viên người Hungary, dưới sự điều khiển của một nhân viên CIA lâu đời “đại uý Ben” (tức là La-đi-xlat Pha-ra-gô đối với những ai đã biết hắn). Một vài tuần trước đây, tôi đến gặp người chủ cho thuê nhà của tôi tại biệt thự huy hoàng Balaton của ông ta để ký thêm hợp đồng thuê nhà. Trên tường phòng làm việc, ông ta treo đầy những tranh vẽ tàu sân bay, những kiều xe tăng, trọng pháo và các vũ khí khác. Địa vị cao quý được dành cho khái niệm của một hoạ sĩ về một chiếc tàu sân bay khổng lồ với hàng lá máy bay, ầm ầm bay ra khỏi thân chiếc tàu quái vật. Vị tướng hỏi tôi đã thấy chiếc nào chưa, và khi tôi nói tôi không thấy bởi nó không có, thì ông ta mỉm cười và nói: “A” nó còn trong danh sách mật. Khi tôi nói tôi đã trải qua một số thời gian trên các tàu sân bay của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai. thì ông ta mời tôi ở lại ăn tối và gặp một số người bạn.Một số người bạn đó hoá ra là một tá bá tước, tướng và tá, một số có vợ cùng đến, xưng hô với nhau bằng cấp bậc và chức tước, bằng những cái nghiêng mình và hôn tay. Sau khi uống cho ấm bụng bằng rượu mận mạnh, chúng tôi ngồi vào một bàn thắp nến, lấp lánh ánh bạc và thuỷ tinh. Về phần ăn, tôi chỉ nhớ món cá hồi bắt trong hồ Balaton, ít có ở các khách sạn Budapes, tiếp theo là rượu vang trắng. gà lôi rán và một số rượu không có nhãn nhưng tuyệt vời, rượu vang đỏ nhẹ. Sau đó, tôi chỉ còn nhớ lại sự hăng hái mà những người đàn ông đã bày tỏ khi họ rút sang phòng riêng của vị tướng để uống cà-phê, rượu cô-nhẳc và nghe những câu chuyện chiến tranh thế giới thứ hai của tôi. Họ quan tâm nhất đến những câu chuyện có tính chất kỳ lạ: một chiếc máy bay chiến đấu rời tàu sân bay trong đêm tối và được ra-đa hướng dẫn đến mục tiêu, những phi công Ka-mi-ka-dê (Thần Phong) quyết tử bổ nhào, từ bầu trời đầy đạn đỏ rực như thể ngồi trên một quả bom để lái nó vào mục tiêu hoặc đành chịu nổ trong biển nếu không trúng mục tiêu, việc đánh chìm hạm đội của Nhật Bản trong cuộc chiến đấu lớn tại biển Phi-líp-pin. Mắt của các nhà quý phái bị tước quyền lợi đó sáng lên đầy hy vọng khi tôi mô tả cuộc nhảy cửu lên các hòn đảo tất yếu dẫn những người tấn công đến mục tiêu cuối cùng. Về đỉnh cao tại Hi-rô-xi-ma, không phải những điều đau khổ của nạn nhân hoặc những tác động đối với trường hợp xảy ra chiến tranh thế giới thứ ba, mà là khả năng tàn phá của quả bom nguyên tử lúc đó còn là độc quyền của Mỹ đã làm cho họ quan tâm.Sau khi ăn uống đã xong xuôi đâu vào đầy, mọi người vẫn còn trao đổi với nhau một cách sôi nổi. Những lời mời được đưa ra cho những bữa cơm khác ở những bàn ăn quý phái khác. Rõ ràng tôi có thể ăn cơm và kể chuyện chiến tranh ở các biệt thự hồ Balaton hết tháng này qua tháng khác. Nhưng chỉ một lần này là đủ! Với việc các lực lượng Liên hợp quốc, kể cả Anh tham gia chiến tranh Triều Tiên, khó mà có thể đăng được gì từ Đông Âu ngay trên tờ Thời báo London, là tờ đã được mở rộng cho những tin về phát triền kinh té và xã hội hơn là tờ Tin nhanh hàng ngày.Từ ngày Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (ngày 1 tháng 10 năm 1949) tôi đã cố gắng thiết lập những tiếp xúc với các bạn bè nhằm tổ chức một chuyến đi thăm nước đó. Cuối cùng một bạn nhà báo Mỹ Bê-ti Gra-ham chuyển lại cho tôi một dấu hiệu. Chị ta đã theo dõi!!!8017_4.htm!!!
Đã xem 40643 lần.
http://eTruyen.com